MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3. Phương pháp nghiên cứu 3
4. Cơ cấu của đề tài 3
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 4
1. Khái quát về chống bán phá giá 4
1.1 Khái niệm 4
1.2 Đặc điểm của bán phá giá và chống bán phá giá 5
1.3 Ý nghĩa, vai trò của việc chống bán phá giá 5
1.4 Tác động của việc chống bán phá giá 6
1.4.1 Tác động của việc bán phá gia 6
1.4.2 Tác động của việc chống bán phá giá 7
1.5 Một số cách thức chống bán phá giá 8
1.5.1 Các hình thức bán phá giá 8
1.5.2 Một số cách thức chống bán phá giá 9
2. Các quy định pháp luật về chống bán phá giá 10
2.1 Trên thế giới 10
2.2 Ở Việt nam 12
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM 17
2.1 Thực trạng bán phá giá và chống bán phá giá tại Việt Nam 17
2.1.1 Thực trạng bán phá hàng nhập khẩu tại Việt Nam 17
2.1.2 Thực trạng chống bán giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam 19
2. 2 Nguyên nhân của việc chống bán phá giá 20
2.2.1 Nguyên nhân của bán phá giá 20
2.2.2 Nguyên nhân của chống bán phá giá 21
2.3 Các giải pháp lý luận và thực tiễn để chống bán phá giá vào Việt Nam 22
2.3.1 Các giải pháp lý luận 22
2.3.2 Các giải pháp thực tiễn 22
PHẦN KẾT LUẬN 24
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7823 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật chống bán phá giá và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo vệ nền kinh tế đất nước trong thời kỳ khi mà nền sản xuất của các nước đêu pháp triển và chất lượng ngày càng tăng, đặc biệt một số nươc trong thời ký công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại chú trọng phát triển nền kinh tế xuất khẩu là chính, việc bán phá giá tất yếu sẽ xảy ra và ngày càng thường xuyên hơn các biện pháp chống bán phá giá sẽ mang lại lợi ích cho nước nhập khẩu. Việc chống bán phá giá hiện nay được các nước phát triển áp dụng rất triệt để, trong khi đó thì các nước đang phát triển lại tỏ ra rất lúng túng trong việc xử lý các hành vi bán phá giá vào quốc gia mình mà lý do chủ yếu là thiếu cơ sở pháp lý. Nhìn chung, việc chống bán phá giá mang ý nghĩa rất lớn, là động lực và vai trò quan trọng đế thúc đẩy sản xuất trong nước.
1.4 Tác động của việc chống bán phá giá
1.4.1 Tác động của việc bán phá gia
Nhìn dưới góc độ tích cực thì phá giá mang lại lợi ích cho người tiêu dùng tại nước nhập khẩu (thường là lợi ích ngắn hạn, tạm thời), mức độ thiệt hại mà doanh nghiệp xuất khẩu phải gánh chịu do bán phá giá là mức độ lợi ích mà người tiêu dùng trong nước nhập khẩu được thụ hưởng. Tuy nhiên, việc bán phá giá có thể gây những tác động tiêu cực đến nước nhập khẩu thể hiện ở các khía cạnh sau:
Bán phá giá gây thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước. Thiệt hại về vật chất được xét trên một loạt các yếu tố và chỉ số kinh tế như: Sự suy giảm thực tế hoặc tiềm ẩn của doanh thu, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, năng suất, việc làm, tiền lương, tăng trưởng.Bán phá giá gây tác động đến sự phát triển ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu trong tương lai. Sản xuất của các nước nhập hàng bán phá giá có thể bị đình đốn, không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, mất thị trường và phá sản.
Xuất phát từ thành kiến cố hữu việc bán phá giá thường được coi là có tác động tiêu cực, thường vì lý do giảm lợi nhuận của người bán hàng khác gây thiệt hại cho các nhà sản xuất cùng một mặc hàng của nước nhập khẩu, cho nên người ta thường tìm biện pháp để chống lại hành động này. Tuy nhiên, cần có sự phân tích thấu đáo bản chất của mọi trường hợp bán phá giá để xem có phải tất cả mọi hành động bán phá giá đều có hại hay không để có biện pháp đối phó thích ứng.
Cuối cùng, hành vi phá giá bóp méo những nguyên lý cơ bản của thị trường nước nhập khẩu (cạnh tranh tự do và lành mạnh).
1.4.2 Tác động của việc chống bán phá giá
Xuất phát từ các tác động của việc bán phá giá việc chống bán phá giá gây ra những tác động tích cực nhất định cho nước nhập khẩu. Tác động tích cực về tránh sự gây ra thiệt hại cho các nghành sản xuất trong nước hiện tại và trong tương lại, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế thị trường, việc chống bán phá giá chủ yếu bảo vệ lợi ích kinh tế song việc chống bán phá giá thành công được lại là sự tổng hợp rất nhiều biện pháp mang tính quyền lực pháp lý nhà nước, việc chống bán phá giá có tác động dến sản xuất, sự lành mạnh trong kinh doanh cũng như tác động đến các thành phần chủ thể tham gia làm cho họ thêm mặn mà trong kinh doanh, sự tác động của chống bán phá giá đến việc tạo nên những kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về chống bán phá giá giúp các quy luật của thị trường thêm phát triển tốt hơn.
1.5 Một số cách thức chống bán phá giá
1.5.1 Các hình thức bán phá giá
Thứ nhất: giá xuất khẩu thấp hơn giá thị trường nội địa nước xuất khẩu nhưng vẫn cao hơn chi phí sản xuất. Trường hợp này có thể xảy ra khi một mặt hàng chiếm vị trí độc quyền hoặc gần như độc quyền ở thị trường nội địa xuất phát từ điều kiện tự nhiên hoặc do được hưởng lợi thế từ hàng rào thương mại, nhưng phải cạnh tranh thị trường nước xuất khẩu. Trong trường hợp này vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận họ sẽ lợi dụng vị thế độc quyền của mình để ấn định giá bán trong nước cao hơn, chừng nào thị trường đó còn chấp nhận được. Trong khi đó do phải cạnh tranh ở thị trường xuất khẩu mặt hàng đó chỉ có thể bán với giá đang tồn tại ở thị trường đó như vậy đã xảy ra hiện tượng bán phá giá. Nếu việc bán phá giá này không làm giá ở thị trường nước nhập khẩu thay đổi (do cạnh tranh ở đây hoàn hảo) sẻ không làm ảnh hưởng đến lợi ích của nước nhập khẩu, và vì thế sẻ không cần thiết phải có biện pháp chống đối lại.
Thứ hai: giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất và tất nhiên thấp hơn giá thị trường trong nước. Trong trường hợp này có thể xảy ra một số tình huống khác nhau tùy thuộc vào định nghĩa chi phí sản xuất: chi phí bình quân hay “chi phí lề”
Trước hết, để hiểu được ý nghĩa kinh tế của việc bán phá giá thấp hơn chi phí cần phân biệt các loại chi phí .Thông thường, chí sản xuất được phân biệt theo hai loại: chi phí bình quân và chi phí lề:
Chi phí bình quân được tính bằng tất cả các chi phí một mặt hàng phải chịu chia cho lượng sản phẩm sản xuất ra.
Chi phí lề là chi phí phải bỏ ra để sản xuất ra thêm một đơn vị sản phẩm. Sự phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong ngắn hạn khi nhiều loại chi phí sản xuất là cố định, không phụ thuộc vào số lượng sản xuất, chỉ có một phần nhỏ chi phí sản xuất là thay đổi khi lượng sản xuất thay đổi. Chính chi phí lề là yếu tố quyết định trong việc định giá của một hẵng trong thời gian ngắn hạn khi phải chịu chi phi phí nhất định để thâm nhập vào một thị trường.
Trong trường hợp này, việc áp dụng một biện pháp chống hàng nhập khẩu là bất hợp lý và như vậy sẽ đối sử không bằng giữa mặt hàng nội địa và mặt hàng nước ngoài. Tuy nhiên, một nước vẫn có thể áp dụng các chính sách hỗ trợ cho các mặt hàng nội địa giảm nhẹ thiệt hại dưới hình thức tự vệ.
1.5.2 Một số cách thức chống bán phá giá
Trong quan hệ kinh tế ngày nay, việc phát triển nền kinh tế hàng hóa là chủ yếu và ngày càng đa dạng về chủng loại cũng như chất lượng sản phẩm. Các hình thức kinh doanh cũng phát triển mạnh mẽ đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa và việc này sẽ không tránh khỏi việc bán phá giá vào một quốc gia hay vùng lãnh thổ, trong tình thế đó các chủ thể bị thiệt hại nhất định sẽ tìm cách để ngăn cản hành vi bán phá giá đó và trên thế giới cũng như Việt Nam hiện nay vẫn đang áp dụng một số biện pháp sau để chống bán phá giá:
Áp dụng thuế chống bán phá giá: Đây là biện pháp thường áp dụng phổ biến nhất. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Cũng như vậy, việc quy định thuế chống bán phá giá là chế tài chủ yếu áp dụng cho các mặt hàng được xem là bán phá giá và thường thì mức thuế rất cao có thể lên đến 100% và đây là một thiệt hại to lớn cho bên xuất khẩu.
Cam kết về các biện pháp loại trừ chống bán phá giá: Đây là biện pháp thường áp dụng trong khi gia nhập các tổ chức đa phương về thương mại, và các chủ thể chủ yếu là cá nhân, tổ chức hay là chính phủ của một nước nào đó. Việc áp dụng các cam kết này chưa thật sự được thực hiện tại Việt Nam vì chúng ta chưa đủ các điều kiện cần thiết để đáp ứng các yêu cầu đó, các cam kết này mang tính tự nguyện thực thi cũng như phải chấp nhận các chế tài khi vi phạm vào đó, việc cam kết này sẽ thực hiện khi các nước cùng nằm trong một tổ chức thương mại, việc cam kết này chỉ có hiệu lực đối với nước đã cam kết mà không áp dụng đối với các nước không tham gia. Thường thì các biện pháp loại trừ chống bán phá giá sẽ được áp dụng trước nếu nước đó đã cam kết thay vì áp dụng thuế chống bán phá giá.
Thực hiện biện pháp kiện khi có các hành vi bán phá giá: Trong những năm qua việc Việt Nam luôn bị kiên bán phá giá đã cho ta một bài học đắt giá về hậu quả của bị xử thua, trong thời kỳ hội nhập việc chủ động kiện khi bị bán phá giá là một biện pháp thiết thực và cần thiết hiện nay. Tuy nhiên, việc phải chuẩn bị là rất nhiều trong đó cơ sở pháp lý là điều cần thiết và một đội ngủ các doanh nghiệp đoàn kết là con đường để có thể kiện thành công và thắng lợi. Thuận lợi của chúng ta hiện nay là việc chúng ta đã gia nhập WTO với Hiệp định chống bán phá giá của tổ chức này và các văn bản pháp lý về chống bán phá giá ở trong nước chúng ta có đủ cơ sở phá lý cần thiết để tiến hành các vụ kiện và thắng lợi.
Như vậy, việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá là điều cần thiết để bảo vệ lợi ích của các nghành sản xuất trong nước pháp triển ngày một tốt hơn.
2. Các quy định pháp luật về chống bán phá giá
2.1 Trên thế giới
Quy định về chống bán phá giá của WTO: Năm 1948 hệ thống thương mại đa biên được thiết lập với sự ra đời của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Trải qua gần một nửa thế kỷ, những quy định của GATT về thương mại đa biên, trong đó có quy định về chống bán phá giá (Điều VI) tỏ ra chưa chặt chẽ. Cùng với sự ra đời của WTO, Hiệp định Chống bán phá giá đã có những quy định chặt chẽ và chi tiết hơn nhiều so với Điều VI của GATT. Theo Hiệp định này, nước nhập khẩu chỉ được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá khi: Hàng nhập khẩu bị bán phá giá; Gây thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất trong nước; Cuộc điều tra phá giá được tiến hành theo đúng thủ tục.
Hiệp định chống bán phá giá của WTO quy định rất chi tiết nguyên tắc xác định phá giá, cách tính biên độ phát giá và thủ tục điều tra phá giá như sau: Một sản phẩm được coi là bị bán phá giá khi: Giá xuất khẩu sản phẩm đó thấp hơn giá có thể so sánh được trong điều kiện thương mại thông thường ("giá trị thông thường") của sản phẩm tương tự khi tiêu thụ ở thị trường nước xuất khẩu. Có thể nói hiệp định chống bán phá giá của WTO là một văn bản quan trọng và ra đời khá sớm trong việc bảo vệ các nghành sản xuất, là hiệp định đa phương đầu tiên trong đó các thành viên tham gia đều hưởng ứng tham gia khi giai đoạn này sự phát triển kinh tế hàng hóa là không cân bằn nhau, như vậy đến nay hậu hết các nước đều lấy định nghĩa của Hiệp định chống bán phá giá của WTO làm nền tảng của pháp luật chống bán phá giá và chống trợ cấp ở trong nước. Hiệp định chống bán phá giá của WTO là văn bản phá lý quan trọng cho các nước thành viên đối sử bình đẳng với nhau trong quan hệ thương mại áp cũng phải tôn trọng và thực thi.
Giá xuất khẩu hàng hoá thường được xác định trên cơ sở giá giao dịch giữa người xuất khẩu và nhập khẩu tại nước nhập khẩu.Tuy nhiên, giá giao dịch có thể không được chấp nhận là giá xuất khẩu trong trường hợp buôn bán đối lưu, hoặc trao đổi nội bộ.
Khi giá xuất khẩu thấp hơn so với giá trị bình thường của hàng hoá thì nước nhập khẩu được quyền áp dụng thuế chống bán phá giá để bảo hộ cho sản xuất trong nước vì bán phá giá bị cho là hình thức cạnh tranh không lành mạnh. Để xem xét có hiện tượng bán phá giá hay không, không những chỉ cần so sánh các mức giá trên hai thị trường mà còn phải xác định được mức độ thiệt hại vật chất mà bán phá giá gây ra cho ngành sản xuất của nước nhập khẩu. Theo WTO, thiệt hại do bán phá giá gây ra có thể là: thiệt hại vật chất đối với sản xuất công nghiệp trong nước; nguy cơ gây ra tổn thất vật chất hoặc gây cản trở đến hoạt động của ngành công nghiệp tương tự trong nước. Đây là một tiêu thức khó định lượng một cách rõ ràng, chính xác. Vì vậy các nước nhập khẩu có nhiều cơ hội để áp dụng công cụ bảo hộ sản xuất trong nước bằng áp thuế chống bán phá giá khi họ cho rằng hàng nhập khẩu có thể gây thiệt hại cho sản xuất trong nước.
Quy định về chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu (EU): Luật chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu ra đời năm 1968 và đã được sửa đổi và bổ sung nhiều lần chủ yếu nhằm đưa những nội dung mới của việc thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch 1994 (Hiệp định Chống bán phá giá 1994) vào luật của EU hiện nay. Luật chống bán phá giá áp dụng đối với tất cả các nước không phải là thành viên EU. Đối với các nước bị coi là chưa có nền kinh tế thị trường hoặc đang trong quá trình chuyển đổi, EU có thể áp dụng những điều khoản đặc biệt được quy định trong các hiệp định ký giữa EU với các nước thứ ba.
Luật sửa đổi năm 1996 đã đưa ra cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá theo 4 điều kiện: Mặt hàng đó đang bị bán phá giá (giá bán thấp hơn giá thương mại thông thường); Nghành công nghiệp sản xuất mặt hàng đó đang bị đe dọa hoặc đang bị tổn thương vật chất; Có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu đó và tổn thương vật chất của ngành công nghiệp của EU; Và việc áp đặt các biện pháp chống bán phá giá là vì lợi ích của Cộng đồng. Các quy định hiện có của EC được thay thế bởi Quy chế Chống bán phá giá mới có hiệu lực từ ngày 1/1/1995. Quy định này sau đó được cập nhật bởi Quy chế 384/96 có hiệu lực từ ngày 6/3/1996. Quy chế đồng thời cũng đưa ra giới hạn thời gian chặt chẽ cho việc hoàn thành điều tra và ra quyết định nhằm đảm bảo rằng các đơn khiếu kiện được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.
Khi một mặt hàng nào đó được xác định là bán phá giá vào thị trường EU và có đơn kiện của người sản xuất của Liên minh thì Ủy ban châu Âu sẽ xem xét việc bán phá giá đó có ảnh hưởng đến lợi ích chung của EU hay không. Có thể nói Liên minh Châu Âu đã có một bước tiến dài trong việc hợp tác của một khối kinh tế nhất định, việc ra đời Hiệp định chống bán phá giá 1968 là một thành tựu rất lớn và ngày càng hoàn thiện chế định này, thực tế trong những năm qua tỷ lệ các vụ kiện của Liên minh Châu Âu liên quan tơi việc chống bán phá giá là rất lớn. Tuy nhiên với việc ra đời sau và luôn được bổ sung hoàn thiện việc xác định biên độ phá giá của Liên minh Châu Âu mang tính khoa học hơn.
2.2 Ở Việt nam
Xu thế toàn cầu hóa thật sự tác động đến Việt Nam trong những năm của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các quan hệ xã hội cũng dần được thay đổi mang tính phụ hợp hơn, là một quốc gia có xuất phát điểm kinh tế còn chậm phát triển, sự tác động của quá trình hội nhập đòi hỏi Việt Nam phải phấn đấu rất nhiều. Từ những trải nghiệm của kinh tế thị trường mang lại mấy năm trở lại đây chúng ta cung quan tâm hơn tới việc chống bán phá giá, mặc dù mới là bước đầu nhưng cũng đã có những tín hiệu khả quan.
Trong lịch sử chống bán phá giá ở Việt Nam, do co chế kinh tế bao cấp cho nên việc chưa tiếp cận với nền kinh tế thị trường làm cho việc bán phá giá không thể xay ra, kinh tế đối ngoại đều do nhà nước thực hiện, hàng hóa trong nước thì được nhà nước phân phối, khi chưa có kinh tế thì trường tất yếu sẽ không có bán phá giá và dĩ nhiên cũng sẽ không thể có chống bán phá giá.
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì việc bán phá giá mới xảy ra và các biện pháp chống bán phá giá mới được đặt ra, các văn bản pháp lý đầu tiên ra đời và bước đầu áp dụng có hiệu quả và các văn bản pháp lý đầu tiên được Việt Nam xây dựng ngay trong thời kỳ đàm phá gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO là:
Thứ nhất: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 04/1998/QH10 ngày 20/05/1998 cho phép áp dụng thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu bị bán phá giá vào Việt nam.
Thứ hai: Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/04/2001 cũng quy định việc xây dựng nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá trong năm 2001.
Hai văn bản trên đánh dấu sự phát triển và bước đầu hình thành ý thức về chống bán và đây cũng là những điều kiện cần thiết để thuận lợi cho việc gia nhập WTO và bắt đầu bổ sung thêm những cơ sở pháp lý cần thiết cho hoàn thiện thêm.
Thứ ba: Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 về việc chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 4 năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Là văn bản rất quan trọng, phù hợp với thông lệ quốc tế, pháp lệnh quy định rõ các hành vi bán phá giá và các chế tài nhất định của việc bán phá giá. Pháp lệnh có cơ cấu 6 chương và 29 điều gồm: Những quy định chung; Điều tra để áp dụng các biện pháp chống bán phá giá; Áp dụng biện pháp chống bán phá giá; Rà soát việc áp dụng chống bán phá giá; Khiếu nại và xử lý vi phạm; Điều khoản thi hành. Các quy định khá chi tiết và đầy đủ các hành vi bán phá giá vào Việt Nam và các cách thức giải quyết đối với hành vi bán phá giá, trong đó lần đâu tiên chúng ta đã quy định khái niệm: “Biên độ bán phá giá, thuế chống bán phá giá” phù hợp nhằm bảo vệ lợi ích của các nghành sản xuất trong nước.Với việc xác định ngày càng rõ hơn khái niện phá giá đã làm sáng tỏ ba nội dung cơ bản để tiến hành các giải pháp chống bán phá giá phải chú ý đó là:
Thứ nhất: Xác định hành vi (bán phá giá là hành vi bán hàng hóa, dịch vụ với giá thấp hơn so với giá thông thường)
Thứ hai: Xác định mục tiêu của hành vi (để chiếm lĩnh thị trương, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật)
Thứ ba: Xác định hệ quả xảy ra của hành vi và việc thực hiện mục tiêu của hành vi (gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khác và lợi ích nhà nước).
Các quy định chung tại chương 1 được xem là bước chung và căn bản nhất. Điều 2 đã lần đầu tiên nêu ra các khái niệm khá mới như Thuế chống bán phá giá; Biên độ bán phá giá; Biên độ bán phá giá không đáng kể; Đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước; Ngành sản xuất trong nước; Hàng hóa tương tự; Thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước; Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam không đáng kể. Việc đưa ra các khái niệm như vậy cho thấy pháp luật Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm và nghiên cứu học hỏi từ một số nước trên thế giới. Dựa trên đó cho các chủ thể tác động hiểu được các mức độ phá giá hay số lượng, khối lượng hàng hóa bán phá giá.
Điều 3: Xác định hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam quy định
Khoản 1: Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam) nếu hàng hoá đó được bán với giá thấp hơn giá thông thường theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Khoản 2: Giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.
Khoản 3: Trong trường hợp không có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa không đáng kể thì giá thông thường của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xác định theo một trong hai cách sau đây:
Giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường;
Giá thành hợp lý của hàng hoá cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba.
Như vậy, việc xác định hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam được quy định khá cụ thể tại điều 3 của pháp lệnh. Một trong những mục đích đưa ra dự luật này là việc áp dụng chế tài cho hàng hóa được xem là bán phá giá, cách thức để chống bán phá giá vào Việt Nam được quy định tại điều 4 của pháp lệnh.
Khoản 1: Áp dụng thuế chống bán phá giá.
Khoản 2: Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam đồng ý.
Theo các quy định tại điều 4 thì biện pháp chống bán phá giá chủ yếu là áp dụng thếu chồng bán phá giá (khoản 1), đây là phương thức chủ yếu trong việc hạn chế các mặt hàng được cho là bán phá giá, và hiện nay hầu hết các nước kiện chống bán phá giá đã áp dụng loại thuế này, việc áp dụng thuế này được các nước phát triển và áp dụng khá phổ biên. Theo quy định trên thì Việt Nam cũng sẽ sử dụng biện pháp này chủ yếu áp dụng đối với những mặt hàng của các nước riêng lẻ chưa phải là thành viên của các tổ chức thương mại đa phương, việc áp dụng chế tài này là cần thiết và sẽ mang lại lợi ích to lớn cho đất nước. Tại khoản 2 cam kết các biện pháp loại trừ việc bán phá giá của các tổ chức, cá nhân. Đây là một hình thức khá mới mẻ và nó chỉ là ưu tiên thực hiện khi các nhà xuất khẩu có một mối quan hệ nhất định và đây cũng chỉ là hình thức để các cơ quan có thẩm quyền tránh những thiệt hại cho bên xuất khẩu, nhìn chung trong quan hệ kinh tế thị trường thì nhu cầu thị trường cùng những quy định pháp lý thì việc tránh những thiệt hại là cần thiêt việc tôn trọng pháp luật là tối thượng, các doanh nghiệp sản xuất hoàn toàn có thể phải chịu các thiệt hại nhất định khi thực hiện bán phá giá vào Việt Nam, xây dựng chế tài phù hợp cùng với mức độ nghiêm trọng của hành vi bán phá giá cùng với thiệt hại thực tế để phải xử theo quy định của pháp luật.
Điều 6: Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Khi đáp ứng hai điều kiện tại điều 6 thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá mới được tiến hành, cho thấy cơ sở khoa học lý luậ của việc sử dụng các công cụ pháp luật, cùng có nghĩa là chúng ta phải chúng minh bằng được các điều kiện cụ thể trong khoản 1 và 2 của điều luật, bất kỳ hành vi bán vào thị trường Việt Nam nào mà không đáp ứng được các điều kiện trên thì cũng được xem như không phải là bán phá giá và cũng không bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
Tại các chương 2 và 3 pháp lệnh và các Nghị định hướng dẫn kèm theo đã quy định chi tiết, trong đó quy định về quản lý nhà nước về chống bán phá giá, điều tra áp dụng chống bán phá giá, áp dụng biện pháp chống bán phá giá, các quy định này chủ yếu liên quan đến công việc của các cơ quan nhà nước trong việc xác định hàng hóa có bán phá giá và cách thức áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và kiểm tra rà soát việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, khiếu nại và xử lý vi phạm.
Như vậy, sự ra đời của Pháp lệnh 2004 về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là một bước tiến dài, nó đặt nền móng cho sự ra đời của Luật chống bán phá giá trong thời gian tới, thể hiện chính sách nhất quán chủa Chính phủ Việt Nam về hội nhập kinh tế và cam kết nhằm định hướng nền kinh tế thị trường trong tương lại.
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM
2.1 Thực trạng bán phá giá và chống bán phá giá tại Việt Nam
2.1.1 Thực trạng bán phá hàng nhập khẩu tại Việt Nam
Ngày nay, đứng trước thách thức về cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nội địa, các quốc gia đã tăng cường sử dụng các công cụ bảo hộ ngày càng tinh vi thông qua các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng của WTO, trong đó có thuế chống bán phá giá.Vì vậy, các vụ kiện bán giá xảy ra trên thế giới ngày càng tăng về số lượng chủ thể tham gia và ngày càng mở rộng phạm vi hàng hoá áp dụng đa dạng về chủng loại và mẫu mã sản phẩm bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
Theo kết quả điều tra của xã hội học của hội người tiêu dùng Việt Nam tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: các nhóm hàng ô tô, xe máy, rượu bia, thuốc lá của Mỹ, Nhật, Pháp và các nước Châu Âu khác chiếm ưu thế. Với nhóm hàng gia dụng trước năm 1992 hàng Việt Nam chiếm 62% hàng Mỹ chiếm 15% các nước Châu Âu chiếm 14% và 11% là các nước còn lại thì từ năm 1992 trở lại đây hàng Trung Quốc đã từng bước chiếm lĩnh thị trường này. Các mặt hàng như đồ chơi trẻ em, hàng dân dụng, xe máy, các giống cây trồng, thuốc trừ sâu của Trung Quốc cũng vào thị trường nước ta trong thời gian gần đây.
Tình trạng buôn lậu ở nước ta đang có chiều hướng gia tăng phức tạp làm cho hàng hóa ế thừa hết hạn sử dụng hoặc hàng kém phẩm chất tràn vào nước ta bày bán khắp nơi gây tổn thất nặng nề cho các nhà sản xuất trong nước trong cuộc cạnh tranh bất bình đẳng trên thị trường.
Mặt hàng xe đạp: Khi chuyển sang cơ chế thị trường, do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân quan trọng đó là hàng nhập lậu trốn thuế bán với giá rẻ, khiến cho hang xe đạp nội địa không cạnh tranh nổi, ngành xe đạp bị tổn thương nặng. Bốn trung tâm sản xuất xe đạp lớn trước đây của cả nước nay chỉ còn lại hai trung tâm là Hà Nội và Thàng phố Hồ Chí Minh hoạt động cầm chừng. Từ việc sản xuất mổi năm là 500.000 chiếc đến nay chỉ còn 150.000 chiếc. Hiệp hội xe đạp Việt Nam thành lập năm 1991 có 96 thành viên nay chỉ còn lại 43 thành viên
Trong khi nhu cầu xe đạp trong nước rất lớn khoảng 500.000- 600.000 xe/năm , khả năng sản xuất trong nước có thể đáp ứng được, nhưng chúng ta đã nhường ¾ thị phần cho xe đạp nhập khẩu từ Nhật, Pháp, Singapo và chủ yếu là hàng Trung Quốc đa phần là nhập lậu trốn thuế, mẫu mã đẹp và thay đổi liên tục, giá bán rẻ chất lượng thì tương đương với hàng Việt Nam nhưng kiểu dáng đẹp hơn các đại lý xe đạp Trung Quốc có thể chịu vốn do đó bỏ xa hàng Việt Nam.
Ngành dệt may: Nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp trên thế giới bao giờ cũng quan tâm đến thị trường nội địa, lấy thị trường nội địa làm gốc, làm nền tảng. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam lại bỏ ngõ thị trường này. Trên thực tế những doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong những năm gần đây đã có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Pháp luật chống bán phá giá và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.doc