Đề tài Pháp luật chống hàng giả và hàng nhái – Thực trạng và giải pháp

Lời mở đầu 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

5. Kết cấu khoá luận 3

Chương I: Nhận thức chung về cạnh tranh và hiện tượng hàng giả, hàng nhái 4

I.1-Khái niệm cạnh tranh. 4

I.1.2- Vai trò, ý nghĩa của cạnh tranh 4

I.1.2- Khái niệm cạnh tranh. 8

I.2-Hàng giả, hàng nhái - những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 9

I.2.1- Khái niệm hàng giả. 10

I.2.2- Khái niệm hàng nhái. 16

I.2.3- Phân biệt hàng giả và hàng nhái 20

I.2.4 - ảnh hưởng của hàng giả, hàng nhái đối với người tiêu dùng, người sản xuất và nền kinh tế. 21

b- Đối với người sản xuất 22

Chương II. Thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái trong nền kinh tế hiện nay ở nước ta. 24

II.1-Thực trạng hàng giả, hàng nhái trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta. 24

II.2. Thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái và quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. 32

II.2.1 Thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái 32

Chương III: Kết luận và một số kiến nghị 40

III.1-Hệ thống pháp luật về hàng giả, hàng nhái. 40

III.2-Một số giải pháp phòng ngừa ngăn chặn tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả. 43

1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò điều hành quản lý của Nhà nuớc trong phát triển kinh tế – xã hội: 44

2. Tăng cường hơn nữa công tác: giáo dục, tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia công tác phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, phải được thực hiện trên một số mặt sau: 47

3. Tăng cường hợp tác quốc tế và phối hợp chặt chẽ giưa các cơ sở sản xuất kinh doanh với các cơ quan khoa học trong công tác phòng ngừa ngăn chặn sản xuất và buôn bán hàng giả: 50

Kết luận 54

 

doc57 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 5122 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật chống hàng giả và hàng nhái – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục Đo lường chất lượng các tỉnh, thành phố với nhau còn quá lỏng lẻo. Điều này dẫn tới sự chồng chéo, nhầm lẫn trong cấp giấy chứng nhận, cấp giấy phép và không ít doanh nghiệp phải điêu đứng vì chuyện hàng giả, hàng nhái. Nên chăng cũng tăng cường kiểm tra, xử lý để ngăn chặn hiện tượng trên bằng các biện pháp cứng rắn? Làm được thế chính là đã hạn chế được phần nào vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang hoành hành hiện nay. I.2.4 - ảnh hưởng của hàng giả, hàng nhái đối với người tiêu dùng, người sản xuất và nền kinh tế. a- Đối với người tiêu dùng Người tiêu dùng là người bị thiệt hại trực tiếp của hàng giả, hàng nhái. Để thoã mãn các nhu cầu trong cuộc sống của mình, người tiêu dùng đã tiêu thụ một lượng hàng hoá, nhu yếu phẩm, thuốc men...rất lớn. Nhưng bởi vì hàng giả, hàng nhái đều không phải là loại hàng hoá đảm bảo về mặt chất lượng và an toàn vệ sinh như người tiêu dùng mong muốn nhất là hàng giả, ví dụ loại nước màu pha muối giả làm nước mắm ở trên. Những đối tượng sản xuất hàng giả, hàng nhái vì mục đích lợi nhuận coi thường sự an toàn về sức khoẻ của người tiêu dùng mà tính mạng, sức khoẻ của con người là vô giá không thể tính thành tiền. Khi thiệt hại về sức khoẻ, người tiêu dùng có thể bị mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng lao động, do đó dẫn đến việc bị giảm sút thu nhập so với thu nhập mà người đó đáng ra có được nếu không bị thiệt hại về sức khoẻ. Ví dụ: chị Lê Thị Đ mua phải mỹ phẩm Debon giả làm da bị dị ứng nổi đỏ, sần sùi khiến không thể tiếp xúc với ánh nắng và không thể đi ra ngoài. Chị Đ không chỉ gánh chịu việc tổn hại sức khoẻ do những loại mỹ phẩm giả gây ra mà còn phải chịu chi phí chữa trị và những thu nhập bị mất trong thời gian chữa trị. b- Đối với người sản xuất Thiếu nghiêm trọng ý thức trách nhiệm xã hội và đạo đức chung của xã hội, những đối tượng háo hức làm giàu dùng mọi mưu mô sản xuất và bán hàng giả, hàng nhái làm thiệt hại đến nhiều người sản xuất chân chính. Kiểu dáng công nghiệp, bao bì, nhãn hiệu...là một yếu tố không thể thiếu được và để những thông tin này được người mua nhận biết thông thường người sản xuất phải mất rất nhiều trí tuệ và tiền của. Nhưng khi đã được người tiêu dùng nhận biết bán chạy trên thị trường thì lại bị làm giả hoặc làm nhái và đến lúc naỳ người sản xuất không hoặc khó có thể làm lại vì thời gian và tiền bạc không cho phép. Ví dụ: 1 gói Agar độ 50 gram đựng trong túi nilon kích thước 15 x 10 cm người sản xuất phải chi ra khoảng bốn chục triệu đồng cho chế bản các trục đồng ban đầu để in. Thêm vào đó, người mua luôn bị nhầm lẫn giữa hàng nhái và hàng thật trong khi người sản xuất lại chưa tìm được biện pháp nào để khắc phục hay giúp khách hàng phân biệt hàng nhái với hàng thật. Người mua đề phòng bằng cách giảm mua hàng hoặc chuyển sang đối tượng hàng hoá khác. Người sản xuất phải tìm lại lòng tin nơi khách hàng bằng cách nào? c- Đối với nền kinh tế nói chung Hàng giả, hàng nhái làm đảo lộn trật tự thị trường bình thường, phá hoại cơ cấu kinh tế. Cứ mỗi năm, ít nhất 100 vụ hàng giả, hàng nhái bị phát hiện nhờ kiểm tra, kiểm soát. Năm 1997, cảnh sát kinh tế cả nước kiểm tra, phát hiện 306 vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái; khởi tố, điều tra được 106 vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái với 237 bị can. Năm 1998, cảnh sát kinh tế cả nước phát hiện 180 vụ với 373 bị can; đã đưa ra khởi tố xét xử 153 vụ với 262 bị caó. Con số trên để nói lên là thị trường luôn tràn ngập hàng nhái, hàng giả có thể khiến cho nền kinh tế không thể phát triển lên được. Hàng giả, hàng nhái làm cho nền kinh tế quốc dân bị thất thu thuế, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, chất lượng công trình xây dựng...Hàng giả, hàng nhái sản xuất trái pháp luật trốn thuế là điều tất nhiên nhưng hại nhất là nó còn làm cho các doanh nghiệp không kinh doanh được do mất uy tín, mất lợi nhuận. Các nhà đầu tư nước ngoài e ngại khi đầu tư vào thị trường Việt nam. Vì vậy nên hàng giả, hàng nhái chẳng khác nào là quốc nạn. Chương II. Thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái trong nền kinh tế hiện nay ở nước ta. II.1-Thực trạng hàng giả, hàng nhái trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta. Trong những năm qua hàng giả xuất hiện ở hầu hết các ngành kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Hàng giả đa dạng, phong phú về chủng loại, từ vật tư, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, thuốc chữa bệnh, tiền, chứng từ hoá đơn, văn bằng, chứng chỉ... Nhìn chung, các mặt hàng có uy tín đều là đối tượng có nguy cơ bị làm giả. Một mặt hàng dành được thị phần nhờ chất lượng, uy tín, giá cả. Nhưng hiện nay, trên thị trường nước ta, một nhãn hiệu hàng hoá ra đời có thị phần thì không lâu, hàng giả, hàng nhái ra theo. Nước Lavie bán chạy thì lập tức có Li Va, Le Vi... Mì ăn liền Vi Fon thì có Ni Pon, Vi Pon, Li Pon... Hành vi trên không chỉ làm đau đầu các nhà sản xuất chân chính thông qua việc trắng trợn chiếm đoạt tài sản, bản quyền của họ mà còn là sự lừa đảo đối với người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, thương hiệu chính là tài sản vô hình mà doanh nghiệp phải đầu tư. Chính vì vậy thời gian qua, nhiều người sửng sốt được biết công ty hoá phẩm P/S đấu giá thương hiệu P/S từng chiếm 80% thị trường kem đánh răng Việt Nam trong những năm trước đây và hiện nay. Cho nên vấn đề độc quyền sản phẩm phải được coi trọng, song rất dễ dàng bị nhái hàng giả làm theo mẫu mã. Thủ đoạn và kỹ thuật sản xuất ngày càng tinh vi, làm cho người mua dề nhầm lẫn, cơ quan chức năng khó phát hiện, ngay cả chính nhà sản xuất hàng thật cũng khó phân biệt. Các siêu thị trong thành phố Hồ Chí Minh bình thường thu hút được 40% khách mua hàng. Có lẽ con số đó sẽ giảm bởi sự xuất hiện của hàng giả và hàng nhái. Thậm chí số hàng giả, hàng nhái này có cả hoá đơn giả, chứng từ giả. Các siêu thị Hồ Chí Minh đang cố gắng ngăn chặn nguồn hàng giả, hàng nhái đến từ khắp nơi để tránh làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng và các nhà sản xuất chân chính. Xuất hiện trên các đường dây liên tỉnh, khép kín từ sản xuất, vận chuyển tiêu thụ. Địa bàn từ thành phố ra các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Điều này khiến cho quyền lợi của người tiêu dùng ở các vùng xa xôi chưa được bảo vệ. Hàng giả, hàng nhái và cả hàng kém chất lượng như: hàng làm hỏngcũng được chuyển hết về nông thôn hoặc vùng sâu, vùng xa. Các mặt hàng như: dép, giầy thậm chí cả thực phẩm. Thêm vào đó, những người tiêu dùng ở đó, mặc dù biết là hàng giả, hàng nhái nhưng vẫn phải chấp nhận. Bởi vì họ không thể vì một hộp cá, một đôi dép, một chai bia.. mà cất công đi tàu, xe cả ngày lên thành phố khiếu nại. Vấn đề đặt ra với cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là không chỉ chờ người tiêu dùng đến khiếu nại mà phải phối hợp cùng quản lý thị trường kiểm soát chặt chẽ đầu ra của sản phẩm. Thành phần, đối tượng ngày càng mở rộng. Loại hình ngày càng đa dạng: hàng nội giả hàng ngoại và ngược lại, hàng ngoại giả hàng ngoại, hàng nội giả hàng nội. Trong đó chủ yếu giả vì nhãn hiệu , kiểu dáng Hiện nay đã có nhiều sản phẩm của Việt nam với chất lượng cao đã làm cho nhiều sản phẩm ngoại phải e ngại. Rõ ràng là sản phẩm của chúng ta đang dần lấy được thế cạnh tranh. Nhóm quạt điện là một ví dụ sinh động của sự trưởng thành trong cạnh tranh. Và nhiều ví dụ khác nữa: ngành dệt, mau mặc, giày dép, gốm sứ, bóng đèn, phích nước, bột giặt, bánh kẹo, dược phẩm...Chính vì vậy gần đây đã xuất hiện một hiện tượng mới: hàng ngoại giả nội. Một số hàng nước ngoài do chất lượng thua kém hàng Việt nam đã bị xóa tên để để mang tên bóng đèn, ruột phích Rạng Đông, pin Văn Điển... Có nhiều lý do để tin tưởng rằng trong một thời gian không lâu, nhiều mặt hàng của Việt nam sẽ đủ sức mạnh cạnh tranh được với hàng ngoại. Tuy nhiên, trước mắt, các nhà sản xuất Việt Nam đang phải đương đầu với cả hai sức ép khá căng thẳng từ hai phía: hàng ngoại và hàng giả. Hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng cũng còn nghiêm trọng. Như các sản phẩm mỹ phẩm hiện nay ,hàng giả có rất nhiều mà người tiêu dùng khó có thể nhận ra .Các thương hiệu càng nổi tiếng , tiêu thụ càng mạnh thì bị làm giả càng nhiều : Ví dụ : Hiệu Lavert của hãng Debon được bán khắp các chợ ở Long Xuyên , Châu Đốc ,Cần Thơ ... có bao bì ,màu sẵc giống hệt hàng Debon nhưng giá chỉ có 25.000/hộp .Trong khi giá thực là 200.000/hộp . Son không phai của Revelon giá thực là 150.000/cây tùy màu thì hàng giả chỉ có 50.000/cây . Những sản phẩm mĩ phẩm của Shiseido giá thấp nhất là 275.000đ/hộp thì hàng giả chỉ có 70.000 đ /hộp Hiện nay, các cơ quan pháp luật mới chỉ tập trung việc đấu tranh, ngăn chặn và xử lý bọn tội phạm làm hàng giả, nhưng đối với hàng nhái thì thấy như chưa có biện pháp hữu hiệu nào. Ông Nguyễn Trung Thành, giám đốc công ty xuất nhập khẩu thiết bị y tế Đồng Tháp (Domesco) cho biết: Sau hơn hai năm, ông cùng các giáo sư, dược sĩ cao cấp tìm tòi, thử nghiệm chế tạo thành công sản phẩm thuốc Dogarlic, một loại thuốc chiết xuất từ dược thảo nghệ và tỏi. Qua một thời gian, thuốc bán trên thị trường được nhiều người tiêu dùng chấp nhận, lập tức các công ty dược khác đồng loạt cho ra đời các loại thuốc mang tên Garlic cũng có cùng công thức và mẫu mã bao bì hoàn toàn giống. Ông nói: “Chúng tôi, những người tâm huyết muốn đầu tư nghiên cứu, sáng chế nhưng khổ nỗi bao nhiêu chi phí đổ ra cho nghiên cứu thử nghiệm bị hàng nhái giành mất lợi nhuận cho nên không thể bỏ kinh phí mãi ra được”. Hàng nhái và tình trạng ăn cắp bản quyền sẽ làm thui chột sự sáng tạo và giết chết những công trình sáng chế. Một công ty dược nhái mẫu mã thuốc Stephen Hunter (Pha Export) Pty Ltd. Hàng dược phẩm này đã tung vào thị trường Việt Nam loại thuốc Zadol có tác dụng giảm đau ngoại vi. Với chương trình khuyến mãi tiếp thị, quảng cáo cho nên họ chiếm được thị phần. Thế nhưng, năm 1996, trên thị trường bỗng xuất hiện Zanidol của một công ty nọ. Người chuyên môn nhìn vào chỉ phát hiện có hai từ “N, i” là khác, còn lại là từ bao bì, mẫu mã, màu sắc hoàn toàn giống nhau. Trong khi Zadol giá 480 đồng/viên thì Zanidol chỉ bán có 170 đồng/viên. Vừa qua có vụ khiếu nại liên quan đến nhãn hiệu “ Super Maxilitex” của công ty Nippon Paint Việt nam cũng làm nhiều người phải quan tâm. Do trước đó có công văn số 758/KN ngày 23/7/2001 của Cục sở hữu công nghiệp kết luận: mẫu nhãn hiệu “Super Maxilitex” của Công ty Nippon Paint ( Việt nam) đã sử dụng tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “ Super Maxilite” đang được bảo hộ theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số25508 của Công ty Imperial Chemical Industries Plc (Anh), viết tắt là Công ty ICI, nên Công ty Nippon đã gửi đơn khiếu nại lên Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường yêu cầu xem xét lại quyết định của Công văn trên. Theo công ty Nippon Paint (VN): (1). Công ty đã sử dụng nhãn hiệu tổng thể “ NIPPON PAINT SUPER MAXILITEX & N logo ” trên bao bì của mình. Vì vậy, khi so sánh đánh giá tính tương tự để dẫn đến khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “SUPER MAXILITE” của ICI cần phải so sánh hai nhãn hiệu tổng thể với nhau. Nhãn hiệu của Nippon Paint có cấu tạo, cách trình bày, màu sắc, cách phát âm, ý nghĩa hoàn toàn khác. Điều này khẳng định người tiêu dùng Việt nam dù với trình độ học vấn nào cũng có thể phân biệt sản phẩm sơn của Nippon Paint với sản phẩm sơn của Công ty ICI. (2). Về chi tiết, NIPPON PAINT là tên thương mại và nhãn hiệu N logo được nhiều người biết đến là nhãn hiệu có uy tín và quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt nam. SUPER là tính từ chung mang tính khen ngợi sản phẩm, không ai được độc quyền. MAXILITEX là sự kết hợp của tiết đầu tố “MAXI” và nhãn hiệu “LITEX” đã được Công ty Nippon đăng ký độc quyền cho các sản phẩm sơn tại Việt nam từ năm 1992 sớm hơn rất nhiều sản phẩm với sản phẩm mang nhãn hiệu “SUPPER MAXILITE” của ICI. Tiếp đầu tố “MAXI” là tính từ có nghĩa mô tả (rộng lớn) không có khả năng phân biệt, không ai được độc quyền. Việc kết hợp tạo thành nhãn hiệu “MAXILITEX” thực chất chỉ là một phiên bản mới của nhãn hiệu “LITEX”. Sau khi xem xét các đơn khiếu nại, các lập luận, chứng cứ của Công ty Nippon Paint (Việt nam); Công ty D&N(đại diện của Công ty Nippon Paint) và của Công ty Phạm & Liên danh đại diện cho Công ty ICI; công văn số 3603/TM – PC của Bộ thương mại, Bộ KH, CN& MT đã phân tích và kết luận dấu hiệu “Super Maxilitex” là yếu tố vi phạm gây nhầm lẫn đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ “Super Maxilitex” bởi vì: Về nguyên tắc: Một hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi gắn nhãn hiệu được baỏ hộ tại Việt nam của người khác, hoặc nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ lên bao bì sản phẩm của mình. Trên cơ sơ nguyên tắc đó, cần xem xét Công ty Nippon Paint VN có gắn nhãn hiệu được bảo hộ hoặc nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ của Công ty ICI lên sản phẩm của mình hay không? Trong trường hợp cụ thể này: Nhãn hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu “SUPER MAXILITE” Dấu hiệu mà Công ty Nippon gắn lên mặt trước hộp sơn của mình là dấu hiệu “NIPPON PAINT SUPER & N logo” có bao gồm dấu hiệu “SUPER MAXILITEX”; mặt sau cũng gắn dấu hiệu “SUPER MAXILITEX” Như vậy, dấu hiệu “SUPER MAXILITEX” bị nghi ngờ là dấu hiệu vi phạm với nhãn hiệu “SUPPER MAXILITE” được bảo hộ của Công ty ICI, đã được gắn lên mặt trước và sau của sản phẩm sơn của Công ty Nippon. Pháp luật không quy định cần phải so sánh nhãn hiệu đang được bảo hộ với dấu hiệu bị nghi ngờ là vi phạm kết hợp với các dấu hiệu khác trong một tổng thể. Nên việc so sánh theo quy định để kết luận nhãn hiệu “SUPER MAXILITEX” có vi phạm hay không, chỉ cần xem xét nhãn hiệu đó được gắn trên sản phẩm của Công ty Nippon có tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “SUPPER MAXILITE” đang được bảo hộ hay không. Việc so sánh này không bao gồm tên thương mại Nippon Paint và các dấu hiệu khác. Nội dung khiếu nại của Công ty TNHH Nippon Paint VN không được chấp nhận. Bộ trưởng Bộ KH, CN&MT ra Quyết định số 2178/BKHCNMT yêu cầu Công ty Nippon Paint VN chấm dứt ngay việc in ấn, sử dụng nhãn hiệu vi phạm này trên các sản phẩm của Công ty. Ngoài ra cũng còn một số vụ vi phạm về sử dụng tương tự nhãn hiệu, tên thương mại khác như : vụ sử dụng nhãn hiệu tương tự nhãn hiệu panadol của Winthrop production inc (Mỹ). Các đơn vị vi phạm là: + Công ty dược và vật tư y tế Tiền Giang (TIPHARCO) + Công ty MECOPHA + Công ty Dược và vật tư y tế Trà Vinh + Xí nghiệp Dược 780-Bộ nội vụ + Công ty dược Đồng Nai Những đơn vị vi phạm này đã dùng các nhãn hiệu: PARADOL PLUS PANADOL FANADOL PANDOL PLUS ANADOL PARADOL – COPHAViNA Dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu panadol của Winthrop production inc (Mỹ). Vì vậy Winthrop production inc đã khởi kiện yêu cầu Cục Sở Hữu Công Nghiệp công nhận vi phạm và đề nghị Cục Quản Lý Thị Trường cùng công an kinh tế giải quyết. Sau khi xem xét đơn cùng những bằng chứng của Winthrop production inc (Mỹ) đưa ra, Cục quản lý thị trường kết luận công nhận có vi phạm và yêu cầu các đơn vị vi phạm đình chỉ mọi hoạt động vi phạm trong thời gian 1 năm. Rõ ràng, việc làm và buôn bán hàng nhái là một trong những tác phẩm gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế đất nước, đi ngược chính sách khuyến khích đầu tư của Đảng và Nhà nước ta. Ông Nguyễn Dần, giám đốc Liên Hiệp sản xuất công nghiệp sinh hoá hoá học về việc một doanh nghiệp tư nhân ăn cắp mẫu mã men keo Rồng Đen, một sản phẩm do ông sáng chế và đang ký nhãn hiệu độc quyền cho biết, việc nhái hàng làm cho không chỉ doanh thu của ông bị giảm mà vấn đề nguy hiểm nhất là uy tín nhãn hiệu sản phẩm của công ty bị ăn cắp và làm lũng đoạn thị trường. Tài sản gây dựng bao nhiêu năm có thể mất trắng. Ông Lê Văn Ban, giám đốc công ty Đông Nam, một công ty hàng đầu về sản xuất bộ xoong nồi inox theo công nghệ và tiêu chuẩn nước ngoài, cũng cho biết, mẫu mã sản phẩm của công ty ông đã bị nhái. Ông nhấn mạnh, đó là sự ăn theo không chỉ làm mất đi tài sản của doanh nghiệp mà nó làm băng hoại cả nền kinh tế quốc gia. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần nhanh chóng phối hợp, xử lý thích đáng những tập thể, cá nhân có hành vi ăn cắp bản quyền sáng chế của những người lao động chân chính để làm ra những hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, làm lũng đoạn thị trường và gây tổn hại cho người tiêu dùng... II.2. Thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái và quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. II.2.1 Thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái Hàng nhái, hàng giả là những hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật, vi phạm vào quyền sở hữu trí tuệ của người khác, vi phạm vào quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá. Ngoài ra hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái còn được xác định là một hành vi có tính chất và mức độ nguy hiểm cao và được xử lý bằng pháp luật hình sự. Chính vì vậy việc chống hàng nhái, hàng giả ở nước ta hiện nay được thực hiện đồng thời bằng cả thủ tục và chế tài dân sự, thủ tục và chế tài hành chính, thủ tục và chế tài hình sự. a- Chống hàng nhái, hàng giả bằng thủ tục và chế tài dân sự: Hàng giả, hàng nhái vi phạm đến quyền sở hữu công nghiệp sẽ được giải quyết bằng thủ tục và chế tài dân sự như sau: Toà dân sự chỉ mở khi có đơn kiện của các chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm do hành vi làm hàng giả, hàng nhái của người khác hoặc những người được pháp luật cho phép. Sau khi thụ lý, Toà án sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự để xác định hành vi xâm phạm quyền, ra các quyết định khẩn cấp tạm thời, các quyết định và bản án giải quyết buộc chấm dứt việc sản xuất hàng nhái, hàng giả và bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu trí tuệ có quyền lợi bị xâm hại do hành vi sản xuất buôn bán hàng giả, hàng nhái gây nên. Đương sự có quyền kháng cáo trong vòng 15 ngày kể từ ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định. Thẩm quyền giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp thuộc Toà án nhân dân cấp tỉnh. Khi các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nó sẽ được thi hành thông qua cơ quan thi hành án. Nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì cơ quan thi hành án có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài cũng có quyền yêu cầu Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình theo quy định Điều 83 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; Điều 836, 837 Bộ luật Dân sự; Điều 67 Nghị định 63/CP; Điều 28 Nghị định 76/CP. Thủ tục tố tụng dân sự được áp dụng giải quyết các vi phạm, chống lại những người có hàng vi buôn bán, sản xuất hàng giả dựa vào các quy định pháp luật. Theo quy định Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thì các loại văn bản: Công văn, Văn bản tổng kết, lời kết luận của Chánh án Toà án nhân dân tối cao... không có giá trị pháp lý như văn bản quy phạm pháp luật . Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, những loại văn bản này vẫn được áp dụng trong các công tác xét xử khi các văn bản pháp luật chưa có quy định thay thế. Đây là một hướng giải quyết đạt hiệu quả cao, có thể bảo vệ được những lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu trí tuệ, nhưng nhược điểm là rườm rà, tốn kém cả về vật chất lẫn thời gian và nhất là dễ bị lộ bí mật về kinh doanh. Cho nên những vụ hàng giả, hàng nhái vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đưa đến toà ngày một giảm. b- Chống hàng nhái, hàng giả bằng thủ tục và chế tài hành chính Việc giải quyết các khiếu nại hàng giả, hàng nhái có liên quan đến vi phạm quyền sở hữu công nghiệp thông qua các biện pháp hành chính là công cụ được sử dụng phổ biến trên thế giới. ở nước ta cũng vậy biện pháp hành chính là công cụ quan trọng nhất trong việc chống hàng nhái, hàng giả. Việc xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả bằng biện pháp hành chính có ưu điểm là nhanh chóng xử lý được các chủ thể và tang vật vi phạm mà lại ít tốn kém, hiệu quả xử lý cao. Cho đến nay ở nước ta phần lớn các vụ sản xuất, buôn bán hàng giả đều được xử lý bằng thủ tục và chế tài hành chính. Việc xử lý hành chính được áp dụng cho các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả chưa tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự được phát hiện ra bởi các cơ quan chức năng khi thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra hoặc trên cơ sở tin báo của các tổ chức, cá nhân có quyền lợi liên quan hoặc bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào khác. Khác với trách nhiệm hình sự và dân sự được áp dụng bởi toà án, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được giao chủ yếu cho các cơ quan quản lý nhà nước, đó là: UBND các cấp Cơ quan quản lý thị trường các cấp Cơ quan Công an Cơ quan hải quan Cơ quan thanh tra nhà nước Thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp Cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng Cơ quan quản lý y tế Các cơ quan này trong phạm vi thẩm quyền của mình khi phát hiện ra các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thì phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm. Tuỳ theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền phải lập biên bản về hành vi vi phạm. Và trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm. Tuy nhiên biện pháp này cũng không tránh khỏi những nhược điểm. Do hầu hết các vi phạm đều là cố ý, nhằm mục đích vụ lợi, cạnh tranh bất chính mà việc xử lý bằng biện pháp hành chính tuy nhanh nhưng vẫn chưa triệt để, chưa đủ sức ngăn ngừa, răn đe và giúp các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh. c- Chống hàng giả, hàng nhái bằng thủ tục và chế tài hình sự Những hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nghiêm trọng gây thiệt hại tới xã hội. Con người hoặc tới an ninh quốc phòng có yếu tố cấu thành tội phạm đều có thể bị áp dụng các biện pháp chế tài hình sự trên cơ sở quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Bộ luật hình sự Việt nam (1989) có điều 167 quy định về tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả quy định phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với các chủ thể có hành vi phạm tội. Tuy nhiên tại Bộ luật hình sự Việt nam 1999 đã sửa đổi đưa hình phạt tiền làm hình phạt cơ bản nhất để xử lý các hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Mức phạt từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng. ( Điều 156, điều 157, điều 158) Ngoài ra các hình phạt phụ và các biện pháp tư pháp có thể được áp dụng để loại bỏ triệt để nguyên nhân và điều kiện phạm tội như: Tịch thu, tiêu huỷ sản phẩm vi phạm cũng như phương tiện vi phạm Buộc bồi thường thiệt hại Công khai xin lỗi Như vậy đối với người phạm tội sản xuất, buôn bán lưu thông hàng giả, pháp luật hình sự Việt nam đã có quy định hình phạt khá rộng. 9 tháng đầu năm 2001, Toà án nhân dân đã thụ lý 102 vụ với 206 bị can; xét xử 94 vụ với 184 bị cáo trong đó: miễn trách nhiệm hính sự 1 bị cáo, cải tạo không giam giữ 1 bị cáo, án treo 77 bị cáo, từ 7 năm tù trở xuống 99 bị cáo, từ 15 năm đến 20 năm tù 1 bị cáo và các hình phạt bổ sung. Điều này thể hiện chính sách hình sự mới của nước ta trong việc chống hàng giả, hàng nhái. Điều đó cũng cho thấy thái độ nghiêm khắc của Nhà nước ta đối với nạn buôn bán và sản xuất hàng giả, hàng nhái. Ngoài ba hình thức chống hàng giả, hàng nhái qua thủ tục và chế tài dân sự, thủ tục và chế tài hành chính, thủ tục và chế tài hình sự trên còn có một hình thức nữa đó là xử lý thông qua đàm phán. Ưu điểm của hình thức xử lý này là tiết kiệm thời gian và chi phí. Chủ thể vi phạm chấm dứt vi phạm cơ bản và lâu dài trên cơ sở tự nguyện. Tránh được những vi phạm khác và vẫn có thể giải quyết bằng các hình thức khác khi không đạt được thoả thuận. Xét về nhiều phương diện, việc xử lý các hàng hoá có dấu hiệu giả hay nhái sẽ thu được hiệu quả hơn khi được tiến hành ngay từ khi hàng hoá chưa được phân phối vào mạng lưới lưu thông. Chỉ có cơ quan Hải quan mới có thể đủ thẩm quyền cũng như các nghiệp vụ cần thiết để tiến hành việc này. Hiệp định TRIPS cũng nhấn mạnh vào các cơ chế thực thi nội địa mà nếu cơ chế đó có hiệu quả sẽ giúp chấm dứt các hành vi xâm phạm ngay từ nguồn, đó là nơi sản xuất. Nên việc trao thẩm quyền cho cơ quan hải quan ngăn chặn việc nhập khẩu hàng giả đã trở nên cấp thiết. Vì vậy ta cũng không thể không nhắc đến biện pháp kiểm soát biên giới cùng những chức năng của Hải quan trong quá trình chống hàng giả, hàng nhái. Hải quan là một cơ quan hành chính và hiện nay vẫn áp dụng Nghị định 12/CP/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Ngoài ra Bộ KHCN và MT cùng Tổng cục Hải quan đã phối hợp soạn thảo Thông tư liên tịch quy định “ Các biện pháp biên giới về sở hữu công nghiệp đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu” nhằm giúp các cơ quan Hải quan có cơ sở pháp lý thống nhất để tiến hành thực hiện các nghiệp vụ cụ thể. Thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái hiện nay ở nước ta thông qua những hình thức giải quyết trên bước đầu ít nhiều cũng đạt được những hiệu quả nhất định. Ta có thể tham khảo một vài con số sau: Tại thành phố Hà nội: 01/2000 Các lực lượng có chức năng kiểm tra thị trường đã phát hiện, kiểm tra được 1.102 vụ hàng giả, hàng nhái; xử lý 804 vụ, trong đó: - Xử lý hình sự 45 vụ - Xử lý đối tượng sản xuất 253 vụ - Xử lý trong khâu lưu thông 442 vụ -Xử lý trong buôn bán qua biên giới 64 vụ Xử phạt hành chính: 845.970.000,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3610.doc
Tài liệu liên quan