MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 3
1. Khái niệm về sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp 3
2.Tính tất yếu, sự cần thiết phải bảo hộ quyền SHCN 3
3. Thực trạng pháp luật nước ta về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 6
3.1 Quá trình hình thành các quy định về quyền SHCN tại Việt Nam trước khi có Bộ luật Dân sự 1995 6
3.2 Sự phát triển của quyền SHCN sau khi Bộ luật dân sự ra đời 10
3.3 Phân biệt Luật điều chỉnh sau khi có sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 11
II . PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 13
1. Pháp luật thực định về SHCN 13
2. Thực tiễn áp dụng: 17
2.1 Đóng góp của luật: 17
2.2 Những vấn đề còn tồn tại 19
III- MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ SHCN Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 25
1. Quá trình hội nhập và quan điểm hoàn thiện, phát triển của Đảng và Nhà nước về vấn đề SHCN 25
2. Một số khuyến nghị 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2448 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật hiện hành về sở hữu công nghiệp và thực trạng áp dụng pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i định trong Bộ luật dân sự năm 2005 về quyền SHCN chỉ điều chỉnh những căn cứ xác lập quyền và thủ tục bảo hộ quyền SHCN.
Về nguyên tắc, BLDS, với tính chất là luật chung trong hệ thống pháp luật dân sự có phạm vi điều chỉnh đáp ứng các điều kiện: BLDS chỉ qui định những nội dung chung nhất, ổn định nhất, có khả năng áp dụng cho hầu hết các quan hệ xã hội (ví dụ các qui định về nguyên tắc dân sự, về quyền nhân thân, tài sản và các quyền tài sản, sở hữu, giao dịch, các nghĩa vụ). BLDS chỉ qui định những vấn đề mang tính nguyên tắc, thu hút vào các qui định về tài sản, quyền tài sản và giao dịch nói chung. Các luật riêng cần có qui định chi tiết về loại quan hệ xã hội đặc thù mà mình điều chỉnh, phù hợp với các đặc trưng của loại quan hệ đó và các qui định này sẽ được ưu tiên áp dụng so với BLDS. Điều này sẽ giúp cho tình trạng chồng chéo được giải quyết một cách triệt để, hệ thống pháp luật sẽ minh bạch hơn, có thể dự đoán trước và do đó khả năng áp dụng cũng cao hơn.
Theo đó, những quan hệ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Dân sự sẽ được điều chỉnh trong Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 như:Những qui định về thủ tục hành chính, thủ tục xác lập quyền và thủ tục bảo hộ quyền SHCN bằng biện pháp hành chính , các qui định về trình tự thủ tục tố tụng liên quan đến quyền SHCN ... Việc xác định rõ đối tượng và pham vi điều chỉnh của luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ là thật sự quan trọng và cần thiết, vừa đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, vừa đảm bảo cho việc triển khai, họat động SHCN và bảo vệ quyền SHCN ở Việt Nam có hiệu quả cao nhất.
Có thể nhận định rằng:”Pháp luật về quyền SHCN của Việt Nam chỉ trong một thời gian không dài đã được xây dựng từ con số không đến có và cho đến thời điểm hiện nay là khá đầy đủ và toàn diện”. Những bước tiến của Pháp luật Việt Nam về quyền SHCN trong những năm đổi mới (1986-2006) đã tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh nền kinh tế Việt Nam phát triển, đồng thời cũng tạo ra những cơ hội mới trong quá trình hội nhập quốc tế.
II PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
1. Pháp luật thực định về SHCN
Đứng trước chương trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước, Việt Nam đã luôn quan tâm đến những lợi ích ổn định lâu dài, những yếu tố tích cực có ảnh hưởng lớn đến công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong suốt quá trình hội nhập khu vực và quôc tế. Nhu cầu gia nhập WTO của Việt Nam là rất cần thiết, do vậy Việt Nam đã quan tâm và ban hành những văn bản pháp luật về quyền SHCN tính đến thời điểm này là tương đối đầy đủ, đáp ứng được những điều kiện cần và đủ theo yêu cầu của tổ chức này về cơ chế bảo hộ các đối tượng của quyền SHCN ở Việt Nam.
. Xuất phát từ bản chất của quyền SHCN là quyền sở hữu đối với các tài sản vô hình – những tài sản được tạo ra từ trí tuệ và tri thức của con người. Chính vì vậy, trong Luật sở hữu trí tuệ đã dành hẳn 5 chương ( từ chương VII đến chương XI) gồm 99 điều ( từ điều 58 đến điều 156) để qui định về quyền SHCN.
Theo tinh thần của Bộ luật Dân sự (2005) và Luật Sở hữu trí tuệ (2005), thì đối tượng của quyền SHCN bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế, bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh. Điều 4.4 Luật SHTT 2005
So với Bộ luật dân sự năm 1995 và các văn bản luật về trước đó có đối tượng giải pháp hữu ích nhưng trong Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ không có đối tượng trên nhưng tinh thần chung vẫn có. Điểm mới trong luật hiện hành đó là việc đưa thêm đối tượng Kiểu dáng công nghiệp vào đối tượng của quyền SHCN đã chứng tỏ sự ngày một hoàn thiện của Pháp luật về SHCN.
Để được pháp luật Việt Nam bảo hộ quyền SHCN thì trước hết, các đối tượng của SHCN phải đáp ứng được những điều kiện nhất định, tùy thuộc vào từng loại đối tượng. Điều này được qui đinh rõ trong chương VII của Luật này. Chẳng hạn, theo Điều 58.1 qui định điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ:
“Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Có tính mới
Có trình độ sáng tạo
Có khả năng áp dụng công nghiệp.”
Theo Điều 60:“sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất cứ hình thức nào khác ở trong nước và nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên”.
Chủ thể của quyền SHCN phải nộp đơn đăng kí quyền SHCN. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì người có quyền nộp đơn đối với nhãn hiệu hàng hoá chỉ có thể là chủ sở hữu. Người nộp đơn chính là chủ cơ sở sản xuất kinh doanh hợp pháp. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, mạch tích hợp bán dẫn, thì người có quyền nộp đơn chính là tác giả. Trong trường hợp tác giả là người tự bỏ kinh phí ra để tạo ra đối tượng đó (có thể là cá nhân, tổ chức, hoặc là người được uỷ quyền, hoặc được chuyển giao một cách hợp pháp); trường hợp tác giả tạo ra đối tượng đó mà do một bên cấp kinh phí thông qua một hợp đồng về nghiên cứu phát triển, nếu hợp đồng không thoả thuận gì khác thì người nộp đơn là người cấp kinh phí; nếu tác giả tạo ra đối tượng đó mà là người lao động làm theo hợp đồng thì người nộp đơn là người sử dụng lao động, nêu không có thoả thuận gi khác. Nội dung đơn phải bao gồm đầy đủ nội dung pháp luật quy định (có tài liệu kèm theo) phù hợp với yêu cầu của đối tượng SHCN. Ví dụ như với sáng chế phải kèm theo bản mô tả về sáng chế và hướng dẫn sử dụng đủ rõ để những nhà chuyên môn trong lĩnh vực đó phải đọc và hiểu được, chứng minh được tính sáng chế, sáng tạo đó; với kiểu dáng công nghiệp, tài liệu phải có ảnh chụp kèm theo... Đơn đăng ký SHCN phải gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đó là Cục SHCN thuộc Bộ Khoa học Công nghệ. Những quy định này được nêu rõ từ điều 100 đến 107 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Các đơn yêu cầu này sẽ được công bố trên công báo SHCN và trong thời hạn 3 tháng, bất kỳ ai có thể có ý kiến, khiếu nại về đơn yêu cầu đó. Trên cơ sở giám định của các nhà chuyên môn đối với từng đối tượng, nếu có đủ điều kiện, Cục SHCN sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng đó.
Vấn đề bảo hộ quyền SHCN bao gồm hai khía cạnh, đó là bảo hộ quyền của chủ sở hữu và bảo hộ quyền của tác giả. Chủ sở hữu có quyền sử dụng đối tượng đó đưa vào khai thác ( đối với sáng chế, mạch tích hợp bán dẫn), áp dụng vào hàng hoá dịch vụ (với kiểu dáng công nghiệp), gắn với tên sản phẩm (đối với nhãn hiệu). Ngoài ra, chủ sở hữu có quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng chỉ có thể với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu hàng hoá. Về nguyên tắc, việc tất cả các nội dung chuyển giao phải thông qua hợp đồng viết phải theo hình thức, nội dung, thủ tục mà pháp luật về SHTT công nhận. Chủ sở hữu có quyền khiếu nại đối với những hành vi xâm phạm để bảo vệ quyền lợi của mình. Xem từ Điều 121 đến Điều 144 Luật SHTT 2005
Việc bảo hộ quyền tác giả se được thưc hiện trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu. Theo Điều 122 của Luật sở hữu trí tuệ thì trong mọi trường hợp quyền nhân thân của tác giả không thay đổi , tác giả được ghi tên của mình trên văn bằng bảo hộ, cũng như trên các công trình có liên quan; được bảo hộ quyền tác giả ( được chủ văn bằng trả thù lao có thể theo thoả thuận theo hợp đồng giữa chủ văn bằng và tác giả, nếu không thoả thuận thì sẽ theo qui định của pháp luật có thể trả 1 lần hoặc trả theo định kỳ theo mỗi năm sử dụng.
Vấn đề tranh chấp trong lĩnh vực SHCN bao gồm các trường hợp như : Khiếu kiện về việc cấp văn bằng bảo hộ giữa người nộp đơn và cục SHCN, tranh chấp này có bản chất là khiếu kiện hành chính, do đó nó phải được giải quyết theo thủ tục khởi kiện hành chính hoặc có thể theo con đường toà án. Vấn đề trnh chấp giữa người có quyền nộp đơn , thực chất là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản , nên giải quyết theo các qui định trong Luật Tố tụng dân sự 2004 có thể khởi kiện lên tòa dân sự nếu đó là tranh chấp dân sự thuần tuý hoặc toà kinh tế nếu có bản chất là kinh doanh thương mại Xem điểu bộ Luật tố tụng dân sự 2004
. Ngoài ra tranh chấp trong lĩnh vực SHCN còn xảy ra khởi kiện về việc cấp văn bằng bảo hộ cho ngưòi không có quyền nộp dơn, tranh chấp về thù lao tác giả, tranh chấp về chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng các đối tượng SHCN. Tuỳ theo bản chất của tranh chấp mà nó sẽ được giải quyết theo thủ tục hành chính hay toà án.
Trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm, xâm phạm về SHCN diễn ra khá phổ biến và ngày càng phức tạp, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá , vi phạm nhãn hiệu hàng hoá , kiểu dáng công nghiệp.Măc dù pháp luật trao cho các chủ thể quyền khởi kiện và thực tế những vụ vi phạm xảy ra rất nhiều nhưng số vụ kiện của chủ thể bị vi phạm lên toà án là rất ít.Việc xử li xâm phạm quyền SHTT nói chung và xâm phạm quyền SHCN nói riêng cỏ thể bằng biện pháp hành chính và Hình sự. Theo Điều 211 của Luật SHTT năm 2005 các hành vi xử phạt hành chính bao gồm:
Thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội.
Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT mặc dù đã được chủ thể quyền SHTT thông báo bằng văn bằng yêu cầu chấm dứt hành vi đó.
Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về SHTT theo qui định tại điều 213 của luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
Tuỳ theo mức độ vi phạm mà tỏ chức cá nhân thực hiện hành vi vi phạm có thể vị buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm và bị áp dung một trong các hình thức phạt chính sau đây:cảnh cáo; phạt tiền. Xem pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính2./7/2002
Xem nghị định số12/1999/NĐ-CP(6/3/1999) qui định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực SHCN
Xem điều 213,214,215 Luật sở hữu trí tuệ
Thực tế cho thấy việc đặt ra các qui định trên không có tác dụnglớn bởi vì đây là lĩnh vực vi phạm liên quan đến tài sản có giá trị rất lớn nhưng mức xử phạt rất thấp.Trình độ cán bộ quản lí trong cơ quan xử phạt còn hạn chế trong các việc thẩm định mức độ vi phạm.Bởi vậy, một yêu cầu cấp thiết đặt ra đó là phải đổi mới cả về qui chế pháp lí và cơ quan xử phạt.
Mặc dù trong Bộ luật Hình sự năm 1999 dã có những qui định về nhóm tội về SHTT, cụ thể tại Điều 171 qui định về “ Tội xâm phạm quyền SHCN ”
1.Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt,sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giả pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá,tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng SHCN khác đang được bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt Hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xáo án tích mà còn vi phạm, thì bị vi phạm thì bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hợac cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì vbị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a. Có tổ chức
b. Phạm tội nhiều lần
c. Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Ngưòi phạm tội có thể bị phạt từ mười triệu đồng đén một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đén năm năm.
Thứ hai, tội vi phạm qui định về cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN là một tội phạm được thực hiện bởi chủ thể là những cán bộ nhà nước có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN và với lỗi cố ý. Đây có thể coi là loại hành vi nguy hiểm cho xã hội tương đương với một só tội phạm khác được qui định trong chương này như: Tội vi phạm các quy định về quản lí đất đai(Điều 174), tội vi phạm các qui định về quản lý rừng(Điều 176)v.v...Dấu hiệu cấu thành tội phạm khi thoả mãn đồng thời cả hai dấu hiệu là đã bị xử lí kỷ luật (hoặc bị xử phạt hành chính )về hành vi này và gây hặu quả nghiêm trọngXem Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 1999
Ngoài ra, còn một loại hành vi nguy hiểm cho xã hội trong lĩnh vực SHCN chưa được pháp luật hình sự ghi nhận cụ thể đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Một só dạng biểu hiện của loại hành vi này có thể kể ra ở đây như: tiết lộ bí mật kinh doanh nhằm gây khó khăn hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu bí mật kinh doanh, sử dụng bất hợp pháp đối tượng quyền SHCN để. sản xuất hàng hoá gây mất uy tín của đối thủ cạnh tranh.v.v...
Loại hành vi này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ sở hữu công nghiệp và nếu dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thì nên được xem là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Do đó, cần quy định trong Bộ luật Hình sự một tội phạm nữa trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp là tội cạnh tranh không lành mạnh. Và như vậy, pháp luật hình sự đã có thể bảo vệ quyền SHCN một cách đầy đủ và triệt để.
2. Thực tiễn áp dụng:
2.1 Đóng góp của luật:
Từ năm 1995, với việc ban hành BLDS, chúnh ta đã hoàn thành một bước cơ bản của quá trình pháp điển hoá các quy phạm pháp luật về SHCN, tức là đưa các quy định cơ bản của pháp luật về bảo hộ quyền SHCN vào một văn bảncó hiệu lực pháp lí cao là Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam. Những vấn đề cơ bản của quyền SHCN đã được quy định rõ ràng hơn, đầy đủ hơn và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, ví dụ như thời hạn của văn bằng bảo hộ sáng chế đã được quy định tăng lên đáng kể so với trước đây, từ 15 năm lên 20 năm, thời hạn đối với văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích tăng từ 6 đến 10 năm,... Thủ tục cấp văn bằng bảo hộ cũng được quy định lại một cách hợp lí hơn, rút bớt được thời gian nhằm đáp ứng nhanh hơn yêu cầu của các tổ chức, cá nhân.
Thời gian qua, nhờ có sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ, tình hình bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực hơn.Các cơ quan chức năng đã có thái độ cương quyết hơn nhằm chống lại những vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng, từ việc xây dựng cơ chế chính sách đến củng cố năng lực cho các cơ quan thực thi, hay tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho người dân...Các cơ quan chức năng cũng đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ của các cơ quan sản xuất kinh doanh cũng như trong lưu thông xuất nhập khẩu. Việc xây dựng Luật Sở hữu trí tuệ là một động thái nhằm khẳng định quyết tâm của Việt nam trong việc khắc phục tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ.
Việc quy định tập trung, thống nhất quyền SHCN trong một văn bản có tính pháp lí rất cao là BLDS, và đặc biệt là sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thực sự là một bước tiến lớn của quá trình hoàn thiện pháp luật nước ta về bảo hộ quyền SHCN, tạo cơ sở pháp luật ngày càng đầy đủ hơn cho việc xác lập và bảo hộ quyền SHCN của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Nhờ có việc đăng ký xác lập quyền đối với các đối tượng SHCN này ngày càng không ngừng gia tăng. Những năm gần đây, số đơn đăng ký bảo hộ các đối tượng SHCN của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài vẫn được nộp đều đặn tại cục SHCN với mức khoảng trên 10000 đơn các loại trong một năm. Ở đa số các tỉnh, thành phố đều có đơn xin đăng ký bảo hộ quyền SHCN, trong đó 10 tỉnh, thành phố có số lượng đơn đăng ký nhiều nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội, Đà Nẵng, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng, Cần Thơ, Tiền Giang, và Long An. Tổ chức, cá nhân của hơn 80 nước trên thế giới có đối tượng SHCN được bảo hộ tại Việt nam, chủ yếu là các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật, Anh, Italia... và nước trong khu vực có quan hệ kinh tế nhiều với ta như Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan, Indonexia...
Việc cho ra đời Luật Sở hữu trí tuệ đã khắc phục phần nào những hạn chế của thời kỳ trước đó khi mà những quy định pháp luật về bảo hộ SHTT và SHCN còn nằm rải rác và tản mạn trong rất nhiều văn bản mà phần lớn đều là các văn bản dưới luật, hiệu lực thi hành thấp, gây khó khăn phức tạp cho người vận dụng. Trước đây, việc quy định chất lượng tối thiểu để xác định như thế nào là hàng kém chất lượng,hàng giả? Việc sai phạm quy chế nhãn mác đến mức nào bị coi là hàng giả, nhãn hiệu trùng đến bao nhiêu phần trăm bị coilà hàng nhái? Tất cả đều chưa có quy định rõ ràng. Các nghị định về tên thương mại, xuất xứ địa lý, bảo hộ bí mật thương mại, sáng chế... không có chế tài xử lý nên các vi phạm tuy bị nêu tên nhưng lại không bị xử lý. Có thể nói Lụât SHTT 2005 tuy chưa thể nói là đã hoàn chỉnh nhưng nó cũng đã góp phần thống nhất những quy định rời rạc trong các văn bản dưới luật về một văn bản có giá trị pháp lí cao hơn và được quản lý tập trung hơn, đồng thời các quy định ấy trong quá trình bàn thảo cũng đã được điều chỉnh lại cho phù hợp với xu thế thời đại.
Trong những năm gần đây, trị trường chuyển giao các đối tượng SHCN ở Việt Nam đang diễn ra tương đối sôi động. Từ 1997 đến 2001, Cục Sở hữu trí tuệ đã nhận được 1317 đơn đăng ký và cấp 806 Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu các đối tượng SHCN http:// www.noipvietnam.com/vn/transferindproprights.html
. Thông qua các hoạt động chuyển giao các đối tượng SHCN, nhiều doanh nghiệp đã thu lợi nhuận hàng tỉ đồng. Sự thành đạt của Café Trung Nguyên, Phở 24, Lụa tơ tằm AQ… thông qua các hợp đồng Franchising (nhượng quyền thương mại - một dạng hợp đồng chuyển giao đối tượng SHCN) là những ví dụ minh chứng
2.2 Những vấn đề còn tồn tại
Hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền SHCN của chúng ta còn quá nhỏ trong khi các vi phạm SHCN ngày càng biến tướng và tinh vi hơn. Vi phạm SHCN, hàng giả - hàng nhái đang ngày càng trầm trọng.Theo Cục Sở hữu trí tuệ, hàng năm Cục đều thụ lý hàng trăm vụ tranh chấp về các đối tượng SHCN và năm sau lại cao hơn năm trước và có xu hướng lan rộng ra hầu hết các lĩnh vực, ngành hàng của nền kinh tế. Đó là chưa kể đén các vụ vi phạm đối với nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, xuất xứ hàng hoá do lực lượng công an kinh tế, Quản lý thị trường phát hiện và xử lí. Chỉ tính riêng tại Hà nội năm 2002, lực lượng Công an kinh tế đã phát hiện 143 vụ, Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội từ đầu năm 2002 đến cuối năm 2005 đã kiểm tra và xử lý 331 vụ sản xuất và buôn bán hàng giả, trong đó số vụ vi phạm quyền SHCN chiếm tới 60%... Mặc dù như vậy, nhưng theo đánh giá của UBND Thành phố Hà nội thì kết quả phát hiện và xử lý nói trên chỉ bằng 20% thực tế số vụ vi phạm http:// www.vir.com.vn/Client/dautu/dautu. asp?CatID=48&DocID=454
.
Tại hội thảo giới thiệu công nghệ phòng chống hàng giả - hàng nhái do Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuối năm 2004, Honda đã công chiếu một bộ hình ảnh của hơn 20 cửa hàng san sát nhau tại khu mua bán đường An Dương Vương-Hùng Vương (Quận 5) và khu Phan Đăng Lưu-Hoàng Văn Thụ (Phú Nhuận) đang bày bán công khai các xe máy có kiểu dáng tương tự kiểu dáng xe Wave của Honda mang số bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp số 4306. Theo lời ông Nguyễn Thanh Bình, Đại diện Honda Việt Nam thì "Đây chỉ là 20 cửa hàng lớn nhấtvừa được chụp ảnh, còn lại trên đại bàn Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 100 cửa hàng vi phạm kiểu dáng công nghiệp, thậm chí có cửa hàng còn gắn luôn nhãn mác Honda vào kiểu xe nhái để bán cho người tiêu dùng".
Hàng giả luôn là vấn nạn toàn cầu, gây đau đầu cho các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Mặc dù ở đâu cũng có người sản xuất hàng giả, song nó tập trung nhiều ở một số nước, đặc biệt là những nước đang phát triển, với Trung Quốc là nguồn cung cấp hàng giả lớn nhất thế giới.
Không đâu xa lạ, cuộc sống quanh ta mỗi ngày đều có sự hiện diện của hàng giả, hàng nhái. Những chiếc xe Dream tàu, Wave tàu, những chiếc mũ có gắn mác Nike, Adidas... tất cả đều vi phạm kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu. Chỉ có điều chúng phổ biến đến mức chúng ta xem đó là chuyện bình thường, là một chuyện tất yếu xảy ra thường ngày. Bất cứ một loại hàng nào có khả năng thu hút khách thì chỉ sau một thời gian ngắn xuất hiện trên thị trường, đã xuất hiện hàng giả, hàng nhái. Chuyện về những chiếc xe máy là ví dụ điển hình. Hầu như tất cả các nhãn hiệu xe nổi tiếng đều bị nhái: Dream, Wave, Future, Jupiter... Những chiếc xe làm nhái lấy cái tên na ná như: Dren, Wawe,... Và chúng ta vẫn thường gọi tên những chiếc xe đó bằng cách gắn thêm một chữ "tàu" vào phía sau, và xem nó cũng là một "dòng xe" hợp pháp. Mỗi năm, công ty Honda bị làm giả 500000 chiếc xe và có tới 70% kiểu dáng xe của các doanh nghiệp Việt nam là vi phạm kiểu dáng công nghiệp của các nhãn hiệu khác.
Hàng giả như đã nói, không chỉ là vấn nạn ở Việt Nam mà là một vấn đề vô cùng nhức nhối trên toàn thế giới. Cơ quan chống hàng giả Châu Âu (OLAF) ước tính hàng giả chiếm tới 5% - 7% tổng lượng hàng hoá giao dịch trên toàn cầu, gây thiệt hại cho các nền kinh tế Châu Âu khoảng 450 tỷ Euro mỗi năm. Tạp chí ngoại thương số 34
Lợi nhuận cao, khả năng bị xử phạt thấp cộng với sự sẵn có các trang thiết bị sản xuất hiện đại tạo ra một môi trường thuận lợi cho ngành công nghiệp hàng giả quy mô lớn. Nạn làm hàng giả gây tổn thất lớn cho doanh thu về thuế của chính phủ bởi vì chúng hoạt động hoàn toàn trong thị trường ngầm. Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2003 dự tính giá trị hàng giả và hàng nhái hằng năm tới 450tỉ Euro hay 5-7% thương mại thế giới. Theo Tổ chức Hải quan Thế giới, tổng trị giá ước tính từ thị trường hàng nhái lên tới 500 tỷ USD trong năm 2006, tương đương từ 5% đến 7% lượng hàng hóa toàn thế giới. Phòng Thương mại Mỹ cho biết trong vòng 20 năm qua, tổng trị giá hàng tiêu dùng giả trên toàn cầu ước tính là 2.000 tỷ USD, tập trung vào các mặt hàng băng đĩa, thuốc lá, túi xách, quần áo, dược phẩm, hàng điện tử và phụ tùng ô tô.
Những loại hàng giả như đồ chơi, dược phẩm, phụ tùng xe không những gây thiệt hại về kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của người dân. Ở Việt Nam, từ nguồn nước máy, nước giếng khoan và thậm chí là nước ao hồ, các xưởng đem về lọc rồi đóng chai, dán lên đó những cái tên như Levi, Lavu, Vitales ... để đánh lừa khách hàng. Những chai Henesy sang trọng được các "chuyên gia hàng giả chế bằng rượu nấu, cồn và phẩm màu không hiểu do vô tình hay cố ý cũng được bày bán trong các cửa hàng, siêu thị được coi là rất đáng tin cậy đối với người tiêu dùng. Trong năm 2005, lực lượng quản lý thị trường liên tiếp thu giữ nhiều loại rượu giả, chủ yếu là Rermy Martin, Johney Worker, Hennesy, XO... Bên cạnh đó cũng có một số rượu nội bị làm giả như Vang Đà Lạt, rượu nước cốt ngoại của Công ty rượu Quốc tế (Bình Dương)...
Nhiều doanh nghiệp sử dụng các nguyên vật liệu đặc thù, rồi dùng cả đội quân chuyên săn lùng hàng giả nhưng hiệu quả chẳng được là bao, bởi người sản xuất thì quá tinh vi, còn các cơ quan chức năng cơ quan chức năng thì dường như bất lực trong cuộc chiến này. Gần đây, các loại tem chống hàng giả cũng bị làm giả nhan nhản. Tem điện thoại di động của FPT, tem Halogram bảng màu đều được nhân bản y hệt.
Nguy hiểm hơn là có những mặt hàng bị làm giả còn có thể gây thiệt mạng cho người tiêu dùng, nhất là trong lĩnh vực dược phẩm. Phần lớn những thuốc rao bán giá rẻ như thuốc an thần, dị ứng, chống thiếu máu, chống cholesterone… đều không được kiểm soát và không ai biết thực sự chúng chứa những thành phần gì. Ngoài ra là các dụng cụ y tế như kim tiêm, dao phẫu thuật, tay chân giả… cũng bị làm nhái nhiều. Không chỉ ở các nước đang phát triển như Việt nam, tại các nước phát triển người ta cũng mua phải thuốc giả như thuốc viêm phế quản giả ở Anh, thuốc chống trầm cảm giả ở Bỉ, thuốc chống ung thư giả ở Hà Lan… Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết thuốc giả đang có mặt tại tất cả các nước và chiếm 10% thị trường thuốc trên toàn cầu
Không chỉ gặp khó khăn trong việc phát hiện ra các mặt hàng nhái nhãn mác, vi phạm thương hiệu, mà thậm chí khi doanh nghiệp đã tìm ra thủ phạm "đánh cắp" thương hiệu của mình mà vẫn không dễ gì có thể giành lại tên tuổi cho mình. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, các cơ quan hữu quan như QLTT, CSKT chưa thật tích cực trong việc triển khai thực thi bảo hộ quyền SHCN. Đơn giản là vì phần lớn các vụ vi phạm đều do chính các doanh nghiệp bị vi phạm phát hiện, nhưng trên thực tế, khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền SHCN thì việc xử lý thường kéo dài không có hiệu quả, xử phạt thì quá nhẹ... Khoảng giữa năm 2004, trên thị trường hàng hoá bỗng xuất hiện một cửa hàng kinh doanh thời trang quần áo, giày dép, lấy tên là Đồng Tâm và sử dụng logo của Công ty gạch Đồng Tâm đã đăng ký bảo hộ. Vậy là nhiều khách hàng của công ty khi đi ngang qua nhìn thấy biển hiệu của cửa hàng này đã lập tức gọi điện thoại đến lãnh đạo công ty để chúc mừng Đồng Tâm đã mở rộng thêm lực vực kinh doanh. Tuy nhiên những lời chúc mừng ấy không hề mang lại niềm vui cho ban lãnh đạo công ty, mà ngược lại, họ thấy khó chịu vì cửa hàng thời trang này đã lợi dụng thương hiệu của họ. Vì thế, Công ty đã có ý định kiện cửa hàng thời trang này nhưng lại gặp phải khó khăn vì thiếu cơ sở pháp lí vững chắc để kiện ...Và họ đành ngậm ngùi mà lo ngại rằng nếu như trong tương lai, Công ty có mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực khác thì chắc hẳn họ sẽ gặp phải không ít khó khăn trong việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu của mình.
Từ đó cho thấy thực trạng pháp luật và thực thi quyền sở hữu công nghiệp của nước ta mặc dù đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong việc đáp ứng các yêu cầu về bảo hộ quyền SHCN trong quá trình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35805.doc