MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI 3
MỞ ĐẦU 4 3
Chương 1. Một số vấn đề chung về lao động trẻ em và vai trò của pháp luật lao động đối với việc bảo vệ lao động trẻ em 8
1.1. Lao động trẻ em - một loại lao động đặc thù 8
1.1.1. Khái niệm trẻ em 8
1.1.2. Khái niệm lao động trẻ em 9
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lao động trẻ em 11
1.2.1. Các quan niệm truyền thống 11
1.2.2. Sự phát triển kinh tế 11
1.2.3. Giáo dục và các yếu tố khác 13
1.3. Vai trò của pháp luật lao động đối với việc bảo vệ lao động trẻ em 15
1.3.1. Pháp luật lao động là hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ trẻ em trong quan hệ lao động 15
1.3.2. Pháp luật lao động tạo sự công bằng trong việc bảo vệ lao động trẻ em 16
1.3.3. Pháp luật lao động hình thành ý thức xã hội về việc bảo vệ lao động trẻ em 17
Chương 2. Quy định của pháp luật lao động về lao động trẻ em 18
2.1. Lịch sử quy định của pháp luật lao động về lao động trẻ em 18
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1994 18
2.1.2. Giai đoạn sau khi có Bộ luật lao động (từ năm 1994 đến nay) 19
2.2. Quy định hiện hành của pháp luật lao động về lao động trẻ em 20
2.2.1. Quy định về việc làm và học nghề đối với lao động trẻ em 20
2.2.2. Quy định về tuyển dụng lao động đối với lao động trẻ em 25
2.2.3. Quy định về điều kiện lao động và sử dụng lao động trẻ em 26
2.2.4. Quy định về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp liên quan đến lao động trẻ em 36
Chương 3. Tình hình thực hiện và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật lao động trong việc bảo vệ lao động trẻ em 39
3.1. Tình hình thực hiện pháp luật lao động về lao động trẻ em 39
3.1.1. Kết quả đạt được trong quá trình thực hiện pháp luật lao động về lao động trẻ em 39
3.1.2. Những tồn tại trong quá trình thực hiện pháp luật lao động về lao động trẻ em ở nước ta 42
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật lao động về lao động trẻ em 46
3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật lao động hiện hành về lao động trẻ em 46
3.2.2. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật lao động trẻ em 48
3.2.3. Một số giải pháp khác 49
KẾT LUẬN 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC 56
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5056 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật lao động với việc bảo vệ lao động trẻ em, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng văn bản, thì phải làm thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản (Điều 24 BLLĐ). Nội dung của hợp đồng phải bao gồm mục tiêu đào tạo, địa điểm học, mức học phí, thời hạn học, mức bồi thường khi vi phạm hợp đồng. Pháp luật lao động Việt Nam nghiêm cấm mọi doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, truyền nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, tập nghề vào những hoạt động trái pháp luật.
Ngoài ra, pháp luật còn có các quy định dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật trong Mục 3 Bộ luật lao động và trong Luật dạy nghề 2006. Theo đó, những trẻ em khuyết tật, tàn tật cũng được hưởng các chính sách như: được hưởng học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên quy định tại các Điều 89, 90, 91, 92 của Luật giáo dục; được tư vấn học nghề, việc làm miễn phí; được giảm hoặc miễn học phí;...
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các quy định về học nghề của pháp luật nước ta còn tập trung vào các quy tắc đảm bảo sự quản lý Nhà nước về lao động với lao động trẻ em. Chưa tạo ra được sự ưu đãi, khuyến khích việc đi học nghề và dạy nghề cho các em. Do đó, Nhà nước cần có các quy định tạo điều kiện cho trẻ vừa học, vừa làm. Tức là hình thức học việc hoặc cơ sở dạy nghề đảm bảo nhận trẻ làm việc ngay sau khi trẻ học xong vì việc kiếm sống rất quan trọng đối với trẻ đường phố. Bên cạnh đó, việc đào tạo nghề cũng cần chú trọng việc kết hợp vui chơi, giải trí vì đây là một phần quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của trẻ. Việc đào tạo nghề cần phải theo nhu cầu thị trường lao động, như sửa xe gắn máy, phục vụ gia đình, làm việc nhà; du lịch ; thợ mộc; lao động phổ thông; thợ sơn; điện tử; điện; vi tính; may công nghiệp; may gia dụng; làm giày; uốn tóc; thêu; nấu ăn; chạm khắc gỗ; nhiếp ảnh.
Với lao động trẻ em đang làm việc trong các cơ sở kinh tế, pháp luật lao động và các văn bản hướng dẫn khác cũng quy định vấn đề đào tạo nâng cao nghề cho các em. Theo Điều 23 BLLĐ: “Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động và đào tạo lại trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác trong doanh nghiệp”. Hay trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ 1 năm trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới (Khoản 1 Điều 17 BLLĐ) và Chính phủ phải có chính sách và biện pháp tổ chức dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn sản xuất kinh doanh, cho vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người lao động tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm...(Khoản 4 Điều 17 BLLĐ). Tuy nhiên, ở đây trách nhiệm chủ yếu thuộc về người sử dụng lao động. Do đó, trên thực tế vấn đề đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động trong các trường hợp quy định tại Điều 23 và Điều 17 là rất ít.
2.2.2. Quy định về tuyển dụng lao động đối với lao động trẻ em
Theo quy định của pháp luật lao động, với đối tượng là người chưa thành niên thì chỉ có thể tuyển dụng lao động thông qua hình thức hợp đồng lao động.
Bộ luật lao động quy định đối với người lao động là trẻ em chưa đủ 15 tuổi, khi tham gia ký kết hợp đồng thì phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu (Điều 120 BLLĐ), đối với trẻ em từ 15 tuổi trở lên có thể tự mình tham gia ký kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động không được sử dụng lao động trẻ em vào làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. Quy định này đã đảm bảo quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế theo quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em : “Trẻ em gái và trai từ đủ 15 tuổi trở lên do nhu cầu cần phải lao động sớm, phải có chế độ làm việc đặc biệt, chỉ làm những công việc nằm trong khả năng của mình, tại nơi không nguy hiểm và không độc hại. Các em cần phải được lĩnh một khoản tiền lương hợp lý để sử dụng cho nhu cầu của mình và phải có thời gian để các em học tập, vui chơi giải trí”.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định trách nhiệm của các chủ sử dụng lao động phải lập sổ theo dõi riêng khi sử dụng lao động chưa thành niên, phải xuất trình khi thanh tra viên lao động yêu cầu. Đối với lao động trẻ em dưới 15 tuổi, người sử dụng lao động ngoài việc lập sổ theo dõi riêng còn phải đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khi sử dụng các em vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Đối với những trường hợp vi phạm các quy định về tuyển dụng lao động trẻ em thì tùy vào mức độ vi phạm mà pháp luật lao động quy định hình thức xử lý và các mức xử phạt theo quy định tại Nghị định số 113/2004/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động. Theo đó, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi: Không lập sổ theo dõi; không kiểm tra sức khỏe định kỳ; lạm dụng sức lao động của người lao động chưa thành niên quy định tại Điều 119 BLLĐ đã được sửa đổi bổ sung; Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành được quy định tại Điều 121 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.
2.2.3. Quy định về điều kiện lao động và sử dụng lao động trẻ em
(i) Quy định về tiền lương và thu nhập
Ngày nay, trẻ em có điều kiện học tập, vui chơi, giải trí phát triển hơn trước rất nhiều. Trẻ em được sống trong sự bao bọc, bảo vệ của cha mẹ, những người thân thích, sống trong sự quan tâm, bảo trợ của xã hội. Do đó, phần lớn vấn đề thu nhập không thực sự là mối quan tâm hàng đầu của trẻ em sống ở thành thị mà thay vào đó là việc học hành và tu dưỡng đạo đức. Tuy nhiên, đối với những trẻ em nông thôn, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, sớm phải lao động như những lao động chính trong gia đình thì lại khác, vấn đề thu nhập có ý nghĩa rất lớn đối với các em. Nguồn thu nhập đó không chỉ mang lại nguồn sống cho chính bản thân các em mà còn cả gia đình các em. Nhìn từ góc độ lao động và góc độ xã hội, vấn đề tiền lương và thu nhập không chỉ quan trọng trong việc quy trì cuộc sống của các em mà còn đảm bảo sự công bằng trong quan hệ việc làm có trả công, và còn có ý nghĩa gián tiếp tới việc giáo dục trẻ em, bảo vệ trẻ em phát triển lành mạnh.
Vấn đề tiền lương được quy định trong Bộ luật lao động từ Điều 55 đến Điều 67, được quy định trong các văn bản pháp luật như: Nghị định số 114/2002/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương; Nghị định số 166/2007/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung... Theo đó, tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Về cơ bản, các văn bản pháp luật đã có các quy định đảm bảo được sự công bằng cho người lao động, tạo cơ sở vững chắc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, trong đó có cả lao động trẻ em. Tuy nhiên các quy định áp dụng riêng cho đối tượng lao động đặc thù này rất hạn chế, nếu có thì cũng chưa được hướng dẫn cụ thể. Chẳng hạn:
Trách nhiệm quan tâm đến vấn đề tiền lương của người lao động chưa thành niên được giao cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 121 Bộ luật lao động và chỉ được quy định vẻn vẹn như sau: “Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động”. Không có một văn bản hay một quy định nào khác quy định trách nhiệm rõ ràng cho người sử dụng lao động phải quan tâm đến đâu, quan tâm như thế nào? Phải chăng trách nhiệm này phụ thuộc vào ý chí của người sử dụng lao động mà không có sự quản lý của Nhà nước?
Ngoài ra, tại Điều 19 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP có quy định: “Lao động chưa thành niên quy định tại Điều 121 của Bộ luật Lao động, nếu cùng làm công việc như lao động thành niên, thì được trả lương như nhau”. Chúng ta đều biết, có một thực tế là lao động chưa thành niên luôn khác lao động trưởng thành về mọi phương diện, từ sức khỏe cho đến trình độ chuyên môn, năng suất lao động và hiệu quả công việc. Do vậy, để có thể làm những công việc như lao động thành niên là một việc rất khó đối với lao động chưa thành niên. Vậy việc quy định trả công ngang bằng như trên liệu có mang lại công bằng cho đối tượng lao động là trẻ em hay không? Thiết nghĩ, quy định này còn chưa có tính thuyết phục. Bởi để làm tốt được một công việc của lao động thành niên thì lao động trẻ em phải cần nhiều công sức, tâm trí hơn so với độ tuổi của các em. Chưa kể đó còn là công việc khó đối với lao động trưởng thành. Do đó, quy định này cần có sự sửa đổi mang tính khuyến khích, ưu tiên cho đối tượng lao động là trẻ em.
Pháp luật lao động Việt Nam cấm sử dụng lao động trẻ em làm thêm giờ trừ một số trường hợp do pháp luật quy định (Khoản 2 Điều 122 BLLĐ). Quy định này đã hạn chế được việc bóc lột sức lao động của trẻ em. Nhưng đồng thời nó đã hạn chế cơ hội được tăng thu nhập cho các em, gây khó khăn cho đối tượng lao động trẻ em khi trẻ em là lao động chính trong gia đình. Trong khi không phải lúc nào việc làm thêm giờ cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em. Do đó, cần có sự hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn nữa quy định này để hạn chế sự bóc lột lao động trẻ em nhưng cũng phải tạo điều kiện để trẻ có cơ hội tăng thêm thu nhập cho bản thân và gia đình.
(ii) Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Pháp luật lao động quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Chương VII của Bộ luật lao động. Theo đó, thời giờ làm việc của lao động trưởng thành là không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Với đối tượng lao động chưa thành niên, lao động trẻ em là người tàn tật, thời giờ làm việc được quy định không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần; cấm sử dụng người tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc ban đêm (Khoản 1 Điều 122 BLLĐ; Khoản 4 Điều 125 BLLĐ). Ngoài ra tại điểm 6 Mục II Thông tư 21/1999/TT-BLĐTBXH còn quy định một trong các điều kiện để nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc là: “Thời gian làm việc không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần; không sử dụng trẻ em làm thêm giờ và làm việc ban đêm”. So sánh với đối tượng là lao động trưởng thành thì thời giờ làm việc của lao động chưa thành niên đã được rút ngắn. Việc quy định như đã phù hợp với tính chất đặc thù của đối tượng lao động này.
Tuy nhiên, Bộ luật lao động không có quy định riêng về thời giờ nghỉ ngơi cho đối tượng lao động chưa thành niên. Mặc nhiên chúng ta hiểu rằng, thời giờ nghỉ ngơi của lao động chưa thành niên sẽ áp dụng theo quy định chung dành cho lao động trưởng thành Xem từ Điều 71 đến Điều 77 BLLĐ
. Ngoài ra, trong những trường hợp cần nghỉ thêm ngoài những thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật, thì người lao động chưa thành niên có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động nghỉ không hưởng lương, hết thời gian nghỉ thỏa thuận, người lao động được bảo đảm chỗ làm việc. Thời gian được nghỉ không hưởng lương và việc bảo đảm chỗ làm việc phụ thuộc vào kết quả thương lượng giữa hai bên.
Đối với việc sử dụng lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc ban đêm, được quy định trong Khoản 2 Điều 122 BLLĐ “Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong một số nghề và công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định”. Theo đó, người sử dụng lao động muốn huy động lao động chưa thành niên làm thêm giờ phải thỏa mãn các điều kiện chung của việc làm thêm giờ nhưng chỉ đối với những công việc theo quy định của pháp luật lao động. Các trường hợp và điều kiện để huy động lao động chưa thành niên làm thêm giờ, cụ thể:
- Các trường hợp được huy động làm thêm giờ:
+ Xử lý sự cố sản xuất;
+ Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn;
+ Xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng và sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt không thể bỏ dở được;
+ Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường không cung ứng đầy đủ, kịp thời.
- Điều kiện:
+ Phải thỏa thuận với từng người lao động;
+ Số giờ làm thêm trong một ngày không quá 3,5 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm;
+ Tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá trình 16 giờ;
+ Tổng số giờ làm thêm trong 4 ngày liên tục không quá 14 giờ;
+ Mỗi tuần, được nghỉ ít nhất một ngày; mỗi tháng, được nghỉ ít nhất 4 ngày;
+ Người lao động làm thêm trên 02 giờ trong ngày thì phải được nghỉ ít nhất 30 phút tính vào thời giờ làm thêm.
Ngoài việc quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như trên, pháp luật lao động còn bảo vệ lao động trẻ em thông qua các quy định xử phạt người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi vi phạm các quy định về thời gian làm việc theo tiêu chuẩn của Bộ luật lao động. Theo đó, Điều 13 Nghị định số 113/2004/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động đã quy định hình thức xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm. Tuy nhiên trên thực tế, trẻ em thường làm những công việc rất khó tính thời gian lao động chính xác hoặc khó kiểm soát thời gian làm việc như: phục vụ tại nhà hàng, quán ăn, làm giúp việc cho các gia đình... Do đó, việc xác định thời gian lao động quả là một điều rất khó khăn, việc xử phạt hành chính cũng vì thế mà không được thực hiện một cách triệt để.
(iii) Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với lao động trẻ em
Như chúng ta đã biết, lao động trẻ em là lao động chưa phát triển đầy đủ về mặt thể lực, trí lực. Do đó, Nhà nước cần có các quy định để đảm bảo sự phát triển bình thường cho các em khi tham gia quan hệ lao động bằng việc quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Khoản 1 Điều 119 BLLĐ có quy định: “Nơi có sử dụng người lao động chưa thành niên phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi thanh tra viên lao động yêu cầu”. Điều 121 BLLĐ cũng quy định trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về mặt sức khỏe thuộc về người sử dụng lao động và đồng thời nghiêm cấm việc sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
Đối với trẻ em dưới 15 tuổi khi tham gia quan hệ lao động, pháp luật lao động quy định người sử dụng lao động phải có trách nhiệm: lập sổ theo dõi riêng; Phải kiểm tra sức khỏe của các em trước khi tuyển dụng và tiến hành kiểm tra sức khoẻ định kỳ, ít nhất 6 tháng 1 lần; Chịu trách nhiệm về sự an toàn và sức khoẻ của trẻ em trong quá trình làm việc; (Điều 1 Mục III Thông tư 21/1999/TT-BLĐTBXH).
Ngoài các quy định trên, Nhà nước còn quy định trách nhiệm cho tổ chức công đoàn và thanh tra Nhà nước trong kiểm tra, quản lý việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, nhất là lao động trẻ em.
So sánh với quy định của pháp luật lao động Trung Quốc về vấn đề này, Trung Quốc cũng đã đưa ra các quy định cụ thể để đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động cho lao động chưa thành niên. Tại Điều 65 Bộ luật lao động Trung Quốc có quy định: “Đơn vị sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lao động chưa thành niên”.
Nhìn chung, các quy định của pháp luật lao động về vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động đã phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em, phù hợp với Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 và các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên trên thực tế, trẻ em vẫn còn phải làm việc ở những nơi cơ sở hạ tầng thấp kém, điều kiện an toàn lao động không được đảm bảo như: lò gạch, nghề làm khuôn hàng, tái chế nhựa, dập khuy đồng, làm khung xe đạp, dây xích, gò hàn... Công việc các em làm thường cực nhọc và kéo dài nhiều giờ trong điều kiện nóng bức, thiếu ánh sáng, ô nhiễm, phải tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại. Điều kiện làm việc nguy hiểm đã dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm, nặng thì chết người, nhẹ thì mang thương tật như bỏng, đứt dập tay chân... Nhiều em có triệu chứng của bệnh phổi, dạ dày vì hít phải bụi và làm việc không nghỉ ngơi. Khi bị tai nạn, bệnh tật các em không được bảo hiểm. Chủ tốt thương tình còn cho chút tiền chữa bệnh song cũng có chủ phủi tay khiến các em phải lê lết về quê trong tình trạng phế nhân.
Thực tế đó cho thấy việc kiểm soát và thực thi pháp luật lao động về đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động cho lao động trẻ em vẫn còn nhiều hạn chế và vướng mắc.
(iv) Quy định về đối xử của người sử dụng lao động đối với lao động trẻ em
Trẻ em ở thôn Phú Hiệp, xã Hòa HiệpTrung (Đông Hòa, Phú Yên) chưa đếntuổi lao động, nhưng đã làm những việc nặng
Một kiểu lạm dụng sức lao động trẻ em ở Bangladesh
Hiện nay, tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em đang diễn ra phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ví dụ: tại Trung Quốc, Nam phi, Bangladesh...Tại Bangladesh, Chính phủ cấm bắt buộc trẻ em làm việc từ năm 1991. Nhưng theo thống kê mới nhất của Liên hiệp quốc cho thấy 6,3 triệu trẻ em Bangldesh dưới 14 tuổi bị đưa vào các nhà máy, công trường hay buôn bán linh tinh. Các cuộc điều tra cho thấy, các em không được đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, bị trả lương rất rẻ mạt, ngoài ra còn có nhiều em thường hay bị đánh đập. Nguồn: cập nhật ngày 30/3/2008
ở Việt Nam, hình ảnh trẻ em bị bóc lột sức lao động cũng không phải là hiếm. Các em bị bóc lột sức lao động thông qua các hình thức như: phải làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm; phải làm vượt quá thời gian pháp luật quy định; tiền công được trả rẻ mạt; bị ngược đãi, đánh đập, bỏ đói; bị xâm phạm tình dục...
Năm 1993, ủy ban của Liên hợp quốc về quyền con người đã thông qua Chương trình hành động của Liên hợp quốc về xóa bỏ bóc lột trẻ em (the United Nations Programme of Action for the Elimination of the Exploitation of Child Labour) kêu gọi các nước thành viên phải xóa bỏ: loại lao động trẻ em dưới 12 tuổi; công việc ban đêm; làm quá giờ; công việc trong các nghề độc hại vì điều kiện không lành mạnh; đối xử vô nhân đạo, tàn ác đối với trẻ em lao động; nợ cầm cố...
Ngoài ra, tổ chức ILO đã đưa ra 4 tiêu chuẩn đảm bảo quyền của người lao động, và một trong bốn tiêu chuẩn đó là “Bình đẳng trong nghề nghiệp”. Theo công ước quốc tế số 100 và 111của ILO, các nước thành viên cần ban hành và thực hiện các chính sách thúc đẩy sự bình đẳng về cơ hội và “hạn chế phân biệt đối xử trên cơ sở dân tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, ý kiến chính trị, nguồn gốc xuất thân”; đảm bảo tuân thủ nguyên tắc trả công ngang nhau cho lao động nam và lao động nữ đối với các công việc có giá trị ngang nhau.
ở Việt Nam từ thời kỳ phong kiến, đã luôn tồn tại quan niệm “trọng nam khinh nữ”, coi trọng nguồn gốc xuất thân..., đến bây giờ những quan niệm đó vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi, nhất là ở vùng nông thôn. Cũng vì thế mà trẻ em nữ luôn bị thiệt thòi về nhiều mặt, từ học tập đến lao động; người nghèo luôn bị xem thường... Do đó, ngay từ khi ra đời, Bộ luật lao động đã có các quy định đảm bảo quyền được đối xử công bằng, bình đẳng giữa những người lao động, nhất là đối với lao động trẻ em Xem khoản 2 Điều 5, khoản 2 Điều 119, Điều 111, khoản 2 Điều 139 BLLĐ
. Bởi sự đối xử của người sử dụng lao động ảnh hưởng trực tiếp đến thể lực, trí lực và sự hình thành nhân cách của các em. Theo đó, nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt, đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ; người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
Ngoài các quy định trong Luật lao động, một số quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng đề cập đến vấn đề đối xử giữa các con, với con nuôi trong gia đình. Việc đối xử của cha mẹ với các con ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của trẻ, nhất là khi hiện nay lao động gia đình đang ngày một phát triển mạnh mẽ.
- Khoản 2 Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
- Khoản 3 Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xúc phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Các quy định trên đã phù hợp với quy định của các Công ước quốc tế về việc đối xử của người sử dụng lao động với lao động trẻ em, phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em... Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng các quy định trên còn thiếu tính hiệu quả, người sử dụng lao động vẫn còn mang tư tưởng phân biệt đối xử. Có nhiều nghề, công việc tiềm ẩn những mối nguy hiểm lớn, trẻ em dễ bị lạm dụng tình dục, bị xúc phạm nhân phẩm, danh dự...Trong khi đó, tâm sinh lý của trẻ em chưa hoàn thiện, hậu quả của những hành vi ngược đãi, phân biệt đối xử đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách của các em sau này. Do đó, không thể đem các quy định áp dụng cho lao động trưởng thành để áp dụng cho trẻ em mà pháp luật cần có những quy định riêng áp dụng với lao động trẻ em.
Quy định về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp liên quan đến lao động trẻ em
Quy định về xử lý vi phạm
Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động chưa thành niên phải thực hiện các nghĩa vụ giống như những người lao động khác như: thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động; tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động. Nếu người lao động chưa thành niên vi phạm các quy định trên thì sẽ bị xử lý kỷ luật.
Theo quy định tại Điều 84 BLLĐ, trong trường hợp vi phạm kỷ luật lao động, tùy theo mức độ phạm lỗi, người lao động chưa thành niên có thể bị xử lý theo một trong những hình thức sau: khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức; sa thải (Điều 85 BLLĐ). Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Chương VIII của Bộ luật lao động, Nghị định số 41/1995/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điêu của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, Nghị định số 33/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/1995/NĐ-CP.
Trong việc xử lý kỷ luật lao động, pháp luật cấm không áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền của lao động chưa thành niên, tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 41/1995/NĐ-CP có quy định về việc xem xét, xử lý vi phạm kỷ luật lao động: “ Đương sự phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, hoặc người khác bào chữa. Trong trường hợp đương sự là người dưới 15 tuổi thì phải có sự tham gia của cha mẹ, hoặc người đỡ đầu hợp pháp của đương sự”.
Tuy nhiên, đa số hiện nay lao động chưa thành niên chủ yếu được sử dụng trong các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các hộ gia đình, không có nội quy lao động bằng văn bản. Vì vậy, nội quy mà các em phải có nghĩa vụ thực hiện đơn thuần là những quy định do người sử dụng lao động tự đặt ra, đó có thể là các nội quy, hình thức xử lý trái pháp luật và đạo đức xã hội. Do đó, cần có cơ chế quản lý khác về vấn đề kỷ luật lao động để không xâm phạm đến quyền tự do quản trị doanh nghiệp của công dân mà vẫn đảm bảo sự bảo vệ của pháp luật đối với lao động chưa thành niên.
Một điểm cần lưu ý nữa trong vấn đề này là với trường hợp người lao động chưa thành niên bị xử lý kỷ luật sa thải, nên chăng pháp luật lao động cần có những ưu ái hơn về vấn đề xử lý cũng như lưu hồ sơ về việc vi phạm kỷ luật lao động bởi điều này có liên quan tới quá trình lao động sau này của các lao động chưa thành niên. Lao động chưa thành niên là đối tượng lao động còn non nớt, nông nổi, bồng bột, chưa ý thức hết được hành vi của mình, dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, do đó việc vi phạm kỷ luật lao động là điều khó tránh khỏi, và phải bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, để việc xử lý này vừa đảm bảo chức năng giáo dục người lao động, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng và sự phát triển bình thường, khả năng lao động của các em sau này thì còn cần sự hoàn thiện hơn nữa của các quy phạm pháp luật kỷ luật lao động cũng như một cơ chế giám sát hiệu quả khác ngoài công đoàn cơ sở.
Quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến lao động trẻ em
Việc giải quyết tranh chấp lao động giữa người lao động c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Pháp luật lao động với việc bảo vệ lao động trẻ em.doc