Đề tài Pháp luật về chống bán phá giá trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam

Bán phá giá hàng hóa cũng gây ra không ít những khó khăn cho nước nhập khẩu, nhất là đối với các nước đang phát triển có thị trường hẹp.

Trước hết với người tiêu dùng của nước nhập khẩu họ phải sử dụng những mặt hàng kém chất lượng, hàng giả, đôi khi cả hàng quá thời hán sử dụng, không đảm bảo về an toàn thực phẩm, vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.

Các chủ doanh nghiệp, những người kinh doanh do hám lợi thu được lợi nhuận cao, do đó tìm mọi cách nhập lậu hàng hóa, trốn thuế gây thất thu cho Ngân sách Nhà Nước. Hơn nữa do không thể cạnh tranh được với hàng nước ngoài nên nhiều xí nghiệp trong nước bị đình trệ sản xuất, bị phá sản hoàn toàn. Khi đó nó là nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng trì trệ, hạn chế tốc độ phát triên nền kinh tế của nước nhập khẩu.

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2563 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về chống bán phá giá trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ATT). Trải qua gần một nửa thế kỷ, những quy định cua GATT về thương mại đa biên, trong đó có quy định về chống bán phá giá (Điêu VI) tỏ ra chưa chặt chẽ. Cùng với sư ra đời của WTO, hiệp định Chống bán phá giá đã có những quy định chặt chẽ và chi tiết hơn nhiều so với điều VI của GATT. Theo hiệp định này, nước nhập khẩu chỉ được áp dụng các biện pháp bán phá giá khi: Hàng nhập khẩu bị bán phá giá; Gây thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất trong nước Cuộc điều tra về bán phá giá theo đúng thủ tục. Hiệp định bán phá giá của WTO quy định rất chi tiết nguyên tắc xác định phá giá, cách tính biên độ bán phá giá và thủ tục điều tra phá giá 1.2.1.1 Định nghĩa chống bán phá giá của WTO Theo Hiệp định về chống bán phá giá của WTO (ADP) bán phá giá là việc bán một hàng hoá nào đó với giá thấp hơn giá của nó trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Nói một cách đơn giản, để xác định hành động bán phá giá ta phải so sánh giá cả ở hai thị trường. Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định giá hàng hoá ở thị trường nước xuất khẩu (giá trị bình thường) và giá ở thị trường nước nhập khẩu (giá xuất khẩu) để tạo ra cơ sở chính xác cho sự so sánh giá trên hai thị trường là khá phức tạp 1.2.1.2Nguyên tắc xác định Bán phá giá được xác định dựa vào 2 yếu tố cơ bản là: 1- biên độ phá giá từ 2% trở lên; 2- số lượng, trị giá hàng hóa bán phá giá từ một nước vượt quá 3% tổng khối lượng hàng nhập khẩu (ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các hàng hóa tương tự từ mỗi nước có khối lượng dưới 3%, nhưng tổng số các hàng hóa tương tự của các nước khác nhau được xuất khẩu vào nước bị bán phá giá chiếm trên 7%). Theo quy định của WTO, biên độ phá giá được xác định thông qua việc so sánh với mức giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ ba thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản chi phí hợp lý cho quản trị, bán hàng, các chi phí chung khác và một khoản lợi nhuận. Như vậy, có thể hiểu rằng biên độ phá giá là mức chênh lệch giá thông thường của hàng hóa tương tự với mức giá xuất khẩu hiện tại. Việc xác định giá thông thường được tính toán rất phức tạp dựa trên cơ sở sổ sách và ghi chép của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất là đối tượng đang được điều tra với điều kiện là sổ sách này phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi và phản ánh được một cách hợp lý các chi phí. 1.2.1.3 Điều tra về bán phá giá Để xác định hàng hóa có bị bán phá giá hay không, việc bán phá giá có gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hay không để áp đặt các biện pháp chống phá giá thì điều quan trọng nhất và phức tạp nhất này ở quá trình điều tra về bán phá giá. Ở những quốc gia khác nhau, việc điều tra sẽ được thực hiện bởi các cơ quan chức năng khác nhau. Theo quy định trong Hiệp định về chống bán phá giá của WTO thì việc điều tra chỉ được tiến hành khi có đơn yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc của người nhân danh cho ngành sản xuất trong nước. Đơn yêu cầu sẽ được coi là đủ tư cách đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu như đơn này nhận được sự ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm ra. Tuy nhiên, việc điều tra sẽ không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bày tỏ ý kiến tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra. 1.1.2.4 Biện pháp áp dụng Khi thỏa mãn được ba điều kiện trên, Hiệp định cho phép thành viên WTO được phép áp dụng biện pháp chống bán phá giá với mặt hàng nhập khẩu bị điều tra. Các biện pháp này thường là áp thêm một khoản thuế nhập khẩu đối với sản phẩm bị coi là bán phá giá nhằm đưa mức giá của sản phẩm đó xấp xỉ với "giá trị thông thường" của nó hoặc để khắc phục thiệt hại đối với ngành sản xuất của nước nhập khẩu. Các biện pháp này nếu trong điều kiện bình thường là những hành vi vi phạm các nguyên tắc của WTO về ràng buộc thuế suất nhập khẩu và không phân biệt đối xử hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, biện pháp chống bán phá giá chỉ mang tính tạm thời nhằm loại trừ ảnh hưởng tiêu cực của hàng hoá nhập khẩu phá giá trên thị trường quốc gia nhập khẩu vì vậy các quốc gia chỉ được phép áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu thời hạn nhất định - tối đa là 5 năm 1.2.2 Các quy định về chống bán phá giá của liên minh Châu Âu EU Luật chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu ra đời năm 1968 và đã được sửa đổi và bổ sung nhiều lần chủ yếu nhằm đưa những nội dung mới của việc thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch 1994 (Hiệp định Chống bán phá giá 1994) vào luật của EU hiện nay. Luật chống bán phá giá áp dụng đối với tất cả các nước không phải là thành viên EU. Đối với các nước bị coi là chưa có nền kinh tế thị trường hoặc đang trong quá trình chuyển đổi, EU có thể áp dụng những điều khoản đặc biệt được quy định trong các hiệp định ký giữa EU với các nước thứ 3. Các quy định hiện có của EC được thay thế bởi Quy chế Chống bán phá giá mới có hiệu lực từ ngày 1/1/1995. Quy định này sau đó được cập nhật bởi Quy chế 384/96 có hiệu lực từ ngày 6/3/1996. Quy chế này tập hợp các biện pháp đã được thoả thuận tại Vòng Uruguay của GATT. Quy chế đồng thời cũng đưa ra giới hạn thời gian chặt chẽ cho việc hoàn thành điều tra và ra quyết định nhằm đảm bảo rằng các đơn khiếu kiện được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. 1.2.2.1 Định nghĩa chống bán phá giá của EU Định nghĩa bán phá giá (dumping) được trình bày trong các văn kiện GATT như sau: bán phá giá và việc bán những hàng hóa xuất khẩu ở một giá thấp hơn “giá trị bình thường” (giá trị bình thường nghĩa là giá bán sản phẩm ở nước xuất khẩu). GATT cũng xác định: Mức phá giá = Giá bán hàng tại thị trường trong nước – Giá xuất khẩu. EU áp dụng luật chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ nước thứ ba, kể cả các đối tác thương mại được hưởng ưu đãi, trừ các thành viên của khu vực kinh tế châu Âu (EEA) trong một số lĩnh vực chịu sự chi phối trong khuôn khổ chính sách cạnh tranh của EU. 1.2.2.2 Cơ sở pháp lý Luật sửa đổi năm 1996 đã đưa ra cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá theo 4 điều kiện: (i) mặt hàng đó đang bị bán phá giá (giá bán thấp hơn giá thương mại thông thường); (ii) ngành công nghiệp sản xuất mặt hàng đó đang bị đe dọa hoặc đang bị tổn thương vật chất; (iii) có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu đó và tổn thương vật chất của ngành công nghiệp của EU; và (iv) việc áp đặt các biện pháp chống bán phá giá là vì lợi ích của Cộng đồng. 1.2.2.3 nguyên tắc xác định Phát hiện có sự bán phá giá: giá xuất khẩu của sản phẩm thấp dẫn tới việc sản phẩm được bán trên thị trường EC có giá thấp hơn giá bán tại thị trường trong nước của nhà sản xuất; Tổn hại vật chất gây ra cho ngành sản xuất của EC: hàng nhập khẩu đã gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại vật chất cho một bộ phận đáng kể trong ngành sản xuất của EC, ví dụ như mất thị phần, làm giảm giá bán của nhà sản xuất và gây áp lực đối với quá trình sản xuất, bán hàng, lợi nhuận, năng suất v.v. ; Lợi ích của Cộng đồng: chi phí mà EC phải trả cho việc áp dụng các biện pháp này không cân xứng với lợi ích thu được. 1.2.2.4 Trình tự của một vụ kiện bán phá giá 1.2.2.4.1 Nhận và phân tích đơn kiện Đầu tiên, phải có đơn kiện gửi đến Ủy ban châu Âu (EC), đơn này do cá nhân, pháp nhân hoặc hiệp hội đứng đơn thay mặt cho ngành công nghiệp tại khối EU bị thiệt hại do bán phá giá. Bên nộp đơn kiện phải thỏa mãn hai quy tắc: tổng sản phẩm của những công ty đi kiện phải vượt 25% tổng sản lượng sản phẩm đó trong khối EU, và tổng sản lượng của những công ty đi kiện phải chiếm hơn 50% tổng sản lượng của những công ty không kiện (trong EU). Trong đơn kiện phải có đầy đủ thông tin về sản phẩm bị buộc tội bán phá giá, tên nước xuất xứ hay xuất khẩu có liên quan, danh sách các nhà xuất khẩu/nhà sản xuất và nhà nhập khẩu sản phẩm đó; thông tin về giá xuất khẩu và giá bán nội địa của sản phẩm đó, mức độ thiệt hại của ngành công nghiệp do sản phẩm bán phá giá gây ra... EC sẽ xem xét đơn này trong 45 ngày, và sau khi thẩm định nếu thấy có đầy đủ chứng cớ thì EC sẽ bắt đầu tiến hành điều tra vụ kiện. Tuy nhiên EC sẽ bác đơn kiện nếu sản phẩm bán phá giá vào EU chỉ chiếm dưới 1% (sản phẩm của một nước) hoặc dưới 3% thị phần tại EU (nếu là sản phẩm do nhiều nước cùng xuất vào EU). 1.2.2.4.2 Tiến hành điều tra Sau khi nhận đơn kiện, EC sẽ thông báo trên Công báo về vụ kiện: chỉ ra sản phẩm, những nước liên quan, thông tin nhận được, nêu thời gian cho các bên liên quan (gồm bên thưa kiện, nhà xuất khẩu bị kiện và chính phủ nước liên quan) tự giới thiệu về mình và cung cấp thông tin cho EC. EC cũng sẽ gửi bảng câu hỏi (có kèm tờ khai về quy chế nước có nền kinh tế thị trường) đến nhà xuất khẩu. Nội dung bảng câu hỏi này gồm thông tin về công ty, về sản phẩm đang bị điều tra, số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh số bán sản phẩm trong nước và xuất khẩu, giá thành sản xuất... Nhà xuất khẩu có 40 ngày để trả lời bảng này. Sau khi nhận được bảng câu hỏi, EC sẽ thẩm định thông tin và sẽ cử chuyên gia đến công ty xuất khẩu để xem xét thực địa, kiểm tra hồ sơ chứng từ, xem một vài giao dịch lớn… để so sánh thông tin thực tế với thông tin đã nhận. Từ những thông tin thu thập được, EC sẽ tính toán ra giá thành sản xuất của sản phẩm, giá bán sản phẩm trong nước (bao gồm các chi phí sản xuất, khấu hao, lợi nhuận…), giá xuất khẩu (giá CIF) để xem có bán phá giá hay không và tính ra mức độ phá giá. Nếu sản phẩm không bán trong nước hoặc bán trong nước nhưng chiếm sản lượng ít hơn 5% thì EC sẽ so sánh với giá bán của một công ty tương tự. Còn nếu doanh nghiệp tỏ ra bất hợp tác (từ chối tiếp cận, không cung cấp thông tin…) thì EC sẽ ban hành các phán quyết dựa trên các dữ liệu sẵn có. 1.2.2.4.3 Quy chế dành cho nước có nền kinh tế thị trường Thông thường, nếu nhà xuất khẩu bị kiện bán phá giá mà đang hoạt động ở một nước có nền kinh tế thị trường thì EC sẽ trực tiếp sang điều tra. Nếu nhà xuất khẩu thuộc nước không có nền kinh tế thị trường thì EC sẽ chọn một nước thứ ba có nền kinh tế thị trường để tính toán mức giá của sản phẩm đó. Hội đồng châu Âu đã ban hành quy định xác định 5 nước tuy chưa được công nhận có nền kinh tế thị trường nhưng đã có các công ty hoạt động theo cơ chế thị trường, là: Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Ukraine, Kazakhstan. Như vậy, các doanh nghiệp tại nước này sẽ được EC trực tiếp sang điều tra nếu có kiện tụng bán phá giá. Việc xác minh cơ chế thị trường là nhằm chứng tỏ rằng công ty hoạt động theo đúng các điều kiện của thị trường và hệ thống sổ sách tài chính của họ là minh bạch. Quy chế về kinh tế thị trường có vai trò quan trọng ở khâu áp thuế chống bán phá giá: nếu công ty thuộc nước có nền kinh tế thị trường thì từng công ty sẽ chịu mức thuế khác nhau tùy thị phần/số lượng sản phẩm xuất vào EU, còn nếu thuộc nước có nền kinh tế phi thị trường thì tất cả công ty của nước này sẽ chịu chung một mức thuế. Chương 2: Thực tiễn bán phá giá và chống bán phá giá tại Việt Nam  Ngày nay, đứng trước thách thức về cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nội địa, các quốc gia đã tăng cường sử dụng các công cụ bảo hộ ngày càng tinh vi thông qua các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng của WTO, trong đó có thuế chống bán phá giá.Vì vậy, các vụ kiện bán giá xảy ra trên thế giới ngày càng tăng về số lượng chủ thể tham gia và ngày càng mở rộng phạm vi hàng hoá áp dụng. 2.1 Định nghĩa bán phá giá Theo điều 4 “pháp lệnh giá” của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam định nghĩa: “Bán phá giá là hành vi bán hàng hóa, dịch vụ với giá thấp hơn xo với giá thông thường trên thị trương Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và lợi ích của nhà nước.” Với định nghĩa này, phạm vi điều chỉnh của nó chỉ đặt ra đối với việc chông bán phá giá trong quan hệ thương mại tại thị trương nội địa nhưng xét về bản chất không có gì trái, mâu thuẩn so với những giải thích mang tính chuẩn mực của từ điển, với những quy định của GATT, WTO. Nó đã vận dụng và điều chỉnh một cách tương đối hợp lý vấn đề chông bán phá giá trong quan hệ thương mại quốc tế vào quan hệ thương mại nội địa, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Khái niêm trên đã làm sáng tỏ ba nội dung cơ bản để tiến hành các giải pháp chông bán phá giá phải chú ý đó là: Thứ nhất: Xác định hành vi (bán phá giá là hành vi bán hàng hóa, dịch vụ với giá thấp hơn so với giá thông thường...) Thứ hai: Xác định mục tiêu của hành vi (để chiếm lĩnh thị trương, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật) Thứ ba: Xác đinh hệ quả xảy ra của hành vi và việc thực hiện mục tiêu của hành vi (gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khác và lợi ích nhà nước). Điều 3 pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào vào Việt Nam SỐ 20/2004/PL-UBTVQH11 Ngày 29 tháng 4 năm 2004 Xác định hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam quy định Khoảng 1. Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam) nếu hàng hoá đó được bán với giá thấp hơn giá thông thường theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Khoảng 2. Giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường. Khoảng 3. Trong trường hợp không có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa không đáng kể thì giá thông thường của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xác định theo một trong hai cách sau đây: a) Giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường; b) Giá thành hợp lý của hàng hoá cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba. 2.2 Nguyên nhân của việc bán phá giá Hành động bán phá giá xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến các nguyên nhân chính sau: Do các khoản tài trợ của Chính phủ hoặc cơ quan công cộng nước ngoài. Chính sách tài trợ nhằm đạt được hai mục đích chính sau đây: - Duy trì và tăng cường mức sản xuất, xuất khẩu. - Duy trì mức sử dụng nhất định với các yếu tố sản xuất như lao động và tiền vốn trong nền kinh tế. Các khoản tài trợ có thể được cấp cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng, nhưng về mặt tác động kinh tế thì chúng đều như nhau và đều đưa đến những hệ quả kinh tế tương tự. Các hình thức tài trợ chủ yếu là: trợ cấp, ưu đãi về thuế, tín dụng ưu đãi, sự tham gia của Chính phủ vào các chi phí kinh doanh cũng như các hỗ trợ xuất khẩu. Các khoản tài trợ giúp các ngành thực hiện công nghệ mới, trang bị máy và thiết bị hiện đại, nghĩa là giúp cho các ngành mới gia nhập thị trường và đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, tăng cường xuất khẩu. Do đó mà chi phi sản xuát giảm xuống dẫn đến việc bán hạ giá. Do nhập siêu lớn, vẫn phải có ngoại tệ để bù đắp cho nhưng thiếu hụt này. Khi đó có thể áp dụng biên pháp bán phá giá để giải quyết cho vấn đề thiếu hụt ngoại tệ. Do trong một nước có quá nhiều hàng tồn kho, không thể giải quyết theo cơ chế giá bình thường. Bán phá giá đước sử dụng như là công cụ cạnh tranh. Sau khi đã chiếm lĩnh được thị trương nội địa của nước nhập khẩu, triệt tiêu được sự cạnh tranh của hang nội địa thì các hẵng sẻ tìm cách thao túng thị trường nội địa để thu hút lợi nhuận tối đa. Cũng có thể có một số nước làm ra sản phẩm với giá thành rất thấp do sủ dụng lao động trẻ em, tiền lương thấp và sử dung lao động của tù nhân làm hàng xuất khẩu. Việc sử dụng lao động là trẻ em ngoài việc mang lại siêu lợi nhuận còn là cách để cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó giá nhân công rẻ mạc, người ta có thể hạ giá thành sản phẩm, xuất khẩu hàng hóa bán phá giá ra nước ngoài. Đối với mặt hàng ngoại nhập xuất khẩu, do thu hút được lợi nhuận siêu ngạch có được từ trốn thuế nhập khẩu, hàng ngoại sẻ điều tiết và chiếm lĩnh được thị trường với giá cạnh tranh so với hàng hóa sản xuất trong nước. 2.3 Những ảnh hưởng của việc bán phá giá hàng hóa Hành động bán phá giá có thể có lợi trong một số trường hợp, nhưng nếu lạm dụng thì sẻ gây nhiều tác hại đối với nước nhập khẩu cũng như đối với nước xuất khẩu 2.3.1 đối với nước xuất khẩu 2.3.1.1mặt tích cực bán phá giá giúp cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu mở rộng thị trương tiêu thụ được lượng hàng tồn kho, đặc biệt là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, quần áo lỗi mốt... Ngoài ra biện pháp bán phá giá còn là công cụ quan trọng trong chính sách ngoại thương của đất nước nhằm giúp cho việc thực hiện những mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước đó. 1.3.1.2mặt tiêu cực Người tiêu dùng trong nước phải chụi thiệt do giá cao hơn xo với trước đây do có sự thỏa thuận về giá giữa các doanh nghiệp. Việc các doanh nghiệp bán phá giá, lượng hàng hóa đó lại được bán cho chính các doanh nghiệp trong nước mình, do đó lại quay lại lũng đoạn thị trường trong nước. Do việc bán phá giá nhằm mục đích thu được siêu lợi nhuận nên một vài nước đã sử dụng lao động trẻ em, phụ nữ, lao động tù nhân với giá rẻ mạt. Hậu quả là người lao động bị ngược đãi nặng nề. Trung Quốc là một trong những nước tiêu biểu sử dụng lao động tù nhân. Theo số liệu mới đây của văn phòng Quốc tế về lao động trẻ em(BIT) thì trên toàn thế giới có 250 triệu trẻ em trên từ 5-15 tuổi đang tham gia hoạt động kinh tế. 2.3.2 Đối với nước nhập khẩu 2.3.2.1 Tác động tích cực Người tiêu dùng có cơ hội để lựa chọn, tiêu dùng những mặt hàng mới, lạ giá cả dể chấp nhận. Đối với những mặt hàng từ nước ngoài đưa vào với giá rẻ, buộc các dịch vụ trong nước phải tìm cách cải tiến mẫu mã hàng hóa đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tích cực áp dụng công nghệ tiên tiến, tận dụng nguồn nhân lực để hạ chi phí sản xuất nhằm giữ vững vị trí trên thị trường và thu được lợi nhuận tối ưu. 2.3.2.2Tác động tiêu cực Bán phá giá hàng hóa cũng gây ra không ít những khó khăn cho nước nhập khẩu, nhất là đối với các nước đang phát triển có thị trường hẹp. Trước hết với người tiêu dùng của nước nhập khẩu họ phải sử dụng những mặt hàng kém chất lượng, hàng giả, đôi khi cả hàng quá thời hán sử dụng, không đảm bảo về an toàn thực phẩm, vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Các chủ doanh nghiệp, những người kinh doanh do hám lợi thu được lợi nhuận cao, do đó tìm mọi cách nhập lậu hàng hóa, trốn thuế gây thất thu cho Ngân sách Nhà Nước. Hơn nữa do không thể cạnh tranh được với hàng nước ngoài nên nhiều xí nghiệp trong nước bị đình trệ sản xuất, bị phá sản hoàn toàn. Khi đó nó là nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng trì trệ, hạn chế tốc độ phát triên nền kinh tế của nước nhập khẩu. Về mặt xã hội, việc các xí nghiệp bị đóng cửa sản xuất hoặc ở bên bờ của sự phá sản hoạt động cầm chừng đã làm cho nhiều công nhân không có việc làm, đời sống khó khăn, thất nghiệp tăng, kèm theo nó là các tệ nạn xã hội cũng gia tăng gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội của nước nhập khẩu. 2.4 Trạng bán phá giá và chống bán phá giá tại Việt Nam 2.4.1Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam Việc nước ta tham gia vào ASEAN,APEC và gia nhập WTO (năm 2006) sẽ dẫn đến việc xóa bỏ hàng rào thuế quan, hiện tượng bán phá giá hàng hóa nước ngoài chắc chắn ngày càng tăng trên thị trường nước ta. Các hẵng nước ngoài tìm đủ mọi cách để chiếm đoạt thị phần, dồn ép các ngành sản xuất của Việt Nam vào một góc thị phần nhỏ hẹp kể cả các biện pháp tiêu cực trong đó có bán phá giá. Theo kết quả điều tra của xã hội học của hội người tiêu dùng Việt Nam tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: các nhóm hàng ô tô, xe máy, rượu bia, thuốc lá của Mỹ, Nhật, Pháp và các nước Châu Âu khác chiếm ưu thế. Với nhóm hàng gia dụng trước năm 1992 hàng Việt Nam chiếm 62% hàng Mỹ chiếm 15% các nước Châu Âu chiếm 14% và 11% là các nước còn lại thì từ năm 1992 trở lại đây hàng Trung Quốc đã từng bước chiếm lĩnh thị trường này. Các mặt hàng như đồ chơi trẻ em, hàng dân dụng, xe máy, các giống cây trồng, thuốc trừ sâu của Trung Quốc cũng vào thị trường nước ta trong thời gian gần đây. Tình trạng buôn lậu ở nước ta đang có chiều hướng gia tăng phức tạp làm cho hàng hóa ế thừa hết hạn sử dụng hoặc hàng kém phẩm chất tràn vào nước ta bày bán khắp nơi gây tổn thất nặng nề cho các nhà sản xuất trong nước trong cuộc cạnh tranh bât bình đẵng trên thị trường. Nhìn toàn cảnh, chúng ta thấy rất rõ thế suy yếu của công nghiệp nước nội địa nước ta trước sự cạnh tranh không bình đẵng và không trung thực của các hàng hóa nước ngoài. Đi sâu phân tích thực trạng đối với một số nhóm hàng hóa, ngành cụ thể giúp ta thấy rõ ràng hơn thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Dưới đây là hai trong số rất nhiều mặt hàng của nước ngoài nhập khẩu vào bán phá giá tại thị trương Việt Nam. 2.4.1.1 Ngành dệt may Cùng với sự phát triển của đất nước ngành dệt may đã có sự phat triển vượt bậc có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân theo thống kê năm 1999 giá trị xuất khẩu đạt 1.73 tỷ USD thì đến năm 2009 giá trị xuất khẩu đã tăng lên hơn 5 lần Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 9,1 tỷ USD bằng với năm trước và trở thành ngành xuất khẩu dẫn đầu cả nước, trong đó Vinatex đạt 1,7 tỷ USD, tăng 3% so cùng kỳ năm 2008. Ðây là thành tích lớn của ngành góp phần quan trọng vào việc giảm nhập siêu năm 2009. Tỷ lệ nội địa hóa của hàng dệt - may Việt Nam tăng lên 44% so với mức 38% của năm 2008; sản xuất vải trong nước tăng 9%; doanh thu bán hàng nội địa tăng 10%; diện tích trồng bông nguyên liệu tăng gần 2,5 lần. Tuy vậy một mảng thị trường rất quan trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa coi trọng dó là thị trường nội địa. Nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp trên thế giới ba giờ cũng quan tâm đến thị trường nội địa, lấy thị trường nội địa làm gốc, làm nền tảng. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam lại bỏ ngõ thị trường này. Trên thực tế những doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong những năm gần đây đã có quan tâm đén thị trường nội địa nhưng sản phẩm của ngành dệt may ở trong nước vẫn còn rất khiêm tốn hơn năm 2009 hơn 85% giá trị sản xuât là xuất khẩu hàng nội địa chỉ chiếm gần 15% trong nước. Các công ty may có uy tín như công ty may 10 công ty dệt may Chiến Thắng, Thăng Long... thì dung lượng thị trương rất hẹp. Chỉ đáp ứng một phần nhỏ thị trường trong nước. Hiện nay trên thực tế vải nội địa chỉ chiếm 20% thị phần còn lại 80% thị phần cho hàng vải ngoại nắm giữ. Trong đó hàng Trng Quốc chiếm giữ 690% thị phần. Mặc dùa tổng công ty may Việt Nam hiện nay đã có đủ các loại vải của các nước danh tiếng sản xuất vải trên thế giói nhưng ngành sản xuất vải của Việt Nam cũng chưa có khả nang cạnh tranh với các đối thủ như Anh,Mỹ,Ý... bằng nhiều con đường, các đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần thông qua việc bán hạ giá các mặt hàng của mình, đặc biệt là mặt hàng vải Trung Quốc. Giá hàng vải Trung Quốc chỉ bằng 1/3-1/2 hàng sản xuất trong nước. Một mét vải Trung Quốc giá từ 12.000- 15000đ tùy theo khổ và màu, trong khi đó vải sui Long An là 21.000đ. Loại vải Mousseline Trung Quốc hoa màu chỉ từ 16.000-18000đ . Các loại vải phin, thô, lanh... chưa đến 10.000đ/m. Quần áo Trung Quốc giá rất rẻ, lại thích hợp với vóc dáng người Việt Nam. Nếu mua một bộ comlet tương đối đẹp ở một quán hàng hiệu của Trung Quốc phải lên tới 2 triệu đồng trong khi đó cung mua một bộ tương tự như ở các của hàng của Việt Nam thì chỉ khỏang vài trăm đế 1 triệu đồng Lý giải tại sao hàng Trung Quốc lại rẻ hơn hàng Việt Nam, mặc dù phải chụi chi phí chuyên chở, tiền lãi cho các nhà xuất khẩu nước ngoài và tiền lãi cho các nhà nhập khẩu Việt Nam. Báo diễn đàn doanh nghiệp cho rằng “xuất khẩu ra nước ngoài với giá rẻ, nhiều khi rẻ hơn giá sản xuất trong nước đã giúp xí nghiệp đạt công xuất tối đa, doanh thu và lợi nhuận đều cao hơn trường hợp bán trong nước với giá cao nhưng vì xí nghiệp không đạt được công xuất tối đa, chụi chi phí bất biến cao cuối cùng chỉ đạt lợi nhuận thấp. Một tình trạng đáng lưu ý là việc hàng ngoại nhập vào thị trường Việt Nam thông qua con đường buôn lậu bằng đường biển, qua các đường biên giới đáng báo động. Biện pháp bảo vệ thị trường nội địa Khuyến khích người tiêu dùng Việt Nam dùng hàng trong nước sản xuất Có những chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành dẹt may và ngành sản xuất nguyên liệu. Theo kế hoạch đến nay 2020, ngành dệt may sẽ phải chủ động tới 70% nguyên phụ liệu để đáp ứng 2/3 nhu cầu sử dụng. Đồng thời, Nhà nước cần tăng cường đầu tư vào các cơ sở sản xuất này, trang bị những công ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPháp luật về chống bán phá giá trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan