Với tính chất là sở giao dịch hàng hóa, do đó mọi hoạt động mua bán phải qua Sở giao dịch hàng hóa, đều này đôi khi sẽ làm cho các nhà đầu tư cảm thấy bất tiên. Nhất là với những người không có khả năng đến trực tiếp sàn để giao dịch thì lại càng khó khăn khi muốn tham gia giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch. Bên cạnh đó, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa còn mang tính chất quốc tế, nên rất khó để nhà đầu tư có thể đến trực tiếp sở để tham giao giao dịch. Và để giải quyết tình trạng này tạo điều kiện cho nhà sản xuất cung như đầu tư tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch thì họ có thể chọn chế độ ủy thác mua bán hàng hóa để nhân viên tại sở giao dịch có thể thực hiện thay mình. Và để cụ thể hóa cho phương pháp này thì Điều 45 Nghị định của Chính phủ số 158/2006/NĐ-CP đã có quy định chi tiết việc thực hiện chế độ uỷ thác mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác cho thành viên kinh doanh qua Sở giao dịch hàng hóa theo hợp đồng uỷ thác bằng văn bản. Để có thể yêu cầu thành viên kinh doanh qua Sở giao dịch hàng hóa thực hiện các yêu cầu mua, bán hợp đồng của mình, khách hàng phải có nghĩa vụ kí quỹ theo quy định, mức tiền kí quỹ do các bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn 5% trị giá lệnh uỷ thác giao dịch. Kết quả giao dịch được thành viên kinh doanh qua Sở giao dịch hàng hóa thông báo theo quy định của pháp luật.
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2029 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở hàng hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên và có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ít nhất là 05 năm; có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
4. Các điều kiện khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Như vậy, Sở giao dịch hàng hóa chỉ được thành lập nếu đáp ứng các điều kiện trên, trong đó Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch phải phản ánh được theo đúng nội dung quy định tại điều 14 Nghị định 158 bao gồm: Điều kiện và thủ tục chấp thuận tư cách thành viên; quyền và nghĩa vụ thành viên; Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên và trách nhiệm khi chấm dứt tư cách thành viên; Loại hàng hoá giao dịch; tiêu chuẩn và đơn vị đo lường của loại hàng hoá đó; Mẫu hợp đồng giao dịch và lệnh giao dịch; Thời hạn giao dịch hợp đồng và quy trình thực hiện giao dịch; Hạn mức giao dịch, ký quỹ giao dịch và phí giao dịch; Các phương thức, thủ tục thực hiện hợp đồng; Nội dung công bố thông tin của Sở Giao dịch hàng hóa và các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính của các thành viên; Các biện pháp quản lý rủi ro; Giải quyết tranh chấp; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động và các nội dung có liên quan khác .
1.4.1.3. Quyền và trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa
Nghị định 158 đã quy định khá rõ và chi tiết về các quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch hàng hóa. Trong đó, bao gồm các nghĩa vụ cơ bản được quy định tại điều 16 như: công bố các giấy tờ chứng minh tư cách giấy phép thành lập, điều lệ hoạt động, mẫu hợp đồng, mẫu lệnh giao dịch… của Sở giao dịch; thực hiện chế độ báo cáo…và là chủ thể chịu trách nhiệm đến cùng về các giao dịch. Đều này, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện giao dịch một cách dễ dàng và họ cũng không cần phải quá lo sợ rằng sở giao dịch sẽ “bỏ chạy” giữa chừng nếu có bất lợi. Mà luật đã quy định khá rõ sở giao dịch phai có trách nhiệm đến cùng trong các giao dịch. Nghĩa là phải đảm bảo giao dịch được thực hiện một cách thuận lợi và phải chịu mọi trách nhiệm khi giao dịch không thành công mà có lỗi của so giao dịch. Do đó, nhà đầu tư có thể yên tâm khi tham gia các giao dịch tại sở giao dịch. Ngoài ra, với tính chất là một trung gian trong các giao dịch nên có thể sở giao dịch sẽ liên kết với một bên để làm phương hại đến lợi ích của bên còn lại, không đảm bảo tính công bằng và cạnh tranh. Lường trước được điều này luật cũng đã có quy định cụ thể trong nghĩa vụ của Sở giao dịch hàng hóa dó là nghĩa vụ tổ chức giao dịch một cách vô tư, công bằng và hiệu quả
Bên cạnh đó, cũng như bất kì một tổ chức kinh doanh nào, luật cũng quy định khá rõ các quyền cơ bản của Sở giao dịch hàng hóa khi tham gia hoat đông tại điều 15 Nghi định 158/2006/NĐ-CP như: Sở giao dịch hàng hóa có quyền lựa chọn hàng hóa cơ sở đưa vào danh mục giao dịch tại sở; tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động giao dịch qua sở; chấp thuân, hủy bỏ tư cách thành viên của công ty có “chân” tại sở giao dịch; yêu cầu các thành viên ký quỹ để thực hiện giao dịch; thu các loại phí theo quy định; ban hành quy chế niêm yết, công bố thông tin; kiểm tra, giám sát hoạt động giao dịch; yêu cầu thành viên áp dụng biện pháp quản lý rủi ro; làm trung gian giải quyết tranh chấp theo yêu cầu….Để đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho sở giao dich có thể hoạt động có hiệu quả, tạo một hành lang pháp lý an toan cho Sở giao dịch hàng hóa hình thành và phát triển bền vững.
1.4.1.4. Thành viên của Sở giao dịch hàng hóa.
Điều 17 Nghị định 158 đã quy định khá rõ các quyền và nghĩa vụ cũng như điêu kiện để trở thành và chấm dứt tư cách thành viên của Sở giao dịch hàng hóa. Theo đó:
Thứ nhất, Thương nhân môi giới: Theo Điều 19 Nghị định 158 Thành viên môi giới phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: “Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp; vốn pháp định là 5 tỉ đồng trở lên; giám đốc hoặc tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lí doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp; các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hoá”. Thương nhân môi giới thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa. Quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới thực hiện theo Luật Thương mại và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
Thứ hai, Thương nhân kinh doanh thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa. Điều kiện trở thành thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa bao gồm: “Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp; vốn pháp định 75 tỉ đồng trở lên; giám đốc hoặc tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lí doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp; các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hoá” (Điều 21 Nghị định 158).
Họ có quyền thực hiện các hoạt động tự doanh hoặc nhận uỷ thác mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa cho khách hàng; yêu cầu khách hàng kí quỹ để thực hiện giao dịch; Nộp phí thành viên, phí giao dịch và các loại phí khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa; Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ và trong giao dịch; Trong trường hợp nhận uỷ thác, phải ký kết hợp đồng uỷ thác bằng văn bản với khách hàng và chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng khi nhận được lệnh uỷ thác giao dịch từ khách hàng; Cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời thông tin cho khách hàng; Lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch cho khách hàng và cho chính mình.; Ưu tiên thực hiện lệnh uỷ thác giao dịch của khách hàng trước lệnh giao dịch của chính mình; Giao dịch trung thực và công bằng, vì lợi ích của khách hàng; Đảm bảo hạch toán riêng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa của từng khách hàng và của chính mình; Thực hiện chỉ định của Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định; Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa...
Ngòai ra, để đảm bảo giám sát có hiệu quả các hoạt động của thương nhân, đảm bảo cho hoạt động mua bán hàng hóa thuận lợi thì theo quy định tại điều 24 Nghị định 158 Thương nhân bị chấm dứt tư cách thành viên nếu vi phạm các điều kiên sau đây:
1. Không còn đáp ứng đủ các điều kiện trở thành thành viên.
2. Giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Tự đề nghị chấm dứt tư cách thành viên và được Sở Giao dịch hàng hóa chấp thuận theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
4. Có hành vi vi phạm là điều kiện chấm dứt tư cách thành viên theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa hoặc quy định của pháp luật.
1.4.2. Hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa
1.4.2.1. Hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa.
Hợp đồng được sử dụng làm công cụ để giao dịch theo quy định của Luật thương mại là “hợp đồng kì hạn” và “hợp đồng quyền chọn” và là loại hợp đồng song vụ, theo đó các bên cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 Luật thương mại 2005: “Hợp đồng kì hạn là thoả thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng”. Như vậy, theo cách định nghĩa truyền thống, hợp đồng kì hạn giống như những hợp đồng mua bán thông thường, đó là sự thoả thuận, thống nhất ý chí giữa các chủ thể giao kết để chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua và đổi lấy khoản tiền là giá trị hàng hoá. Tuy nhiên, khác với mua bán thông thường, việc kí kết hợp đồng kì hạn không phải là kí kết trực tiếp giữa người bán và người mua mà được thực hiện thông qua Sở giao dịch hàng hóa với tư cách là cơ quan trung gian. Khi một người muốn mua hàng hoá qua sở giao dịch, người đó sẽ phải tuân thủ các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa cũng như quy tắc, điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa đó. Hợp đồng kì hạn chứa đựng yếu tố rủi ro cao hơn so với hợp đồng mua bán thông thường nhưng bên mua và bên bán nhiều khi lại tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở sự biến động đó của thị trường.
Trên cơ sở hợp đồng kì hạn đã giao kết, hai bên có thể kí tiếp hợp đồng quyền chọn.Hợp đồng quyền chọn bao gồm hợp đồng về quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua. Hợp đồng về quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua là thoả thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hoá xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền).Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua bán hàng hoá đó (khoản 3 Điều 64 LTM). Hợp đồng quyền chọn thực chất là sự tự bảo hiểm cho chính hợp đồng kì hạn mà hai bên đã kí kết; theo đó:
Cho phép dồn nghĩa vụ về một bên (bên bán quyền). Khi giá cả hàng hoá trên thị trường tăng hoặc giảm so với giá thoả thuận trong hợp đồng, bên mua quyền có quyền thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng kì hạn. Bên bán quyền trong hợp đồng quyền chọn phải sẵn sàng đón nhận hàng hoá nếu bên mua quyền thực hiện quyền giao hàng, mặc dù có thể hợp đồng đó không còn có lợi cho mình. Bù lại, bên bán quyền chắc chắn đã được hưởng một khoản tiền (tiền bán quyền) chứ không phải là lợi nhuận mà hợp đồng mang lại. Điều này đòi hỏi bên bán quyền trong hợp đồng quyền chọn phải là những chủ thể có tiềm lực kinh tế mạnh để sẵn sàng chấp nhận rủi ro đồng thời vẫn thu được lợi nhuận. Đây là một lợi thế rất lớn của hợp đông quyền chọn và cũng phù hợp với mục đích tham gia Sở giao dịch của các nhà đầu tư đó là lợi nhuận, do dó mà loại hợp đông này rất được các nhà đầu tư ưa chuộng.
1.4.2.2. Loại hàng hoá được phép đưa vào giao dịch
Theo quy định của Nghị định số 158/2006/NĐ-CP, danh mục hàng hoá giao dịch tại SGDHH phải được công bố và nằm trong danh mục được phép giao dịch của Sở giao dịch hàng hóa theo quyết định của Bộ trưởng Bộ thương mại trong từng thời kì. Sở giao dịch hàng hóa chỉ được phép giao dịch các loại hàng hoá thuộc danh mục đã công bố với những điều kiện rất nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, khối lượng, chất lượng... Danh mục hàng hóa được phép giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa đã được Bộ Công Thương xây dựng tại Quyết định 4361/QĐ-BCT ngày 18/8/2010. Theo đó, có 8 loại hàng được phép giao dịch là: cà phê nhân, chưa rang, chưa khử chất cafein; Mủ cao su tự nhiên, đã hoặc chưa tiền lưu hóa; Cao su tự nhiên ở dạng tấm cao su xông khói; Cao su tự nhiên đã được định chuẩn kỹ thuật; Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng; Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội, chưa dát phủ, mạ hoặc tráng; Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên đã phủ, mạ hoặc tráng; Các sản phẩm thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán.
Thông qua việc liệt kê các sản phẩm được phép mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa, về cở bản là bao gồm cà phê, các sản phẩm mủ cao su và thép. Đều này, có thể khẳng định rằng Nhà nước ta đã rất quan tâm đến sự phát triển của hoạt động mua bán hang hóa qua sở giao dịch này. Bởi các sản phẩm được đưa vào ranh mục đêu là những sản phẩm thế manh của Việt Nam trên trường quốc tế ( cà phê, mủ cao su ) hoặc đang có nhu cầu trong thị trường trong nước ( thép ). Nó thể hiện tầm nhìn sâu rộng của các nhà hoạch định chính sách trong nước, tạo điều kiện thuận lợi để Sở giao dịch hàng hóa phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên, với lợi thế là nước xuất khẩu hàng đầu về gạo, điều…, thiết nghĩ cũng nên đưa các sẩn phẩm này vào danh sách này.
1.4.2.3. Phương thức giao dịch
Cũng như trên thị trường chứng khoán tập trung, Sở giao dịch hàng hóa thực hiện phương thức giao dịch thông qua việc khớp lệnh tập trung trên cơ sở lệnh mua, lệnh bán với nguyên tắc: Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất; nếu có nhiều mức giá đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất thì lấy mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất.Và nếu có nhiều mức giá thoả mãn điều kiện trên thì lấy mức giá được trả cao nhất.Đồng thời, việc khớp lệnh dựa trên cơ sở lệnh có mức giao cao hơn được ưu tiên thực hiện. Đều này cho thầy tuy các mặt khác là khác nhau nhưng về phương thức giao dịch thì Sở giao dịch hàng hóa và thị trường chứng khoán là giống nhau. Với việc thực hiện phương thức khớp lệnh đã và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư rễ ràng nắm bắt được giá của các mặt hàng trong sàn và nhanh chóng có thể đưa ra các quyết định hợp lý nhằm đảm bảo lợi nhuận hoặc tránh bị thua lỗ.
Để được tham gia giao dịch, đều 39 Nghị định của Chính phủ số 158/2006/NĐ-CP cho phép Sở giao dịch hàng hóa căn cứ vào điều kiện của mình mà quy định mức kí quỹ giao dịch nhưng không được thấp hơn 5% trị giá của từng lệnh giao dịch và phải đảm bảo số dư tài khoản kí quỹ mở tại trung tâm thanh toán. Ngoài ra, Nghị định này cũng đặt ra các trường hợp ngoại lệ. Đều này sẽ đảm bảo cho khả năng thanh toán của các nhà đầu tư tránh hiện tượng lừa dảo hoặc đổ vỡ hợp đồng do mất khả năng thanh toán. Ngoài ra, để đảm bảo nguồn sản phẩm trên thực tế có thể đáp ứng thực hiện hợp đồng, cũng như tránh hiện tượng lừa dảo để kiếm lời thì Đều 34 Nghị định của Chính phủ số 158/2006/NĐ-CP đã giới hạn tổng mức giao dịch của toàn bộ các hợp đồng trong thời gian giao dịch không được vượt quá 50% tổng khối lượng hàng hoá đó được sản xuất tại VN, tính theo năm trước đó. Đồng thời, mỗi thành viên chỉ được giao dịch không vượt quá 10% tổng hạn mức giao dịch kể trên.
khi dáp ứng các điều kiện này thì nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch và Thời gian giao dịch do Sở giao dịch hàng hóa công bố theo ngày, theo phiên giao dịch, thời gian khớp lệnh, mở cửa, đóng cửa... và công bố các thông tin liên quan đến việc thay đổi thời gian kể trên. Và để đảm bảo tính pháp lý của việc xác lập hợp đồng thi luật còn quy định: Thời hạn giao dịch hợp đồng được tính từ phiên giao dịch đầu tiên của ngày đầu tiên giao dịch hợp đồng đó cho đến phiên giao dịch cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng đó. Khi hết hạn giao dịch, các bên nắm giữ hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ ghi trên hợp đồng.
1.4.2.4. Phương thức thực hiện hợp đồng
Để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán trong khi tham gia Sở giao dịch thì các bên trong quan hệ hợp đồng có thể lựa chọn, thực hiện theo thủ tục thanh toán bù trừ qua trung tâm thanh toán hoặc giao nhận hàng.
Theo khoản 1,2 đều 26 và khoản 1, 2 đều 29 Nghị định 158 trung tâm thanh toán là tổ chức thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.Trung tâm giao nhận hàng hoá là tổ chức thực hiện chức năng lưu giữ, bảo quản và giao nhận hàng hoá cho các hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa. Đều này cho thấy tính chuyên môn hóa và tính chặt chẽ cao của sở giao dịch. Với hai trung tâm này nhà đầu tư có thể dễ ràng giao nhận hàng hóa cũng như thanh toán chi phí giao dịch và chi phí hợp đồng thuận tiện và nhanh chóng. Ngoài sự thuận tiện, nhanh chóng, nó cũng sẽ là một chiếc khiên an toàn cho các nhà đầu tư nếu có sự lo lắng vế hàng hóa tránh sự gian dối.
1.4.2.5. Chế độ ủy thác mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
Với tính chất là sở giao dịch hàng hóa, do đó mọi hoạt động mua bán phải qua Sở giao dịch hàng hóa, đều này đôi khi sẽ làm cho các nhà đầu tư cảm thấy bất tiên. Nhất là với những người không có khả năng đến trực tiếp sàn để giao dịch thì lại càng khó khăn khi muốn tham gia giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch. Bên cạnh đó, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa còn mang tính chất quốc tế, nên rất khó để nhà đầu tư có thể đến trực tiếp sở để tham giao giao dịch. Và để giải quyết tình trạng này tạo điều kiện cho nhà sản xuất cung như đầu tư tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch thì họ có thể chọn chế độ ủy thác mua bán hàng hóa để nhân viên tại sở giao dịch có thể thực hiện thay mình. Và để cụ thể hóa cho phương pháp này thì Điều 45 Nghị định của Chính phủ số 158/2006/NĐ-CP đã có quy định chi tiết việc thực hiện chế độ uỷ thác mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác cho thành viên kinh doanh qua Sở giao dịch hàng hóa theo hợp đồng uỷ thác bằng văn bản. Để có thể yêu cầu thành viên kinh doanh qua Sở giao dịch hàng hóa thực hiện các yêu cầu mua, bán hợp đồng của mình, khách hàng phải có nghĩa vụ kí quỹ theo quy định, mức tiền kí quỹ do các bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn 5% trị giá lệnh uỷ thác giao dịch. Kết quả giao dịch được thành viên kinh doanh qua Sở giao dịch hàng hóa thông báo theo quy định của pháp luật.
Ngoài các quy định trên, Luật thương mại và Nghị định của Chính phủ số 158/2006/NĐ-CP đã cho thấy một bước tiến vượt bậc so với trước đây khi đã ghi nhận quyền được tham gia giao dịch với các Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài của thương nhân Việt Nam. Điều này, đã tạo một hành lang an toàn cho các nhà đầu tư khi muốn tham gia giao dịch ở nước ngoài, nó cũng thể hiện sự hội nhập của thị trường mua bán hàng hóa qua sở giao dịch của Việt Nam so với thế giới.
1.4.2.6. Quản lí nhà nước và cơ chế giải quyết tranh chấp, vi phạm, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.
Thứ nhất, Pháp luật đã quy định vị trí, vai trò chủ đạo trong quản lí nhà nước liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa thuộc về Bộ thương mại (nay là Bộ công thương), ngoài ra hoạt động này còn chịu sự điều tiết quản lí từ phía Ngân hàng nhà nước (đối với chế độ, hoạt động thanh toán); từ phía Bộ tài chính (đối với chế độ thuế, phí, lệ phí giao dịch); từ phía Bộ kế hoạch đầu tư (trong việc phối kết hợp để thẩm định tính khả thi của việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa).
Thứ hai, , theo điều 50, điều 51 Nghị định 158 việc xử lí tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là tuân theo quy định của Luật thương mại, Luật khiếu nại, tố cáo, pháp luật về tố tụng dân sự...
Như vậy, với việc xác định cụ thể các cơ quan quản lý cũng như các biện pháp giả quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đã tạo điều kiện thuận lợi cho các sở giao dịch hoạt động. Việc quản lý được tập chung về một bộ ( Bộ công thương ) sẽ giúp cho việc quản lý hoạt động này thống nhất hơn trên cơ sở đó có thể kịp thời hoạch định chính sách phương hướng phát triển phù hợp. Tuy nhiên hoạt đông mua bán hàng hóa qua sở giao dịch còn có sự tham gia quản lý của các cơ quan khac như Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước,… sẽ khó tránh khỏi sự chồng chéo. Ngoài ra, việc cơ chế giải quyết tranh chấp còn chung chung, thiết nghĩ không thể sử đụng các cơ chế hiện có mà phải có một cơ chế riêng để điều chỉnh.
1.4.2.7. Một số hành vi bị cấm trong mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
Để đảm bào hiệu quả của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa điều 71 Luật thương mại 2005 quy định một số hành vi bị cấm trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch như sau:
“1. Nhân viên của Sở giao dịch hàng hóa không được phép môi giới, mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.
2. Các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn;
b) Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa;
c) Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hoá;
d) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật”
Đối với thương nhân hoạt động môi giới hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, ngoài việc không thực hiện các hành vi nêu trên còn bị cấm thực hiện các hành vi sau:
“1. Lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại phát sinh hoặc bảo đảm lợi nhuận cho khách hàng.
2. Chào hàng hoặc môi giới mà không có hợp đồng với khách hàng.
3. Sử dụng giá giả tạo hoặc các biện pháp gian lận khác khi môi giới cho khách hàng.
4. Từ chối hoặc tiến hành chậm trễ một cách bất hợp lý việc môi giới hợp đồng theo các nội dung đã thoả thuận với khách hàng.
5. Các hành vi bị cấm khác quy định tại khoản 2 Điều 71 của Luật này”.
Bên cạnh các biện pháp quản lý của Nhà nước trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, thì việc luật đã xác định các hành vi bị cấm khi tham gia giao dịch là một công cụ vô cùng hữu ích. Nó không chỉ giúp cho Nhà nước quản lý tốt hoạt động này, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động này phát triển hơn nữa. Với việc quy định rõ các hành vi bị cấm trong khi giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa thì có thể khẳng định rằng cơ quan quản lý Nhà nước đang hướng tới việc hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Giao dịch hàng hóa của Việt Nam
Giao dịch hàng hóa không phải là khái niệm mới tại Việt Nam. Giao dịch bằng hợp đồng tương lai áp dụng với mặt hàng cà phê đã được Techcombank và Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu Đắk Lắk (Inexim Đắk Lắk) triển khai từ vài năm nay. Trước đây, tham gia trên các sàn giao dịch quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam chỉ là các nhà đầu tư nhỏ về tiềm lực tài chính. Do khả năng phân tích, tập hợp thông tin về thị trường thế giới có hạn, vì thế không ít doanh nghiệp đầu tư kiểu hợp đồng tương lai đã thua lỗ nặng. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải tạo dựng một sân chơi tại Việt Nam, do doanh nghiệp và cơ quan quản lý Việt Nam đứng ra tổ chức, nhằm đem lại lợi ích lớn hơn, đồng thời tránh được tình trạng "chảy máu ngoại tệ" sang các sàn quốc tế.
Để giải quyết yêu cầu này, Ngày 20/10, tại Dinh Độc Lập, TP.HCM đã diễn ra Lễ Ra mắt Sở Giao dịch Hàng hóa Triệu Phong (TPE). Sở Giao dịch hàng hóa đầu tiên được cấp phép hoạt động tại Việt Nam theo quyết định số 4596/GP-BCT do Bộ Công Thương ký ban hành ngày 01/9/2010. Cổ đông sáng lập của TPE bao gồm 2 pháp nhân là Công ty Cổ phần Chứng khoán SME (SMES); Công ty Cổ phần Vàng Quốc Tế Triệu Phong (TPG) và các thể nhân. TPE có vốn điều lệ 150 tỷ đồng, được phép giao dịch tất cả cá loại hàng hóa do Bộ Công Thương quy định tại Quyết định số 4361/QĐ-BCT ký ngày 18/8/2010 của Bộ Công Thương bao gồm Cà phê, Cao su và Thép.
Sau đó, Ngày 11-1, Sở Giao dịch hàng hóa VN (VNX) đầu tiên đã chính thức đi vào hoạt động tại 18-20 Phước Hưng, quận 5 – TPHCM và sàn giao dịch đặt tại số 52 Nguyễn Công Trứ, quận 1- TPHCM
VNX ( tiền thân là Sở giao dịch hàng hóa Triệu Phong ) có vốn điều lệ 150 tỉ đồng, giao dịch 3 mặt hàng chủ yếu, gồm: cà phê, cao su và thép. Mô hình hoạt động gồm 3 phần chính là sàn giao dịch, trung tâm thanh toán bù trừ, trung tâm kiểm định và giao dịch hàng hóa.
VNX sẽ là nơi tập trung tất cả các đầu mối buôn bán với khối lượng lớn 3 mặt hàng trên thông qua một bộ phận môi giới. Giá cả giao dịch dựa theo nguyên tắc đấu giá công khai, hàng hóa giao dịch đều được kiểm định chặt chẽ.Sở sẽ là nơi cung cấp địa điểm, phương tiện các dịch vụ cần thiết cho việc thực hiện giao dịch. Hàng hóa được mua bán tại các sàn giao dịch phải qua giám định đạt những tiêu chuẩn chung, gọi là chuẩn chất. Giá cả giao dịch theo nguyên tắc đấu giá công khai, đấu giá mua và cả đấu giá bán.
VNX còn là khai thác, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin về tình hình thị trường hàng hóa trong và ngoài nước, các thông tin có liên quan cho các thành viên và các chủ thể khác tham gia thị trường; thiết lập các giao dịch liên kết với các SGDkhác trên thị trường trong nước và thế giới. Sở sẽ trực tiếp niêm yết giá chuẩn cho các mặt hàng cà phê, cao su, thép trong nước dựa trên cơ chế khớp lệnh liên tục.
Ngoài ra, VNX cũng là nơi niêm yết giá chuẩn cho các mặt hàng cà phê, cao su, thép trong nước dựa trên cơ chế khớp lệnh liên tục. Sở còn khai thác, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin về tình hình thị trường hàng hóa trong và ngoài nước, các thông tin có liên quan cho các thành viên và các chủ thể khác tham gia thị trường; thiết lập các giao dịch liên kết với các SGD khác trên thị trường trong nước và thế giới.
2.2 Đánh giá về các quy định của pháp luật hiện hành về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch.
2.2.1. Một số hạn chế của pháp luật hiện hành về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch ở Việt Nam so với các nước khác trên thế giới.
Những quy định của LTM 2005 và Nghị định số 158/2006/NĐ-CP của Chính phủ về mua bán hàng hóa qua SGD là một thành tựu đáng ghi nhận của ngành lập pháp Việt Nam. Tuy nhiên, khi đem so sánh với một số nước trên thế giới thì pháp luật hiện hành của Việt Nam vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập:
2.2.1.1. Pháp luật Việt Nam chưa hình thành m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Pháp luật mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa theo luật hiện hành, thực trạng và giải pháp.doc