Đề tài Pháp luật về nhập khẩu và Thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ Phần Thiết bị Thắng Lợi

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 3

1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động nhập khẩu 3

1.1.1 Khái niệm hoạt động nhập khẩu 3

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu 4

1.2. Tính tất yếu và vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng đối với nền kinh tế Việt Nam: 6

1.3. Những quy định của pháp luật về nhập khẩu 9

1.3.1. Hợp đồng nhập khẩu - hình thức pháp lí của hoạt động nhập khẩu 9

1.3.2. Chế độ pháp lý về hợp đồng nhập khẩu 11

1.3.2.1 Quy định về chủ thể của hợp đồng nhập khẩu 11

1.3.2.2. Quy định về hình thức của hợp đồng nhập khẩu 13

1.3.2.3 Quy định về nội dung của hợp đồng nhập khẩu 13

1.3.2.3.1 Điều khoản tên hàng (Commodity Article)- đối tượng của hợp đồng 13

1.3.2.3.2 Điều khoản về số lượng, khối lượng hàng hóa 14

1.3.2.3.3 Điều khoản phẩm chất 15

1.3.2.3.4 Điều khoản giá cả 17

1.3.2.3.5 Điều khoản giao hàng 18

1.3.2.3.6 Điều khoản về thanh toán: 22

1.3.2.3.7Điều khoản về thỏa thuận áp dụng luật điều chỉnh 25

1.3.2.3.8 Điều khoản trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp 26

1.3.2.4 Các quy định về ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế 27

1.3.2.4.1 Chào hàng 27

1.3.2.4.2. Chấp nhận chào hàng 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THẮNG LỢI 32

2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thiết bị Thắng Lợi 32

2.1.1. Quá trình hình thành của Công ty Thắng Lợi 32

2.1.2. Tổ chức hoạt động của công ty Thắng Lợi 35

2.1.3. Tình hình hoạt động phản ánh qua báo cáo Tài chính và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước 41

2.2. Quá trình xác lập và ký kết hợp đồng nhập khẩu của Công ty Thắng Lợi 43

2.3. Các tranh chấp thường xảy ra trong hoạt động nhập khẩu và biện pháp giải quyết của công ty 46

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHẬP KHẨU VÀ NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CỦA PHÍA VIỆT NAM 53

3.1. Những thành tựu chủ yếu về nhập khẩu hàng hóa của Việt nam những năm vừa qua và yêu cầu hoàn thiện pháp luật về nhập khẩu 53

3.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về nhập khẩu 57

3.2.1. Hoàn thiện về chủ thể của hoạt động nhập khẩu 57

3.2.2. Việt Nam cần xúc tiến lộ trình gia nhập Công ước Viên 1980 59

3.2.3. Kết hợp hài hòa với việc sử dụng các công cụ khác nhằm phối hợp điều chỉnh hoạt động nhập khẩu 61

3.2.3.1. Công cụ Thuế quan 62

3.2.3.2. Công cụ tỷ giá hối đoái 65

3.2.3.3. Công cụ tín dụng 66

3.3. Một số khuyến nghị nhằm đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu 67

KẾT LUẬN 76

 

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về nhập khẩu và Thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ Phần Thiết bị Thắng Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tăng vốn qua việc phát hành cổ phiếu, và việc kết nạp thêm cổ đông mới cũng rất thuận tiện. Ưu điểm lớn nhất mà công ty cổ phần có được hơn so với công ty TNHH là huy động vốn, mà trong sản xuất kinh doanh, vốn luôn được đánh giá là nhân tố sản xuất vô cùng quan trọng, sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả là điều kiện tiên quyết để có được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì thế, khi hình thức công ty cổ phần xuất hiện, nó đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của các doanh nhân và trở thành sự lựa chọn của họ khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh thương mại, thể hiện qua việc hàng loạt các công ty TNHH trong vài năm trở lại đây ồ ạt chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần. Tháng 7 năm 2005, công ty TNHH Thắng Lợi chuyển đổi thành công ty cổ phần Thiết bị Thắng Lợi, với tên giao dịch là Victory Instrument Jsc. Trong hơn 10 năm hoàn thiện và phát triển, ngành nghề kinh doanh của công ty cũng dần được điều chỉnh theo hướng hiện đại hơn, phù hợp với sự phát triển của xã hội. o Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Thiết bị Thắng Lợi o Tên giao dịch bằng tiếng Anh: VICTORY Instrument Jsc o Tên viết tắt: VICTORY Jsc; o Trụ sở: 6 Hoà Mã, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội o Website: www.victory.com.vn o Mã số thuế: 0100516510 o Vốn điều lệ: 20 tỷ VNĐ o Người đại diện trước pháp luật: GĐ Nguyễn Trọng Khôi o Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh các thiết bị sau Thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị y tế; thiết bị nghiên cứu và xử lý môi trường; các thiết bị công nghệ Thiết bị đo lường, kiểm chuẩn, thiết bị điện tử, viễn thông; thiết bị cho dây chuyền sản xuất; thiết bị trường học Thiết bị trắc địa và định vị vệ tinh; thiết bị kiểm tra vật liệu xây dựng Dịch vụ chuyển giao công nghệ, sửa chữa, lắp đặt, bảo trì các loại thiết bị KH-KT Đại lí mua bán, ký gửi hàng Sản xuất thiết bị KH-KT Ngoài ra, công ty có 2 văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng: 91 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Fax: + 84-8-9104695 Email: victory-rep@hcm.vnn.vn 254 Đống Đa, Đà Nẵng, Việt Nam Tel: + 84-511-538 919 Fax: + 84-511-538 929 Email: victorydng@vnn.vn 2.1.2. Tổ chức hoạt động của công ty Thắng Lợi Công ty cổ phần Thắng Lợi hiện nay có khoảng 70 nhân viên, trình độ đại học, cao học tốt nghiệp tại rất nhiều trường trong cả nước. Công ty có 17 cổ đông, trong đó có 5 cổ đông sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị đồng thời là giám đốc công ty. Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý của Công ty do Đại hội đồng cổ đông công ty bầu ra, số thành viên Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông công ty quyết định. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau: • Quyết định chiến lược phát triển của công ty; • Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; • Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; • Quyết định phương án đầu tư; • Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty. • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó; • Quyết định cơ cấu tổ chức, qui chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; • Trình báo quyết toán hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông; • Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh; • Quyết định chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty; định giá tài sản góp vốn không phải tiền Việt nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng; • Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định; • Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần được bán của từng loại; • Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty; • Thành viên Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu Giám đốc, phó Giám đốc điều hành công ty, cán bộ quản lý các đơn vị khác trong công ty cung cấp các thông tin và tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của côgn ty và của các đơn vị trong công ty; • Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho công ty; • Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết; • Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có 2/3 tổng số thành viên tham dự và được ghi đầy đủ vào sổ biên bản. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp chấp thuận. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch hội đồng quản trị. Ban giám đốc của công ty gồm 5 người: Giám đốc: phụ trách điều hành chung và công tác tổ chức công ty; theo dõi hoạt động tài chính của công ty. 4 Phó Giám đốc 1Phó Giám đốc phụ trách điều hành chung hoạt động của văn phòng đại diện Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh. 1 Phó Giám đốc phụ trách công việc hành chính của công ty, phụ trách kinh doanh về thiết bị đo lường, trường học, và công nghiệp của toàn bộ Công ty. 1 Phó Giám đốc theo dõi và kiểm tra hoạt động của Trung tâm bảo hành, phụ trách kinh doanh về thiết bị phòng thí nghiệm của toàn bộ Công ty. 1 Phó Giám đốc phụ trách họat động đối ngoại của Công ty; phụ trách kinh doanh về thiết bị trắc đạcvà kiểm tra Vật liệu xây dựng của toàn bộ Công ty. Ngoài ra, công ty có thành lập ra 1 ban kiểm soát theo Pháp lệnh Hợp đồng lao động, gồm 5 thành viên, trong đó có 1 trưởng ban, 1 thư ký và 3 thành viên. Ban kiểm soát có một khoản lương phụ cấp với nội dung là chi phí trách nhiệm giữ chức vụ của họ. Trụ sở công ty, 6 Hoà Mã- Hà Nội, bao gồm các phòng ban: • Phòng kế toán tổng hợp: làm việc với các chứng từ, sổ sách có liên quan đến nghiệp vụ tài chính- kế toán; giao dịch ngân hàng; làm việc với cục thuế TP Hà Nội. • Phòng xuất nhập khẩu: quản lí các hoạt động xuất nhập khẩu, mà chủ yếu là hoạt động nhập khẩu của công ty. • Phòng phân tích, thiết bị thí nghiệm: nghiên cứu các công nghệ, kinh doanh thiết bị về các lĩnh vực sinh hoá, môi trường, thiết bị phòng thí nghiệm. • Phòng kinh doanh, thiết bị điện tử: thực hiện bán hàng; lắp đặt, hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị đo lường, trường học và công nghiệp. • Phòng xây dựng: kinh doanh Thiết bị trắc đạc và kiểm tra vật liệu xây dựng. • Phòng bảo hành: thực hiện bảo hành, sửa chữa máy móc, thiết bị. Văn phòng đại diện của công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng được chia thành 3 phòng kinh doanh độc lập giống như trụ sở chính tạ Hà Nội. Còn văn phòng Đà Nẵng, do điều kiện ít người, phạm vi kinh doanh còn hạn chế nên chưa chia thành các phòng riêng biệt; toàn bộ văn phòng hoạt động như một phòng kinh doanh độc lập, và có thể kinh doanh tất cả các mảng thiết bị. Các phòng kinh doanh giữa các văn phòng đại diện có nhiệm vụ hỗ trợ, trao đổi thông tin với nhau. Trưởng phòng sẽ có trách nhiệm phân công một người của mình phụ trách công việc này. Công ty Cổ phần thiết bị Thắng Lợi không chịu sự giám sát của Chi cục Thuế Quận Hai Bà Trưng mà đặt dưới sự quản lí trực tiếp của Cục thuế Thành phố Hà Nội, vì đây là một công ty lớn với mức vốn 20 tỷ đồng, và hoạt động của nó cũng thuộc lĩnh vực rộng lớn, lĩnh vực xuất nhập khẩu. - Vấn đề thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước + Chấp hành pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước có liên quan đến công ty. + Chấp hành các quy định về thành lập, tách, nhập, giải thể, các chính sách về tổ chức, cán bộ, chế độ tài chính, tín dụng, thu lợi nhuận, các chế độ về kế toán, thống kê. + Thực hiện việc kê khai và nộp thuế theo đúng quy định tại cơ quan chủ quản là Cục thuế Thành phố Hà Nội. + Chịu sự kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách, chế độ của nhà nước tại công ty. + Được đề xuất, kiến nghị về các giải pháp, cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước đối với công ty. + Được quản lý và sử dụng vốn, tài sản, đất đai thuộc phạm vi của công ty. Hình thức cổ phần, cổ phiếu: Công ty có các hình thức cổ phần: • Cổ phần phổ thông; • Số và loại cổ phần ưu đãi sẽ do Đại hội đồng cổ đông công ty quyết định Trong 03 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận dăng ký kinh doanh, các cổ động sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán; cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần. Công ty sẽ phát hành các cổ phiếu bao gồm cổ phiếu có ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu của cổ đông sáng lập là cổ phiếu có ghi tên. Thành viên Hội đồng quản trị phải là cổ đông hoặc đại diện cho các cổ đông nắm giữ các cổ phiếu có ghi tên trị giá ít nhất bằng 2% số cổ phiếu cổ đông. Công ty được phát hành cổ phiếu tại trụ sở công ty để chào bán và cổ phiếu phải có chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty. Việc phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán theo qui định của pháp luật về thị trường chứng khoán. Ngoài ra, vấn đề chào bán và chuyển nhượng cổ phần, mua lại cổ phần được quy định rõ trong Điều lệ công ty. Cổ phiếu có ghi tên của cổ đông sáng lập và thành viên Hội đồng quản trị chỉ được chuyển nhượng cho người khác khi được Hội đồng quản trị công ty phê chuẩn. Việc chuyển nhượng cổ phần phải được thực hiện bằng văn bản có ký nhận của hai bên và chỉ có hiệu lực khi có văn bản xác nhận của một thành viên Hội đồng quản trị không tham gia vào việc chuyển nhượng, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có qui định khác. Công ty Cổ phần Thiết bị Thắng Lợi là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại chứ không tiến hành sản xuất. Là đại diện của nhiều hãng sản xuất thiết bị nổi tiếng thế giới, chủ yếu của Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu và các nước tiên tiến khác, Công ty Cổ Phần Thiết Bị Thắng Lợi cung cấp thiết bị, vật tư và giải pháp trong các lĩnh vực sau. - Thiết bị đo lường, thử nghiệm điện, điện tử, cơ khí - Thiết bị mô phỏng và thực hành vật lý, hoá học, sinh học và các chuyên ngành điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, tự động hoá, xử lý môi trường,.v..v… - Thiết bị an ninh, bảo vệ, kiểm soát nhân sự - Linh kiện điện, điện tử, cơ khí - Thiết bị phân tích và thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm - Thiết bị nghiên cứu, quan trắc, xử lý ô nhiễm môi trường - Thiết bị nghiên cứu, kiểm tra chất lượng sản phẩm cho các ngành công nghiệp, thuỷ sản, dược phẩm, thực phẩm và nước giải khát - Thiết bị cho ngành công nghệ sinh học - Thiết bị y tế - Thiết bị nghiên cứu và thử ngiệm vật liệu xây dựng - Thiết bị trắc đạc và định vị vệ tinh - Thiết bị thi công xây dựng - Các giải pháp tự động hoá: tự động hoá toà nhà, tự động hoá trong giao thông, giải pháp tổng thể cho nhà máy - Cung cấp các dây chuyền tự động hoá cho các ngành công nghiệp. Những khách hàng tiêu biểu của VICTORY - Các trường đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề; - Các viện nghiên cứu, các trung tâm công nghệ; - Các sở khoa học công nghệ và môi trường, giao thông vận tải, các chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng; - Các công ty, nhà máy thuộc ngành công nghiệp; - Các bệnh viện, các trung tâm y tế dự phòng; - Các công ty xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao thông vận tải; - Các công ty tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng; - Các dự án đầu tư trong nước và quốc tế. Hoạt động điển hình của công ty là nhập khẩu các loại thiết bị, máy móc từ nước ngoài về để cung cấp cho khách hàng trong nước. Công ty Cổ Phần Thiết bị Thắng Lợi đã và đang cung cấp vật tư, thiết bị, giải pháp cho rất nhiều khách hàng trên khắp các vùng miền của Tổ quốc. Với đội ngũ cán bộ đông đảo, năng động, nhiệt thành và giàu năng lực, cùng với kênh cung cấp rộng khắp, Victory đang càng ngày càng khẳng định vị trí và uy tín của mình trong cả nước. 2.1.3. Tình hình hoạt động phản ánh qua báo cáo Tài chính và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước VNĐ Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tiền mặt tại quỹ 40.555.708.277 44.827.921.720 63.072.186.566 Tiền gửi ngân hàng 236.976.334 8.082.333 155.475.904 Tài sản cố định 757.377.405 1.346.853.632 6.479.204.462 Vốn kinh doanh 7.110.000.000 7.110.000.000 20.057.000.000 Lợi nhuận trước thuế 33.501.207 33.642.128 55.473.388 Lợi nhuận sau thuế 22.780.821 24.222.332 39.940.839 Trích Báo cáo Tài chính của Công ty cổ phần Thiết bị Thắng Lợi Qua các chỉ tiêu thể hiện trong báo cáo tài chính, có thể rút ra kết luận là công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả. Các chỉ tiêu kết quả tăng dần theo các năm, và đặc biệt trong năm 2005, các con số này nhảy vọt lên gấp vài lần so với hai năm trước đó. Sang năm 2005, Tài sản cố định tăng gần 5 lần, điều này cho thấy cơ sở vật chất của công ty đã được đầu tư, nâng cấp một mức đáng kể. Có lẽ việc củng cố cơ sở vật chất như vậy đã góp phần thúc đẩy hiệu quả của hoạt động kinh doanh, khiến lợi nhuận cũng tăng vọt. Một nguyên nhân khác góp phần tạo nên hiệu quả đó không thể không nói đến nguồn vốn kinh doanh, hay chính là nguồn vốn góp từ các thành viên trong công ty. Năm 2005, nguồn vốn này tăng từ hơn 7tỷ lên tới hơn 20 tỷ đồng. Sở dĩ nguồn vốn tăng nhanh như vậy là do năm 2005, công ty chuyển từ hình thức TNHH sang công ty cổ phần, nên việc huy động vốn trở nên dễ dàng hơn, và như vậy, một lần nữa, chúng ta có thể khẳng định tính ưu việt của loại hình công ty cổ phần so với công ty TNHH. Do hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nên công ty phải nộp nhiều loại thuế hơn so với các doanh nghiệp chỉ kinh doanh trong nước. Ngoài thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, công ty còn phải nộp thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, và các loại thuế liên quan đến các dòng hàng nhập khẩu do Nhà nước quy định. Tình hình nộp thuế qua các năm: Đơn vị: VNĐ Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Thuế GTGT hàng bán trong nước 2.631.535.069 3.707.924.244 52.622.506 Thuế GTGT hàng nhập 2.000.572.998 2.000.572.998 3.399.637.524 Thuế xuất nhập khẩu 116.409.037 234.899.000 264.559.965 Thuế thu nhập doanh nghiệp 19.200.000 101.291.990 27.440.000 Trích báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Năm 2003, 2004, và 2005 Nhìn vào tình hình thực hiện nghĩa vụ đóng thuế qua các năm, cũng có thể thấy rõ thực trạng kinh doanh ngày càng khấm khá của Công ty, biểu hiện là số tiền thuế nộp vào Ngân sách Nhà nước nhìn chung là tăng đều trong 3 năm vừa qua. 2.2. Quá trình xác lập và ký kết hợp đồng nhập khẩu của Công ty Thắng Lợi Hợp đồng nhập khẩu của công ty với đối tác nước ngoài thông thường được ký kết với nội dung rất đơn giản, chỉ gồm các điều khoản cơ bản về loại hàng hoá, giá cả, số lượng và phương thức vận chuyển hàng. Sở dĩ như vậy là do các đối tác nước ngoài đa phần là những nhà cung cấp rất có uy tín, là đối tác quen thuộc của công ty, và hơn nữa, trong số đó cũng có cả những hãng sản xuất lớn đã lựa chọn công ty Thắng Lợi làm đại lí độc quyền cho họ tại Việt Nam. Cụ thể, hiện nay, công ty Thắng Lợi đang là đại lý phân phối độc quyền tại Việt Nam các sản phẩm của nhiều hãng danh tiếng như: HIOKI- hãng sản xuất thiết bị kiểm tra - đo lường điện, điện tử hàng đầu trên thế giới của Nhật Bản; Hãng thiết bị nghiên cứu tài nguyên rừng và môi trường Silva của Thụy Điển; Phywe - hãng sản xuất đến từ thành phố Goettingen (Đức) nổi tiếng với hơn 40 giải Nobel về khoa học tự nhiên chuyên cung cấp các bài thí nghiệm về các lĩnh vực khoa học tự nhiên hàng đầu thế giới, với gần 90 năm kinh nghiệm, Phywe mang lại một hệ thống các bài thí nghiệm vật lý, sinh học, hoá học phong phú, đa dạng; AOIP - Pháp là hãng chuyên sản xuất các thiết bị đo lường, kiểm chuẩn với độ chính xác rất cao; Hãng Bruel and Kjaer (Đan Mạch )- nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm chuyên về đo lường, phân tích, xử lí tín hiệu âm thanh và rung (Sound anh Vibration); ONO SOKKI - nhà cung cấp thiết bị đo kiểm hàng đầu Nhật Bản;… Đối với các hãng mà công ty làm đại diện độc quyền, công ty phân công một người phụ trách chung, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trước công ty và hãng đó. Các thành viên ở các văn phòng đại diện được phân công kinh doanh máy móc, thiết bị của hãng này phải chịu sự chỉ đạo của người phụ trách chung và phải báo cáo hoạt động với người này. Đặc điểm dễ nhận thấy trong các hợp đồng nhập khẩu của Công ty Thắng lợi là nội dung hợp đồng ngắn gọn và rất nhiều điều khoản liên quan đến vấn đề pháp lí về giải quyết tranh chấp khi có vi phạm xảy ra cũng không được chú ý nhiều. Hầu hết các hợp đồng đều không có điều khoản thoả thuận về luật áp dụng để đảm bảo thực hiện, các điều khoản thoả thuận về phương thức giao hàng như FOB, CFR… đều không được gắn với bất kỳ phiên bản Incoterms cụ thể nào. Thậm chí việc lựa chọn các điều kiện giao hàng quốc tế cũng được lựa chọn chưa phù hợp, chẳng hạn như điều kiện FOB vốn chỉ được áp dụng khi vận chuyển hàng hoá bằng đường biển thì lại được áp dụng để vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không. Chỉ trong một số ít trường hợp, khi lần đầu cộng tác với một nhà cung cấp mới thì hợp đồng mới xác định rõ phiên bản Incoterms cụ thể được dẫn chiếu. Việc xác lập một hợp đồng nhập khẩu, công ty có thể cử người đàm phán, thỏa thuận và đưa ra một bản hợp đồng để các bên cùng ký kết; hoặc cũng có thể đơn giản hơn là bạn hàng nước ngoài đưa ra một báo giá và công ty chấp nhận với giá đó, hay công ty fax một đơn đặt hàng sang cho các nhà cung cấp và nhà cung cấp đồng ý cung cấp mặt hàng theo đúng tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng, giá cả trong đơn đặt hàng, thì trong những trường hợp này coi như đã thiết lập hợp đồng, không cần ký một hợp đồng riêng rẽ nữa. Nhưng thông thường, do đặc điểm phức tạp của hoạt động mua bán hàng hóa Quốc tế nên hình thức hợp đồng theo kiểu chấp nhận chào hàng chỉ thường được công ty áp dụng đối với hoạt động thương mại trong nước, và rất hãn hữu đối với hoạt động nhập khẩu. Trong việc thiết lập và ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp nước ngoài, các bên chỉ thỏa thuận với nhau một vài vấn để cốt yếu là loại hàng, giá cả và thời gian giao hàng, còn các điều khoản khác thì được lập theo một mẫu hợp đồng đã có sẵn sau quá trình các bên có sự hợp tác lâu dài với nhau. Sau khi có hợp đồng và đã thực hiện xong việc giao nhận hàng hóa, công ty phát đi một lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng của mình thanh toán cho người bán, và cuối cùng sẽ nhận lại được điện chuyển tiền thông báo việc chuyển tiền đã được thực hiện, khi đó coi như hoàn tất một hợp đồng nhập. Một bộ hồ sơ đầy đủ để xác nhận một hợp đồng nhập đã hoàn tất bao gồm Hợp đồng có chữ ký và con dấu của các bên, hoặc một báo giá hay đơn đặt hàng được chấp nhận; Lệnh chuyển tiền và điện chuyển tiền Ngoài ra, còn có thể có các văn bản khác có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng như: giấy nhận nợ, đơn xin mua ngoại tệ, ủy nhiệm chi (lệnh chi), hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng thực chất nó không chỉ phục vụ cho hoạt động nhập khẩu mà đây là một hợp đồng vay vốn ngân hàng để cung cấp cho mọi hoạt động của công ty. Hợp đồng này đơn giản chỉ là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa ngân hàng và doanh nghiệp, theo đó thì ngân hàng sẽ cho công ty vay một khoản tiền trong một thời hạn nhất định với một mức lãi suất nhất định, và công ty phải cam kết đảm bảo nghĩa vụ thanh toán bằng viêc thế chấp tài sản hoặc các biện pháp tương đương. Thông thường, đối với khoản tiền vay trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ đưa ra một hạn mức số dư khoản vay. Doanh nghiệp chỉ được phép vay vốn của ngân hàng nếu số dự nợ trong tài khoản của công ty nằm trong mức giới hạn đó. Còn nếu số dư nợ vượt quá hạn mức quy định thì công ty chỉ được vay vốn khi đã thanh toán hết khoản vượt quá đó cho ngân hàng. Trong các hoạt động liên quan đến tài chính trong nước cũng như thanh toán quốc tế, hai ngân hàng mà công ty Thắng Lợi thường xuyên giao dịch là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Bắc Hà Nội, và Ngân hàng Indovina Hà Nội. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trước đây, khi vay vốn, công ty cũng phải thế chấp tài sản. Nhưng dần dần, do làm ăn lâu dài và có uy tín nên Ngân hàng cho phép công ty được tín chấp thay vì phải thế chấp Tài sản. Mức tín chấp được tăng dần từ 30%, 50% và đến nay Công ty đã được xếp vào danh sách khách hàng loại A của Ngân hàng nên được tín chấp gần như 100% giá trị khoản vay, cụ thể là hiện nay công ty chỉ phải thế chấp số tài sản 3 tỷ trên tổng khoản vay là 30 tỷ đồng. Còn đối với Ngân hàng Indovina Hà Nội, do đây là một ngân hàng liên doanh, có yếu tố nước ngoài nên các yêu cầu khắt khe hơn rất nhiều so với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vì thế mà cho đến nay, công ty vẫn phải thế chấp 100% tài sản cho toàn bộ khoản vay. Khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với một hợp đồng nhập khẩu thì đương nhiên công ty phải thanh toán bằng ngoại tệ. Để thông qua ngân hàng thanh toán, doanh nghiệp phải viết một đơn xin mua ngoại tệ để yêu cầu thanh toán xuất ngoại tệ thanh toán cho mình. Thủ tục này là do quy định riêng của từng ngân hàng. Các ngân hàng thương mại Nhà nước như Ngân hàng Nông nghiệp thì cơ cấu của nó thường có phòng thanh toán riêng và phòng ngoại tệ riêng, vì thế cần có đơn xin mua ngoại tệ của người yêu cầu thanh toán để phòng ngoại tệ chuyển tiền lên cho phòng thanh toán thực hiện yêu cầu của công ty. Còn những ngân hàng liên doanh như Ngân hàng Indovina thì chỉ có một phòng thanh toán nên không cần qua thủ tục này. 2.3. Các tranh chấp thường xảy ra trong hoạt động nhập khẩu và biện pháp giải quyết của công ty Tranh chấp trong mua bán hàng hóa Quốc tế hay trong kinh doanh xuất nhập khẩu có thể hiểu là sự giành giật, bất đồng về lợi ích kinh tế giữa các bên liên quan tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa Quốc tế (xuất nhập khẩu). Các tranh chấp phát sinh liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu thường rất đa dạng, phức tạp, có thể là tranh chấp giữa người nhập khẩu với người xuất khẩu, giữa người nhập khẩu hay xuất khẩu với người chuyên chở hàng hóa, giữa người nhập khẩu với người bảo hiểm hàng hóa… Các tranh chấp này có thể phát sinh trực tiếp từ hợp đồng xuất nhập khẩu, nhưng cũng có thể phát sinh từ các quan hệ hợp đồng khác liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế như hợp đồng chuyên chở hàng hóa, hợp đồng bảo hiển hàng hóa xuất nhập khẩu… Tranh chấp có thể phát sinh ngay trong quá trình ký kết hợp đồng mà chủ yếu là về nội dung hợp đồng. Luật Quốc gia của các nước cũng như các Điều ước Quốc tế đều khẳng định tính hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế khi nó có đầy đủ các điều khoản chủ yếu, nếu thiếu một trong các điều khoản đó thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực cho dù các bên đã ký kết. Nhưng vấn đề là các điều khoản chủ yếu này lại được quy định không thống nhất ở các Quốc gia khác nhau. Vì thế, trong các hợp đồng xuất nhập khẩu, có trường hợp hợp đồng được coi là đã ký kết theo luật của nước này nhưng lại chưa được ký kết theo luật của nước khác. Trong những trường hợp như vậy mà các bên không có cách giải quyết thích hợp thì tranh chấp về nội dung hợp đồng là điều khó tránh khỏi. Hình thức hợp đồng cũng là vấn đề có thể làm phát sinh tranh chấp. Trong tập quán thương mại Quốc tế, hầu hết các hợp đồng đều được lập thành văn bản. Hợp đồng được thiết lập khi các bên đồng thuận ký vào văn bản. Nhưng Công ước Viên 1980- một căn cứ pháp lí vô cùng quan trọng được áp dụng nhiều nhất trong hoạt động mua bán hàng hóa Quốc tế thì lại chấp nhận cả một hợp đồng được giao kết bằng lời nói, và có thể được chứng minh thông qua lời khai của nhân chứng. Trong khi đó, pháp luật Quốc gia, mà cụ thể nhất ở đây là pháp luật Việt Nam thì lại quy định rõ ràng rằng hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế nhất thiết phải được ký kết thành văn bản. Chỉ có các hợp đồng thương mại Quốc tế được lập thành văn bản thì mới được pháp luật Việt Nam công nhận, điều chỉnh và đảm bảo thi hành dựa trên cở sở tôn trọng quyền lợi của tất cả các bên, mà đặc biệt là phía thương nhân Việt Nam. Do đó, đối với trường hợp của Công ty Thắng lợi, khi mà họ thường ký kết hợp đồng với các đối tác quen thuộc và hợp đồng luôn chỉ mang những nội dung rất đơn giản và sơ lược thì cũng cần lưu ý đến vấn đề này. Qua hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, cộng tác với rất nhiều bạn hàng ở nhiều Quốc gia khác nhau thuộc nhiều khu vực trên Thế giới, những vi phạm thường xảy ra nhất trong quá trình thực hiện các hợp đồng nhập khẩu của công ty Thắng Lợi là vi phạm về nghĩa vụ giao hàng của người bán mà cụ thể là về thời gian giao hàng và chất lượng hàng h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36711.doc
Tài liệu liên quan