MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài 1
3. Phương pháp nghiên cứu 1
4. Cơ cấu của niên luận 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 3
1. Khái niệm 3
1.1. Một số khái niệm trên thế giới 3
1.2. Theo pháp luật Việt Nam 4
2. Đặc điểm 5
3. Bản chất 7
4. Ý nghĩa của hoạt động nhượng quyền thương mại(NQTM) 8
4.1. Đối với bên nhượng quyền 8
4.2. Đối với bên nhận quyền 9
5. Phân biệt nhượng quyền thương mại và các hình thức kinh doanh khác 11
5.1. NQTM và lisence đối tượng sở hữu trí tuệ 11
5.2. NQTM và chuyển giao công nghệ 12
5.3. NQTM và đại lý thương mại 13
CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG. 15
1. Những quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại 15
1.1. Quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại trong Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn 16
1.2. Quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại trong các văn bản khác 24
2. Thực tiễn của hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới và Việt Nam 25
2.1. Trên thế giới 25
2.2. Tại Việt Nam 27
3. Đánh giá chung về các quy định pháp luật 30
3.1.Về thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại 30
3.2 Vấn đề xây dựng, cung cấp bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại 31
3.3. Những quy định đối kháng, giữa các văn bản liên quan 33
4. Một số kiến nghị 34
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6371 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về nhượng quyền thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghê từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. Như vậy giữa NQTM và chuyển giao công nghệ có đặc điểm chung chính là ở nội dung chuyển giao quy trình kỹ thuật và bí quyết kinh doanh, vì thế giữa hai phương thức này nhiều khi vẫn có sự nhầm lẫn, Tuy nhiên đây là hai hình thức kinh doanh khác nhau về bản chất, trong chuyển giao công nghệ, bên có quyển chuyển giao có thể chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng công nghệ, nhưng trong hợp đồng NQTM, đối tượng chuyển giao chỉ có thể là quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ. Mặt khác, khi tham gia quan hệ chuyển giao công nghệ, bên nhận chuyển giao chỉ nhằm mục đích ứng dụng nó vào quá trình sản xuất để tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm; còn mục đích tham gia quan hệ nhượng quyền của bên nhận quyền là việc tìm kiếm lợi nhuận bằng cách khai thác giá trị thương hiệu đã thành công của bên nhượng quyền.
Sau khi được chuyển giao công nghệ, bên nhận chuyển giao có thể sử dụng theo bất kỳ tên thương mại, kiểu dáng, thương hiệu nào mà họ muốn. Ngược lại, bên nhận quyền chỉ được sử dụng công nghệ mà mình nhận được để sản xuất hàng hoá và cung ứng các loại dịch vụ có cùng chất lượng, hình thức, dưới nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại của bên nhượng quyền.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa các chủ thể trong hai hình thức kinh doanh này cũng khác nhau. Nếu như trong hợp đồng chuyển giao công nghệ, giữa các bên không có quan hệ gì sau khi công nghệ được chuyển giao thì ngược lại, quan hệ giữa các chủ thể trong hợp đồng NQTM rất chặt chẽ, gắn bó mật thiết với nhau.
5.3. NQTM và dại lý thương mại
Đại lý thương mại là hoạt đông thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá, hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý để hưởng thù lao.
Về hình thức, NQTM và đại lý thương mại đều là việc cùng phân phối hàng hoá, dịch vụ trên thương hiệu doanh nghiệp khác, tuy nhiên về bản chất thì NQTM và đại lý thương mại tương đối khác nhau:
Thứ nhất, bên nhận quyền trong quan hệ NQTM là một pháp nhân độc lập, tiến hành phân phối hàng hoá, dịch vụ cho chính mìnhvà tự hạch toán tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình. Còn bên nhận đại lý trong đại lý thương mại chỉ là đại diện của doanh nghiệp trong việc phân phối, cung ứng dịch vụ theo mức giá quy định của doanh nghiệp đó, bên nhận đại lý sẽ nhận được khoản hoa hồng từ phía doanh nghiệp tính trên doanh số bán được của đại lý đó
Thứ hai, trong quan hệ đại lý thương mại bên nhận đại lý không phải trả khoản phí nào cho doanh nghiệp khi trở thành đại lý của doanh nghiệp, không chỉ vậy, trong suốt quá trình kinh doanh, bên nhận đại lý còn được hưởng thù lao do bên giao đại lý trả (gọi là hoa hồng) cho hoạt động kinh doanh của mình. Ngược lại, bên nhận quyền trong NQTM muốn than gia vào mạng lưới nhượng quyền phải trả cho bên nhượng quyền khoản phí ban đầu để mua "quyền thương mại", đồng thời trong suốt qúa trình kinh doanh, bên nhận quyền còn phải đóng các khoản phí hàng tháng để tiếp tục duy trì sử dụng các đối tượng .
Một điểm phân biệt khá quan trọng giữa NQTM và đại lý thương mại chính là cách bài trí cửa hàng. Đối với các cửa hàng nhượng quyền bên nhận quyền bắt buộc phải bố trí thiết kế cửa hàng theo đúng quy định của bên nhượng quyền. Nhưng với các cửa hàng đại lý, bên nhận đại lý được toàn quyền quyết định việc bài trí cửa hàng, không chịu bất kỳ sức ép nào từ bên giao đại lý.
CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG.
1. Những quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại
Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại. Quan hệ nhượng quyền thương mại rất phức tạp, phụ thuộc vào đối tượng “ quyền thương mại” được chuyển giao đến mức độ như thế nào mà mỗi hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có những đặc trưng riêng và đặt ra những yêu cầu riêng cho việc áp dụng pháp luật. Vì vậy pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại cũng rất đa dạng và phong phú.
Trong những năm 90, khái niệm franchise gần như xa lạ, chưa được luật hóa. Năm 1998, lần đầu tiên thông tư 1254/BKHCN/1998 hướng dẫn Nghị định 45/CP/1998 về chuyển giao công nghệ, tại mục 4.1.1, có nhắc đến cụm từ “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh – tiếng Anh gọi là franchise...”.
Tháng 02/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ, trong đó có nhắc đến việc cấp phép đặc quyền kinh doanh cũng được xem là chuyển giao công nghệ, do đó chịu sự điều chỉnh của nghị định này. Tiếp đến, tại Điều 755 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định rằng hành vi cấp phép đặc quyền kinh doanh là một trong các đối tượng chuyển giao công nghệ.
Kể từ năm 2006, franchise chính thức được luật hoá và công nhận. Luật Thương mại 2005 (có hiệu lực từ 01/01/2006) đã dành nguyên Mục 8 Chương VI để quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, đến ngày 25/5/2006 thì Bộ Thương mại ban hành Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Đây chính là những căn cứ pháp lý cơ bản nhất, tương đối đầy đủ để điều chỉnh và tạo điều kiện cho franchise phát triển tại Việt Nam.
Năm 2004, Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới (WFC) đã tiến hành một cuộc điều tra với kết quả khẳng định rằng: đã tồn hơn 65 hệ thống franchise hoạt động tại Việt Nam, đa số là các thương hiệu nước ngoài. Mặc dù còn khá ít so với các quốc gia láng giềng, nhưng với tình thế hiện nay, khi franchise đã được luật hóa, Việt Nam chính thức bước qua cửa WTO, đã có nhiều nhận định rằng hoạt động franchise sẽ phát triển như vũ bão.
1.1. Quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại trong Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn
- Trong Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thì điều chỉnh trực tiếp hoạt động nhượng quyền thương mại và vấn đề nhượng quyền thương mại được ghi nhận từ Điều 284 đến Điều 291 trong Luật thương mại. Luật Thương mại mới chỉ đề cập những vấn đề chung nhất về nhượng quyền thương mại, đó là các quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền và thương nhân nhận quyền; nhượng quyền lại cho bên thứ 3; đăng ký nhượng quyền thương mại.
Khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại thì tại điều 286 và điều 287 có quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền như sau:
*“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:
1. Nhận tiền nhượng quyền;
2. Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
3. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.” (Điều 286)
*“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại
3. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền
4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
5. Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.” (Điều 287)
*Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền được quy định như sau:
“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
2. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.” (Điều288)
*“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.” (Điều 289)
Những quyền và nghĩa vụ trên chỉ là những quyền và nghĩa vụ cơ bản trong hoạt động nhượng quyền thương mại, nó mới chỉ dừng lại bên nhận quyền, bên nhượng quyền và bên thứ ba như quy định tại điều 290 “1. Bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền. 2. Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền quy định tại Điều 288 và Điều 289 của Luật này.” Chứ nó chưa đề cập một cách chi tiết các vấn đề như nhượng quyền thương mại trong nước và nhượng quyền thương mại ở nước ngoài, các điều kiện nhượng quyền thương mại đối với các bên…
Ngày 31 tháng 3 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. Nghị định này là văn bản pháp luật đầu tiên cụ thể hoá các quy định về nhượng quyền thương mại trong Luật Thương mại năm 2005.
Nghị định áp dụng với thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Để đảm bảo thực thi tốt các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối, Nghị định cũng quy định đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá, ngoài việc tuân thủ Nghị định, chỉ được thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp đó được kinh doanh dịch vụ phân phối theo cam kết quốc tế của Việt Nam.
Nghị định cũng đưa ra quy định về điều kiện đối với bên nhượng quyền và bên nhận quyền, trong đó điều kiện quan trọng nhất là hệ thống kinh doanh mà bên nhượng quyền dự kiến dùng để nhượng quyền phải hoạt động ở Việt Nam tối thiểu là 01 năm.
*“Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
2. Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
3. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định này” (Điều 5: Điều kiện với bên nhượng quyền)
“Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại” (Điều 6: Điều kiện với bên nhận quyền)
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định chi tiết về cơ chế cung cấp thông tin, theo đó bên dự kiến nhận quyền sẽ có ít nhất là 15 ngày, nếu các bên không có thoả thuận khác, để xem xét toàn bộ tài liệu về hoạt động nhượng quyền (bao gồm bản sao hợp đồng mẫu, bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại) trước khi ký hợp đồng nhượng quyền thương mại:
“Điều 8. Trách nhiệm cung cấp thông tin của Bên nhượng quyền
1. Bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu các bên không có thỏa thuận khác. Các nội dung bắt buộc của bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại do Bộ Thương mại quy định và công bố.
2. Bên nhượng quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho tất cả các Bên nhận quyền về mọi thay đổi quan trọng trong hệ thống nhượng quyền thương mại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền.
3. Nếu quyền thương mại là quyền thương mại chung thì ngoài việc cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bên nhượng quyền thứ cấp còn phải cung cấp cho bên dự kiến nhận quyền bằng văn bản các nội dung sau đây:
a) Thông tin về Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình;
b) Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
c) Cách xử lý các hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp trong trường hợp chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại chung.”
“Điều 9. Trách nhiệm cung cấp thông tin của bên dự kiến nhận quyền
Bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho Bên nhượng quyền các thông tin mà Bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định việc trao quyền thương mại cho Bên dự kiến nhận quyền.”
Với mục đích đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý của Nhà nước, Nghị định đưa ra cơ chế đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. “Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó” (khoản 2 Điều 17). Bên dự kiến nhượng quyền, trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền, chỉ cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo một trình tự thủ tục đơn giản, minh bạch. Theo Nghị định, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) là cơ quan đăng ký đối với các hoạt động nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam và ngược lại. Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch là cơ quan đăng ký đối với các hoạt động nhượng quyền còn lại trong lãnh thổ Việt Nam.
“1. Bộ Thương mại thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại sau đây:
a) Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam;
b) Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ lãnh thổ Việt Nam vào Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến nhượng quyền đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước trừ hoạt động chuyển giao qua ranh giới Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam” (Điều 18)
Bên cạnh đó từ Điều 24 đến Điều 26 của Nghị định đã đưa ra vấn đề vi phạm pháp luật trong nhượng quyền thương mại và thẩm quyền xử lý trong đó liệt kê 9 hành vi vi phạm là:
“a) Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định;
b) Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh;
c) Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định này;
d) Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực;
đ) Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
e) Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại;
g) Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
h) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;
i) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này”
Nghị định cũng quy định về thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và được cụ thể hóa trong Thông tư 09/2006/TT_BTM. Theo đó thương nhân dự kiến nhượng quyền thương mại phải lập hố sơ đề nghị nhượng quyền thương mại bao gồm:
a) Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu
b) Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu
c) Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;
d) Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
đ) Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;
Nếu các giấy tờ nói trên được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng trong nước hoặc phải được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Sau khi lập xong hồ sơ đề nghị đăng ký nhượng quyền thương mại, thương nhân dự kiến nhượng quyền thương mại phải gửi hồ sơ đố đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm qưuyền nói trên thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mạivà thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để bên dự kiến nhượng quyền thương mại bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ. Sau khi hết thời hạn nói trên mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.
Một điểm quan trọng trong Nghị định là quy định cụ thể về hợp đồng nhượng quyền thương mại. Theo đó hợp đồng phải được lập bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương và nội dung của hợp đồng được quy định tại Điều 11
“Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nội dung của quyền thương mại.
2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.”
Thời hạn của hợp đồng do các bên thỏa thuận,hết thời hạn các bên có thể thỏa thuận gia hạn hợp đồng. Đồng thời các bên cũng có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đông trước thời hạn hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng như quy định tại Điều 16
“1. Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 287 của Luật Thương mại.
2. Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong các trường hợp sau đây:
a) Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.
b) Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
c) Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại.
d) Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền”
1.2. Quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại trong các văn bản khác
- Trong Bộ luật dân sự do tính chất là một bộ luật gốc quy định tất cả các quan hệ về tài sản và nhân thân trong đời sống kinh tế xã hội, trong đó có quan hệ nhượng quyền thương mại. Bởi lẽ, “quyền thương mại” thực chất là một loại tài sản đặc biệt của thương nhân và việc “nhượng quyền thương mại” thực chất chỉ là việc cho thuê tài sản đặc biệt này thôi.
- Đối tượng của nhượng quyền thương mại thường chứa đựng cả các đối tượng của sở hữu công nghiệp được chuyển giao kèm theo như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền… Nếu đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại được chuyển giao bao gồm cả chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thì phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp tức sẽ có sự điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ và Luật chuyển giao công nghệ.
- Trong hoạt động nhượng quyền thương mại các bên thường có thỏa thuận về các nội dung nhằm duy trì tính đồng nhất và thống nhất của hệ thống nhượng quyền, về vấn đề phân chia thị trường, ấn định giá bán sản phẩm… những thỏa thuận đố đều có thể dẫn tới việc gây hạn chế cạnh tranh và điều này có thể rơi vào “tầm ngắm” của pháp luật về cạnh tranh.
2. Thực tiễn của hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới và Việt Nam
2.1. Trên thế giới
Nhượng quyền thương mại được thế giới nhìn nhận là khởi nguồn tại Mỹ nhưng thực tế đã hình thành trước đó tại Trung Quốc với hình thức có 2 – 3 điểm bán lẻ cùng hình thức tại một số địa điểm khác nhau cùng kinh doanh. Năm 1840, các nhà sản xuất bia của Đức cho phép một vài quán bia quyền bán sản phẩm của họ. Năm 1851, lần đầu tiên trên thế giới nhà sản xuất máy khâu Singer của Mỹ ký cho thực hiện hợp đồng nhượng quyền kinh doanh. Singer đã ký hợp đồng nhượng quyền và trở thành người tiên phong trong việc thoả thuận hình thức nhượng quyền. Năm 1880 bắt đầu nhượng quyền bán sản phẩm cho các đại lý độc quyền trong lĩnh vực xe hơi, dầu lửa, gas. Trong thời gian này, phạm vi hoạt động nhượng quyền chỉ là chuyển quyền phân phối và bán sản phẩm của các nhà sản xuất. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hình thức này đã thực sự phát triển rất mạnh mẽ. Sự bùng nổ dân số sau chiến tranh đã kéo theo sự tăng vọt nhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ và lúc này, nhượng quyền đã trở thành mô hình kinh doanh thích hợp để phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh và khách sạn. Vào thập niên 60-70, nhượng quyền bùng nổ và phát triển mạnh ở Mỹ, Anh và một số nước khác.
Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá trên thế giới diễn ra rất nhanh, mạnh trong tất cả các lĩnh vực. Hình thức nhượng quyền càng phát huy vai trò của nó trên toàn thế giới. Theo các nghiên cứu mới nhất, cứ 12 phút lại có 1 hệ thống nhượng quyền mới ra đời. Ở Mỹ, 90% công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng thương hiệu thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập. Điều đó cho thấy sự bùng nổ hình thức này trên thế giới là điều tất yếu.
Một số kết quả thực sự ấn tượng của hệ thống này mang lại trên thế giới : Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế giới năm 2000 đạt 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 DN từ 75 ngành khác nhau. Nếu so sánh với GDP của Việt Nam cùng năm thì hệ thống này gấp trên 28 lần và còn có dấu hiệu vượt hơn nữa trong những năm gần đây. Tại Mỹ, hoạt động nhượng quyền chiếm trên 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động tứ là 1/7 tổng lao động ở Mỹ và có hơn 550.000 cửa hàng nhượng quyền và cứ 8 phút lại có một cửa hàng nhượng quyền mới ra đời.
Ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống nhượng quyền thương mại; với 167.500 cửa hàng nhượng quyền thương mại, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro. Tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm. Ở Anh, nhượng quyền thương mại là một trong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng 32.000 DN nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỷ bảng Anh. Khu vực nhượng quyền thương mại cũng thu hút một lượng lao động lớn với khoảng 317.000 lao động và chiếm trên 29% thị phần bán lẻ.
IFA cho hay, nhượng quyền kinh doanh thương hiệu riêng ở khu vực châu Á đã tạo doanh thu hơn 50 tỷ USD mỗi năm.
Ở Thái Lan số hợp đồng nhượng quyền đang tăng rất nhanh, trong đó có tới 67% thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi hợp đồng 20.000-65.000 USD. Bộ thương mại công bố chương trình khuyến khích và quảng bá thương hiệu nội địa ra thị trường quốc t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Pháp luật về nhượng quyền thương mại.doc