Đề tài Pháp luật về Thương mại điện tử tại Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

Phần I : Những vấn đề về TMĐT . . . . 1

Chương I : Bối cảnh lịch sử . 1

1) Thương mại điện tử trên trường quốc tế . 1

2) Đặc điểm Thương mại điện tử tại Việt Nam . 5

Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh

hoạt động thương mại điện tử . 8

1) Các văn kiện quốc tế liên quan đến hoạt động thương mại điện tử . 8

1.1) Đạo luật mẫu về Thương mại điện tử

(UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce) . 8

1.1.1) Mục đích cuả Đạo luật mẫu

1.1.2) Phạm vi điều chỉnh cuả Đạo luật mẫu

1.1.3) Cấu trúc cuả Đạo luật mẫu

1.1.4) Một đạo luật “khung” (framework) được bổ sung

bởi các quy định kỹ thuật

1.1.5) Cách tiếp cận theo “tương đồng chức năng”

(“functional – equivalent” approach)

1.1.6) Mối quan hệ giưã thuộc tính chung và bắt buộc

1.2) Đạo luật mẫu về chữ ký điện tử

(UNCITRAL Model Law on Electronic Signature) . 16

1.2.1) Mục đích cuả Đạo luật mẫu

1.2.2) Nguồn gốc pháp lý cuả Đạo luật mẫu

1.2.3) Mối tương quan với Đạo luật mẫu về

Thương mại điện tử 18

1.2.4) Một đạo luật khung được bổ sung bởi

các quy định kỹ thuật và điều khoản hợp đồng

1.2.5) Một số điều khoản bổ sung đối với

hiệu lực pháp lý cuả chữ lý điện tử

1.2.6) Các quy định cơ bản điều chỉnh hành vi cuả

các bên có liên quan

1.2.7) Một khung pháp lý “công bằng về kỹ thuật”

(technology – nuetral)

1.2.8) Nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với

chữ ký điện tử có nguồn gốc nước ngoài

1.3) Công ước về việc sử dụng thông tin điện tử trong

hợp đồng quốc tế (United Nations Convention on the Use of

Electronic Communications in International Contracts) . 26

1.3.1) Mục đích cuả Công ước

1.3.2) Phạm vi áp dụng cuả Công ước (điều 1 và 2)

1.3.2) Trụ sở cuả các bên và yêu cầu về thông tin (điều 6 và 7)

1.3.3) Nguyên tắc đối xử đối với hợp đồng (điều 8,11, 12 và 13)

1.3.4) Các yêu cầu về hình thức (điều 9)

1.3.5) Thời điểm và điạ điểm gửi, nhận thông tin điện tử

1.3.6) Mối quan hệ đối với các văn kiện quốc tế khác (điều 20)

2) So sánh và phân tích Luật giao dịch điện tử Việt Nam

trong mối tương quan với các quy định quốc tế . 32

2.1) Một số điểm tương đồng . 32

2.1.1) Mục đích cuả Luật giao dịch điện tử

2.1.2) Phạm vi điều chỉnh cuả Luật giao dịch điện tử

2.1.3) Các nguyên tắc chung cuả Luật giao dịch điện tử

2.1.4) Sự thưà nhận chung đối với giá trị pháp lý cuả

thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử

2.2) Một số điểm khác biệt . 34

2.3.1) Một số bất cập về khái niệm và tên gọi

2.3.2) Về nội dung và cấu trúc cuả Luật giao dịch điện tử 2005

và các văn bản có liên quan

2.3.3) Các vấn đề khác

Chương III : Vài nét về thương mại điện tử

trong hoạt động thanh toán . 38

1) Hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng thư . 38

2) Hoạt động thanh toán điện tử trong nước . 41

2.1) Ngân hàng điện tử . 41

2.1.1) Khái quát về E – Banking Việt Nam

2.1.2) Banking Việt Nam 2007

2.1.3) Những vấn đề cần có giải pháp toàn diện và sâu rộng

2.2) Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn

2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam . 44

Phần II : Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý

về thương mại điện tử cuả Việt Nam . . . . 46

1) Các điều khoản cần bổ sung vào Luật giao dịch điện tử 2005 . 46

2) Các mục cần sưả đổi . 48

3) Các khuyến nghị khác . 49

pdf67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3848 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về Thương mại điện tử tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u về TMĐT, Đạo luật mẫu đưa ra các nguyên tắc thực hành mà theo đó độ tin cậy cuả chữ ký điện tử, xét theo góc độ kỹ thuật, có thể được định lượng. Ngoài ra, Đạo luật mẫu còn chỉ ra mối liên kết giưã độ tin cậy và hiệu lực pháp lý được trao cho chữ ký điện tử. Để bổ sung vào Đạo luật mẫu về TMĐT, Đạo luật mẫu đưa ra cách tiếp cận mà hiệu lực pháp lý cuả một công nghệ chữ ký điện tử có thể được định trước (hoặc đánh giá trước khi thực sự dùng đến). Do vậy, Đạo luật mẫu có thể thúc đẩy khả năng nhận thức và sự tin cậy vào các công nghệ chữ ký điện tử cụ thể được sử dụng trong các giao dịch quan trọng một cách hợp pháp. Hơn thế nưã, bằng cách đưa ra một nhóm các quy định cơ bản mang tính linh hoạt điều chỉnh hành vi cuả các bên có liên quan đến việc sử dụng chữ ký điện tử, như người ký (signatories), bên chấp nhận chữ ký (relying parties) và Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 17 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 17 nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử (third – party certification service providers), Đạo luật mẫu có thể hỗ trợ các quốc gia trong việc đặt ra các chuẩn mực thương mại hợp lý hơn đối với các vấn đề CNTT Đạo luật mẫu, với mục đích mở đầu và phát triển việc sử dụng chữ ký điện tử cũng như đưa ra các chuẩn mực đối xử bình đẳng giưã các bên tham gia lưạ chọn việc sử dụng văn bản viết hoặc CNTT, là cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế và tính hiệu quả trong TMQT. Bằng cách kết hợp các phương thức, cũng như các điều khoản trong Đạo luật mẫu về TMĐT vào các điều luật nội điạ, các quốc gia thành viên sẽ tạo ra một môi trường trung gian bình đẳng đối với các trường hợp mà các bên lưạ chọn việc sử dụng công nghệ truyền thông điện tử. Cách tiếp cận “trung gian bình đẳng” cũng được sử dụng trong Đạo luật mẫu về TMĐT với mục đích đưa ra các nguyên tắc cơ bản có thể bao quát mọi tình huống thực tế phát sinh khi thông tin được khởi tạo, lưu giữ và trao đổi, bất kể môi trường mà các thông tin này gắn liền. Cụm từ “một môi trường trung gian bình đẳng” (a media – neutral enviroment) được sử dụng trong Đạo luật mẫu về TMĐT phản ánh nguyên tắc không phân biệt đối xử giưã thông tin được tạo lập từ môi trường giấy viết và môi trường điện tử. Đạo luật mẫu khẳng định nguyên tắc không cho phép bất kỳ một sự phân biệt nào giưã các công nghệ khác nhau tham gia vào việc trao đổi hoặc lưu giữ thông tin điện tử, một nguyên tắc thường được nhắc đến dưới tên gọi “bình đẳng công nghệ” (technology neutral) 1.2.2) Nguồn gốc pháp lý cuả Đạo luật mẫu : Đạo luật mẫu được soạn thảo trên cơ sở kế thưà điều 7, Đạo luật mẫu về TMĐT và được xem xét như một phương thức cung cấp thông tin chi tiết về khái niệm mức độ tin cậy trong việc “ sử dụng các biện pháp nhận dạng” (method used to identify) một người và “xác định sự chấp thuận cuả người đó” (to indicate that person’s approval) đối với nội dung bên trong một thông điệp dữ liệu Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 18 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 18 Các vấn đề về hình thức và tầm quan trọng cuả mối quan hệ giưã hình thức với nội dung cuả Đạo luật mẫu cũng được đưa ra để thảo luận : là một quy phạm mang tính pháp lý bắt buộc, bao gồm cả các điều khoản trong hợp đồng; hay là một hướng dẫn để các quốc gia xem xét và điều chỉnh đối với chữ ký điện tử. Tuy nhiên, các thành viên đã thống nhất rằng Đạo luật mẫu nên được soạn thảo như một nhóm các quy định với lời chú thích và không chỉ đơn thuần là một hướng dẫn. Cuối cùng, văn kiện này được thông qua dưới dạng một đạo luật mẫu 1.2.3) Mối tương quan với Đạo luật mẫu về Thương mại điện tử : Tính độc lập : trong quá trình soạn thảo tồn tại quan điểm các điều khoản mới có thể được kết hợp trong một phiên bản mở rộng cuả Đạo luật mẫu về TMĐT, ví dụ như bổ sung thêm Phần III vào Đạo luật mẫu về TMĐT. Tuy nhiên, quan điểm chung cuả các nước thành viên là Đạo luật mẫu có thể được ban hành một cách độc lập hoặc kết hợp với Đạo luật mẫu về TMĐT, và cuối cùng đã đi đến thống nhất là Đạo luật mẫu nên được soạn thảo như một phần độc lập. Quyết định này hình thành chủ yếu do tại thời điểm Đạo luật mẫu hoàn thành, Đạo luật mẫu về TMĐT đã thực sự thành công khi được thực thi tại phần lớn các quốc gia thành viên và hiện đang được các quốc gia còn lại xem xét thông qua. Bằng cách sưả đổi Đạo luật mẫu về TMĐT như một sự nâng cấp (tức bổ sung thêm các điều khoản mới), quá trình chuẩn bị cho một phiên bản mở rộng có thể gây hại đến thành quả cuả phiên bản gốc. Ngoài ra, việc nâng cấp này có thể làm phát sinh những sai sót, xáo trộn ở các nước đã thông qua Đạo luật về TMĐT Tính nhất quán và kế thưà :  Trong quá trình phác thảo Đạo luật mẫu, mọi nỗ lực được thực hiện nhằm đảm bảo tính nhất quán về nội dung và thuật ngữ đã được sử dụng trong Đạo luật mẫu về TMĐT. Các điều khoản chung cuả Đạo luật mẫu về TMĐT tiếp tục được sử dụng lại, ví dụ như điều 1 (phạm vi điều chỉnh); điều 2a, c, d (các định nghiã về thông điệp dữ liệu điện Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 19 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 19 tử, người khởi phát và người tiếp nhận); điều 3 (điều khoản về giải nghiã); điều 4 (quyền thay đổi theo thoả thuận) và điều 7 (chữ ký điện tử)  Dựa trên Đạo luật mẫu về TMĐT, Đạo luật mẫu có ý định phản ánh một số vấn đề cụ thể như : nguyên tắc bình đẳng công nghệ, cách tiếp cận theo tương đồng chức năng đối với các khái niệm truyền thống được sử dụng bằng văn bản viết cũng như không phân biệt đối xử trong thực tiễn áp dụng, và tính bao quát dựa trên quyền tự định đoạt cuả các bên tham gia. Đạo luật mẫu cũng chủ định áp dụng cho cả các tiêu chuẩn tối thiểu trong môi trường mở – open enviroment (ví dụ khi các bên giao tiếp mà không có thoả thuận trước) và các điều khoản hợp đồng mẫu hoặc các quy định mặc định trong môi trường đóng – close enviroment (ví dụ khi các bên bị ràng buộc bởi các hợp đồng trước đó, hoặc phải tuân theo các điều kiện sử dụng khi giao tiếp bằng phương tiện truyền thông điện tử) Mối tương quan với điều 7 Đạo luật mẫu về Thương mại điện tử : trong quá trình soạn thảo tồn tại quan điểm : khi tham chiếu giưã điều 7, Đạo luật mẫu về TMĐT và phạm vi điều 6, Đạo luật mẫu, các quy định cuả Đạo luật mẫu cần được giới hạn trong phạm vi các trường hợp mà chữ ký điện tử chỉ được dùng để đáp ứng các yêu cầu pháp lý bắt buộc đối với một số văn bản cụ thể phải được ký nhằm đảm bảo giá trị hiệu lực. Theo quan điểm này, vì pháp luật cuả hầu hết các nước chưá đựng rất ít các yêu cầu nêu trên đối với các văn bản được sử dụng trong hoạt động thương mại, nên phạm vi cuả Đạo luật mẫu cần phải hẹp hơn. Đáp lại quan điểm này thì đa số các thành viên nhìn chung cho rằng cách giải thích này về điều 6, Đạo luật mẫu (và điều 7, Đạo luật mẫu về TMĐT) sẽ mâu thuẫn với cách hiểu về từ “luật” (the law) trong đoạn 68 cuả Hướng dẫn thi hành Đạo luật mẫu về TMĐT, mà đã được Uỷ ban thông qua, theo đó “khái niệm ‘luật’ cần được hiểu bao gồm không chỉ các quy phạm hoặc án lệ mà còn cả các nguồn pháp luật khác”. Và thực tế phạm vi cuả điều 7, Đạo luật mẫu về Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 20 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 20 TMĐT và điều 6, Đạo luật mẫu thì đặc biệt rộng do hầu hết các văn bản sử dụng trong hoạt động thương mại luôn phải đối mặt với các yêu cầu pháp lý về chứng cứ để chứng minh như khi dùng văn bản viết 1.2.4) Một đạo luật khung được bổ sung bởi các quy định kỹ thuật và điều khoản hợp đồng : Là phần bổ sung vào Đạo luật mẫu về TMĐT, Đạo luật mẫu dự định đưa ra các nguyên tắc quan trọng để phát triển việc sử dụng chữ ký điện tử. Tuy nhiên, với vai trò định khung, bản thân Đạo luật mẫu không trình bày tất cả các quy định mà có thể xét thấy là cần thiết (ví dụ như bổ sung vào thoả thuận giưã các bên) để quản lý các loại công nghệ này tại các nước thành viên. Ngoài ra, Đạo luật mẫu không có ý định bao quát mọi trường hợp sử dụng chữ ký điện tử. Vì vậy, các quốc gia cần ban hành các quy định phù hợp để bổ sung các yêu cầu chi tiết nhưng không đi ngược lại tinh thần cuả Đạo luật mẫu, cũng như xem xét các trường hợp cụ thể mà không làm thay đổi mục đích cuả Đạo luật mẫu. Uỷ ban khuyến nghị các nước thành viên nên đặc biệt quan tâm đến mong muốn duy trì tính linh hoạt khi sử dụng hệ thống chữ ký điện tử Hoạt động thương mại trên thực tế có khả năng tồn tại lâu dài là nhờ vào sự phát triển cuả các chuẩn công nghệ mở, các công nghệ này đã hình thành các đặc điểm kỹ thuật cơ bản, các tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt, cũng như sự thống nhất trong hoạt động nghiên cứu và phát triển (Research and Development – R&D) đối với các sản phẩm trong tương lai. Để đảm bảo tính linh hoạt mà thực tiễn thương mại lấy làm cơ sở cần phát triển các chuẩn mở với quan điểm đẩy mạnh khả năng tương tác giưã các thế hệ và giưã các chủng loại sản phẩm với nhau, và cần hỗ trợ mục tiêu “thống nhất không biên giới” (objective of cross- border regconitions) thì các quốc gia phải quan tâm đúng mức mối quan hệ giưã bất kỳ một hệ thống các nguyên tắc kỹ thuật được cấp phép nào với các chuẩn mực kỹ thuật mở hiện đang tồn tại Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 21 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 21 Cần lưu ý rằng công nghệ chữ ký điện tử được xem xét trong Đạo luật mẫu có thể làm phát sinh các vấn đề pháp lý mà không được tìm thấy trong Đạo luật mẫu nhưng thay vào đó lại tồn tại trong các định chế khác như Luật Hành chính, Luật Hình sự, các quy định về hợp đồng, v.v… Do Đạo luật mẫu không có ý định giải quyết các trường hợp nêu trên 1.2.5) Một số điều khoản bổ sung đối với hiệu lực pháp lý cuả chữ lý điện tử : Một trong số các tính năng cuả Đạo luật mẫu là bổ sung vào các tiêu chuẩn được quy định tại điều 7, Đạo luật mẫu về TMĐT để thưà nhận chữ ký điện tử cũng có thể thoả mãn các chức năng tương tự như chữ ký tay Điều 7 dựa trên sự công nhận chức năng cuả chữ ký trong môi trường giấy viết như xác định một người; đảm bảo tính xác thực giưã người ký và chữ ký; ràng buộc người ký vào nội dung cuả văn bản đã ký. Ngoài ra, chữ ký có thể dùng để thực hiện các chức năng khác tuỳ thuộc vào tính chất cuả văn bản, như khả năng chứng thực ý chí cuả một bên mong muốn được ràng buộc bởi các điều khoản hợp đồng đã ký Để đảm bảo một thông điệp (message) được yêu cầu chứng thực không bị từ chối giá trị pháp lý chỉ bởi lý do thông điệp này không được chứng thực theo cách riêng có cuả văn bản viết, điều 7 đã đưa ra một cách tiếp cận toàn diện cho vấn đề này bằng cách quy định các điều kiện chung mà khi được thoả mãn thì thông điệp dữ liệu điện tử sẽ được xem như đã được chứng thực với mức độ tin cậy tương ứng và sẽ có giá trị pháp lý thi hành như văn bản viết. Với cách tiếp cận này sẽ góp phần loại bỏ các rào cản hiện có đối với hoạt động TMĐT. Điều 7 tập trung vào hai chức năng cơ bản cuả một chữ ký là xác định tác giả cuả văn bản và xác nhận người này đã chấp thuận nội dung cuả văn bản đó. Khoản 1a nêu ra các nguyên tắc trong môi trường điện tử và các chức năng pháp lý cơ bản cuả một chữ ký được thực hiện bằng cách xác định người khởi tạo một thông điệp dữ liệu điện tử và xác nhận sự đồng ý với nội dung dữ liệu cuả người này Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 22 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 22 Khoản 1b đưa ra cách tiếp cận linh hoạt về mức độ bảo mật mà có thể thoả mãn các tiêu chuẩn nêu tại khoản 1a. Phương thức sử dụng trong khoản 1a cần phải đủ tin cậy và phù hợp với mục đích theo đó dữ liệu điện tử được khởi tạo hoặc trao đổi, có xem xét đến tất cả các tình huống liên quan, kể cả bất kỳ thoả thuận nào giưã người khởi phát và người tiếp nhận một thông điệp dữ liệu điện tử Để xác định liệu phương thức được sử dụng tại khoản 1 có phù hợp hay không, hợp pháp và thoả mãn các yếu tố kỹ thuật và thương mại hay không cần xét đến các vấn đề sau :  Tính phức tạp cuả thiết bị được các bên sử dụng  Tính chất quan hệ giưã các bên  Mức độ thường xuyên mà giao dịch được các bên thực hiện  Chủng loại và khối lượng giao dịch  Các yêu cầu pháp lý và quy định khác liên quan đến chức năng cuả chữ ký  Khả năng vận hành cuả hệ thống CNTT  Tính tương thích với quá trình chứng thực được đưa ra bởi người trung gian  Tính tương thích với tập quán thương mại và thực tế áp dụng  Mức độ phân hạng tương ứng đối với quá trình chứng thực được cung cấp bởi người trung gian  Phương thức hiện hành để xử lý các thông điệp dữ liệu bất hợp pháp  Tầm quan trọng và giá trị cuả thông tin được chưá đựng trong thông điệp dữ liệu điện tử Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 23 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 23  Khả năng sử dụng các phương thức xác nhận thay thế (availability of alternative methods of identification) và chi phí để thực hiện  Mức độ chấp nhận hoặc không chấp nhận đối với phương thức xác nhận tương thích với các chuẩn công nghiệp tại thời điểm thoả thuận và khi thông điệp dữ liệu điện tử được trao đổi  Bất kỳ một yếu tố phù hợp nào khác Xây dựng trên các tiêu chuẩn linh hoạt quy định tại điều 7, khoản 1b, Đạo luật mẫu về TMĐT, điều 6 và 7, Đạo luật mẫu đưa ra một phương thức theo đó chữ ký điện tử mà đáp ứng các tiêu chuẩn khách quan về độ tin cậy cuả công nghệ sử dụng có thể được hưởng lợi từ các quy định cũ đối với hiệu lực pháp lý cuả các chữ ký điện tử này. Đạo luật mẫu đưa ra hai khái niệm tách biệt tuỳ vào thời gian thưà nhận chức năng tương tự cuả chữ ký điện tữ so với chữ ký tay. Khái niệm đầu tiên, và có phạm vi rộng hơn, là khái niệm được đề cập tại điều 7, Đạo luật mẫu về TMĐT. Khái niệm này thưà nhận bất kỳ một “phương thức” nào (method) cũng có thể được sử dụng để thoả mãn các yêu cầu pháp lý và khả năng chấp nhận phụ thộc vào việc chứng minh mức độ tin cậy cuả phương thức này trước cơ quan có thẩm quyền. Khái niệm thứ hai, và có phạm vi hẹp hơn, được đưa ra bởi Đạo luật mẫu, theo đó định trước các phương thức mà có thể được thưà nhận bởi chính quyền các nước thành viên, pháp nhân hoặc giưã các bên với nhau, nếu đáp ứng các tiêu chuẩn về độ tin cậy cuả công nghệ trình bày trong Đạo luật mẫu. Ưu điểm cuả sự thưà nhận này là khả năng đảm bảo cho người dùng tính ổn định trước khi họ thực sự dùng đến các công nghệ này 1.2.6) Các quy định cơ bản điều chỉnh hành vi cuả các bên có liên quan : Đạo luật mẫu không đi vào chi tiết để giải quyết các vấn đề về nghiã vụ và trách nhiệm cuả các bên trong quá trình vận hành hệ thống chữ ký điện tử. Các tình huống phát sinh sẽ được điều chỉnh bởi các quy định khác nằm ngoài phạm vi cuả Đạo luật mẫu. Tuy nhiên, Đạo luật mẫu vẫn đưa ra một số tiêu chuẩn để xem xét hành vi cuả Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 24 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 24 các bên, bao gồm người ký chữ ký điện tử, người chấp nhận chữ ký điện tử và nhà cung cấp dịch vụ chứng thực Đối với người ký chữ ký điện tử, Đạo luật mẫu bổ sung một nguyên tắc cơ bản về nghiã vụ phải thực hiện các biện pháp cần thiết và có sự quan tâm đúng mức đến dữ liệu tạo lập chữ ký điện tử (electronic signature creation data) cuả mình, vì họ được cho rằng sẽ thực hiện các hành động cần thiết để ngăn chặn việc sử dụng trái phép nguồn dữ liệu này. Bản thân chữ ký số (digital signature) không có khả năng đảm bảo người thực tế đã ký cũng là người ký chữ ký điện tử (một cách khác là người sở hữu dữ liệu tạo lập chữ ký). Trong điều kiện tốt nhất có thể, chữ ký số chỉ có khả năng đảm bảo mối liên kết giưã thông tin ghi trên chứng thư điện tử và người ký chữ ký điện tử. Vì người ký chữ ký điện tử biết (know) hoặc đáng lẽ ra phải biết (should have known) rằng dữ liệu tạo lập chữ ký điện tử có thể bị xâm hại nên họ phải thông báo cho bất kỳ người nào mà một cách hợp lý được xem như đã chấp nhận hoặc cung cấp dịch vụ liên quan đến chữ ký điện tử. Trường hợp sử dụng chứng thư điện tử, người ký chữ ký điện tử được cho là phải cẩn trọng trong việc đảm bảo sự chính xác và hoàn chỉnh cuả tất cả thông tin ghi trên chứng thư điện tử mà đại diện cho mình Người chấp nhận chữ ký điện tử được xem là phải thực hiện các bước hợp lý để xác định độ tin cậy cuả chữ ký điện tử đó. Trường hợp sử dụng chứng thư điện tử, người chấp nhận chữ ký điện tử cần phải xem xét hiệu lực, khả năng bị tạm đình chỉ hoặc huỷ bỏ cuả chứng thư điện tử cũng như xem xét giới hạn mà chứng thư điện tử được quyền sử dụng Nghiã vụ chung cuả nhà cung cấp dịch vụ chứng thực là sử dụng hệ thống, phương thức tin cậy và các nguồn lực, cũng như hành động phù hợp với chính sách cuả mình và thực tiễn áp dụng. Ngoài ra, họ cũng được cho là phải quan tâm đúng mức đến sự chính xác và hoàn chỉnh cuả thông tin được ghi trên chứng thư điện tử bằng cách cung cấp các thông tin cần thiết trên chứng thư điện tử để cho phép người chấp Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 25 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 25 nhận chữ ký xác nhận người ký và nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. Bên cạnh đó, chứng thư điện tử cũng cần có khả năng xác định :  Người ký ghi trên chứng thư điện tử đang kiểm soát các dữ liệu tạo lập chữ ký tại thời điểm chứng thư điện tử được phát hành, và  Dữ lệu tạo lập chữ ký đã được sử dụng vào hoặc trước ngày chứng thư điện tử được phát hành Để đảm bảo lợi ích cuả người chấp nhận chữ ký, nhà cung cấp dịch vụ chứng thực cần bổ sung thêm các thông tin về :  Phương thức sử dụng để xác định người ký chữ ký điện tử  Bất kỳ giới hạn nào đối với mục đích hoặc giá trị mà dữ liệu tạo lập chữ ký hoặc chứng thư điện tử được sử dụng  Điều kiện sử dụng dữ liệu tạo lập chữ ký  Bất kỳ giới hạn nào về nghiã vụ cuả nhà cung cấp dịch vụ chứng thực  Có phương tiện nào cho phép người ký chữ ký điện tử thông báo dữ liệu tạo lập chữ ký đã bị xâm hại  Và có quy định thời gian hợp lý để huỷ bỏ việc sử dụng chứng thư điện tử hay không Đạo luật mẫu đưa ra một danh sách mở các yếu tố để đánh giá mức độ tin cậy cuả hệ thống, phương thức và nguồn lực được sử dụng bởi nhà cung cấp dịch vụ chứng thực 1.2.7) Một khung pháp lý “công bằng về kỹ thuật” (technology – nuetral) : Xem xét từng giai đoạn đổi mới công nghệ, Đạo luật mẫu đưa ra các tiêu chuẩn về sự công nhận pháp lý đối với chữ ký điện tử, bất kể loại công nghệ nào được sử dụng. Một số ví dụ như chữ ký số dựa trên phương pháp mã hoá bất đối xứng; thiết bị Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 26 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 26 sinh trắc học; phương pháp mã hoá đối xứng; phương pháp sử dụng mã số PIN, thẻ bài (token) để chứng thực thông điệp dữ liệu điện tử bằng thẻ thông minh (smart card), hoặc các thiết bị khác được sử dụng bởi người ký chữ ký điện tử; chữ ký tay được số hoá; và các phương thức khác như nhấp chuột vào nút “OK”. Các loại công nghệ kể trên có thể được sử dụng phối hợp với nhau để giảm thiểu rủi ro hệ thống (systemic risk) 1.2.8) Nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với chữ ký điện tử có nguồn gốc nước ngoài : Đạo luật mẫu đưa ra một nguyên tắc cơ bản theo đó nguồn gốc xuất xứ (place of origin) không được xem xét như một yếu tố để quyết định liệu chứng thư điện tử nước ngoài có được thưà nhận giá trị pháp lý ở nước sở tại hay không. Việc quyết định một chứng thư hoặc chữ ký điện tử là phù hợp và có giá trị pháp lý không nên dựa vào nơi mà chứng thư hay chữ ký này được phát hành, thay vào đó là mức độ tin cậy về mặt kỹ thuật. Nguyên tắc này được quy định tại điều 12 cuả Đạo luật mẫu 1.3) Công ước về việc sử dụng thông tin điện tử trong hợp đồng quốc tế (United Nations Convention on the Use of Electronic Communications in International Contracts) : 1.3.1) Mục đích cuả Công ước : Mục đích cuả Công ước này là cung cấp giải pháp cho các vấn đề phát sinh từ việc sử dụng thông tin điện tử trong quan hệ hợp đồng quốc tế Công ước không có ý định đưa ra một quy định thống nhất đối với các vấn đề phát sinh từ hợp đồng mà không trực tiếp liên quan đến hoạt động TMĐT. Tuy nhiên, một sự phân biệt rõ ràng giưã yếu tố công nghệ và sự độc lập trong phạm vi TMĐT không phải luôn dễ dàng và như mong muốn. Vì vậy, Công ước có một số ít các quy định độc lập có phạm vi mở rộng ra bên ngoài mục đích thuần tuý là tái xác nhận các Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 27 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 27 yếu tố về tương đồng chức năng khi các quy định này là cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả cuả TMĐT 1.3.2) Phạm vi áp dụng cuả Công ước (điều 1 và 2) : Công ước áp dụng cho các hoạt động sử dụng TMĐT đối với việc giao kết và thực hiện hợp đồng giưã các bên có trục sở kinh doanh tại các nước khác nhau. “Thông tin điện tử” (electronic communications) bao gồm bất kỳ một tuyên bố, yêu cầu, thông báo nào, bao gồm cả lời mời ký kết hợp đồng (offer) và lời chấp nhận (acceptance) được thực hiện bằng phương tiện điện tử, quang học, từ tính hay các phương tiện tương tự trong việc tạo lập và thực hiện hợp đồng. Thuật ngữ “hợp đồng” (contract) sử dụng trong Công ước cần được hiểu theo nghiã rộng và bao gồm cả thoả thuận tài phán và các thoả thuận mang tính ràng buộc pháp lý khác dù cho có được gọi bằng “hợp đồng” hay không Công ước áp dụng cho các hợp đồng quốc tế mà các bên tham gia có trụ sở ở hai nước khác nhau, nhưng không nhất thiết cả hai quốc gia này đều là thành viên cuả Công ước. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên không chọn hoặc chọn sai luật có giá trị áp dụng thì Công ước chỉ được áp dụng khi luật cuả một nước thành viên được sử dụng để điều chỉnh mối quan hệ này, chiếu theo các quy định cuả tư pháp quốc tế Công ước này không áp dụng đối với giao dịch điện tử vì mục đích sinh hoạt cá nhân hoặc gia đình. Tuy nhiên, khác với một số loại trừ quy định tại điều 2a, CISG 1980, Công ước này sẽ không áp dụng kể cả đối với các loại trừ nêu trên dù mục đích này không thực sự rõ ràng cho bên còn lại biết. Ngoài ra, Công ước không áp dụng cho các giao dịch trên một số thị trường tài chính đặc biệt mà đã có các quy định riêng để điều chỉnh. Các giao dịch này bị loại trì vì các lĩnh vực dịch vụ tài chính hiện đã được điều chỉnh phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực chung mà đang được nhiều nước áp dụng, cũng như các vấn đề TMĐT có liên quan. Cuối cùng, Công ước không áp dụng đối với các công cụ có khả năng chuyển nhượng, chiết khấu vì điều này đặc biệt khó Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 28 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 28 khăn để tạo ra một hệ thống điện tử tương thích với các chức năng kể trên trong môi trường văn bản viết. Do vậy, các vấn đề này sẽ được điều chỉnh trong tương lai bởi các quy định cụ thể khác 1.3.2) Trụ sở cuả các bên và yêu cầu về thông tin (điều 6 và 7) : Công ước bao gồm một nhóm các quy định về trụ sở cuả các bên tham gia nhưng không dự tính nghiã vụ cuả các bên về việc thông báo trụ sở kinh doanh cuả mình. Tuy nhiên, Công ước vẫn đưa ra một số giả định và quy định chung nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi để quyết định trụ sở kinh doanh cuả một bên. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để các bên xác định trụ sở kinh doanh cuả mình một cách hợp lý Công ước đưa ra cách tiếp cận thận trọng đối với các thông tin ngoại vi (peripheral information) cuả một thông điệp dữ liệu điện tử, ví dụ như điạ chỉ giao thức internet (internet protocol addresses), tên miền (domain names) hoặc vị trí điạ lý cuả hệ thống thông tin, mà có rất ít

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhap luat ve thuong mai dien tu tai VN - Bai viet.pdf
  • pdfPhap luat ve thuong mai dien tu tai VN - Phu luc.pdf
Tài liệu liên quan