2.1 Một số lí luận và khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
2.1.2 Khái niệm nguồn lực con người :
Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội tạo nên năng lực của con người, của cộng đồng người, có thể sử dụng và phát huy quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Như vậy khi nói tới nguồn lực con người là nói tới con người với tư cách là chủ thể các hoạt động xã hội, nguồn lực con người đó bao gồm 2 mặt: mặt thứ nhất đó là số lượng của nguồn lực con người bao gồm quy mô dân số, cơ cấu độ tuổi, sự nối tiếp các thế hệ, giới tính và phân bố dân cư giữa các vùng miền Mặt thứ hai là chất lượng của nguồn lực con người bao gồm thể lực, trí lực, tài lực, tay nghề, năng lực quản lý, phẩm chất đạo đức, tình cảm và ý thức chính trị v.v
37 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 05/09/2024 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH - HĐH ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dôi dư từ các cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước, hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 sẽ tạo ra áp lực lớn về việc làm và nguồn vốn đang căng thẳng với tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao. Bên cạnh đó còn có hàng triệu người già tuy tuổi cao nhưng vẫn có khả năngvà mong muốn được làm việc.
Trên phạm vi cả nước cấu trúc dân số biến đổi tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên do hoàn cảnh địa lý và kinh tế xã hội khác nhau giữa các vùng miền nên ở các tỉnh đồng bằng do mức sống cao hơn nên nên Cơ cấu dân số vàng tạo ra nhiều thách thức lớn về việc làm cho địa phương vốn đất chật người đông. Tại các tỉnh vùng Tây Nguyên và miền núi Tây Bắc do mức sống ở những vùng này còn thấp nên có luồng di cư tự phát rất lớn từ các vùng nông thôn về thành phố để tìm kiếm việc làm.
Về chất lượng:
Trong những năm gần đây chỉ số HDI (chỉ số phát triển con ng ười) của Việt Nam đã được cải thiện 114/179 nước (năm 2008), tuy nhiên chỉ số đó còn khá khiêm tốn so với các nước cùng khu vực như Singapore (thứ 27), Malaisia (thứ 63)Theo chương trình nâng cao tầm vóc và thể trạng của người Việt Nam, kết thúc giai đoạn I (đến năm 2010) chiều cao thân thể trung bình của nam thanh niên 18 tuổi sẽ đạt từ 165-166 cm, nữ đạt 154-155 cm. Theo phân tích của các nhà chuyên môn hiện tại chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 1,65m, nữ là 1,53m. Sau 25 năm chiều cao trung bình của người Việt Nam đã tăng 6,14 cm ở nam và 4,88cm ở nữ. Đó là dấu hiệu đáng mừng, đáng khích lệ trong việc chăm sóc sức khoẻ của nước ta.
Số lượng người lao động tuy tăng và dư thừa nhưng lại yếu về sức khoẻ, trình độ tay nghề hạn chế. Lao động khu vực thành thị ở Hà nội thừa khoảng 7,5% và ở Thành phố Hồ Chí Minh là 6,5%. Tại khu vực nông thôn còn thừa 26% quỹ thời gian lao động tương đương khoảng 9 triệu người nhưng 95,5% lao động không có tay nghề, nhưng theo dự báo trong 10 năm tới tỷ lệ này sẽ tăng lên mức cao nhất là 1,8 triệu người do đó việc đào tạo n âng cao tay nghề và tạo việc làm cho số lao động hiện tại cũng như cho số thanh niên mới bước vào độ tuổi lao động sẽ là thách thức vô cùng lớn.
Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Trong đó, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, chiếm hơn 70% dân số; nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người (gần 10% dân số); nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, chiếm khoảng 2,15% dân số; nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung ương gần 1 triệu người. Sự xuất hiện của giới doanh nghiệp trẻ được xem như một nhân tố mới trong nguồn nhân lực, nếu biết khai thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Theo số liệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao động đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chiếm khoảng 40%. Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: Đại học và trên Đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1-4-10. Đây chính là tình trạng ‘ thừa thầy thiếu thợ ’. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94...
Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề cũng mất cân đối. Các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp ít và chiếm tỉ trọng thấp, trong khi đó các ngành xã hội luật, kinh tế, ngoại ngữ... lại quá cao. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực có tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực. Những lĩnh vực hiện đang thiếu lao động như: Kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm toán, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo...
3.2 Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
Thực trạng trên cho thấy thị trường lao động nước ta tuy rất dồi dào nhưng lao động đã qua đào tạo thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất. Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức, chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng phối hợp thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đang xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực cao cấp, công nhân kỹ thuật có tay nghề, các chuyên gia giỏi về kinh tế, các nhà doanh nghiệp giỏi. Báo chí nước ngoài thường bình luận người Việt Nam thông minh, rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt và tiếp thu cái mới. Tiếc rằng nguồn nhân lực này lại chưa được khai thác đầy đủ, đào tạo chưa bài bản, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam. Vấn đề này liên quan đến hàng loạt các yếu tố khác như chính sách xã hội, chính sách y tế, chính sách tiền lương, chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng. Các vấn đề này hiện vẫn chưa được giải quyết một cách cơ bản. Không thể nói đến nhân lực chất lượng cao khi chất lượng giáo dục đại học còn thấp; kết cấu hạ tầng còn rất thấp kém; tỷ lệ lao động mới qua đào tạo mới chỉ có từ 30 đến 40%; trình độ ngoại ngữ, khả năng sử dụng máy tính, công nghệ thông tin kém
3.3. Kinh nghiệm, bài học của CNH,HĐH
3.3.1. Phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Về nông nghiệp:
Bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, giá thành hạ, gắn với chế biến và tiêu thụ.
Phát triển sản xuất và chế biến các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có lợi thế của từng vùng, với qui mô hợp lý; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đối với những mặt hàng còn đang phải nhập khẩu nhưng trong nước có điều kiện sản xuất có hiệu quả cần phát triển sản xuất hợp lý ở các vùng để từng bước thay thế nhập khẩu.
Đối với cây lương thực: Xây dựng các vùng sản xuất tập trung lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng; vùng ngô ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên, trung du, miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long; sử dụng các giống mới có năng suất cao, chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường, áp dụng các biện pháp đồng bộ để hạ giá thành; phát triển công nghệ bảo quản, công nghệ chế biến. Đối với một số địa phương miền núi dân cư phân tán, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, kết cấu hạ tầng yếu kém, điều kiện vận chuyển, cung ứng lương thực gặp nhiều khó khăn, nhưng có điều kiện sản xuất lương thực thì nhà nước ưu tiên đầu tư thuỷ lợi nhỏ, xây dựng ruộng bậc thang và hỗ trợ giống tốt để đồng bào sản xuất lúa, màu, đảm bảo ổn định đời sống.
Đối với cây công nghiệp, rau quả: Hình thành các vùng sản xuất tập trung các loại cây công nghiệp, rau, hoa quả; ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo và nhân giống, kết hợp với nhập khẩu giống và công nghệ để sản xuất giống cây trồng có năng suất cao; thực hiện cơ giới hoá các khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản, phát triển công nghệ chế biến gắn với vùng nguyên liệu.
Đối với chăn nuôi: Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chủ yếu theo hình thức trang trại với qui mô phù hợp, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, an toàn dịch bệnh, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các cơ sở giết mổ, chế biến các sản phẩm chăn nuôi có trang bị hiện đại đạt yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhà nước ưu tiên đầu tư và có chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất giống, thức ăn công nghiệp, thú y và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Đối với lâm nghiệp: Tập trung bảo vệ vốn rừng hiện có và làm giầu rừng nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Quy hoạch để hình thành các vùng rừng nguyên liệu gắn với các cơ sở chế biến; ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô, hom và những phương pháp nhân giống tiên tiến khác, cung ứng đủ giống có chất lượng cho trồng rừng.Có chính sách để người trồng, chăm sóc rừng đảm bảo được cuộc sống và làm giàu từ nghề rừng; khuyến khích các hộ nông dân, các lâm trường mua máy móc, thiết bị, thực hiện cơ giới hoá các khâu trồng, khai thác vận chuyển và chế biến gỗ, lâm sản phát triển các cơ sở sản xuất giấy, bột giấy, ván nhân tạo, đồ gia dụng và thủ công mỹ nghệ bằng gỗ.
Đối với ngành muối: Quy hoạch và từng bước đầu tư hiện đại hoá các đồng muối, sản xuất bằng công nghệ tiên tiến để đạt năng suất và chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm nâng cao năng lực chế biến muối, đẩm bảo đủ cho tiêu dùng trong nước, kể cả muối cho sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, thay thế nhập khẩu.
Về nông thôn:
Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích phát triển mạnh các ngành công nghiệp ở nông thôn nhất là công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản và các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ, cần nhiều lao động. Hình thành các khu công nghiệp ở nông thôn, gắn lợi ích kinh tế giữa người sản xuất nguyên liệu với các nhà máy chế biến.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp đất, khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn sử dụng máy móc, công cụ cải tiến, thực hiện cơ khí hoá các khâu sản xuất. Hỗ trợ, khyến khích các thành phần kinh tế phát triển các loại hình dịch vụ ở nông thôn.
Qui hoạch và tổ chức lại hệ thống các cơ sở công nghiệp cơ khí hoá chất, phân bón thuốc trừ sâu phục vụ nông lâm ngư nghiệp trên phạm vi cả nước và từng vùng.
Về xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp
Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển sản xuất hàng hoá với qui mô ngày càng lớn. Nhà nước hỗ trợ hợp tác xã đào tạo cán bộ, có chính sách thuế phù hợp đối với các hoạt động dịch vụ. Phát triển các quĩ tín dụng nhân dân ở xã để phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
Doanh nghiệp nhà nước tập trung thực hiện những việc mà các thành phần khác chưa làm được, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, giữ vai trò nòng cốt trong kinh doanh, chế biến nông lâm thuỷ sản
Về phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hoá nông thôn
Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi theo hướng sử dụng tổng hợp tài nguyên nước để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiêp, nước sinh hoạt và cải thiên môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai. áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ tưới tiêu tiết kiệm nước. Phát triển các tổ chức hợp tác dùng nước và quản lý thủy nông của nông dân.
Phát triển nhanh hệ thống giao thông nông thôn; hệ thống điện nông thôn nhằm cung cấp điện có hiệu quả, chất lượng cao.
3.4 Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam còn yếu kém
VN có lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động dồi dào. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của VN còn thấp.Vậy nguyên nhân do đâu:
3.4.1Chất lượng nguồn nhân lực từ trí thức, công chức,viên chức còn kém.
Bên cạnh sự tăng nhanh từ nguồn nhân lực trí thức, công chức, viên chức chúng ta thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức còn quá yếu. Các con số thống kê tương đối chỉ ra rằng, hiện vẫn còn khoảng 80% số công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan công quyền chưa hội đủ những tiêu chuẩn của một công chức, viên chức như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc. Theo ý kiến của một lãnh đạo bộ chuyên ngành cho rằng hiện nay “số lượng người tài vào làm công chức, viên chức, quản lý ở các cơ quan công quyền là rất hiếm có thể nói là không có “vì chế độ, chính sách và vì quan niệm,phương thức tuyển dụng, sử dụng lao động của hệ thống cơ quan này do vậy mới có chuyện “những nhà hoạch định ra chính sách rất “ưu tú“ mà người ta vẫn nói là ”thằng dốt vạch ra cho thằng giỏi thực hiện”! Thử hỏi hiệu quả của việc áp dụng những "tác phẩm" được gọi là chính sách hay văn bản này đến đâu nếu người sử dụng cho là không đủ " tầm" và cũng không "hợp lý".
3.4.2 Chất lượng đào tạo ở mức thấp.
Chất lượng đào tạo quá thấp dẫn đến sinh viên ra trường không có nơi nhận vào làm, mà nếu nhận vào phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Hơn nữa bằng cấp đào tạo ở Việt Nam chưa được thị trường lao động quốc tế thừa nhận thì đã đành nhưng đến nay ngay cả thị trường trong nước cũng "xem lại" việc đào tạo này thì quả là đáng báo động “không tự chủ được cả trên sân nhà “ giống như các sản phẩm hàng hóa khác thì thực sự nguồn nhân lực Việt Nam cần tái cơ cấu và tái sản xuất lại càng nhanh càng tốt.
3.4.3 Quy hoạch và sử dụng nguồn nhân lực còn chưa đúng hướng
- Nguồn nhân lực ở Việt Nam rất lớn rất dồi dào nhưng chưa được “quy hoạch”, chưa được khai thác, với quy trình đào tạo hiện đại nửa vời, có thể nói một số đối tượng còn chưa được đào tạo.
- Chất lượng thấp, mâu thuẫn giữa lượng và chất cao dẫn đến khi sử dụng thì “thừa thầy thiếu thợ”
- Phát triển không đồng đều có yếu tố chia cắt và phân vùng kiểu hành chính, thiếu sự cộng lực và hợp tác, còn thiếu và rất yếu tính chất tham gia công việc nhóm hay tập thể.
3.4.4 Chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của nguồn nhân lưc,từ đó chưa có định hướng phát triển rõ ràng,hiệu quả và chiến lược.
Xưa đến nay, chúng ta vẫn quan niệm và tự hào "đất nước Việt Nam là rừng vàng biển bạc”, mà không coi trọng đến yếu tố hay tài nguyên lớn và đáng tự hào nhất và có thế xây dựng, cải tạo và phát triển được đó là yếu tố con người, nguồn nhân lực Việt.Chính vì vậy việc phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn chưa được định hướng rõ ràng và triệt để.Hiệu quả từ việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đem lại còn chưa cao.
CHƯƠNG 4
CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CNH - HĐH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
4.1 Các kết luận và phát hiện qua việc nghiên cứu
Sau 30 năm công nghiệp hóa, vẫn còn khoảng 70% lao động cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp; tỷ lệ học sinh trên triệu dân, tỷ lệ số trường các loại trên triệu dân, tỷ lệ số trường đại học trên triệu dân; tỷ lệ tốt nghiệp đại học trên triệu dân, tỷ lệ có học vị tiến sỹ trên triệu dân của nước ta đều cao hơn tất cả các nước có mức thu nhập bình quân theo đầu người tương đương như Thái Lan, nhưng chất lượng đang có nhiều vấn đề. Điều tra của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2006 cho thấy cả nước có tới 63% số sinh viên ra trường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_phat_huy_nguon_nhan_luc_trong_su_nghiep_cnh_hdh_o_vie.docx