MỤC LỤC
Lời giới thiệu 2
Phần I: Đặt vấn đề 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi của đề tài 3
3. Phương pháp nghiên cứu 3
Phần II: Nội dung 4
1. Lý luận chung 4
2. Giải pháp thực hiện 6
Phần III: Kết luận 20
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2623 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát huy tính tích cực của học sinh qua hệ thống câu hỏi dạy học văn bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, các em tự mình bày tỏ chủ kiến, cảm xúc của mình. Do đó đây là yêu cầu có tính hai mặt: vừa là hoạt động thiết kế cụ thể của thầy, lấy đó làm phương tiện để tổ chức hướng dẫn học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh tác phẩm vừa là hoạt động của trò lấy đó để học, để tự bộc lộ năng lực cảm xúc và tư duy của mình trong tiếp cận tác phẩm. Hệ thống câu hỏi này là cách đề cao vai trò thiết kế của giáo viên trong việc sáng tạo hệ thống câu hỏi và chức năng tự học của học trò. Vì vậy, thiết kế hệ thống câu hỏi là điều kiện tiên quyết, cơ bản để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập, làm cho giáo án môn văn có cấu trúc song hành - hô ứng giữa hoạt động của hai chủ thể trong một bài học, tránh được tình trạng đọc - chép và thuyết giảng một chiều của lối dạy theo phương pháp truyền thống.
Từ sau lần thay sách 1986 cho đến chương trình đổi mới hiện nay các phương pháp dạy - học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh đã được nhận thức, quán triệt và đã trở thành quan niệm chủ đạo cũng như việc làm thường trực của giáo viên đứng lớp. Điều này đã luôn được xác định là khâu trọng tâm, cơ bản của hoạt động dạy học ở nhà trường THCS. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nó vẫn bộc lộ nhiều điều bất cập cũng như lúng túng. Vì thế mà hiệu quả, chất lượng của một giờ dạy- học văn vẫn chưa cao.
Từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy:
+ Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trên thực tế chưa thực sự được chú trọng đúng mức , vẫn còn tình trạng đọc- chép và diễn giảng, truyền thụ một chiều mang tính áp đặt do giáo viên ngại khó, chưa thật sự đầu tư thời gian, công sức vào hệ thống câu hỏi .
+ Câu hỏi trong giờ dạy văn để dẫn dắt định hướng gợi mở cho học sinh còn chưa thật phong phú, thiếu tính hệ thống, chưa phù hợp với các loại đối tượng học sinh. Các câu hỏi chủ yếu nặng về câu hỏi phát hiện, còn thiếu loại câu hỏi nâng cao, câu hỏi giảng bình, chưa sử dụng một cách linh hoạt, chính xác các loại câu hỏi cho phù hợp với nội dung khác nhau của bài giảng.
+ Có tình trạng rơi vào hỏi đáp liên miên, giờ dạy chỉ còn hỏi và đáp với những câu hỏi quá vụn vặt, phá vỡ hệ thống lôgíc của bài giảng khiến cho quá trình tiếp thu tri thức của học sinh không có một định hướng rõ rệt .
Tất cả những điều đó đã tạo nên những quan niệm, những cách làm ngược xuôi không giống nhau, thành thử việc đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng tích cực đã bộc lộ nhiều hạn chế. Với thực trạng đó xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học văn là một vấn đề bức xúc đặt ra với mỗi giáo viên đứng lớp.
2. Giải pháp thực hiện
Để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học văn, theo tôi cần phải đầu tư thời gian công sức thích đáng để thiết kế hệ thống câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, để thiết kế hệ thống câu hỏi thực sự có hiệu quả, giáo viên phải nắm vững các vấn đề sau :
a. Các loại câu hỏi
Câu hỏi trong một giờ dạy học văn là rất đa dạng, phong phú. Có câu hỏi cảm nhận, có câu hỏi tái hiện, có câu hỏi tổng hợp khái quát, câu hỏi cụ thể chi tiết, có câu hỏi phát hiện, câu hỏi phân tích, câu hỏi đối chiếu so sánh, câu hỏi gợi mở, câu hỏi về kiến thức cơ bản, câu hỏi nên vấn đề … Đối với từng phần nội dung của bài học, đối với từng đối tượng học sinh giáo viên cần phải sử dụng một cách linh hoạt để học sinh cùng làm việc một cách tích cực, chủ động tạo không không khí hào hứng sôi nổi trong lớp học, tránh tình trạng chỉ sử dụng một loại câu hỏi vừa đơn điệu,vừa tẻ nhạt, vừa không kích thích hứng thú học tập của các em. Hiện nay, phần lớn câu hỏi trong giờ giảng văn thường chỉ tập trung ở dạng câu hỏi : câu hỏi phát hiện, thường loại câu hỏi gợi mở, câu hỏi khái quát tổng hợp, câu hỏi phân tích giảng bình còn ít được sử dụng .
b. Yêu cầu của thiết kế hệ thống câu hỏi
Các câu hỏi phải đảm bảo nội dung kiến thức yêu cầu của bài học. Hệ thống câu hỏi phải bám sát mục đích yêu cầu và kiến thức trọng tâm bài học. Nếu bám sát mục đích yêu cầu và kiến thức trọng tâm thì hệ thống câu hỏi thiết kế sẽ đúng hướng, vận hành một giờ văn sẽ có hiệu quả. Xa rời yêu cầu của bài học, hệ thống câu hỏi sẽ thừa thải, chông chênh, vô nghĩa dẫn học sinh xa rời tác phẩm.
Câu hỏi phải có tính hệ thống , các câu hỏi trong bài dạy học văn phải đảm bảo trình tự hợp lý khoa học. Cả bài học là một hệ thống không rời rạc, chắp vá, gặp đâu hỏi đó. Muốn làm tốt được việc này, giáo viên phải xác định được bố cục bài giảng một cách rõ ràng, các câu hỏi sẽ đi theo bố cục ấy. Nhìn vào hệ thống câu hỏi người ta có thể hình dung được nội dung tác phẩm, kiến thức trọng tâm , con đường cảm thụ văn chương của thầy và trò như thế nào? Cần tránh những câu hỏi quá vụn vặt, quá chi tiết sẽ phá vỡ tính hệ thống. Các câu hỏi chỉ phát huy được ý nghĩa, sức mạnh khi được đặt trong hệ thống .
Câu hỏi phải có vấn đề. Câu hỏi cần phải được hiểu là một loại bài tập để tạo dựng những tình huống có vấn đề buộc học sinh phải suy nghĩ, động não để chủ động trong việc tiếp thu tri thức. Các câu hỏi phải lần lượt bóc tách từng phần nội dung kiến thức của bài học. Tránh những câu hỏi lan man, vô nghĩa, hỏi mà không có vấn đề, không có tình huống để giải quyết.
Câu hỏi phải phong phú phù hợp với đối tượng học sinh. Các câu hỏi phải đa dạng đầy đủ chủng loại: có câu hỏi khó, có câu hỏi dễ, có câu hỏi cụ thể chi tiết, có câu hỏi tổng hợp khái quát … để đối tượng học sinh nào cũng có cơ hội được làm việc, được trả lời. Tránh tình trạng chỉ dồn vào một số em học sinh khá giỏi. Trong giờ văn để học sinh làm việc có hiệu quả, giáo viên phải lường trước được các tình huống xảy ra. Nếu học sinh không trả lời được, hoặc trả lời không đúng hướng thì giáo viên phải sử dụng một loạt câu hỏi phụ để gợi mở. Loại câu hỏi gợi mở này tuỳ thuộc vào bản lĩnh ứng xử của giáo viên trong từng tình huống cụ thể.Với loại câu hỏi này giáo viên phải hết sức chủ động linh hoạt, phải nắm vững vấn đề và xử lý nhanh, nhạy.
c. Thiết kế hệ thống câu hỏi cho một số bài giảng
Tôi xin giới thiệu ba kiểu bài đại diện cho ba loại văn bản: tự sự, trữ tình và ký để các bạn cùng tham khảo.
BÀI 1: TRONG LÒNG MẸ
Hoạt động của thầy
Hoat động của trò
Hồi ký là một thể văn được dùng để ghi lại những chuyện có thật đã xảy ra trong cuộc đời một con người cụ thể, thường đó là tác giả. Theo di văn bản Trong lòng mẹ, cho biết:
Chuyện gì đựơc kể trong hồi kí này?
Nhân vật chính của hồi kí này là ai?
Quan hệ giữa nhân vật chính với tác giả cần được hiểu như thế nào?
Trong hồi kí này, tác giả sử dụng phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm. Theo em, sức truyền cảm của văn bản này phụ thuộc vào một phương thức nổi bật nào hay phụ thuộc vào sự đan xen của cả hai phương thức đó?
Câu chuyện của bé Hồng được kể trong hai sự việc chính.
Đó là các sự việc nào?
Mỗi sự việc liên quan đến phần văn bản cụ thể nào?
Những đồng cảm sâu sắc của em được gợi lên từ sự việc nào?
Theo di phần đầu văn bản Trong lòng mẹ. Hãy cho biết:
Cảnh ngộ của bé Hồng có gì đặc biệt?
Cảnh ngộ ấy tạo nên thân phận bé Hồng như thế nào?
Theo di cuộc đối thoại giữa người cô và bé Hồng, hãy cho biết:
Nhân vật “cô tôi” có quan hệ như thế nào với bé Hồng?
Nhân vật người cô hiện lên qua các chi tiết, lời nói điển hình. Hãy liệt kê những chi tiết này?
Vì sao bé Hồng cảm nhận trong lời nói đó những ý nghĩa cay độc, những rắp tâm tanh bẩn,…?
Nhừng lời lẽ đó bộc lộ tính cách nào của người cô?
Trong những lời lẽ của người cô, lời nào cay độc nhất? Vì sao?
Trong cuộc đối thoại này, bé Hồng đã bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ của mình
Hãy tìm những chi tiết bộc lộ cảm nghĩ của bé Hồng đối với người cô?
Ơ đây, phương thức biểu đạt nào được vận dụng? Tác dụng của phương thức biểu đạt này?
Có thể hiểu gì về bé Hồng từ trạng thái tâm hồn đó của em?
d. Cảm xúc của em khi đọc những tâm sự đó của bé Hồng.
Khi kể về cuộc đối thoại của người cô với bé Hồng, tác giả đã sử dụng nghệ thuật tương phản.
Hãy chỉ ra phép tương phản này.
Nhận xét về ý nghĩa của phép tương phản đó.
Theo di phần thứ 2 của văn bản Trong lòng mẹ. Hãy cho biết:
Hình ảnh người mẹ của bé Hồng hiện lên trong các chi tiết nào?
Ơ đây, nhân vật người mẹ đựơc kể qua cái nhìn và cảm xúc tràn ngập yêu thương của người con. Điều đó có tác dụng gì?
Từ đó, bé Hồng đã có một người mẹ như thế nào?
Trong phần văn bản này, tình yêu thương mẹ của bé Hồng đựơc trực tiếp bộc lộ.
Đâu là những biểu hiện cụ thể của tình yêu thương này?
Theo em, biểu hiện nào thấm thía nhất tình mẫu tử ở bé Hồng?
Nhận xét về phương thức biểu đạt của những đoạn văn trên và tác dụng của phương thức biểu đạt đó?
Cảm nghĩ của em về nhân vât bé Hồng từ những biểu hiện tình cảm đó.
Em đọc được Trong lòng mẹ một con người như thế nào (qua hình ảnh bé Hồng)?
Nhân vật bé Hồng ở Trong lòng mẹ có thể gợi cho người đọc nhiều suy tư về số phận con người.
Đó là một nạn nhân đáng thương của nghèo đói và cổ tục hẹp hịi.
Đó là một số phận đau khổ và bất hạnh.
Đó là một số phận đau khổ nhưng không hoàn toàn bất hạnh.
Đó là một đứa trẻ biết vượt lên tủi cực, đau khổ bởi tình yêu trong sáng dành cho mẹ.
Em cảm nhận theo ý nghĩa nào?
Có thể đọc thấy từ văn bản Trong lòng mẹ bài ca thiêng liêng của tình mẫu tử.
Em có đồng cảm với nhận xét này không? Vì sao?
1.
Chuyện bé Hồng là đứa trẻ mồ côi cha bị hắt hủi vẫn một lòng yêu thương, kính mến người mẹ đáng thương của mình.
Bé Hồng
Nhân vật bé Hồng trong hồi kí này chính là tác giả – nhà văn Nguyên Hồng. Vì đặc điểm của hồi kí là tác giả ghi lại chuyện đã xảy ra của chính mình.
2. Phụ thuộc vào cả hai phương thức: tự sự và biểu cảm. Một câu truyện về số phận éo le của bé Hồng và mẹ em, cùng với những cảm xúc mãnh liệt của tình yêu thương trong tâm hồn chú bé.
3.
– Bé Hồng bị hắt hủi
Bé Hồng gặp được mẹ khi mẹ về thăm.
– Sự việc thứ nhất được kể trong đoạn văn từ đầu đến người ta hỏi đến chứ.
Sự việc thứ hai đựơc kể trong phần còn lại của văn bản.
(HS tự bộc lộ)
4.
Mồ côi cha, mẹ do nghèo túng phải tha hương cầu thực. Hai anh em Hồng sống nhờ người cô ruột, không được yêu thương, còn bị hắt hủi.
Cô độc, đau khổ, luôn khao khát tình thương của mẹ.
5.
Quan hệ ruột thịt(là cô ruột của bé Hồng).
(HS xem SGK)
Vì trong những lời nói của người cô chứa đựng sự giả dối, mỉa mai, hắt hủi thậm chí độc ác dành cho người mẹ đáng thương của bé Hồng.
Hẹp hòi, tàn nhẫn.
(HS tự bộc lộ)
6.
a.(HS xem SGK)
b.– Phương thức biểu cảm .
Bộc lộ trực tiếp và gợi cảm trạng thái tâm hồn đau đớn của bé Hồng.
– Cô độc, bị hắt hủi.
Tâm hồn vẫn trong sáng, tràn ngập tình yêu thương đối với mẹ.
Căm hờn cái xâu xa, độc ác.
(HS tự bộc lộ)
7.
Đặt hai tính cách trái ngược nhau; Tính cách hẹp hòi tàn nhẫn của người cô >< tính cách trong sáng, giàu tình yêu thương của bé Hồng.
– Làm bật lên tính cách tàn nhẫn của người cô.
Khẳng định tình mẫu tử trong sáng, cao cả của bé Hồng.
8.
(HS xem SGK)
b. – Hình ảnh người mẹ hiện lên cụ thể, sinh động, gần gũi, hoàn hảo.
Bộc lộ tình con yêu thương quý trọng mẹ.
Người mẹ yêu con, đẹp đẽ, can đảm, kiêu hãnh, vượt lên những lời mỉa mai cay độc của người cô.
9.
(HS xem SGK)
(HS tự bộc lộ)
– Biểu cảm trực tiếp.
Tác dụng: Thể hiện xúc động của lòng ngừơi, khơi gợi xúc cảm ở ngừơi đọc.
– Nội tâm sâu sắc.
Yêu mẹ mãnh liệt.
Khao khát yêu mẹ.
10.(Thảo luận nhóm trả lời)
Đó là một thân phận đau khổ, nhưng có tình yêu thương vá lòng tin bền bỉ, mãnh liệt dành cho mẹ.
Đó là một đứa trẻ trong tủi cực, cô đơn luôn khao khát được yêu thương bởi tấm lòng người mẹ.
11. (HS tự bộc lộ)
12. (HS tự bộc lộ)
BÀI 2: QUA ĐÈO NGANG :
Hoạt động của thầy
1 Qua việc tìm hiểu tác giả ở phần chú thích em hãy nêu một vài nét tiêu biểu về Bà Huyện Thanh Quan?
2.Bài thơ được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào?
3.Quan sát chú thích (SGK) để chỉ ra luật chính của thể thơ TNBC ?
4.Từ đó em hãy xác định thể thơ của bài thơ “Qua đèo Ngang” ?
5.Về bố cục , một bài thơ TNBC có bốn phần, tương đương với bốn cặp thơ, mỗi cặp hai câu, gọi theo thứ tự : Đề, thực, luận, kết . Hãy chỉ ra bố cục của bài thơ ?
6.Cảnh tượng Đèo Ngang như thế nào ?
7.Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày ?
8.Thời điểm này thường gợi cảm giác gì ?
9.Hoành Sơn một dãy, vốn có cái hùng vĩ của nó nhưng bà Huyện Thanh Quan đã cảm nhận cảnh (Hoành Sơn) Đèo Ngang như thế nào?
10.Cảnh Đèo Ngang được gợi tả bằng những chi tiết nào?
11.Với 5 sự vật đó được tác giả miêu tả trong trạng thái như thế nào?
12. Em hiểu nghĩa của từ chen là thế nào ?
13. Sự lặp lại từ chen trong lời thơ này có sức gợi tả một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào ?
14. Như thế phần đề của bài thơ gợi hình ảnh một Đèo Ngang như thế nào?
15.Theo dõi phần thực của bài thơ em hãy cho biết có nét bổ sung nào trong chi tiết cảnh ? ngôn ngữ tượng hình nào xuất hiện ? sức gợi tả của các từ láy lom khom và lác đác trong lời thơ trên ?
16.Nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của hai câu thực ?Tác dụng ?
17.Phần thực của bài thơ đã tả thực sự sống Đèo Ngang. Nhưng đó là sự sống như thế nào ?
18.Hai câu thực tả cảnh nhưng đã hé mở trạng thái tâm hồn nào của nhà thơ ?
19. Ta hiểu gì về hai loại chim quốc và chim đa đa ?
20.Phân tích nghệ thuật ở hai câu luận ? Bên cạnh hình ảnh gợi tả thì ở nơi hoang vu ấy còn vang lên những âm thanh nào ?Phân tích tác dụng biểu cảm của những âm thanh này ?
21. Nghe tiếng cuốc kêu gợi nhớ điều gì ? Nghe tiếng đa đa kêu gợi nỗi niềm gì?
22.Tại sao nghe tiếng cuốc, tiếng đa đa kêu lại gợi lên nỗi nhớ nước, thương nhà của bà?
23.Theo em những điển tích, truyền thuyết ở trong bài này có ý nghĩa gì trong việc diễn tả tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan ?
24.Theo em Bà Huyện Thanh Quan có nghe được tiếng cuốc, tiếng đa đa kêu được không?Vì sao em nghĩ như vậy?( Câu hỏi này tuỳ thuộc vào lớp dạy có HS giỏi thì GV sử dụng )
25.Toàn cảnh Đèo Ngang ở hai câu kết hiện lên như thế nào trong con mắt của tác giả? Đó là một ấn tượng về một không gian như thế nào ?
26.Giữa không gian ấy, con người lặng lẽ một mình đối mặt với nỗi cô đơn. Lời thơ nào diễn tả nỗi cô đơn này ?Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta ?
27.Từ những phân tích trên, em hãy nhận xét về ngôn ngữ và cảm xúc của nhà thơ khi qua Đèo Ngang ? Những nét nổi bật trong hình thức thể hiện ?
28. Em hiểu gì về bà Huyện Thanh Quan từ bài thơ này ?
Hoạt động của trò
1.Học sinh dựa vào SGK (phần chú thích) trình bày những điểm cơ bản về tác giả ,các em khác theo dõi ,nhận xét, bổ sung .
2. Học sinh dựa vào phần chú thích trong SGK để trình bày, giáo viên nhận xét bổ sung .
3. Một bài thơ có tám câu, mỗi câu 7 chữ ,vần gieo ở tiếng cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 ; đối ở các câu 3,4 và câu 5,6
4. Thể thơ : Thất ngôn bát cú .
5. Bố cục : 4 phần: đề, thực, luận, kết
-Đề : câu 1, 2
-Thực : câu 3, 4
-Luận : câu 5,6
-Kết: câu 7, 8
6. Học sinh đọc câu 1, 2
7. Bóng xế tà : Buối chiều tàn , nắng nhạt và sắp tắt .
8.Cảm giác buồn
( Hoc sinh liên hệ những câu ca dao có nội dung biểu đạt tâm trạng buồn )
9.-Không gian :Đèo Ngang gợi lên hình ảnh một vùng núi non hiểm trở , nằm ngang trên đường từ Bắc vào Nam .
-Thời gian : nơi núi non hiểm trở ấy càng trở nên hoang vu, buồn vắng vào lúc chiều tà bóng xế .
10. Cỏ, cây, đá, lá, hoa -> bức tranh thiên nhiên với 5 sự vật.
11.Chúng chen lấn nhau
12.Chen : lẫn vào nhau, xâm lấn nhau, không ra hàng lối .
13.Sự lặp lại từ :Chen -> Rậm rạp, hoang sơ , thiếu dấu chân con người .
14.Cảnh vật hoang sơ, vắng lặng .
15.-Con người : Tiều vài chú .
-nhà : Chợ mấy nhà
-Lom khom dưới núi(gợi hình )
-Lác đác bên sông (gợi tả)
Gợi tả về hình dáng vất vả nhỏ nhoi của người tiều phu giữa núi rừng rậm rạp .đồng thời gợi sự ít ỏi thưa thớt …
16.Đảo ngữ, đối -> nhấn mạnh ý gợi tả trên .
17 –Ít ỏi , thưa thớt, hoang sơ .
18. Nỗi buồn man mác của lòng người trước cảnh tượng hoang sơ, xa lạ .
19.Học sinh dựa vào phần chú thích SGK trả lời .
20.(Học sinh thảo luận nhóm )
-Phép chơi chữ :quốc quốc/ chim cuốc cuốc ; gia gia/ chim đa đa
-Phép đối ở câu luận
Tạo ra sự cọng hưởng đậm đà cho nỗi niềm nhớ thương, đau buồn của lòng người càng thêm da diết .
-Am thanh đó là tiếng chim đa đa và tiếng cuốc kêu -> càng làm tăng thêm sự khắc khoải trong lòng nhà thơ nên càng gợi thêm cái hắt hiu, buồn vắng .
21. Các âm thanh đó gợi nỗi niềm nhớ nước, thương nhà của bà Huyện Thanh Quan .
22.Học sinh dựa vào phần chú thích về điển tích và truyền thuyết (SGK) để trình bày .
23. Bà Huyện Thanh Quan đau lòng vì những biến thiên của xã hội, kín đáo gợi nhớ nỗi tiếc nuối một thời vàng son rực rỡ đã qua -> Tâm trạng hoài cổ.
24. HS tự do trình bày ý kiến .
25.-Trời, non, nước .
Mênh mang, xa lạ, tĩnh vắng .
26. Một mảnh tình riêng, ta với ta.
-Cụm từ ta với ta : -> bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả .
Câu thơ cuối cùng mang tính chất biểu cảm trực tiếp càng cho thấy nỗi buồn cô đơn, thầm kín,hướng nội của tác giả giữa Đèo Ngang. Trời cao thăm thẳm, non nước bao la.
27.( Học sinh dựa vào phần ghi nhớ để trình bày )
28.(HS thảo luận )
-Là người phụ nữ nặng lòng với gia đình và đất nước .
-Người có tài làm thơ TNBC
BÀI 3: HAI CÂY PHONG :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Trong văn bản “ Hai cây phong” xuất hiện hai loại hình ảnh:
Hình ảnh thiên nhiên .
Hình ảnh con người.
a.Hãy gọi tên các hình ảnh đó.
b.Trong đó nổi bật là những hình ảnh nào?
c.Quan hệ giữa hai loại hình ảnh này vó gì đặc biệt?
2.Nhân vật người kể chuyện trong văn bản này xuất hiện ở hai vai: “tôi” và “chúng tôi”.
a.Khi nào người kể chuyện nhân danh “tôi”?
b.Khi nào nhân danh “chúng tôi”?
c.Tác dụng của cách kể chuyện kết hợp cả hai vai này như thế nào?
3.
a.Có những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong văn bản này?
b.Trong đó nổi bật là phương thức nào?
4.Quan sát đoạn văn giới thiệu hai cây phong ở đầu văn bản, cho biết:
a.Hai cây phong được giới thiệu qua những chi tiết nào?
b.Hai cây phong được ví như những ngọn hải đăng đặt trên núi.
Cách so sánh này có ý nghĩa gì?
5.Theo dõi đoạn văn đặc tả hai cây phong trong phần tiếp theo của văn bản, cho biết:
a.Có gì đặc sắc trong cách miêu tả hai cây phong ở đoạn văn này?
b.Điều đó cho thấy những tài nghệ nào của tác giả?
6.Đoạn văn tả cảnh bọn trẻ làng trèo lên hai cây phong để từ đó say mê khám phá thảo nguyên mêng mông phía sau làng có ý nghĩa gì?
7.Ơ cuối văn bản , hai cây phong được nhắc tới với một điều bí ẩn: người vô danh nào đã trồng nó với những ước mơ, hi vọng gì?
Chi tiết này cho ta biết thêm điều gì về hai cây phong?
8. Liên kết các biểu hiện đó, ta sẽ có một hình dung như thế nào về hai cây phong trong văn bản này?
9. Hình ảnh hai cây phong trong văn bản này gợi cho em nhớ gì vế tuổi thơ nơi làng quê mình?
10. Theo dõi mạch truyện đựơc kể từ nhân vật “tôi”, hãy cho biết:
An tượng nổi bật của “tôi” trong những lần về quê là gì?
Do đâu tôi có ấn tượng này?
c.Mỗi lần về quê tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc, và dù khó lòng trông thấy ngay được nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.
Theo em, trong những lời lẽ vừa rồi, nhân vật “tôi” đã tự bộc lộ tình cảm nào của mình đối vối hai cây phong?
11.
a.Em hiểu gì về trạng thái tâm hồn của người kể chuyện xưng “tôi” từ lời văn biểu cảm sau:
Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về với làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa, ngây ngất.
b.Tại sao cảm xúc đó lại gắn liền với một nỗi buồn da diết ở nhân vật “tôi”?
12. Ở đoạn văn miêu tả sự sống của hai cây phong, nhân vật “tôi’ nghe được tiếng nói riêng, tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu của chúng.
Điều đó cho thấy nhân vật “tôi” là người như thế nào?
13.Cái điều nhân vật “tôi” chưa hề nghĩ đến thời bé: “Ai là ngừơi đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vô danh ấy đã ước mơ gì… ấp ủ những niềm hi vọng gì?” gợi cho ta hiểu thêm điều gì về nhân vật “tôi” hiện tại?
14.Em đọc được những điều đáng quý nào trong tâm hồn nhân vật “tôi” từ tất cả những biểu hiện đó?
15.Đọc văn bản Hai cây phong, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của thiên nhiên và con người đựơc phản ánh?
16.Nếu nhân vật “tôi” mang hình bóng của chíng tác giả Ai-ma-tốp thì em sẽ hiểu gì về nhà văn này từ Hai cây phong của ông?
17.Văn bản Hai cây phong , với vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người đã thức dậy tình cảm nào trong em?
18. Trong văn học, tình yêu quê hương, đất nước có thể biểu hiện bằng cây cối, dòng sông, con đường, ngõ xóm…
Em hãy tìm một tác phẩm văn học Việt Nam có cách diễn đạt tình quê như thế.
1.
– Hình ảnh con người: nhân vật “tôi” và “chúng tôi”.
Hình ảnh thiên nhiên: hai cây phong và thảo nguyên.
2.
a.Khi kể về những xúc cảm tâm hồn riêng về hai cây phong
b.Khi thể hiện cảm xúc tập thể(trong đó có tôi) về hai cây phong và thảo nguyên.
c.- Mở rộng cảm xúc, vừa riêng vừa chung.
Cho thấy tình yêu thiên nhiên và làng quê là tình yêu sâu sắc và rộng lớn của cả một thế hệ.
3.
a.Kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm.
b.Miêu tả và biểu cảm.
4.
a.Giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn, hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi.
b.- Chỉ giá trị tín hiệu(dẫn đường về làng) của hai cây phong.
Khẳng định vai trò không thể thiếu của chúng đối với những người đi xa về làng.
Thể hiện niềm tự hào của dân làng Ku-ku-rêu về hai cây phong.
5.
– Miêu tả đặc điểm hai cây phong qua tiếng nói riêng và tâm hồn riêng của chúng, kết hợp với các hình ảnh so sánh( tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cánh như một đốm lửa vô hình, tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào, reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực).
– Năng lực cảm nhận tinh tế( cảm giác được sự sống của cả những vật vô tri vô giác).
Trí tưởng tượng phong phú
6.- Hai cây phong là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, nơi gắn bó chan hòa thân ái.
Hai cây phong là nơi tiếp sức cho tuổi thơ khám phá thế giới.
7.– Địa vị cao cả của hai cây phong(vì nó gắn liền với người trồng nó là thầy Đuy- sen có tấm lòng cao cả như là ân nhân của làng Ku-ku-rêu)
Hai cây phong là chứng nhân lịch sử của trường Đuy-sen.
– Là tín hiệu của làng.
Gắn bó, thân thuộc gần gũi với con người.
Có sự sống riêng
Nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ.
Nơi mở rộng chân trời hiểu biết.
Nơi ghi khắc biến cố của làng, đó là trường Đuy-sen.
HS tự bộc lộ.
10.
a.Hai cây phong luôn hiện ra trước mặt hệt như những ngọn đèn hải đăng trên núi.
b.- Sự tồn tại của hai cây phong to lớn trên đỉnh đồi phía trước làng.
Nhân vật “tôi” có tình cảm yêu quý đặc biệt đối với hai cây phong.
Nhân vật “tôi” là hoạ sĩ, có trí tưởng tượng mãnh liệt.
– Tình cảm gần gũi, yêu quý.
Cảm nhận hai cây phong như người thân yêu.
Một nhu cầu tình cảm không thể thiếu.
11.
a. Nhớ cây đắm say, mãnh liệt.
Như tầm hồn nặng lòng thương nhớ con người.
b. Hai cây phong là hình ảnh trong sáng, tươi đẹp, thân thuộc với tuổi thơ êm đềm của nhân vật “tôi” nơi làng quê.
Vì thế , khi xa quê, mong trở về quê sẽ nãy sinh nỗi buồn. Đó là nỗi buồn của sự xa cách những kỉ niệm tốt đẹp, đẹp đẽ (như mãnh vỡ của chiếc gương thần xanh…)
12. – Trí tưởng tựơng mãnh liệt.
Tâm hồn nhạy cảm.
Nhất là tình yêu tha thiết, sâu nặng đối với hai cây phong, cũng như đối với vẻ đẹp làng quê của mình.
13. – Tình yêu quý hai cây phong gắn liền với người yêu quý người thấy giáo đã trồng hai cây phong ấy với ước mơ và hi vọng về sự trưởng thành của trẻ em làng Ku-ku-rêu.
Ở đây, tình yêu thiên nhiên mở rộng tới tình yêu con ngừơi.
14. – Tình yêu tha thiết, sâu nặng dành cho thiên nhiên, con người và làng quê.
Tâm hồn trong sáng, giàu xúc cảm cao đẹp.
Tâm hồn ấy mang bản sắc quê hương.
15. – Vẻ đẹp thân thuộc và cao quý của hai cây phong.
Tấm lòng gắn bó thiết tha của con người với cảnh vật nơi quê hương yêu dấu.
16. Thảo luận nhóm trả lời.
Tầm hồn nhạy cảm với cái đẹp, cao quý.
Tấm lòng quê sâu nặng(biểu hiện ở tình cảm tha thiết gắn bó với cảnh và người nơi quê hương).
Có tài miêu tả và biểu cảm trong khi kể chuyện.
17.(HS tự bộc lộ)
18.(HS tự bộc lộ)
Chẳng hạn:
-Nhớ con sông quê hương(Tế Hanh)
-Bên kia sông Đuống(Hoàng Cầm)
Trong các bài giảng trên đây tôi đã thiết kế hệ thống câu hỏi theo yêu cầu đảm bảo tính đa dạng, phong phú của các loại câu hỏi, phù hợp với các loại đối tượng. Trong đó có nhiều dạng:
Hệ thống dễ, vừa sức với học sinh trung bình, yếu, kém .
Hệ thống khó đáp ứng với học sinh khá, giỏi.
Loại câu hỏi về kiến thức cơ bản.
Loại câu hỏi tổng hợp, khái quát.
Loại câu hỏi phát hiện chi tiết, cụ thể.
Loại câu hỏi hình dung tưởng tượng.
Loại câu hỏi đối chiếu so sánh .
Loại câu hỏi gợi mở.
Loại câu hỏi phân tích, giảng bình.
Hệ thống câu hỏi cũng được xây dựng, thiết kế nhằm thoả mãn các yêu cầu cơ bản như:
+Tính hệ thống: Các câu hỏi đã bám chắc vào trình tự của bố cục, kết cấu của bài thơ (đề, thực, luận, kết), men theo nội dung trọng tâm của bài giảng , đảm bảo tính hợp lý, lôgíc của hệ thống.
+Tính vừa sức: thể hiện ở sự đa dạng, phong phú của hệ thống câu hỏi, đáp ứng yêu cầu của nhiều loại đối tượng, tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng học sinh cùng tham gia tích cực. Hệ thống câu hỏi do vậy đã được xây dựng theo h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát huy tính tích cực của học sinh qua hệ thống câu hỏi dạy học văn bản.doc