Mở đầu 4
I. Lý do chọn đề tài. 4
II. Mục đích nghiên cứu. 4
III. Bố cục đề tài nghiên cứu. 4
IV. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 5
Phần 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP. 6
I. Nông nghiệp. 6
1. Khái niệm. 6
2. Đặc điểm vai trò của nông nghiệp. 6
3. Tác động của nông nghiệp đến tăng trưởng và phát triển. 7
4. Tác động môi trường của nông nghiệp. 8
II. Phát triển bền vững và phát triển bền vững nông nghiệp. 8
1. Khái niệm. 8
2. Những nguyên lý của canh tác bền vững 12
2.1 Quản lý đất bền vững 12
2.2 Quản lý sâu bệnh bền vững 13
2.3 Quản lý công nghệ sinh học 16
2.4 Phát triển nông thôn bền vững 17
III. Xu hướng phát triển bền vững nông nghiệp. 19
IV. Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển bền vững nông nghiệp. 20
1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Đài Loan 20
2. Bài học từ nông nghiệp Hà Lan 21
V. Những yêu cầu về phát triển nông nghiệp trong tương lai. 23
Phần 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 24
I. Giới thiệu về tình hình kinh tế xã hội Đà Nẵng. 24
1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. 24
2. Tài nguyên thiên nhiên. 24
2.1 Tài nguyên đất 24
2.2 Tài nguyên nước. 25
2.3 Tài nguyên rừng. 26
2.4 Tài nguyên khoáng sản. 26
3. Tình hình kinh tế - xã hội. 27
3.1 Tình hình kinh tế. 27
3.2 Tình hình xã hội. 31
II. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở Đà Nẵng. 31
1. Thực trạng chung. 31
2. Các lỉnh vực chính. 35
2.1 Nông nghiệp. 35
2.2 Lâm nghiệp. 39
2.3 Thủy sản. 41
3. Thị trường tiêu thụ. 43
3.1 Thị trường đầu vào 43
3.2 Thị trường đầu ra. 45
4. Sự quản lý của chính quyền với phát triển nông nghiệp. 45
4.1 Công tác khuyến nông 45
4.2 Công tác dự báo thị trường nông sản 46
III. Các yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp bền vững ở Đà Nẵng. 47
1. Sự quản lý của chính quyền 47
2. Khoa học công nghệ. 49
3. Nguồn vốn cho phát triển. 51
4. Thị trường mục tiêu. 52
IV. Đánh giá về nông nghiệp thành phố Đà Nẵng 52
Phần 3 NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG 56
I. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển bền vững ngành nông nghiệp 56
1. Quan điểm. 56
2. Mục tiêu. 56
3. Phương hướng. 57
3.1 Về kinh tế. 57
3.2 Về xã hội. 58
3.3 Về môi trường. 58
II. Giải pháp phát triển bền vững ngành nông nghiệp ở Đà Nẵng. 59
1. Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến phù hợp 59
2. Đổi mới tư duy phát triển nông nghiệp 60
3. Mở rộng thị trường tiêu thụ. 62
4. Kết hợp hiệu quả nông nghiệp với công nghiệp chế biến, du lịch dịch vụ. 63
5. Nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền. 64
III. Một số kiến nghị để nông nghiệp Đà Nẵng phát triển bền vững. 65
Kết luận. 67
Tài liệu tham khảo. 68
71 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4237 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển bền vững nông nghiệp đà nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rất bình thường do Đà Nẵng là một đô thị lớn, phát triển theo hướng là trung tâm công nghiệp, dịch vụ của khu vực
Giai đoạn 1997-2000: năm 1997, năm đầu tiên trở thành đơn vị trực thuộc trung ương, kinh tế thành phố đạt mức tăng trưởng kinh tế khá, ở mức 12,7%. Tuy nhiên cuối năm 1997, cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á đả tác động xấu đến kinh tế nước ta, bên cạnh đó do tác động của cơn lủ gây thiệt hại nặng nề nên tốc độ tăng trưởng của thành phố giảm mạnh trong năm 1998 và tăng chậm trong 2 năm 1999-2000 (9,5% và 9,9%). Kết quả cả giai đoạn 1997-2000, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP, giá cố đinh 1994) chỉ đạt bình quân 10,2%/năm, trong đó thủy sản nông lâm tăng 3,1%, công nghiệp xây dựng tăng trong GDP tăng từ 35,2% năm 1997 lên 41,3% năm 2000. GDP bình quân đầu người năm 2000 đạt trên 430 USD/người, tăng gấp 1,45 lần so với năm 1997. Giá trị săn xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 8,47%/năm.
Giai đoạn 2001-2005: Từ năm 2001, thành phố từng bước phát huy nhân tố cơ chế mới, huy động nguồn lực đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất, vượt qua ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, khắc phục thiên tai... đưa kinh tế tăng trưởng mạnh trở lại với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 12% vào năm 2001. Đến năm 2002 là 12,56% và năm 2003 trở thành đô thị loại 1. Thành phố Đà nẵng là trung tâm của khu vực miền trung tây nguyên đã từng bước hoàn thiện môi trường đầu tư, moi trường sản xuất kinh doanh theo hướng mở rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh (năm 2003 là 13,26% ; 2004 là 13,84%; năm 2005 là 14%)
Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội TP Đà nẵng (2001-2005)
Chỉ tiêu
ĐVT
Thực hiện 5 năm
Tốc độ tăng BQ (%)
2001
2002
2003
2004
2005
1. GDP (giá cố định)
- Tốc độ tăng trưởng
Tỷ đồng
%
3.804,9
12,23
4.282,9
12,56
4.823,4
13,26
5.462,8
13,84
6.224,9
14
13,18
GDP bình quân đầu người
USD
493
565
687
796
950
Cơ cấu GDP
- Nông - lâm - thủy sản
- Công nghiệp - xây dựng
- Dịch vụ
%
100
27,18
28,76
44,06
100
24,54
36,73
38,74
100
23,45
38,25
38,30
100
22,18
39,78
38,04
100
20,6
41
38,4
4. Kim ngạch xuất khẩu
Tr.
USD
236,52
247,03
260,85
309,35
500
14,21
Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm kinh tế- xã hội UBND TP Đà Nẵng
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 13,18%, thành phố Đà nẵng là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của cả nước.
Tổng giá trị GDP của thành phố năm 2005 gấp 1,64 lần so với năm 2001. Năm 2005 GDP của thành phố là 6.224,96 tỉ đồng chiếm 0,8% so với cả nước.
Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp. Tỷ trọng GDP của công nghiệp tăng từ 28,7% (2001) lên 41% (2005); ngành dịch vụ từ 44,06% (2001) giảm xuống còn 38,4% (2005); ngành nông nghiệp từ 27,18% (2001) giảm xuống còn 20,06% (2005). Ngành thủy sản – nông – lâm có xu hướng chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp thuần túy, tăng hàm lượng công nghiệp dịch vụ trong nội bộ sản xuất ngành, chuyển đổi cơ cấu theo hướng tăng cây thực phẩm, cây ăn quả, rau sạch và tỷ trọng ngành chăn nuôi.
Mức sống của người dân thành phố được tăng lên, GDP bình quân tăng từ 493 USD (2001) lên 950 USD (2005).
Bảng 2: một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội TP Đà Nẵng (2006-2008)
Chỉ tiêu
ĐVT
2006
2007
GDP (giá cố định)Tốc độ tăng trưởng
Tỷ đồng%
6776,12
11,2
7545,443
13,2
GDP bình quân
Tr. Đồng
Cơ cấu GDP- Nông nghiệp- Công nghiệp xây dựng- Dịch vụ
%
333,559
3248,366
3194,193
346,806
3543,741
3654,896
Nguồn: Niên giám thống kê TP Đà Nẵng.
Giai đoạn từ năm 2006 đến nay, cùng với sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của nước ta thách thức của việc hội nhập này ngày càng lớn và biến động giá làm cho nhịp độ phát triển bị chậm lại. Năm 2006 tốc độ tăng GDP chỉ đạt 11,2%. Năm 2007, được sự chỉ đạo kịp thời của chính quyền, thành phố đả tập trung chỉ đạo, chủ động nắm bắt cơ hội, đề ra các giải pháp, chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đưa kinh tế thành phố tăng trưởng trở lại ở mức 13,2%.
Riêng trong năm 2008, tác động của làm phát và khủng hoảng kinh tế đã tác động không ít đến hoạt động kinh tế của thành phố. Tốc độ tăng trường kinh tế bình quân đạt 11%.
3.2 Tình hình xã hội.
Đà nẵng trung tâm của khu vực Miền trung - Tây nguyên, là nơi tập trung các cơ quan nghiên cứu các cơ sở đào tạo của cả khu vực. trình độ dân trí và trình độ kỹ thuật nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng tương đối cao so với trung bình của cả nước, lao động trình độ đại học chiếm khoảng 14,5%, lao động trình độ trung học chiếm 7,5%, công nhân kỹ thuật khoảng 25,1%. Tỷ lệ cơ cấu lao động giữa các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp là 31,8% - 42,5% - 19,4%.
Thành phố đả hoàn thành mục tiêu phổ cập THCS, hướng tới phổ cập THPT. Đến nay toàn thành phố không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm đáng kể.
Cơ sở hạ tầng: TP Đà Nẵng trong giai đoạn đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Hệ thống tài chính tín dụng: số lượng các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng đầu tư tại Đà Nẵng tương đối nhiều và đa dạng, bênh cạnh có còn có các công ty tài chính và quỷ hổ trợ phát triển cho các doanh nghiệp trong đầu tư. Hệ thống thanh toán nhanh và tiện dụng.
Y tế, giáo dục cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương và khu vực lân cận cả vế số lượng và chất lượng.
Về chính trị tương đối ổn định và đảm bảo trật tự an toàn cho nhân dân củng như môi trường đầu tư và phát triển của các thành phần kinh tế.
Thực trạng phát triển nông nghiệp ở Đà Nẵng.
Thực trạng chung.
Thành phố Đà Nẵng là một thành phố phát triển năng động nhất của nước ta, các ngành kinh tế mủi nhọn đều tăng trưởng nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao.
Ngành nông nghiệp ở Đà Nẵng có xu hướng chuyển dịch theo đúng xu hướng của một thành phố phát triển, theo hướng thành phố công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ. Tỷ trọng đóng góp trong GDP của thành phố ngày càng giảm nhưng giá trị của nông nghiệp thì càng được tăng lên.
Phân tích tình trạng nông nghiệp qua các năm
Bảng 3. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản theo giá cố định 94.
Giá trị sản xuất (giá cố định 94)
Đơn vị tính
2004
2005
2006
2007
2008
Nông nghiệp
Triệu đồng
217586
204975
192222
186185
197025
Lâm nghiệp
"
22700
24934
23601
23465
25438
Thủy sản
"
395407
438278
412089
444619
468254
Tổng
"
635693
668187
627912
654269
690717
(Nguồn niên giám thống kê 2007 và báo cáo tổng kết của Sở Nông Nghiệp năm 2008)
Qua bảng số liệu trên nhìn một cách tổng thể, ta thấy giá trị sản xuất của ngành tăng lên qua các năm, tốc độ tăng trưởng trung bình trong cả giai đoạn là 1,68% do có sự sụt giảm giá trị của ngành nông nghiệp trong khi tốc độ tăng trưởng của ngành lâm nghiệp và thủy sản là không được cao như mong đợi.
Giá trị sản xuất thủy sản, nông, lâm (giá cố định 94) ước cả năm 2008 đạt 690 tỷ đồng, tăng gần 5% so với năm 2007 (654,269 tỷ đồng).
Bảng 4. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá CĐ 94)
Nhìn vào biểu đồ ta có thể nhận thấy trong tổng giá trị của nông nghiệp thành phố đạt được thì đóng góp của ngành thủy sản là lớn nhất tiếp đó là ngành nông nghiệp và cuối cùng là ngành lâm nghiệp. Điều đó cho thấy những lợi thế về phát triển thủy sản đã được phát huy song nhìn chung vẩn chưa tương xứng với tìm năng.
Diện tích đất nông nghiệp bố trí không đều ở các quận, huyện trong địa bàn thành phố, tập trung chủ yếu ở huyện Hòa Vang, Ngủ Hành Sơn...
Tổng diện tích đất nông nghiệp của thành phố năm 2007 là 9240,37 ha.
Trong đó phân chia ở các quận huyện như sau.
Bảng 5. Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007
ĐVT
Ha
%
Tổng số
9240.370
100
Hải Châu
23.360
0.25
Thanh Khê
18.030
0.20
Sơn Trà
40.190
0.43
Ngũ Hành Sơn
1092.520
11.82
Liên Chiểu
676.150
7.32
Cẩm Lệ
825.530
8.93
Hòa Vang
6564.590
71.04
Hoàng Sa
-
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2007
Có thể nhận thấy rỏ ràng diện tích đất nông nghiệp thành phố Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở các quận huyện ngoại thành, nơi mà quá trình đô thị hóa còn diển ra chậm hơn so với các quận khác của thành phố. Nhưng củng có thể thấy với tác động của quá trình đô thị hóa thì diện tích đất dành cho nông nghiệp đang bị co hẹp lại dần, điều này gây không ít khó khăn cho bà con nông dân. Về đất canh tác, Đà Nẵng chỉ còn 5.000ha, trong đó đất lúa 4.100ha. Đáng lẽ diện tích canh tác ít, nông nghiệp Đà Nẵng phải khai thác đất đai triệt để cho sản xuất, song đáng tiếc, hiện tại, ngoại trừ cánh đồng rau 17ha ở Khuê Mỹ, khoảng 50ha lúa giống ở HTX 1 Hòa Tiến, sản xuất theo lối thâm canh, hiệu quả kinh tế khá cao, còn lại đều sản xuất cầm chừng, hiệu quả thấp.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nông thôn ngày càng được cải thiện theo hướng hiện đại hóa. Hệ thống giao thông được nâng cấp, xây mới thuận lợi. Thành tựu về phát triển kinh tế đã góp phần tô điểm cho nông thôn Đà Nẵng diện mạo mới. Tuy vậy, nông thôn Đà Nẵng phát triển không đều. Trong khi ở khu vực đồng bằng, hệ thống điện-đường-trường-trạm được đầu tư xây dựng khá hoàn thiện thì ở trung du miền núi, nhiều nơi hệ thống điện đang tạm bợ, đường bê-tông chưa vươn tới, thậm chí tình trạng người dân lội suối hoặc phải đi lại trên những chiếc cầu tạm vẫn còn.
Bộ mặt nông thôn phản ánh rõ nét nhất đời sống của nông dân. So với cả nước, nông thôn Đà Nẵng chưa có gì nổi bật, thậm chí mức sống của người dân thấp hơn nhiều địa phương khác. Số hộ nông dân đầu tư làm ăn lớn, thu nhập trên 100 triệu đồng/năm quá ít.
Hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngày được hoàn thiện hơn. Công trình thủy lợi và các trạm bơm của các hợp tác xã cơ bản đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất góp phần hoàn thiện nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2008 và đáp ứng yêu cầu thủy lợi cho các năm tiếp theo.
Nguồn con giống, cây giống đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của bà con nông dân củng được quan tâm. Hình thành nguồn cung cấp con giống, cây giống có chất lượng...
Phát triển các loại hình nông nghiệp như kinh tế trang trại, doanh nghiệp tư nhân nông nghiệp chưa có gì đặc biệt đa số đều nhỏ về quy mô và giá trị tạo ra thấp hơn so với các địc phương khác.
Các lỉnh vực chính.
2.1 Nông nghiệp.
Giá trị ngành nông nghiệp năm 2008 ước đạt 182 tỷ đồng giảm 1,7% so với năm 2007. Trong năm 2008 giá trị ngành nông nghiệp của thành phố có sự phục hồi và tăng trưởng nhanh cao hơn so với cùng kỳ các năm trước đó
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của thành phố có sự biến động qua các năm.
Bảng 6. Giá trị sản xuất nông nghiệp (triệu đồng)(giá cố định 94)
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Nông nghiệp
217586
204975
192222
186185
182 852
-Trồng trọt
132 094
123 153
126 516
126 662
123 350
-Chăn nuôi
83 884
79 157
62 013
56 831
56 730
-Dịch vụ nông nghiệp (trừ thú y)
1 608
2 665
2 693
2 692
2 772
Nguồn: niên giám thống kê 2007 và báo cáo tổng kết năm 2008 của Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng.
Nhìn chung giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có xu hướng sụt giảm. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ước cả năm đạt 182852 triệu đồng, giảm 1,79% so với năm 2007 do tác động của tình hình thiên tai diển biển phức tạp trong những năm vừa qua, nhất là trong giai đoạn 2005-2007 có sự xuất hiện của hàng loạt cơn bảo lớn như Chanchu, Xangsane năm 2006 và cơn lủ lịch sử tháng 11/2007. Mặt khác do quá trình đô thị hóa diển ra nhanh chóng diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể đả ảnh hưởng lớn đến ngành nông nghiệp của thành phố. Bên cạnh đó tình hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm có những diển biến rất phức tạp như dịch heo tai xanh, cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng... dịch rầy nâu trên cây lúa củng đã tác động xấu đến sản xuất lương thực của thành phố. Mặt khác do bị tác động mạnh bởi vốn đầu tư cho nông nghiệp hạn chế, giá cả vật tư, phân bón tăng cao, cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa.
Tình hình kết quả sản xuất trên một số loại cây trồng trong năm 2008 như sau:
Cây lúa: 8.100 ha, năng suất bình quân đạt 53.9 tạ/ha (giảm gần 4,5 tạ/ha so với năm 2007), sản lượng 43.635 tấn. Các loại giống chủ lực được sử dụng là NX30, Xi23, MT1, BT7...
Cây ngô: 803 ha, năng suất 56 tạ/ha, sản lượng 4.498 tấn, bằng 99,1% so với năm 2007
Cây có bột (khoai lang, sắn...): 658 ha,năng suất 67 tạ/ha, sản lượng 878 tấn, bằng 96,5% so với năm 2007.
Cây thực phẩm: rau các loại diện tích gieo trồng cả năm là 1.850 ha, sản lượng 26.825 tấn, tăng 3,9% so với năm 2007. Đậu các loại có diện tích gieo trồng 742 ha, năng suất 18taj/ha, sản lượng 110 tấn.
Mía: 245 ha, chủ yếu tập trung ở các xã miền núi của huyện Hòa Vang, năng suất 330 tạ/ha, sản lượng 8.085 tấn.
Mè: 189 ha, năng suất 7 tạ/ha, sản lượng 132 tấn.
Thuốc lá: 62 ha, sản lượng 124 tấn
Cây hằng năm khác: 300 ha, bao gồm các loại như: hoa, cây cảnh, dưa hấu hắc mỹ nhân, cỏ chăn nuôi...
Trong tổng giá trị của ngành nông nghiệp thì giá trị trồng trọt đóng góp lớn nhất tiếp theo
Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi củng theo hướng tích cực: Giảm dần diện tích đất sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là trông lúa) để chuyển sang trồng các loại cây nông nghiệp khác có giá trị kinh tế cao hơn như: ngô, đậu, rau... mặc dù vậy cây lúa vẩn là cây sản xuất chính.
Bảng7: Diện tích, năng suất và sản lượng cây lương thực.
Diện tích (ha)
Lúa
Ngô
Khoai lang
Sắn
Năm 2000
11 256
147
1 424
692
Năm 2001
11 125
414
1 545
878
Năm 2002
10 225
802
1 524
750
Năm 2003
9 524
828
1 283
453
Năm 2004
9 001
831
912
325
Năm 2005
8 003
761
415
174
Năm 2006
8 082
835
708
281
Năm 2007
7 970
797
562
286
Năm 2008
8 100
765
560
135
Năng suất (tạ/ha)
Năm 2000
46,39
41,15
60,23
66,21
Năm 2001
46,95
56,72
62,41
67,50
Năm 2002
48,04
57,95
61,89
66,02
Năm 2003
52,34
57,49
62,96
65,05
Năm 2004
53,09
55,67
65,37
67,73
Năm 2005
52,23
54,97
66,61
69,20
Năm 2006
57,30
56,17
67,08
66,83
Năm 2007
56,75
57,01
66,21
69,34
Năm 2008
53,9
58,36
65,12
65,24
Sản lượng (Tấn)
Năm 2000
52 223
605
8 577
4 582
Năm 2001
52 234
2 350
9 645
5 924
Năm 2002
49 125
4 646
9 433
4 952
Năm 2003
49 868
4 758
8 078
2 944
Năm 2004
47 788
4 624
5 962
2 198
Năm 2005
41 806
4 181
2 761
1 204
Năm 2006
46 312
4 693
4 749
1 879
Năm 2007
45 231
4 541
3 721
1 983
Năm 2008
43.635
4.437
3.154
1.877
Nguồn: niên giám thống kê 2007 và báo cáo tổng kết năm 2008 của Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng.
Ta có thể dể dàng nhận thấy diện tích trồng cây lương thực đã liên tục giảm qua các năm do tác động của quá trình đô thị hóa nhanh chóng của thành phố đã chiếm một phần lớn diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Năng suất có tăng qua các năm nhưng không ổn định và có các diển biến thất thường do tác động của nhiều mặt như giá cả đầu vào, tác động của thiên tai...Chỉ có diện tích trồng ngô là có xu hướng tăng lên từ 147 ha năm 2000 lên 765 ha năm 2008. Diện tích trồng lúa giảm từ 11256 ha năm 2000 xuống còn 8100 ha năm 2008, tuy vậy năng suất cây lúa có xu hướng tăng từ 46,39 tạ/ha năm 2000 đến năm 2008 đã là 53,9 tạ/ha. Diện tích đất trồng lúa tập trung chủ yếu ở huyện Hòa Vang và quận Cẩm Lệ.
Bảng 8: Tỷ lệ giá trị đóng góp vào ngành nông nghiệp.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp củng có xu hướng chuyển dịch theo hướng hiện đại tức là tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính
Tình hình chăn nuôi phát triển khá trong các năm qua. Cụ thể trong năm 2008 số lượng gia súc gia cầm gia tăng, về số lượng cụ thể gia súc gia cầm đến tháng 10/2008 là: đàn trâu 1.950 con, đàn bò 17.000 con, đàn heo 82.000 con, đàn gia cầm 450.000 con.
Trong chăn nuôi, hình thức chăn nuôi trang trại đã và đang có xu hướng phát triển, so với trước số trang trại chăn nuôi ngày một tăng. Theo kết quả điều tra đến 10/09/2008, toàn thành phố có 58 cơ sở chăn nuôi heo; 22 cơ sở chăn nuôi bò, dê; 46 cơ sở chăn nuôi gà quy mô 200 con trở lên, 3 cơ sở nuôi cút, 1 cơ sở nuôi vịt đẻ.
2.2 Lâm nghiệp.
Diện tích đất lâm nghiệp tăng lên nhanh chóng. Từ gần 52000 ha năm 2000 lên gần 57.195,6 ha năm 2008, độ che phủ của rừng tăng từ 41.7% năm 2003 lên gần 48,54% năm 2008 cao hơn mức độ che phủ bình quân cả nước. Bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái và cải thiện môi trường thành phố trong quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa.
Diện tích đất lâm nghiệp của thành phố trong năm 2008 như sau:
- Đất có rừng: 51.598,1 ha
+ Rừng tự nhiên: 36.462,2 ha
+ Rừng trồng 15.135,9 ha
- Đất chưa có rừng 5.597,5 ha
Phân theo 3 loại rừng thì:
- Rừng đặc dụng: 33.165,3 ha
- Rừng phòng hộ: 8.578,5 ha
- Rừng sản xuất: 15.351,8 ha
Bảng 9. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (triệu đồng)
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Lâm nghiệp
22700
24934
23601
23465
25412.6
Lâm sinh
6351
5588
5615
6029
7299.595
-Khai thác gỗ, lâm sản
16349
19346
17986
17832
18113
Nguồn: niên giám thống kê 2007 và báo cáo tổng kết năm 2008 của Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng.
Giá trị lâm nghiệp năm 2008 đạt 25412.6 triệu đồng, tăng 8.3% so với năm 1997. Trong đó tốc độ tăng của lâm sinh là cao hơn rất nhiều so với lỉnh vực khai thác gổ và lâm sản (gần 21% so với 1.5%) đó là do thành phố đả có chủ trương chú trọng vào trồng và nuôi dưỡng rừng bên cạnh đó thực hiện đóng cửa rừng để bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này.
Bảng 10. Giá trị đóng góp vào ngành lâm nghiệp.
Có thể thấy giá trị đóng góp trong lâm nghiệp có sự tăng dần của lỉnh vực lâm sinh, điều này chứng tỏ thành phố đả có chủ trương đúng đắn trong việc phát triển lâm nghiệp đó là giảm dần khai thác rừng và tăng cường phục hồi và trồng mới rừng để tăng giá trị rừng trong tương lai không vhir về mặt kinh tế mà còn lợi ích rất lớn về mặt sinh thái, môi trường. Trong lỉnh vực lâm sinh thành phố đã chú trọng tới việc phát triển rừng một cách hiệu quả bằng các phương pháp như: khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng tập trung... bên cạnh đó thành phố đả thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ rừng, và phòng cháy chửa cháy trong mùa khô.
2.3 Thủy sản.
Giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng liên tục qua các năm 1997 – 2007 mặt dù diện tích đất nuôi trồng thủy sản giảm đáng kể do công tác quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản chưa hợp lý.
Bảng 11. Giá trị sản xuất ngành thủy sản (triệu đồng)
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Thủy sản
395407
438278
412089
444619
451288.3
-Nuôi trồng
42940
42478
20017
25214
25592.21
-Khai thác hải sản
333644
38 825
378537
406376
412471.6
-Khai thác thủy sản nước ngọt
1123
701
595
709
719.635
-Dịch vụ thủy sản
17700
13 274
12940
12320
12504.8
Nguồn: niên giám thống kê 2007 và báo cáo tổng kết năm 2008 của Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng.
Giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2008 tăng 1.5% so với cùng kỳ năm trước. Xét trong cả thởi kỳ 2004-2008 giá trị của ngành thủy sản tăng trung bình 2.67%. Trong đó lỉnh vực nuôi trồng lại có chiều hướng giảm suốt chứng tỏ thành phố đã không có định hướng hợp lý cho lỉnh vực này bởi vì Đà Nẵng có tiềm năng lớn trong lỉnh vực này với đường bờ biển dài và hệ thống sông lớn.
Hoạt động khai thác một số lỉnh vực chính như: nghề lưới cản, nghề câu mực, nghề giả đôi... hoạt động có chuyển biến tích cực về tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Đến nay, thành phố có 90 tổ đội khai thác với 585 tàu, trong đó tàu công suất 90 Cv trở lên là 180 chiếc. Cơ cấu trong các tổ theo nghề khai thác như xau: Giả cào 32 tổ, lưới cản 23 tổ, câu mực 11 tổ, lưới vây 8 tổ, nghề khác 16 tổ...
Về lỉnh vực nuôi trồng thì tập trung nuôi một số giống chính như: nuôi tôm (tôm sú, tôm hùm, tôm chân trắng ba ba,)140 ha; các loại các như: điêu hồng, rô pho đơn tính, cá trôi, mè, chép...ngoài ra còn có nuôi ếch, ba ba...
Ngành thủy sản Đà Nẵng còn rất nhiều hạn chế:
Trong lỉnh vực khai thác thủy sản thì có diển biến phức tạp hơn do ngư dân có nguồn vốn hạn chế cho những chuyến đi biển xa, dài ngày. Mặc khác do tác động của giá nhiên liệu tăng cao trong những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 làm cho số lượng tàu nằm bờ rất nhiều chiếm tới 40 – 50%. Bên cạnh đó đầu ra cho sản phẩm còn bị nhiều hạn chế, chưa có được đầu ra ổn định, dể dàng bị tư thương ép giá. Ví như ở Quận Sơn Trà có gần 1.500 tàu thuyền các loại. Tùy theo cỡ tàu và loại hình khai thác mà mỗi tàu có số thuyền viên khác nhau, nhưng khó khăn chung hiện nay là đa số tàu cá trong quận đang thiếu thuyền viên để ra khơi, sản phẩm bán ra bị tư thương ép giá.
Ngư trường thì không ổn định do công tác dự báo ngư trường ít được quan tâm, ngư dân chỉ dựa vào kinh nghiệm là chính trong việc xác đinh ngư trường dẩn đến hiệu quả không cao
Khai thác thủy sản ở gần bờ là chủ yếu do đội tàu còn nhỏ, thiều những tàu công suất lớn có khả năng bám biển lâu dài. Việc khai thác gần bờ diển ra tràn lan hầu như không có tiêu chuẩn nào trong việc khai thác dể dản đến tình trạng cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. một tác động không nhỏ trong thời gian qua là nạn ô nhiểm do các sự cố tràn dầu diển ra liên tiếp làm tổn hại nghiêm trọng tới môi trường, gây thiệt hại cho sinh vật biển và lỉnh vực nuôi trồng thủy hải sản.
Trong lỉnh vực nuôi trồng thủy hải sản thì quy mô không lớn, kỹ thuật nuôi trồng còn lac hậu chưa có nhiều nơi áp dụng công nghệ cao vào việc sản xuất. con giống cho nuôi trồng thì vẩn đang là bức xúc của người dân, nguồn con giống tại chổ không đủ đáp ứng nhu cầu.
Vấn đề ô nhiểm do nuôi trông thủy hải sản chưa được quan tâm.
Thị trường tiêu thụ.
3.1 Thị trường đầu vào
Thành phố đà nẵng là trung tâm kinh tế lớn của Miền Trung – Tây nguyên, có lợi thế về giao thông nên hệ thống cung ứng dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp rất phong phú và đa dạng. Thức ăn cho gia súc gia cầm, thuốc phòng trừ sâu bệnh, các loại máy móc trng thiết bị phục vụ sản xuất... được cung ứng khá đầy đủ, và đa dạng về số lượng củng như chất lượng bởi hệ thống các công ty thương mại, các đại lí phân phối. trong những năm vừa qua trên địa bàn thành phố chưa diển ra tình trạng khan hiếm thức ăn gia súc gia cầm , thuốc thú ý, bảo vệ thực vật...
Tuy nhiên thời gian qua với diển biến phức tạp của thị trường nông sản trong nước củng như của thế giới, giá các loại thức ăn chăn nuôi, đặt biệt là thức ăn gia súc gia cầm tăng lên nhiều so với trước đây. Đó là do tác động của các loại dịch bệnh liên tục xuất hiện trong những năm vừa qua, tuy thành phố đã khống chế khá tốt tình hình dịch bệnh tuy vậy vẩn không tránh khỏi tác động của nó. Mặt khác củng đã xuất hiện tình trạng phân bón giả, thuốc trừ sâu giả làm gây ra không ít khó khăn và bức xúc cho bà con nông dân.
Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ sinh học thì con giống, cây giống ngày càng đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò sản xuất. chi phí cho giống chiếm từ 20% trở lên trong tổng chi phí sản xuất. Con giống, cây giống là tiền đề gia tăng năng suất của cây trồng vật nuôi, là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, giảm giá thành cho sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chỉ có một cơ sở sản xuất giống heo của nhà nước nên chưa thể đáp ứng nhu cầu rất cao về con giống của bà con nông dân. Ngoài ra đối với các loại giống mà bà con rất cần để nâng cao năng suất trồng trọt chăn nuôi như các loại cá giống, rau giống, lúa... thì hầu như trên địa bàn thành phố chưa có cơ sở sản xuất hoặc chưa đủ khả năng đáp ứng để phục vụ nhu cầu cầu của bà con.
Các loại giống không có tại địa phương thì phải nhập từ các tỉnh miển bắc hoặc ở các tỉnh phía nam với chi phí cao. Một số giống do bà con nông dân tự áp dụng kinh nghiệm của mình để sản xuất thì không đảm bảo về chất lượng dẩn đến năng suất kém, hiệu quả thấp, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
3.2 Thị trường đầu ra.
Thị trường đầu ra cho nông sản nói chung vẩn đang là nổi lo lắng của người sản xuất. Hầu hết giá cả của sản phẩm nông nghiệp đều rất bấp bênh, khi được mùa thì lại mất giá và ngược lại khi được giá lại mất mùa, ngoài ra còn các nguyên nhân làm cho giá cả không có lợi cho người sản xuất là do:
Sản phẩm làm ra chất lượng chưa đạt yêu cầu, chất lượng còn kám do vậy tính cạnh tranh của sản phẩm thấp.
Do mối liên hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến còn lỏng lẻo, chưa thể nâng cao giá trị cho nông sản qua sản phẩm đả chế biến.
Sản xuất chưa gắn liền với phân phối, tiêu thụ sản phẩm, phụ thuộc quá nhiều vào tư thương nên dể bị ép giá.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố chủ yếu vẩn là đáp ứng nhu cầu của nhân dân thành phố Đà Nẵng. Một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khu vực lân cận và xuất khẩu như: Gổ, thủy sản (EU, Hàn Quốc, Nhật Bản...)
Với các tác động như vậy làm cho nông nghiệp trên địa bàn tăng trưởng còn chậm và chưa tương xứng với tiềm năng.
Sự quản lý của chính quyền với phát tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển bền vững nông nghiệp đà nẵng.doc