LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
1.1. Khái niệm đặc điểm và phân loại CVTD 3
1.1.1. Khái niệm CVTD 3
1.1.2. Đối tượng CVTD 4
1.1.3. Đặc điểm CVTD 5
1.2. Các phương thức CVTD 9
1.2.1. Phân loại CVTD dựa vào mục đích 9
1.2.2. Căn cứ theo phương thức hoàn trả 9
1.2.3. Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay 11
1.2.4. Căn cứ vào nguồn gốc các khoản CVTD 12
1.3. Các nhân tố tác động đến CVTD 19
1.3.1. Nhóm các nhân tố khách quan 20
1.3.2. Nhóm các nhân tố chủ quan 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 25
2.1. Khái quát về chi nhánh ngân hàng Công Thương Ba Đình 25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức nhiệm vụ các phòng ban 27
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình 30
2.2. Thực trạng CVTD tại chi nhánh NHCT Ba Đình 31
2.2.1. Đối tượng và quy trình CVTD 31
2.2.2. Thực trạng CVTD tại chi nhánh 33
2.3. Đánh giá hoạt động CVTD tại chi nhánh 39
2.3.1. Kết quả đạt được 39
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 41
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 50
3.1. Định hướng phát triển của NHCT Ba Đình 50
3.1.1. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2006 50
3.1.2. Các biện pháp thực hiện 50
3.2. Các giải pháp 52
3.2.1. Phải có chính sách cụ thể về CVTD 52
3.2.2. Hoàn thiện quy trình CVTD 54
3.2.3. Đa dạng hoá các phương thức cho vay tiêu dùng 55
3.2.4. Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh 56
3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng 57
3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 59
3.2.7. Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 62
3.3. Một số kiến nghị 63
3.3.1. Kiến nghị đối với sự quản lý vĩ mô của nhà nước 63
3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 65
3.3.3. Kiến nghị đối với các cấp có liên quan 66
3.3.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam 66
KẾT LUẬN 68
74 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và của NHCT. Quản lí hệ thống giao dịch trên máy, quản lí quỹ tiền mặt trong ngày, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng sản phẩm của ngân hàng.
b/ Phßng kh¸ch hµng 1(doanh nghiÖp lín).
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Xử lí các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lí các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT.
c/ Phßng kh¸ch hµng 2(doanh nghiÖp võa vµ nhá).
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Xử lí các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lí các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của NHCT.
d/ Phßng kh¸ch hµng c¸ nh©n.
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Xử lí các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lí các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của NHCT; quản lí hoạt động của các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch.
e/ Phßng tæ chøc hµnh chÝnh.
Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam. Thực hiệncông tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
f/ Phßng tæng hîp vµ tiÕp thÞ.
Phòng tổng hợp tiếp thị là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện hoạt động báo cáo hàng năm của chi nhánh.
g/ Phßng tµi trî th¬ng m¹i.
Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh theo quy định của NHCT Việt Nam.
h/ Phßng tiÒn tÖ kho quü.
Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng quản lí an toàn kho quỹ, quản lí quỹ tiền mặt theo quy định của NHNNvà NHCT; ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
i/ Phßng th«ng tin ®iÖn to¸n.
Thực hiện công tác duy trì hệ thống, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.
k/ Phßng kÕ to¸n tµi chÝnh.
Phòng kế toán tài chính là phòng tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác quản lí tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của NHNN và của NHCT.
l/ Phßng kiÓm tra néi bé.
Phòng kiểm tra nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp giám đốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của nhà nước và cơ chế quản lí của ngành.
2.1.3. T×nh h×nh ho¹t ®éng kinh doanh cña Ng©n hµng c«ng th¬ng BA §×NH
2.1.3.1. B¸o c¸o kÕt qu¶ kinh doanh n¨m 2003
Trong điều kiện kinh doanh có nhiều khó khăn bởi trên cùng địa bàn hẹp có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động cạnh tranh hàng ngày về huy động vốn và khách hàng vay vốn. Chi nhánh đã có chính sách khách hàng linh hoạt và thích hợp, đảm bảo giữ vững được khách hàng truyền thống và nâng cao chất lượng trong công tác đàu tư vốn, tiết kiệm chi phí. Do vậy, kết quả kinh doanh năm 2003 đạt hiệu quả khả quan.
- Doanh thu năm 2003 đạt: 236.897 triệu VNĐ. So với năm 2002 tăng 73.977 triệu VNĐ (+45,4%).
- Tổng chi phí: 176.066 triệu VNĐ. So với năm 2002 tăng 42.583 triệu VNĐ (+32%).
- Lợi nhuận hạch toán: 60.831 triệu VNĐ. So với năm 2002 tăng 102,2%. So với kế hoạch NHCTVN giao vượt 76,8%.
2.1.3.2. B¸o c¸o kÕt qu¶ kinh doanh 2004
Nhờ phát triển đồng bộ có chất lượng về nguồn vốn, tín dụng và dịch vụ ngân hàng…, lợi nhuận hạch toán cả năm 2004 đạt 78,157 tỷ đồng, tăng 17,326 tỷ đồng so với năm 2003 (+28,5%), tăng 20,2% so với kế hoạch NHCTVN giao. Năm 2004 Chi nhánh đã được NHCTVN xếp loại là một trong những đơn vị đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc của toàn hệ thống và đề nghị Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng hai. Các hoạt động tự vệ, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc đều được cờ đơn vị dẫn đầu của quận Ba Đình. Công tác Công đoàn được đề nghị tặng cờ của Thủ tướng Chính phủ.
2.1.3.3 B¸o c¸o kÕt qu¶ kinh doanh n¨m 2005
Lợi nhuận đã đạt 90.681 triệu đồng, vượt 5.681 triệu đồng so với kế hoạc được giao, trích lập dự phòng rủi ro 32.899 triệu đồng đủ chỉ tiêu kế hoạch được giao, thu nhập người lao động được tăng lên rõ rệt, tạo đà phân khởi để thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh năm 2006.
2.2. Thùc tr¹ng tiªu cho vay dïng t¹i chi nh¸nh ng©n hµng c«ng th¬ng Ba §×nh
2.2.1. §èi tîng vµ quy tr×nh cho vay tiªu dïng
* Đối tượng cho vay tiêu dùng: của ngân hàng là tất cả các cá nhân có năng lực pháp lý và có năng lực hành vi dân sự. Tức là các cá nhân này phải có đủ tư cách thực hiện các giao dịch, có đủ sức khoẻ, độ minh mẫn. Ngân hàng tuyệt đối không cho vay đối với những người ở độ tuổi vị thành niên, đang trong thời gian chấp hành án hoặc mắc bệnh tâm thần. Trong đó, thông thường các khoản cho vay đối với cá nhân đều phải có tài sản đảm bảo mà giá trị của các tài sản này phải tương ứng với giá trị món vay. Và từ khi có công văn chấp nhận cho vay đối với một số đối tượng không có đảm bảo bằng tài sản, thì các cá nhân phải là:
- Cán bộ công chức viên chức trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, lực lượng vũ trang, cán bộ hưu trí được hưởng lương trợ cấp và các nguồn thu khác thường xuyên của Nhà nước.
- Các cán bộ công nhân viên trong biên chế hợp đồng vô thời hạn hoặc thời hạn dài 5 năm trở lên.
* Qui trình cho vay:
- Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn
+ Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ
+ Đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ
- Thẩm định các điều kiện vay vốn
+ Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
+ Điều tra, thu nhập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn
+ Kiểm tra xác minh thông tin
+ Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn
+ Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt
+ Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư
+ Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay
- Xác định phương thức cho vay
- Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay
- Lập tờ trình thẩm định cho vay
- Tái thẩm định khoản vay
- Trình duyệt khoản vay
+ Trường hợp không phải qua hội đồng tín dụng cơ sở
+ Trường hợp phải thông qua hợp đồng cơ sở
- Ký kết hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm.
+ Soạn thảo nội dung hợp đồng, sổ vay vốn
+ Ký kết hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay
+ Làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay
+ Kiểm tra giấy tờ sau khi kí kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay
+ Công chức và đăng ký giao dịch bảo đảm
- Giải ngân
- Kiểm tra, kiểm soát khoản vay
- Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh
- Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay
- Giải chấp tài sản bảo đảm
- Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảm đảm tiền vay
2.2.2. Thùc tr¹ng cho vay tiªu dïng t¹i chi nh¸nh
Trước đây ngân hàng này hoạt động theo hướng chuyên doanh mà chức năng chính của hệ thống ngân hàng Công Thương là cho vay đối với các công ty, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do đó các cá nhân, hộ gia đình không phải là đối tượng khách hàng chính của ngân hàng. Nhưng chính vì thế đã tạo ra sự mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay thì nhu cầu tiêu dùng của dân cư ngày một tăng cao do đó NHCT cũng đã triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng. Do một số yếu tố khách quan và chủ quan mà hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn đang là một sân chơi mới mà các ngân hàng cùng bước vào, những năm gần đây do nền kinh tế không ngừng phát triển, đời sống người dân không ngừng được cải thiện do đó nhu cầu về tiêu dùng ngày một tăng cao đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. NHCT Ba Đình là một chi nhánh của NHCT Việt Nam nên trước năm 1988, ngân hàng cũng chủ yếu cho vay đối với doanh nghiệp. Nhưng hiện nay khi nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trường đầy cạnh tranh đòi hỏi các ngân hàng phải chuyển đổi thành các ngân hàng đa năng, và do đó hoạt động cho vay tiêu dùng cũng được thực sự quan tâm, chú trọng phát triển.
2.2.2.1. VÒ d nî cho vay tiªu dïng
Nhìn một cách tổng quan thì doanh số cho vay và dư nợ đối với hoạt động cho vay tiêu dùng trong những năm gần đây của NHCT Ba Đình là không ngừng tăng trưởng, kể cả trong từng khoản mục ngắn, trung và dài hạn. Để nhìn nhận rõ hơn tình hình tăng trưởng trong 3 năm gần đây ta xem xét số liệu sau:
Bảng 2.1. TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG THEO THỜI GIAN
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Số tiền
Số tiền
So với 2003
Số tiền
So với 2004
+/-
%
+/-
%
* D/số cho vay
20.261
33.601
13.340
65,84
38.625
4.724
14,05
- Ngắn hạn
13.872
21.741
7.869
56,72
26.127
4.386
20,17
- Trung hạn
5.364
8.670
3.306
61,63
8.913
243
2,8
- Dài hạn
1.025
3.190
2.165
211,22
3.285
95
2,98
* Dư nợ
19.021
23.983
4962
26,09
27.700
3.717
15,5
- Ngắn hạn
13.841
15.164
1.683
12,48
17.753
2.589
17,07
- Trung hạn
5.150
5.639
489
9,5
6.687
1.048
18,58
- Dài hạn
390
3.180
2.790
715,38
3.260
80
2,52
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình CVTD
của NHCT Ba Đình từ năm 2003 – 2005)
Qua bảng số liệu ta thấy được doanh số cho vay tiêu dùng không ngừng tăng trưởng qua các năm. Đặc biệt là có sự tăng trưởng vượt bậc từ 20.261 triệu đồng vào cuối năm 2003 lên 33.601 triệu đồng vào cuối năm 2004 tức là tăng 13.340 triệu đồng (+65,84%), và đến cuối năm 2005 thì đã đạt 38.625 triệu đồng tăng 4.724 triệu đồng (+14,05%). Tuy có thấp hơn năm 2004 nhưng tốc độ tăng trưởng như vậy là tương đối cao. Sự giảm sụt này một phần là do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hoạt động này ngày càng gay gắt, mặt khác có thêm nhiều ngân hàng ra đời nên việc giảm sút về con số tương đối là có thể dự đoán. Ngoài ra ta cũng thấy được dư nợ cho vay tiêu dùng của từng năm cũng tăng một cách đều đặn. Năm 2003 đạt 19.021 triệu đồng so với dư nợ cho vay tiêu dùng đến 31/12/2004 là 23.983 triệu đồng tăng 4.962 triệu đồng (+26,09%), để rồi đạt 27.700 vào cuối năm 2005 tăng +15,5%. Trong đó nếu xét theo thời gian thì các khoản vay cho ngắn, trung và dài hạn chiếm những tỷ lệ rất khác nhau, nó được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1. TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ CVTD
Đơn vị: triệu đồng
Qua biểu đồ trên ta thấy rằng hầu hết những khoản cho vay tiêu dùng hiện nay tại chi nhánh là những khoản cho vay ngắn hạn. Nó chiếm những tỷ trọng chủ yếu, ví dụ năm 2003 dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 70,87%. Đến năm 2004, 2005 mặc dù tỷ trọng này đã giảm bớt xuống những nó vẫn ở mức cao tương ứng là 63,23%, và 64,09%. Sở dĩ các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là do phần lớn nhu cầu của họ là tiêu dùng các mua bán các thiết bị gia đình phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày có giá trị nhỏ, không phải là để thực hiện thực hiện các dự án có chi phí lớn như là mua đất , xây sửa nhà cửa, mua ôtô… Vì với những khoản vay lớn thì họ không thể trả trong một thời gian ngắn, và một lý do nữa là ngân hàng vẫn còn hạn chế các khoản vay dài hạn (vì đi kèm theo nó là rủi ro cao hơn trong một thời gian dài, nhất là khi nguồn trả nợ không cùng nguồn với nguồn vay do đó sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố khách quan khác). Xu hướng của những năm này vẫn chủ yếu là gia tăng nguồn cho vay ngắn hạn, tuy nhiên nhìn biểu đồ ta có thể thấy có sự ra tăng rõ rệt của cho vay trong dài hạn. Con số tuyệt đối là tăng từ 390 triệu đồng vào năm 2003 đến 3.260 triệu đồng vào cuối 2005 (+835,89%), qua đó ta cũng thấy được ngân hàng đã chú tâm vào các đối tượng có nhu cầu vay các khoản dài hạn.
Nhìn chung thì tổng doanh số cho vay tiêu dùng và dư nợ thời gian vừa qua tăng khá nhanh và ổn định, tuy vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh nhưng tốc độ tăng trưởng cũng thể hiện phần nào tiềm năng của ngân hàng trong lĩnh vực hoạt động này, do đó cần duy trì phát huy hơn nữa trong thời gian tới nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho ngân hàng mình.
2.2.2.2. VÒ nî qu¸ h¹n cho vay tiªu dïng
Ta có thể thấy sự tăng trưởng dư nợ CVTD của chi nhánh trong những năm gần đây là khá cao, nhưng nó vẫn chưa nói lên hết chất lượng của các khoản cho vay tiêu dùng này. Một trong những chỉ tiêu phản ánh được điều này là nợ quá hạn. Vì không gì riêng trong hoạt động CVTD mà ngay cả trong các hoạt động cho vay khác thì việc xử lý nợ xấu, thu hồi nợ luôn là vấn đề nóng hổi. Trong thời gian qua thì NHCT Ba Đình đã tiến hành nhiều biện pháp giảm thiểu các khoản nợ quá hạn và tăng cường thu hồi các khoản nợ khó đòi và cũng đã đạt được những kết quả nhất định, điều này được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.2. TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CHO VAY TIÊU DÙNG
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng dư nợ cho vay
1.717.000
1.894.000
2.816.000
Dư nợ cho vay tiêu dùng
19.021
23.983
27.700
Tỷ lệ dư nợ CVTD/ dư nợ cho vay(%)
1,1
1,27
0,98
Nợ quá hạn từ hoạt động cho vay
6.139
5.904
19.600
Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng
751
273
0
+ Ngắn hạn
484
202
0
+ Trung, dài hạn
267
71
0
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng (%)
3,95
1,14
0
Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD/quá hạn CV(%)
12,2
4,62
0
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình CVTD
của NHCT Ba Đình từ năm 2003 – 2005)
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn CVTD qua 3 năm đã có chiều hướng giảm dần. Từ 3,95% năm 2003 xuống còn 1,14% vào năm 2004 và 0% vào năm 2005. Có được điều này là do ngoài những nỗ lực của ngân hàng thì còn phải kể đến quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước số 493/2005/QĐ-NHNN trong việc thực hiện phân loại nợ. Từ năm 2005 thì việc phân loại nợ được chia thành 5 nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợi dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Do đó ta có thể hiểu nợ quá hạn bây giờ là từ nhóm 2 đến nhóm 4 trừ mỗi nhóm 1. Trong đó nợ nhóm 1(nợ đủ tiêu chuẩn) gồm:
+ Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
+ Là khoản nợ mà trong trường hợp khác hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong một năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn theo thời gian đã cơ cấu lại, tổ chức tín dụng có thể phân loại lại khoản nợ đó vào nhóm 1. Do có thêm điều này mà một số khoản nợ quá hạn nhưng đã trả dần đầy đủ và được đánh giá vào nhóm nợ đạt tiêu chuẩn chứ không phải là nợ quá hạn, nó cũng giải thích phần nào năm 2005 hoạt động cho vay tiêu dùng không có nợ quá hạn.
Ngoài ra ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn CVTD so với nợ quá hạn từ hoạt động cho vay chiếm tới 12,2% trong khi đó dư nợ CVTD chỉ chiếm 1,1% tổng dư nợ điều này nói lên rằng chất lượng chất lượng cho vay tiêu dùng năm 2003 là thấp. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, thu hồi xử lý nợ đọng và nợ khó đòi thì đến năm 2004 nợ quá hạn CVTD chiếm 4,62% tổng nợ quá hạn trong khi dư nợ CVTD chiếm1,27% tổng dư nợ tức là chất lượng các khoản vay đã được nâng cao hơn. Nhưng đến năm 2005 thì không còn nợ quá hạn nữa mà chỉ có các khoản nợ đủ tiêu chuẩn, điều này chứng tỏ rằng chất lượng các khoản cho vay tiêu dùng đã được cải thiện đến mức không ngờ.
Qua bảng số liệu thì nợ quá hạn của các khoản vay trung và dài hạn không nhiều, mà chủ yếu là nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn, một phần lý do là tỷ trọng của khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ CVTD. Thật vậy ta có thể thấy tổng doanh số, dư nợ cuối kỳ của hoạt động cho vay tiêu dùng không ngừng tăng trưởng một cách nhanh chóng và ổn định, thêm vào đó là tỷ lệ nợ quá hạn giảm đến mức thấp nhất nó nói lên chất lượng cho vay tiêu dùng của chi nhánh là rất cao, hiệu quả đem lại từ hoạt động này là rất lớn trong thời gian tới.
2.2.2.3. VÒ quay vßng vèn
Vòng quay vốn CVTD phản ánh số vòng chu chuyển vốn CVTD, nó phản ánh hiệu quả sử dụng và khả năng đáp ứng vốn cho thị trường, nó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3. VÒNG QUAY VỐN CHO VAY TIÊU DÙNG
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Doanh số thu nợ CVTD
9.618
10.625
Dư nợ CVTD bình quân
21.502
25.841
Vòng quay vốn CVTD
0,447
0,411
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình CVTD
của NHCT Ba Đình)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng của 2 năm là tương đối như nhau và chỉ đạt ở mức trung bình. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ được thực hiện chưa tốt hơn. Mà ở đây chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn đáng nhẽ phải có vòng quay lớn, nhưng nhìn vào bảng tỷ lệ nợ quá hạn thì đang giảm dần nên chỉ còn một cách lý giải đó là: các khoản nợ ngắn hạn đến hạn vẫn được thu đều đặn và đúng hạn nhưng do phát sinh nợ trong kỳ quá nhiều nên nó làm cho dư nợ CVTD bình quân tăng rất mạnh do đó ảnh hưởng đến vòng quay vốn CVTD (vì: Vòng quay vốn CVTD = Doanh số thu nợ CVTD/Dư nợ CVTD bình quân).
2.3. §¸nh gi¸ ho¹t ®éng cho vay tiªu dïng t¹i chi nh¸nh ng©n hµng C«ng th¬ng ba ®×nh
2.3.1. KÕt qu¶ ®¹t ®îc
- Việc tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng đã góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Sự tăng không ngừng về doanh số cho vay cũng như dư nợ cho vay tiêu dùng trên doanh số và tổng dư nợ của NHCT Ba Đình đã làm tăng một khoản lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Bởi vì lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất cho vay khác nên đây là những khoản cho vay mang lại hiệu quả cao tính trên một đồng vốn bỏ ra. Ngoài ra đây là hình thức có mức rủi ro có thể kiểm soát được nếu ta tuân thủ các quy trình cho vay thật nghiêm ngặt như thẩm định khách hàng, kiểm tra kiểm soát thường xuyên… Do đó trong tương lai nó cũng trở thành một trong những hoạt động chính mang lại nguồn lợi cao cho ngân hàng.
- Tăng tính chủ động trong công tác tìm kiếm khách hàng của các cán bộ tín dụng. Tức là các cán bộ tín dụng không còn ngồi chờ khách hàng đến để giao dịch nữa mà đã chủ động hơn trong việc tìm gặp các đối tượng có nhu cầu để chào bán các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng mình, nó làm tăng tính năng động của nhân viên đặc biệt đối với loại hình cho vay này thì khách hàng thường là các cá nhân (đại đa số là họ ngại đến ngân hàng để giao dịch cũng bởi một phần vì trình độ học vấn). Do đó việc tiếp cận của cán bộ tín dụng sẽ giúp họ hiểu làm sao, làm thế nào để có thể vay tiền nói chung và làm thế nào để có thể vay tiêu dùng để thoả mãn nhu cầu bản thân nói riêng. Bên cạnh đó thì nó cũng là một hình thức tiếp thị marketing quảng bá hình ảnh về ngân hàng có hiệu quả cao.
+ Góp phần đa dạng hoá sản phẩm của ngân hàng và mặt khác nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. ở các nước phát triển thì các sản phẩm ngân hàng rất phong phú và đa dạng, nó đã phát triển đến một trình độ và chất lượng cao hơn rất nhiều, điều này trái ngược với ở Việt Nam vì các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện nay còn khá đơn điệu, chưa phong phú và kém chất lượng do đó việc mở rộng cho vay tiêu dùng cũng góp phần đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Do các sản phẩm dịch vụ luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, cái này làm tiền đề thúc đẩy cái kia phát triểm và đến lượt cái này tác động ngược lại. Ta có thể thấy từ việc phát triển cho vay tiêu dùng thì dẫn đến các sản phẩm dịch vụ khác đi kèm cũng phát triển theo như: dịch thanh toán thẻ tín dụng, dịch vụ thanh toán tại nhà… điều này không những tăng số lượng khách hàng mà còn mở rộng phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng tới các vùng khác. Đồng thời nó còn đem lại nguồn lợi nhuận cho ngân hàng.
+ Ngoài ra bản thân NHCT Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã xây dựng và quảng bá về hình ảnh của Ngân hàng và các chi nhánh của mình rất nhiều điều này giúp cho người dân hiểu thêm về ngân hàng, hiểu thêm về các qui trình và các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung ứng. Chính vì thế mà trong những năm gần đây số lượng khách hàng không ngừng được gia tăng và mở rộng, nó được biểu hiện ở nguồn vốn huy động, tổng dư nợ nói chung và dư nợ cho vay tiêu dùng nói riêng ra tăng một cách rõ rệt.
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng đã từng bước được nâng lên. Ngân hàng đã rất chú trọng đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, vì cho dù trong bất cứ lĩnh vực nào thì nhân tố con người luôn là nhân tố trung tâm không thể thiếu, nó quyết định đến toàn bộ sự phát triển của ngân hàng. Để tạo ra một lợi thế cạnh tranh của mình thì ngân hàng đã liên tiếp cử các cán bộ, nhân viên của mình đi tham gia vào các khoá đào tạo nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ. Tất cả điều này đều nhằm tạo ra một mạng lưới hoạt động rộng khắp và hiệu quả hơn nữa, và mục tiêu cuối cùng là để phục vụ khách hàng được tốt nhất. Bên cạnh các khoá học nội bộ thì các cán bộ có khả năng còn được đi học ở các trường đại học về các khoá học như : phân tích tài chính, quản lý tín dụng, thị trường chứng khoán, quản lý nhân lực…
2.3.2. H¹n chÕ vµ nguyªn nh©n
2.3.2.1. Nh÷ng h¹n chÕ cÇn kh¾c phôc
Cho vay tiêu dùng ở NHCT Ba Đình trong những năm qua đã tăng trưởng mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của ngân hàng. Để cho vay tiêu dùng trong những năm tới thực sự phát triển và nâng cao được chất lượng của mình thì ngân hàng cần phải khắc phục một số hạn chế sau:
+ Điều đầu tiên là mức cho vay và thời hạn cho vay không có đảm bảo bằng tài sản tối đa đối với cán bộ công nhân viên còn chưa hợp lý. Hiện nay mức cho vay tối đa của hệ thống NHCT áp dụng đối với cho vay cán bộ công nhân viên chỉ có 20 triệu đồng, trong khi đó một số ngân hàng có mức cho vay tối đa cao hơn nhiều. Ngoài ra đối với các cán bộ công nhân viên và những hộ có thu nhập thấp thì nhu cầu vay vốn tiêu dùng là rất lớn như: mua nhà ở,mua đất xây nhà ở, mua ôtô… là không thể. Mặt khác thời hạn cho vay tiêu dùng tối đa phổ biến hiện nay là 3 năm. Như vậy rất khó khăn cho những người có thu nhập thấp có thể cải thiện đời sống của mình, bởi vì do nguồn thu nhập của họ thấp nên muốn tích luỹ được một khoản lớn thì họ phải mất một khoảng thời gian dài nên thời gian 3 năm là chưa thật hợp lý, chưa thật hấp dẫn đối với đối tượng này. Các khoản cho vay tiêu dùng của ngân hàng với mức cho vay và thời hạn cho vay hợp lý sẽ tạo ra thói quen tiết kiệm cho người dân đồng thời cũng góp phần làm tăng nhu cầu có khả năng thanh toán, từ đó kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.
+ Chưa thực hiện được cho vay mua nhà trả góp với giá trị khoản vay lớn, thời hạn dài. Trong khi đó nhu cầu thị trường đối với sản phẩm này là rất lớn và còn đang ở trong giai đoạn mới khai thác. Do vậy việc không cho vay mua nhà phần nào đã hạn chế việc mở rộng doanh số cho vay và dư nợ cho vay của loại tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh.
+ Chưa phát triển hình thức tài trợ cho khách hàng bằng cách phát hành thẻ tín dụng và chưa khai thác triệt để được các nhu cầu đa dạng của khách hàng để mở rộng cho vay tiêu dùng. Ta thấy ở Việt Nam một số ngân hàng đã bắt đầu sử dụng thẻ trong việc thanh toán đi đầu là ngân hàng Ngoại Thương, tuy nhiên việc áp dụng hình thức này vẫn chưa phổ biến mới chỉ có một số rất ít các ngân hàng đang áp dụng, nghiệp vụ này cũng đem lại lợi ích cho cả ngân hàng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vì thế việc chưa phát triển được hình thức này là một mục tiêu trong tương lai của ngân hàng Công Thương Ba Đình.
+ Việc thẩm định khách hàng còn chưa chặt chẽ, chưa theo đúng quy trình thủ tục. Khi khách hàng là diện quen biết thì việc xin được vay sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều, bên cạnh đó cũng tồn tại những khách hàng sử dụng khoản tiền vay không đúng với mục đích xin vay ban đầu. Việc theo dõi nợ đến hạn, gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn gặp nhiều khó khăn từ chính ngân hàng. Việc kiểm tra kiểm soát sau khi giải ngân vẫn còn mang tính hình, thức chưa được coi trọng đúng mức…
2.3.2.2. Nguyªn nh©n
a/ Nhãm nguyªn nh©n kh¸ch quan:
- Về luật pháp thì pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể đối với cho vay tiêu dùng mà mới chỉ tạo ra được một cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM tuy nhiên còn rất khái quát, chung chung và chưa đi vào chi tiết. Căn cứ pháp lý về cho vay tiêu dùng chưa đầy đủ, cụ thể và chặt chẽ để bảo đảm an toàn. Các nước phát triển đều đã xây dựng cho mình một hệ thống luật tín dụng bao gồm một loạt các qui định điều chỉnh các vấn đề liên quan đến cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận sở hữu nhà là những tài sản bảm đảm có giá trị thì rất ít hộ có đủ giấy tờ, do hiện nay thủ tục cấp giấy còn phức tạp và chưa đồng bộ. Ngoài ra, rất nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp sống trong các khu tập thể nên chỉ có các quyết định giao đất, giao nhà. Còn các tài sản khác thường có giá trị thật sự không lớn vì họ là những người có thu nhập thấp nên tài sản tích luỹ cũng vậy.
- Về văn hoá xã hội: Đây là một trong những yếu tố có tác động lớn nhất đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng. Quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng còn thấp, khả năng mở rộng các nghiệp vụ cung cấp k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36472.doc