MỤC LỤC
Trang
A.Mở đầu 2
B. Nội dung 3
I. Lý Luận Chung 3
1. Khái niệm và đặc điểm của kinh tế tư nhân 3
1.1.Khái niệm 3
1.2. Đặc điểm 4
2. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường 4
3. Bài học kinh nghiệm quốc tế 6
II. Thực trạng 7
1. Tiến trình hình thành và phát triển 7
1.1. Thời kỳ trước đổi mới 7
1.2. Thời kỳ đổi mới 7
2. Thực trạng phát triển 9
2.1. Loại hình tồn tại và quy mô 9
2.2. Khả năng thu hút vốn 9
2.3. Khả năng tạo việc làm và chất lượng lao động 9
3. Một số hạn chế và khó khăn 10
3.1. Hạn chế 10
3.2. Khó khăn 10
III. Giải pháp khắc phục 11
1. Nắm vững các quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân đã được nêu trong các nghị quyết của Đảng là: 11
2. Sửa đổi ,ban hành hệ thống giải pháp chính sách đồng bộ để phát triển KTTN 12
3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng , nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước,phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc,các đoàn thể nhân dân và hiệp hội doanh nghiệp để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển nhanh,hiệu quả,đúng hướng. 13
Kết luận 14
Tài liệu tham khảo 15
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
A. Mở đầu
Năm 2006 là một mốc thời gian quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước ta.Năm diễn ra Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 10_kỳ đại hội mở đầu của thế kỷ 21.Đồng thời đây cũng là thời điểm đánh dấu chặng đường 20 năm đổi mới đất nước.Nhìn lại chặng đường dài đã đi qua chúng ta có quyền tự hào về những thành tựu mà nhân dân ta đã đạt được trên tất cả các lĩnh vực kinh tế –xã hội,nhờ đó đã từng bước đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng,nền kinh tế có những bước đi vững chắc,đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Để có được những thành quả to lớn đó là công sức của toàn đảng toàn dân ,của mọi thành phần kinh tế nói chung ,trong đó có thành phần kinh tế tư nhân.Có thể nói năm 1986 _thời điểm bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước,có thể được coi như thời điểm “khai sinh thực sự” của thành phần kinh tế tư nhân ở việt nam.Từ đó đến nay hoạt động của khu vục kinh tế này đã không ngừng được mở rộng và phát triển đạt được những kết quả to lớn,góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.Những dóng góp to lớn đó đã được Đảng và nhà nước công nhận và biểu dương.Tuy nhiên bên cạnh đó trong xã hội ta hiện nay vẫn còn tồn tại những hiểu biết sai lệch về khu vực kinh tế tư nhân.Họ cho rằng kinh tế tư nhân gắn liền với chủ nghĩa tư bản,làm kinh tế tư nhân tức là đi theo chủ nghĩa tư bản,chống lại đường lối chính trị của đất nước ta.Đó là những đánh giá hết sức sai lầm và mang tính chủ quan.Họ không biết được rằng kinh tế tư nhân tồn tại không chỉ trong chủ nghĩa tư bản mà đã tồn tại trước chủ nghĩa tư bản và vẫn tồn tại trong chủ nghĩa xã hội.Kinh tế tư nhân cũng như kinh tế thị trường không phải là cái vốn có của chủ nghĩa tư bản .Vì vậy không được đồng nhất kinh tế tư nhân với chủ nghĩa tư bản.
Nghiên cứu làm rõ bản chất và đặc điểm của kinh tế tư nhân để phát huy hơn nữa vai trò của khu vực kinh tế này trong quá trình phát triển đất nước là một đòi hỏi của thực tiễn ở việt nam hiện nay.Qua đề tài này tôi mong muốn đưa đến những hiểu biết sâu,rộng hơn về quá trình hình thành và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân,cũng như vai trò ngày càng quan trọng của nó trong công cuộc đổi mới đất nước.
B. nội DUNG
I. Lý Luận Chung
1. Khái niệm và đặc điểm của kinh tế tư nhân
1.1.Khái niệm
Hiện nay trong giới nghiên cứu ở nước ta đang có nhiều cách lý giải khác nhau về kinh tế tư nhân.Có người cho rằng kinh tế tư nhân đồng nghĩa với kinh tế tư bản tư nhân.Có người lại đồng nhất kinhtế tư nhân với kinh tế ngoài quốc doanh.Quan điểm hiện nay được Đảng cộng sản Việt Nam nêu ở hội nghị trung ương 5 khóa 9 tháng 3/20002 cho rằng:kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể,tiểu chủ và khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức những hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiêp tư nhân.Như vậy ,do chưa có sự thống nhất chung nên hiện nay ta vẫn có thể hiểu khái niệm kinh tế tư nhân với các cấp độ khác nhau như sau:
Theo cấp độ khái quát nhất:kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế nằm ngoài quốc doanh(ngoài khu vực kinh tế nhà nước)bao gồm cả doanh nghiêp trong và ngoài nước,trong đó tư nhân năm giữ trên 50% vốn đầu tư.
Theo cấp độ hẹp hơn:kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.Trong đó:
_Kinh tế cá thể là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư kiệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình.
_Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê lao động.
_Kinh tế tư cản tư nhân là thành phần kimh tế mà sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê.
Khái quát lại thì kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế gắn liền với các loại hình sở hữu tư nhân .Trong đó các chủ thể của nó tự chủ tiến hành sản xuất kinh doanh vì lợi ích của cá nhân hay tập thể cá nhân,hoạt động dưới những hình thức khác nhau,có hoặc không thuê mướn lao động.
1.2. Đặc điểm
Mặc dù hiện nay cha có định nghĩa thống nhất về kinh tế tư nhân ,song dù gọi hay phân chia như thế nào thì nó vẫn mang những đặc điểm chung nhất sau đây:
Kinh tế tư nhân là loại hình linh tế được tổ chức quy mô theo hình thức doanh nghiệp trong kinh tế thị trường .Nó hoạt động dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và thuê mướn lao động .Doanh mghiệp tư nhân chủ yếu hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường khi lực lượng sản xuất và phan công lao động xã hội đã phát triển ở trình độ cao.Kinh tế tư nhân sannnnr xuất hàng hóa dịch vụ cung cấp cho thị trường với mục đích thu được giá trị gia tăng .Quy luaatj chi phối hoạt ffộng của doanh nghiệp tư nhân là các quy luật chung của kinh tế thị trường như :quy luật giá trị ,quy luật cung cầu ...Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ,kinh tế tư nhân không mang những đặc điểm,tính chất tư bản chủ nghĩa như trong xã hội tư bản chủ nghĩa .Và không nên coi nó là kinh tế tư bản tư nhân như cách hiểu truyền thóng về bóc lột giá trị thặng dư .Vì vậy không nên quan niệm bóc lột là kết qủa tất yếu của các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta hiện nay.Sự bóc lột hay không là còn phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường
Mỗi chế độ xã hội đều được đặc trưng bởi một phương thức sản xuất nhất định.
Trong xã hội chủ nghĩa hội tư bản có phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.Còn trong chủ nghĩa xã hội thì đặc trưng bởi phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên không có sự quy định rõ ràng và cụ thể về các thành phần kinh tế đặc trưng bắt buộc trong mỗi phương thức sản xuất đó.Trong lịch sử loài người có thể nói mầm mống của kinh tế tư nhân ngày nay xuất hiện từ khi có chế độ tư hữu trong xã hội loài người.Vì vậy kinh tế tư nhân không thuộc về bất kỳ một phương thức sản xuất riêng biệt nào cả.Nó có cả trong xã hội tư bản chủ nghĩa cũng như trong chủ nghĩa xã hội. Cùng với sự hình thành và phát triển một cách tất yếu khách quan của kinh tế thị trường thì thành phần kinh tế tư nhân cũng ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong quá trình đổi mới nền kinh tế hiện nay .Kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước là hai chân của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa .Nếu thiếu một trong hai chân thì
nền kinh tế không thể đứng vững được chư chưa nói là có thể đi hoặc chạy được.
Mục đích của chủ nghĩa xã hội là xóa bỏ áp bức bóc lột bất công.Trong khi đó người ta thường đồng nhất kinh tế tư nhân với tình trạng áp bức bóc kột sức lao động.Vậy việc phát triển kinh tế tư nhân hiện nay có mâu thuẫn với mục tiêu đó hay không?Chúng ta phải khẳng định rằng kinh tế tư nhân không hoàn toàn giống nhau dưới các chế độ khác nhau.Tính chất bóc lột bất công ,cạnh tranh vô chính phủ chỉ có trong kinh tế tư nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa và các chế độ xã hội dựa trên chế độ tư hữu là chính.Còn trong hệ thống kinhtế xã hội chủ nghĩa khi nhân dân lao động nắm quyền làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội ,kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đao,tất cả các thành phần kinh tế đều đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng cộng sản Việt Nam thì những hiện tượng tiêu cực của kinh tế tư nhân có thể từng bước được khắc phục; quan hệ gữa người chủ doanh nghiệp và người lao độn sẽ không còn đối kháng như trong các xã hội trước,mà ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.Như vậy ,việc phát triển kinh tế tư nhân không những không đối lập với mục tiêu xóa bỏ bóc lột bất công ,làm cho dân giàu nước mạnh ,xã hội công bằng dân chủ văn minh mà chủ nghĩa vã hội đã đề ra ;trái lại ,kinh tế tư nhân còn là phương tiện để thực hiện tốt hơn những mục tiêu đó.
Sự tồn tại và hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân hiện nay đang là cơ sở tạo nên cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .Với một khu vực kinh tế tư nhân kém phát triển khó có thể xây dựng một nền kinh tế thị trường phát triển mạnh để đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt NamểTong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay kinh tế tư nhân đã mang những tính chất mới.Nó cùng với khu vực kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân,là sinh lực ,động lực của nền kinh tế thị trường.Có thể nói để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở một nước có nền kinh tế kém phát triển như Việt Nam thì việc sử dụng kinh tế tư nhân là hết sức cần thiết và là một tất yếu khách quan có tính quy luật.
3. Bài học kinh nghiệm quốc tế
Trong thực tế kinh tế tư nhân đã và đang phát triển rất mạnh mẽ ở những nước có nền kinh tế thị trường.tại các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa nó cũng xuất hiện rất sớm,đặc biệt là ở nước Nga –quê hương của chủ nghĩa xã hội.Sau khi cách mạng tháng mười thàn công ,trong điều kiện chống giậc xâm lăng bên ngoài và nội chiến,để giành được tháng lợi V.I.Lênin đã cho áp dụng chính sách cộng sản thời chiến.Yuy nhiên sau khi đã giành được thắng lợi thì chính sách đó không còn phù hợp nữa.Lênin đã chủ trương dùng một chính sách khác đó là chính sách kinh tế mới(NEP).Một trong những nội dung quan trọng nhất của NEP đó là khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ,bao gồm 5 thành phần chính sau:
_Thành phần kinh tế nông dân gia trưởng
_ Thành phần kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ của nông dân,tiểu thương
_Thành phần kinh tế tư bản tư nhân
_Thành phần kinh tế tư bản nhà nước
_Thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa
Chính sách kinh tế mới đã tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất cả ở thành thị và nông thôn.Nhờ đó trong một thời gian ngắn nhà nước Xô Viết đã khôi phục được nên kinh tế quốc dân bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh.Bên cạnh đó nó còn có ý nghĩa quốc tế:đối với các nước tiến lên chủ nghĩa xã hội đều cần vận dụngtinh thần cơ bản của chính sách kinh tế mới là sử dụng nền kinh tế nhiều thành phần ,trong đó có cả thành phần kinh tế tư nhân.
Một trong những nước vận dụng đầu tiên và cũng thành công nhất tư tưởng đó làTrung Quốc.Trước đổi mới ,Trung Quốc cũng áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kéo dài gây trì trệ cho nền kinh tế.Sau hội nghị lần thứ 3 khóa XI của Dảng cộng sản Trung Quốc(12/1978) đã đề ra đường lối đổi mới.Họ chủ trương đa dạng hóa các loại hình sở hữu ,khôi phục và duy trì nền kinh tế nhiều thành phần.dặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân được khuyến khích hoạt động mạnh mẽ.Từ năm 1992 Trung Quốc chính thức thừa nhận thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Kết quả là cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch:tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân đã tăng từ 1% năm 1978 lên đến 13% năm 1993 và 24% trong năm1996.
II. Thực trạng
1. Tiến trình hình thành và phát triển
1.1. Thời kỳ trước đổi mới
Trong quá khứ các nước xã hội chủ nghĩa đã xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đề cao quá mức vai trò của công hữu khi cho rằng xác lập xong chế độ công hữu là chúng ta có ngay một chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt.Bởi khi đó vấn đề sở hữu luôn được coi là mục tiêu cơ bản của mỗi chính sách.nhưng thực trạng chung của các nước này trong những năm 70;80 của thế kỷ XX đã cho thấy quan điểm đó là không phù hợp với thực tiiễn ,thậm chí đi ngược với quy luật khách quan.
Tại Việt Nam, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi năm 1954
thì miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.Chúng ta lại rập khuôn theo đúng mô hình kinh tế của các nước Đông Âu trước đây.Trong đó đề cao quá mức vai trò của công hữu ,triệt tiêu tư hữu,nền kinh tế chỉ có hai thành phần chính là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.Lúc này kinh tế tư nhân không được coi là hoạt động hợp pháp.Chúng ta đã giáo điều cho rằng kinh tế tư nhân tương đồng với chủ nghĩa tư bản,còn kinh tế quốc doannh và kinh tế tập thể mới tương đồng với chủ nghĩa xã hội .Khi nói đến kinh tế tư nhân trong xây dựng đất nước người ta thường nhấn mạnh mặt tiêu cực ,xấu xa mà ít chú ý đến mặt tiến bộ và sự cần thiết của nó.Trong nhận thức cũng như trong tổ chức thực hiện,chúng ta luôn tìm cách xóa bỏ kinh tế tư nhân với mong muốn sớm có được chủ nghĩa xã hội .Chính quan niệm này đã cản trở cho việc huy động các nguồn lực trong xã hội cho công cuộc xây dựng đất nước.Hậu quả là trong suốt những năm trước đổi mới nền kinh tế nước ta tăng trưởng chậm ,thậm chí là không có tăng trưởng.Từ thực tế này đặt ra cho chúng ta một thách thức mới đó là phải mạnh dạn xóa bỏ cái cũ ,tìm ra cái mới ,những tư tưởng mới nhằm đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng trên.
1.2. Thời kỳ đổi mới
Trong bối cảnh nề kinh tế thế giới đang thay đổi từng ngày,tại các nước phát triển đã tiến hành điều chỉnh nền kinh tế từ những năm 80 của thế kỷ trước và giành được kết quả cao.Còn tại các nước xã hội chủ nghĩa ,sau sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu,cũng đã bắt đầu công cuộc cải tổ nền kinh tế theo hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ,khuyến khích mọi đối tượng ,thành phần cùng tham gia.Việt Nam không thể đứng ngoài tiến trình vận động chung đó được.
Trước yêu cầu khách quan bên ngoài và tình hình trong nước ,tại đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) chúng ta đã đề ra đường lôí đổi mới đất nước.Theo đó chủ trương xóa bỏ nền kinh tế bao cấp,xây dựng nền kinh tế thị trường và sau này dược gọi là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Một trong những nội dung nổi bật của nội dung đổi mới đó là thừa nhận sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần,trong đó có kinh tế tư nhân.Kinh tế tư nhân được hoạt động một cách hợp pháp,bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Đại hội 9 của Đảng chính thức đưa ra khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
Mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là phát triển kinh tế –xã hội của đất nước ,thực hiện dân giàu nước mạnh ,xã hội công bằng ,dân chủ , văn minh.Thực tế 20 năm đổi mới ở Việt Nam cho thấy ,khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế –xã hội đất nước:
_Thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư xã hội vào đầu tư phát triển .
_Tạo công ăn việc làm cho người lao động ,góp phần rất quan trọng vào việc giải quyết nạn thất nghiệp trong xã hội .
_ Góp phần nâng cao chất lượng lao động,nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh của nhân dân.
_Cung gấp các sản phẩm dịch vụ cụ thể cho xã hội .
_ Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tếvà trang bị kĩ thuật,công nghệ đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa –hiện đại hoá đất nước.
Nghị quyết hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 5 khóa 9 (tháng 3-2002) của Đảng đã khẳng định:”Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa”.
2. Thực trạng phát triển
2.1. Loại hình tồn tại và quy mô
Như cách phân loại ban đầu thì kinh tế tư nhân gồm 2 bộ phận chính đó là:kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.Bộ phận kinh tế cá thể tiểu chủ chủ yếu tồn tại dưới hình thức các trang trại,cửa hàng buôn bán nhỏ,các công ty gia đình. Còn kinh tế tư bản tư nhân tồn tại dưới dạng các công ty TNHH .Nhìn chung quy mô của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là vừa và nhỏ,phạm vi hoạt động hẹp,chưa hình thành những công ty,tập đoàn có quy mô lớn.
2.2. Khả năng thu hút vốn
Từ khi khu vực kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển đã thu hút được một lượng vốn lớn trong nhân dân .Nó được thể hiện qua cơ cấu đầu tư toàn xã hội.
2.3. Khả năng tạo việc làm và chất lượng lao động
Khu vực kinh tế tư nhân thu hút một lực lượng lao động đông đảo ,chiếm khoảng 56,3% tổng số lao động có việc làm thường xuyên của toàn xã hội .Dự báo trong tương lai khả năng tạo việc làm của khu vực này còn rất lớn vì nó thu hút được lượng lao động dư thừa ở khu vực nông thôn,lao động mùa vụ nhàn rỗi làm nông nghiệp.Tuy nhiên chất lượng lao động của khu vực kinh tế tư nhân là không cao.
Lao động chủ yếu là lao động phổ thông,lao động chưa qua đào tạo,lao động có tính chất thời vụ.Vì vậy năng suất lao động chưa cao ,chua tương xứng với sự đầu tư của doanh nghiệp.Bên cạnh đó,các chế độ bảo hộ lao động,chính sách phúc lợi xã hội cho lao động làm việc trong khu vực này vẫn chưa được đảm bảo đầy đủ chưa hấp dẫn người lao động .
Gần đây ,nhờ có chính sách phát triển bình đẳng giữa các khu vực kinh tế của nhà nước mà trong xã hội đã có sự chuyển biến đáng kể về cách nhìn nhận về khu vực kinh tế tư nhân.Ngày càng có nhiều người,đặc biệt là những lao động trẻ muốn làm việc cho các công ty tư nhân thay vì làm cho các công ty nhà nước như trước kia.Nhờ đó chất lượng lao động trong khu vực này đã được cải thiện đáng kể cả về chất lượng và số lượng.
3. Một số hạn chế và khó khăn
3.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế trong quá trình phát triển như:
-Do bản chất tư hữu ,chạy theo mục tiêu lợi nhuận tối đa ,nên các chủ doanh nghiệp tư nhân thường tự phát đổ xô vào các ngành, lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao,dẫn đến tình trạng có các ngành rất cần cho đời sống nhưng do lợi nhuận thấp nên ít được tư nhân đầu tư.
_Do pháp luật chưa hoàn thiện,nên khu vực kinh tế tư nhân sẵn sàng bộc lộ những tiêu cực như buôn lậu,làm hàng giả,gian lận thương mại ,trốn tránh đăng ký kinh doanh ,trốn thuế...Do môi trường kinh doanh chưa lành mạnh,các chủ tư nhân thường tìm những thủ đoạn cạnh tranh không kinh tế như bán phá giá ,đầu cơ,tích trữ...để triệt tiêu nhau.Đây là những khả năng tiềm tàng gây ra sự mất ổn định kinh tế ,rối loạn thị trường ,dẫn đến các cơn sốt giá cả,thổi bùng lạm phát.
_Do quá chú trọng đến lợi ích cá nhân,lợi ích trước mắt ,hoạt động của những chủ tư nhân thường thiếu tổ chức phối hợp ,tự gây khói khăn cho nhau trên thị trường,làm suy yếu sức mạnh cạnh tranh của nhau,hạn chế khả năng chen chân và đứng vững của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trên thị trường thế giới.
_Năng lực quản lý của cá chủ tư nhân rất không đồng đều.Bên cạnh những nhà quản ký dày dạn kinh nghiệm thì còn có không ít nhà doanh nghiệp trình độ quản lý còn hạn chế ,thiếu kiến thức thực tế vềnghiệp vụ kinh doanh,nghiệp vụ chuyên ngành,thiếu hiểu biết về phát luật...Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các vụ đổ vỡ,phá sản diễn ra trên thị trường nhiều nước.
3.2. Khó khăn
Trong quá trình phát triển các donh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã gặp phải một số khó khăn rào cản sau:
_Khó khăn về cơ chế chính sách là cản trở đầu tiên đối với khu vực kinh tế tư nhân.Tuy nhà nước cho phép kinh tế tư nhân được phát triển bình đẳng với các thành phần kinh tế khác nhưng nó chưa được thực hiện một cách triệt để trong thực tế cuộc sống.Vẫn còn tồn tại tình trạng phân biệt đối xử giữa các donh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong việc phân chia các nguồn lực xã hội(tài nguyên thiên nhiên, vốn ,lao động),phân chia thị trường...
_Do quy mô của các doanh nghiệp thuộc khu vực này chủ yếu là vừa và nhỏ nên khả năng thu hút vốn,thu hút lao động có chất lượng cao là rất thấp.Trình độ khoa học kĩ thuật còn rất lạc hậu,chưa theo kịp với trình độ của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.Vì vậy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này là không cao,chưa khẳng định được chỗ đứng vững chắc trong nước và vươn ra được thị trường thế giới.
III. Giải pháp khắc phục
Để khu vực kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng ,góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước ta,cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Nắm vững các quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân đã được nêu trong các nghị quyết của Đảng là:
_Khẳng định kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân,phát triển mạnh kinh tế tư nhân được coi là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.Do vậy,cần đẩy mạnh phát triển nó trong mối quan hệ chặt chẽ với các thành kinh tế khác,đặc biệt là với khu vực kinh tế nhà nước, để hai khu vực này hỗ trợ nhau tích cực hơn trong quá trình hoạt động.
_Nhà nước phải tôn trọng và phát huy quyền tự do kinh doanh theo pháp luật,bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân,khuyến khích,hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi và định hướng,quản lý sự phát triển của KTTN theo pháp lụât.Đồng thời phải xây dựng chế tài xử lý nghiêm minh nếu có vi phạm.Khuyến khích tối đa không hạn chế sự phát triển rộng rãi của kinh tế tư nhân trong những ngành những lĩnh vực mà pháp luật không cấm,tạo điều kiện để nó đi sâu vào sản xuất kinh doanh,áp dụng công nghệ tiên tiến ,nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
_Nhà nước tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách,pháp lý tâm lý xã hội để các doanh nghiệp của tư nhân phát triển rộng rãi,không hạn chế về quy mô,khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần,bán cổ phần cho người lao động ,thực hiện việc liên doanh liên kết với nhau để tăng khả năng cạnh tranh.
_Nhà nước tạo điều kiện về kết cấu hạ tầng,tạo môi trường pháp lý và chính sách ổn định, thông thoáng phù hợp với nhiều trình độ phát triển;có chính sách đào tạo bồi
dưỡng về chuyên môn,nghề nghiệp,thực hiên các chính sách xã hội nhằm đảm bảo cuộc sống người lao động
2. Sửa đổi ,ban hành hệ thống giải pháp chính sách đồng bộ để phát triển KTTN
_Sửa đổi ,bổ sung luật doanh nghiệp và một số quy định chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật về những vấn đề có liên quan đến KTTN theo hướng xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế,đảm bảo tính ổn định cụ thể và minh bạch của pháp luật.Xác định rõ trách nhiệm,quy định về sự phối hợp giữa các cơ quan quản ký nhà nước trong đăng ký kinh doanh và quản lý hoạt động củaKTTN để vừa tạo thuận lợi,vừa chặt chẽ theo nguyên tắc “một cửa một dấu”.Quy định thống nhất danh mục cụ thể ngành,nghề được kinh doanh,bãi bỏ những giấy phép thủ tục không cần thiết cản trở sự hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân.
_Ban hành chính sách nhằm phát triển đồng bộ các thị trường nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân như:chính sách bình đẳng về sử dụng đất đai;chính sách tài chính – tiền tệ,tín dụng;chính sách đào tạo nguồn nhân lực,đào tạo khoa học công nghệ;chính sách hỗ trợ về thông tin,xúc tiến thương mại; chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển kinh tế đối ngoại bằng cách liên doanh liên kết,thu hút vốn của kiều bào.
3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng , nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước,phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc,các đoàn thể nhân dân và hiệp hội doanh nghiệp để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển nhanh,hiệu quả,đúng hướng.
Để thực hiện tốt mục tiêu này cần xác định rõ chức năng,nhiệm vụ và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước của các bộ ngànhvà ủy ban nhân dân các cấp đối với KTTN.Thống nhất phối hợp giữa các cơ quan thanh tra,kiểm tra,các cơ quan quản lý nhà nước để có chương trình hoạt động phù hợp ,tránh gây phiền nhiễu cản trở cho các doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện các biện pháp trên cũng cần phải tiếp tục nghiên cứu,tổng kết thực tiễn để thấy rõ những điểm mới của kinh tế tư nhân ở nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướ ng xã hội chủ nghĩa,xu hướnh phát triển của khu vực này để có những quyết sách phù hợp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tư
nhân theo chủ trương của Đảng và nhà nước,góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đã đề ra.
kết luận
Tóm lại ,chúng ta có thể khẳng định một thực tế là kinh tế tư nhân ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.Chủ trương của Đảng và nhà nước ta hiện nay là khuyến khích phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (bao gồm kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).Vì vậy càng phải chú trọng đầu tư vào khu vực kinh tế đầy tiềm năng này.
Một vấn đề được đặt ra tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X vừa diễn ra tháng 4/2006 tại Hà Nội là “Đảng viên làm kinh tế tư nhân” Vấn đề này đã được bàn bạc rất nghiêm túc và đã đưa ra những quyết định hết sức đúng đắn.Theo đó Đảng và nhà nước ta khuyến khích mọi đảng viên được làm kinh tế tư nhân trong những ngành ,lĩnh vực cho phép với những giới hạn nhất định.Đó là một bước ngoặt rất quan trọng trong tiến trình phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay. Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình kinh tế-chính trị Mac-Lenin
2.Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế
3.Tạp chí Nghiên cứu kinh tế
4.Tap chí Nghiên cứu và phát triển
5.Tạp chí Cộng sản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35762.doc