Đề tài Phát triển doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập

MỤC LỤC



Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƢƠNG I :TỔNG QUAN VỀ BÁN LẺ VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN

THIẾT PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NỘI ĐỊA

4

1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 4

1.1 Thị trường bán lẻ Việt Nam là một môi trường đầy tiềm năng 4

1.2 Sự mở cửa của thị trường bán lẻ Việt Nam theo lộ trình cam kết với

WTO 7

1.2.1 Cơ hội đã mở ra cho bán lẻ nước ngoài 7

1.2.1.1 Cam kết mở cửa dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam với

WTO 7

1.2.1.2 Sự thâm nhập của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài vào

thị trường bán lẻ Việt Nam 9

1.2.2 Thời gian ngắn cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa trước sự đổ

bộ của các đại gia bán lẻ thế giới 10

2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ BÁN LẺ Ở VIỆT NAM 13

2.1 Tầm quan trọng của dịch vụ bán lẻ với nền kinh tế quốc gia 13

2.2 Sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ bán lẻ thời gian gần đây 14

2.2.1 Sự phát triển về số lượng các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam 14

2.2.1.1 Hệ thống chợ truyền thống 15

2.2.1.2 Hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống, kinh doanh nhỏ

lẻ15

2.2.1.3 Hệ thống các chuỗi cửa hàng bán lẻ 16

2.2.1.4 Hệ thống siêu thị, các trung tâm thương mại 16

2.2.2 Sự dịch chuyển cơ cấu thị phần giữa các doanh nghiệp bán lẻ 18

2.2.2.1 Cán cân bán lẻ dịch chuyển dần về phía các kênh bán lẻ hiện

đại18

2.2.2.2 Doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đang dần chiếm ưu thế 19

3 SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN CÁC NHÀ BÁN LẺ NỘI ĐỊA 21

3.2 Phát triển là nhu cầu tất yếu của bản thân doanh nghiệp 23

3.3 Phát triển các doanh nghiệp nội địa là giúp phát triển nền kinh tế 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM 25

1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ

VIỆT NAM 25

1.1 Thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 25

1.1.1 Cơ sở hạ tầng 25

1.1.2 Nguồn nhân lực 27

1.1.3 Nguồn tài chính 29

1.1.4 Cơ sở hậu cần 30

1.1.5 Trình độ công nghệ, trang thiết bị 31

1.1.6 Thương hiệu 33

1.2 Về thị trường của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 35

2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM 38

1.1. Điểm mạnh 39

2.2 Điểm yếu 41

2.3 Cơ hội 43

2.4 Thách thức 45

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI

PHÁP CỤ THỂ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN

LẺ VIỆT NAM 47

1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NỘI

ĐỊA TRONG CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP 47

1.1 Nâng cao nền tảng tài chính và cơ sở vật chất 47

1.1.1 Nâng cao tiềm lực tài chính 47

1.1.2 Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất 49

1.2 Chủ động xây dựng, đào tạo hệ thống nhân lực hiện đại 51

1.3 Đẩy mạnh thu hút niềm tin của người tiêu dùng 53

2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ XUẤT 54

2.1 Về việc xây dựng nền tảng tài chính và cơ sở vật chất 55

2.1.1 Một số biện pháp nâng cao tiềm lực tài chính 55

2.1.1.1 Liên kết các doanh nghiệp bán lẻ nội địa 55

2.1.1.2 Hợp nhất và sáp nhập (M&A) 58

2.1.1.3 Tận dụng các nguồn vay tài chính ưu đãi 62

2.2 Về việc xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng 64

2.2.1 Các biện pháp thu hút khách hàng, gia tăng thị phần 64

2.2.1.1 Quảng cáo, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp 64

2.2.1.2 Các chương trình khuyến mãi 67

2.2.1.3 Mở rộng thị trường về khu vực nông thôn 68

2.2.2 Các biện pháp giữ chân khách hàng 69

2.2.2.1 Làm hài lòng khách hàng nhờ các dịch vụ thực sự tốt 70

2.2.2.2. Thiết lập các hình thức ưu đãi cho các khách hàng quen thuộc 71

KẾT LUẬN 73

pdf88 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2312 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Nam có tiềm năng lớn, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, nhu cầu người tiêu dùng luôn tăng cao, vì vậy tất cả các doanh nghiệp nội địa cần tận dụng ưu thế này. Các nhà bán lẻ Việt Nam có lợi thế lớn so với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài là ở sự am hiểu nhu cầu người tiêu dùng. Họ chính là những người nắm bắt được sát thực nhất những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Vì thế, các doanh nghiệp bán lẻ Việ Nam cần coi trọng phát triển hệ thống phân phối trong nước, coi đó là cơ sở để hình thành kênh lưu thông ổn định. Hiện nay, các doanh nghiệp nội địa hầu hết đã xác định được vấn đề này. Tuy nhiên, điều còn thiếu đó là việc quảng bá thương hiệu và kiểm tra thị trường. Việc đầu tư vào xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp chưa nhiều, thể hiện ở chi phí cho tiếp thị quảng cáo và nghiên cứu phát triển còn thấp. Nhiều phân khúc bán lẻ tại thị trường Việt Nam còn bị bỏ ngỏ hoặc vẫn chưa phát triển kịp thời đã vô tình khiến người tiêu dùng trong nước sang mua sắm ở các nước khác trong khu vực. Cụ thể là nhiều doanh nghiệp vẫn chỉ tập trung vào những thành phố lớn mà bỏ qua thị trường nông thôn. Mặc dù đây là một “khoảng trống” rất thuận lợi để các doanh nghiệp khai thác. Như vậy, các doanh nghiệp chưa tận dụng triệt để môi trường trong nước, điều này dễ dàng dẫn đến những cản trở, nhất là khi các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đang dần „đổ bộ” vào thị trường trong nước. Trong thương mại, việc bành trướng thế lực kinh tế của một quốc gia, hay một tập đoàn doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài một phần để tìm kiếm nguồn lợi nhuận lớn hơn, một phần khẳng định tiềm lực hùng mạnh trên thị trường. Hội nhập kinh tế đồng nghĩa với sự mở rộng quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ vươn xa hơn, mở rộng tầm ảnh hướng của mình. Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp bán lẻ quy mô lớn đã tập trung mở rộng thị phần của mình ra nước ngoài bằng việc 39 mở thêm một số điểm bán lẻ. Điển hình là Tổng công ty Thương mại thành phố Hồ Chí Minh Satra đang gấp rút chuẩn bị mở hai cơ sở bán lẻ tại Liên bang Nga. Một số nhà bán lẻ khác đã bắt đầu lên chiến lược mở rộng thị trường của mình tại một số quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, khối ASEAN... Như vậy, thị trường của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong tương lai sẽ được mở rộng đa dạng, tuy nhiên, việc chiếm lĩnh thị trường của các nhà bán lẻ nội địa vẫn chủ yếu là trong nước. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp phân phối bán lẻ và các doanh nghiệp sản xuất Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp phân phối bán lẻ và các nhà sản xuất hiện nay tập trung vào vấn đề chuyển hàng vào các hệ thống bán lẻ. Việc chuyển sản phẩm từ các doanh nghiệp sản xuất vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, trung tâm thương mại... đang gặp nhiều khó khăn, khúc mắc. Về phía các doanh nghiệp sản xuất, thường họ phải trả chi phí khoảng 50 triệu đồng cam kết làm ăn với siêu thị, đồng thời phải trả mức chiết khấu khoảng 30% giá thành sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vấn đề quay vòng vốn để sản xuất là rất quan trọng. Nhưng khi đưa hàng vào siêu thị bán thì thường sau 2-3 tháng mới hoàn vốn. Nhiều doanh nghiệp biết với mức chiết khấu ấy thì sẽ khó có thể có lãi nhưng họ vẫn chấp nhận vì đây có thể coi là chiến lược phát triển lâu dài. Ông Lê Thanh Lâm, Giám đốc Công ty Cổ phần Điện máy Thăng Long cho biết: “Nếu bán hàng ở những kênh khác, chúng tôi có thể thu lời nhiều hơn, nhưng muốn tạo dựng thương hiệu và phát triển lâu dài, ổn định thì buộc phải đưa hàng vào hệ thống siêu thị”. Về phía các doanh nghiệp phân phối bán lẻ, ông Nguyễn Ngọc Hòa, phó Tổng giám đốc hệ thống Co-op mart khẳng định, các siêu thị đề ra mức chiết khấu cao như vậy là do phải gánh quá nhiều chi phí mặt bằng, máy lạnh, nhân viên để tạo nên cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng 40 thời phải tính đến biện pháp giảm giá, khuyến mãi sao cho mức giá bằng hoặc thấp hơn chợ để tăng tính cạnh tranh. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp bị từ chối hoặc phải mất thời gian chờ câu trả lời từ phía siêu thị, lỗi một phần cũng chính là do các doanh nghiệp vì khi gửi đơn chào hàng chỉ đơn thuần là một bản fax giới thiệu sản phẩm, hãng sản xuất và giá cả. Trong khi đó, cái mà siêu thị quan tâm là một kế hoạch bán hàng hoàn chỉnh, chi tiết bao gồm: các dịch vụ hỗ trợ cho bán hàng, chiến lược cũng như thị phần của mình để siêu thị có thể an tâm hơn khi nhận hàng. Mà thực tế, nhiều mặt hàng rất hay bị các lỗi về kỹ thuật như: mã vạch với chất lượng in xấu, bao bì lẫn lộn ngày sản xuất và ngày hết hạn sử dụng, trọng lượng không chính xác. Tóm lại, doanh nghiệp sản xuất và nhà bán lẻ đều mong muốn hàng Việt Nam phát triển mạnh và được bán rộng rãi đến người tiêu dùng, nhưng điều này phải dựa trên những phương thức kinh doanh chuyên nghiệp và hiện đại. Vì thế, những nhà sản xuất cần phải chứng tỏ vị thế và thương hiệu của mình; đồng thời các nhà bán lẻ luôn phải giữ thái độ khách quan, chuyên nghiệp trong giao dịch, phải kết hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất những khi có khó khăn, bất cập. Như vậy, cùng chung thị trường nhưng cả hai loại hình doanh nghiệp đều thu được lợi nhuận và phát triển. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp phân phối bán lẻ và người tiêu dùng Đối với nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế thì đây là điều kiện sống còn của doanh nghiệp. Nó đảm bảo cho sự thông suốt trong chu kỳ kinh doanh phân phối của một doanh nghiệp bán lẻ. Qua đó, những phản ứng cung cầu, phản ứng của người tiêu dùng được phản ánh tới chiến lược phục vụ... Trên giác độ này, một số chỉ tiêu đánh giá có thể kể đến như mức độ tham gia các hội chợ hay triển lãm phục vụ cho việc quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị 41 trường và khách hàng mới cũng như thăm dò phản ứng của người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, tỷ lệ số doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tham gia vào các hội chợ hay triển lãm còn khá khiêm tốn, dưới 50%. Việc sử dụng công nghệ thông và các dịch vụ công trong việc nghiên cứu xu hướng tiêu dùng, sở thích của khách hàng cũng chưa được sử dụng nhiều. Đặc biệt, cung cách phục vụ của nhân viên bán lẻ chưa thực sự chuyên nghiệp. Họ chưa có thái độ đúng đắn, chưa có nhiều kinh nghiệm phục vụ cũng như nắm bắt khách hàng, đôi khi họ chưa biết giữ uy tín cho doanh nghiệp. Tất cả điều này đã làm giảm trình độ văn hóa phục vụ cũng như văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Đây thực sự là một trong những điểm yếu của doanh nghiệp bán lẻ nội địa. 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã đạt được nhiều thành công, nhưng bên cạnh đó cũng như gặp không ít khó khăn, hạn chế. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải nắm được những điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để sửa chữa, cơ hội để nắm bắt và thách thức để đương đầu. 1.1. Điểm mạnh Thứ nhất, số lượng các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, đi kèm là quá trình không ngừng chú trọng xây dựng chiến lược, năng động, sáng tạo đa dạng hóa các hoạt động. Thị trường Việt Nam đang trong quá trình gia tăng nhanh về số lượng và chủng loại các loại hình bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, bán hàng qua mạng hay qua truyền hình... Trong những năm qua, sự phát triển của những nhà bán lẻ Việt Nam cũng khá nhanh với những tên tuổi, như: Sai Gon Co.op, Maxi Mart, Citi Mart, G7 42 Mart, Vissan... và hiện tại, những nhà bán lẻ nội địa này vẫn đang chiếm ưu thế thị phần với những cuộc "tiến công" khá liên tục đến các tỉnh, thành khác, ngoài Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp luôn chú trọng tìm tòi và sáng tạo ra những cách thức phát triển, tận dụng lợi thế sẵn có là thị trường bán lẻ Việt Nam rất tiềm năng phát triển. Các doanh nghiệp đã biết đầu tư vào những yếu tố quan trọng như nhân lực và xúc tiến thương mại. Các hoạt động quảng cáo, khuyến mại... theo phong cách Việt bước đầu được sử dụng có hiệu quả. Trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập hiện nay, điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp phải tận dụng được những lợi thế sẵn có để sáng tạo ra những phương pháp riêng, đầu tư đúng lúc đúng chỗ nhằm giúp cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã làm được điều ấy. Và đây chính là một thế mạnh của các nhà bán lẻ Việt Nam. Thứ hai, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có khả năng cập nhật thông tin nhanh, am hiểu thị hiếu người tiêu dùng, dễ dàng thích nghi với môi trường kinh doanh và phản ứng kịp thời trước những biến động của thị trường. Nhà bán lẻ được tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, có cơ hội gần gũi để hiểu rõ về nhu cầu cũng như đặc điểm văn hóa, truyền thống và tâm lý của từng phân khúc khách hàng. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã chủ động nắm bắt được những cơ hội đó và dần đưa chúng lên thành những điểm mạnh của mình. Vì thế, thị trường không gặp quá nhiều biến động phức tạp, mà thực tế thì khi có, các doanh nghiệp luôn phản ứng nhanh nhạy, đưa ra những giải pháp phù hợp. Thứ ba, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước và Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam AVR. Nhà nước đưa ra nhiều chính sách khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa, cụ thể là những rào cản về hàng hóa và quy định kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong cam kết với WTO. Bên cạnh đó, Nhà 43 nước thường xuyên phổ biến tiến trình hội nhập và đưa ra các khuyến cáo giúp doanh nghiệp chủ động nắm rõ tình hình và đối mặt với những khó khăn, thách thức. Sự quản lý, giám sát nghiêm ngặt của chính phủ cũng là một trong những điểm mạnh giúp các nhà bán lẻ có được cơ sở niềm tin vững chắc, từ đó tập trung nâng cao khả năng phát triển của mình. Sự hỗ trợ của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cũng là một trong những thế mạnh của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa. Ra mắt ngày 5/10/2007, đến nay Hiệp hội đã có hơn 150 thành viên, hoạt động trên cơ sở tự nguyện, phi lợi nhuận với mục đích chính là tập hợp, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên để xây dựng và phát triển lĩnh vực dịch vụ bán lẻ thành một hệ thống bán lẻ có quy mô lớn, tính chuyên nghiệp cao và có uy tín trên toàn quốc và trên trường quốc tế. Hiệp hội đã giải quyết rất tốt nhu cầu gắn kết các nhà bán lẻ với nhau, qua đó tạo nên sức mạnh tập thể cho các nhà bán lẻ trong nước để có thể tự bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình trong bối cảnh làn sóng gia tăng mạnh mẽ các nhà bán lẻ lớn của thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn tận dụng rất tốt nguồn nhân lực dồi dào và giá trẻ, một số thương hiệu bán lẻ đã được khẳng định với người tiêu dùng, có thế mạnh về nền tảng cơ sở mặt bằng ban đầu. Đây là những yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ. Trong 10 doanh nghiệp Việt Nam lọt vào Top 500 các nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương, có đến 6 doanh nghiệp bán lẻ nội địa Việt Nam1. Đây đều là những thương hiệu đã có tên tuổi lâu năm trên thị trường bán lẻ. Ngoài ra, ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, những thương hiệu bán lẻ Việt Nam được biết đến rất rộng rãi, không chỉ bởi những doanh nghiệp 1 10 doanh nghiệp đó là PNJ, SJC, Sai Gon Co-op Mart, Sài Gòn Nguyễn Kim, Big C, Parkson, G7 Mart, Diamond Plaza, Best Caring và Fahasa. 44 này chuyên phân phối những mặt hàng thiết yếu và có chất lượng mà còn bởi những thương hiệu này hầu hết có trung tâm bán hàng lớn và chuyên nghiệp tại những vị trí rất thuận lợi. Đây cũng chính là những thế mạnh của các nhà bán lẻ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong tiến trình hội nhập này, tất cả các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đều phải nhận thức rõ những điểm mạnh, những lợi thế sẵn có của mình để từ đó tận dụng tốt, phát triển những thế mạnh sẵn có để đưa ngành dịch vụ bán lẻ nói riêng cũng như nền kinh tế quốc dân nói chung phát triển mạnh. 2.2. Điểm yếu Thứ nhất, năng lực tài chính của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn yếu. Quy mô lượng vốn thấp, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác còn rất khó khăn. Phần lớn các nhà bán lẻ Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng cửa hàng không nhiều nên không đủ năng lực để cạnh tranh về giá cả với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này khiến doanh nghiệp hạn chế khả năng mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư cho các dự án, chiến dịch quảng cáo, nghiên cứu thị trường... Thứ hai, hệ thống hậu cần còn rất yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Từ hệ thống xe vận tải, các kho chứa hàng, các phương thức bảo quản đến hệ thống bảo vệ và quản lý hàng hóa đều lạc hậu, không đủ sức cạnh tranh. Điều này rất dễ dẫn tới tình trạng thiếu hàng khi nhu cầu dâng cao và không bảo quản tốt hàng hóa khi dư thừa. Tất cả những điểm yếu về công tác quản lý hậu cần sẽ là những cản trở lớn tới sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Thứ ba, phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh còn hạn chế, thiếu kỹ năng quản trị doanh nghiệp, thiếu kiến thức tiễn và kinh nghiệm. Vì thế sự phát triển của các doanh nghiệp là chưa ổn định, khi gặp khó khăn, các doanh nghiệp thiếu người 45 giải quyết vấn đề tốt và hiệu quả. Đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có trình độ chuyên môn cao còn quá ít, chủ yếu là chưa được qua đào tạo bài bản, phong cách phục vụ chưa chuyên nghiệp, khả năng chịu áp lực công việc kém, nhìn chung là thiếu kỹ năng làm việc trong môi trường tri thức, hội nhập. Thứ tư, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ còn thấp. Nhiều doanh nghiệp sử dụng trang thiết bị, công nghệ cũ, phương tiện thanh toán lạc hậu phần nhiều không sáng tạo, đổi mới, gây khó khăn cho người mua hàng. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kinh doanh còn rất thấp. Tất cả điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Bên cạnh những cản trở nói trên, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn phải đối mặt với những hạn chế đặc thù của dịch vụ phân phối Việt Nam như: Việc tổ chức cung ứng hàng hoá chủ yếu là có gì bán nấy, chưa xây dựng được vùng cung cấp nguồn hàng ổn định để tiêu thụ; tính chủ động trong hợp tác liên kết, liên doanh thu mua, tiêu thụ hàng hoá còn rời rạc; không có kinh nghiệp giao dịch trực tiếp với kinh tế quốc tế; rất yếu trong khâu liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài; năng lực xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại còn kém, chưa đưa hình ảnh của doanh nghiệp vào từng ngõ ngách thị trường và tới người tiêu dùng; chưa nghiên cứu xu hướng phát triển của thế giới và kinh nghiệp của một số nước đã thành công trong khu vực. Do vậy, hệ thống thương mại bán lẻ của Việt Nam tuy đã có nhiều, nhưng còn mang nặng tính đại lý, thu lợi nhuận thấp, tốc độ tăng trưởng chưa ổn định. Chính vì thế các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã tìm mọi cách vào Việt Nam khai thác cơ hội từ sự sơ khai, thiếu chuyên nghiệp này. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần biết rõ những điểm yếu, những hạn chế của mình để nhanh chóng sửa đổi, khắc phục nhằm nâng cao 46 khả năng cạnh tranh của mình với các doanh nghiệp nước ngoài, để sớm có được một chỗ đứng vững chắc trên thương trường trong nước và quốc tế. 2.3 Cơ hội Thứ nhất, vẫn còn rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa để có thể phát triển trong thời gian tới. Thật vậy, hiện nay thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, số lượng các siêu thị, các cửa hàng bán lẻ hiện đại là còn rất ít, chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó, ngay cả ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì số lượng các cửa hàng bán lẻ hiện đại vẫn còn thiếu nhiều. Thông thường cứ 100 nghìn dân cần có một trung tâm thương mại lớn, cứ 10 nghìn dân cần có một siêu thị và cứ 1000 dân cần ít nhất từ 1-3 cửa hàng tiện ích. Nhưng tại hai thành phố lớn nhất của nước ta, con số này đang là 30 nghìn dân mới chỉ có một cửa tiệm bán lẻ hiện đại, khoảng 80 nghìn dân thì mới có một siêu thị, và cứ 450 nghìn dân mới có một trung tâm thương mại. Như vậy, ngay cả khi tiến hành mở cửa thị trường, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài bắt đầu đổ bộ mạnh mẽ vào nước ta, thị trường bán lẻ vẫn còn rất nhiều khoảng trống cho các nhà bán lẻ nội địa phát triển, đặc biệt là khu vực các thành phố mới nổi như Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế,… và khu vực nông thôn với hơn 70% dân số Việt Nam (tức 64 triệu dân) Thứ hai, việc tiến hành hội nhập với thế giới, sự xuất hiện của hàng loạt các nhà bán lẻ mạnh của nước ngoài ở thị trường bán lẻ Việt Nam đem tới cơ hội học hỏi những kinh nghiệm quản lý và các ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. Khi tập đoàn Metro Cash & Carry xuất hiện ở Việt Nam, họ đã đem tới những phương thức thanh toán hàng hóa rất tiện lợi và nhanh chóng. Việc sử dụng các thiết bị, phần mềm máy tính cùng công nghệ mã vạch đã giúp cho các nhân viên thanh toán có thể tính toán giá hàng một cách nhanh chóng mà lại 47 chính xác, tiết kiêm rất nhiều chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Nắm bắt được sự thuận tiện đó, hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cũng đã sử dụng công nghệ tính tiền mã vạch với sự trợ giúp của máy tính, tạo sự hài lòng cho rất nhiều khách hàng khi tiến hành thanh toán. Đó là điều khó mà có được nếu như không có sự xuất hiện của các nhà bán lẻ nước ngoài. Hay khi Cocacola xuất hiện ở Việt Nam, họ đã tiến hành chiến lược giảm giá bán triệt để, thậm chí mức giá của họ còn ở mức thua lỗ chỉ vài trăm đồng một chai nước giải khát, nhưng việc làm đó đã giúp Cocacola loại bỏ hết các đối thủ cạnh ở Việt Nam. Sau khi các đối thủ đã bị loại bỏ, Cocacola mới tiến hành nâng giá bán và thu lại lợi nhuận bù đắp. Các đối thủ chính như Pepsi … phải mất rất nhiều năm mới khôi phục được phần nào thị phần, còn các doanh nghiệp nước giải khát Việt Nam thì hầu như vắng bóng trong một thời gian dài. Từ đó trở đi, các nhà bán lẻ Việt Nam cũng đã cảnh giác hơn rất nhiều và có thêm nhiều kinh nghiệm khi nhận biết chiến lược kinh doanh của đối thủ. Nếu như bây giờ có một nhà bán lẻ nước ngoài tiến hành chiến lược phá giá như trên, chắc chắn họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nhiều và cơ hội thành công sẽ không cao như thời Cocacola. Đó là một kinh nghiệm quản lý chiến lược quý báu mà việc mở cở thị trường đã đem lại cho các nhà bán lẻ Việt Nam. Và còn rất nhiều kinh nghiệm như các ứng dụng hiện đại nữa mà các nhà bán lẻ Việt Nam có thể học tập từ doanh nghiệp nước ngoài, qua đó nâng cao sức cạnh tranh và củng cố thị phần trong nước. Thứ ba, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong thời kì cạnh tranh và hội nhập ngày càng có thêm nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế. Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam AVR, Việt Nam có 10 doanh nghiệp bán lẻ nằm trong top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á-Thái Bình Dương năm 2009, trong đó có tới 6 doanh nghiệp nội địa như Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn – SJC đứng đầu với doanh số bán lẻ năm 2008 là 4.500 tỷ đồng, Công ty Vàng bạc 48 Đá quý Phú Nhuận (PNJ) với doanh số 3.915 tỷ đồng, hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.op Mart với 3.883 tỷ đồng…. Như vậy, tiềm lực của các nhà bán lẻ nội địa này cũng không phải là nhỏ. Chỉ cần phát triển mạnh ở thị trường trong nước, họ sẽ có được bán đạp vững chắc để thâm nhập vào thị trường quốc tế, đặc biệt là một số thị trường ASEAN như Lào, Myanmar, Campuchia… hay các thị trường châu Phi đầy tiềm năng. 2.4 Thách thức Thứ nhất, việc mở cửa thị trường, cũng với sự xuất hiện của nhiều nhà bán lẻ thế giới tại Việt Nam đem lại áp lực cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp nội địa. Trước kia, các nhà bán lẻ Việt Nam ít quen tới việc cạnh tranh do thị trường quá rộng để cần tới phải cạnh tranh lẫn nhau. Tuy nhiên, khi các siêu thị nước ngoài vào ngày một nhiều như Big C, Metro, Parkson … với sức mạnh chiếm lĩnh thị trường rất lớn, các nhà bán lẻ nội địa ngày càng thấy được sức nóng của sự cạnh tranh. Việc làm thế nào để có thể trạnh tranh được với các doanh nghiệp bán lẻ, làm sao để có thể tồn tại và phát triển ngay trên sân nhà đã và đang trở thành một thách thức lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Thứ hai, việc mở cửa thị trường đã đem tới cho người tiêu dùng Việt Nam nhiều sự lựa chọn mua sắm, qua đó yêu cầu về chất lượng, giá cả sản phẩm cũng như dịch vụ khách hàng của người tiêu dùng ngày càng cao hơn. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam vốn chưa quan tâm nhiều tới tới những điều trên. Do đó hình thành lên những áp lực từ phía người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp nội địa. Việc người tiêu dùng Việt Nam có ủng hộ các nhà bán lẻ Việt Nam được hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc các nhà bán lẻ nội địa có chịu tích cực thay đổi để cung cấp những dịch vụ khách hàng tốt, cũng như những sản phẩm có chất lượng mà giá cả phải chăng hay không. 49 Thứ ba, kể từ khi bắt đầu thực hiện các cam kết với WTO về mở cửa thị trường phân phối, nhà nước Việt Nam đã không còn có thể thực hiện các biện pháp bảo hộ thị trường mạnh mẽ như trước kia nữa. Tất cả các giải pháp nhằm hỗ trợ và nâng cao sức cạnh tranh cho các nhà bán lẻ nội địa đều bị hạn chế và phải tuân theo đúng nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO. Điều đó có nghĩa, nhà nước đã không còn là chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp khi họ gặp khó khăn trong cạnh tranh như trước. Giờ đây, áp lực của việc phải tự lực cánh sinh là chính cũng trở thành một thách thức không nhỏ đối với các nhà bán lẻ Việt Nam. 50 CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM  1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NỘI ĐỊA TRONG CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP 1.1 Nâng cao nền tảng tài chính và cơ sở vật chất 1.1.1 Nâng cao tiềm lực tài chính Có thể nói, tiềm lực tài chính là một thước đo quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Đặc biệt trong lĩnh vực phân phối bán lẻ mà tính hiệu quả kinh tế nhờ quy mô là khá rõ ràng thì tiềm lực tài chính đóng một vai trò quyết định trong các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn tại sao cần nâng cao khả năng tài chính cho các doanh nghiệp nội địa, hãy phân tích những lợi thế khi một đại gia bán lẻ của thế giới vào Việt Nam có được trước những đối thủ yếu hơn hẳn về mặt tài chính. Năng lực tài chính lớn cho phép doanh nghiệp giảm giá mua hàng. Thật vậy, khi một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn, thông thường thì nó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bản lẻ đó có hệ thống phân phối lớn tương ứng. Khi kí hợp đồng mua hàng với các nhà sản xuất, họ sẽ kí hợp đồng cùng lúc cho tất cả sơ sở phân phối của mình, chứ không mua hàng theo từng cơ sở đơn lẻ. Việc làm này giúp làm tăng giá trị đơn hàng, nhờ đó doanh nghiệp bán lẻ cũng dễ dàng đàm phán với đối tác sản xuất hơn trong việc tăng chiết khấu bán hàng, hay giảm các khoản chi phí khác mà nhà nhà bán lẻ phải trả cho nhà sản xuất. Như 51 vậy, giá mua hàng sẽ giảm, giá hàng bán ra cũng sẽ giảm, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Không chỉ vậy, việc mua hàng với số lượng lớn còn cho phép doanh nghiệp bán lẻ đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, qua đó nâng cao chất lượng hàng bán so với các doanh nghiệp khác, đây là điều mà các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới như Walmart, Carrefour Group.. vẫn thường được hưởng lợi nhờ quy tiềm lực tài chính và mô to lớn của họ. Nguồn vốn dồi dào cũng cho phép nhà bán lẻ hạ giá thành sản phẩm bán trên thị trường. Với các nhà bán lẻ có quy mô lớn, họ có thể làm tăng doanh thu và lợi nhuận bằng cách hạ giá bán. Bằng việc làm này, nhà bán lẻ đã chấp nhận hạ thấp tỉ suất lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, theo quy luật cung cầu, số lượng người mua sắm trong các cơ sở của doanh nghiệp lại tăng lên nhiều. Như vậy, doanh số bán ra lại tăng lên đáng kể khiến cho lợi nhuận thu về cũng nhiều hơn so với khi chưa giảm giá. Đặc biệt ở một nước mà mức sống người dân chỉ ở mức trung bình thấp như Việt Nam, việc giảm giá bán hàng thường đem lại hiệu quả rất tích cực trong việc thu hút khách hàng và giành thị phần, do đó càng đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho các doanh nghiệp. Một ví dụ điển hình cho ích lợi của việc giảm giá bán trên thế giới là Walmart, ngay cả khi họ kinh doanh trên những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, các mặt hàng giảm giá của Walmart vẫn được rất nhiều người ủng hộ. Chính việc bán hàng với giá thấp đó đã dần giúp cho Walmart trở thành nhà bán lẻ hàng đầu thế giới. Còn ở Việ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhát triển doanh nghiệp bán lẻ việt nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập.pdf
Tài liệu liên quan