MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương I. Cơ sở lý luận về du lịch nông thôn 6
1.1. Khái quát chung về du lịch nông thôn 6
1.2. Vài nét về nông thôn Việt Nam 8
1.3. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam 13
1.4. Giới thiệu một số tuor du lịch nông thôn đang được khai thác trên thị trường Việt Nam 16
1.5. Một số tác động và ảnh hưởng của du lịch nông thôn đến đời sống kinh tế - xã hội của cư dân địa phương 18
Chương II. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình 21
2.1. Điều kiện chung để phát triển du lịch ở Thái Bình 21
2.2. Thế mạnh phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình 23
2.3. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình 48
Chương III. Định hướng, giải pháp và kiến nghị để phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình 53
3.1. Định hướng phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình .53
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại Thái Bình 55
3.4. Các kiến nghị để phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình 60
KẾT LUẬN 63
64 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2604 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến vài chục triệu đồng/cây, tuỳ thuộc vào thế và độ tuổi, xấu đẹp của cây. Trồng cây cảnh trở thành nghề chính của các hộ gia đình trong xã. Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, lại có nghề trồng hoa và cây cảnh phát triển, năm 2002, Bách Thuận chính thức được công nhận là khu du lịch làng vườn của tỉnh Thái Bình, du khách đến thăm làng vườn ngày một tăng. Bách Thuận đang trên đường đổi mới, không lâu nữa sẽ trở thành vùng nông thôn trù phú, điểm du lịch làng vườn hấp dẫn nhất tỉnh Thái Bình.
Làng nghề dệt đũi Nam Cao
Cách huyện lỵ Kiến Xương không xa, Nam Cao nổi lên như một điển hình về phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình. Người già nhất làng cũng không xác định được nghề có từ khi nào. Chỉ biết rằng nghề dệt đũi đã làm thay da đổi thịt của mảnh đất này. Làng quê ở đây sung túc hơn rất nhiều những làng quê khác. Nhiều năm trước đây nghề nuôi tằm, kéo tơ và dệt đũi đã sớm về gắn bó với đất này. Lúc đầu vải đũi được dùng để may thành quần áo tiêu thụ trong nước cho các nhu cầu của nhân dân và dùng trong các lễ hội. Sau này vải đũi đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Đến thời kỳ Pháp thuộc, vải đũi Tuýt So đã được xuất khẩu sang Pháp với số lượng lớn. Đến những năm 80 của thế kỷ trước, đũi Nam Cao đã nổi đình nổi đám, mỗi năm tiêu thụ 4050 nghìn mét vuông. Khi thị trường Đông Âu mất đi, đũi Nam Cao cũng ắng lại. Song đũi Nam Cao đã nhanh hơn các sản phẩm khác, kịp thời chuyển hướng sang thị trường Lào, Campuchia và các nước Tây Á. Nghề dệt đũi lại phát triển và còn có sức mạnh hơn xưa, vươn ra toàn xã Nam Cao, tới cả các xã lân cận như Lê Lợi, Đình Phùng, Quốc Tuấn. Đũi Nam Cao đã trở thành hàng độc nhất vô nhị trong làng dệt Việt Nam.
Về Nam Cao hôm nay, chưa qua đất Bình Minh đã có thể cảm nhận thấy làng đũi ở rất gần. Nghề dệt đũi với trung tâm là xã Nam Cao, giờ đã lan tỏa ra 15 xã vệ tinh lân cận. Nghề dệt đũi đã có hơn 2.700 khung dệt, tạo việc làm cho gần 10.000 lao động ở các xã. Các khung dệt thủ công này hầu hết đã được cơ giới hóa, điện khí hóa vừa giảm sức người lại cho năng suất cao hơn. Trong làng dệt đã hình thành 13 doanh nghiệp tư nhân, 30 tổ hợp dệt và 780 hộ cá thể chuyên dệt. Các khâu cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm đều đã có những doanh nghiệp chuyên lo. Thợ dệt chỉ cần tăng năng suất, đảm bảo chất lượng là có thu nhập 500-800 nghìn đồng/người/tháng. Ngày nay, người dân Nam Cao vẫn không ngừng cố gắng để đưa nghề dệt đũi Nam Cao đi xa hơn, nhiều hơn và không chỉ ở Lào, Thái Lan, Tây Á mà cả ở Đông Á, Châu Âu.
2.2.2.2. Di tích lịch sử
Thái Bình là vùng địa linh nhân kiệt, hiện còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng mang nhiều ý nghĩa quốc gia như khu di tích nhà Trần, chùa Keo…
Khu di tích nhà Trần
Mảnh đất Hưng Hà-Thái Bình là nơi chứa đựng những dấu ấn lịch sử gắn chặt với triều đại nhà Trần (1226-1400), các vua khai sáng nhà Trần đều được sinh ra tại đây, gia tộc nhà Trần dựa vào đây mà dấy nghiệp. Khi đã thành vương triều Trần, vùng đất này được chọn làm nơi xây dựng các đền thờ, lăng tẩm của Hoàng tộc nhà Trần. Nơi đây có di chỉ khảo cổ mộ các vua Trần (xã Tiến Đức); khu lăng mộ thái su Trần Thủ Độ, đình Khuốc, đình Ngừ thờ thái sư, mộ và đền thờ Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung (xã Liên Hiệp); Tam đường – là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên triều Trần như: Thuỷ tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái thượng hoàng Trần Thừa… Các vị vua nhà Trần như Trần Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông cùng các hoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp tang tại các lăng mộ có tên Thọ lăng, Chiêu lăng, Dự lăng, Quy Đức lăng… Cùng với lăng mộ, nhà Trần còn cho xây dựng các cung điện như điện Tịnh Cương, điện Hưng Khánh, điện Thiên An, điện Diên Hiền.
Chùa Keo
Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Từ thành phố Nam Định, qua cầu Tân Đệ rẽ phải, theo đê sông Hồng, đi khoảng 10km là đến chùa. Nằm ở chân đê sông Hồng giữa vùng đồng bằng, chùa Keo với gác chuông như một hoa sen vươn lên giữa biển lúa xanh rờn. Chùa ban đầu có tên là Nghiêm Quang, được Không Lộ Thiền sư xây dựng từ năm 1067. Sau khi Không Lộ Thiền sư qua đời, chùa Nghiêm Quang được đổi tên là Thần Quang Tự.
Chùa có quy mô kiến trúc rộng lớn trên một khu đất khoảng 58.000m2. Hiện nay toàn bộ kiến chúc của chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa chạm rồng chầu (thế kỷ 16). Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Sau điện Phật có đền thờ Thiền sư Không Lộ. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của chùa là gác chuông. Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời kỳ Hậu Lê. Được xây dựng trên một nền gạch vuông vắn, gác chuông cao 11,04m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Tầng một có treo một khánh đá dài 1,20m; tầng hai có quả chuông đồng cao 1,30m đường kính 1m đúc vào thời Lê Hy Tông năm 1688; tầng ba và tầng thượng treo chuông nhỏ cao 0,62m đường kính 0,69m đúc năm 1796. Đến thăm chùa, du khách có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc long lánh như dát vàng mà người ta kể lại rằng do chính Không Lộ nhặt được thưở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.
2.2.2.3. Nghệ thuật dân gian
Nghệ thuật chèo
Thái Bình không chỉ nổi tiếng là quê hương của “Chị Hai năm tấn” mà từ xưa tới nay Thái Bình vẫn được nhắc tới là cái “nôi chèo”, “đất chèo”. Hát chèo đã trở thành nghệ thuật đặc sắc ở Thái Bình.
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng sông nước với môi trường sinh thái tự nhiên thuận lợi cho nghệ thuật chèo nảy mầm và phát triển. Cùng với quá trình mở đất lập làng đã tạo cho cư dân Thái Bình có điều kiện để tiếp thu học hỏi những tinh hoa văn hoá mang tính tự nguyện hoặc bắt buộc, nhưng vẫn giữ được “bản sắc riêng đậm đà”. Đó là văn hoá của vùng đồng bằng Bắc Bộ và phụ cận, cùng với các đợt di dân từ các miền khác tới Thái Bình, mà đặc biệt là từ Thanh Hoá và ngược lại. Đó là sự học hỏi tinh hoa văn hoá Trung Quốc trong suốt thời kì Bắc thuộc và nhiều thập kỷ sau. Tiếp đến là sân khấu Pháp thế kỷ 20, và nhiều sân khấu hiện đại sau cách mạng tháng Tám… được bổ sung, chắt lọc, và học hỏi nghiêm túc của bao thế hệ nghệ nhân với ý thức giữ gìn và làm giàu thêm bản sắc văn hoá địa phương. Sở dĩ chèo Thái bình ra đời và tồn tại đến ngày nay trước hết vì nó dựa trên nền tảng của những trò diễn xướng dân gian từ xa xưa và của dân ca dân vũ đồng bằng Bắc Bộ. Những trò diễn, điệu múa, lời ca, lời ru… hiện còn thấy được ở hội làng Thái Bình có quan hệ đến sự ra đời và tồn tại của chèo, đến hát chèo, múa chèo. Để nghệ thuật chèo phát triển và lưu giữ tới ngày nay là cả một sự nỗ lực không ngừng của bao thế hệ nghệ nhân chèo truyền đời “giữ lửa” tạo nên nét riêng có của chèo Thái Bình. Âm nhạc chèo nói chung và âm nhạc chèo Thái Bình nói riêng là sự kết tinh từ chất liệu những điệu hát, nói, hát bỏ bộ trong sinh hoạt nghệ thuật dân gian vùng châu thổ sông Hồng: Xoan ghẹo, chèo tàu tương, hát giặm… bằng cách thức bẻ nắn làn điệu, tức là theo nội dung thơ rồi dựa vào những âm điệu sẵn có để tạo nên những khúc hát mới.
Những nét nghệ thuật riêng hay có người gọi là phong cách chèo Thái Bình có lẽ là những sáng tạo về quy cách của phần đệm. Cùng một làn điệu như nhau nhưng phong cách chèo Thái Bình hát mộc mạc giản dị hơn, phụ âm hư tự và nguyên âm luôn cân bằng âm lượng. Cùng một tiết tấu nhưng chèo Thái Bình rộn rã, xáo động hơn. Lối hát Thái Bình không đi sâu vào nhịp phách phức tạp, không nhả chữ theo lối khôn ngoan nhà nghề, không làm lẫn phụ âm.
Nghệ thuật múa rối nước
Thái Bình cũng là quê hương của nghệ thuật múa rối nước. Múa rối nước xuất hiện từ thời Lý (1010 - 1225), là một nghệ thuật kết hợp tinh vi giữa các nghệ nhân, quân rối, buồng trò… Múa rối nước Thái Bình có 7 phường hội cổ truyền ở các làng Nguyễn, Tăng, Tuộc, Đống, Kỳ Hội thuộc huyện Đông Hưng. Con rối được làm bằng gỗ mít, bên ngoài phủ sơn để chống thấm nước. Mỗi con rối là một tác phẩm điêu khắc dân gian, mỗi con một vẻ thể hiện một tính cách. Nhân vật tiêu biểu nhất là Chú Tễu, thân hình được cải trang bụ bẫm với nụ cười hóm hỉnh, lạc quan. Một buổi biểu diễn rối nước bắt đầu bằng màn bắn pháo hoa rồi Chú Tễu ra giới thiệu. Với bộ mặt nghịch ngợm, trang phục ngộ nghĩnh, hai tay chỉ trỏ, miẹng hát lời dọn đám. Chú Tễu sẽ mang lại tràng cười sảng khoái ngay từ phút đầu. Nghệ nhân khi biểu diễn phải ngâm mình dưới nước để điều khiển con rối theo các diễn biến của vở diễn. Nhạc đệm cho cuộc diễn là bộ gõ gồm trống, mõ, thanh la.
2.2.2.4. Lễ hội truyền thống
Ở Thái Bình có rất nhiều lễ hội truyền thống có sức thu hút đặc biệt đối với du khách thập phương.
Lễ hội ông Đùng – bà Đà
Làng Quang Lang xưa thuộc huyện Thụy Vân, phủ Thái Bình, trấn Sơn Nam Hạ thời Trần. Ngày nay, là một làng thuộc xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình- nơi nổi tiếng với nhiều lễ hội đặc sắc như: Hội rước nước (ngày 25 tháng giêng), Hội tế Thành hoàng (ngày 27-7 âm lịch), đặc biệt là hội ông Đùng, bà Đà được tổ chức vào ngày 14- 4 âm lịch hàng năm - đúng vào mùa hoa Đùng nở rộ. Hội được tổ chức tại một ngôi đền thờ bà chúa Muối - có tên thật là Nguyệt Ánh. Theo truyền thuyết kể lại rằng: Một hôm, khi chở muối trên một chuyến đò, Nguyệt Ánh gặp thuyền của vua Trần Anh Tông trên sông Hồng. Mấy người chèo thuyền khát nước, liền gọi đò cô bán muối đến và xin nước uống. Nàng e lệ sượng sùng, khép nép, nước cầm tay, tà áo che mặt. Chợt thấy đôi bàn tay xinh xắn của nàng, vua đón sang thuyền mình và sau đó lập làm vợ ba. Sống trong cung điện nhưng nàng không nguôi nhớ về quê nhà, nhà vua đành phải đồng ý xuất lụa là, vàng bạc rồi cho quân lính đưa Nguyệt Ánh về quê. Không lâu, bà lâm bệnh nặng, rồi qua đời vào ngày 14/4. Nhà vua được tin thương tiếc đã sắc phong cho bà làm Phúc thần, người dân làng Quang Lang biết ơn bà lập đền thờ để con cháu đời đời tưởng nhớ công lao của bà - đó là đền thờ bà chúa Muối ngày nay.
Đã bao đời nay, hàng năm cứ đúng vào ngày 14/4 lại diễn ra lễ hội ông Đùng, bà Đà với điệu múa ông Đùng, bà Đà mang đậm bản sắc văn hóa địa phương nhằm cầu mong sự sinh sôi, thịnh vượng. Theo các vị lão làng, hình ông Đùng, bà Đà được đan bằng tre mỏng, đan theo kiểu mắt cáo. Thân hình cao tới 1,5m - 2m, hình chóp nón, đường kính phía dưới rộng, đủ cho một người chui lọt vào. Sáng sớm ngày 14/4 âm lịch, các thôn trong làng mang các hình nộm ông Đùng, bà Đà vào Đền thờ bà chúa Muối để tiến hành các nghi thức tế lễ một cách nghiêm trang thành kính. Tục chính của lễ hội là múa Đùng được diễn ra vào lúc nhập nhoạng tối cùng ngày. Trong khi múa người ta xướng vang những câu tụng ca công đức của bà chúa Muối như: "Lạy chúa! Muối của chúa năm nay được mùa lắm! Lạy chúa, lạy chúa…".
Dưới góc nhìn văn hoá dân gian, Lễ hội ông Đùng, bà Đà là một mô típ quen thuộc trong các lễ hội dân gian của người Việt, giống như hội Trám (Phú Thọ), hội múa mo Sơn Đồng (Hà Tây), hội cướp kén làng Dị Nậu (Phú Thọ)….Người ta thường nói "có nam có nữ mới nên xuân", trong lễ hội các hình nộm mang cả dáng dấp ông Đùng và bà Đà. Khi múa lúc nghiêng ngả, quay sang phải, sang trái, cho ông bà có cơ hội "bày tỏ" tình cảm vui mừng với nhau. Các vai ông Đùng, bà Đà phải phối hợp sao cho những lần giáp mặt, thân chập vào nhau. Người Quang Lang giải thích đó là lúc ông bà đang "ăn nằm" với nhau. Càng về sau các động tác múa càng mạnh hơn và hưng phấn hơn. Sau đó, đoàn múa ra khỏi Đền và đi quanh làng, các Đùng con quấn quýt xung quanh Đùng bố mẹ. Dân làng đi theo nhộn nhịp, vừa đi vừa hát múa. Lúc đám rước quay về tới Đền thì dân làng vội vã xô nhau vào để lấy cho được một nan nứa trên hình nộm hai ông bà về cắm vào ruộng, vào vườn, trên thuyền để lấy may. Lễ hội ông Đùng bà Đà là nơi gửi gắm ước vọng của những người dân làng muối về sự sản sinh, sinh sôi, dồi dào. Nơi đó có sự giao hoà của con người cùng sông nước đất trời làm lòng người thêm tươi trẻ, cây cối thêm xanh tươi, thóc lúa thêm nhiều, báo hiệu một mùa muối dồi dào, bội thu.
Lễ hội bơi trải trên sông Diêm (12 tháng giêng hàng năm)
Cứ vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại Thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy lại tưng bừng tổ chức lễ hội bơi trải truyền thống trên dòng sông Diêm lịch sử - quê hương người tiền bối cách mạng Nguyễn Đức Cảnh. Theo lời các bậc cao niên nơi này kể lại, lễ hội bơi trải trên sông Diêm không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó là một nét văn hoá thể thao đặc sắc, thể hiện tinh thần thượng võ của người dân quê biển Diêm Điền mà các thế hệ cha ông truyền lại để tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã có công chống giặc ngoại xâm và chinh phục biển cả.
Trước đây, làng Diêm Điền được chia thành 5 xóm: Tiền- Trung- Tả- Hữu- Hậu và hội bơi trải xưa cũng là cuộc đua tài giữa 5 chải của 5 xóm trong làng. Người trong làng cho rằng, chải của làng nào đua tài giành được giải nhất thì năm ấy cả làng sẽ làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Phát huy truyền thống anh dũng trong đấu tranh cách mạng, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, năng động, nhạy bén trong kinh doanh, ngày nay Diêm Điền đã trở thành một thị trấn biển sầm uất, một trung tâm kinh tế quan trọng của tỉnh. Bên cạnh đó, địa phương còn có tập đoàn đánh cá với những đôi tàu xa bờ đánh bắt dài ngày trên biển, mỗi năm đưa về hàng ngàn tấn tôm cá phục vụ cho 2 làng nghề chế biến hải sản Tân Sơn và Vĩnh Trà phục vụ tiêu dùng trong nhân dân và xuất khẩu ra nước ngoài. Quy mô bơi trải cũng vì thế mà thay đổi nhưng vẫn dựa trên nền bản sắc xưa, giữ được màu sắc văn hoá dân gian và được coi là lễ ra quân đầu năm của toàn thể cán bộ, nhân dân và các thành phần kinh tế, nhất là hai ngành kinh tế: khai thác và vận tải biển.
Lễ hội bơi trải truyền thống 12 tháng giêng còn là điểm hẹn gặp mặt hàng năm của những người con trên đất biển Diêm Điền dù đang gắn bó với biển cả hay sinh sống trên khắp mọi miền tổ quốc, là nơi giao lưu gặp gỡ để các doanh nghiệp tìm hướng đi mới trong kinh doanh, là cơ hội để các nhà đầu tư đến với những môi trường đầu tư đầy tiềm năng và triển vọng. Vì thế, ngay từ buổi sáng sớm của lễ hội, trong khung cảnh cờ hoa rực rỡ hàng ngàn người dân địa phương, khách thập phương từ khắp nơi đã trở về đây, vào dâng hương tại nhà tưởng niệm. Các tay chèo của các trải bơi trong trang phục chỉnh tề sớm tề tựu tại cửa sông chuẩn bị cho cuộc đua. Khi Hiệu lệnh phát ra, các tay chèo dồn sức lên cánh tay chèo theo lệnh cờ sai, theo nhịp trống giục, mõ thúc, sục chèo, đẩy nước đẩy thuyền. Hàng trăm chiếc thuyền treo cờ đỏ cổ động, hàng ngàn ánh mắt ở hai bên bờ sông dõi theo từng nhịp chèo. Tiếng trống đánh liên hồi càng dồn dập, những làn điệu quan họ, điệu hát chèo hoà cùng với tiếng reo hò cổ vũ của người xem làm huyên náo, vang vọng cả một khúc sông. Các tay chèo ngày thường vốn là những thanh niên trai tráng, quanh năm bôn ba “ăn sóng nói gió” trên những chuyến vận tải biển, tàu đánh bắt xa bờ, nay lại về đây gặp mặt tranh tài, ai cũng nỗ lực hết mình, quyết tâm vững tay chèo, mạnh tay lái. Lễ hội bơi chải trên sông Diêm để lại biết bao lưu luyến, bồi hồi trong tâm khảm những người con đất biển Diêm và những du khách tham quan và mong muốn mùa xuân sang năm lại được sống trong không khí tiếng trống hội rộn rã, tiếng mõ thúc, tiếng hò chèo... gợi nhắc một thời quá khứ hào hùng của cha ông và cầu chúc một năm mới bình an, hạnh phúc.
Hội làng La Vân
Làng La Vân xưa còn có tên là làng La Miên, thuộc tổng Quỳnh Ngọc, gồm hai thôn: Đồn Xá và thôn Thượng. Năm Thiệu trị Nguyên niên (1841) vì kiêng tên húy vua Hiến Tổ nhà Nguyễn, làng đổi tên là La Vân. Ngày nay, La Vân là một thôn của xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình- nơi nổi tiếng ở Châu thổ Bắc Bộ với nghề ương bèo hoa dâu vào thập niên 1970 trở về trước. Trên mảnh đất có bề dày lịch sử ấy, nằm giữa làng là quần thể di tích đình- đền- chùa La Vân. Trong dân gian, di tích này còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như "Đền La Miên", "Đình Miên", "La Miên linh từ", "Bảo Long am từ", "Quốc sư từ"… Vị Thánh tổ được thờ ở Đền La Vân là Quốc sư Nguyễn Minh Không. Ông tên thật là Nguyễn Chí Thành, quê làng Đàm Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ông là học trò của của sư Dương Không Lộ, Từ Đạo Hạnh và Giác Hải. Ông là một vị cao tăng triều Lý giỏi pháp thuật, trừ mọi tai ách cho thiên hạ, đã từng giữ chức Thái sư. Trong cuộc đời tu luyện Phật học và cứu nhân độ thế, sư Minh Không có nhiều công lao trong việc xây dựng chùa tháp, đặc biệt là đúc tượng- đỉnh của các công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng ở nước ta thời Lý. Dân gian còn tôn ông là ông tổ nghề đúc đồng ở Việt Nam.
Tục truyền rằng Thành hoàng làng là Uy Minh đại vương Lý Nhật Quang, con Lý Hành, em vua Lý Anh Tôn. Theo bản văn tế tại miếu (văn tế được sao từ nguyên bản năm 1886) cho biết còn một Thành hoàng khác tên là Thiên Đê đại vương- người có công "giáo dân dưỡng nghệ bình cầm" dạy cho dân ươm gây bèo hoa dâu, làm cho "dân khang vật thịnh". Hàng năm làng mở hội hai lần vào ngày mồng 4 tháng giêng và từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 3 âm lịch. Trong sử sách không ghi chép chính xác ngày sinh của Quốc sư Nguyễn Minh Không- vị thánh tổ thờ ở đền. Tục truyền, ngày mồng 1 tháng 8 âm lịch mới là ngày mất của ông. Do vậy, thời gian mở hội và kết thúc hội không có liên quan gì tới vị thánh tổ thờ ở đền.
Đình gắn liền với chùa trong quần thể kiến trúc di tích nên đình là nơi tế lễ Thành hoàng và cũng là nơi thờ thần, nhưng là hậu thần, không phải chính thần (chính thần là Thành hoàng). Hậu thần được tôn thờ ở đình là bà Vũ Thị Ngọc Tấn- người có công bỏ của ra tu sửa đình cũ; tu sửa xong, đến kỳ cầu phúc (tháng 3 âm lịch) bà tổ chức rước tổ Phật (Nguyễn Minh Không) ra đình trung xem hát chờ ngày "mãn tịch" rước về chùa. Sau này, con cháu lập khoán ước tạc bia, gọi đó là ngày "vui giỗ đình". Việc làm ấy được nhà vua đồng ý. Bà Ngọc Tấn sinh ngày 26 tháng 10, mất ngày 20 tháng 1 âm lịch, không rõ năm. Có lẽ vì thế mà dân làng chọn ngày mở hội (20) và kết thúc hội (26) vào tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của bà đối với dân làng chăng? Lệ đó được duy trì cho đến ngày nay.
Hội mùng 4 tháng Giêng ở La Vân là hội "trình nghề" với những hình thức diễn xướng dân gian độc đáo như một bức tranh thu nhỏ phản ánh xã hội xưa với đầy đủ thành phần sĩ, nông, công, thương…
Làng La Vân xưa có 7 giáp cùng chung lo tổ chức hội làng. Vào cuối tháng một đầu tháng chạp, các giáp trong làng vừa lo chuẩn bị tết Nguyên Đán, vừa tất bật đưa bèo giống ra ương, lại vừa lo lực lượng, phương tiện đua tài trong hội; nhưng chuẩn bị công phu nhất vẫn là việc chọn người và phương tiện ra dự trò tứ dân "sĩ- nông- công - cổ" trong ngày hội làng- đây là một trò trình nghề xuyên suốt các hoạt động hội.
Trước tết nửa tháng, làng bầu chọn ông chủ hội, các giáp bầu chọn ông chiềng cờ. Chiềng cờ là người chịu trách nhiệm tổ chức cho các thành viên của giáp mình vào thi tài ở các lớp diễn. Sáng mồng 4 tết, dân làng xem hội đứng chật sân đình, chính giữa sân giành chỗ cho đội múa lân, múa cờ… Bắt đầu hội là màn múa lân độc đáo, hấp dẫn giành được nhiều tình cảm của dân làng và dưới sự điều hành của ông chủ hội, 7 vị chiềng cờ của 7 giáp xuất hiện múa cờ một vòng quanh sân và đọc lời giới thiệu về giáp mình. Các thành viên trong giáp theo ông chiềng cờ ra tập trung ở giữa sân. Sau lời giới thiệu của ông chiềng cờ, các lớp diễn trò bắt đầu.
Lớp trò "sĩ": ông thầy đồ mặc bộ quần áo trùng màu đen trông oai nghiêm, chân đi guốc mộc, một tay chống nách, tay kia cầm chiếc roi mây vừa đi vừa quất vào không khí nghe vun vút. Cậu học trò mặc bộ quần áo màu nâu với nhiều miếng vá chằng chịt, quần ống thấp ống cao, chân tay bê bết mực, nách cắp chiếc tráp xộc xệch chạy theo thầy; trên đường đi tỉnh thoảng lại đánh rơi sách, rơi bút, bị thầy quát, thầy đánh đòn, vừa nhặt vừa chạy vừa xoa mông cho đỡ đau. Thầy ngồi khoanh chân lên chiếc chiếu trải sẵn góc sân đình, sách để trên tráp, một tay mở sách, một tay quất roi; trò khép nép đứng bên. Thầy đọc trước, trò đọc theo; thầy đọc sai trò cãi, thầy đánh; thầy hỏi một đằng, trò trả lời một nẻo, những lúc như thế từng tràng cười giòn giã vang lên khuyến khích lớp diễn hấp dẫn.
Góc sân đình bên cạnh là lớp trò "công" với vai ông thợ mộc. Bộ đồ nghề của ông thợ gồm cưa, đục, rìu… Ông thợ cứ hì hục làm, khi thì đẽo một cái chày giã cua, khi thì cưa tre đóng một cái chuồng gà, lúc thì nhổ đinh, vừa làm vừa nghe tiếng đế theo của khán giả tạo ra không khí vui nhộn.
Ở một góc sân khác, lớp trò "cổ" (hay "thương") diễn ra tấp nập giữa kẻ bán và người mua. Kẻ bán quẩy đôi quang gánh trong đó có đủ thứ: mắm, muối, rau củ, hoa quả, bánh trái…đi rao, rao thế nào để gây cười và bán được càng nhiều hàng càng tốt. Tiếng người mua ngã giá, mặc cả, tiếng người bán chanh chua, ngoa ngoắt khi người mua trả giá quá rẻ… đan xen lẫn nhau tạo ra nhiều tràng cười vui vẻ.
Náo nhiệt nhất vẫn là lớp trò "nông". Trên một góc sân đình, một "mảnh ruộng" nhỏ đã được be bờ, tát nước và thả sẵn bèo hoa dâu. Đàn ông hóa trang thành bà cấy, đầu chít khăn mỏ quạ, mặc yếm đào, độn ngực, váy cuốn cao như các cô thôn nữ đi làm đồng. Người nữ đóng ông thợ cày đầu chít khăn mỏ rìu, vác cày hoặc bừa làm bằng bẹ chuối và lá dọc dừa, quần xắn cao quá đầu gối, tay cầm roi tre, vừa đi vừa quát "trâu". Người đóng vai "trâu cày" là khổ nhất, đi phải cúi khom lưng, thỉnh thoảng lại bị ông thợ cày quất cho một roi vào mông vì không cày thẳng hàng. Đầu "trâu" làm bằng chiếc gầu giai phất giấy màu đen, thân "trâu" là chiếc bồ. Khi bị đánh "trâu" lồng lên té ướt cả bà cấy và người xem, có lúc "trâu" tỏ ra ngoan ngoãn, thong thả bước, có lúc còn trêu ghẹo "cắn" vào mông bà cấy, bà cấy giật mình chạy té ướt mọi người; mấy ông vạc bờ cuốc góc thỉnh thoảng lại ve vãn bà cấy gây cười, hoặc đối đáp hát ví von.
Trước đây, trò diễn có chấm giải, chủ yếu dựa vào sự chuẩn bị công phu và tính hài hước của từng trò mà đánh giá. Nay trò diễn không chấm điểm, không xếp hạng nhưng giáp nào cũng lo chuẩn bị công phu, độc đáo để còn nhận được tiếng thơm của dân làng và trò diễn luôn được thôn La Vân 1-2-3 duy trì đều đặn và nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của dân làng.
Hoạt động hội từ 20 đến 26 tháng ba âm lịch đã trở thành sức sống mãnh liệt trong mỗi dịp làng mở hội. Trong hội có rất nhiều các nghi lễ cổ, các trò chơi, trò diễn dân gian hết sức phong phú như tục rước tế, chơi cờ người, tổ tôm điếm, chọi gà, đấu vật… thu hút sự tham gia của dân làng và các du khách gần xa. Sau màn múa lân, múa rồng rộn rã, lễ rước Thành hoàng làng về dự hội được tiến hành .
Đám rước được bắt đầu từ hậu cung đình ra miếu và chùa cổng sau đó trở về đình làm lễ. Đường đi của đám rước theo một vòng quanh làng. Đội múa lân đi trước dọn đường, kế là đội cờ, phường bát âm, đoàn người mang cờ, trống, đồ bát bảo, nhang án, võng lọng. Tiếp đến là kiệu Thánh (Nguyễn Minh Không), kiệu Thần, kiệu Quan, kiệu Phật, kiệu Mẫu, đoàn quân hội múa kéo chữ, đoàn hành lễ, đoàn đại biểu và dân chúng dự hội. Các vị trong đội tế chân đi hia, đầu đội mũ cánh chuồn, quần áo tế sặc sỡ, đủ màu sắc. Đám rước đi một đường, về một đường, đi trong tiếng chiêng, tiếng trống vang động, tiếng nhạc của phường bát âm rộn rã cùng tiếng người dự hội tạo nên không khí sôi động, nhộn nhịp. Sau khi đi vòng đường làng, qua những bờ ngô bãi mía xanh tươi, đám rước trở về đình. Trên sàn tế, chính giữa đình nghi lễ được bắt đầu. Kiệu và tượng Thánh được đặt vào vị trí trang trọng nhất tại đình. Kế theo là lễ dâng hương nghiêm cẩn để tế Thánh. Lễ vật tế Thánh ngoài hương, nến, trầu cau, rượu, mâm ngũ quả còn có một mâm xôi trắng và sỏ lợn.
Trong đình làng khói hương nghi ngút, người trong làng, khách thập phương ra vào lễ Thánh tấp nập cầu chúc năm mới nhiều may mắn, người khang, vật thịnh, mưa thuận gió hòa… ngoài sân đình các trò chơi, trò múa kéo chữ, trò diễn dân gian như chơi cờ người, đấu vật, đua thuyền, chọi gà, đánh đu… cũng đồng thời được tiếp diễn. Người ta đua nhau vui chơi, thi thố tài năng để giành giải thưởng, thử vận may.
Chiều ngày 26 tháng ba, dân làng tổ chức rước kiệu Thánh từ đình về miếu và làm lễ yên vị, kết thúc một mùa hội tưng bừng, náo nhiệt trong sự cộng cảm, hào hứng của hàng ngàn người lao động trong vùng và du khách thập phương.
Bao hàm những nội dung mang tính lịch sử và văn hóa truyền thống, hội làng La Vân đã và đang được phát huy tác dụng tích cực trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở một vùng quê lúa.
Hội đền Đồng Bằng
Đền Đồng Bằng xã An Lễ (Quỳnh Phụ-Thái Bình) là nơi thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, người có công lớn trong việc bình thục giữ nước và chiêu dân lập ấp xây dựng giang sơn xã tắc từ buổi sơ khai. Đền có sắc phong: Tam Kỳ Linh Ứng Vĩnh Công Đại Vương Thượng Đẳng Thần (vào đời Vua Hùng thứ 18). Tới thời Tiền Lê, đền được xây dựng mở rộng thành năm cung và bốn ban thờ Công Đồng khang trang và được liệt vào “Tứ cố cảnh”. Từ cuối thế kỷ 13, đền Đồng Bằng còn là nơi tưở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình.doc