Lời giới thiệu 1
I. Một số khái niệm 4
1. Du lịch 4
2. Du lịch quốc tế và du lịch quốc tế đến 5
II. Xu hướng du lịch thế giới ngày nay 6
III. tài nguyên du lịch của Trung Quốc . 7
1.Tài nguyên thiên nhiên 7
2.Tài nguyên văn hoá nhân văn 9
Chương II: Quá trình phát triển du lịch quốc tế đến Trung Quốc 1978 đến nay. 3
I. Vài nét về du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc trước cải cách. 19
II. Quá trính phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc từ năm 1978 - nay. 20
Chương III: Một số kinh nghiệm đối với phát triển 58
1.Tiềm năng du lịch Việt Nam 58
Tài liệu tiếng Việt. 76
81 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3316 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc từ 1978 đến nay và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉnh, thành, khu; Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giám đốc khách sạn; Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Lữ hành và Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ dịch vụ du lịch.
Để đảm bảo chất lượng nhân lực du lịch, Trung Quốc còn thường xuyên tiến hành các kỳ thi cấp bằng chứng nhận tư cách cho giới lãnh đạo và nhân viên cùng đội ngũ hướng dẫn viên trên toàn ngành.
Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch quốc tế đến
2.1. Giai đoạn từ năm 1978 - 1990
Thời kỳ đầu của cải cách mở cửa, đất nước Trung Quốc với nền văn minh văn hoá phát triển rực rỡ lâu đời chứa đầy những yếu tố huyền bí, sau nhiều năm đóng kín cánh cửa với thế giới bên ngoài vừa mở toang cánh cửa đã tạo sức hấp dẫn lớn khiến du khách quốc tế tấp nập kéo đến Trung Quốc. Tuy nhiên, thời kỳ này điều kiện cơ sở hạ tầng du lịch còn quá thiếu thốn. Tính đến trước 1985 tổng số phòng khách sạn của cả nước Trung Quốc có không đến 100.000 phòng cho khách du lịch, điều kiện giao thông, đi lại cũng còn tồn tại nhiều khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. Thị trường nguồn khách quốc tế tăng lên một cách tự nhiên vượt quá cả năng lực tiếp đón của ngành du lịch, ngành du lịch đón khách quốc tế luôn trong tình trạng ứng phó. Do đó hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch quốc tế đến còn chưa thực sự được chú trọng, quan tâm. Các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế đến trong giai đoạn này chủ yếu là các biện pháp tuyên truyền truyền thống và cơ bản như: xuất bản sách về du lịch, phát hành các tài liệu tuyên truyền; tổ chức, tham gia các hội chợ triển lãm du lịch quốc tế; lợi dụng các báo tạp chí trong và ngoài nước viết bài tuyên truyền hay mời các đoàn khảo sát du lịch nước ngoài đến Trung Quốc tham quan, khảo sát…
Có thể thấy các biện pháp quảng bá, xúc tiến du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc trong giai đoạn này chủ yếu là học tập các biện pháp, cách làm thông thường của các quốc gia có ngành du lịch phát triển. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng nó đã giúp Trung Quốc tạo lập một hình tượng của du lịch Trung Quốc đối với khách nước ngoài và đã tuyên truyền giới thiệu được các sản phẩm cũng như tài nguyên du lịch to lớn của Trung Quốc, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của lượng khách du lịch quốc tế đến Trung Quốc và thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Trung Quốc.
2.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay
Từ những năm 90, cơ sở hạ tầng du lịch và vấn đề giao thông trong du lịch ở Trung Quốc đã được cải thiện cơ bản, khắc phục được sự khó chịu của khách về các lĩnh vực này. Tuy nhiên sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ về nguồn thị trường du lịch quốc tế đã đưa đến một xu thế mới trong việc quảng bá, xúc tiến các hoạt động nhằm thu hút khách du lịch quốc tế. Đó là việc tổ chức các hoạt động lớn, cần liên hợp, tập trung lực lượng để tuyên truyền rộng rãi có hiệu quả đến các thị trường khách nguồn.
Thời gian này, năng lực tiếp đón khách của Trung Quốc đã được cải thiện rất nhiều, dần dần việc dựa vào tăng trưởng tự nhiên của nguồn khách quốc tế như giai đoạn trước sẽ làm cho cung vượt quá cầu, không phát huy được điểm mạnh về tiềm năng vốn có của du lịch Trung Quốc. Do đó, sau năm 1991, do quan niệm về phát triển thị trường khách du lịch được nhận thức sâu sắc hơn, công tác thúc đẩy, phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc bước vào giai đoạn tuyên truyền theo chủ đề hàng năm.
Năm 1992 Trung Quốc tổ chức thành công “ Năm du lịch Trung Quốc” với sự phối hợp tổ chức của các bộ, ngành khác nhau đã đưa ra giới thiệu 249 điểm du lịch cấp quốc gia, 14 tuyến du lịch và 134 lễ hội du lịch(
). Năm du lịch Trung Quốc 1992 đã tạo ra một hình ảnh Trung Quốc hoà bình, hữu nghị, vui vẻ thu hút 38,1 triệu lượt du khách quốc tế, tạo hiệu ích kinh tế đáng ghi nhận với số thu ngoại tệ đạt hơn 3 tỉ USD. Từ đó đến nay, mỗi năm Trung Quốc đều xác định một chủ đề du lịch nhằm tuyên truyền với thế giới về tài nguyên du lịch phong phú của mình.
1992: Năm du lịch Trung Quốc lần I
1993: Du lịch phong cảnh Trung Quốc
1994: Du lịch tích văn vật cổ
1995: Du lịch phong tục dân gian
1996: Du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ mát
1997: Năm du lịch Trung Quốc lần thứ II
1998: Năm du lịch thành phố làng quê Hoa Hạ
1999: Du lịch môi trường sinh thái
2000: Du lịch thế kỷ Thần Châu
2001: Năm du lịch thể thao và sức khoẻ
2002: Du lịch nghệ thuật dân gian Trung Quốc
2003: Du lịch ẩm thực Trung Quốc
2004: Du lịch sinh hoạt đời sống nhân dân
2005: Năm du lịch Trung Quốc lần thứ III
Qua đó Trung Quốc đã lần lượt giới thiệu tập trung có trọng điểm về nền văn hoá văn minh lâu đời, về tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, về bản sắc văn hóa, các phong tục tập quán và các lễ hội đặc sắc của 56 dân tộc anh em cũng như giới thiệu nhiều thành tựu nổi bật của Trung Quốc trong hơn 20 năm cải cách mở cửa, xây dựng một đất nước Trung Quốc hoàn toàn mới đang từng bước trở thành một trong những cường quốc lớn mạnh nhất trên thế giới. Bên cạnh đó cũng hướng việc giới thiệu, quảng bá hình tượng du lịch Trung Quốc một cách tập trung, có mục đích đối với các thị trường nguồn khách quốc tế mà Trung Quốc hướng tới như các nước Châu á, Châu Âu, Mỹ.
Ngoài hoạt động tuyên truyền chủ đề hàng năm, Trung Quốc còn tổ chức các hình thức tuyên truyền quảng bá, xúc tiến khác, đặc biệt là việc tổ chức, tham gia các hội chợ triển lãm du lịch quốc tế, lễ hội văn hoá truyền thống... Hầu như địa phương nào Trung Quốc cũng tổ chức lễ hội truyền thống, hay hội chợ du lịch như: Hội triển lãm cây cảnh nghệ thuật làm vườn Côn Minh (Vân Nam), lễ hội băng đăng ở Cáp Nhĩ Tân, lễ hội đua thuyền rồng ở sông Mịch La ( Hồ Nam)…nhờ đó thu hút lượng không nhỏ du khách quốc tế.
Để tích cực thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế đến, năm 1995 Trung Quốc triển khai công tác xây dựng “Thành phố du lịch ưu tú toàn quốc”. Trên cơ sở các nội dung như: địa vị ngành du lịch trong cơ cấu ngành của thành phố, chính sách phát triển du lịch của thành phố, môi trường phát triển du lịch và thị trường du lịch của thành phố… Cục du lịch các cấp sẽ xem xét, tiến cử lên Cục du lịch quốc gia để Cục du lịch quốc gia kiểm tra, xem xét, phê chuẩn.
Năm 1998 Cục du lịch quốc gia tiến hành kiểm tra, nghiệm thu 75 thành phố, trong đó 54 thành phố đã đạt danh hiệu “ Thành phố du lịch ưu tú Trung Quốc”. Công tác này có tác dụng cải thiện môi trường phát triển ngành du lịch hướng tới quốc tế hoá, hiện đại hóa trong phương hướng phát triển du lịch. Đồng thời danh hiệu thành phố du lịch ưu tú cũng trở thành một thương hiệu quảng bá có hiệu quả đối với việc thu hút khách du lịch quốc tế.
Để quảng bá ngày càng rộng rãi hình tượng Trung Quốc ra bên ngoài, thúc đẩy du lịch quốc tế đến phát triển, Trung Quốc với vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế liên tục tổ chức các hoạt động quốc tế lớn như các hội nghị của các tổ chức, khu vực trên thế giới, đăng cai tổ chức các hoạt động mang tính khu vực và thế giới về văn hóa, thể thao, tổ chức rầm rộ các hoạt động mang tính lịch sử kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước… Đồng thời tại các thị trường khách nguồn và các địa điểm có sự tập trung cao của du khách quốc tế, Trung Quốc cũng tranh thủ quảng bá các sản phẩm du lịch của mình như: tuyên truyền “Bắc Kinh 2008-Trung Quốc chào đón các bạn” tại Atens; tổ chức giới thiệu du lịch Trung Quốc tại Pháp nhân năm văn hoá Trung-Pháp 2004; hay “Trung Quốc sức hấp dẫn kỳ lạ” tại Kualalampua (Malaixia) nhân kỷ niệm 30 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.
Một hình thức vô cùng có hiệu quả trong thúc đẩy, phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc đó là lợi dụng các hoạt động ngoại giao để phát triển du lịch. Xung quanh vấn đề mở rộng quan hệ ngoại giao, tích cực tăng cường hợp tác giao lưu quốc tế của chính phủ Trung Quốc, Cục du lịch Trung Quốc cũng không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức du lịch các khu vực được coi là thị trường khách nguồn của du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc, đồng thời thiết lập những quan hệ song phương về du lịch với các nước có lượng lớn khách đến Trung Quốc. Hàng năm, lãnh đạo Cục du lịch quốc gia thường xuyên tổ chức các chuyến thăm các nước cũng như tiếp đón nhiều đoàn thể, tổ chức, lãnh đạo du lịch các nước, ký kết nhiều hiệp định song phương và đa phương về phát triển du lịch hai bên. Nhờ đó ngày càng mở rộng, đi sâu tuyên truyền sản phẩm du lịch Trung Quốc ra bên ngoài và có trọng điểm.
Tóm lại, giai đoạn 1990 đến nay là giai đoạn mà Trung Quốc đã thành công trong chiến lược phát triển du lịch đưa ngành du lịch thành “ đại ngành nghề”, thành trọng điểm phát triển kinh tế quốc gia. Trải qua nhiều sóng gió trong nước cũng như quốc tế, xét về toàn cục, du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc vẫn liên tục phát triển ổn định và toàn diện. Có được thành tựu to lớn này, yếu tố quan trọng quyết định là do lãnh đạo nhà nước, ngành du lịch và các ban ngành có liên quan đã rất đúng đắn, sáng suốt trong công tác lãnh đạo, linh hoạt trong việc thay đổi chính sách trong từng điều kiện cụ thể, năng động sáng tạo trong việc quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến các hoạt động du lịch cũng như có hướng đi đúng đắn trong việc phát triển lâu dài, bền vững ngành du lịch.
3. Tình hình phát triển du lịch quốc tế đến
3.1. Giai đoạn từ năm 1978 - 1990
Sau cải cách mở cửa năm 1978, với các chính sách mở cửa, khuyến khích phát triển ngành du lịch nói chung và phát triển du lịch quốc tế đến nói riêng của chính phủ Trung Quốc, số lượng khách quốc tế đến Trung Quốc không ngừng tăng lên. Nếu trước cải cách số khách quốc tế đến Trung Quốc chỉ tính theo con số vài chục nghìn người: ví dụ như năm 1976 là gần 5 vạn người (50 nghìn người) thì sau cải cách, lượng khách quốc tế đến Trung Quốc đã lên tới con số hàng triệu lượt người. Cụ thể như năm 1978 là 1.809.000 lượt người, năm 1981 đã lên tới gần 8 triệu lượt người và năm 1990 là 27,46 triệu lượt người. Trong đó lượng khách chủ yếu vẫn là Hoa Kiều và đồng bào Hồng Kông, Ma Cao, thường chiếm khoảng trên dưới 90% trong tổng số lượng khách quốc tế đến Trung Quốc. Trừ một vài năm đầu sau cải cách, do cơ sở hạ tầng thiếu thốn, năng lực tiếp đón khách có hạn nên mức tăng trưởng về số lượng khách bị hạn chế. Từ giữa những năm 80, do được sự chú ý của các cấp lãnh đạo, việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch được đặc biệt coi trọng, do đó năng lực tiếp đón khách quốc tế của toàn ngành du lịch Trung Quốc không ngừng tăng lên. Thời gian này mức tăng trưởng về số lượng khách du lịch quốc tế hàng năm của Trung Quốc đạt khoảng từ 20 đến 50%.
Từ năm 1988, Trung Quốc quyết định mở cửa cho phép đồng bào Đài Loan trở về đại lục du lịch, thăm người thân. Và ngay năm đầu tiên mở cửa, năm 1988 Trung Quốc đã tiếp đón 437.700 lượt khách từ Đài Loan.
Song song với việc lượng khách tăng lên là nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động kinh doanh du lịch cũng liên tục tăng lên, đóng góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng kinh tế đất nước
Tóm lại, giai đoạn 1978-1990 là giai đoạn mới khởi sắc và tăng trưởng tương đối nhanh của toàn ngành du lịch Trung Quốc, đặc biệt là du lịch quốc tế đến, tạo nền tảng vững chắc cũng như đem lại nguồn kinh nghiệm quý báu cho du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc tiếp tục vững bước phát triển mạnh trong những giai đoạn sau này.
3.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay
Nhìn chung trong thời kỳ này du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc có mức tăng trưởng khá cao, trung bình khoảng hơn 10%, số lượng khách quốc tế tăng nhanh khiến cho thu nhập ngoại tệ từ du lịch của Trung Quốc cũng theo đó không ngừng tăng lên. Cuối thập niên 80 thế kỷ XX, do ảnh hưởng của sự kiện chính trị “Thiên An Môn” làm cho tổng lượng khách du lịch quốc tế giảm mạnh, thu nhập ngoại tệ cũng giảm xuống17% làm cho ngành du lịch và đặc biệt là du lịch quốc tế đến bị tổn thất nghiêm trọng. Bước sang thập niên 90, với chính sách thông thoáng hơn và việc xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, ngành du lịch chuyển hẳn sang quản lý kinh tế, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường đã tạo điều kiện cho ngành du lịch Trung Quốc mà đặc biệt là du lịch quốc tế đến nhanh chóng khôi phục và phát triển ổn định. Lượng khách là người nước ngoài(
) tăng lớn với tốc độ cao, điển hình như năm 1991 tăng 55,1%, năm 1992 tăng 47,83%. Đồng bào Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan về Đại lục cũng ngày càng nhiều.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 9 của Trung Quốc ( 1996 - 2000 ) đã xác định mục tiêu đến năm 2000 Trung Quốc sẽ đón 70 triệu khách quốc tế, nhưng trên thực tế năm 2000 Trung Quốc đón 83,4 triệu lượt khách quốc tế. Từ năm 1990 đến nay, lượng khách quốc tế đến Trung Quốc đã tăng lên gấp 4 lần (từ 27 triệu năm 1990 tăng lên 109 triệu năm 2004), đồng thời đưa mức thu nhập ngoại tệ từ du lịch từ hơn 2 tỉ USD năm 90 xếp hàng thứ 25 trên thế giới lên 25,9 tỉ năm 2004 và xếp hàng thứ 5 trên thế giới. Những thành tựu trên đã thực sự khiến Trung Quốc trở thành một cường quốc về du lịch, đặc biệt trong lĩnh vực thu hút khách quốc tế và kích thích hoạt động chi tiêu của khách.
Ngoài ra một điều dễ nhận thấy trong những năm gần đây là Trung Quốc ngày càng tập trung vào thị trường nguồn khách có mức chi phí du lịch cao như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và các nước Châu Âu. Trong khi lượng khách từ Châu Phi không tăng lên hoặc có chiều hướng giảm thì du khách đến từ Mỹ không ngừng tăng lên. Năm 2000 Mỹ đã trở thành thị trường khách du lịch lớn thứ tư của du lịch Trung Quốc chỉ xếp sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga với tổng lượng khách đến Trung Quốc đạt gần một triệu lượt khách.
Năm 1997 khủng hoảng tiền tệ khu vực Châu á đã gây thiệt hại và tổn thất kinh tế lớn cho các nước trong khu vực.Trong khi đó, một lượng lớn khách du lịch nước ngoài của Trung Quốc là đến từ các nước láng giềng, và thị trường khách Châu á vẫn là thị trường chủ đạo của du lịch quốc tế đến Trung Quốc. Mặc dù vậy, du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc vẫn duy trì ở mức tăng trưởng tương đối cao.Trong khi các nước có ngành du lịch tương đối phát triển xung quanh như Singapore, Thái Lan, Philippines…đều giảm mạnh hoặc không tăng về lượng khách quốc tế đến thì tổng lượng khách quốc tế đến Trung Quốc vẫn tăng 12,6% vào năm 1997 và 10,2% vào năm 1998. Có được thành tựu này là nhờ vào rất nhiều cố gắng, nỗ lực của toàn ngành du lịch Trung Quốc như: hệ thống quản lý du lịch ngày càng được mở rộng và hoạt động ngày càng có hiệu quả; việc xây dựng pháp chế du lịch ngày càng hoàn thiện, các văn bản pháp qui liên quan đến du lịch liên tục được bổ xung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới; và đặc biệt là công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch ngày càng được chú trọng và phát huy hiệu quả, các sản phẩm du lịch ngày càng được nâng cao chất lượng cũng như chú ý đến tính độc đáo đặc sắc, hấp dẫn du khách.
Một năm duy nhất trong suốt tiến trình phát triển ngành du lịch Trung Quốc từ 1990 đến nay, khiến ngành du lịch Trung Quốc bị sụt giảm khá nghiêm trọng cả về lượng khách và thu nhập ngoại tệ đó là 2003. Chúng ta đều biết đại dịch SARS ở khu vực Châu á mà đặc biệt là các nước Đông á đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế xã hội các nước trong vùng dịch. Trung Quốc năm 2003 đã giảm hơn 6% lượng du khách quốc tế , trong đó riêng lượng khách là người nước ngoài đã giảm 15,15%, thu nhập ngoại tệ từ du lịch quốc tế đến giảm 3 tỉ USD tương đương với 14,6% so với năm 2002. Tuy nhiên năm 2004 với nỗ lực của chính phủ cùng toàn ngành, với mục tiêu “khôi phục và chấn hưng” ngành du lịch, Trung Quốc đã đạt được thành tựu lớn lao, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc số lượng khách nhập cảnh vượt qua ngưỡng 100 triệu lượt người, số khách quốc tế nghỉ qua đêm vượt qua 40 triệu lượt người và thu nhập ngoại tệ đạt tới 25,97 tỉ USD.
Tóm lại, chỉ nhìn vào quá trình phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc suốt từ sau cải cách mở cửa đến nay ta đã có thể nhìn thấy những bước đi dài, vững chắc của ngành du lịch Trung Quốc.
Trung Quốc hiện nay đã trở thành một cường quốc du lịch trên thế giới, trong đó riêng du lịch quốc tế đến đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 5 trên thế giới, góp phần làm cân bằng thu chi ngoại tệ, tăng khả năng tích luỹ ngoại tệ của Trung Quốc, đồng thời tạo nhiều việc làm mới, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao đời sống văn minh tinh thần, vật chất và văn minh chính trị trên toàn nước Trung Quốc.
IV. Đánh giá về triển vọng phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc.
Sau một năm bị tổn thất nghiêm trọng do đại dịch SARS, năm 2004 du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc ngay lập tức được khôi phục và chấn hưng thành công với thành tựu đáng biểu dương, đạt tới con số 109 triệu lượt khách quốc tế và 25,7 tỉ USD thu nhập ngoại tệ. Đây chính là minh chứng xác thực nhất cho sức phát triển mạnh mẽ của du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc.
Liệu trong tương lai mà cụ thể trong tương lai gần khoảng một vài chục năm nữa, du lịch quốc tế đến Trung Quốc có còn duy trì được đà phát triển liên tục và mạnh mẽ, ngày càng nâng cao địa vị của mình trong ngành dịch vụ du lịch nói riêng và trong nền kinh tế quốc dân nói chung hay không? Qua quá trình tìm hiểu về quá trình phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc, từ đó nhận thấy được những nhân tố ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến sự phát triển của du lịch quốc tế đến, tôi nhận thấy du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc hiện nay có rất nhiều điều kiện thuận lợi (cả chủ quan và khách quan) để phát triển.
1. Những điều kiện khách quan
1. Sự phát triển khoa học kỹ thuật. Hiện nay chúng ta đang sống những năm đầu tiên của thế kỷ 21 thuộc thiên niên kỷ thứ 3, thiên niên kỷ được dự báo là ngay từ đầu sẽ có những bước đột phá lớn về khoa học công nghệ kéo theo những bước nhảy vọt về kinh tế. Nền kinh tế dựa trên công nghệ cao sẽ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Mặt khác, giá các mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp ngày càng phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Nhu cầu vui chơi, giải trí, du lịch sẽ trở thành phổ biến trên thế giới. Song song với xu hướng chuyển các chuyến du lịch từ chỉ là “chiêm ngưỡng”, “ngắm nhìn” sang nghiên cứu sâu, kỹ lưỡng về đối tượng tham quan thì trào lưu du lịch xa nơi ở thường xuyên cũng ngày càng phổ biến. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã ngày càng thu nhỏ trái đất trong tầm hiểu biết của con người. Các trang thiết bị, phương tiện giao thông vận tải hiện đại và tiện nghi ngày càng làm cho trái đất trở nên nhỏ bé hơn, dễ chinh phục hơn. Sự phát triển của công nghệ thông tin và giao thông hiện đại đã làm cho khái niệm xa xôi đối với du khách không còn nữa. Ngành du lịch sẽ dễ dàng đáp ứng được nhu cầu đi du lịch rất xa nhà (sang các nước khác, và châu lục khác) của hàng triệu lượt người ở mọi nơi trên thế giới. Và như vậy, phát triển du lịch quốc tế đến (hay du lịch đón khách, nếu nói theo cách của các nhà cung ứng dịch vụ du lịch) là một điều gần như quy luật tự nhiên mà bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển du lịch đều phải hướng tới.
2. Về nhân tố thời gian rỗi của nguồn khách tiềm tàng. Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến việc đi du lịch của du khách là thời gian rỗi. Với đà phát triển của ngành công nghiệp, đặc biệt là của tự động hoá và điều khiển học, con người ngày càng được giải phóng khỏi lao động chân tay. Các máy móc tự động, người máy sẽ đảm đương phần lớn công việc nặng nhọc của con người. Trong khi đó dân số thế giới vẫn tiếp tục gia tăng, cho dù theo một tốc độ có thể kiểm soát được. Hai điều kiện trên tạo nên một sức ép lớn đến quyền được lao động của mọi người.
Một giải pháp khả dĩ đó là giảm giờ lao động và giảm tuổi về hưu. Giải pháp này đồng nghĩa với việc tăng thời gian rỗi cho du khách tiềm tàng. Hiện nay ở các nước phát triển, người dân trung bình giành cho vui chơi giải trí 4,5 giờ, làm việc 7 giờ, đi lại 1,5 giờ, còn 0,5 giờ cho các việc khác. Đây là cơ cấu sử dụng thời gian trung bình của thế giới vào nửa đầu thế kỷ 21. Sang thế kỷ 21, nhiều đường siêu cao tốc ở Âu-Mỹ được vận hành sẽ giảm thiểu đáng kể thời gian đi lại. Mặt khác với công nghệ thông tin hiện đại, hơn 30 % công việc quản lý có thể sắp xếp tại nhà. Thời gian dành cho công việc sẽ giảm trong khi thời gian rỗi trong ngày có thể lên đến từ 5 đến 7 giờ.
3. Nhân tố kinh tế. Điều kiện kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra quyết định du lịch. Theo tính toán thống kê, nếu như thu nhập của một gia đình ở mức 1000 USD một năm thì 50% trong số đó dùng để chi cho ăn uống, chỉ có 20% chi cho giáo dục và giải trí. Khi thu nhập bình quân khoảng 5000 USD thì phần chi dùng cho ăn uống sẽ chiếm khoảng 30%. Số tiền dư ra có đủ khả năng đáp ứng các hoạt động vui chơi giải trí và các chuyến du lịch ra nước ngoài cho hầu hết mọi thành viên trong gia đình, nhất là các gia đình hạt nhân. Khi thu nhập ở mức 10.000 USD thì chi cho ăn uống chỉ chiếm mức dưới 20%, việc đi du lịch cho tất cả mọi thành viên trong gia đình có thể thực hiện ở mức sang trọng. Vậy mà ngay trong thập niên 90 của thế kỷ XX trên thế giới đã có trên 20 nước có GNP đầu người trên 20.000 USD. Và hiện nay nhiều quốc gia đã vượt con số 300.000USD/người/năm. Điều này có nghĩa là hiện nay số gia đình có thu nhập đạt mức có thể có các chuyến du lịch ra nước ngoài, thậm chí ở mức sang trọng không còn là hãn hữu. Nói cách khác, một lượng khách lớn có thể có khả năng thực hiện những chuyến du lịch xa, dài ngày ra nước ngoài.
Trên đây là những điều kiện khách quan thuận lợi cho việc phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc. Tuy nhiên điều kiện thuận lợi này không chỉ dành riêng cho ngành du lịch Trung Quốc mà cho du lịch tất cả các nước. Việc phát triển du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc trong thời gian vừa qua cũng như trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào những điều kiện chủ quan của bản thân Trung Quốc.
2. Những điều kiện chủ quan
1. Nguồn tài nguyên du lịch vô cùng to lớn. Bản thân đất nước Trung Quốc là một quốc gia có tiềm năng lớn về du lịch có sức lôi cuốn kỳ lạ đối với du khách khắp nơi trên trái đất. Như đã trình bày trong chương I, Trung Quốc là một quốc gia có tài nguyên du lịch phong phú bậc nhất thế giới, có thể đáp ứng tất cả các loại hình du lịch trên thế giới hiện nay như diện tích lãnh thổ rộng lớn trên 9,6 triệu km2, dân số đông đúc gần 1,3 tỉ người. Điều kiện tự nhiên vô cùng phong phú: Khí hậu phức tạp với 6 loại hình khí hậu khác nhau và sự khác biệt khí hậu giữa Bắc Nam tạo điều kiện phát triển du lịch quanh năm; địa hình đa dạng được kết tạo bởi sự hữu tình của nước, của non, khắp đất nước Trung Quốc đâu đâu cũng có cảnh đẹp thiên tạo đã làm say mê bao thế hệ và ngày nay làm du khách phải trầm trồ về sự khéo léo của tạo hoá.
Bên cạnh đó, trải qua mấy nghìn năm lịch sử, biết bao triều đại đã đi qua trên mảnh đất Trung Hoa này, mỗi triều đại đều để lại kết tinh trí tuệ một thời không chỉ trong các di sản vật thể mà còn phong phú hơn, sâu sắc hơn trong các di sản phi vật thể. Nhắc đến tài nguyên nhân văn của du lịch Trung Quốc không thể không nhắc đến sự đa dạng trong văn hoá của 56 thành phần dân tộc mà từ đó đã dẫn đến một hệ thống phong phú các lễ hội truyền thống độc đáo, các món ăn lạ, các trò giải trí, nghệ thuật đặc sắc…Ngoài ra, cũng không thể không nhắc đến ý thức gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hoá của nhiều thế hệ người dân Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm qua.
Ngoài ra, nhờ vào nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn to lớn của mình, Trung Quốc còn có điều kiện thuận lợi để phát triển những loại hình du lịch triển vọng.Trong thế giới công nghiệp, hàng loạt các căn bệnh đã xuất hiện mà các nhà y học cho rằng nguyên nhân cơ bản của chúng là do nền văn minh ấy đẻ ra. Stress, chứng béo phì, bệnh tim mạch…là những ví dụ và hiện nay, đây là những căn bệnh có tỉ lệ người mắc cao nhất trên thế giới. Mọi người cũng đã đến lúc quan tâm nhiều hơn đến việc giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ. Du lịch sức khoẻ ngày càng trở thành hoạt động thường xuyên của số đông du khách. Trung Quốc với tiềm năng thiên nhiên thuận lợi không chỉ có thể phát triển mạnh loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mà cùng với ngành y dược cổ truyền (Trung Y) nổi tiếng khắp năm châu, du lịch chữa bệnh ở Trung Quốc cũng là một loại hình có triển vọng
2.Nền chính trị hoà bình và ổn định. Không khí chính trị hoà bình hiện nay của Trung Quốc cũng bảo đảm cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá và chính trị giữa các dân tộc. Trong phạm vi các mối quan hệ kinh tế quốc tế, sự trao đổi du lịch quốc tế ngày càng phát triển và thực sự du lịch quốc tế đến cũng chỉ có thể phát triển được trong bầu không khí hoà bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc.
ổn định và an toàn là yếu tố có ý nghĩa lớn đối với du khách. Khi có một thông tin bất ổn về chính trị xã hội xảy ra tại điểm du lịch nào đó thì việc thuyết phục du khách đến đó là một điều hết sức khó khăn.
Chính trị cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Thực tế ngay tại đất nước Trung Quốc cho thấy với nguồn tài nguyên du lịch vô cùng thuận lợi trước 1978, nhưng chính sách bất hợp tác với các nước không cùng chính kiến, việc cường điệu tính chính trị trong các hoạt động giao tế với người nước ngoài đã làm cho du lịch quốc tế đến ở Trung Quốc không thể phát triển được. Số người nước ngoài đến Trung Quốc hàng năm chỉ tính theo con số hàng trăm, hàng nghìn người. Tuy nhiên từ khi Trung Quốc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2179.DOC