Trong 32 khu, điểm du lịch thuộc 21 doanh nghiệp có
- 19 khu, điểm du lịch thuộc doanh nghiệp nhà nước,
- 02 khu, điểm du lịch thuộc công ty cổphần,
- 05 khu, điểm du lịch thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
- 06 khu, điểm du lịch thuộc doanh nghiệp tưnhân.
* Theo địa bàn gồm có:
- 23 khu, điểm du lịch thuộc thành phố Đà Lạt,
- 03 khu, điểm du lịch thuộc huyện Đức Trọng,
- 02 khu, điểm du lịch thuộc huyện Di Linh,
- 01 khu, điểm du lịch thuộc huyện Lạc Dương,
- 01 khu, điểm du lịch thuộc huyện Lâm Hà,
- 01 khu, điểm du lịch thuộc huyện Bảo Lộc,
- 01 khu, điểm du lịch thuộc huyện ĐạHouai,
* Theo trạng thái đầu tưgồm:
- Hồ: 04 khu, điểm du lịch,
- Thác: 10 khu, điểm du lịch,
- Di tích lịch sử: 02 khu, điểm du lịch,
- Sinh thái rừng: 08 khu, điểm du lịch,
- Các loại hình khác: khu vui chơi giải trí, công viên: 07 khu, điểm du lịch.
77 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3313 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển du lịch sinh thái Lâm Đồng đến 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cận (gồm thị xã Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di
Linh, Đạ huoai, Đạ tẻh, Cát Tiên): Cụm này chủ yếu là tài nguyên tự nhiên rừng,
thác nước, vườn quốc gia Cát Tiên và tài nguyên nhân văn như: khu di chỉ khảo cổ
Cát Tiên, phong tục tập quán của cư dân bản địa, các di tích cách mạng (khu căn cứ
địa Cách mạng Lộc Bắc)
2.3.1.1 Đánh giá chung về tình hình quy hoạch và thực hiện dự án quy
hoạch tại các khu, điểm du lịch:
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 32 khu, điểm du lịch đang được đầu tư
khai thác kinh doanh, gồm có hồ, thác, các di tích và một số khu vui chơi giải trí,
công viên. Hoạt động kinh doanh tại các khu, điểm du lịch hầu hết đều dựa vào các
thắng cảnh hiện có. Việc đầu tư tôn tạo và bảo vệ tuy đã được các doanh nghiệp thực
hiện nhưng chủ yếu chỉ tập trung tại các khu vực trung tâm (khu vực II, III). vẫn còn
tình trạng đất du lịch bị lấn chiếm và các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư cho
- 31 -
công tác quản lý bảo vệ.Từ khi UBND tỉnh ra Quyết định 118/QĐ-UB ngày
22/10/2002 “thực hiện thí điểm việc khoán, cho thuê rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
để quản lý bảo vệ và kinh doanh du lịch” thì việc quản lý bảo vệ rừng tại các khu du
lịch được quan tâm hơn nên tình trạng cháy rừng, lấn chiếm đất rừng ít xảy ra so với
trước đây.
Trong 32 khu, điểm du lịch thuộc 21 doanh nghiệp có
- 19 khu, điểm du lịch thuộc doanh nghiệp nhà nước,
- 02 khu, điểm du lịch thuộc công ty cổ phần,
- 05 khu, điểm du lịch thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
- 06 khu, điểm du lịch thuộc doanh nghiệp tư nhân.
* Theo địa bàn gồm có:
- 23 khu, điểm du lịch thuộc thành phố Đà Lạt,
- 03 khu, điểm du lịch thuộc huyện Đức Trọng,
- 02 khu, điểm du lịch thuộc huyện Di Linh,
- 01 khu, điểm du lịch thuộc huyện Lạc Dương,
- 01 khu, điểm du lịch thuộc huyện Lâm Hà,
- 01 khu, điểm du lịch thuộc huyện Bảo Lộc,
- 01 khu, điểm du lịch thuộc huyện Đạ Houai,
* Theo trạng thái đầu tư gồm:
- Hồ: 04 khu, điểm du lịch,
- Thác: 10 khu, điểm du lịch,
- Di tích lịch sử: 02 khu, điểm du lịch,
- Sinh thái rừng: 08 khu, điểm du lịch,
- Các loại hình khác: khu vui chơi giải trí, công viên: 07 khu, điểm du lịch.
*Tình hình lập quy hoạch, dự án các khu, điểm du lịch:
Trong tổng số 32 khu, điểm du lịch:
- Có 25 khu, điểm du lịch đã lập dự án, quy hoạch và đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt (KDL thác Prenn, KDL hồ Than Thở, KDL thác Cam Ly, điểm di
tích Lăng Nguyễn Hữu Hào, KDL thung lũng Tình Yêu, Thác Hang Cọp, KDL Cáp
Treo, Khu dã ngoại Đá Tiên, dự án làng dân tộc Darahoa, trung tâm vui chơi giải trí
Đà Lạt, bến thuyền Hồ Tuyền Lâm, du thuyền Xuân Hương, KDL Langbiang, KDL
- 32 -
thác Voi, KDL thác Pongour, KDL thác Gougah, KDL thác Đạm bri, KDL thác
Bobla, KDL rừng Madagui, điểm du lịch dinh III, công viên hoa cây xanh, điểm
DLSTcủa DNTN Vạn Thành, KDL Minh Tâm, KDL nghỉ dưỡng rừng hoa).
- Có 07 khu, điểm du lịch chưa lập dự án gồm:
+ Các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực ngành nghề khác
có kết hợp kinh doanh du lịch : 02 điểm (nhà thờ Đô Men, phân viện sinh học).
+ Các khu, điểm du lịch được cơ quan có thẩm quyền cho phép kinh doanh
tạm thời: 01 (KDL hồ Tuyền Lâm – thuộc công ty du lịch Lâm Đồng)
+ Các khu, điểm du lịch chưa lập dự án, quy hoạch: 04 (KDL thác Datanla,
điểm tham quan Hằng Nga, điểm tham quan Nam Qua (KDL hồ Tuyền Lâm), vườn
sinh thái Lan Ngọc.
* Nguyên nhân các khu, điểm du lịch chưa lập dự án quy hoạch:
- Một số khu, điểm du lịch nằm trong quy hoạch chung của hồ Tuyền Lâm
như: khu dã ngoại hồ Tuyền Lâm (của công ty du lịch Lâm Đồng), thác Datanla,
điểm tham quan Nam Qua, nên không lập dự án, quy hoạch riêng.
- Một số các khu, điểm du lịch ngành nghề hoạt động chính không phải là
kinh doanh du lịch như: Phân viện sinh học, nhà thờ Đô Men... Do vậy, cũng không
tiến hành lập dự án quy hoạch về du lịch.
- Điểm du lịch Hằng Nga cũng chưa được các cơ quan, ban ngành thẩm
định dự án quy hoạch (mặc dù doanh nghiệp đã lập hồ sơ xin phê duyệt quy hoạch
dự án đầu tư năm 1990). Riêng điểm tham quan vườn sinh thái Lan Ngọc đã lập
phương án đầu tư nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
* Điều này để thấy rằng: việc thẩm định để tiến hành công tác quy hoạch
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng quá chậm và rất “nhiêu khê" nên chưa thu hút được các
nhà đầu tư trong và ngoài nước tích cực tham gia vào các dự án du lịch nói chung và
DLST nói riêng.
Bảng 2.7: Tình hình giao đất cho các điểm du lịch trên địa bàn
(Đvt: m2)
TÊN ĐIỂM DU LỊCH DIỆN TÍCH ĐƯỢC GIAO
KDL Hồ Than Thở 11.260
KDL sinh thái rừng Madagui 11.519
KDL thác Pongour 20.000
- 33 -
KDL Thung lũng tình yêu 14.216
KDL cáp treo 22.912
KDL thác Gougah 14.450
KDL nghỉ dưỡng rừng hoa 11.900
+ Một số điểm còn lại chưa tiến hành ký hợp đồng thuê đất xây dựng cơ
bản. Riêng hai điểm thác Đạm bri và thác Prenn thực hiện ký hợp đồng thuê đất
XDCB hàng năm, mỗi điểm 10.000m2.
- Đất rừng cảnh quan và rừng quản lý bảo vệ theo tinh thần nội dung quyết
định 118 của UBND tỉnh thì toàn bộ diện tích đất rừng thuộc khu vực II (khu vực đã
có quy hoạch xây dựng cơ bản) và khu vực III (khu vực cần lập quy hoạch chi tiết để
triển khai). Nhà đầu tư chịu trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị chủ rừng để quản lý
bảo vệ và phải trả tiền thuê (trừ diện tích XDCB và dự án đầu tư KDL hồ Than Thở
là 206 ha rừng, 393.567m2 do công ty trách nhiệm hữu hạn Thuỳ Dương quản lý bảo
vệ).
- Rừng đã giao Ban quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên quản lý trước đây đã
được UBND tỉnh thu hồi để giao cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch dưới
tán rừng gồm:
Bảng 2.8: Các điểm du lịch được tỉnh Lâm Đồng giao đất rừng để kinh
doanh du lịch
TÊN ĐIỂM DU LỊCH DIỆN TÍCH ĐƯỢC GIAO
Công ty TNHH Phương Nam 01 ha (theo quyết định số 1984/QĐ-UB ngày 16/12/1997)
Công ty DVDL Thanh Niên 01 ha (theo quyết định số 2805/QĐ-UB ngày 18/9/1999).
DNTN Vạn Thành 38.7 ha (theo QĐ số 1151/QĐ-UB ngày 16/5/2000)
Công ty du lịch Lâm Đồng 01 ha (theo QĐ số 262/QĐ-UB ngày 29/8/2000
Tổng công ty du lịch Sài Gòn 347 ha rừng và đất rừng tại khu vực Madagui
KDL thác Đạm bri 322,35 ha quyết định số 378/QĐ-UB ngày 3/6/1991.
TNHH Phương Nam (khu dã ngoại
núi voi-làng dân tộc Đarahoa)
355,5 ha đất rừng phòng hộ
TỔNG CỘNG 1.066,55ha
Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng còn cho phép các đơn vị kinh doanh du lịch được
ký hợp đồng khoán quản lý bảo vệ rừng với các đơn vị chủ rừng là 2.170 ha gồm:
- 34 -
+ Công ty du lịch Lâm Đồng ký hợp đồng khoán quản lý bảo vệ 1.419 ha
rừng thuộc Ban quản lý rừng Bidoup Núi Bà.
+ KDL thung lũng tình yêu ký hợp đồng khoán quản lý bảo vệ 133,3 ha
rừng với Ban quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên.
+ KDL Hồ Rồng ký hợp đồng khoán quản lý bảo vệ 13,2 ha rừng với Ban
quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên.
+ KDL Đá Tiên (Công ty TNHH Phương Nam) ký hợp đồng khoán quản lý
bảo vệ 251,2 ha rừng với Ban quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên.
+ DNTN Nam Qua ký hợp đồng khoán quản lý bảo vệ 40 ha rừng với Ban
quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên.
Và một số hợp đồng quản lý bảo vệ rừng của các đơn vị khác.
Như vậy, tổng diện tích rừng và đất rừng đã được UBND tỉnh giao và các đơn
vị ký hợp đồng quản lý bảo vệ là: 3.237 ha (chưa tính diện tích rừng thuộc dự án khu
nghỉ dưỡng rừng hoa của công ty cổ phần bất động sản TOGI vì chưa triển khai).
2.3.1.2 Hiện trạng về quản lý:
Trong thời gian trước năm 1990 Lâm Đồng chỉ có một công ty du lịch vừa
làm công tác kinh doanh vừa làm tham mưu cho tỉnh trong công tác quản lý Nhà
nước về du lịch. Đến cuối năm 1991, du lịch đang có nhu cầu phát triển nhanh, nên
Sở Thương mại và Du lịch ra đời với chức năng làm tham mưu cho UBND tỉnh quản
lý Nhà nước về du lịch. Tháng 7/1993 Sở Du lịch Lâm Đồng được thành lập là một
thuận lợi rất cơ bản để củng cố công tác tổ chức quản lý và phát triển du lịch. Đến
tháng 7/2002 Sở Du lịch lại được hợp nhất với Sở Thương mại thành Sở Du lịch và
Thương mại Lâm Đồng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác quản lý Nhà nước còn bộc lộ một số
nhược điểm là: ở từng thời gian, ở từng nơi công tác quản lý còn bị buông lỏng, thiếu
sự quản lý thống nhất giữa ngành với lãnh thổ, giữa ngành với các ngành hữu quan
khác trong tỉnh. Các thủ tục hành chính còn rườm rà gây không ít trở ngại cho các
doanh nghiệp trong công tác đầu tư và hoạt động kinh doanh du lịch. Cơ chế quản lý
của tỉnh còn chậm được cải tiến, chưa tạo được môi trường pháp lý thuận lợi cho
công tác thu hút vốn đầu tư du lịch trong và ngoài nước. Nhiều dự án DLST đã được
phê duyệt nhưng triển khai chậm do còn nhiều vướng mắc về quy hoạch và cơ chế
- 35 -
chính sách. Trình độ cán bộ quản lý nhà nước và quản lý ngành du lịch chưa đáp ứng
yêu cầu. Những vấn đề về công tác quản lý, chất lượng sản phẩm đã được tổng hợp
qua biểu đồ 2.9 và phụ lục 5 (đây là kết quả điều tra thăm dò ý kiến của du khách,
người dân,sinh viên, cán bộ, công nhân viên chức trên địa bàn trong tháng 3/2007)
Biểu đồ 2.9: Hiện trạng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
QUAÛN LYÙ NHAØ NÖÔÙC TREÂN CAÙC LÓNH VÖÏC
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
QL thu thueá 24.50% 33.20% 21.70% 12.20% 8.40%
QL veà giaù caû phuïc vuï 22.50% 32% 27.50% 17.50% 0.50%
QL khaùch 46% 26% 16% 3.50% 8.50%
QL caùc ñoái töôïng “coø” 6.50% 9.80% 51% 32% 0.70%
Toát Khaù Trung bình Keùm
Khoâng coù yù
kieán
Qua biểu đồ trên thấy rằng: công tác quản lý nhà nước tại địa bàn tỉnh Lâm
Đồng về du lịch còn nhiều yếu kém, lĩnh vực được đánh giá tốt nhất cũng chỉ đạt
46% là lĩnh vực quản lý khách ở dưới mức trung bình. Còn lĩnh vực quản lý “ nạn
cò“ được đánh giá 83% trung bình và kém (51% trung bình,32% kém). Qua thống
kê, mô tả và xử lý theo chương trình SPSS cũng cho đánh giá tương tự. Đa số những
người được hỏi trả lời: cảnh quan và môi trương du lịch tốt nhưng công tác quản lý
nhà nước trên các lĩnh vực còn nhiều bất cập. Đây cũng phải xem là hồi chuông cảnh
báo, phải kịp thời khắc phục để thu hút du khách đến vớí DLST Lâm Đồng.
2.3.1.3 Các loại hình tổ chức khai thác chủ yếu: Hiện nay tại Lâm Đồng các
loại hình DLSTđang hoạt động chủ yếu gồm: dã ngoại, leo núi, đi bộ trong rừng,
- 36 -
tham quan nghiên cứu đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên
nhiên, thăm bản làng dân tộc, du thuyền, du lịch mạo hiểm, săn bắn, câu cá,…
Kết quả chất lượng sản phẩm DLS T thể hiện qua biểu đồ 2.10
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
50%
Biểu đồ 2.10: Đánh giá của du khách về chất lượng sản phẩm DLST.
* Như vậy, đa số du khách thích thú với loại hình dã ngoại, đi bộ trong
rừng, còn các loại hình khác cũng phải chú ý khắc phục những sai sót để tạo độ hấp
dẫn hơn đối với du khách.
2.3.1.4 Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái:
Nếu như tiềm năng tài nguyên là tiền đề để thu hút du khách thì hệ thống cơ
sở vật chất kỹ thuật còn ở trình độ thấp là yếu tố dẫn đến sự phát triển chậm của du
lịch. Du lịch phát triển chủ yếu vẫn là các cơ sở lưu trú. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có
khoảng trên 700 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng trên 6000 phòng đạt tiêu chuẩn.
Trong đó có trên 50 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1–5 sao và hàng ngàn nhà trọ hỗ trợ
cho đón khách du lịch vào thời gian cao điểm Tết Nguyên Đán, hè và các dịp lễ hội.
Tuy nhiên, các cơ sở lưu trú lại tập trung chủ yếu ở thành phố Đà Lạt và phân bố tại
khu vực trung tâm thành phố là chính. Các cơ sở vui chơi giải trí còn ít và đơn điệu.
Loại hình DLSTcòn quá ít, quy mô nhỏ, việc tổ chức đầu tư kinh doanh chưa có bài
bản, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đạt hiệu quả cao. Hệ thống đường giao
thông đến các khu du lịch còn nhiều khó khăn.
2.3.1.5 Về thị trường:
Dã ngoại 25% 35% 22% 8% 10%
Đi bộ trong rừng 16% 22% 44% 15% 3%
Tham quan nghiên cứu 14% 20% 38% 25% 3%
Thăm bản làng dân tộc 20% 22% 33% 17% 8%
tốt kh Trung bình Kém
Không có ý
kiếná
- 37 -
* Công tác xúc tiến thị trường: Thị trường khách du lịch ở Lâm Đồng trong
thời gian vừa qua chủ yếu là khách du lịch nội địa, Địa bàn thị trường trọng điểm vẫn
là ở thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận (các tỉnh Đông Nam Bộ, Duyên hải
miền Trung). Do đó cần phải có những phân tích cụ thể các thị trường hiện tại, tìm ra
các tiềm năng của những thị trường này để khai thác một các hợp lý và đạt hiệu quả
cao nhất.
* Thị trường khách du lịch sinh thái: Thị trường khách DLST ở Việt Nam nói
chung và ở Lâm Đồng nói riêng bao gồm nhiều thị phần nhưng có chung cùng mục
đích là có nhu cầu tìm tới các vùng thiên nhiên. Số lượng khách DLST ngày càng
nhiều, tuy chưa có các con số chính xác nhưng cũng có thể nhận thấy rõ DLST đang
có xu hướng thu hút một số lượng đáng kể du khách và ngày càng tăng.
Do mức sống ngày càng được nâng cao, thời gian nhàn rỗi tăng lên nên nhu
cầu nghỉ ngơi thư giãn của người dân ngày càng lớn hơn, đặc biệt là đối với dân cư ở
các đô thị lớn, ở các khu công nghiệp và các khu chế xuất. Nhu cầu đi du lịch trước
đây chỉ đơn giản là có được một kỳ nghỉ trong năm tại một khu nghỉ mát nào đó.
Thời gian gần đây người Việt Nam ngày càng có thêm những nhu cầu mới về du
lịch, họ đi du lịch nhiều hơn vào các khoảng thời gian khác nhau trong năm. Như
vào các dịp lễ, tết…Nên yêu cầu về đa dạng hóa các loại hình du lịch ngày càng cao.
Trong trào lưu đó, DLST cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn và cũng phong phú
hơn về hình thức để đáp ứng được nhu cầu của du khách.Tình hình khách du lịch đến
với Lâm Đồng thời gian qua thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.11 : Số lượng du khách đến Lâm Đồng (2000 - 2006)
(Đvt: Lượt khách)
Tổng số khách du lịch Khách nội địa Khách quốc tế
Năm Số lượng % Tăng so với Năm trước Số lượng
% Tăng so với
năm trước Số lượng
% Tăng so với
năm trước
2000 710,000 17.7 640,420 20.2 69,580 -0.6
2001 803,000 13.1 725,000 13.2 78,000 9.86
2002 905,000 12.7 820,000 13.1 85,000 8.97
2003 1.150,000 27.1 1.085,000 32.3 65,000 -23.5
2004 1.350,000 17.4 1.264,000 16.5 86,000 16.5
2005 1.560,972 15.6 1.460,300 15,5 100,600 17.1
2006 1.848,000 18.4 1.751,000 19.9 97,000 - 3.4
(Nguồn: Sở Du lịch - Thương mại Lâm Đồng)
Nhận xét: Theo bảng thống kê có thể nhận thấy tổng số khách du lịch đến Lâm
Đồng trong những năm qua nhìn chung ngày càng tăng nhưng không ổn định.
- 38 -
* Khách du lịch quốc tế: Năm 2000 và 2003 số lượng khách quốc tế vào
Lâm Đồng có suy giảm do nạn khủng bố, thiên tai, dịch bệnh... liên tiếp xảy ra. Năm
2005 khách du lịch quốc tế đã vượt ngưỡng 100 nghìn lượt. Tốc độ tăng trưởng
trung bình về khách du lịch quốc tế đạt 3,35% (1,37% từ1996 - 2000 và 7,15% từ
2001 - 2006). so với cả nước đạt 3%. Kết quả phân tích thị trường các năm 2005 và
2006 cho thấy trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng thì số khách Mỹ,
Pháp,Úc tiếp sau là Anh, Đài Loan, Canada, Nhật, Hà Lan, Hàn quốc,
Singapore…chiếm tỷ trọng lớn.
Khách quốc tế đến với các vườn quốc gia, các khu rừng nguyên sinh thường
đi từng nhóm nhỏ và ít hơn nhiều so với các nhóm khách nội địa. Nhóm ít nhất chỉ
có 2 người, nhóm trung bình từ 7 – 15 người. Với quy mô như vậy sẽ bảo đảm an
toàn cao hơn về mức độ tác động tới môi trường thiên nhiên và sức chứa của các
điểm du lịch.
* Khách du lịch nội địa: Khác với khách quốc tế, khách nội địa liên tục
tăng, nhất là những năm gần đây. Nguyên nhân cơ bản là chính sách giảm giờ làm,
tăng thời gian nghỉ ngơi cho cán bộ viên chức Nhà nước, chính sách tiền lương được
điều chỉnh, đời sống nâng cao đã tạo điều kiện cho người dân có cơ hội đi du lịch
nhiều hơn. Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch khách nội địa đạt 15,64%
(đạt 7.3% so với cả nước). Trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của thị
trường khách này đạt xấp xỉ 18%, với những ưu thế nội tại và nhiều loại hình du lịch
hấp dẫn mới trong tương lai gần. Hy vọng khách nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển của du lịch Lâm Đồng.
Số lượng khách du lịch nội địa có sở thích và sự tham gia vào các tour
DLST do các công ty lữ hành tổ chức, hoặc đi tự do còn chiếm một tỷ trọng khá
thấp. Chỉ có khoảng 13% – 17% tổng số khách đi tự do là tới các vuờn quốc gia hay
các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu DLST hoặc nghỉ ngơi theo mùa ở những nơi
mát mẻ, có khí hậu trong lành. Nhu cầu về các loại hình du lịch mạo hiểm mới chỉ ở
giai đoạn đầu số lượng tham gia ít và chưa thể hiện rõ nét.
2.3.1.6 Công tác bảo vệ môi trường và phát triển du lịch cộng đồng:
* Bảo vệ môi trường: Trong những năm gần đây, du lịch đang trở thành một
ngành kinh tế có tốc độ phát triển cao đem lại những lợi ích lớn về kinh tế cho đất
nước, trong đó có Lâm Đồng. Tuy nhiên, giống như con dao hai lưỡi, bên cạnh các
lợi ích mà du lịch đem lại cho kinh tế – xã hội địa phương, du lịch cũng đem lại
- 39 -
những tác động tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Khách du lịch muốn
có những cảm nhận với chất lượng cao về môi trường thiên nhiên và văn hóa – xã
hội, trong quá trình đi du lịch họ sẵn sàng chi tiêu cho các dịch vụ, hàng hóa để thỏa
mãn nhu cầu của họ. Mặc dù không cố ý nhưng hành vi của họ đã ảnh hưởng không
nhỏ đến môi trường tự nhiên cũng như các giá trị văn hóa bản địa. Nếu không có các
biện pháp kiểm soát có thể gây ra những tác động tiêu cực rất lớn.
Cư dân địa phương tham gia kinh doanh du lịch vì lợi ích kinh tế là chủ
yếu, điều họ quan tâm là du lịch sẽ tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm, tiêu thụ bao
nhiêu hàng hóa, có tăng thêm thu nhập hay không, thu nhập từ du lịch được phân bố
như thế nào… Họ không quan tâm đến việc phát triển du lịch có thể đồng hành với
những vấn đề về môi trường tự nhiên cũng như sự suy giảm đa dạng sinh học, ô
nhiễm nguồn nước, không khí,… cùng với các vấn đề văn hóa xã hội như giá trị đạo
đức suy giảm, cơ cấu cộng đồng biến đổi, tệ nạn xã hội phát triển mạnh,…
Về phía các doanh nghiệp du lịch, lợi nhuận là yếu tố thu hút sự quan tâm
hàng đầu của họ. Họ khai thác các giá trị của môi trường tự nhiên và văn hóa để tạo
ra các sản phẩm du lịch cung cấp cho du khách vì mục tiêu lợi nhuận. Mặc dù tác
động mạnh đến môi trường nhưng họ không muốn đóng góp chi phí hoạt động bảo
vệ môi trường và các chương trình giáo dục vì họ cho rằng chúng không đem lại lợi
ích kinh tế nhanh chóng như việc đầu tư xây dựng các khách sạn, khu vui chơi giải
trí phục vụ du khách. Trong quá trình phát triển của du lịch những mâu thuẫn này
phát sinh do các chủ thể tham gia hoạt động du lịch luôn hướng tới những lợi ích và
mục tiêu khác nhau. Các mâu thuẫn này là nguyên nhân gây ra những tác động tiêu
cực ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của du lịch
Chính vì vậy, đối với các cơ quan quản lý Nhà nuớc, sự phát triển của du
lịch có vai trò quan trọng trong chiến lược kinh tế địa phương. Tuy nhiên họ còn có
trách nhiệm hạn chế các tác động của du lịch để bảo vệ môi trường thiên nhiên và
các giá trị văn hóa bản địa. Do vậy, trong quá trình hoạt động các cơ quan quản lý
Nhà nước cần có biện pháp hạn chế sự tác động của các hoạt động kinh doanh du
lịch đến môi trường.
* DLS T với sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương:
Việc phát triển DLST theo hướng nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích
của các đối tượng ngoài khu vực mà không quan tâm đến nhu cầu và lợi ích của cộng
đồng dân cư địa phương trong công tác bảo tồn. Việc tham gia của cộng đồng dân cư
- 40 -
địa phương vào du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho họ mà còn nâng cao chất
lượng du lịch. Ngoài ra, còn có các hoạt động giáo dục, phục hồi các ngành nghề
truyền thống: dệt thổ cẩm, đan lát, sản xuất rượu cần… hỗ trợ một số hoạt động
nhằm tạo thu nhập cho kinh tế hộ và tổ chức đào tạo cho một số người dân địa
phương tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch để tiến tới mở rộng các dịch vụ du
lịch do chính người dân tổ chức và thực hiện. Điều này vừa đem lại nguồn lợi cho
người dân địa phương, vừa làm giảm áp lực tới môi trường tự nhiên trong những
mùa đông khách du lịch.
Để có nhận định tổng quát về hoạt động DLST của Lâm Đồng hiện nay,
chúng ta sẽ phân tích ma trận SWOT sau đây:
Bảng 2.12:
MA TRẬN SWOT
CƠ HỘI (O)
- Ngành DL và DLSTlà ngành
kinh tế mũi nhọn trong chiến lược
phát triển KT - XH.
- Nhà nước đầu tư mở rộng và
nâng cấp cơ sở hạ tầng.
- Dòng khách DLST trên thế giới
có xu hướng ngày càng tăng.
- Các khu điểm DLSTđược đầu tư,
tôn tạo, khai thác.
- Khoa học công nghệ và phương
tiện thông tin ngày càng phát
triển.
- Quy hoạch đô thị, cảnh quang
tốt.
THÁCH THỨC (T)
- Công tác quy hoạch DLSTchưa
được chú trọng đúng mức.
- Đội ngũ CB quản lý chuyên môn
còn yếu.
- Thời tiết khí hậu biến động bất
ngờ.
- CSHT và điều kiện vật chất kỹ
thuật còn thiếu, không đồng bộ.
- Mức sống và trình độ dân trí của
địa phương còn thấp.
- Cạnh tranh sản phẩm DL ngày
càng gay gắt.
- Nhận thức của cộng đồng địa
phương về DLST chưa cao.
ĐIỂM MẠNH (S)
- Có nhiều tiềm năng về DLST.
- Lâm Đồng có vị trí thuận lợi
trong giao lưu kinh tế giữa các
vùng.
- Lực lượng lao động phổ thông
dồi dào.
- Khai thác lễ hội xúc tiến DL,
môi trường tài nguyên chưa bị ô
nhiễm.
KẾT HỢP (S-O)
Khai thác thế mạnh,
tận dụng cơ hội
- Đa dạng hóa sản phẩm, loại hình
dịch vụ.
- Khai thác hiệu quả tài nguyên,
sản phẩm khác biệt.
- Tôn tạo cảnh quang thiên nhiên,
mở rộng thị trường.
KẾT HỢP (S-T)
Phát huy thế mạnh,
đẩy lùi nguy cơ
- Tăng cường tuyên truyền, quảng
bá, tiếp thị.
- Hoàn thiện hệ thống maketing.
- Khai thác hiệu quả vốn đầu tư
trong nước, tư nhân.
ĐIỂM YẾU (W)
- Chưa có kinh nghiệm về tổ chức
và khả năng cạnh tranh còn yếu.
- Cơ sở lưu trú còn thiếu, chất
lượng chưa phù hợp.
- Công tác quảng bá tiếp thị du
lịch còn kém.
- Hiệu quả khai thác du lịch chưa
cao.
- Sản phẩm DLSTcòn đơn điệu,
chưa đồng bộ.
KẾT HỢP (W-O)
Hạn chế điểm yếu,
chớp lấy cơ hội
- Tăng cường XH hóa DL, văn
hóa đô thị.
- Mở rộng dịch vụ tiếp đón khách
trái mùa.
- Nâng cao chất lương sản phẩm,
thu hút đầu tư nước ngoài.
KẾT HỢP (W-T)
Khắc phục yếu kém,
hạn chế đe dọa
- Phát triển dịch vụ sản phẩm mới,
khác biệt.
- Bảo vệ môi trường, khuyến
khích nghệ nhân.
- Phối hợp cơ quan chức năng xúc
tiến du lịch.
Nhận xét chung: Ma trận SWOT có ý nghĩa rất lớn trong việc nhận định
tình hình hoạt động thực tế để thấy được mặt mạnh, điểm yếu, những cơ hội và
- 41 -
những thách thức của DLST Lâm Đồng hiện nay. Trên cơ sở đó tận dụng các cơ hội
bên ngoài, sức mạnh bên trong cũng như vô hiệu hóa những nguy cơ bên ngoài và
hạn chế những yếu kém nội bộ. Qua phân tích tóm tắt bằng ma trận SWOT chúng ta
thấy rằng: Để DLST Lâm Đồng trở thành điểm đến ấn tượng các nhà quản lý cần có
những giải pháp đồng bộ về phát triển và đa dạng hóa sản phẩm DLST, về công tác
đào tạo và thu hút nguồn nhân lực, giải pháp về thị trường, giải pháp về quy hoạch
và nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư đối với môi trường DLST.
2.3.2 Vai trò của DLST Lâm Đồng với phát triển kinh tế địa phương:
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Phát triển Du lịch (1991), nước ta
được chia thành ba vùng du lịch: vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung bộ và
vùng du lịch Nam Trung bộ. Vùng du lịch Nam bộ, Tây Nguyên là một tiểu vùng
của vùng du lịch Nam Trung bộ thuộc vùng du lịch Nam Trung bộ.
Tây Nguyên nằm chủ yếu trên các cao nguyên xếp tầng có giá trị du lịch.
Tài nguyên, khí hậu Tây Nguyên mát mẻ quanh năm. Tài nguyên động vật ở Tây
Nguyên khá phong phú, điển hình tài nguyên sinh vật nhiệt đới, đó là khu bảo tồn
thiên nhiên Bidoup Núi Bà, vườn quốc gia Nam Cát Tiên …
Tây Nguyên nói chung và Đà Lạt – Lâm Đồng nói riêng tương lai sẽ trở
thành tiểu vùng du lịch ưa chuộng nhất ở vùng du lịch Nam Trung bộ, Nam bộ và ở
miền núi nước ta. Nền kinh tế Lâm Đồng đang trên đà phát triển, việc phát triển
DLST tại đây sẽ có tác động rất lớn đến kinh tế địa phương như sau :
- Du khách đến Lâm Đồng tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn cho địa
phương. Điều này kích thích mạnh mẽ các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là
nông nghiệp chất lượng cao, công nghệ chế biến ..
- Du khách quốc tế đến du lịch tại Lâm Đồng có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa
và dịch vụ tại chỗ. Nhiều hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu tại chỗ này không phải qua
nhiều khâu trung gian nên tiết kiệm được chi phí vận chuyển, sức lao động, sự chênh
lệch giá giữa người bán và người mua không quá cao. Người tiêu dùng được mua
hàng với giá thấp, người sản xuất bán được hàng với giá cao nên điều này sẽ kích
thích sản xuất và tiêu dùng một cách mạnh mẽ.
- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp. Phát triển DLST tại Lâm Đồng không
những tạo thêm việc làm trực tiếp cho cộng đồng dân cư tham gia vào ngành du lịch
- 42 -
địa phương mà còn tạo thêm nhiều việc làm gián tiếp phục vụ cho du lịch. Như vậy,
phát triển DLST tạo điều kiện tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng
đồng dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.
- DLST
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 46765[1].pdf