MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
I- Quá trình hình thành và phát triển. 2
II- Hiện trạng, tiềm năng, những hạn chế và giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái tại Ba Bể. 2
1. Vị trí địa lý và địa hình. 2
2. Khí hậu, thuỷ văn. 3
a. Khí hậu. 3
b. Thuỷ văn. 3
3. Thực vật. 3
4. Động vật. 3
5. Kinh tế -xã hội. 4
II- Du lịch. 4
1. Tuyến du lịch có thể tổ chức theo lộ trình sau: 5
2. Hiện trạng. 5
3. Những hấp dẫn của du lịch sinh thái trong các tuyến du lịch tại vườn Quốc gia Ba Bể. 8
4. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái tại Ba Bể. 8
5. Những hạn chế và tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tại Ba Bể. 9
6. Những giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái tại Ba Bể. 10
IV- Kết luận 12
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển du lịch sinh thái tại Ba Bể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
"Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Qua một thời gian nghiên cứu lý thuyết tại trường và đợt đi thực tế tại vườn Quốc gia Ba Bể, tự bản thân mình thấy phải cố gắng góp sức vào các công tác chung của toàn cầu vì một môi trường xanh sạch đẹp, vì sự đa dạng sinh học và vì sự sống của trái đất. Trong phạm vi bài viết này, không thể nêu hết được tất cả những gì mình mong muốn và có thể giúp thêm cho Vườn có được phương thức quản lý nhưng có thể sẽ là một nội dung tham khảo hoặc có thể động viên các cán bộ công nhân viên của Vườn nỗ lực để phục vụ cho mục tiêu và chức năng của Vườn. Cũng qua đây, bản thân em cũng mong muốn có được thêm sự chỉ bảo của thầy hướng dẫn là TS. Lê Văn Lanh để trong tương lai có thể làm việc được tốt hơn và phù hợp với chuyên ngành học của mình. Em xin cảm ơn thầy.
Bài viết gồm:
I- Mở đầu - quá trình hình thành và phát triển.
II- Hiện trạng, tiềm năng, những hạn chế và giải pháp
1. Vị trí địa lý, địa hình.
2. Khí hậu, thuỷ văn.
3. Thực vật
4. Động vật
5. Kinh tế xã hội.
III- Về du lịch
1. Tuyến du lịch
2. Hiện trạng
3. Những hấp dẫn
4. Sự tham gia
5. Những hạn chế
6. Những giải pháp
IV- Kết luận
I- Quá trình hình thành và phát triển.
Vườn Quốc gia Ba Bể được chính thức thành lập từ 10/11/1992 nhưng trước đó Ba Bể đã trải qua một quá trình bảo vệ và xây dựng.
Là một danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử và là khu rừng cấm và đã trở thành Vườn quốc gia thứ 8, đây cũng là di sản thiên nhiên đẹp vào bậc nhất của cả nước với các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội và du lịch sinh thái rất quan trọng. Hồ Ba Bể đã khẳng định được mình là một trong những Vườn quốc gia đẹp và khá nguyên vẹn với sự đa dạng sinh học và khả năng phát triển du lịch sinh thái cùng sự bảo tồn thiên nhiên.
II- Hiện trạng, tiềm năng, những hạn chế và giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái tại Ba Bể.
1. Vị trí địa lý và địa hình.
Vườn quốc gia Ba Bể Nằm giữa vùng núi đá vôi thuộc các xã Nam Mẫu, một phần xã Khang Ninh, một phần xã Cao Thượng và một phần xã Cao Trĩ.
Vườn quốc gia Ba Bể ở phía Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 254km, cách thị xã Bắc Cạn 75km, có toạ độ địa lý: 105'36 độ kinh đông và 22'30 độ vĩ bắc.
Địa hình là vùng núi đá vôi dốc mạnh đất dốc đứng với phức hệ suối và sông hồ nước ngọt trên núi đá vôi, điển hình cho vùng núi đá vôi của Đông Bắc Việt Nam, với tổng diện tích đất đang quản lý là 7610 ha, trong đó:
- Khu bảo vệ nghiêm ngặt: 3.226,2 ha
- Khu phục hồi sinh thái: 4.083,6 ha
- Khu hành chính dịch vụ: 300,2 ha
Ngoài ra sự xen kẽ với nhiều núi đất bên cạnh núi đá hoa cương đã tạo cho vùng này một cảnh quan đa dạng và phong phú. Độ cao trung bình từ 150 - 1098m so với mặt biển. Riêng các núi đá vôi, độ cao trung bình là 800-900m so với mặt biển và quá trình diễn biến địa chất vẫn còn tiếp tục xảy ra phức tạp.
2. Khí hậu, thuỷ văn.
a. Khí hậu.
- Nhiệt độ trung bình năm: 220C
- Nhiệt độ không khí cao nhất: 390C
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 60C
- Lượng mưa trung bình năm: 1378mm
- Độ ẩm trung bình năm: 83,3%
b. Thuỷ văn.
Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích gần 500ha, tốc độ dòng chảy 0,5m/s. Nước hồ trong xanh quanh năm, ước tính hồ chứa 90106m3 nước, hồ có chức năng phân lũ cho sông Năng, sông Gâm, có mang hai tính chất.
- Tính chất của hồ nước ngọt thiên nhiên lớn
- Tính chất là đoạn cuối của sông Chợ Lèng.
3. Thực vật.
Thảm thực vật trong vườn quốc gia có nhiều đặc trưng riêng, với đặc trưng của vùng Đông Bắc Việt Nam. Tuỳ theo từng độ cao khác nhau mà các loài cây gỗ có ưu thế sống phân vùng riêng như Nghiến, Trai, Đinh, Lát hoa và một số loài họ dẻ. ở ven hồ có các loài Tràm trắng, Tràm thế, Keo, Si…, đặc biệt là loài trúc dây, một loại tre đặc hữu của Ba Bể thường mọc tại các vách núi, thân của chúng thả mành mành xuống hồ tạo ấn tượng đẹp cổ kính.
- ở thung lũng tập trung một số loài Sấu, Thung hay Đăng, Đinh
- Trên đỉnh cao có Dẻ, Thích, Côm
- Các thảm cây bụi cây gỗ rải rác trên các núi đất
- Rừng tre nứa với các loại Vầu, Trúc, Sào, Tre mây hốc
4. Động vật.
Thành phần động vật rất đa dạng và phong phú.
Bước đầu điều ra được khoảng 38 loài thú (có 12 loài trong sách đỏ) đặc biệt loài Voọc mũi hếch là loài đặc hữu, loài Voọc đen má trắng là loài quí hiếm.
Lớp chim có 111 loài
Lớp bò sát và lưỡng cư có 24 loài trong đó có loài cá cóc Tam Đảm, có 54 loài cá chiếm 1/3 số loài cá nước ngọt ở Việt Nam (10 loài quí hiếm trong sách đỏ) có hơn 400 loài bướm trong đó có 2-3 loài mới phát hiện và các loài động vật không xương sống khác.
Hồ có chiều dài 8km rộng gần 1km, sâu nhất 35m, trung bình 25m, nước trong xanh quanh năm, bước đầu xác định được 137 loài thực vật nổi gồm nhiều đảo như Tảo Lam, Silic, Tảo Lục, Tảo Giáp, Tảo Vàng.
Theo các nhà khoa học thì số lượng đã điều tra được thấy hơn nhiều so với thực tế. Song với những kết quả hiện tại vườn Quốc Gia Ba Bể đã được các nhà khoa học xếp vào khu đa dạng sinh học loại A.
5. Kinh tế -xã hội.
Một số đặc điểm rất quan trọng của vườn Quốc gia Ba Bể là có nhiều người dân còn đang sinh sống trong phạm vi đất đai quản lý của vườn.
Dân số xã Nam Mẫu là 452 hộ với 2.871 người trong đó có 45% là dân tộc Tày làm ruộng, đánh bắt cá trong hồ, còn lại 55% là người Dao và H'mông chủ yếu làm nương rẫy, săn bắn, khai thác lâm sản, mức sống của người dân rất thấp bình quân lương thực quy thóc 290 kg/người/năm.
Các xã vùng đệm có khoảng trên 2000 hộ với trên 15.000 người. Trong đó có trên 50% là người H'Mông và Dao thường sống trên vùng đất dốc, không có ruộng, phải đốt nương làm rẫy, khai thác lâm sản, mức sống rất thấp dân sống trên vùng núi cao hàng năm thiếu năn 2-3 tháng.
Giao thông chủ yếu dùng thuyền độc mộc, thuyền máy ở khu vực hồ và đi lại trên các đường mòn.
II- Du lịch.
Vườn Quốc gia Ba Bể đã xây dựng một chương trình phát triển du lịch sinh thái với 3 loại hình du lịch là du lịch truyền thống, du lịch văn hoá và du lịch mạo hiểm với 21 quần thể cảnh quan là hàng động. Riêng với dòng sông năng chảy liền qua, động Nả phòng, hồ Ba Bể, Ao Tiên, đảo Bà Goá, thác Đầu Đăng các bản làng dân tộc đã bản sắc dân tộc độc đáo của người Tày, H'Mông, Dao, Nùng và các tuyến thăm quan xuyên rừng nguyên sinh có thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
1. Tuyến du lịch có thể tổ chức theo lộ trình sau:
- Ngày đầu tiên: Du lịch thuyền trên hồ Ba Bể bắt đầu từ Bến Chòi hoặc Chợ Rã qua động Ruông đến bản cám.
Thác Đầu Đăng, tiếp tục đi ngang qua hồ vào Ao Tiên đến hồ 2, hồ 1 tới bến đậu của vườn (du khách có thể chọn cho mình thuyền độc mộc hay xuồng máy)
- Ngày 2: Bắt đầu từ bến đậu xuồng đi Cốc Tộc bằng thuyền rồi đi bộ thăm cuộc sống của bản". Từ Cốc Tộc đi Bó Lù dừng lại ở nhà dân uống nước hoặc mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ địa phương sau đó đi bộ tiếp xuyên rừng đến làng Pác Ngòi. Ăn trưa, thăm thôn bản, đi xe đạp dọc theo dòng sông, ca nô hoặc bơi và có thể nghỉ qua đêm để nghe, xem các cô gái chàng trai Tày ca hát và sau đó quay về bến đậu của Vườn bằng thuyền độc mộc hoặc xuồng máy.
- Ngày 3: Bắt đầu từ văn phòng vườn đi bộ vào thung lũng Tắc Kè đi xuyên rừng lên đỉnh cao 789m để quan sát chim thú đặc biệt là toàn cảnh hồ Ba Bể sau đó tiếp tục xuyên rừng đến làng người Dao Hin Đăm đi xuống Nà Mằm, về văn phòng vườn.
- Ngày 4: Bắt đầu từ bến vườn đi xuồng trên hồ đi đến hồ 3 vào Khau Củm đi bộ xuyên rừng nguyên sinh sau đó đến làng Nặm Giài của người H'Mông, đi đến làng Khau, quay về Cốc Tộc đến bến đậu của vườn.
2. Hiện trạng.
Ban du lịch của vườn Quốc gia Ba Bể được thành lập từ năm 1993 xong đến năm 1997 bộ phận này mới chính thức đưa vào hoạt động và quản lý các tài nguyên du lịch, có chức năng và nhiệm vụ sau:
- Ban du lịch có nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn phục vụ khách tham quan du lịch theo đúng nội qui, qui chế của vườn Quốc gia và các qui định của pháp luật.
- Thực hiện các dịch vụ du lịch trong vườn
- Đón tiếp bố trí ăn, ngủ, nghỉ ngơi cho khách tới tham qua du lịch, nghiên cứu khoa học
- Tổ chức du lịch sinh thái cho khách tham quan du lịch.
- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho khách tới tham quan du lịch.
* Ban du lịch tổ chức các bộ phận quản lý phục vụ khách du lịch gồm các bộ phận hướng dẫn, xuồng tham quan, nhà buồng, bàn và ăn uống. Các bộ phận trên hỗ trợ lẫn nhau để phục vụ và quản lý khách du lịch.
* Tổng số cán bộ công nhân viên ban du lịch là 13 người.
Tài nguyên du lịch của Vườn là rất lớn nói cách khác thì Vườn có thể khai thác cho hoạt động du lịch, ở rất nhiều khía cạnh với quần thể cảnh quan di tích lịch sử và thắng cảnh như:
- Các di tích lịch sử
+ Di tích nhà Mạc trên đỉnh núi thung lũng Nham ở nóc động Puông có chiếm luỹ đá và giếng nước.
+ Di tích nhà Lê và Tây Sơn: Tại chiến luỹ nhà Mạc.
+ Di tích cách mạng: động Nả Phoòng là nơi đài phát thanh tiếng nói Việt Nam trong 9 năm kháng chiến chống Pháp.
+ Đền, miếu, bia ở đảo Pò Giả Mải và đả An Mã
- Thắng cảnh.
+ Hồ rộng gần 500 ha, có nhiều sông, suối, có hang hốc, vách hồ nhiều chỗ dựng đứng với các loài cây vươn ra mặt nước như Si, Nghiến và có loại Trúc dây, loại thực vật đặc hữu thả mình mềm mại ven hồ. Nước hồ chảy chậm và trong, thuyền đi đến được tất cả các thắng cảnh quan trọng, trên hồ có nhiều đảo đá, có kỳ đà và nhiều loại chim khỉ xuống uống nước hồ.
+ Động Puông là một hang của núi lũy Nham có sông năng chảy chui qua động dài 300m độ cao từ 25-40m thành 1 vòm hùng vĩ.Trong động còn cố hàng phụ và thạch nhĩ trông rất đẹp có nhiều loài Dơi sống ở đây.
+ Thác đầu Đẳng: Nằm gần tận cùng phía Tây Bắc, gần bản Tà Kèn,thác có 3 tầng chảy dữ dội, mỗi tầng cao 7-8m, núi hai bên dốc đứng.
Hiện nay tại vườn Quốc gia Ba Bể có các hoạt động du lịch và du lịch sinh thái bước đầu đi vào khai thác các điểm du lịch rất hấp dẫn và phong phú như:
- Đi thuyền trên sông Năm đến động Puông, thác Đầu Đẳng, hồ Ba Bể ngồi trên thuyền có thể ngắm núi rừng và các cảnh vật thiên nhiên quanh hồ.
- Đi thuyền máy trên sông hoặc du khách có thể đi thuyền độc mộc mang đậm bản sắc dân tộc.
- Đi thuyền gắn máy kết hợp đi bộ đến bản Cám Bân để tìm hiểu phong tục tập quán của dân tộc ít người.
- Đi bộ xuyên rừng để nghe chim hót thú kêu và thưởng thức cảnh bao la tĩnh mịch của núi rừng .
- Ngủ qua đêm ở bản Pác Ngòi, đốt lửa giao lưu văn hoá với dân tộc Tày để tìm hiều những nét độc đáo của văn hoá bản địa Ba Bể.
* Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
Trong giai đoạn 1995 - 1999 cùng với sự gia tăng về số lượng khách du lịch, số lượng buồng phục vụ khách quốc tế và nội địa cũng tăng dần.
Năm 1995 số phòng quốc tế chiếm 66,7%, nội địa 33,3%. Đến năm 1999 số phòng quốc tế chiếm 80% và 20% là nội địa cụ thể các năm như sau:
Năm
Phòng
1995
1996
1997
1998
1999
Quốc tế
10
15
21
23
24
Nội địa
5
5
4
4
6
Tổng
15
20
25
27
30
Giá phòng nghỉ trung bình là 150.000 - 200.000đ/đêm đối với khách quốc tế và từ 80-150.000 đối với khách nội địa, công suất sử dụng phòng chỉ đạt 35-40%.
Ngoài cơ sở lưu trú vườn còn có các dịch vụ ăn uống, hướng dẫn tham quan, xuồng gắn máy, thuyền độc mộc. Nhìn chung cơ sở lưu trú nhà hàng và các dịch vụ của vườn Quốc gia chưa đáp ứng được nhu cầu của khách.
* Số lượng khách tham quan Ba Bể vẫn không ngừng tăng lên trong những năm qua thể hiện qua cơ câú khách du lịch đến vườn Quốc gia giai đoạn 1995 - 2000.
Năm
Khách
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Quốc tế
370
800
1.500
1.800
2.600
4.300
Nội địa
1.830
2.571
7.000
10.200
1.600
28.000
Tổng
2.200
3.371
8.500
12.000
18.600
320.800
Hiện nay vườn Quốc gia Ba Bể đang tiến hành làm 1 con đường mòn dài 75km quanh hồ để phục vụ du khách đi bộ quanh hồ và dự án Parc do UNDP tài trợ đã đi vào thực hiện bước đầu cho thấy có hiệu quả.
3. Những hấp dẫn của du lịch sinh thái trong các tuyến du lịch tại vườn Quốc gia Ba Bể.
Tiềm năng của vườn là rất lớn bên cạnh đó sự đặc sắc, phong phú của văn hoá bản địa và lịch sử đã để lại cho các địa danh như đảo Bà Goá, đảo An Mã, Động Puông, giếng nước nhà Mạc trên núi đá Lũng Nham. Sự đa dạng của văn hoá bản địa còn thể hiện qua các câu hát then, hát lượm của các cô gái và chàng trai dân tộc Tày, sự đa dạng sắc màu của chợ Rã, sự mạnh mẽ của thác Đầu Đẳng đã làm cho các tuyến du lịch nơi đây trở nên hấp dẫn vô cùng . Có thể nói sự đa dạng cả về các loài cây, con và cảnh quan thiên nhiên, sự tĩnh mịch của núi rừng, sự độc đáo khi du khách đi thuyền độc mộc qua hồ ngắm cảnh thiên niên nơi đây. Sự hội tụ của các loài sinh vật nước ngọt và các loài thú rừng đã làm cho nơi đây trở thành điểm du lịch sinh thái lý tưởng của cả du khách và các nhà khoa học.
4. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái tại Ba Bể.
Đến hồ Ba Bể du khách sẽ được đi thuyền độc mộc hoặc xuồng máy đây chính là những hoạt động cụ thể đầu tiên mà du khách thấy sự tham gia của người dân địa phương.
- Nhờ có sự tuyên truyền giáo dục mà đến nay dân ở một số bản làng như Pác Ngòi và Bản Cám làng Nặm Giài , làng Khau. Những bản làng này tham gia bằng các hoạt động như phục vụ các bữa ăn trong tuyến của du khách và du khách có thể trở lại ở các nhà sàn trong bản và giao lưu văn hoá văn nghệ với người dân địa phương.
Tuy đã có sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái nhưng những hoạt động này vẫn là chưa đáng kể so với tiềm năng thực tế. Nhưng bước đầu cũng đã làm cho người dân ý thức được lợi ích từ các hoạt động này.
5. Những hạn chế và tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tại Ba Bể.
a. Hạn chế tiềm năng du lịch của vườn là rất lớn. Tuy vậy chúng ta có thể thấy những hạn chế về cơ sở vật chất và phương thức tổ chức, về sự tham gia của người dân, những ảnh hưởng không tốt tới môi trường, sinh thái, sự khai thác thiếu hiệu quả của vườn cụ thể như:
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu chưa đáp ứng được yêu cầu về du lịch.
- Khả năng khai thác các phương tiện sẵn có cũng chỉ đạt khoảng 40% công suất.
- Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và du lịch viên, hướng dẫn khách, phục vụ chưa được tập huấn chính qui nên chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác du lịch.
- Chưa có khu vui chơi giải trí.
- Chưa có các công trình bán hàng thủ công mỹ nghệ và tranh ảnh, quà lưu niệm, giới thiệu các mặt hàng truyền thống của người dân địa phương.
- Hệ thống thông tin về Vườn chưa đầy đủ và thống nhất.
Đặc biệt là những ảnh hưởng xấu tới môi trường quá nhiều:
+ Do xăng dầu của các xuồng máy trên hồ.
+ Chưa có các thùng rác phục vụ du khách kể cả ở văn phòng vườn, trên các tuyến du lịch và trên các thuyền xuồng. Chính vì vậy, việc vứt rát thải của du khách xuống hồ và trên các tuyến, không có biện pháp thu gom gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
+ Các động cơ xuồng máy ngày càng nhiều làm cho các loài muông thú không giám đến gần hồ hoặc xuống hồ và sự sả thải bởi các động cơ này cũng rất lớn ảnh hưởng tới các loài sinh vật dưới lòng hồ.
+ Sự ảnh hưởng tới muông thú bởi con đường mòn đang làm cũng là rất đáng kể nếu xét về mặt sinh học.
- Sự đầu tư cho vườn là chưa lớn. Tổng mức đầu tư từ năm 1993 đến năm 2000 là 11,5 tỷ đồng.
- Sự khai thác lâm sản, phá rừng làm nương rẫy của bà con các dân tộc H'Mông, Dao còn nhiều.
- Sự tham gia vào hoạt động du lịch của người dân địa phương còn rất hạn chế.
- ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường của người dân cũng chưa cao.
Chính những điều này đã làm cho khả năng khai thác nguồn tài nguyên du lịch của vườn kém hiệu quả.
6. Những giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái tại Ba Bể.
Để cho vườn quốc gia Ba Bể phát triển được về du lịch mà đặc biệt là du lịch sinh thái thì yêu cầu trước tiên và trước mắt phải thực hiện là:
- Có định hướng phát triển du lịch tại vườn Quốc gia Ba Bể là du lịch sinh thái phục vụ cho công tác bảo tồn, hai vấn đề này phải liên kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau.
- Cần xác lập được mô hình quản lý kinh doanh với bảo tồn có hiệu quả nhất, gắn bó hữu cơ thống nhất giữa cơ quan quản lý Nhà nước với du lịch tại địa phương.
Để thực hiện tốt các mục tiêu trên thì các giải pháp cụ thể để thu hút khách du lịch là:
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch: nhà nghỉ, nhà sàn, chòi, các công trình vui chơi giải trí.
- Đầu tư mới các công trình bán hàng thủ công mỹ nghệ, bán tranh ảnh, quà lưu niệm, giới thiệu các mặt hàng truyền thống tại văn phòng vườn, tại các làng bản.
- Trang bị các phương tiện du lịch như: xuồng máy, thuyền độc mộc, hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Tiếp tục hoàn thiện, mở thêm các điểm tuyến du lịch mới có sức hấp dẫn du khách.
- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục sinh thái, giáo dục ý thức bảo tồn thông qua các bảng, biểu nội qui, áp phích, phim ảnh để nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng.
- Xây dựng các bản làng Pác Ngòi, Bản Cám, làng Nặm Giài, làng Khau… thành những làng sinh thái để nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
- Lắp đặt hệ thống thùng rác tại các điểm trên các tuyến du lịch kể cả trên thuyền xuồng để tránh làm tổn haị tới môi trường.
- Di dời ngay 25 hộ dân người H'Mông sống tại vùng cao xã Nam Mẫu ra khỏi phạm vi vườn Quốc gia.
- Hướng dẫn người dân vào hoạt động du lịch để khơi lại các nền văn hoá riêng của các dân tộc ít người phục vụ du lịch.
- Trồng lại những diện tích rừng đã đang bị đốt làm nương rẫy, qui hoạch đất đai cho người dân khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
Từ số liệu khách du lịch thống kê được từ năm 1995 đến 2000 lập hàm dự báo có thể tính được lượng khách trong một vài năm tới như sau:
Yn+L = Yn + Dy.L
n: năm cuối của dãy số
L: số năm dự báo tiếp theo
Dy: số người tăng thêm bình quân hàng năm.
Yn : số người của năm cuối dãy số.
à Số khách du lịch quốc tế sẽ đến Ba Bể năm 2002 theo dự báo là:
Y2000+2 = 4.300 + 655 . 2 = 5.610 người.
- Số khách nội địa năm 2002 là:
Y' 2000+2 = 28.000 + 4.361 .2 = 36.722 người
Như vậy trong 6 năm từ 1995 - 2000 trung bình lượng khách quốc tế tăng 655 người/năm và trong nước tăng 4.361 người/năm. Nhưng thực tế các năm gần đây lượng khách tăng lên rất lớn có khi gần gấp đôi năm trước.
Từ đó ban du lịch vườn có thể dự tính cho các kế hoạch tiếp đón khách. Trong các năm tiếp sau và vạch ra các kế hoạch xây dựng phòng, buồng tăng cường thêm cho những người dân tham gia hoạt động du lịch để tạo nguồn thu cho người dân địa phương nâng cao đời sống. Ban quản lý vườn có kế hoạch phân bổ đầu tư và tái đầu tư cho công tác bảo tồn là nhiệm vụ số một của vườn.
- Thống nhất thông tin về các truyền thuyết của người dân gắn liền với sự tích hình thành hồ và các đảo Bà Goá, An Mã.
- Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên của ban du lịch và của Vườn.
- Quảng cáo, giới thiệu về hồ qua các phương tiện thông tin đại chúng, các tranh ảnh kỷ niệm qua bán hàng lưu niệm ngay tại vườn và các tuyến du lịch.
- Kêu gọi đầu tư từ các tổ chức quốc tế và trong nước.
- Thúc đẩy dự án Parc với mục đích: nâng cao năng lực quản lý cho vườn Quốc gia Ba Bể và khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, giảm sức ép vào đa dạng sinh học bằng cách nâng cao đời sống cộng đồng địa phương ở trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng đệm với các hợp phần công tác cụ thể trong dự án để dự án mang lại hiệu quả cao, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường trong lành.
- Thống nhất mô hình quản lý từ Trung ương tới địa phương.
IV- Kết luận
Từ hiện trạng tiềm năng, những hạn chế, những hấp dẫn du lịch sinh thái trong các tuyến du lịch, sự tham gia của người dân địa phương và những tác động của hoạt động du lịch tới môi trường và những giải pháp cụ thể như trên. Bản thân là một người học chuyên ngành Kinh tế quản lý môi trường, mong muốn được góp một phần nhỏ vào công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học một mảng của khoa học môi trường, rất mong muốn các tổ chức và cá nhân quan tâm đến vấn đề này sẽ đầu tư dưới mọi hình thức giúp vườn Quốc gia Ba Bể hoạt động có hiệu quả cao nhất.
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2001.
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35183.doc