Khu dự trữ sinh quyển Cần giờ còn gọi là rừng Sác là một quần thể gồm cấc loài động, thực vật rừng trên cạn và thủy sinh được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của câc sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây.
Trước chiến tranh Cần Giờ thuộc tỉnh Đòng Nai, và nơi đây đã là khu rừng ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú. Rừng ngập mặn Cần Giờ được che phủ dày trên diện tích hơn 40000 ha. Các loài cây rừng chịu mặn, chịu lợ có chiều cao trung bình trên 20m, đường kính 25-40cm là nguồn cung cấp chất đốt và gỗ gia dụng cho thành phố Sài Gòn xưa kia, Các loại chim, thú rừng quý hiếm, các loại cua biển, tôm cá, nghêu sò nước lợ khá dồi dào, cung ứng hầu hết cho các tỉnh miền Đong Nam Bộ. Trong các thời kỳ chiến tranh chống Pháp, Mỹ, rừng Sác nằm trên con đường giao thông huyết mạch, là cửa ngõ đuongef thủy yếu hầu của Sài Gòn. Nhân dân và bộ đội đặc công rừng Sác anh hung là nỗi kinh hoàng của bọn xâm lược. Từ đó chúng cho rằng: Còn rừng Sác thì Sài Gòn không ổn định. Cho nên với phương châm chiến tranh hiện đại, Mỹ quyết tâm lột da rừng Sác. Từ năm 1964 đến 1970, Mỹ đã rải liên tục xuông khu rừng này 1017515 galons chất khai hoang trong đó có 62,2% là hợp chất màu da cam. Mất rừng đất trở nên cằn cỗi, sông rạch bị xói mòn nghiêm trọng, nhiều vùng đất đã trở thành sa mạc mặn. Sau ngày đất nước giải phóng, cấc nhà sinh thái học người Mỹ như Pleifer, Wasting sau khi xem tận mắt khu rừng Sác, đã phát biểu: Phải cần khoảng 100 năm để khôi phục hệ sinh thái Cần Giờ. Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1979, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí minh phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm Trường Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ, thuộc ty Lâm nghiệp) với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn. Sau 20 năm với biết bao công sức và tiền bạc, rừng ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục. Hiện nay, diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn ha, trong đó có gần 20 nghìn ha rừng trồng, hơn 11 nghìn ha được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác.
66 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5742 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI
Tài nguyên du lịch sinh thái được phân thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn có quan hệ mật thiết với các nhân tố con người và xã hội. Nói đến tài nguyên du lịch sinh thái, ta không thể không kể đến tài nguyên thiên nhiên; tuy nhiên, có sự gắn kết yếu tố du lịch vào trong tài nguyên nên được gọi là tài nguyên du lịch hay tài nguyên du lịch sinh thái. Như vậy :
“ Tài nguyên du lịch sinh thái là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến hoặc các khu Du lịch sinh thái; bao gồm : các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thõa mãn chu cầu về du lịch sinh thái”.
Lấy thiên nhiên và văn hóa bản địa làm cơ sở để phát triển, tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận cấu thành trong tài nguyên du lịch, bao gồm : các giá trị của tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó. Tuy vậy, không phải bất cứ mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được xem là tài nguyên du lịch sinh thái, mà chỉ có các thành phần và các tổng thể tự nhiên, các giá trị văn hóa gắn với một hệ sinh thái cụ thể có thể được khai thác, được sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng mới được xem là tài nguyên du lịch sinh thái.
Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm: tài nguyên đã và đang khai thác và tài nguyên mà triển vọng là sẽ khai thác. Khả năng khai thác tài nguyên du lịch sinh thái phụ thuộc vào:
Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng của tài nguyên.
Mức độ yêu cầu để phát triển sản phẩm DLST nhằm thõa mãn nhu cầu ngày càng cao và càng đa dạng của du khách.
(2). Du lịch sinh thái, Lê Huy Bá, 2006, Tr 105
Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng của tài nguyên du lịch sinh thái.
Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên du lịch sinh thái.
Nói chung tài nguyên du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú. Một số loại tài nguyên du lịch sinh thái chính thường được khai thác và phục vụ nhu cầu của khách du lịch sinh thái bao gồm:
Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm ( các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dự trữ sinh quyển…)
Các hệ sinh thái nông nghiệp ( vườn cây ăn trái, làng hoa…)
Các giá trị văn hóa bản địa có sự hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên như: các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống dân tộc…
1.2.3. DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều dự án về du lịch sinh thái, dưới đây chúng tôi xinh đưa ra một số dự án điển hình:
“Khu dự trữ Khỉ đột ở Rừng Không thể băng qua Bwindi” ở Uganda. Đây là nơi có chứa khoảng một nữa (300) của số khỉ đột
miền núi còn lại, khu dự trữ này trích ra 60% thu nhập ròng của mình cho phát triển cộng đồng mà tương hợp với việc bảo tồn. Du lịch thưởng ngoạn này kiếm được vào khoảng 400000 USD/năm, làm cho khu Bwindi trở thành khu kiếm được doanh thu cao nhất trong các khu công viên của Uganda. (Honey-80).
“Khu bảo tồn Annapuma” ở Nepal. Khởi đầu vào năm 1985 để chống chọi với các tác động về môi trường của những người tiên hành các cuộc hành trình bằng xe bò và để tăng thu nhập của địa phương từ du lịch sinh thái. Dự án này tạo ra hơn 500.000 USD/năm cho các nỗ lực bảo tồn ở địa phương.
“Công viên Quốc gia” ở Nam Phi là một trong những công viên nhạy cảm đối với cộng đồng và đổi mới nhất ở Nam Phi, Pilanesberg đã thiết lập những dự án chia phần thu nhập thật sáng tạo với cộng đồng địa phương. Một chương trình sinh lợi nhiều cho phép những người chơi thể thao săn bắn những con tê giác trắng có nguy cơ tuyệt chủng bằng các khẩu súng bắn phi tiêu tẩm thuốc ngủ và sau đó, họ được chụp ảnh bên cạnh những chiến lợi phẩm của họ.
(3). Weaver, David B (1998). Du lịch sinh thái trên Thế giới các nước kém phát triển, New York : CAB International, trang 21
Có thể nói, du lịch sinh thái là một loại hình du lịch khá phát triển trên thế giới. Du lịch sinh thái có nhiều ở các nước phát triển và cả ở những nước đang phát triển, kém phát triển. Nó thu hút được khá đông du khách và họ rất thích thú với loại hình du lịch này. Ngoài ra, du lịch sinh thái còn mang lại lợi nhuận khá cao cho các Quốc gia này.
1.2.4. DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM
1.2.4.1. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM
Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh như : Vịnh Hạ Long – di sản của thế giới, Cần Giờ - khu dự trữ sinh quyển thế giới, một số vườn Quốc gia có hệ sinh thái đa dạng nuôi dưỡng nhiều loại động, thực vật quý hiếm với không gian thoáng đãng rừng xanh ngút ngàn, biển cả êm đềm…Bên cạnh thiên nhiên hấp dẫn còn có những nét tín ngưỡng đặc sắc, những di tích khảo cổ, di sản văn hóa lịch sử,…khêu gợi tính tò mò, ham hiểu biết của con người. Tất cả tạo nên một nước Việt Nam xinh đẹp, rất gần gũi nhưng tinh khôi, rất độc đáo lại hiền hòa, duyên dáng…là điểm du lịch sinh thái đầy háp dẫn, quyến rũ du khách trong và ngoài nước. Nhưng mỗi nơi mỗi vẻ, thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái, du khách có thể đến tham quan, nghiên cứu, hội họp, giải trí…
(4). Du lịch sinh thái, Lê Huy Bá, 2006, Tr 185, 186, 187
Một số loại hình du lịch sinh thái phổ biến ở Việt Nam như :
Du lịch dã ngoại, tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, tỉnh dưỡng
Loại hình du lịch này phục vụ khách du lịch thuần túy chỉ đơn giản là tìm về với thiên nhiên có không khí trong lành, tươi mát, để được hòa mình với thiên nhiên hoang dã, rừng xanh, suối mát, bãi biển mênh mông…Loại hình du lịch này có thể thu hút mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội trong và ngoài nước; và là địa điểm thường đến là những khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vui chơi giải trí…có cảnh quan thơ mộng, có nhiều biệt thự để nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng.
Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu theo chuyên đề sinh thái, lịch sử, khảo cổ, văn hóa
Loại du lịch này dành cho các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, sinh viên, học sinh yêu thích tiềm hiểu về thiên nhiên, các cán bộ nghiên cứu các đề tài khoa học, các vấn đề liên quan đến lịch sử, văn hóa, sinh thái, đời sống của các loài động – thực vật…của vùng đất rừng ngập mặn, vùng sinh quyển…Du khách tham gia loại hình du lịch này, thường đến các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh thái đặc biệt : có loài động, thực vật quý hiếm hay các khu di tích lịch sử, các khu di sản văn hóa thế giới,…( Nam Cát Tiên, Cát Bà, Bạch Mã, địa đạo Củ Chi, Phú Quốc…)
Du lịch hội nghị, hội thảo
Một số khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh học đa dạng, đặc biệt có : các loài thú quý hiếm có nguy cơ bị tiệt chủng, một số di sản văn hóa, lịch sử thế giới thu hút các nhà đầu tư thế giới hoặc các nhà nghiên cứu sinh thái, thực vật, động vật,…đến để bàn luận về các vấn đề mà cả thế giới đang quan tâm và giúp đỡ Việt Nam trong quy hoạch, bảo vệ những di sản thế giới ( Vịnh Hạ Long, Cần Giờ, Phú Quốc…)
Du lịch về thăm chiến trường xưa
Loại hình du lịch này dành cho những du khách là những chiến sĩ trong và ngoài nước đã từng sống, chiến đấu ở những vùng rừng núi, hải đảo trong chiến tranh. Sau thời gian chuyển công tác hoặc đi kinh tế ở nơi khác muốn trở về nơi xưa để ôn lại kỷ niệm một thời. Hoặc du khách ngưỡng mộ cuộc chiến đấu của dân tộc, hay học sinh, sinh viên đến đây để nghe thuyết minh viên địa phương kể về những cuộc chiến đấu và các chiến công hiển hách của nhân dân ta. Du khách thường đến những khu bảo tồn thiên nhiên có căn cứ cách mạng hay các khu di tích lịch sử ( Phú Quốc, Bạch Mã, Nam Cát Tiên…).
Du lịch sinh thái rạn san hô
Du lịch tham quan các hệ sinh thái san hô là một hình thức du lịch khá mới mẻ, có tính hấp dẫn cao và thu được nhiều lợi nhuận. việc tận dụng các rạn sinh thái san hô cho phát triển DLST là hình thức bảo tồn không chỉ cho các tảng đá san hô mà còn cho cả những sinh vật biển sống nhờ các bãi đá này. Hệ sinh thái san hô là hệ sinh thái phong phú nhất trên trái đất, nó được ví như những khu rừng nhiệt đới về sự đa dạng và mức đô sinh sản.
Nhưng trong những năm gần đây, do sự nóng lên của toàn cầu, sự ô nhiễm môi trường từ các hoạt động ven biển và sự khai thác quá mức của con người đã làm suy thái và biến mất nhiều rạn san hô có tầm qua trọng và với quy mô không nhỏ. Hiện nay, ở Việt Nam có thể khẳng định một số khu vực có điều kiện phát triển du lịch sinh thái rạn san hô là:
Đảo Cát Bà (Hải Phòng)
Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu)
Vùng vịnh Văn Phong – Đại Lãnh (Khánh Hòa)
Các quần đảo miền Trung
Đảo Phú Quốc.
1.2.4.2. HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM
*Thuận lợi:
Nhu cầu trở về thiên nhiên ngày càng trở nên bức bách. Do đó du lịch sinh thái đã trở thành ngành “ công nghiệp không khói ” đang được Nhà nước quan tâm đầu tư, vừa để phát triển du lịch, vừa để bảo vệ hệ sinh thái và phát triển bền vững. Vì nước Việt Nam ta có vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi như : có rừng, có núi, sông suối dồi dào và những biển đẹp, với hệ sinh thái đa dạng, phong phú, đặc trưng tập trung các loài động vật, thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ thế giới hoặc di sản thế giới. Ngoài ra còn có các tài nguyên du lịch văn hóa như : đình chùa, di tich lịch sử, di tích khảo cổ, lễ hội…
Trong năm 2002, du lịch tăng 11-12% lượng khách quốc tế, đã chứng tỏ tiềm năng kinh tế về ngành du lịch là rất lớn, trong đó du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên đều tăng nhiều như : Phú Quốc có hơn 25.000 du khách đến từ Thái Lan…
Nhà nước tiếp tục nâng cấp các khu bảo tồn thiên nhiên thành Vườn Quốc gia dể tạo điều kiện cho sự phát triển của du lịch sinh thái.
*Khó khăn :
Tại các khu bảo tồn thiên nhiên công việc xây dựng các khu vực theo từng chức năng chưa được rõ ràng, chi tiết, cụ thể.
Việc xây dựng cơ sở vật chất như : đường sá, nhà nghỉ…chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Thiếu nguồn nhân sự về chuyên môn, quản lý và ngay cả những người làm bảo vệ.
Thiếu nguồn vốn đầu tư trong nước, cũng như nước ngoài cho việc quy hoạch các dự án du lịch và công tác xây dựng hệ sinh thái rừng ở các khu du lịch sinh thái.
Chưa có luật về du lịch sinh thái.
Đầu tư vào phát triển cho việc bảo tồn và chăm sóc các khu du lịch sinh thái chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao.
Thiếu sự tư vấn của ngành để kêu gọi đầu tư phát triển, nghiên cứu khoa học và tổ chức khoa học trong và ngoài nước để phục vụ cho việc bảo tồn, phát triển các hệ sinh thái rừng cũng như hoạt động du lịch sinh thái.
Thu nhập của cán bộ, nhân viên phục vụ du lịch, nhân viên bảo vệ và chăm sóc rừng còn thấp.
Người dân có trình độ dân trí thấp, lại nghèo nàn, lạc hậu, cũng gặp khó khăn cho việc bảo vệ rừng và phát triển du lịch sinh thái.
Lực lượng kiểm lâm còn ít so với diện tích rừng quá lớn ở các skhu du lịch sinh thái hiện nay.
Quy hoạch và phát triển du lịch mà không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên hiện chưa được quan tâm đến tác hại sau này.
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CẦN GIỜ
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm án ngữ ở vùng biển phía Đông Nam thành phố và cách trung tâm thành phố khoảng 50km.
Bán đảo Cần Giờ là phần duyên hải cực Nam, với bờ biển dài 13km từ mũi Cần Giờ đến mũi Đồng Tranh. Diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ là 71.642 ha (chiếm trên 30% diện tích của toàn thành phố), trong đó trên 31% là diện tích mặt nước; 46,4% (tương đương 33129 ha) là đất rừng và rừng. Theo thống kê của huyện năm 1999, dân số Cần Giờ là 58819 người, gồm 28645 nam và 29912 nữ thuộc 11842 hộ; trong đó 31363 người trong độ tuổi lao động, lao động đang làm việc 24500 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là 1,23%. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 82 người/km2.
Cần giờ là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, về lâm nghiệp, về nông nghiệp, và đặc biệt là về du lịch sinh thái. Cần Giờ hội đủ các yếu tố cần cho phát triển du lịch sinh thái như: rừng, biển, thủy hải sản, giao thông thủy, cảnh quan thiên nhiên, truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa lễ hội dân gian. Là huyện duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh có rừng ngập mặn gắn với mạng lưới sông rạch quanh co uốn khúc. Hơn nữa, Cần Giờ còn có khu di tích lịch sử cách mạng rừng Sác, khu du lịch Lăng Cá Ông, bãi biển 30/4, khu nhà vườn cây trái và nuôi trồng thủy hải sản; khu Lâm Viên Cần Giờ với nhiều khả năng thu hút khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài.
Như vậy, ở Cần Giờ hai yếu tố rừng và biển là hai yếu tố quan trọng quyết định, thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội của huyện Cần Giờ nói chung. Trong những năm gần đây, chính nhờ lợi thế phát triển du lịch mà Cần Giờ được đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng, trong đó các tuyến đường giao thong được ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, tuyến đường rừng Sác là tuyến đường chính, xuyên suốt từ phà Bình Khánh đến mũi Cần Giờ đã được nâng cấp đạt chất lượng cao.
2.2. TIỀM NĂNG RỪNG NGẬP MẶN
Nói đến du lịch Cần Giờ, yếu tố đầu tiên thu hút khách du lịch là cảnh quan tuyệt vời của khu rừng ngập mặn Cần Giờ. Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh,cá và động vật có xương sống khác. Động vật ở đây cũng đa dạng không kém thực vật. Khu hệ động vật thủy sinh không xương sống trên 700 loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: Tắc kè ( geko gecko), kỳ đà nước ( varanus salvator)…Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cánh khác nhau. Đây là một khu rừng mà theo các chuyên gia nước ngoài là được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam và toàn thế giới. Rừng ngập mặn Cần Giờ là địa điểm lý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
2.3. TIỀM NĂNG BIỂN
Cần Giờ có bờ biển dài 13km từ mũi Cần Giờ đến mũi Đồng Tranh. Mũi Cần Giờ cách mũi Nghinh Phong Vũng Tàu 10km đường biển băng qua vịnh Ghềnh Rái. Từ bờ biển nhìn ra là một bãi triều rộng hàng cây số khi triều thấp với khoảng cách từ bờ trên 4km ở phía mũi Cần Giờ và trên 1km ở phía mũi Đồng Tranh. Nhìn chung, toàn bãi Cần Giò là một bãi bồi rộng trên 100km2. Cũng cần phải nói thêm rằng, bãi Cần Giờ là đoạn bờ biển phía Đông cuối cùng của dải bờ biển Việt Nam ( tính từ Bắc vào Nam) có khả năng cải tạo phục vụ du lịch , tắm biển. Đi xa hơn xuống phía Nam, bờ biển bị sình lầy khống chế và ít có giá trị phục vụ du lịch- nghỉ ngơi giải trí.
Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, trong những năm qua, huyện Cần Giờ đã đẩy nhanh tốc độ phát triển một số lĩnh vực kinh tế then chốt như: nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, sản xuất muối, thu hút du lịch, nông nghiệp và một số dịch vụ nhằm đưa dân chúng thoát ra khỏi sự nghèo đói và từng bước đuổi kịp các quận huyện khác của thành phố.
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
3.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Khu dự trữ sinh quyển Cần giờ còn gọi là rừng Sác là một quần thể gồm cấc loài động, thực vật rừng trên cạn và thủy sinh được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của câc sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây.
Trước chiến tranh Cần Giờ thuộc tỉnh Đòng Nai, và nơi đây đã là khu rừng ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú. Rừng ngập mặn Cần Giờ được che phủ dày trên diện tích hơn 40000 ha. Các loài cây rừng chịu mặn, chịu lợ có chiều cao trung bình trên 20m, đường kính 25-40cm là nguồn cung cấp chất đốt và gỗ gia dụng cho thành phố Sài Gòn xưa kia, Các loại chim, thú rừng quý hiếm, các loại cua biển, tôm cá, nghêu sò nước lợ khá dồi dào, cung ứng hầu hết cho các tỉnh miền Đong Nam Bộ. Trong các thời kỳ chiến tranh chống Pháp, Mỹ, rừng Sác nằm trên con đường giao thông huyết mạch, là cửa ngõ đuongef thủy yếu hầu của Sài Gòn. Nhân dân và bộ đội đặc công rừng Sác anh hung là nỗi kinh hoàng của bọn xâm lược. Từ đó chúng cho rằng: Còn rừng Sác thì Sài Gòn không ổn định. Cho nên với phương châm chiến tranh hiện đại, Mỹ quyết tâm lột da rừng Sác. Từ năm 1964 đến 1970, Mỹ đã rải liên tục xuông khu rừng này 1017515 galons chất khai hoang trong đó có 62,2% là hợp chất màu da cam. Mất rừng đất trở nên cằn cỗi, sông rạch bị xói mòn nghiêm trọng, nhiều vùng đất đã trở thành sa mạc mặn. Sau ngày đất nước giải phóng, cấc nhà sinh thái học người Mỹ như Pleifer, Wasting sau khi xem tận mắt khu rừng Sác, đã phát biểu: Phải cần khoảng 100 năm để khôi phục hệ sinh thái Cần Giờ. Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1979, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí minh phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm Trường Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ, thuộc ty Lâm nghiệp) với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn. Sau 20 năm với biết bao công sức và tiền bạc, rừng ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục. Hiện nay, diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn ha, trong đó có gần 20 nghìn ha rừng trồng, hơn 11 nghìn ha được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác.
Ngày 21/01/2000, khu rừng này đã được chương trình Con Người và Sinh Quyển_ MAB của UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam, nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Các nhà khoa học trên thế giới đã đến thăm và không khỏi thán phục : Rừng ngập mặn Cần Giờ là khu rừng trồng được chăm sóc tốt nhất trên thế giới. nó không chỉ là tài sản của nhân dân Việt Nam mà đã trở thành tài sản của nhân loại trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
3.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm gọn trong huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Khu dự trự sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn, nằm ở cửa ngỏ Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
Tọa độ:
Vĩ độ Bắc: 10022’B – 10040’B
Vĩ độ Đông: 106046’B – 107001’Đ
Giới hạn bởi các đoạn song, rạch, tắc: Sông Soài Rạp – sông Vàm Sát – rạch Đôn – tắc An Nghĩa – sông Lòng Tàu – tắc Rổi – sông Đồng Tranh – tắc Nước Hội – sông Thị Vải – sông Gò Gia – sông Cái Mép và Biển Đông.
Từ Bắc xuống Nam dài 28km; từ Đông sang tây dài 30km.
Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km, khu dự trữ sinh quyển cần Giờ giáp tỉnh Tiền Giang và Long An ở phía Tây; và giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ở phía Đông.
Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75740 ha, trong đó vùng lõi 4721 ha, vùng đệm 41319 ha, và vùng chuyển tiếp 29880 ha.
3.2.2. ĐỊA HÌNH
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trên vùng đất có địa hình không bằng phẳng, không theo quy luật từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài, có dạng là vùng trũng cao độ 0,0 – 1,5m, hướng nghiêng từ ba mặt Đông – Nam – Tây tạo thành lòng chảo ở trung tâm và lệch về hướng Đông Bắc, trừ núi Giồng Chùa cao 10,1m. Có thể chia thành 5 dạng địa hình theo bảng sau:
Số thứ tự
Dạng địa hình
Cao độ (m)
1
Ngập hai lần trong ngày
0,0 – 0,2
2
Ngập một lần trong ngày
0,2 – 0,5
3
Ngập theo chu kỳ tháng
0,5 – 1
4
Ngập theo chu kỳ năm
1,0 – 1,5
5
Ngập theo chu kỳ nhiều năm
> 1,5
Bảng 1: Các dạng địa hình trong vùng ngập mặn Cần Giờ.
Do lực tương tác sông – biển vùng rừng ngập mặn Cần Giờ có thể thấy rõ nét:
Trên tuyến sông Soài Rạp hiện tượng bồi đắp các cửa sông và lòng lạch làm cho cạn dần ở khu vực Lâm Viên Cần Giờ (xã Long Hòa), rừng ngập mặn có xu hướng thu hẹp theo hướng Tây – Đông .
Trên tuyến sông Lòng Tàu _ Gò Gia – Thị Vải hiện tượng xói lở ở khu vực Cù Lao Phú Lợi, mũi Cần Giờ, mũi Đông Hòa vẫn tiếp tục và có xu thế mạnh hơn sông nên rừng ngập mặn có xu hướng bền và mở rộng về hướng Tây – Bắc.
3.2.3. THỔ NHƯỠNG
Rừng ngập mặn Cần Giờ phát triển trên một đầm mặn mới do phù sa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai mang đến và lắng đọng tạo thành nền đất. Đất ở Cần Giờ được cấu tạo bởi các quá trình trầm tích sét, quá trình phèn hóa và quá trình nhiễm mặn.
Có 5 loại đất cơ bản:
Đất mặn
Đất mặn phèn ít
Đất mặn phèn nhiều
Đất cát mịn có pha rất ít bùn ven biển
Đất phèn tiềm tàng
Trong đó, loại đất mặn phèn tiềm tàng chiếm trên diện tích lớn nhất với các yếu tố hạn chế: lớp đất sâu chưa ổn định, đất chứa nhiều muối (Nacl), ở lớp đất sâu chứa một lượng đáng kể Lưu Huỳnh ở dạng khử.
3.2.4. KHÍ HẬU-THỦY VĂN
Khí hậu rừng ngập mặn Càn Giờ mang đặc tính nóng ẩm và chịu chi phối của qui luật gió mùa cận xích đạo, với 2 mùa mưa nắng rõ rệt.
3.2.4.1. LƯỢNG MƯA
Thấp nhất Thành phố Hồ Chí Minh, với lượng mưa trung bình từ 1300 – 1400 mm/năm, có xu hướng giảm dần từ bắc xuống Nam: Cần Giờ 1557mm/năm; Tam Thôn Hiệp 1504mm/năm; và ở Mũi Nhà Bè 1744mm/năm. Số ngày mưa không quá 160 ngày/ năm. Mùa mưa thường bất đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 hằng năm, tập trung vào tháng 6 và tháng 9.
3.2.4.2. CHẾ ĐỘ NHIỆT-BỨC XẠ
Biên độ nhiệt trong ngày từ 5 – 70c; biên độ nhiệt trung bình 25,80c; nhiệt độ thấp tuyệt đối là 18,80c; nhiệt độ cao tuyệt đối 350c.
Lượng bức xạ trung bình ngày không chênh lệch nhiều, luôn đạt trên 300calo/cm2. Lượng bức xạ thường giảm từ tháng 9 đến tháng 12, biến động từ 10 – 14calo/cm2/tháng; Cao nhất là tháng 3 với 14,2kcalo/cm2/tháng; thấp nhất là tháng 11 với 10,2kcalo/cm2/tháng.
3.2.4.3. CHẾ ĐỘ GIÓ
Hai hướng gió chính trong năm là Tây – Tây Nam từ tháng 6 – 10, và Bắc – Đông Bắc từ tháng 11 – 3 hàng năm.
Gió Bắc Đông Bắc xuất hiện vào mùa khô và thổi mạnh trong tháng 2 và tháng 3.
Gió Tây Tây Nam xuất hiện vào mùa mưa, thổi mạnh nhất vào tháng 7 và tháng 8. Đây là gió đưa các cơn mưa vào nội địa.
3.2.4.4. ĐỘ ẢM KHÔNG KHÍ-LƯỢNG BỐC HƠI
Cao hơn các khu vực khác trong thành phố Hồ Chí Minh. Trong mùa mưa, ẩm độ từ 74 – 77%, ẩm nhất vào tháng 9 vá khô nhất vào tháng 4.
Lượng bốc hơi bình quân 4mm/ngày và 1204mm/tháng, cao nhất vào tháng 6 (1732mm) và thấp nhất vào tháng 9 (834mm).
3.2.4.5. MẠNG LƯỚI SÔNG RẠCH
Huyện Cần giờ với mạng lưới sông rạch chằng chịt, nguồn nước từ biển đưa vào bởi hai cửa chính hình phểu là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái, nguồn nước từ sông đổ ra là hợp lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai ra biển bằng hai tuyến chính là Lòng Tàu và Soài Rạp. Ngoài ra còn có sông Thị Vải, Gò Gia và các phụ lưu của nó.
Diện tích sông rạch là 22161 ha chiếm 31,27% diện tích của toàn huyện Cần Giờ. Sông Lòng Tàu là thủy lộ chính đưa các tàu có tải trọng đến 20000 tấn vào Cảng Sài Gòn.
Tên sông
Chiều dài (km)
Chiều rộng (m)
Chiều sâu (m)
Nhà Bè
29,50
1670
10 – 20
Soài Rạp
14,50
3100
<10
Đồng Tranh
67,50
1800
1 – 25
Lòng Tàu
32,00
550
10 – 25
Ngã Bảy
10,00
900
10 – 30
Gò Gia
12,00
600
10 – 20
Bảng 2: Các sông chính ở Cần Giờ
Sông rạch phần lớn chảy theo hướng Đong Nam, dạng uốn lượn có ảnh hưởng đến địa hình và thay đổi thực vật cảnh.
Hai sông Lòng Tàu và Soài Rạp là hai sông chính chi phối toàn bộ chế độ thủy văn của hầu hết các kênh rạch khác.
3.2.4.6. CHẾ ĐỘ THỦY TRIỀU
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không đều, hai lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày, hai đỉnh triều thường bằng nhau nhưng hai chân triều lệch nhau rất xa.
Biên độ triều trong rừng ngập mặn từ 4 – 4,2m vào loại cao nhất Việt Nam có xu hướng giảm dần từ phía Nam lên lên phía Bắc vì phía Nam giáp Biển Đông. Thời gian có biên độ triều lớn nhất từ tháng 8 đến tháng Giêng với biên độ từ 3,6 – 4,2m ở phía Nam và từ 2,8 – 3,3 ở phía Bắc.
Các tháng có đỉnh triều cực đại là 10 và 11, thấp nhất là 4 và 5. Theo âm lịch, vào các ngày 29, 30, 1, 2, 3 và các ngày 14, 15, 16, 17, 18 mỗi ngày cps 2 con nước lớn ngập toàn bộ rừng ngập mặn Cần Giờ. Hai ngày triều thấp nhất là 8 và 25.
3.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ là 71642 ha bao gồm 1 thị trấn và 7 xã. Theo số liệu thống kê năm 1999 của huyện, dân số Cần Giờ có 58819 người. Trong đó, 31363 người trong độ tuổi lao động, lao động đang làm việc 24500 người. Tỷ lệ gia tăng dân số bình quân hằng năm là 1,23%. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 82 người/km2.
Phân bố dân cư không đồng đều trên toàn huyện, các điểm tập trung dân theo cụm dân cư ấp hoặc xã nằm ven bìa rừng ngập mặn cần Giờ. Trong địa phận 24 tiểu khu rừng phòng hộ dân cư rất thưa thớt, chủ yếu khoảng 600 hộ gia đình, gồm các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng và các hộ đang sản xuất ngư nghiệp dưới tán rừng. Các cụm dân cư vẫn mang đậm tính chất nông thôn. Cụm dân cư lớn nhất là xã Bình Khánh với 15805 dân, thấp nhất là xã Thạnh An với 4116 dân.
Về mức sống hiện nay, theo thống kê của huyện, mức thu nhập bình quân đầu người là 294167 đ/ tháng. Hoạt động sản xuất chủ yếu là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.doc