Phát triển du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước, làm phong phú thêm tiềm năng sẵn có của mỗi quốc gia, mở mang ngành nghề thu hút khối lượng lao động không nhỏ vào dịch vụ này, mà còn góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước, đồng thời là phương tiện trao đổi văn hoá trong mối quan hệ giao lưu quốc tế.
Chúng ta sống trong thời đại mà sự “bùng nổ” về thông tin khoa học, kỹ thuật làm cho con người xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn qua màn ảnh nhỏ. Sự hiểu biết đó mới là điều kiện cần còn con người đến với nhau, chiêm ngưỡng những giá trị tinh hoa của mỗi dân tộc, mỗi đất nước, hiểu biết nhau. Bởi vậy, du lịch chính là cầu nối cho mối quan hệ giữa người với người gắn liền với việc tôn trọng thiên nhiên, giữ gìn văn hoá dân tộc và tiếp thu văn hoá thế giới.
Phát triển du lịch là thước đo trình độ văn hoá, trình độ phát triển của xã hội. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những đặc trưng riêng biệt về tự nhiên lịch sử, văn hoá, truyền thống,. thu hút khách du lịch và làm thoả mãn nhu cầu của khách. Ngày nay du lịch văn hoá đang trở thành một nhu cầu lớn của khách với ý nghĩa quan trọng như vậy, du lịch văn hoá ngày càng được khai thác không ngừng trong kinh doanh du lịch ở những nước có tiềm năng và thế mạnh về văn hoá truyền thống.
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển du lịch văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thư ký UNESCO đã nói: “Cần phải giữ gìn cho được mọi giá trị văn hoá dân tộc, một cộng đồng người, thậm chí của một cá thể là những điều không thể thay được”.
Trên thế giới ngày nay đang phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch hoài cổ, du lịch tìm cái mới, du lịch tìm hiểu phong tục nhưng du lịch kiểu nào, ở đâu, đến nước nghèo hay nước công nghiệp phát triển, du lịch bao giờ cũng gắn liền với văn hoá, với bản sắc của mỗi quốc gia luôn đầy ắp giá trị. Vì văn hoá là yếu tố tiềm ẩn hoá thân trong hoạt động du lịch và hoạt động du lịch trước hết là hoạt động nhằm đi tìm cái giá trị văn hoá dân tộc văn hoá nhân loại để thưởng thức, khám phá, hưởng thụ và sáng tạo. Ta có thể khẳng định rằng du lịch không thể tự mình phát triển được nếu không dựa trên một nền tảng văn hoá và ngược lại, nhờ có du lịch mà các dân tộc hiểu biết được những thành tựu rực rỡ của nền văn hoá nhân loại, tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự xích lại gần nhau giữa các nền văn hoá làm cho các dân tộc ngày càng hiểu biết nhau hơn, nhưng du lịch không chỉ dừng lại ở sự thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên, ngắm nhìn các công trình văn hoá, tìm heieủ các di tích lịch sử để cảm thụ mà du lịch còn là một hoạt động khám phá sáng tạo them qui luật của cái đẹp.
Du lịch văn hoá là hai khái niệm khác nhau nhưng lại đồng nhất trong mỗi khát vọng của mỗi con người. Lịch sử phát triển du lịch từ xưa đến nay đã cho thấy, nhờ du lịch mà con người đã khám phá ra nhiều điều mới mẻ và đã chuyển hoá khá nhiều giá trị văn hoá thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Như vậy, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được cùng con người trong quá trình hiểu biết để hưởng thụ và sáng tạo. Sự đóng góp cho quá trình tăng trưởng kinh tế cho sự phát triển nguồn thu từ du lịch có nguyên nhân từ nhu cầu này - du lịch phát triển không tách rời nhu cầu hiểu biết, khám phá, sáng tạo. Theo đặc trưng của văn hoá trên cơ sở biết đánh thức các giá trị văn hoá của dân tộc, biết xem các di sản văn hoá, di tích lịch sử,... Cái “thiên nhiên thứ hai” đã được nhân hoá qua lao động sáng tạo của con người, là cái vốn quý nhất, là tiềm năng vô giá của du lịch. Sự phát triển du lịch ở Hà Nội, cũng như Huế, Quảng Ninh, Quảng Nam - Đà Nẵng,... là nhờ vào tiềm năng vô giá đó.
Du lịch rất cần đến văn hoá và văn hoá không thể tách rời khỏi du lịch. Dựa vào du lịch để giới thiệu về đất nước, văn hoá, con người Việt Nam, hoạt động du lịch là nơi góp phần nâng cao, đổi mới, mở rộng giao lưu văn hoá. Vốn đầu tư cho văn hoá chính là đầu tư vào du lịch, đó là việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khách sạn, dịch vụ giải trí. Cơ sở hạ tầng đó đảm bảo các đặc tính môi trường sinh thái. Các điểm du lịch có tầm nhìn chung của khu vực đông dân cư và có những ấn tượng đặc biệt, các sắc thái văn hoá thể hiện qua kiến trúc, rồi đến các sắc thái văn hoá thể hiện qua vui chơi, giải trí, âm nhạc, múa, ăn uống phù hợp với bản sắc từng khu vực.
b. Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hoá.
Khi nói đến văn hoá du lịch không có nghĩa rằng du lịch là chỗ dựa duy nhất của sự phát triển văn hoá. Không nhận thức rõ điều này, thì vô tình sự phát triển chỉ có thể thành công xét về góc độ kinh tế, còn sẽ thất bại về việc giữ gìn bản sắc dân tộc, do sự tiếp xúc với du khách từ khắp năm châu đến Việt Nam.
Phát triển du lịch văn hoá là một định hướng đúng trong quá trình CNH, HĐ đất nước. Văn hoá chính là nền tảng, là động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch và du lịch văn hoá. Kinh nghiệm trên thế giới và nước ta cho thấy cần phải thực hiện đồng thời và đồng bộ như: phải tạo ra môi trường văn hoá vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc, làm sống lại các giá trị văn hoá truyền thống, giữ vững sự ổn định chính trị và an ninh xã hội, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm đối tượng tốt, nhằm tạo ra sức hấp dẫn khách thập phương.
Hoạt động du lịch càng hiện đại hoá thì càng phải làm giàu thêm bản sắc và truyền thống dân tộc. Nhưng văn hoá phải thật sự là yếu tố nhân bản, là những giá trị hữu hình và vô hình. Cái gọi là tài sản vô hình đó chính là sự chuyển hoá các năng lực tinh thần của con người vào hoạt động kinh doanh, đó chính là văn hoá. Tài sản vô hình trong du lịch bao gồm các yếu tố chính như: thông tin và khoa học - kỹ thuật trong du lịch, tổ chức bộ máy và nghệ thuật quản lý du lịch, sự tín nhiệm của khách hàng đối với công ty và sản phẩm và những đặc sản của mỗi vùng, mỗi miền. Văn hoá du lịch bền bỉ tích góp, thu nhập, gạn lọc muôn vàn tinh hoa từ muôn nẻo không ngừng chuyển tải, giao lưu, biến đổi và nâng cao để góp phần vào sự giàu có và cường thịnh về nền văn hoá, kinh tế - xã hội của dân tộc - của đất nước.
Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hoá đối với kinh doanh du lịch là hết sức quan trọng, nó góp phần thúc đẩy cho du lịch vươn lên tạo đà cho du lịch ngày một phát triển, đem lại hiệu quả to lớn và ổn định cho nền kinh tế. Nó có hiệu quả là càng tăng giá trị văn hoá - văn minh, bản sắc dân tộc thì hiệu quả kinh doanh du lịch càng cao. Nhận biết được vấn đề đó các nhà kinh doanh du lịch, các nhà quản lý kinh tế phải không ngừng những kiểm tra, ngăn chặn những mặt phi văn hoá bằng hệ thống pháp luật mà vấn đề lâu dài và quan trọng hơn là xây dựng, tạo ra để hấp dẫn từ bản sắc, “thuần - phong - mỹ - tục” dân tộc, bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc.
II. Mối quan hệ giữa du lịch văn hoá trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1. Điều kiện để phát triển du lịch văn hoá.
Sự phát triển du lịch văn hoá nói riêng và du lịch nói chung đòi hỏi phải có những điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan cần thiết nhất định.
Điều kiện phát triển du lịch văn hoá
Điều kiện để phát triển du lịch văn hoá
Điều kiện chung(Điều kiện cần)
Điều kiện đặc trưng(Điều kiện đủ)
Điều kiện thời gian rỗi
Điều kiện nguồn khách
Điều kiện nền kinh tế đất nước
Điều kiện cơ sở hạ tầng
Điều kiện chính trị và an toàn đối với khách
Điều kiện tài nguyên du lịch
Điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách
Điều kiện về môi trường văn hoá
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch nhân tạo
Điều kiện về tổ chức
Điều kiện về mặt kỹ thuật
Điều kiện về kinh tế
Các tài nguyên có giá trị lịch sử
Các tài nguyên có giá trị kiến trúc
Các tài nguyên có giá trị văn hoá
Các tài nguyên có giá trị nghệ thuật quần chúng
Các thành tựu sự kiện kinh tế chính trị xã hội
Trong điều kiện cho phép của đề tài nghiên cứu, ở đây người viết chỉ xin nêu điều kiện quan trọng nhất để phát triển du lịch văn hoá.
Kinh doanh du lịch là một loại hình kinh doanh cao cấp không thể tách rời văn hoá vì xét cho cùng thì du lịch là hoạt động văn hoá. Văn hoá là nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội đồng thời nó cũng là nhu cầu đặc trưng của con người khi du lịch do vậy văn hoá là yếu tố quyết định tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch vì nó giải quyết nhu cầu về nhận thức và thẩm mỹ. Có nghĩa là đến điểm du lịch nếu đi phải có cái gì cho người ta xem và người làm (things for tourists to see and todo).
Ngoài ra xu thế quốc tế hoá trong sinh hoạt văn hoá giữa các cộng đồng dân tộc trên thế giới,... (như đã trình bày trong phần du lịch văn hoá (phần đầu chương I)) cho biết rằng: để đáp ứng những nhu cầu du lịch của con người thì một trong những yếu tố quyết định đó là tài nguyên du lịch văn hoá. Muốn đi du lịch văn hoá nếu không có tài nguyên du lịch văn hoá thì du khách sẽ xem gì? ngắm gì? Thưởng thức những sản phẩm du lịch gì?
Xét về hai khía cạnh: người đi du lịch và những nhà kinh doanh du lịch để phát triển du lịch văn hoá thì yếu tố đó là tài nguyên văn hoá, bởi vì:
* Khách du lịch: với ước muốn tìm tòi, hiểu biết thêm về những giá trị văn hoá tinh thần của một dân tộc, một vùng, một địa phương nào đó và do vậy họ sẽ đến với du lịch văn hoá. Du lịch văn hoá chỉ có thể phát triển ở một vùng, một địa phương, một đất nước nếu ở đó có tài nguyên văn hoá phong phú, đa dạng, độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc,... cùng kết hợp với một số yếu tố khác tạo nên những địa điểm du lịch văn hoá đầy hấp dẫn, cuốn hút. Chính những yếu tố đó đã đưa khách du lịch tìm đến những nơi có tài nguyên văn hoá lôi cuốn và do đó tài nguyên văn hoá là yếu tố quan trọng nhất đối với lưu lượng đi du lịch văn hoá ngày càng tăng của khách du lịch.
* Nhà kinh doanh:
Mục đích của những nhà kinh doanh du lịch là làm sao thu hút được nhiều khách tham quan, vui chơi giải trí, tìm hiểu về các lĩnh vực văn hoá,... để từ đó có được doanh thu cao, lợi nhuận lớn. Muốn đạt được mục đích đó để phục vụ khách du lịch đến thăm quan tìm hiểu thì điều kiện đầu tiên là phải có tài nguyên du lịch thì mới có thể kinh doanh du lịch được. Khi có tài nguyên du lịch thì khách mới có ước muốn tham quan và do đó các nhà kinh doanh du lịch mới có thể thu hút được lợi nhuận từ đây, ngành du lịch cũng vì vậy mà phát triển hơn.
Để phát triển du lịch văn hoá thì cũng cần phải có tài nguyên văn hoá, đây là yếu tố quyết định. Tài nguyên văn hoá với những đặc điểm kỳ diệu, thú vị, đa dạng, độc đáo sẽ ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan nhằm thoả mãn trí tò mò cũng như phần nào đáp ứng được lòng muon muốn hiểu biết sâu rộng về cái hay, cái đẹp của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi đất nước. Tài nguyên văn hoá bao gồm những tài nguyên có giá trị về văn hoá vật chất qua các di tích lịch sử, văn hoá, các danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc,... ngoài ra nó còn thu hút khách du lịch bởi các giá trị văn hoá phi vật chất nguồn tiềm năng du lịch phong phú, đó là các loại hình nghệ thuật truyền thống: tuồng chèo, múa rối nước, dân ca, quan họ, hát xẩm, ca trù hết sức độc đáo, là những nét đặc sắc dân gian và huyền thoại của các lễ hội. Điển hình nhất là những nét đặc trưng về phong tục tập quán, tâm hồn, cốt cách của con người Việt Nam.
Khác với nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá không hề bị can thiệp nếu chúng ta biết duy trì, tôn tạo, bảo vệ và phát triển dùng để cho chúng bị suy thoái theo thời gian và không gian, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên văn hoá cho phát triển du lịch là một hướng đi đúng hiện nay và trong tương lai.
Nói tóm lại: ở nhiều nước ngành du lịch đang là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Phát triển du lịch nhất thiết phải quan tâm đến phát triển du lịch văn hoá, yếu tố quyết định cho sự phát triển du lịch văn hoá chính là nguồn tài nguyên văn hoá - nguồn tài nguyên vô cùng quí giá, phong phú và đa dạng nếu được bảo quản một cách hợp lý.
2. Phát triển du lịch văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
a. Sự phát triển của du lịch văn hoá góp phần làm tăng thu nhập quốc dân cho địa phương - đất nước du lịch thông qua hệ thống thuế trực tiếp và gián tiếp trong du lịch, có những nước thu nhập từ do chiếm trên 50% tổng thu nhập bằng ngoại tệ (Mêhicô, Tây Ban Nha,...) Du lịch phát triển tạo ra hiệu quả số nhân về thu nhập góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế địa phương đất nước du lịch, đánh thức một số ngành sản xuất thủ công cổ truyền của dân tộc, góp phần giải quyết số lượng lớn công ăn việc làm cho xã hội mà biểu hiện là khi du lịch phát triển sẽ tạo ra hiệu quả số nhân về việc làm. Theo kết quả nghiên cứu một số tài liệu, số nhân về việc làm nữ là 2,63 tức là cứ một việc làm trong du lịch sẽ tạo ra 1,63 việc làm cho các ngành khác. Mặt khác du lịch phát triển sẽ thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
b. Du lịch văn hoá nói riêng và du lịch nói chung là một trong những lĩnh vực xuất khẩu có hiệu quả nhất của nền kinh tế, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và đẩy mạnh cán cân thanh toán quốc tế: thông qua việc tiêu dùng của du khách người ta có thể thực hiện “xuất khẩu tại chỗ” “xuất khẩu” bằng con đường du lịch là xuất khẩu đa số các dịch vụ (dịch vụ lưu trú, dịch vụ bổ sung, trung gian,...) đó là những điều ngoại thương không thể làm được. Hơn nữa, thông qua du lịch ta có thể thực hiện xuất khẩu những nguyên liệu và hàng hoá vật khó xuất khẩu qua con đường ngoại thương như hàng ăn uống, hoa quả, hàng lưu niệm,... mà nếu muốn xuất khẩu qua con đường ngoại thương đòi hỏi phải đầu tư nhiều chi phí cho đóng gói, bảo quản, vận chuyển. Xuất khẩu qua con đường du lịch cơ bản không phải đóng thuế xuất khẩu lại bán với giá gần như độc quyền bởi yếu tố “địa tô du lịch” “chứng đựng trong đó”. Bởi vậy hiệu quả kinh tế của nó cao và khả năng thu hồi vốn nhanh.
c. Phát triển du lịch văn hoá góp phần mở rộng và củng cố các mối quan hệ quốc tế, tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc, củng cố nền hoà bình thế giới. Thông qua sự giao lưu văn hoá giữa các vùng các quốc gia tạo sự thúc đẩy nền văn hoá thế giới phát triển.
d. Du lịch văn hoá phát triển giúp cho các quốc gia giảm bớt sự căng thẳng của các trung tâm đô thị hoá cho công nghiệp mang lại, giảm bớt sự ô nhiễm môi trường trong đô thị.
e. Sự phát triển du lịch văn hoá có ý nghĩa lớn đối với việc góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên xã hội. Trong quá trình CNH, HĐH.
f. Du lịch văn hoá là một loại hình có thể phát triển quanh năm, đó là một lợi thế lớn cho các nhà kinh doanh du lịch bởi vì họ sẽ tiết kiệm được chi phí về cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo chất lượng phục vụ và chất lượng đội ngũ lao động. Tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của từng địa điểm du lịch mà sự phát triển du lịch nói chung và cụ thể là sự phát triển du lịch văn hoá sẽ tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế của từng vùng - đất nước du lịch.
3. Kinh nghiệm chủ yếu ở một số nước phát triển du lịch văn hoá trong quá trình CNH, HĐH hiện nay.
Phát triển du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước, làm phong phú thêm tiềm năng sẵn có của mỗi quốc gia, mở mang ngành nghề thu hút khối lượng lao động không nhỏ vào dịch vụ này, mà còn góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước, đồng thời là phương tiện trao đổi văn hoá trong mối quan hệ giao lưu quốc tế.
Chúng ta sống trong thời đại mà sự “bùng nổ” về thông tin khoa học, kỹ thuật làm cho con người xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn qua màn ảnh nhỏ. Sự hiểu biết đó mới là điều kiện cần còn con người đến với nhau, chiêm ngưỡng những giá trị tinh hoa của mỗi dân tộc, mỗi đất nước, hiểu biết nhau. Bởi vậy, du lịch chính là cầu nối cho mối quan hệ giữa người với người gắn liền với việc tôn trọng thiên nhiên, giữ gìn văn hoá dân tộc và tiếp thu văn hoá thế giới.
Phát triển du lịch là thước đo trình độ văn hoá, trình độ phát triển của xã hội. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những đặc trưng riêng biệt về tự nhiên lịch sử, văn hoá, truyền thống,... thu hút khách du lịch và làm thoả mãn nhu cầu của khách. Ngày nay du lịch văn hoá đang trở thành một nhu cầu lớn của khách với ý nghĩa quan trọng như vậy, du lịch văn hoá ngày càng được khai thác không ngừng trong kinh doanh du lịch ở những nước có tiềm năng và thế mạnh về văn hoá truyền thống.
Nói đến du lịch văn hoá ở một số nước ta phải kể đến du lịch văn hoá của Trung Quốc, một đất nước ngay cạnh Việt Nam và nền văn hoá Việt Nam có rất nhiều điểm giống với văn hoá Trung Quốc. Du lịch văn hoá Trung Quốc đang ngày càng phát triển. Bởi nó có lợi thế là nước có bề dày lịch sử nền văn hoá lâu đời với biết bao nhiêu cảnh đẹp, di tích, kiến trúc độc đáo,... thu hút du khách.
Trung Quốc có nguồn sản phẩm du lịch vô cùng phong phú mà trong đó đặc biệt là tiềm năng tài nguyên du lịch văn hoá: ngoài 10 thắng cảnh nổi tiếng Trung Quốc và thế giới như Vạn Lý Trường Thành (Bắc Kinh) phong cảnh Quế Lâm (Quảng Tây), Cố Cung (Bắc Kinh), vườn cây Tô Châu (Giang Tô), Hoàng Sơn (An Huy), Tam Hiệp (dọc Trường Giang, trên địa phận 2 tỉnh Tứ Xuyên và Hồ Bắc), Hàng Châu với Tây Hồ (Chiết Giang), Binh Mã nhà Tần (Thiểm Tây).
Trung Quốc còn có rất nhiều các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh khác như vùng Trung Nguyên với các di tích thời Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ngay tại Bắc Kinh còn có tới 18 di tích lịch sử và phong cảnh đẹp nổi tiếng như Thiên Đàn, Hương Sơn, Thập Tam Lăng, Sơn Đông có khúc phụ, nơi thờ Khổng Tử. Nếu muốn biết phần nào về nét đại cương của thế giới bên ngoài, biết được nền văn hoá, phong tục, tập quán của các nước trên thế giới chúng ta hãy đến “Công viên Thế giới” ở Bắc Kinh (Khai trường ngày 1/10/1993).
Đây là khu “Thế giới thu nhỏ” lớn nhất Châu á. Công viên rộng chừng 50ha gồm 106 cảnh quan thu nhỏ theo tỷ lệ của 56 nước trên thế giới như “Quảng trường đỏ Matxcơva” trong đó có Toà Thánh Nga, lăng Lênin; các kiến trúc cổ Hy Lạp; khu nước Mỹ có thành phố Niu Yook, thần Tự do,... Khu nước Pháp có Tháp Epphen, nhà thờ Đức Bà; khu các nước Châu á có Vạn Lý Trường Thành, cung điện ấn Độ, cung điện vàng Thái Lan,... đặc biệt cảnh quan thứ 54 là chùa Một Cột (Việt Nam) nằm cạnh hồ nước. Trong khu vực này còn các kiểu nhà lợp tranh giản dị, mang tính thiên nhiên của vùng nhiệt đối Châu á đó là kiểu nhà của nhân dân Việt Nam, Thái Lan cùng các nước vùng Đông Nam á,... ngoài ra du khách còn được thưởng thức các món ăn Trung Quốc nổi tiếng tại các nhà hàng, được xem văn nghệ tại làng văn hoá các dân tộc.
Với thế mạnh về “sản phẩm du lịch” ngành du lịch nói chung và du lịch văn hoá nói riêng ở Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh và ngày càng phát triển. Số liệu thống kê cho thấy: năm 1992 là “năm du lịch Trung Quốc” lần thứ nhất có hơn 38 triệu du khách, thu nhập trên 3,9 tỷ USD năm 1993 có trên 41 triệu du khách, thu nhập trên 4,6 tỷ USD; năm 1994 có trên 43 triệu du khách, thu nhập tới 6 tỷ USD. Năm 1995 có trên 44 triệu du khách thu nhập 8 tỷ USD (tin từ tạp chí du lịch Việt Nam).
Theo một quan chức của ngành du lịch Trung Quốc cho biết thì xu hướng bùng nổ du lịch trong thời kỳ 1997-2000 vẫn tiếp tục tăng. Để đón đựoc nhiều khác, Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch quảng cáo ra nước ngoài và đặt mục tiêu đầy tham vọng cho năm du lịch 1997 - năm du lịch Trung Quốc lần thứ hai là vượt qua được thành tích mà Trung Quốc đã đạt được trong năm du lịch lần thứ nhất.
Đến với du lịch văn hoá Pháp - đất nước nổi tiếng về nền văn hoá có từ lâu đời, với phong cách lịch sử, hào hoa phong nhã, nước Pháp là nước có số lượng khách đến tham quan nhiều vào bậc nhất thế giới. Du khách đến với nước Pháp sẽ được chứng kiến một trong bảy kỳ quan thế giới - Tháp Epphen, được chiêm ngưỡng nhà thờ Đức Bà Pari, được ngắm cung điện Vecxaio và được thưởng thức rượu Sampanh nổi tiếng. Đó là những gì du khách đến với Pháp với mục đích du lịch văn hoá sẽ được tận hưởng, được “tắm mình” trong thế giới thần tiên, cảnh đẹp mê hồn, với rất nhiều di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc độc đáo đa dạng và phong phú cũng như tận hưởng những hương vị thơm ngon tinh khiết từ những món ăn, bình rượu của nước Pháp, du lịch văn hoá của Pháp ngày một thu hút nhiều du khách đến tham quan hơn và ngày một đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Đến với đất nước Singapore một đất nước nhỏ bé nhưng xinh đẹp nằm ở phía đông nam Châu á, bên cạnh những ngôi nhà chọc trời, Singapore vẫn còn giữ được nhiều di tích, danh lam thắng cảnh cùng với những thành phố xanh, sạch và an toàn nhất thế giới. Với nguồn tài nguyên du lịch - du lịch văn hoá phong phú như: các công trình lịch sử, hệ thống chùa chiền, bảo tàng, với món ăn và phong tục của các cộng đồng dân tộc Trung Quốc (chiếm 76% dân số), ấn Độ (6,5%), ả Rập, Malaixia,... tạo cho sản phẩm du lịch của Singapore thêm tính độc đáo. Đến Singapore du khách không thể không đến tham quan khu du lịch đảo Sentosa, một đảo chỉ có 6km nhưng chứa đầy sự kỳ lạ, du khách sẽ được ngắm toàn cảnh thành phố Singapore trên xe cáp treo ở đây du khách còn được tham quan một thế giới thu nhỏ về Châu á ở “Lăng Châu á, với những ngôi nhà, những phong cảnh, di tích mang đậm nét Châu á. Du khách còn được thưởng thức những món ăn của các nước Châu á,...” Hàng năm có khoảng một triệu du khách đến đây. Du khách còn có thể đi thăm quan bảo tàng Sáp với những tượng danh nhân tại Singapore thăm quan “hòn đảo diệu kỳ” là một công viên giải trí trên nước lớn nhất Châu á. Có 32 trò giải trí được tổ chức trên hòn đảo kỳ diệu này.
Những năm qua du lịch - du lịch văn hoá ở Singapore có tốc độ tăng trưởng mạnh và vững chắc: năm 1992 có 5,98 triệu lượt khách du lịch Quốc tế; năm 1994 có 6,479 triệu lượt khách và Singapore đón 7,15 triệu khách vào năm 1995 (Nguồn từ Tạp chí Travel News).
Như vậy số lượt khách vào du lịch Singapore ngày càng tăng và Singapore đã trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới có số lượt khách đến du lịch gấp hơn 2 lần dân số trong nước (năm 1994 Singapore có số dân là 2,9 triệu người).
Đến với Malaixia (diện tích 329,758km2, dân số 19 triệu người) một đất nước có ngành du lịch phát triển mạnh với các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử - kiến trúc ở khắp nơi như ở Kuala Lumper - thành phố cổ nhất nước, Penang, Jihor,... cùng với các món ăn dân tộc và phong tục tập quán của cộng đồng dân tộc Malaixia, ở thủ đô Jualalumpur và các vùng phụ cận du khách có thể đi thăm đền thờ Hồi giáo ISLAM, đài tưởng niệm Quốc gia, nhà Quốc hội, viện bảo tàng, vườn chim, động Batư. Đến Malaixia du khách không nên không đến cao nguyên đẹp nhất Châu á, nơi đây có nhiều các khu vui chơi giải trí mà khách sẽ được tham quan và đặc biệt du khách sẽ còn được đi xem các sòng bạc nổi tiếng tại nơi này,... Chúng ta còn có thể đến tham quan thành phố cổ theo kiểu Bồ Đào Nha hơn 500 năm lịch sử là Malaca, vườn bướm Malaca nổi tiếng và những di tích lịch sử Bồ Đào Nha - Bukit Cina và nhiều công trình kiến trúc văn hoá khác như hệ thống chùa chiền, bảo tàng,...
Theo số liệu thống kê, năm 1994 Malaixia đón trên 6,4 triệu khách; năm 1995 có 7 triệu khách du lịch quốc tế, đạt doanh thu 4,4 tỷ USD, thời gian lưu trú của khách đạt 4,7 ngày (năm 1990 chỉ đạt 1 ngày) mức chi tiêu của khách đạt 118,8 USD/ngày (trong khi năm 1990 chỉ có 81 USD/ngày). Malaixia đạt chỉ tiêu từ nay đến năm 2000 tốc độ tăng trưởng khách quốc tế hàng năm đạt 10% để năm 2000 đón 12,5 triệu khách quốc tế (tin từ Tạp chí Du lịch Việt Nam).
Các nước vùng Đông Nam á đã và đang trở thành một thị trường du lịch sôi động, hấp dẫn của khu vực và thế giới. Các nước này, trong khi đang phát triển du lịch, họ nhất quán chủ trương bảo tồn văn hoá dân tộc và đưa vào kinh doanh du lịch, phương châm của họ là “kết hợp truyền thống dân tộc và kỹ thuật hiện đại” có lẽ vì vậy mà họ đạt được những con số về du lịch đáng khâm phục.
Năm 1992 - năm du lịch Đông Nam á kết thúc thành công với khách du lịch tăng 9,49%, đạt 21,858 triệu khách du lịch, chiếm 4,6% tổng số khách du lịch trên toàn thế giới. Thu nhập tăng 15,61% đạt 17,04 tỷ USD. Dự kiến đến năm 2000, khách du lịch đến Đông Nam á sẽ đạt 39 triệu người và đến năm 2010 là 72 triệu (nguồn tổ chức du lịch thế giới WTO).
Ngoài ra ở một số nước Châu Âu họ đã biết đưa ra những nét văn hoá cổ điển vào quảng cáo du lịch để thu hút khách. Đó là một cách làm kinh tế khá độc đáo, thú vị và đem lại hiệu quả cao cho ngành du lịch.
Tại Italia, các nhân viên phục vụ trong khách sạn được trang phục giống như các nhân vật nổi danh trong các tác phẩm hội hoạ ý từ các thế kỷ trước, một cách thật độc đáo và hấp dẫn, do những kiệt tác hội hoạ ý được nhiều người biết đến nên khi nhìn các nhân vật là du khách nhận ra ngay và có cảm giác rất lý thú, khách sạn “Bốn Mùa” ở Milan (ý) với cách trang trí phòng ngủ khách sạn giống như bức tranh của Vecellio Tilieu (1490-1576) của Raphael (1483-1520),... tức là những y phục nữ ý thế kỷ 15,16 được các hoạ sỹ tài danh ghi lại,... Tuy vậy cũng vẫn còn có những tiện nghi hiện đại đặt bên dưới các vật dụng cổ điển. Còn ghì thú hơn khi ta sống giữa thế kỷ 20 mà như lạc vào khung cảnh thế kỷ 14-15.
Tại Hung, các khách sạn có kiến trúc cổ điển vẫn giữ nguyên như xưa để khai thác bàn, ghế, khung cảnh giữ nguyên vẻ đẹp thiên nhiên và xưa cũ, còn có khách sạn thì hiện đại tiếp viên cũng ăn mặc thật hiện đại để vừa lòng khách.
Du lịch văn hoá đang có những bước phát triển mạnh và vững chắc là loại hình du lịch tiềm năng, ở nhiều nước trên thế giới. Bởi vì du khách ở nhiều nước hiện nay muốn được chiêm ngưỡng sự tài hoa của nền văn hoá cổ, các phế tích cổ xưa,... Khi mà nền văn minh công nghiệp của con người đã lên tới đỉnh cao. “Du lịch là kết quả của nền văn minh công nghiệp và cũng là hậu quan của nền văn minh công nghiệp”.
Chương II
kiến nghị và một số giải pháp
Cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam, du lịch văn hoá ngày càng phát triển. Đây là thể loại du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định đồng thời nó là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và của toàn ngành kinh tế nói chung. Mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài Việt Nam phải làm sao khai thác tốt loại hình du lịch văn hoá để nâng cao hiệu quả kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, do đó chúng ta cần chú trọng tới việc nghiên cứu, đầu tư, khai thác có hiệu quả thể loại du lịch văn hoá. Muốn đạt được mục tiêu này và những vấn đề đặt ra ở trên quả thật không phải là dễ và vấn đề quan trọng mà các công ty du lịch nói riêng và ngành du lịch nói chung cần phải có một chiến lược phát triển du lịch văn hoá. Theo tôi, cần tập trung vào những giải pháp chủ yếu sau:
Một là, muốn bảo vệ và phát huy nền văn hoá dân tộc góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch văn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 67408.DOC