Đề tài Phát triển hàng thủ công mỹ nghệ tại huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh (thực trạng và giải pháp)

MỤC LỤC

Nội dung tra tìm Trang

1. Mở đầu 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3

2. Cơ sở lý luận và thực tiễn . 4

2.1. Khái quát chung về ngành nghề thủ công nghiệp 4

2.2. Vai trò và ý nghĩa của việc phát triển ngành nghề thủ công nghiệp nông thôn 12

2.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành nghề thủ công nghiệp nông thôn . 14

2.4. Tình hình phát triển ngành nghề thủ công nghiệp một số nước

trên thế giới, ở Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh . 16

2.5. Tổng quan các đề tài nghiên cứu về tiểu thủ công nghiệp ở nước ta. 25

3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 27

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu . 27

3.2. Phương pháp nghiên cứu . 36

3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu . 39

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận . 41

4.1. Tình hình phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp ở huyện Từ Sơn 41

4.2. Định hướng và giải pháp phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp ở huyện Từ Sơn . 89

5. Kết luận và kiến nghị . 118

5.1. Kết luận 118

5.2. Kiến nghị . 119

Tài liệu tham khảo . 121

Phụ lục . 125

 

doc147 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển hàng thủ công mỹ nghệ tại huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh (thực trạng và giải pháp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó; Lao động nam nhiều hơn lao động nữ, lao động tại chỗ ít hơn lao động đi thuê ngoài và lao động tại địa phương ít hơn lao động từ địa phương khác đến. ở các làng Đồng Kỵ và Đa Hội thường có 2000-3000 lao động từ địa phương khác đến làm, ngoài số lao động được bố trí công việc thường xuyên thì phần lớn lao động được bố trí các công việc phát sinh hàng ngày, do đó hai làng nghề này đã hình thành chợ lao động (lao động nơi khác đến tập trung tại làng sau đó được phân công bố trí công việc theo yêu cầu của cơ sở). ở Đồng Kỵ, lao động này thường làm các việc phụ như đánh giấy giáp, véc ni, vận chuyển, bốc xếp; ở Đa Hội, lao động này thường vận chuyển, phân loại, bốc xếp, gia công nguyên vật liệu, hàng hóa...lao động thường đến từ các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Giang và từ các huyện tiếp giáp với làng nghề. Với nghề dệt, quy mô lao động hợp tác xã lớn nhất, bình quân 30,67 lao động, có duy nhất một công ty TNHH (được thành lập năm 2000) với 25 lao động, còn các hộ có quy mô rất nhỏ 2,5 lao động (chủ yếu là lao động gia đình chiếm 80%). Dệt Tương Giang nguồn lao động chủ yếu là lao động tại chỗ và tại địa phương, lao động đi thuê và từ địa phương khác đến đa phần của công ty TNHH, HTX, số lao động nữ nhiều hơn từ 2-3 lần lao động nam, điều này là phù hợp với đặc điểm của nghề dệt. Biểu 4.5. Quy mô lao động tại các cơ sở điều tra Chỉ tiêu Công ty TNHH Hợp tác xã Hộ sản xuất Tổng số BQ (lđ) Tổng số BQ (lđ) Tổng số BQ (lđ) SL (lđ) CC (%) SL (lđ) CC (%) SL (lđ) CC (%) 1. Sắt, thép 112 100.00 37.33 90 100.00 30.00 242 100.00 13.44 1.1. Theo giới tính: - Nam 99 88.39 33.00 73 81.11 24.33 220 90.91 12.22 - Nữ 13 11.61 4.33 24 26.67 5.67 20 8.26 1.22 1.2. Theo hình thức:- Tại chỗ 16 14.29 5.33 8 8.89 2.67 46 19.01 2.56 - Đi thuê 96 85.71 32.00 82 91.11 27.33 196 80.99 10.88 1.3. Theo nguồn gốc: - Địa phương 32 28.57 10.67 28 31.11 9.33 84 34.71 4.67 - Địa phương khác 80 71.43 26.66 62 68.89 20.67 158 65.29 8.77 2. Mộc Mỹ nghệ 432 100.00 61.71 365 100.00 33.18 576 100.00 14.05 56 2.1. Theo giới tính: - Nam 314 72.69 44.86 237 64.93 21.54 404 70.14 9.85 - Nữ 118 27.31 16.85 128 35.07 11.64 172 29.86 4.20 2.2. Theo hình thức: - Tại chỗ 23 5.32 3.29 81 22.19 7.36 104 18.06 2.54 - Đi thuê 409 94.68 58.42 284 77.81 25.82 472 81.94 11.51 2.3. Theo nguồn gốc: - Địa phương 95 21.99 13.57 145 39.73 13.18 202 35.07 4.93 - Địa phương khác 377 87.27 48.14 202 55.34 20.00 374 64.93 9.12 3. Dệt 25 100.00 25.00 92 100.00 30.67 35 100.00 2.50 3.1. Theo giới tính: - Nam 7 28.00 7.00 21 22.83 7.00 11 31.43 0.97 - Nữ 18 72.00 18.00 71 77.17 23.67 24 68.57 1.71 3.2. Theo hình thức : - Tại chỗ 5 20.00 5.00 21 22.83 7.00 28 80.00 2.00 - Đi thuê 20 80.00 20.00 71 77.17 23.67 7 20.00 0.50 3.3. Theo nguồn gốc: - Địa phương 20 80.00 20.00 69 75.00 23.00 33 94.29 2.36 - Địa phương khác 5 20.00 5.00 23 25.00 7.67 2 5.71 0.14 *2 Chất lượng lao động tại các cơ sở điều tra Chất lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất của nguồn lao động. Chất lượng lao động thể hiện chủ yếu ở trình độ văn hóa và trình độ kỹ thuật của lao động. Nhìn chung trình độ văn hóa của lao động ở ngành nghề TCN thấp, nhất là nghề sắt, sau đến nghề mộc mỹ nghệ và cao nhất là nghề dệt.(Phụ lục3) Lao động ở các ngành nghề có trình độ văn hóa thấp đa phần là các lao động thuê từ địa phương khác, còn lao động tại các làng nghề có trình độ cao hơn, điều này giải thích tại sao lao động ở nghề dệt có trình độ văn hóa cao hơn so với các ngành nghề khác, vì nghề dệt ít có lao động thuê ngoài. Trong tương lai, trình độ văn hóa của các lao động ngành nghề tiếp tục được nâng cao. Bởi vì, hệ thống các trường phổ thông cơ sở ở các xã có nghề được đầu tư rất tốt và hệ thống các trường trung học phổ thông của huyện hiện nay là 3 trường. Mặt khác, thu nhập của các hộ ngày càng tăng nên họ có điều kiện đầu tư nhiều hơn vào học hành cho con cái - nguồn lao động của các ngành nghề sau này. Chất lượng lao động còn thể hiện ở trình độ kỹ thuật của lao động. Số liệu biểu 4.6 phản ánh trình độ kỹ thuật ở các cơ sở điều tra thông qua cách phân loại các nhóm: nghệ nhân; thợ kỹ thuật cao, giỏi; thợ chính; thợ phụ, thợ học việc. Trong tổng số lao động kỹ thuật, số thợ chính chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là thợ kỹ thuật cao, giỏi rồi đến thợ phụ, thợ học việc, nghệ nhân rất ít. Qua điều tra ở các cơ sở mộc mỹ nghệ, chúng tôi gặp một nghệ nhân – ông Dương Thế Tỵ - người có công khơi dậy nghề gỗ ở Đồng Kỵ. Ông là một nghệ nhân tài hoa, một trong những chủ công ty ở làng nghề (công ty TNHH Thành Đạt) và cũng là người tìm tòi, lặn lội suốt 30 năm qua nhằm khôi phục lại nghề gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ. Nay dù đã ở tuổi 55, ngoài việc cố vấn kinh doanh cho các con, ông còn là Phó giám đốc trung tâm truyền nghề của tỉnh. Đôi bàn tay tài hoa của ông tiếp tục truyền nghề cho hơn 100 cháu trẻ mồ côi, Biểu 4.6. Trình độ kỹ thuật của lao động ở các cơ sở điều tra Chỉ tiêu Công ty TNHH Hợp tác xã Hộ sản xuất Tổng số BQ (lđ) Tổng số BQ (lđ) Tổng số BQ (lđ) SL (lđ) CC (%) SL (lđ) CC (%) SL (lđ) CC (%) 1. Sắt thép 1.1. Tổng số lao động kỹ thuật 112 100.00 37.33 90 100.00 30.00 242 100.00 13.44 1.1.1. Nghệ nhân - - - - - - - - - 1.1.2. Thợ kỹ thuật cao, giỏi 14 12.50 4.67 11 12.22 3.67 19 7.85 1.06 1.1.3. Thợ chính 90 80.36 30.00 75 83.33 25.00 190 78.51 10.56 1.1.4. Thợ phụ, học việc 8 7.14 2.67 4 4.44 1.33 33 13.64 1.84 2. Mộc Mỹ nghệ 2.1. Tổng số lao động kỹ thuật 432 100.00 61.71 365 100.00 33.18 576 100.00 14.05 58 2.1.1. Nghệ nhân 1 0.23 0.14 - - - - - - 2.1.2. Thợ kỹ thuật cao, giỏi 76 17.59 10.86 92 25.21 8.36 51 8.85 1.24 2.1.3. Thợ chính 313 72.45 44.71 217 59.45 19.73 493 85.59 10.71 2.1.4. Thợ phụ, học việc 42 9.72 6.00 56 15.34 5.09 86 14.93 2.10 3. Dệt 3.1. Tổng số lao động kỹ thuật 25 100.00 25.00 92 100.00 30.67 35 100.00 2.50 3.1.1. Nghệ nhân - - - - - - - - - 3.1.2. Thợ kỹ thuật cao, giỏi 5 20.00 5.00 25 27.17 8.33 2 5.71 0.14 3.1.3. Thợ chính 15 60.00 15.00 59 64.13 19.67 25 71.43 1.79 3.1.4. Thợ phụ, học việc 5 20.00 5.00 8 8.70 2.67 8 22.86 0.57 con gia đình chính sách của tỉnh, đem đến cho các cháu một tương lai mới từ nghề truyền thống [26, 304]. Đây chính là những tinh túy quý báu của các làng nghề. Thợ chính là những lao động chính tạo ra sản phẩm cho ngành nghề, thợ chính chỉ bảo thợ phụ, thợ học việc và tiếp nhận sự chỉ đạo của thợ kỹ thuật cao và thợ giỏi. ở nghề sắt thép, thợ kỹ thuật cao thường là đội ngũ tiếp nhận công nghệ sản xuất từ các chuyên gia (vì lò đúc, máy cán hiện nay đa phần thường nhập từ Trung Quốc) và họ trực tiếp chỉ đạo sản xuất. ở nghề dệt thợ kỹ thuật cao tập trung nhiều ở các HTX, công ty nơi được trang bị các máy dệt phức tạp hơn ở các hộ. Hiện nay ở làng Đồng Kỵ đã có trung tâm dạy nghề, truyền nghề đặt ở giữa làng nhằm dạy và nâng cao tay nghề cho người lao động. Đây là mô hình mới cần nhân rộng ra các ngành nghề, làng nghề. Thực tế cho thấy lao động trong các làng nghề cần được nâng cao tay nghề hơn nữa, đặc biệt là lao động tại địa phương (đây là lực lượng nòng cốt của làng nghề) thì mới đáp ứng được sự phát triển của ngành nghề TCN hiện tại và tương lai. Hiện tại lao động kỹ thuật cao của các làng nghề còn thiếu, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động, đây chính là lực lượng tiên phong trong việc tạo ra những sản phẩm mới, có chất lượng hơn. 4.1.4.3. Tình hình trang thiết bị của các cơ sở điều tra Trang thiết bị và máy móc cho ngành nghề là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng. Biểu 4.7 phản ánh tình hình trang thiết bị của các cơ sở điều tra với các chỉ tiêu về diện tích nhà xưởng, giá trị thiết bị công cụ, giá trị máy móc. Với nghề sắt thép giá trị máy móc tương đối lớn ở cả 3 loại hình. Các loại máy móc chính của nghề sắt thép như máy cán thép, máy ép phôi, lò đúc phôi, máy rút sắt, máy cơ khí (gia công cắt gọt), máy hàn bấm, hàn hơi, hàn điện... Biểu 4.7. Tình hình trang thiết bị của các cơ sở điều tra ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Công ty TNHH HTX Hộ 1. Sắt thép 1.1. GT thiết bị công cụ 1.1.1. Bình quân 1 cơ sở 4.50 4.50 3.56 1.1.2. Cơ sở lớn nhất 6.00 8.00 10.00 1.1.3. Cơ sở nhỏ nhất 2.00 1.50 0.20 1.2. GT máy móc 1.2.1. Bình quân 1 cơ sở 492.67 355.33 197.89 1.2.2. Cơ sở lớn nhất 1000.00 600.00 600.00 1.2.3. Cơ sở nhỏ nhất 108.00 216.00 14.00 2. Mộc mỹ nghệ 2.1. GT thiết bị công cụ 2.1.1. Bình quân 1 cơ sở 8.74 10.17 1.37 2.1.2. Cơ sở lớn nhất 14.80 22.00 4.80 2.1.3. Cơ sở nhỏ nhất 3.20 3.00 0.25 2.2. GT máy móc 2.2.1. Bình quân 1 cơ sở 147.06 53.05 12.29 2.2.2. Cơ sở lớn nhất 215.00 89.90 41.80 2.2.3. Cơ sở nhỏ nhất 50.00 29.80 4.00 3. Dệt 3.1. GT thiết bị công cụ 3.1.1. Bình quân 1 cơ sở 40.00 54.33 0.31 3. 1.2. Cơ sở lớn nhất 40.00 115.00 1.20 3.1.3. Cơ sở nhỏ nhất 40.00 13.00 0.10 3.2. GT máy móc: 3.2.1. Bình quân 1 cơ sở 1005.00 1040.00 13.56 3.2.2. Cơ sở lớn nhất 1005.00 1770.00 32.20 3.2.3. Cơ sở nhỏ nhất 1005.00 490.00 3.30 Giá cả phong phú đa dạng tùy vào công suất từng loại máy (ví dụ: máy cán nhỏ giá 250 triệu đồng, loại máy cán lớn là 800-900 triệu đồng, lò đúc trung tần 500 triệu đồng, lò đúc loại lớn hơn 800 triệu đồng, máy rút nhỏ 12 triệu đồng...). Đa số máy móc chính được nhập và chuyển giao công nghệ từ Trung Quốc, đây là các công nghệ ở mức trung bình. Với nghề mộc mỹ nghệ thì giá trị thiết bị máy móc nhỏ hơn, các máy chủ yếu là máy xẻ, máy cưa, máy bào, máy lấy nền, máy đánh giáp, máy khoan, máy lộng... Trong đó chỉ có máy xẻ là có giá trị lớn nhất khoảng 30 triệu đồng/chiếc, máy cưa từ 3-3,5 triệu đồng/chiếc, máy bào khoảng 2,5 triệu đồng/chiếc, còn các loại máy khác chủ yếu nhỏ hơn 1 triệu. ở nghề mộc mỹ nghệ, máy móc chỉ sử dụng ở một số công đoạn như pha gỗ, xử lý phần thô, còn lại các công đoạn đục trạm, xử lý phần tinh vẫn cần đến bàn tay lao động của con người, máy móc không thể thay thế được. Sự khác biệt này tạo nên giá trị rất đặc trưng cho sản phẩm của nghề mộc mỹ nghệ. Với nghề dệt, các công ty, HTX có giá trị máy móc tương đối lớn. Dây truyền công nghệ của nghề dệt thường có các loại: máy mắc, máy hồ, máy dệt, máy nhuộm, máy hấp, máy sấy. Nhìn chung công nghệ dệt ở các HTX và công ty ở Tương Giang lạc hậu, chúng là các công nghệ được thải loại từ các nhà máy dệt ở trong nước và Trung Quốc. Đối với các hộ thì hệ thống máy móc đơn giản, mỗi hộ trang bị từ 1-3 khung dệt, khung dệt gỗ có giá trị từ 1-3 triệu đồng/chiếc; khung sắt từ 3-5 triệu đồng. Các khung dệt được lắp mô tơ điện, vì vậy năng suất lao động cao hơn trước đây. Nhìn chung do máy móc lạc hậu nên các sản phẩm dệt sản xuất ra hạn chế về chủng loại, mẫu mã và chất lượng. 4.1.4.4. Tình hình vốn cho sản xuất ngành nghề ở các cơ sở điều tra: Biểu 4.8 cho thấy tình hình vốn ở các cơ sở điều tra. Với nghề sắt thép và nghề mộc mỹ nghệ vốn đầu tư cho sản xuất là tương đối lớn ở các loại hình sản xuất. Qua điều tra thì 100% số cơ sở sắt thép Biểu 4.8. Vốn cho ngành nghề của các cơ sở điều tra (Tính bình quân 1 cơ sở) Chỉ tiêu Công ty TNHH Hợp tác xã Hộ sản xuất SL(tr.đ) CC(%) SL(tr.đ) CC(%) SL(tr.đ) CC(%) 1. Sắt thép 1.1. Tổng số vốn 2306.33 100.00 1859.17 100.00 904.17 100.00 1.1.1.Theo tính chất * Vốn cố định 757.17 32.83 535.17 28.79 275.06 30.42 * Vốn lưu động 1549.16 67.17 1324 71.21 629.11 69.58 1.1.2. Theo nguồn gốc * Vốn tự có 1706.33 73.98 1729.5 93.03 770.83 85.25 * Vốn vay 600.00 26.02 66.67 3.59 131.94 14.59 - Vay nhà nước 300.00 50.00 33.33 49.99 38.89 29.48 - Vay tư nhân 300.00 50.00 33.34 50.01 93.06 70.53 2. Mộc mỹ nghệ 2.1. Tổng số vốn 2234.07 100.00 1333.91 100.00 278.78 100.00 2.1.1.Theo tính chất * Vốn cố định 543.23 24.32 407.07 30.52 39.15 14.04 * Vốn lưu động 1690.84 75.68 926.84 69.48 239.63 85.96 2.1.2. Theo nguồn gốc * Vốn tự có 1798.78 80.52 974.82 73.08 258.54 92.74 * Vốn vay 435.29 19.48 359.09 26.92 20.24 00 7.26 - Vay nhà nước 258.71 59.43 186.36 51.90 9.51 46.98 - Vay tư nhân 176.58 40.57 172.73 48.10 10.73 53.02 3. Dệt 3.1. Tổng số vốn 2100.00 100.00 2481.00 100.00 28.50 100.00 3.1.1.Theo tính chất * Vốn cố định 1485.00 70.71 1678.67 67.66 13.56 47.58 * Vốn lưu động 615.00 29.29 802.33 32.34 14.94 52.42 3.1.2. Theo nguồn gốc * Vốn tự có 1900.00 90.48 2134.33 86.03 28.50 100.00 * Vốn vay 200.00 9.52 346.67 13.97 - - - Vay nhà nước 100.00 50.00 250 72.11 - - - Vay tư nhân 100.00 50.00 96.67 27.89 - - đều thiếu vốn sản xuất kinh doanh và họ cho rằng đây là yếu tố quan trọng thứ hai (sau yếu tố thị trường) ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nghề. Với nghề mộc mỹ nghệ, các công ty TNHH, các HTX vay vốn Nhà nước nhiều hơn vay vốn tư nhân, còn hộ sản xuất vay vốn tư nhân nhiều hơn vay vốn Nhà nước. Hầu hết các cơ sở đều cho là mình thiếu vốn sản xuất nhất là vốn đầu tư cho khâu nguyên liệu gỗ. Với nghề dệt, các hộ sản xuất có mức vốn đầu tư tương đối ít, vốn của hộ là vốn tự có, không có nguồn vốn vay. Ngược lại, vốn đầu tư của công ty TNHH và HTX tương đối lớn, trong đó vốn tự có chiếm 86,03%, vốn vay chỉ chiếm 13,97%, trong đó vay Nhà nước chiếm 72,11%. Cả công ty và HTX đều cho là thiếu vốn sản xuất kinh doanh, nhất là vốn đầu tư đổi mới công nghệ, lượng vốn này tương đối lớn. Tóm lại, qua số liệu điều tra chúng ta thấy vốn vay của các cơ sở ngành nghề còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn và vốn vay từ các ngân hàng Nhà nước còn quá ít. Việc vay vốn Nhà nước gặp khó khăn về các thủ tục: dự án xin vay, thế chấp tài sản...; lượng vốn được vay ít, thời gian vay ngắn. Vì vậy vốn vay từ Nhà nước chưa phát huy nhiều tác dụng trong quá trình sản xuất của các cơ sở trong thời gian qua. 4.1.4.5. Tình hình nguyên liệu cho sản xuất ngành nghề Nguyên liệu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Đối với nghề sắt thép, nguyên liệu đầu vào chính của nghề sắt thép là sắt thép phế liệu và phôi thép nhập khẩu. Thời gian qua, giá nguyên liệu đầu vào thường không ổn định là do sự thay đổi cơ chế về xuất nhập khẩu sắt thép của Chính phủ, sự điều tiết của Tổng công ty thép, tốc độ phát triển xây dựng... Sắt thép phế liệu lại phân làm nhiều loại khác nhau với nhiều giá khác nhau: giá sắt phế liệu từ 1900-2500 đồng/kg; giá phôi đúc 2900-3100 đồng/kg. Thực tế cho thấy vấn đề sắt thép phế liệu còn nhiều khó khăn phải bàn tới như: tạp chất trong phế liệu nhiều dẫn đến sản phẩm kém chất lượng, thậm chí trong phế liệu còn có cả bom, mìn dẫn đến tai nạn không lường trước được. Mặt khác nguồn phế liệu trong nước sẽ dần cạn kiệt, đây cũng là khó khăn cho ngành sắt thép trong thời gian tới. Ngoài nguyên liệu chính, nghề sắt thép còn có nguyên liệu phụ như than đá, điện. Than đá được cung cấp bởi các cơ sở kinh doanh, dịch vụ; điện được cung cấp bởi các công ty điện lực trong nước. Hiện nay điện cho nghề sắt thép đang thiếu, đặc biệt là trong cụm công nghiệp làng nghề: cơ sở hạ tầng về điện (việc lắp đặt đường dây, máy biến thế) chưa theo kịp trang thiết bị máy móc của các cơ sở. Sơ đồ 4.1 thể hiện các kênh cung cấp nguyên liệu chính cho một ngành TCN hiện nay. Với nghề mộc mỹ nghệ, nguyên liệu đầu vào chủ yếu là các loại gỗ quý: trắc, gụ, pơmu, mun (đen, sọc), sưa, huyết, vàng tâm, cẩm thị... Các cơ sở sản xuất thường mua lại gỗ từ các chủ buôn gỗ. Những năm gần đây, do đóng cửa rừng nên nguyên liệu gỗ trong nước trở nên khan hiếm; nguồn gỗ chủ yếu được các chủ buôn mua từ gỗ khai thác theo kế hoạch hoặc gỗ thanh lý phát mại, gỗ trôi nổi. Gần đây lượng gỗ cũng cạn kiệt do đó gỗ cung cấp cho làng nghề chủ yếu là gỗ nhập khẩu, đầu tiên nhập từ Lào và hiện nay nhập từ Indonesia. Các chủ buôn gỗ có thể nhập trực tiếp hoặc nhập thông qua các công ty trong nước. Gỗ nhập khẩu được các chủ buôn tập kết về các kho bãi (chợ gỗ) ở Đồng Kỵ, Phù Khê; Các cơ sở sản xuất có nhu cầu đến mua ngay tại khu vực làng nghề. Tuy nhiên, hiện nay giá gỗ khá đắt: Gỗ gụ 8 triệu đồng/m3, cẩm thị 4,5 triệu đồng/m3, gỗ trắc đẹp 24 triệu đồng/m3, mun sọc 20 triệu đồng/m3, hương 13 triệu đồng/m3, sưa 20 triệu đồng/m3... Đây là yếu tố chính dẫn đến giá sản phẩm mộc mỹ nghệ cao. Ngoài nguyên liệu gỗ, nghề mộc mỹ nghệ còn các nguyên liệu phụ khác như: trai, ốc để khảm (thường được nhập từ Đài Loan, Singapo); keo, 5% 81% - Sắt thép 14% - Mộc mỹ nghệ 17% 5% 78% Sợi thô của các nhà máy trong nước Các chủ đầu mối Các cơ sở sản xuất 100% - Dệt Sơ đồ 4.1. Các kênh cung cấp nguyên liệu chính cồn, véc ni, đinh vít... Các loại nguyên liệu này cũng được bày bán ngay trong chợ nguyên liệu của làng nghề Đồng Kỵ. Hiện tại nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu là đủ cung ứng cho nghề mộc mỹ nghệ, trong tương lai nguồn nguyên liệu này cũng cạn kiệt thì đây sẽ là khó khăn lớn nhất cho nghề này. Với nghề dệt, nguyên liệu đầu vào chủ yếu từ sợi thô, chúng được cung cấp từ các nhà máy dệt trong nước, qua các chủ đầu mối rồi đến các cơ sở sản xuất, gia công. Hiện nay ở Tương Giang giá sợi dệt gạc y tế khoảng 30.000 đồng/kg; sợi dệt khăn mặt khoảng 28.000 đồng/kg. Mỗi khung dệt trong làng nghề thường dự trữ lượng sợi là 50 kg. Ngoài nguyên liệu chính là sợi còn có các nguyên liệu khác như gạo (làm hồ), thuốc nhuộm, thuốc tẩy... Nguyên liệu chính cung cấp cho nghề dệt hiện nay phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu do các nhà máy dệt trong nước cung cấp. 4.1.5. Tình hình tiêu thụ một số ngành nghề thủ công nghiệp Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở điều tra thể hiện ở sơ đồ 4.2 và số liệu tổng hợp ở phụ lục 4. - Nghề sắt thép. Sản phẩm chủ yếu là sắt xây dựng được tiêu thụ ở các thị trường trong nước và xuất khẩu. Mặc dù chất lượng không cao như sản phẩm sắt thép của các nhà máy hiện nay nhưng nó vẫn được thị trường chấp nhận do giá cả hợp lý. Các cơ sở sản xuất sắt thép thường tiêu thụ sản phẩm trực tiếp (không qua trung gian). Sản phẩm được xuất khẩu sang 2 nước là Lào và Campuchia, các công ty, HTX thường mở cửa hàng tại nước bạn. Các sản phẩm tiêu thụ trong nước thường được các chủ hàng đến tận cơ sở sản xuất để mua hoặc đặt hàng từ trước. - Nghề mộc mỹ nghệ Thị trường trong nước được chia ra thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh. Sản phẩm tiêu thụ trong tỉnh của công ty TNHH là 10,25%; HTX là 11,42%; hộ sản xuất là 65,52%; sở dĩ lượng tiêu thụ trong tỉnh của hộ nhiều là do lượng sản phẩm mà hộ bán lại cho các công ty và HTX ngay tại làng nghề. Lượng tiêu thụ ngoài tỉnh của công ty là 29,53%, HTX là 54,25%, hộ là 29,12%. Với thị trường nước ngoài, lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty là 60,22%, HTX là 34,33%, hộ là 5,36%. Nhìn chung lượng hàng tiêu thụ qua trung gian của các cơ sở chiếm khoảng 70%. Hiện nay thị trường xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, một số nước Châu Âu như: Pháp, Đức, Hà Lan; các nước Châu Mỹ như: Mỹ, Canada và một số nước Châu á khác như: Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan. Đến nay, số cửa hàng của các cơ sở mộc mỹ nghệ của Từ Sơn mở tại Quảng Tây – Trung Quốc lên đến hơn 230 cửa hàng; Các mặt hàng chủ yếu là bàn ghế, tranh tượng. Nói đến nghề mộc mỹ nghệ ở nước ta hiện nay, người ta nhắc ngay đến công ty mỹ nghệ Bông Mai (Phù Khê - Từ Sơn), Giám đốc công ty là ông Nguyễn Sỹ – người nhận giải vàng Châu Âu duy nhất về công nghệ và chất lượng tại Hội nghị quốc tế lần thứ 28 do Hội đồng tư vấn sáng tạo doanh nghiệp Châu Âu (BIDV) tổ chức vào tháng 3 năm 2002 tại Frunkpurt – Cộng hoà liên bang Đức, trong số hàng nghìn công ty và làng nghề nổi tiếng đến từ 163 nước. Sau đó công ty đã ký được 2 hợp đồng trị giá 43 nghìn đô la xuất khẩu sang Hà Lan và Đức; Năm 2001 công ty còn xuất sang Mỹ lô hàng trị giá 17 nghìn đô la và ký hợp đồng với công ty Phong Kiểm (Trung Quốc) cung cấp sản phẩm đồ gỗ trang trí nội thất phục vụ thế vận hội Bắc Kinh 2008 với tổng giá trị 4 triệu đô la, giao hàng trong 3 năm 2001-2003 [26, 109]. Đây chính là đơn vị điển hình về sản xuất và xuất khẩu hàng đồ gỗ mỹ nghệ ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ hiện nay còn gặp một số khó khăn đó là: phải cạnh tranh với sản phẩm Nam Định, Hà Tây và các sản phẩm gỗ ép công nghiệp, đồ dùng model; ứng dụng công nghệ thông tin Cơ sở sản xuất Cửa hàng, đại lý Người tiêu dùng Xuất khẩu 85% 15% - Sắt thép - Mộc mỹ nghệ Hộ sản xuất Hợp tác xã Công ty TNHH Cửa hàng, đại lý Trung gian xuất khẩu Người tiêu dùng Xuất khẩu 23% 41% 35% 33% 27% 17% 20% 40% 20% 14% 25% 5% Hộ sản xuất Hộ đầu mối Công ty, HTX Cửa hàng, đại lý Người tiêu dùng 78% 22% 36% 64% 17% 83% - Dệt Sơ đồ 4.2. Các kênh tiêu thụ sản phẩm ngành nghề thủ công nghiệp (bán hàng, quảng cáo trên mạng Internet) chưa được áp dụng; sản phẩm còn nhiều nơi trong nước và quốc tế chưa biết đến (do quảng bá kém, ít đầu tư). - Nghề dệt. Sản phẩm của các hộ sản xuất trong làng nghề được tiêu thụ ngay tại chỗ (cho chủ đầu mối hoặc các HTX) và đa phần là các hộ nhận gia công. Còn sản phẩm của các HTX, công ty đến các đơn vị tiêu dùng là các cơ sở y tế trong nước, các nhà máy dệt trong nước; một số ít được tiêu thụ ngoài thị trường trong nước qua các cửa hàng đại lý. Sản phẩm nghề dệt Tương Giang không có thị trường xuất khẩu. Nhìn chung thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt hẹp (chủ yếu là các bạn hàng truyền thống) do chủng loại sản phẩm, chất lượng, mẫu mã kém, đây chính là khó khăn đối với nghề dệt trong tương lai. ở cả 3 nghề tỷ suất hàng hoá đều đạt trên dưới 90%, trong đó nghề dệt có tỷ suất hàng hoá lớn nhất, trong từng nghề thì tỷ suất hàng hoá ở loại hình hộ là lớn hơn loại hình công ty và HTX. 4.1.6. Kết quả và hiệu quả sản xuất một số ngành nghề thủ công nghiệp ở Từ Sơn 4.1.6.1 Kết quả sản xuất năm 2002 của bình quân một cơ sở điều tra Qua biểu 4.9 chúng ta thấy được kết quả sản xuất bình quân một cơ sở điều tra năm 2002. - Nghề sắt thép. Giá trị sản xuất tạo ra tương đối lớn nhưng chi phí trung gian cũng lớn chủ yếu là chi phí cho nguyên liệu thép, điện, than do đó giá trị gia tăng giảm xuống đáng kể. Lợi nhuận thu được bình quân ở công ty TNHH là 1413 triệu đồng, HTX là 702 triệu đồng, hộ là 182 triệu đồng. Trong số các cơ sở điều tra thì ở loại hình công ty, HTX đều có lãi, còn hộ sản xuất vẫn có hộ bị lỗ chiếm khoảng 10 % số hộ điều tra (Nguyên nhân là do số hộ này có chi phí sản xuất quá lớn, sản phẩm làm ra bị ứ đọng dẫn đến quay vòng vốn chậm và phải chịu lãi suất nhiều). Biểu 4.9. Kết quả sản xuất bình quân 1 cơ sở điều tra ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu CTTNHH Hợp tác xã Hộ sản xuất 1. Sắt thép 1.1. Giá trị sản xuất (GO) 18110.00 8394.50 3594.86 1.2. Chi phí trung gian (IC) 15861.47 7463.91 3128.35 1.3. Giá trị gia tăng (VA) 2248.53 930.59 466.51 1.4. Lợi nhuận (Pr) 1413.49 702.97 182.98 2. Mộc mỹ nghệ 2.1. Giá trị sản xuất (GO) 3074.33 1967.00 634.58 2.2. Chi phí trung gian (IC) 2077.01 1366.00 457.27 2.3. Giá trị gia tăng (VA) 997.32 601.00 177.31 2.4. Lợi nhuận (Pr) 414.89 246.70 60.67 3. Dệt 3.1. Giá trị sản xuất (GO) 1566.00 1864.43 128.36 3.2. Chi phí trung gian (IC) 1310.31 1526.86 108.88 3.3. Giá trị gia tăng (VA) 255.69 337.57 19.48 3.4. Lợi nhuận (Pr) 72.56 79.98 5.16 - Nghề mộc mỹ nghệ. Các chỉ tiêu kết quả đều nhỏ hơn khá nhiều so với nghề sắt thép. Lợi nhuận tạo ra là: công ty 414 triệu đồng, HTX là 246 triệu đồng, hộ là 60 triệu đồng. Trong tổng số 58 cơ sở mộc mỹ nghệ điều tra không có cơ sở nào bị lỗ. - Nghề dệt. Giá trị sản xuất của công ty là 1566 triệu đồng, của HTX là 1864 triệu đồng, hộ chỉ là 128 triệu đồng. Lợi nhuận đạt được ở công ty là 72,56 triệu đồng, HTX là 79,98 triệu đồng, hộ là 5,16 triệu đồng. Đây là nghề có kết quả sản xuất quá khiêm tốn. Qua số liệu điều tra ở 18 cơ sở thì không có cơ sở nào bị lỗ, có HTX hầu như hoà vốn (lợi nhuận cả năm chỉ đạt 300 nghìn đồng). Tóm lại, năm 2002 nghề sắt thép và nghề mộc mỹ nghệ ở Từ Sơn đạt kết quả khá khả quan nhưng nghề dệt lại đạt kết quả quá khiêm tốn. Ba nghề này đã có những đóng góp lớn vào việc phát triển ngành nghề của huyện nói riêng và kinh tế của huyện nói chung. 4.1.6.2. Hiệu quả sản xuất năm 2002 bình quân một cơ sở *1 Hiệu quả sản xuất theo hình thức tổ chức Biểu 4.10 cho thấy hiệu quả sản xuất của các cơ sở theo loại hình thức tổ chức: công ty TNHH, HTX, hộ sản xuất. - Nghề sắt thép. ở loại hình công ty TNHH, 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra 1,14 đồng GO; 0,14 đồng VA và 0,09 đồng lợi nhuận; ở loại hình HTX, 1 đồng chi phí tạo ra 1,15 đồng giá trị sản xuất; 0,15 đồng giá trị VA và 0,11 đồng Pr; ở hộ sản xuất các chỉ tiêu này nhỏ hơn. Như vậy, loại hình HTX sử dụng chi phí có hiệu quả hơn loại hình công ty TNHH và hộ sản xuất. Nhưng nếu xét về hiệu quả sử dụng l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển hàng thủ công mỹ nghệ tại huyện từ sơn tỉnh bắc ninh (thực trạng và giải pháp).Doc