Đề tài Phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Hà Nội

Lời nói đầu .5

Chương I: Lý luận chung về hệ thống bán lẻ hiện đại .6

1.1. Khái quát về tiến trình phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại trên thế giới .6

1.1.1 Loại hình kinh doanh siêu thị .6

1.1.2. Thương mại điện tử .9

1.1.3. . Hệ thống bán lẻ hiện đại của một số quốc gia trên thế giới 14

1.2 .Bán lẻ hiện đại Việt Nam 22

1.2.1. Thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam 22

1.1.2.1. Các yếu tố tác động đến thị trườngbán lẻ hiện đại Việt Nam.22

1.1.2.2. Thị trường bán lẻ hiện đại.25

1.2.2. Hệ thống bán lẻ hiện đại Việt Nam .27

1.2.2.1. Hệ thống siêu thị.27

1.2.2.2. Hệ thống thương mại điện tử .34

1.3. Ưu thế và hạn chế của hệ thống bán lẻ hiện đại .38

1.3.1. Ưu thế và hạn chế của siêu thị 38

1.3.1.1. Ưu thế .38

1.3.1.2. Hạn chế .38

1.3.2. Ưu điểm và nhược điểm của thương mại điện tử .39

 

Chương 2 Phức tạp hệ thống bán lẻ hiện đại ở Hà Nội .43

2.1. Khái quát về thương mại Hà Nội 43

2.2. Phân tích thực trạng hệ thống bán lẻ của Hà Nội .46

2.3. Đánh giá thực trạng hệ thống bán lẻ hiện đại Hà Nội 51

2.3.1.Cầu vượt quá cung .52

2.3.2.Cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài .52

2.3.3. Nhân lực 53

 

Chương 3 Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Hà Nội .55

3.1. Những xu hướng mới của môi trường kinh doanh quốc tế .55

3.1.1. Kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng khá tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành thương mại bán lẻ thế giới 55

3.1.2. Xu hướng quốc tế hóa của ngành thương mại bán lẻ của các quốc gia tiếp tục diễn ra mạnh mẽ và vai trò của các công ty xuyên quốc gia thuộc lĩnh vực này tiếp tục gia tăng 56

3.1.3. Xu hướng phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, sinh học và sự ra đời của thương mại điện tử (TMĐT) sẽ làm nên cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực bán lẻ của thế giới 57

3.1.4. Sự cần thiết tăng cường điều tiết nhà nước ở các nước đang phát triển để bảo vệ ngành thương mại bán lẻ non trẻ trong nước . 59

3.1.5. Những thay đổi của thị trường kinh doanh trong nước thời gian tới năm 2010 60

3.1.6. Những cơ hội và thách thức mới đối với sự phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta 61

3.2. Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại ở Hà Nội 67

3.2.1. Đổi mới đa dạng hóa hình thức bán hàng .67

3.2.2. Phát triển theo hướng đa dạng hóa tập hợp hàng hóa và ứng dụng nghệ thuật trưng bày hàng hóa trong siêu thị 67

3.2.3. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý 68

3.2.4. Cơ chế phát triển nguồn nhân lực .68

3.2.5. Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể hệ thống bán lẻ hiện đại

3.2.6. Xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại cho phù hợp 69

 

Kết luận .72

 

docx74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2926 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau. Đăc biệt hàng hóa trong các siêu thị này chủ yếu lấy từ các chợ bán buôn và nguồn hàng nhập khẩu. Sự liên kết không chặt chẽ, hàng hóa không đa dạng về chủng loại và giá cao. Mô hình siêu thị dạng chuỗi: đây là mô hình mà một doanh nghiệp có thể mở hai hoặc nhiêu siêu thị tại các địa điểm khác nhau, kinh doanh các mặt hàng tương tự nhau và cùng chịu một sự thống nhất quản lý. Theo mô hình này người tiêu dùng không phải đến một siêu thị duy nhất mà có thể đến bất kỳ một siêu thị nào của chỗi siêu thị. Kinh doanh theo mô hình chuỗi các siêu thị thành viên có thể hỗ trợ lẫn nhau để huy động hàng hóa với khố lượng lớn, với giá cả canh tranh, tranh thủ được các chương trình khuyến mại và hỗ trợ từ phía nhà sản xuất Mô hình đại siêu thị và cửa hàng kho của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài: trong thời gian qua thị trường bán lẻ Việt Nam đã có sự góp mặt của một số tập đoàn phân phối lớn trên thế giới. Thời gian qua, tập đoàn Metro Cash and Carry đã khai trương các trung tâm Cash and Carry ( thực chất là loại của hàng kho hàng) tại TPHCM, Cần Thơ, Hà nội. Ngoài ra, tại khu công nghiệp Biên Hòa tỉnh Đồng Nai một đại siêu thị với tổng diện tích là 20.000m2, tổng vốn đầu tư là 20 triệu USD đó là siêu thi BigC của tập đoàn Bourbon. Hàng hóa trong siêu thị: Với mục tiêu để người tiêu dùng có thể “mua được mọi hàng hóa cần thiết cho một mái nhà ” các siêu thị của Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp để đưa được số lượng chủng loại hàng hóa cao nhất trong siêu thị. Về tập hợp hàng hóa: hàng hóa trong siêu thị Việt Nam chủ yếu là ngồn hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước với xu hướng tăng tỉ trọng hàng sản xuất trong nước Về chất lượng hàng hóa: qua điều tra đánh giá ban đầu người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng hàng hóa trong siêu thị và họ đến với siêu thị vì lý do chất lượng hàng hóa được đảm bảo. Hầu hết hàng hóa được bày bán trong siêu thị có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ nhãn mác và được kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên vẫn có hiện tượng người tiêu dùng mua phải hàng hóa hết hạn sử dụng hoặc chất lượng giảm sút do công tác vận chuyển bảo quản. Ngoài ra tại nhiều siêu thị tỉ lệ hàng hóa Trung Quốc không nguồn gốc rõ ràng được bày bán khá nhiều, gây tâm lý e ngại cho người tiêu dùng. Về tỷ lệ hàng Việt nam trong các siêu thị: Trải qua quá trình phát triển doanh nghiệp kinh doanh siêu thị đã thay đổi cách nhận thức về xác định khách hàng mục tiêu. Khi mới ra đời thì khách hàng của siêu thị là người nước ngoài hoặc người Việt Nam có thu nhập cao thì nay đối tượng khách hàng của siêu thị đã được mở rộng đến người có thu nhập khá hoặc trung bình khá. Chính vì vậy, các siêu thị đã đưa vào kinh doanh các loại hàng hóa Viêt Nam chất lượng cao với giá cả hợp lý, xóa bỏ quan điểm “siêu thị là siêu giá” vốn không còn thích hợp trong thời kỳ này. Biểu đồ 1.2: lý do khách hàng đến với siêu thị Đi tiên phong trong thực hiên chiến lược “nội địa hóa” hàng hóa trong siêu thị là chuỗi siêu thị Co.op Mart tại TPHCM, ở giai đoạn đầu tỉ lệ hàng trong nước chỉ đạt 20-30%. Đến giai đoạn hiện tại con số này đã đạt tới 80-90%. Đến hết năm 2004, Co.op Mart đã chiếm lĩnh trên 50% thị phần kinh doanh siêu thị tại TPHCM và là “bạn đồng hành” của nhiều nhà sản xuất hàng Việt Nam chất lượng cao. Chuỗi siêu thị Maximark với 9 năm hình thành và phát triển hiên đang kinh doanh trên 25.000 mặt hàng trong đó tỉ lệ hàng nội địa chiếm trên 70%. Đây cũng là một bí quyết giúp cho siêu thị này thu hút được đông đảo khách hàng vào mua sắm mỗi ngày và giá trị của mỗi hóa đơn thanh toán luôn ở mức cao. Đi tiên phong trong thực hiên chiến lược “nội địa hóa” hàng hóa trong siêu thị là chuỗi siêu thị Co.op Mart tại TPHCM, ở giai đoạn đầu tỉ lệ hàng trong nước chỉ đạt 20-30%. Đến giai đoạn hiện tại con số này đã đạt tới 80-90%. Đến hết năm 2004, Co.op Mart đã chiếm lĩnh trên 50% thị phần kinh doanh siêu thị tại TPHCM và là “bạn đồng hành” của nhiều nhà sản xuất hàng Việt Nam chất lượng cao. Chuỗi siêu thị Maximark với 9 năm hình thành và phát triển hiên đang kinh doanh trên 25.000 mặt hàng trong đó tỉ lệ hàng nội địa chiếm trên 70%. Đây cũng là một bí quyết giúp cho siêu thị này thu hút được đông đảo khách hàng vào mua sắm mỗi ngày và giá trị của mỗi hóa đơn thanh toán luôn ở mức cao. Bảng1.5: Tỷ lệ hàng hóa Việt Nam trong một số siêu thị Nhóm nghành hàng Siêu thị thị Co.opmart Siêu thị thị Citimart Siêu thị thi Maximark Siêu thị BigC Chung các nghành hàng 85 70 75 95 Thực phẩm 90 70 90 90 Quần áo, giày dép 90 80 70 90 Bánh kẹo 75 50 75 90 Gia vị 90 60 90 95 Hóa mỹ phẩm 85 80 90 95 Nước giải khát 90 90 90 95 Về giá cả hàng hóa trong siêu thị: giá cả luôn là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm. Theo kết quả điều tra cho thấy giá cả hàng hóa trong các siêu thị của Việt Nam luôn cao hơn giá của loại sản phẩm áy bán ở chở truyền thống hoặc các của hàng bách hóa. Mức độ chênh lệch giá giữa các siêu thị và các của hàng là 10-15% và với các chợ truyền thống là 10-25%. Về việc xây dựng các mặt hàng đặc trưng cho siêu thị: siêu thị là nơi kinh doanh hàng hóa tiêu dùng phổ biến, nên những yếu tố cơ bản đẻ hấp dẫn khách hàng chính là qui mô của chủng loại hàng hóa. Chất lượng hàng hóa và giá cả hợp lý. Tuy nhiên, những nhà kinh doanh siêu thị vẫn có thể thông qua lựa chọn hàng hóa đặc biệt mang phong cách riêng để thu hút khách hàng. Ví dụ như siêu thi Fivimart nổi tiếng với hàng rau quả thuc phẩm sơ chế, Co.op Mart có thế mạnh về nhóm hàng thực phẩm tươi sống, chế biến và nấu chín an toàn, còn hệ thống siêu thị Vinatex có khả năng cung cấp mọi sản phẩm thời trang hợp lứa tuổi… Về công tác quản lý hàng hóa trong siêu thị: đại đa số hàng háo trong siêu thị đã được găn mã vạch. Đây là cơ sở quan trọng để công tác quản lý hàng hóa nhập vào xuất bán, tôn kho được dễ dàng và chính xác. Hệ thống siêu thị đã được trang bị camera đẻ quản lý hàng hóa trong siêu thị. Hệ thống trang thiết bị hiện đại nay đã giúp cho hàng hóa trong siêu thi tranh bị mất cắp hay bị thất thoát vì nhiều lý do khác nhau. 1.2.2.2. Hệ thống thương mại điện tử Tin học bắt đầu tiếp cận và hình thành ở nước ta vào đầu thập kỷ 60 có thể chia quá trình phát triển tin học ở nước ta thành 3 giai đoạn: Từ 1965-1982 giai đoạn khởi đầu của tin học cổ điển của nước ta , sử dụng các máy tính lớn thế hệ 2 và 3 chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu và học tập. Từ 1982-1992: Giai đoạn tiếp cận với máy vi tính và ngôn ngữ lập trình, các phần mềm công cụ và bước đầu phổ cập xử lý thông tin đơn giản trên các máy tính cá nhân trong xã hội. 1993 cho đến nay: Bắt đầu xuất hiện thuật ngữ công nghệ thông tin trên thế giới, đánh dấu bước chuyển chất quan trọng trong công nghệ tổ chức và xử lý thông tin. Chính công nghệ thông tin là nền tảng trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Ở nước ta công nghệ thông tin phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Những tiến bộ công nghệ thông tin trong giai đoạn này phần nhiều chúng ta chưa bắt kịp: 1993: Khởi động phát triển Internet ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. 1994: công nghệ GIS, các hệ thống CAD/CAM phát triển 1995: mô hình văn phòng không giấy tờ, công nghệ mạng thông minh. 1997: khởi động thương mại điện tử, phát triển công nghệ Internet thế hệ 2. 1999: công nghệ mạng di động. 2000 và tiếp theo: công nghệ nhúng ứng dụng lên mạng Internet/Intranet, công nghệ Internet thế hệ thứ 3. Dịch vụ kinh doanh sách qua mạng lần đầu tiên tại Hà Nội và cũng là lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam khai trương ngày 10-12-2001 tại 292 Tây Sơn- Hà Nội cùng với sự ra đời của Trung tâm dịch vụ văn hóa tiền phong – VDC. Bước đầu, trung tâm tiền phong VDC đưa lên mạng 2000 đâu sách, với đầy đủ các mảng: văn học, triết học, lịch sử, khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ. Qua mạng, khách hàng được tìm hiểu, lựa chọn và đặt mua sách để rồi nhận được sách tại nhà qua nhân viên của trung tâm mà không phải trả thêm chi phí. Khách hàng ở tỉnh xa có thể gửi tiền qua bưu điện hoặc qua các đai lý trung gian; khi nhận được tiền trung tâm sẽ ngứi sách qua bưu điện cho khách hàng. Từ ngày tiên phong lập trang web tham gia thương mại điện tử, mỗi ngày có 3.000 lượt khách hàng truy cập mạng, doanh số tăng lên 10% và thu hút cả khách hàng nước ngoài, trong đó có những khách ở Mỹ thường xuyên mua đặt sách lẻ trị giá từ 200 đến 500 USD mỗi tháng thông qua trang web của nhà sách. Vào đầu năm 2002, trung tâm dịch vụ CD-VCD thuộc hồ Gươm Audio-Video đã đầu tư 7.000.000 đồng xây dựng một trang thông tin với địa chỉ WWW.hoguommcd.vn và đã thu được kết quả khả quan: chỉ trong vòng 20 ngày đầu tiên, đã có hơn 2.000 người truy cập, mỗi ngày có từ 20 đến 30 giao dịch về sản phẩm của trung tâm, qua đó trung tâm đã nắm được nhu cầu của khách hàng để định hướng sản xuất, phát hành và định giá bán sản phẩm, tạo được mối lien hệ với khách hàng. Trung tâm dịch vụ CD-VCD đã tạo được bước chuyển khá quan trọng: tăng doanh số (6 tháng đàu năm 2002 so với cùng kỳ năm 2001 tăng 166% về doanh số, 239% về sản lượng), tăng hợp đồng gia công và sản xuất chương trình, tăng hoạt động dịch vụ, mở ra khả năng xuất khẩu sản phẩm đến một số nước. Nhận thấy tác dụng to lớn của thương mại điện tử đối với phát triển kinh doanh nói chung Mặc dù mới hình thành nhưng các hoạt động TMĐT đã trở nên khá phố biến và đem lại doanh thu đáng kể; kinh doanh các dịch vụ GTGT trên thiết bị di động tăng nhanh; số lượng người mua sắm qua mạng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong giới trẻ ở khu vực đô thị... Bên cạnh đó, hoạt động cung cấp trực tuyến dịch vụ công đã khởi sắc, hầu hết các bộ ngành và địa phương đã có website cung cấp nhiều thông tin đa dạng và hữu ích cho DN. Một trong những nét nổi bật của TMĐT năm 2006 là loại hình giao dịch TMĐT giữa DN với DN (B2B) phát triển khá nhanh. Kết quả điều tra cho thấy có tới 92% DN đã kết nối Internet, trong đó kết nối băng thông rộng ADSL là 81%. Số DN tham gia các sàn TMĐT B2B của VN cũng như của nước ngoài tăng nhanh, nhiều DN đã tìm được đối tác mới, hợp đồng mới thông qua các chợ "ảo" này. Thực tế, trong khoảng 200.000 doanh nghiệp hiện có ở Việt Nam, khoảng 18.000 doanh nghiệp có trang web riêng, tuy nhiên, ứng dụng thương mại điện tử của hầu hết các doanh nghiệp còn ở mức độ sơ khai. Vì vậy, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử đang là một trong những nỗ lực của Việt Nam. Kế hoạch phát triển tổng thể thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2010, 60% số doanh nghiệp lớn, 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng thương mại điện tử và 10 % số hộ gia đình tham gia mua bán qua thương mại điện tử Trong kế hoạch phát triển thương mại điện tử, đến 2010 có 80% số doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết và sử dụng giao dịch qua mạng. Theo ông Lê Thanh Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử (TMĐT) thuộc Bộ Thương mại, kế hoạch phát triển TMĐT đến năm 2010 sẽ đưa dịch vụ công và mua sắm Chính phủ (tức giao dịch B2G) lên mạng. Sẽ có 60% số doanh nghiệp lớn giao dịch B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), 80% số doanh nghiệp hiểu biết và giao dịch B2B hoạc B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng), 10% số hộ gia đình, cá nhân mua sắm qua mạng B2C, C2C. Sở dĩ có sự phát triển như trên hiện nay Chính phủ, các cơ quan Bộ ngành đã nhận thấy tầm quan trọng của TMĐT nên đang có những chương trình thúc đẩy phát triển. Tham gia giao dịch trên mạng, cả người bán và người mua đều được giảm nhiều thứ chi phí như chi phí sản xuất, giao dịch, bán hàng, tiếp thị, nhân viên, kho bãi… Bộ Thương mại đánh giá: TMĐT đã góp phần quan trọng trong tăng trưởng thương mại, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT, Bộ Thương mại đã tập trung cho các giải pháp nhằm tạo thuận lợi nhất cho lĩnh vực này phát triển. Trong đó, giải pháp nhấn mạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, phát triển hạ tầng công nghệ cho TMĐT và Chính phủ tích cực, chủ động tham gia TMĐT. Nghị định về TMĐT đang được soạn thảo cũng với chủ trương chủ đạo là “Hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp và cá nhân, không tạo ra những rào cản không cần thiết”. 1.3. Ưu thế và hạn chế của hệ thống bán lẻ hiện đại 1.3.1.Ưu thế và hạn chế của siêu thị 1.3.1.1. Ưu thế - Siêu thị dược tổ chức với qui mô lớn, phương thức kinh doanh văn minh hiện đại, hàng hóa dịch vụ phong phú mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và nhà sản xuất. - Hình thức kinh doanh của siêu thị có tính chuyên môn hóa cao không những tăng khả năng cạnh tranh về giá cả của siêu thị mà còn giúp tăng hiệu lực quản lý nhà nước đối với khâu lưu thông phân phối. - Siêu thi góp phần rất lớn trong việc tạo ra và củng cố các kênh phân phối liên kết dọc, không những đảm bảo phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng hơn mà còn góp phần phát triển hệ thốn phân phối hiện đại của Việt Nam. 1.3.1.2. Hạn chế - Bán hàng theo phương thức tự phục vụ có nghĩa là không có sự tiếp xúc giữa người mua và người bán, điều này cá ưu điểm là, tạo sự văn minh tâm lý thoải mái, tự do hoàn toàn cho người mua hàng những khi người mua cần một lời khuyên đẻ quyết định chọn mua hàng thì lại gặp khó khăn hơn so với các phương thức khác. Do vậy những hàng hóa đặc biệt, cần sự chăm sóc đặc biệt của người bán đối với người mua. - Xuất phát từ tập hợp hàng hóa của siêu thị là đại bộ phận hàng hóa tiêu dùng phổ biến, đối tựơng khách hàng của siêu thị là đại bộ phận người tiêu dùng vì vậy hàng hóa trong siêu thị không đạt phẩn cấp cao. - Các siêu thị có thời gian mở của cố định, điều này cũng gây ra khó khăn trong mua sắm của khách hàng,các cửa hiệu độc lập thường đáp úng tốt hơn điều này. - Nhược điểm của siêu thị so với các của hàng chuyên doanh là siêu thị có tập hơp hàng hóa lớn nhưng không sâu. - Một nhược điểm nữa của siêu thị so với các loại chợ truyền thống là siêu thị mang hơi thở của cuộc sống công nghiệp và hiện đại các siêu thị đều giống nhau ở phương thức tự phục vụ gây ra nhàm chán đối với người mua. Hầu hết các chợ được hình thành từ các lễ hộ truyền thống của loại người vì thế đi chợ mang đam bản sắc văn hóa truyền thống mang lại sự khám phá thích thú cho người mua. 1.3.2. Ưu điểm và nhược điểm của Thương mại điện tử(TMĐT) Tất  cả  các  công  ty  đều  rất quan tâm tới TMĐT đơn giản vì nó có thể giúp họ tăng thêm lợi nhuận qua việc tăng lượng bán và  giảm  chi  phí. Quảng  cáo  tốt trên Web có thể có được thông báo quảng cáo của các công ty nhỏ tới người tiêu dùng trên mọi quốc gia trên thế giới. Chi phí cho việc sử lý những yêu  cầu  bán  hàng,  cung  cấp các  yêu  cầu  hỏi  về  giá  cả,  và xác  nhận  các  sản  phẩm  có  sẵn có  thể  giảm  nhờ  TMĐT  trong hỗ trợ kinh doanh và quá trình đặt hàng của một doanh nghiệp. Năm  1998,  Cisco  Systems  đã bán được 72 sản phẩm thiết bị máy tính của mình qua Web, bởi không có một dịch vụ khách hàng nào có thể đại diện cho những hoạt động kinh doanh như thế nên Cisco dự tính rằng họ có thể bớt được 500.000 cuộc gọi mỗi tháng và mỗi năm có thể tiết kiệm được hơn 500 triệu đô la. TMĐT tăng cơ hội bán cho người bán đồng thời cũng tăng cơ hội mua cho người kinh doanh cũng như người mua. Các doanh nghiệp có thể dùng TMĐT trong quá trình mua bán để xác định các đối tác cung và cầu mới. Trong TMĐT thì thoả thuận về giá cả và chuyển giao các mặt hàng dễ dàng hơn bởi vì Web có thể cung cấp thông tin cạnh tranh về giá cả rất hiệu quả. TMĐT đẩy mạnh tốc độ và tính chính xác để các doang nghiệp có thể trao đổi thông tin và giảm chi phí cho cả hai bên trong các giao dịch. TMĐT cho người kinh doanh nhiều sự lựa chọn hơn là thương mại truyền thống bởi họ có thể đồng thời biết nhiều loại sản phẩm và các loại dịch vụ từ nhiều người bán khác nhau luôn sẵn sàng hàng ngày, hàng giờ. Có khách hàng thì muốn sử dụng một lượng thông tin lớn khi quyết định mua bán trong khi những người khác không cần nhiều như vậy. TMĐT cung cấp cho người kinh doanh cách dễ dàng nhất để tuỳ chỉnh các cấp độ thông tin trong mua bán. Thay vì phải đợi nhiều ngày để gửi thư từ, mang theo một quyển mẫu hoặc các trang mô phỏng sản phẩm hoặc thậm chí nhanh hơn là nhờ vào những giao dịch qua fax, thì người kinh doanh có thể truy cập ngay vào những thông tin chi tiết trên Web. Với một số sản phẩm như phần mềm, các audio clip, các hình ảnh thậm chí là có thể được chuyển qua Internet, giảm được thời gian mà người kinh doanh phải chờ để bắt đầu việc mua hàng. Lợi nhuận của TMĐT cũng đã tăng thêm phúc lợi xã hội. Thanh toán điện tử của việc trả thuế, lương hưu, và phúc lợi xã hội chi phí thấp, an toàn và nhanh chóng khi giao dịch qua Internet. Hơn nữa các thanh toán điện tử có thể kiểm toán và điều hành dễ dàng hơn các thanh toán bằng séc có thể chống thất thoát và gian lận. TMĐT còn có thể đáp ứng được các dịch vụ và các sản phẩm tới những nơi xa xôi. Tuy nhiên thì cũng có một số hoạt động kinh doanh không thích hợp TMĐT. Ví dụ, nhiều thực phẩm nhanh hỏng và các mặt hàng đắt tiền như đồ trang sức hoặc đồ cổ không thể kiểm tra được một cách xác đáng từ điểm xa theo các công nghệ mới sẽ được phát minh ra trong tương lai. Tuy nhiên, hầu hết những bất lợi của TMĐT ngày nay bắt nguồn từ tính chất mới lạ và tốc độ phát triển nhanh của các công nghệ cơ bản. Những bất lợi này sẽ biến mất khi TMĐT hoàn thiện và sẵn sàng hoạt động và được toàn bộ dân chúng chấp nhận. Nhiều sản phẩm và dịch vụ đòi hỏi những nhận xét của khách hàng tiềm năng được trang bị và sẵn sàng mua qua Internet. Ví dụ, nhà kinh doanh tạp phẩm trực tuyến Peapop chỉ thực hiện các dịch vụ giao hàng của mình trong một số thành phố. Do nhiều khách hàng tiềm năng của Peapop bắt đầu kết nối với Internet và bắt đầu thấy sự tiện lợi của việc mua bán trực tuyến, nó sẽ có thể mở rộng thêm nhiều khu vực. Các doanh nghiệp thường tính toán lợi nhuận thu được trên số lượng các vụ đầu tư trước khi sử dụng bất kỳ công nghệ mới nào. Điều đó rất khó thực hiện trong TMĐT bởi chi phí và lợi nhuận rất khó xác định. Chi phí, là một chức năng của công nghệ, có thể thay đổi nhanh chóng thậm chí chỉ trong thời gian ngắn thực hiện các dự án TMĐT do những công nghệ cơ bản đang thay đổi một cách nhanh chóng. Nhiều công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ được các công nhân có các kỹ năng về công nghệ, thiết kế và quá trình kinh doanh cần thiết để làm TMĐT có hiệu quả. Một vấn đề khác mà các công ty muốn kinh doanh trên Internet phải đối mặt đó là khó khăn trong việc thống nhất cơ sở dữ liệu đang hiện hành và phần mềm xử lý giao dịch được thiết kế cho thương mại truyền thống thành phần mềm có thể dành riêng cho TMĐT. Cùng với các vấn đề về công nghệ và phần mềm, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những trở ngại về văn hoá và luật pháp trong TMĐT. Nhiều người tiêu dùng ở một mức độ nào đó vẫn e ngại việc gửi số thẻ tín dụng trên Internet, có một số người tiêu dùng khác đơn giản thường hơn có thể thích hợp được với sự thay đổi và cảm thấy không thoải mái trong việc xem các hàng hoá trên màn hình máy tính hơn là xem trực tiếp. Môi trường pháp lý mà TMĐT được quản lý là các bộ luật hoàn toàn không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Luật kiểm soát TMĐT được viết ra khi các tài liệu được ký dự tính hợp lý trong bất kỳ giao dịch kinh doanh nào. Khi có nhiều các doanh nghiệp và cá nhân thấy được lợi ích của TMĐT là hấp dẫn, thì những bất lợi liên quan đến công nghệ và văn hoá này sẽ không còn tồn tại nữa. * Nói tóm lại bán lẻ hiện đại Việt Nam có ba điểm yếu Tài chính: Đây là yếu tố không cần bàn cãi nhiều. Hậu cần (logistics): Kinh doanh siêu thị hiện đại đòi hỏi một hệ thống hậu cần chuyên nghiệp. Tổng giám đốc của Metro Cash&Carry cho biết Metro đã chi gần 20-25 triệu euro trang bị hệ thống cung ứng hàng (kho lạnh, xe chuyên dụng, thiết bị kiểm tra, bảo quản hàng hóa...) theo chuẩn của Metro toàn cầu và chi gần 800.000 euro cho công tác huấn luyện. Trong khi đó, ở các siêu thị của Việt Nam, các giám đốc siêu thị vẫn còn tranh cãi với nhau về việc trung tâm phân phối hoặc nhà cung cấp không giao đủ hàng bán trong dịp lễ, Tết mà chưa có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này. Việc điều phối các xe giao hàng đúng loại, đúng nơi, đúng thời điểm vẫn còn được điều hành, quản lý khá đơn giản. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn làm gia tăng chi phí lao động cũng như quản lý. Tính chuyên nghiệp: Kinh doanh bán lẻ hiện đại đòi hỏi nhà quản lý có những công cụ hỗ trợ để đưa ra các quyết định. Đối với một hệ thống siêu thị, bộ phận mua hàng đóng vai trò khá quan trọng. Chuyên viên mua hàng chuyên nghiệp có thể điều đình với nhà cung cấp trên tất cả mọi phương diện từ giá cả, số lượng, thời gian giao nhận hàng, các chương trình tiếp thị, khuyến mãi, quy cách bao bì, đóng gói... Thậm chí họ có thể tư vấn lại cho nhà cung cấp nên sản xuất hàng như thế nào, tiếp thị, quảng bá ra sao... Tuy nhiên, ở khâu này, dường như các chuyên viên mua hàng của các nhà bán lẻ nước ngoài tỏ ra lấn lướt. Chương 2: Phức tạp hệ thống bán lẻ hiện đại ở Hà Nội 2.1. Khái quát về thương mại Hà Nội Hà Nội thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam là nơi tập trung các hoạt động văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước. Theo số liệu điều tra mới nhất của Công an thành phố Hà Nội, tổng dân cư trên địa bàn Thủ đô đã vượt qua con số 3 triệu người. Thành phần dân cư ở Thủ đô đa dạng, phân bố không đồng đều, tập trung đông nhất ở các quận nội thành và khu vực ven nội, có tốc độ đô thị hóa nhanh. Thành phần dân cư ở Thủ đô đa dạng, phân bố không đồng đều, tập trung đông nhất ở các quận nội thành và khu vực ven nội, có tốc độ đô thị hóa nhanh. Lượng người từ các tỉnh về Hà Nội làm ăn sinh sống có xu hướng tăng đột biến, phần lớn là di chuyển cả gia đình về mua nhà, mua đất để cư trú lâu dài. Các đối tượng nằm trong diện này thường là cán bộ nhân viên đang công tác, làm hợp đồng tại các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Là nơi có mật độ dân cư thuộc loại cao nhất cả nước Hà Nội: 3.490 người/km2 (gấp gần 100 lần mật độ chuẩn thế giới). Với lương dân số đông như vậy thì nhu cầu tiêu dùng, hàng hóa, dịch vụ của Hà Nội cũng thuộc vào loại đông nhất cả nước. Từ nhu cầu cấp thiêt nay mà hệ thống thương mại thành phố Hà nội cũng rất đa dạng và phong phú. Tại Hà nội các hệ thống chợ từ các chợ lẻ có khi chỉ là một đoạn đường đi trong một con hẻm cung cấp các loại thực phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân trong khu phố, cho đến nhứng hệ thống chợ đầu mối mà người ta có thể tìm thấy bât cứ thứ gì, các hệ thống siêu thị trung tâm thương mại hay cả loại hình thương mại điện tử đang nhen nhóm phát triển và cả những ngánh hàng rong nho cũng đang ngày ngày phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cùa người dân thành phố… Tại đây mọi hinh thức bán lẻ đều có thể tồn tại. Đất nước hội nhập và phát triển, Hà Nội cũng là một điểm đến cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hà nội cũng là nơi thu hút đầu tư nước ngoài với số lượng lớn trong vòng 15 năm (1989 - 2003), trên địa bàn Hà Nội đã có 601 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) được cấp phép, với tổng vốn đăng ký lên đến 9,1 tỉ USD. Trong đó, 3,7 tỉ USD đã được thực hiện. Các dự án FDI này đã đóng góp 25 - 32% kim ngạch xuất khẩu của thành phố, tạo việc làm cho 25.000 lao động với tổng doanh thu 6,4 tỉ USD. Ước tính đến hết tháng 3/2008 Hà Nội thu hút được 72 dự án cả cấp mới và tăng vốn với tổng vốn đăng ký là 574,8 triệu USD. Là nơi tập trung đông dân cư từ các tỉnh đến để làm việc và học tập. Dân số đa phần là dân số trẻ có mức thu nhập cao nhu cầu tiêu dùng lớn. Theo thống kê của Sở Thương mại Hà Nội, trong 8 tháng đầu năm 2006, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 178.710 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2005, trong đó tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ đạt 35.670 tỷ đồng, tăng 22,7% so với cùng kỳ. Chỉ tính riêng tháng 8/2006, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ cũng đã đạt con số 23.393 tỷ đồng, tăng hơn 2% so với tháng 7. Thói quen tiêu dùng cũng đang thay đổi cùng với sư len chân của lối sống công nghiệp vào đại bộ phận dân chúng đặc biệt là lớp người trẻ. Và không phải lúc nao chung ta cũng co thời gian đi chợ, hay một cuộc Shopping ngoai chợ. Chính vì những thay đổi này đã tạo ra sự thay đổi lớn trong hệ thống bán lẻ Hà nội. UBND TP Hà Nội vừa giao Sở Kế hoạch - Đầu tư thảo quyết định ban hành một số cơ chế khuyến khích, lựa chọn chủ đầu tư xây dựng nhiều trung tâm thương mại trên cơ sở các chợ cũ của Thủ đô theo chủ trương ''xã hội hoá''. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu cũng vừa khẳng định với phóng viên VietNamNet: ''Hơn 10 trung tâm thương mại tại Hà Nội sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2007, trên cơ sở cải tạo từ các chợ cũ!''Trước đó, từ quý IV/2006, Thủ đô Hà Nội đã ''rậm rịch'' chuẩn bị cho cuộc ''chuyển mình'' của hàng loạt chợ cũ này bằng nhiều cuộc họp bàn liên tiếp giữa Ban chỉ đạo Chương trình phát triển chợ Thành phố với lãnh đạo nhiều sở, ngành để thống nhất một chủ trương chung. Tất cả đã nhất trí việc đầu tư xây dựng (cả xây mới lẫn cải tạo chỉnh trang) và chuyển đổi mô hình quản lý các chợ - trung tâm thương mại theo phương thức ''xã hội hoá mạnh''. Các chợ - đặc biệt ở khu vực nội thành sẽ được đầu tư xây dựng và cải tạo với tiến độ nhanh nhất, tạo diện mạo mới trong kinh doanh - thương mại Thủ đô, th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Hà Nội.docx
Tài liệu liên quan