Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua chứng khoán của TCPH để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết.
Theo pháp luật của Việt Nam có 2 hình thức bảo lãnh phát hành chứng khoán trên thị trường như sau:
- Bảo lãnh chắc chắn: là hình thức bảo lãnh mà công ty bảo lãnh nhận mua toàn bộ số chứng khoán trong đợt phát hành của tổ chức phát hành, sau đó sẽ bán ra công chúng. Giá mua của công ty bảo lãnh thường là một giá đã được ấn định và thường thấp hơn giá thị trường, giá bán của công ty bảo lãnh là giá thị trường.
- Bảo lãnh cố gắng tối đa: là hình thức bảo lãnh mà công ty bảo lãnh phát hành hứa sẽ cố gắng tới mức tối đa có thể để bán hết số chứng khoán cần phát hành cho công ty phát hành. Trong trường hợp bán không hết, số chứng khoán còn lại được trả về cho công ty phát hành. Công ty bảo lãnh được hưởng hoa hồng trên số chứng khoán được bán ra.
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2523 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển hoạt động bảo lãnh phát hành tại Công ty chứng khoán Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hứng khoán Việt Nam, CTCK Thăng Long đang từng bước đi lên. Ngay cả thời điểm khó khăn như hiện nay, công ty vẫn tạo ra lợi nhuận khá cao cho thấy được sức mạnh và của công ty trong mọi hoàn cảnh đều có thế vượt qua và tồn tại.
Năm 2006 và 2007 đánh dấu sự phát triển vượt bâc của Thị trướng chứng khoán Việt Nam, cùng với đó, doanh thu và lợi nhuận của TLS cũng có sự gia tăng mạnh. Doanh thu thuần năm 2006 gấp hơn 4 lần năm 2005 là 13,771 tỷ đồng và năm 2007 gấp hơn 4.5 lần năm 2006. Lợi nhuận ròng cũng tăng từ khoảng 7 tỷ năm 2005 lên hơn 84 tỷ năm 2007.
Năm 2008, thị trường chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn chao đảo trước khó khăn chung của nền kinh tế và thị trường chứng khoán thế giới. Theo báo cáo của các công ty chứng khoán với ủy ban chứng khoán nhà nước, hơn 70% công ty báo cáo lỗ. Tại TLS doanh thu năm 2008 vẫn tăng 65% so với năm 2007 (đạt hơn 344 tỷ đồng) song lợi nhuận thu được rất nhỏ (373 triệu đồng). Tuy không phải sự thành công nhưng đây cũng là sự cố gắng của toàn thể công ty chứng khoán Thăng Long trong khi điều kiện thị trường khó khăn tác động mạnh tới hoạt động của các công ty chứng khoán trên cả nước.
Năm 2009 đánh dấu sự phục hồi của thị trường chứng khoán, đồng thời cũng đem lại thành công vượt bậc về doanh thu cho TLS. Năm 2009 doanh thu của công ty là hơn 676 tỷ đồng lợi nhuận đạt 93.7 tỷ đồng.
Năm 2010 do có nhiều biến động và khó khăn của thị trường trong năm dẫn tới doanh thu của công ty tăng rất mạnh 1311.877 tỷ đồng nhưng do chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng tăng đột biến khiến cho lợi nhuận chỉ là 44.571 tỷ đồng.
Cơ cấu doanh thu lợi nhuận của Công ty Chứng khoán Thăng Long.
Biểu đồ 1.3.3: Cơ cấu doanh thu của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long
(Nguồn: Báo cáo tài chính CTCK Thăng Long)
Nhìn vào cơ cấu doanh thu của TLS ta có thể thấy, chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu là từ 2 nghiệp vụ tự doanh và môi giới và lợi nhuận đem lại lớn nhất cũng là từ 2 nghiệp vụ đó. Tuy nhiên, có sự dịch chuyển cơ cấu doanh thu của TLS:
Doanh thu từ hoạt động tự doanh đã giảm dần tỷ trọng nhưng vẫn đóng góp hơn 40% và tổng doanh thu của công ty và hơn 30% lợi nhuận thu được.
Với lợi thế về thị phần môi giới (TLS là công ty có thị phần môi giới lớn nhất thị trường chứng khoán năm 2008 đến nay) nên Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động môi giới vẫn chiếm tỷ trọng cao.
Nhận thấy thị trường trái phiếu là thị trường tiềm năng, và vẫn chưa được sự chú trọng của các công ty chứng khoán, TLS đã đầu tư phát triển hoạt động đầu tư trái phiếu một cách chuyên nghiệp, nhờ vậy, doanh thu từ hoạt động đầu tư trái phiếu đã có sự gia tăng cả về giá trị và tỷ trọng đóng góp vào doanh thu.
Bên cạnh đó, từ năm 2007, trước sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng các công ty chứng khoán, TLS đã chú trọng triển khai các nghiệp vụ mới nhằm tăng khả năng cạnh tranh: như bảo lãnh phát hành và tái bảo lãnh, đồng thời, TLS cũng chuyên nghiệp hóa các dịch vụ tài chính như tư vấn đầu tư…
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG.
Miêu tả công việc
Ngày 20/12: Đến liên hệ xin kiến tập tại Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long.
Tuần 1: Tìm hiểu về Công ty chứng khoán Thăng Long sau đó lựa chọn đề tài thực tập. Sau khi đã chọn được đề tài thì xin vào phòng IB của chi nhánh Láng Hạ, bắt đầu làm quen với công việc.
Tuần 2 - 9: Quan sát công việc các cán bộ phòng IB, cách thức làm việc, tiếp đón khách hàng, thẩm định các dự án.... Thực hiện những công việc được giao. Hỏi các nhân viên tín dụng những điều thắc mắc, những điều quan sát thấy không giống như được giảng dạy tại nhà trường. Xin tài liệu, số liệu thực tế để phục vụ cho việc viết báo cáo.
Tuần 10: tới đơn vị thực tập tiếp và hoàn thành việc viết báo cáo, xin thêm những tài liệu cần thiết. Xin ý kiến các anh chị phòng IB về báo cáo thực tập.
20/04: Xin giấy chứng nhận và ý kiến đánh giá nhận xét quá trình thực tập của trưởng phòng IB và Phòng nhân sự về đợt Thực tập. Kết thúc đợt thực tập.
Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán tại CTCK Thăng Long.
Các quy phạm phát luật chính ảnh hưởng tới nghiệp vụ bảo lãnh phát hành.
Luật
1. Luật Doanh nghiệp của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
2. Luật Chứng khoán, của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
Nghị định
3. Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
4. Nghị định số 84/2010/NĐ-CP ngày 02/08/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định chi tiết một số điều của Luật Chứng khoán; (Lưu ý: hiệu lực thi hành 20/09/2010
Thông tư
8. Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Quyết định
9. Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13 tháng 03 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho công ty niêm yết trên SGDCK/TTGDCK;
10. Quyết định 13/2007/QĐ-BTC ngày 13 tháng 03 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mẫu Bản cáo bạch trong Hồ sơ đăng ký chào bán ra công chúng và Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán;
11. Quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19 tháng 03 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/Trung tâm giao dịch chứng khoán;
12. Quyết định số 23/QĐ-VSD ngày 22 tháng 04 năm 2010 của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam về việc ban hành Quy chế hoạt động đăng ký chứng khoán và Quy chế ban hành kèm theo;
Hiện tại pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán đang còn khá ít và còn nhiều kẽ hở cả về mặt quản lý các công ty có khả năng bảo lãnh và cả các công ty được bảo lãnh. Trong tương lai khi pháp luật về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành được hoàn thiện thì nhất định sẽ là một trong những yếu tố giúp cho nghiệp vụ này phát triền mang lại nhiều lợi nhuận cho các công ty chứng khoán cũng như lợi ích cho các tố chức phát hành.
Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh phát hành tại Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long.
Phương hướng hoạt động bảo lãnh phát hành tại TLS.
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua chứng khoán của TCPH để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết.
Theo pháp luật của Việt Nam có 2 hình thức bảo lãnh phát hành chứng khoán trên thị trường như sau:
Bảo lãnh chắc chắn: là hình thức bảo lãnh mà công ty bảo lãnh nhận mua toàn bộ số chứng khoán trong đợt phát hành của tổ chức phát hành, sau đó sẽ bán ra công chúng. Giá mua của công ty bảo lãnh thường là một giá đã được ấn định và thường thấp hơn giá thị trường, giá bán của công ty bảo lãnh là giá thị trường.
Bảo lãnh cố gắng tối đa: là hình thức bảo lãnh mà công ty bảo lãnh phát hành hứa sẽ cố gắng tới mức tối đa có thể để bán hết số chứng khoán cần phát hành cho công ty phát hành. Trong trường hợp bán không hết, số chứng khoán còn lại được trả về cho công ty phát hành. Công ty bảo lãnh được hưởng hoa hồng trên số chứng khoán được bán ra.
Công ty tập trung vào các hoạt động sau:
Công ty tập trung phân tích nền kinh tế để tìm ra các ngành có tiềm năng phát triển mạnh trên thị trường. Sau đó công ty phân tích tình hình tài chính của các công ty trong các ngành được lựa chọn để tìm ra công ty tốt nhất để tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh.
Bảo lãnh phát hành cho các doanh nghiệp là khách hàng của MB, công ty sẽ tận dụng quan hệ của MB với khách hàng và kinh nghiệm của MB trong hoạt động tín dụng để phân tích, đánh giá chất lượng từng loại chứng khoán của các doanh nghiệp kể trên và đưa ra quyết định bảo lãnh phát hành.
Với nghiệp vụ này công ty có lợi thế căn bản đó là một lượng lớn khách hàng truyền thống của ngân hàng MB cộng thêm việc là một trong những công ty chứng khoán thành lập đầu tiên ở Việt Nam đem lại uy tín cho TLS trong hoạt động bảo lãnh phát hành cho các công ty. Đây là thị trường tiềm năng của công ty.
Ngoài ra, trên cơ sở nhu cầu của MB, công ty tiến hành cung cấp dịch vụ tư vấn và đại lý phát hành các loại chứng khoán của MB trong khuôn khổ các quy định của UBCKNN.
Quy trình bảo lãnh phát hành của TLS.
Hiện nay, TLS đã tự xây dựng cho mình một quy trình bảo phát hành đầy đủ như sau:
Trong trường hợp bảo lãnh chắc chắn:
Sơ đồ 2.2.1: Quy trình bảo lãnh phát hành chắc chắn của TLS
(Nguồn: CTCK Thăng Long)
(1): Tổ chức phát hành sau khi chọn lựa và ký hợp đồng với Tổ chức bảo lãnh, tiến hành nộp hồ sơ xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
(2): Sau khu xem xét hồ sơ của tổ chức phát hành nếu đã đầy đủ các yêu cầu trong luật pháp quy định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ chấp thuận cho TCPH được phép phát hành cổ phiếu ra thị trường.
(3): TCPH sau khi được cho phép phát hành sẽ tiến hành chuyển chứng khoán sang cho TCBL.
(4): Sau khi ký hợp đồng với TCPH, TCBL nhận chứng khoán và trả tiền cho TCPH.
(5): TCBL đệ trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phương án bán và cam kết bảo lãnh chắc chắn.
(6): Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và chấp nhận phương án và cam kết bảo lãnh phát hành từ công ty chứng khoán.
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục pháp lý TCBL tiến hành các bước theo quy trình:
Công bố chào bán ra thị trường, cho những tổ chức cá nhân có quan tâm.
Gủi phiếu điều tra thị trường để đánh giá tính khả thi của dự án nhằm xác định nhu cầu của thị trường và mức độ hiệu quả dự án.
Tiến hành hoạt động book building - cơ chế đăng ký ghi sổ. Trong hoạt động này TCPH sẽ tiến hành ghi lại nhu cầu của nhà đầu tư về số lượng và mức giá cao nhất có thể mua để nhằm xác định giá của chứng khoán phân phối.
Bước cuối cùng là tiến hành phân phối chứng khoán ra thị trường và bình ổn thị trường sau đó và báo cáo lại với tổ chức quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp bảo lãnh với cố gắng tối đa:
Sơ đồ 2.2.2: Quy trình bảo lãnh phát hành cố gắng tối đa.
(Nguồn: CTCK Thăng Long)
Theo quy trình này, Tổ chức phát hành sau khi chọn lựa và ký hợp đồng với Tổ chức bảo lãnh, tiến hành nộp hồ sơ xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Sau khi được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, TCPH sẽ tiến hành phân phối chứng khán của họ cho cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược, cán bộ công nhân viên, và một số các cá nhân tổ chức khác. Phần chứng khoán còn dư sẽ được chuyển hết lại cho TCBL và nhận lấy tiền từ TCBL.
TCBL sau khi được nhận chứng khoán từ tổ chức phát hành và trả tiền cho họ thì TCPH tiến hành phân phối lại chứng khoán cho các khách hàng của họ. Sau khi phân phối chứng khoán cho khách hành của mình, nếu còn dư chứng khoán thì TCBL phải mua hết số còn lại.
Thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh phát hành tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long.
Hiện nay, Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long đang ngay một không ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ bảo lãnh phát hành của công ty mình, nhằm đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Kết quả hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long ngày càng mang lại hiệu quả cao.
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh hoạt động bảo lãnh phát hành tại TLS.
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng doanh thu
59.647
207.888
334.49
676.362
1311.837
Doanh thu bảo lãnh phát hành
10.641
897,351
1.973
5.14
4.55
Tỷ trọng
17,85%
0,43%
0.59%
0.76%
0.35%
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2007-2010 CTCK Thăng Long)
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của hoạt động bảo lãnh phát hành trong tổng số
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2007 - 2010 CTCK Thăng Long)
Từ kết quả kinh doanh của hoạt động bảo lãnh phát hành tại TLS, có thể thấy mặc dù có sự tăng trưởng về số doanh thu tuyệt đối nhưng chỉ tăng tới năm 2006 và giảm mạnh vào năm 2007 và tăng dần vào năm 2008 và 2009. Tỷ trọng doanh thu của hoạt động bảo lãnh phát hành tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long đạt mức thấp nhất vào năm 2010 (chiếm 0,35% so với tổng doanh thu của công ty). Việc giảm tỷ trọng đóng góp doanh thu của hoạt động bảo lãnh phát hành dẫn tới giảm tỷ trọng đóng góp lợi nhuận của hoạt động này. Tỷ trọng đóng góp lợi nhuận của hoạt động bảo lãnh phát hành thấp nhất là vào năm 2010 đạt 0,41% tổng lợi nhuận. Trong năm 201 tuy công ty đã giảm tỷ trọng về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành tuy nhiên mức đóng góp cho lợi nhuận của công ty vẫn cao hơn các năm 2007 và 2009.
Nguyên nhân của việc giảm tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành này là do định hướng của ban lãnh đạo Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long tập trung vào các hoạt động môi giới. Đặc biệt trong năm 2007, khi thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ thì hoạt động được quan tâm chú ý nhất là hoạt động môi giới, đầu tư REPO và hoạt động tự doanh tăng doanh thu nhanh chóng đã dẫn tới giảm doanh thu đáng kể của hoạt động bảo lãnh phát hành trong năm này (giảm 82% so với kế hoạch đặt ra là 5 tỷ đồng)
Một nguyên nhân nữa của việc giảm tỷ trọng đóng góp của hoạt động bảo lãnh phát hành vào tổng doanh thu và lợi nhuận là do trong giai đoạn gần đây sự gia tăng số lượng khách hàng là các tổ chức tại TLS không cao mà thay vào đó là khách hàng cá nhân. Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long đang có kế hoạch tăng số lượng khách hàng tổ chức và khách hàng nước ngoài.
Tuy nhiên việc tỷ trọng đóng góp doanh thu của hoạt động bảo lãnh phát hành giảm đáng kể không thể hiện sự suy giảm chất lượng dịch vụ bảo lãnh phát hành tại công ty mà do sự thay đổi trong định hướng của ban lãnh đạo TLS và nhất là do nhu cầu về dịch vụ này trên thị trường còn chưa cao, các công ty chưa nhận ra được lợi ích mang lại từ việc sử dụng dịch vụ này.
. Phân tich đánh giá chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh phát hành tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long.
Kết quả đạt được.
Tính tin cậy: các sản phẩm dịch vụ của công ty chứng khoán Thăng Long đều được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp thực hiện đảm bảo chính xác không gây sai sót trong quá trình nhập lệnh, xử lý thông tin và truyền đạt thông tin.
Do có sự hậu thuẫn của ngân hàng cổ phần Quân đội MB nên Công ty Chứng khoán Thăng Long có được nguồn vốn lớn để bảo đảm cho sự thành công của một dự án bảo lãnh. Là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên của Việt Nam, CTCK Thăng Long với số vốn điều lệ lớn uy tính và ổn định trong hoạt động nên công ty đã có được tính tin cậy, tên tuổi lớn trên thị trường là một trong những thương hiệu hàng đầu về chứng khoán.
Đáp ứng: Các dịch vụ chứng khoán của TLS đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ của công ty là rất đa dạng, quan tâm phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng từ những khách hàng cá nhân trong nước, khách hàng tổ chức, khách hàng là người nước ngoài và đặc biệt là nhóm khách hàng VIP quan trọng của công ty. Các sản phẩm của TLS dễ sử dụng thân thiện thích hợp với mọi đối tượng khách hàng.
Hiện tại vốn điều lệ của CTCK Thăng Long đã lên tới 1200 tỷ, các nhên viên nhiệt tình, có kinh nghiệm trong ngiệp vụ bảo lãnh, với lượng vốn lớ như vậy công ty có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước một cách dễ dàng.
Năng lực phục vụ: Đội ngũ nhân viên của TLS là những nhân viên đã được đào tạo chuyên nghiệp trong và ngoài nước, luôn tuân thủ sứ mệnh của công ty “Là chỗ dựa tin cậy cho khách hàng” phục vụ khách hàng với thái độ nhiệt tình thân thiện và luôn niềm nở. Mang lại tác phong chuyên nghiệp cho nhân viên cũng như tạo hình tượng tốt đẹp về công ty đối với khách hàng. Nhân viên công ty luôn được tạo điều kiện để tham gia các lớp đào tạo nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và hoàn thiện phong cách phục vụ chuyên nghiệp của mình. Nhờ thế mà đội ngũ nhân viên giao dịch của TLS luôn có khả năng nắm bắt nhanh nhu cầu khách hàng, luôn có tinh thần cao tự trau dồi kiến thức để phục vụ tốt nhất cho khách hàng của công ty.
Về khả năng tiếp cận: TLS không ngừng tạo mọi điều kiện giúp khách hàng tiếp cận dịch vụ của công ty. Trong các năm vừa qua, TLS đã không ngừng mở thêm các phòng giao dịch tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh (hiện nay TLS có 8 PGD tại Hà Nội và 5 PGD tại Tp.Hồ Chí Minh). Nhận thấy Hải Phòng là một thị trường tiềm năng với số lượng nhà đầu tư lớn cũng như giá trị đầu tư cao, TLS đã mở thêm 1 PGD tại Hải Phòng phục vụ nhu cầu của một số lượng lớn khách hàng. Và tăng thêm tại Tp.HCM một PGD tại Phan Xích Long để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng tại Tp.HCM nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng giao dịch, sử dụng các dịch vụ của công ty.
Do công ty là một trong các công ty chứng khoán được thành lập đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam nên công ty có thương hiệu trên thị trường, với số lượng các chi nhánh và phòng giao dịch như hiện nay thì khả năng tiếp cận của công ty khá tốt cho nghiệp vụ bảo lãnh phát hành.
Tính an toàn:An toàn được coi là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với các dịch vụ chứng khoán. Độ an toàn kém về thông tin có thể dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích của khách hàng. Nó trở thành yếu tố mà khách hàng rất quan tâm khi lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán.
Tại TLS, tất cả thông tin khách hàng cung cấp cho công ty trước trong và sau quá trình giao dịch đều được mã hóa và bảo mật tuyệt đối bằng hệ thống máy tính. Quyền truy cập kho dữ liệu của khách hàng được hạn chế để đảm bảo bảo mật thông tin tối đa. Tại TLS mọi hành động truy cập trái phép mạng máy tính nội bộ là không được phép, các nhân viên đều có tài khoản và mật khẩu riêng truy cập. Mọi hành động dùng USB copy tài liệu từ máy tính của TLS đều bị coi là trái phép.
Hiểu biết khách hàng: Nhu cầu của khách hàng luôn là quan tâm hàng đầu tại TLS. Phòng Nghiên cứu Phát triển tại TLS luôn thực hiện thường xuyên việc nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu nhu cầu thị trường để phát triển các sản phẩm dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu ngày càng thay đổi và ngay cả những nhu cầu còn tiềm ẩn của khách hàng.
Hàng năm, công ty đều có khảo sát khách hàng trên quy mô khá lớn, đánh giá chất lượng dịch vụ của công ty theo góc nhìn của khách hàng. Kết quả của những khảo sát này sẽ được báo cáo lên cấp trên đồng thời là nguồn tư liệu cho bộ phận phát triển sản phẩm của công ty không ngừng nghiên cứu cải tiến các sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng.
Phương tiện hữu hình: Hệ thống cơ sở vật chất tại TLS khá đầy đủ và đang ngày càng được nâng cao. Tất cả nhân viên được trang bị máy tính nối mạng internet, các cơ sở vật chất kỹ thuật khác nhằm đảm bảo tới mức cao nhất sự hiệu quả trong công việc của nhân viên trong công ty.
Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế.
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam thì nghiệp vụ bảo lãnh phát hành được coi là nghiệp vụ quan trọng và là một trong năm nghiệp vụ được cấp giấy phép hoạt động của công ty chứng khoán. Hoạt động bảo lãnh phát hành có nhiều ý nghĩa quan trọng, như giảm chi phí phát hành, tạo tính ổn định cho các chứng khoán mới phát hành trong đó quan trọng nhất là mang lại tính chuyên nghiệp cho thị trường. Tuy nhiên, hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK ở nước ta hiện nay chưa thực sự đóng vai trò như vây là do thị trường chứng khoán ở nước ta chưa thực sự phát triển số lượng các công ty cổ phần phát hành chứng khoán ra công chúng còn rất ít, thiếu các dự án khả thi, các doanh nghiệp vẫn còn thói quen sử dụng nguồn vốn vay nhiêu hơn.
Môi trường tài chính còn chưa phát triển ở mức cao: Điều này được thể hiện qua các kênh huy động vốn đang ở trong giai đoạn mới hình thành, thiếu đồng bộ, đang chịu sự can thiệp hành chính thay cho sự tác động của các lực lượng thị trường. Trong khi nền kinh tế đang thiếu vốn nghiêm trọng thì nguồng vốn trong nước lại tắc lại trong các ngân hàng với một số lượng không nhỏ, không có lối thoát cho đầu tư. Bên cạnh đó, các sản phẩm dịch vụ tài chính còn quá ít ỏi khiến cho môi trường đầu tư nghèo nàn, kém hấp dẫn. Tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh trong những năm vừa qua đã tạo ra thu nhập gia tăng đáng kể trong nền kinh tế nói chung và các hộ gia đình nói riêng. Nhiều người có vốn nhàn rỗi, thị trường chứng khoán đem lại cho họ cơ hội đầu tư mới hấp dẫn song do thị trường còn quá mới mẻ, hàng hoá còn đơn giản, ít ỏi nên sự lựa chọn của các nhà đầu tư vẫn còn khiêm tốn.
Môi trường pháp lý còn thiếu đồng bộ và chưa hoàn chỉnh. Nhà nước hiện nay chưa có những hoạch định cụ thể ở tầm chiến lược để phát triển một cách bài bản, đồng bộ và hiệu quả cho thị trường chứng khoán. Nhiều văn bản pháp lý được đưa ra không phù hợp với tình hình thực tế và còn nhiều bất cập. Bản thân các văn bản pháp lý hiện hành cũng đang trong quá trình điều chỉnh. Văn bản pháp lý cao nhất về chứng khoán và thị trường chứng khoán hiện nay mới chỉ là Nghị định nhưng bản thân nó cũng chua thể bao quát hết mọi vấn đề của thị trường. Do đó gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư cũng như các công ty chứng khoán.
Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn: Cơ sở vật chất kỹ thuật có tác động rất lớn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nó không chỉ tạo dựng lên hình ảnh của công ty trong lòng công chúng mà còn hỗ trợ cho việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của công ty một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
Thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng: Có thể nói, con người là yếu tố quan trọng nhất và có vai trò quyết định đến thành công của một công ty. Các công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ với những sản phẩm dịch vụ cao cấp của thị trường đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên dầy dạn kinh nghiệm và tinh thông nghiệp vụ. Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường chứng khoán non trẻ nên đội ngũ cán bộ của thị trường không thể tránh khỏi việc thiếu nguồn nhận lực có ký năng và TLS cũng không là ngoại lệ.
Doanh thu các hoạt động của TLS chênh lệnh nhau quá nhiều, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của TLS. Các nghiệp vụ có doanh thu cao sẽ được quan tâm đầu tư, phát triền nhiều hơn trong khi các nghiệp vụ còn lại rất dễ bị lãng quên khi mà tiềm năng của chúng trong tương lai là rất lớn.
Nhận định và phân tích được những hạn chế cũng như thuận lợi đó của công ty, TLS đã đưa ra được những chính sách và chiến lược hợp lý không ngừng nâng cao khả năng cạch tranh của công ty trên thị trường, tuy là công ty ra đời sau nhưng đã chiếm lĩnh được thị trường một cách ổn định phát triển ngày càng đưa công ty phát triển đi lên góp phần xây dựng phát triển TTCK Viêt nam.
Nguyên nhân
Lý do thứ nhất là do khối lượng phát hành chứng khoán là nhỏ do đó các tổ chức phát hành không cần đến hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK.
Một nguyên nhân quan trọng khác xuất phát từ hạn chế của các CTCK, các công ty chứng khoán ở nước ta hiện nay do hoạt động chưa lâu trên thị trường nên yếu cả về tiềm lực vốn và nghiệp vụ chuyên môn. Đội ngũ cán bộ của các CTCK hiện nay hầu hết họ đều là những cán bộ trẻ có năng lực, được đào tạo bài bản tuy nhiên hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán đòi hỏi những cán bộ không chỉ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi mà còn cần phải có kinh nghiệm, hiểu biết về hoạt động bảo lãnh phát hành và đó là những hạn chế mà các cán bộ của CTCK ở nước ta còn tồn tại.
Trong yêu cầu của luật chứng khoán năm 2006 tổng giá trị bảo lãnh của TCPH không lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức BLPH vào thời điểm cuối quý gần nhất. Với mức vốn đáp ứng ở yêu cầu tối thiểu khi đăng ký như hiện nay các tổ chức này chỉ dám tham gia với vai trò đại lý phân phối cho TCPH.
Nền kinh tế nước ta vẫn đang trong thời kỳ phát triển, các công ty cổ phần được thành lập ngày càng nhiều với lượng vốn và chất lượng ngày càng cao khả năng họ tham gia vào thị trường vốn bằng con đường phát hành chứng khoán là rất cao. Nhưng hầu hết họ chỉ huy động một lượng vốn nhỏ cho các dự án mà họ tìm được dẫn tới nếu dùng tới dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán thì chi phí họ bỏ ra tính trên vốn thu được là khá lớn. Vì vậy mà hầu hết các TCPH đểu lựa chọn con đường là tự làm công việc phát hành cho chính công ty mình mà không nhờ tới các công ty chứng khoán.
Đối tượng của TCPH hướng tới khi thực hiện nghiệp vụ này là các công ty có tiềm lực phát triển tốt trong tương lai nhằm phù hợp với uy tín của TCPH và đảm bảo uy tín của tổ chức phát hành trong tương lai.
Hiện tại thị trường chưa phát triển lắm nên các công ty cũng chưa muốn sử dụng các dịch vụ như bảo lãnh phát hảnh bởi các chứng khoán trêm thị trường vẫn còn ít nên còn được nhiều người biết đến nên khi các công ty muốn phát hành chứng khoán ra thị trường họ dễ tìm được nguồn cầu cho chứng khoán của mình. Trong tương lai khi mà thị trường phát triển hơn và có nhiều sản phẩm hơn trên thị trường chứng khoán thì khả năng thu hút được vốn bằng các quan hệ như thế không còn nữa. Khi đó thì sự thu hút của nghiệp vụ bảo lãnh phát hành mới thật sự là lớn nhất.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG.
Cơ hội và thách thức với sự phát triển của công ty chứng khoán Thăng Lo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển hoạt động bảo lãnh phát hành tại Công ty chứng khoán Thăng Long.doc