Đề tài Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 3

1.2. Nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng thương mại 5

1.2.1. Khái niệm bảo lãnh 5

1.2.2. Đặc điểm nghiệp vụ bảo lãnh 8

1.2.3. Vai trò của nghiệp vụ bảo lãnh 11

1.2.4. Phân loại nghiệp vụ bảo lãnh 12

1.3. Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 23

1.3.1. Điều kiện phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng thương mại 23

1.3.2. Tiêu chí phản ánh sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng thương mại 25

1.3.3. Các yếu tố tác động đến sự phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM 34

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm 34

2.1.1. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm 35

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 40

2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm 43

2.2.1. Quy tắc chung trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm 43

2.2.2. Các loại hình bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm 44

2.2.3. Quy trình bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm 45

2.2.4. Kết quả hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm trong những năm gần đây 53

2.2.5. Đánh giá tình hình thực hiện bảo lãnh 64

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NHCT HOÀN KIẾM 72

3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm trong những năm tới 72

3.1.1.Định hướng chung 72

3.1.2.Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh 73

3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm 74

3.2.1.Công tác điều hành và hoạch định chiến lược phát triển bảo lãnh 74

3.2.2.Tăng tính cạnh tranh và hấp dẫn cho hoạt động bảo lãnh 75

3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định 78

3.2.4. Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ ngân hàng 79

3.2.5.Giải pháp về nguồn nhân lực 80

3.2.6.Tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 81

3.2.7. Thành lập phòng nghiệp vụ bảo lãnh chuyên trách 81

3.3. Một số kiến nghị 82

3.3.1.Kiến nghị đối với chính phủ 82

3.3.2.Với ngân hàng nhà nước 83

3.3.3.Với Ngân hàng Công thương Việt Nam 83

KẾT LUẬN 85

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

MỤC LỤC 87

 

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trưởng ban hành ngày 13/7/1987, thực hiện điều lệ của NHCT VN, NHCT HK chính thức tách ra khỏi NHCT thành phố Hà Nội để trở thành NHCT HK như ngày nay. Cùng với sự thay đổi đó, NHCT HK từ một Quỹ tiết kiệm chuyển từ số 10 – Lê Lai về trụ sở chính 37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm. Cho đến 27/3/1993, NHCT Hà Nội bị giải thể và hình thành nên các chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT VN. Và từ đó, NHCT HK trở thành chi nhánh cấp 1 của NHCT VN. NHCT HK thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, cho vay, đầu tư, cung cấp các dịch vụ ngân hàng như: thanh toán thẻ, chi trả lương, chuyển tiền, chi trả kiều hối. Đến 2003, theo dự án chuyển đổi mô hình tổ chức và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, NHCT HK là một ngân hàng hạch toán phụ thuộc vào NHCT VN, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại NHNN giống các tổ chức tín dụng khác. Cho đến nay, trải qua gần 20 năm xây dựng, hoạt động và trưởng thành, NHCT HK đã gặp không ít khó khăn, thậm chí va vấp trong buổi đầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Nhưng nhờ sự cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên và sự lãnh đạo tài tình của ban lãnh đạo ngân hàng, chi nhánh NHCT HK đã được những thành tựu đáng kể, một trong những lá cờ đầu của hệ thống, không những đứng vững trong cạnh tranh mà ngày càng phát triển có hiệu quả. 2.1.1. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Với bề dày hoạt động gần 20 năm, hiện nay ngân hàng đã có trên 250 cán bộ công nhân viên trên tổng số 1.5 vạn cán bộ của toàn hệ thống Ngân hàng Công thương (NHCT). Trong đó, có trên 50% có trình độ Đại học và trên Đại học, còn lại đều được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ ngân hàng. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm hiện nay hoạt động dưới sự chỉ đạo của 1 Giám đốc - TS. Hà Huy Hùng và 4 phó giám đốc - Bà Phạm Tuyết Mai, Lê Tuyết Mai, Phạm Vân Như, Nguyễn Thị Thanh Nga, gồm có 12 phòng, ban và một Quỹ tiết kiệm. 2.1.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm. Thực hiện Quyết định số 090/QĐ – HĐQT – NHCT1 ngày 4/6/2003 của Hội đồng quản trị về việc “ phê duyệt mô hình tổ chức kinh doanh và mô hình hiện đại hóa chi nhánh”, từ 1/1/2004, mô hình của chi nhánh thay đổi về căn bản. Các phòng ban được chia tách, sát nhập: từ 7 phòng nghiệp vụ và một phòng giao dịch lên 11 phòng nghiệp vụ và 1 phòng giao dịch. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng cũng thay đổi. Cơ cấu tổ chức ngân hàng được mô tả theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Giám đốc Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 3 Phó giám đốc 4 P. Khách hàng doanh nghiệp lớn P. quản lý rủi ro P. Khách hàng cá nhân P. Thông tin điện toán P. Tổng hợp P. Tiền tệ kho quỹ P. Tổ chức hành chính P. Thanh toán xuất xuất nhập khẩu Phó giám đốc 4 Giám đốc P. Khách hàng doanh nghiệp lớn P. Khách hàng số 2( DN vừa và nhỏ) P. Khách hàng cá nhân P. quản lý rủi ro Tổ quản lý nợ có vấn đề P. Kế toán tài chính P. Kế toán giao dịch P. Thanh toán xuất nhập khẩu P. Tiền tệ kho quỹ nhập khẩu P. Kế toán giao dịch P. Kế toán tài chính P. Khách hàng số 2 ( DN vừa và nhỏ) Tổ quản lý nợ có vấn đề Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lý nhân sự Giám đốc Các Phó giám đốc Quỹ tiết kiệm Phòng giao dịch Các phòng nghiệp vụ Tổ kiểm tra nội bộ Trưởng phòng 2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Căn cứ Quyết định 359/QĐ – HĐQT - NHCT1 ngày 23/11/2005 của hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch, Ngân hàng Công thương Việt Nam. Căn cứ Quyết định số 066/QĐ – HĐQT – NHCT1 ngày 30/03/2004 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban tại các chi nhánh tham gia dự án hiện đại hóa. Căn cứ Quyết định số 704/QĐ – NHCT1 ngày 15/8/2006 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban tại chi nhánh NHCT. Căn cứ Quyết định số 1500/QĐ – NHCT1 ngày 06/04/2006 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban tại chi nhánh NHCT. Theo đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban của chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm gồm các phòng: Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn Phòng khách hàng số 2 (DN vừa và nhỏ) Phòng khách hàng cá nhân Phòng quản lý rủi ro Tổ quản lý nợ có vấn đề Phòng kế toán tài chính Phòng kế toán giao dịch Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tổ chức hành chính Phòng thông tin điện toán Phòng tổng hợp. Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng cho phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam( NHCT VN). Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn. Phòng khách hàng số 2 ( Doanh nghiệp vừa và nhỏ) Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N), để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng cho phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các DNV&N. Phòng khách hàng cá nhân Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng cho phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. Phòng quản lý rủi ro Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN. Tổ quản lý nợ có vấn đề Tổ quản lý nợ có vấn đề có trách nhiệm về quản lý, xử lý nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo quy định phân loại nợ), nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chính phủ xử lý; là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu. Phòng kế toán tài chính Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban Giám đốc thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, theo đúng quy định của nhà nước và NHCT VN. Phòng kế toán giao dịch Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp đối với khách hàng; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của NHNN và NHCT VN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm ngân hàng. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHCT VN. Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT VN. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu cho tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. Phòng tổ chức - hành chính Phòng tổ chức – hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn chi nhánh. Phòng thông tin điện toán Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. Phòng tổng hợp Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây Trong những năm qua (từ năm 2003), nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển của quá trình hội nhập, kinh tế tăng trưởng cao, cơ sở hạ tầng được cải thiện, thu nhập và đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng cao, kéo theo sự phát triển của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm cũng ở trong xu thế đó. Với môi trường hoạt động có nhiều thuận lợi: địa bàn hoạt động chính là quận Hoàn Kiếm, một khu trung tâm thương mại lớn nhất Hà Nội, gồm có 18 Phường, với hơn 24 vạn dân. Nơi đây tập trung nhiều ngành nghề kinh doanh, nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, nơi giao lưu buôn bán và văn hóa với nước ngoài. Những thuận lợi đó đã tạo ra nhiều cơ hội để ngân hàng hoạt động và phát triển.Tuy nhiên, bên cạnh đó, NHCT HK cũng phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các ngân hàng cùng hệ thống và các ngân hàng trên địa bàn. Nhìn chung những năm qua NHCT HK đã có những thành tựu đáng kể, là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam.Sau đây là khái quát chung nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2003 đến cuối năm 2006. 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn Trong những năm gần đây, hoạt động huy động vốn của NHCT HK gặp khá nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Về nguyên nhân khách quan gồm có: (1) Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các NHTM trên địa bàn. (2) Sự phát triển ngày càng đa dạng của hệ thống các NHTM CP cũng tạo nên sức ép cạnh tranh lớn. (3) Sự thay đổi cơ chế chính sách của Chính phủ đối với một số ngành, tổ chức kinh tế xã hội. Về nguyên nhân chủ quan, do khách hàng chủ yếu của NHCT HK là đối tượng thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, còn lại số ít các đơn vị ngoài quốc doanh, mà đối tượng khách hàng này lại thường xuyên bị tập trung cạnh tranh và khai thác. BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Tổng nguồn vốn huy động 4986 4768 4591 4547 Tiền gửi của các TCKT 4212 3979 3707 3638 Tiền gửi của dân cư 774 789 884 909 (Nguồn: Phòng tổng hợp và tiếp thị) Qua bảng trên ta thấy, trong những năm gần đây quy mô nguồn vồn huy động của ngân hàng giảm dần, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, trong năm 2003 chi nhánh đã mở rộng thêm mạng lưới, lập thêm Quỹ tiết kiệm tại khu vực có tiềm năng (chi nhánh đã khai trương Điểm giao dịch tại Khu công nghiệp Sài Đồng B, mở thêm Quỹ tiết kiệm số 2 tại 22 - Lê Thái Tổ. Nhờ vậy, nguồn huy động của chi nhánh không ngừng được tăng lên, cơ cấu nguồn vốn được cải thiện tích cực. Năm 2005, tuy tổng nguồn vốn huy động chỉ đạt 4591 tỷ đồng, nhưng nguồn vốn huy động tại chỗ đạt 2761 tỷ, tăng 1 % so với đầu năm; tiền gửi dân cư đạt 884 tỷ đồng, tăng 12 % . Cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi tích cực: tỷ trọng tiền gửi của dân cư ( năm 2005) là 19%, tăng 3% so với năm 2004 và tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chiếm 91%, tăng 8% so với đầu năm. Nguồn vốn này đảm bảo cho chi nhánh hoạt động một cách chủ động trong kinh doanh. 2.1.2.2. Hoạt động tín dụng Quán triệt nghiêm túc sự chỉ đạo của NHNN và NHCT VN về việc nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng, khắc phục tình trạng tín dụng nóng, chi nhánh NHCT HK đã đưa ra quan điểm định hướng cụ thể nhằm minh bạch hóa chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng phù hợp với khả năng của chi nhánh. Chi nhánh NHCT HK đã đạt được một số thành tựu sau đây: BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHCT HK Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Tổng dư nợ 900 930 1100 1070 Tốc độ tăng liên hoàn (%) Phân loại theo thời gian - Cho vay ngắn hạn 330 279 200 220 - Cho vay trung và dài hạn 570 651 900 850 Phân loại theo thành phần kinh tế - Cho vay DNNN 630 725.4 880 778 - Cho vay ngoài quốc doanh 270 204.6 220 292 (Nguồn: Phòng tổng hợp – tiếp thị) Theo số liệu ở bảng 2, ta thấy quy mô dư nợ tín dụng ngày càng tăng, đặc biệt là từ năm 2003 đến 2005. Cơ cấu dư nợ chuyển dịch theo hướng tăng dần cho vay trung và dài hạn, chiếm tỷ trọng 79% (năm 2006) tăng 16% so với năm 2003. Xét cho vay theo thành phần kinh tế, cho vay các doanh nghiệp quốc doanh cũng đã có những khởi sắc, chiếm tỷ trọng đáng kể: năm 2003 là 30%, năm 2005 là 20% và năm 2006 là 27% và chủ yếu tập trung chủ yếu vào các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Công tác thu hồi nợ tồn đọng tiếp tục được chú trọng, năm 2005 chi nhánh đã xử lý tài sản thu hồi nợ được 402 triệu đồng, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro ngoài bảng được 383 triệu đồng, xử lý rủi ro các khoản nợ tồn đọng cũ được 12040 triệu đồng, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. 2.2.3. Các hoạt động dịch vụ khác Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xu thế hội nhập và mức độ cạnh tranh ngày càng cao thì các hoạt động dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của các ngân hàng. Trong thời gian qua, nhờ luôn chú trọng mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ mang lại tiện ích cho khách hàng, hoạt động dịch vụ của NHCT HK đã đạt được những kết quả nhất định. BẢNG 2.3: HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI NHCT HK Stt Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 1 Tổng thu từ DV (tỷ đồng) 3.5 2.5 2.6 3.1 2 Doanh số thanh toán X - NK 66 66 50 70 3 Doanh số mua bán ngoại tệ ( triệu USD) 80 108 96 195 4 Doanh số thanh toán trong nước (tỷ đồng) 24283 27360 32643 31500 Từ bảng trên ta thấy, thu nhập từ dịch vụ khá cao, năm 2003 đạt hơn 3.5 tỷ đồng, chiếm 21% thu nhập hạch toán nội bộ. Năm 2006, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 70 triệu USD, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 195 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm trước. Nói chung, chất lượng hoạt động dịch vụ của chi nhánh ngày càng nâng cao, tổng thu từ dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong hoạt động của chi nhánh. 2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm 2.2.1. Quy tắc chung trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh NHCT Hoàn kiếm chịu sự điều chỉnh của các quyết định do thống đốc NHNN Việt Nam ban hành và các công văn của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam, bao gồm: - Quyết định của Thống Đốc NHNN về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng số 283/200/QĐ - NHNN14 ngày 25/08/2000. - Quyết định số 386/2001/QĐ - NHNN của Thống Đốc NHNN sửa đổi một số điểm trong quyết định 283/QĐ - NHNN14 ban hành ngày11/04/2001. - Quyết định số 1348/2001/QĐ- NHNN của Thống Đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thu phí bảo lãnh của các tổ chức tín dụng ban hành ngày 29/10/2001. - Quyết định số 112/2003/QĐ- NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành ngày 44/02/2003. - Công văn số 1409/CV- KTTC về việc hạch toán các khoản thu về bảo lãnh ngân hàng được đưa ra ngày 30/10/2000. - Quyết định số 26/2006/QĐ – NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng - Công văn số 2653/CV-NHCT5 của Tổng Giám Đốc NHCT Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh ngân hàng ngày 30/10/2000. - Công văn số 2710/CV- NHCT10 về việc hạch toán các khoản thu về bảo lãnh ngân hàng ngày 06/11/2000. - Công văn số 1199/CV- MHCT5 của Tổng Giám Đốc NHCT Việt Nam sửa đổi bổ sung một số điều trong hướng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành ngày 25/04/2001. - Công văn số 1942/CV- NHCT5 của Tổng Giám Đốc NHCT Việt Nam sửa đổi văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm ban hành ngày 14/06/2002. Khi thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, cán bộ ngân hàng cần đối chiếu và sử dụng các quyết định và công văn hướng dẫn trên nhằm đảm hoạt động bảo lãnh được an toàn và hiệu quả. 2.2.2. Các loại hình bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm thực hiện các loại bảo lãnh sau: - Bảo lãnh dự thầu - Bảo lãnh thanh toán - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lãnh vay vốn: + Bảo lãnh vay vốn trong nước + Bảo lãnh vay vốn nước ngoài - Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm - Bảo lãnh hoàn thanh toán - Các loại bảo lãnh khác. 2.2.3. Quy trình bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Một nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm được thực hiện theo trình tự các bước dưới đây Bước 1 : Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh * Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh: Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu, cán bộ tín dụng(CBTD) hướng dẫn khách hàng cung cấp các thông tin về khách hàng, các điều kiện bảo lãnh và tư vấn thiết lập bộ hồ sơ đề nghị bảo lãnh cần phải có. Đối với khách hàng đã có quan hệ bảo lãnh CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị bảo lãnh. * Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ: Hồ sơ khách hàng gồm có các giấy tờ cần có trong hồ sơ khách hàng đã được quy định trong quy trình cho vay tín dụng. Hồ sơ khoản bảo lãnh: giấy đề nghị bảo lãnh là bản gốc có chữ ký thẩm quyền đầy đủ; Hồ sơ chứng minh khả năng thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh; Và các giấy tờ liên quan đến mục đích bảo lãnh Hồ sơ đảm bảo nghĩa vụ được bảo lãnh. Những giấy tờ khác ngân hàng yêu cầu cho từng trường hợp cụ thể. Bước 2: Thẩm định các điều kiện bảo lãnh Được thực hiện căn cứ vào các điều kiện và nguyên tắc bảo lãnh theo quy chế hiện hành NHCT Việt Nam, gồm: Kiểm tra hồ sơ và nghĩa vụ được bảo lãnh: Tiếp tục xem xét tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của các giấy tờ và mục đích được bảo lãnh. Riêng đối với bảo lãnh dự thầu cần phân tích khả năng thực hiện hợp đồng, điều kiện và khả năng đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Thu thập và xác minh thông tin: các nguồn thông tin đa dạng có thể được thu thập từ hồ sơ bảo lãnh và mối quan hệ của khách hàng hiện tại và trước đây, thông tin từ việc trao đổi trực tiếp với khách hàng, từ thực tế đơn vị kinh doanh của khách hàng, cơ quan quản lý, phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức tín dụng khác và CIC, CIP và phòng thông tin kinh tế - tài chính – ngân hàng – NHCT cũng như khai thác từ các nguồn khác. Phân tích và thẩm định khách hàng: Mục đích để tìm hiểu cặn kẽ và toàn diện về khách hàng đề nghị bảo lãnh, việc phân tích và thẩm định tương tự như trong việc phân tích và thẩm định khách hàng đi vay đã được nêu rõ ở quy trình cho vay và quản lý doanh nghiệp; Trường hợp ngân hàng tham gia đồng bảo lãnh, ngoài việc phân tích, thẩm định khách hàng, CBTD cần phối hợp với Phòng kế hoạch, tổng hợp và đầu tư tại trụ sở chính để kiểm tra năng lực tài chính và thẩm quyền tham gia đồng bảo lãnh của các thành viên đồng bảo lãnh. Trường hợp phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng hoặc xác nhận bảo lãnh của TCTD khác, CBTD cần phối hợp với phòng ngân hàng đại lý và phòng kế hoạch, tổng hợp và đầu tư tại trụ sở chính để thẩm định năng lực, uy tín của TCTD đó cũng như nội dung và các điều kiện của bảo lãnh đối ứng hay xác nhận bảo lãnh. Phân tích ngành (áp dụng với bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh thanh toán): Đánh giá xu thế phát triển của ngành mà dự án, phương án thực hiện tạo cơ sở đánh giá mức độ khả thi của phương án, dự án đề nghị bảo lãnh. Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu thực hiện phê duyệt đề nghị bảo lãnh: là việc CBTD tiến hành tính toán phí bảo lãnh hoặc các lợi ích có thể thu được từ việc thực hiện bảo lãnh này. Phân tích thẩm định phương án, dự án: Đối với các loại bảo lãnh khác nhau thi có việc thẩm định dự án riêng, chẳng hạn, đối với bảo lãnh dự thầu, CBTD tiến hành phân tích, thẩm định khả năng tài chính của khách hàng để xác định khả năng chi trả trong trường hợp khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định dự thầu; Đối với bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, CBTD tiến hành phân tích thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư…. Phân tích thẩm định biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh: đánh giá tính an toàn, hợp pháp, thanh khoản và giá trị của TSĐB cho nghĩa vụ đề nghị bảo lãnh. Xác định mức tiền, thời hạn và phí bảo lãnh dựa trên nhu cầu và mức độ rủi ro của khách hàng và nghĩa vụ đề nghị được bảo lãnh. Ngoài ra, CBTD phải xác định mức phí bảo lãnh và các loại phí khác có thể thu được đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của NHNN Việt Nam và NHCT Việt Nam. Bước 3: Lập tờ trình thẩm định bảo lãnh Trên cơ sở những phân tích ở trên, CBTD nêu rõ nhận xét về mức độ đáp ứng các điều kiện và đề xuất cấp bảo lãnh hay từ chối bảo lãnh theo hướng dẫn được đưa ra trong mục tờ trình thẩm định. Thực hiện việc tái thẩm định nếu phải làm. CBTD có trách nhiệm trình tờ trình thẩm định, tái thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ cho TPTD hoặc người được uỷ quyền. Bước 4: Trình duyệt khoản bảo lãnh Trường hợp không phải qua HĐTD cơ sở: CBTD có trách nhiệm trình tờ trình thẩm định, tái thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ cho TPTD hoặc người được uỷ quyền và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, hợp pháp của toàn bộ hồ sơ khách hàng, tính trung thực và chính xác của tờ trình thẩm định; TPTD hoặc người được uỷ quyền kiểm tra và thẩm định lại toàn bộ hồ sở theo các tiếu chí đó, đồng thời ghi rõ trên tờ trình thẩm định kết luận khách hàng, đề xuất phê duyệt hay không phê duyệt; Trình giám đốc phê duyệt và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những kết luận của mình.Giám đốc ngân hàng hoặc người được uỷ quyền ra quyết định phê duyệt khoản bảo lãnh theo thẩm quyền của mình, nếu quyết định không phê duyệt thi ghi rõ quyết định và lý do từ chối bảo lãnh của mình vào tờ trình thẩm định sau đó gửi sang phòng tín dụng để soạn thảo văn bản trả lời khách hàng. Trường hợp phải qua HĐTD cơ sở: CBTD và TPTD thực hiện các việc đã quy định tại điều trên, nhưng TPTD không trình lên giám đốc phê duyệt và đề xuất chủ tịch HĐ Thống Đốc NHNN cơ sở triệu tập hợp HĐ Thống Đốc NHNN cơ sở, và đóng vai trò là báo cáo viên thẩm định tại cuộc họp HĐ Thống Đốc NHNN. Trách nhiệm phê duyệt thuộc về các thành viên của HĐ Thống Đốc NHNN. Bước 5: Ký kết hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm, giao nhận TSĐB và các giấy tờ liên quan tới TSĐB: bao gồm các việc soạn thảo và kiểm tra nội dung các hợp đồng theo mẫu. Bước 6 : Phát hành cam kết bảo lãnh: gồm có các công tác soạn thảo và ký cam kết bảo lãnh. Nội dung của một cam kết bảo lãnh như sau: Ngày phát hành bảo lãnh và số bảo lãnh Tên, địa chỉ của NH bảo lãnh, khách hàng được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh Số tiền bảo lãnh, phạm vi đối tượng, loại bảo lãnh Tính chất bảo lãnh Hình thức thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Địa điểm nhận yêu cầu thanh toán theo nghĩa vụ bảo lãnh: phải quy định tại chi nhánh nơi phát hành bảo lãnh. Ngày hết hiệu lực của bảo lãnh hoặc thời hạn tối đa mà bên nhận bảo lãnh có thể xuất trình yêu cầu thanh toán tại ngân hàng phát hành bảo lãnh. Các yêu cầu mà yêu cầu thanh toán của bên nhân bảo lãnh phải thoả mãn, nếu có, như nội dung, hình thức, các giấy tờ chứng cứ liên quan đến thẩm quyền ký yêu cầu thanh toán. Tiến hành kiểm tra lại nội dung cam kết bảo lãnh trình lên giám đốc hoặc người có thẩm quyền phê duyệt và ký cam kết bảo lãnh trong phạm vi được uỷ quyền. Và tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà cam kết bảo lãnh có thể được phát hành bằng thư, bằng điện Telex hoặc SWIFT hoặc ký xác nhận bảo lãnh trên thương phiếu, lệnh phiếu. Bước 7: Theo dõi hợp đồng bảo lãnh. * Cán bộ tín dụng Tuỳ theo từng loại bảo lãnh mà cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các loại giấy tờ chứng thực về việc thực hiện hợp đồng bảo lãnh của khách hàng và từ đó đưa ra các quyết định cần thiết. * Trưởng phòng tín dụng (hoặc người được uỷ quyền) Đôn đốc, kiểm tra các công việc của cán bộ tín dụng. Xem xét báo cáo và đề xuất của cán bộ tín dụng, đề xuất cho lãnh đạo các biện pháp xử lý thích hợp. * Giám đốc ngân hàng cho vay (hoặc người được uỷ quyền) Quyết định và chỉ đạo triển khai các biện pháp xử lý. Bước 8: Định kỳ đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng * Cán bộ tín dụng + Đối với trường hợp bảo lãnh có thời hạn dài hơn một năm, định kỳ hàng năm, cán bộ tín dụng tiến hành phân tích khách hàng theo những nội dung đã quy định từ trước. + Tuỳ theo diễn biến của tình hình khách hàng và thị trường, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định trình Trưởng phòng tín dụng, đề xuất một trong các phương án: tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng, duy trì quan hệ trên cơ sở một số điều kiện mới hoặc ngừng phát hành thêm cam kết bảo lãnh mới. + Thông báo với khách hàng quyết định cuối cùng của cấp có thẩm quyền phê duyệt, đàm phán với khách hàng về những điều kiện mới, nếu cần. * Trưởng phòng tín dụng (hoặc người được uỷ quyền) + Thẩ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0277.doc
Tài liệu liên quan