LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3
1.1. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3
1.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán. 3
1.1.2. Các mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán của CTCK 4
1.1.3. Phân loại công ty chứng khoán 6
1.1.3.1. Dựa vào loại hình tổ chức 6
1.1.3.2. Phân loại theo hình thức kinh doanh 7
1.1.4. Vai trò công ty chứng khoán 9
1.1.4.1. Đối với thị trường chứng khoán: 9
1.1.4.2. Đối với các tổ chức phát hành: 10
1.1.4.3. Đối với nhà đầu tư: 11
1.1.4.4. Đối với các cơ quan quản lý thị trường: 12
1.1.5. Khái quát những nghiệp vụ chính của một công ty chứng khoán 12
1.1.5.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán 12
1.1.5.2. Tự doanh chứng khoán 13
1.1.5.3. Đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành chứng khoán 14
1.1.5.4. Quản lý danh mục đầu tư 14
1.1.5.5. Tư vấn và đầu tư chứng khoán 15
1.1.5.6. Các hoạt động phụ trợ 16
1.2. Hoạt động môi giới của công ty chứng khoán 17
1.2.1. Khái niệm 17
1.2.2. Đặc điểm hoạt động môi giới chứng khoán 18
1.2.3. Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán 19
1.2.3.1. Đối với nhà đầu tư 19
1.2.3.2. Đối với công ty chứng khoán 22
1.2.3.3. Đối với thị trường 22
1.2.4. Quy trình của hoạt động môi giới chứng khoán 24
1.2.5. Nguyên tắc hoạt động môi giới chứng khoán 28
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động môi giới chứng khoán 31
1.2.6.1. Nhân tố chủ quan 31
1.2.6.2 Nhân tố khách quan 34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APECs 37
2.1. Khái quát về CTCK APECs 37
2.1.1. Giới thiệu chung về CTCK APECs 37
2.1.1.2. Chi nhánh và đại lý nhận lệnh 38
2.1.2. Các dịch vụ chủ yếu 42
2.1.3. Mô hình tổ chức của công ty 44
2.1.3.1 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. 45
2.1.4. Cơ cấu nhân sự 48
2.2. Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại CTCK APECs 51
2.2.1. Hoạt động môi giới tại CTCK APECs 51
2.2.2.Kết quả đạt được 53
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại CTCK APECs 56
2.3.1. Những thành tựu đạt được 56
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 58
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APECs 62
3.1. Cơ sở của việc phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán APECs 62
3.1.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 62
3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty 63
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại CTCK APECs 70
3.3. Một số kiến nghị 74
3.3.1. Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán nhà nước 74
3.3.2. Kiến nghị đối với Công ty 76
KẾT LUẬN 77
79 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương (APECs), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những nguyên tắc chung sau:
Hoạt động môi giới phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán, phải tuân thủ các quy định của công ty và tuân thủ quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp.
Người lãnh đạo công ty chứng khoán phải chỉ đạo thực hiện họat động môi giới trong phạm vi, quy mô phù hợp với tình hình thị trường, tiềm lực tài chính và năng lực, trình độ của nhân viên môi giới, nhân viên giao dịch, đảm bảo an toàn, hiệu quả, kiểm soát được rủi ro.
Phải có sự quản lý tách bạch tiền và chứng khoán của từng khách hàng, sử dụng tiền và chứng khoán trên tài khoản của khách hàng theo đúng hợp đồng đã ký.
Người môi giới là đại diện của khách hàng khi thực hiện giao dịch nên:
+ Hoạt động môi giới của công ty chứng khoán chỉ được thực hiện khi công ty ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng.
+ Chỉ được thực hiện lệnh của khách hàng, khi khách hàng có đủ các điều kiện về tiền hoặc chứng khoán ký quỹ theo quy định.
+ Phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty và của nhân viên môi giới.
Người môi giới là đại diện của công ty khi tiếp xúc khách hàng nên phải luôn thận trọng khi tư vấn và nhắc nhở khách hàng.
+ Giá trị cuả chứng khoán luôn thay đổi theo các yếu tố kinh tế và tâm lý;
+ Những lời tư vấn có thể là hoàn toàn không chính xác;
+ Khách hàng cần được biết công ty chứng khoán không chịu trách nhiệm về những lời tư vấn;
+ Phải cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin thị trường cho khách hàng, bảo mật thông tin cho khách hàng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người môi giới cần phải tuân theo các quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động môi giới:
+ Phải cẩn trọng khi hành nghề: phải hiểu rõ khách hàng về thông tin cá nhân cơ bản, về tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư; trên cơ sở đó phải tư vấn phù hợp cho khách hàng;
+ Phải trung thực, công bằng trong họat động môi giới: phải ưu tiên lợi ích của khách hàng; phải tôn trọng tài sản của khách hàng, bảo vệ quyền lợi của khách hàng; phải cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho khách hàng, đặc biệt không gợi ý khách hàng mua bán vì lợi ích riêng, không thúc giục khách hàng mua bán quá nhiều một loại chứng khoán; không đưa ra những lời hứa hẹn đảm bảo lợi ích của khách hàng sẽ nhận được; không có hành vi và biểu hiện có thể gây ra sự hiểu lầm về sự trung thực, độ tin cậy cho khách hàng;
+ Hoạt động phải mang tính chuyên nghiệp: nhân viên thực hiện theo đúng yêu cầu của khách hàng, tuân theo quy định về nghiệp vụ, quy định khác của công ty. Đặc biệt người môi giới cần phải thường xuyên học tập nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ;
+ Phải bảo mật: bảo quản hồ sơ, tài liệu của khách hàng; không được thảo luận bất kỳ thông tin nào về khách hàng với người không có liên quan; không sử dụng thông tin của khách hàng dưới bất cứ hình thức nào để tác động tới các giao dịch vì lợi ích của nhân viên môi giới, của công ty hay của khách hàng khác.
Bên cạnh đó, hoạt động môi giới chứng khoán còn có quy định rõ về hành vi bị cấm không được thực hiện. Đó là:
Chỉ những người đã được cấp giấy phép hành nghề hay được công ty cho phép mới được thực hiện các giao dịch cho khách hàng.
Không được sử dụng những thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho bên thứ ba;
Không được tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ;
Không được giao dịch chứng khoán mà không thay đổi quyền sở hữu chứng khoán;
Không được thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo cung cấp giả tạo;
Không được tham gia lôi kéo người khác liên tục mua, bán thao túng giá chứng khoán;
Không được tạo dựng truyền bá thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các họat động giao dịch chứng khoán;
Không được làm trái lệnh của khách hàng hoặc không cung cấp xác nhận giao dịch theo quy định hay tự ý mua, bán chứng khoán trên tài khoản của khách hàng;
Không được có quan hệ tài chính cá nhân với khách hàng, nếu có phải công khai báo cáo với công ty;
Không được nhận ủy quyền của khách hàng để quyết định lựa chọn chủng loại, số lượng, giá cả chứng khoán và thực hiện các giao dịch mua bán trên tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng mở tại công ty chứng khoán đó;
Không được nhận bất cứ khoản thù lao nào ngoài việc thu phí môi giới của khách hàng theo quy định của công ty;
Không được có hành vi nào có thể gây hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của bất kỳ loại chứng khoán nào;
Không được mượn danh nghĩa của khách hàng để mua, bán chứng khoán hoặc có hành vi khác làm thiệt hại đến lợi ích của khách hàng;
Không được lợi dụng vị trí, công việc, quyền hạn và nhiệm vụ của mình để làm lợi cá nhân, gây thiệt hại về uy tín, tài sản của công ty chứng khoán, thực hiện các hành vi bị cấm khác theo quy định của công ty và của pháp luật có liên quan hiện hành
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động môi giới chứng khoán
1.2.6.1. Nhân tố chủ quan
Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động môi giới của công ty chứng khoán. Những nhân tố này xuất phát từ chính bản thân công ty; nó thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của hoạt động môi giới
Vốn
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn. Riêng kinh doanh chứng khoán thì ngoài các điều kiện về chuyên môn còn có điều kiện về tài chính. Ở Việt Nam quy định phải có vốn tối thiểu là bằng vốn pháp định. Đối với họat động môi giới của công ty chứng khoán vốn pháp định là 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu công ty mà có nhiều vốn đầu tư cho hoạt động này thì hiệu quả chắc chắn sẽ cao hơn nhiều. Bởi hoạt động môi giới đòi hỏi khá nhiều chi phí khi hoạt động. Đó là:
Chi phí cho máy móc thiết bị về công nghệ thông tin vì hệ thống giao dịch của toàn thị trường diễn ra liên tục, thay đổi trên diện rộng. Hay máy móc phục vụ cho tìm kiếm, phân tích thông tin,
Chi phí để đào tạo và duy trì đội ngũ nhân viên môi giới lành nghề.
Chi phí nghiên cứu thị trường, khách hàng để xây dựng các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho phù hợp.
Chi phí cho hoạt động Marketing, quảng cáo, tìm kiếm khách hàng,
Ngoài ra, vốn điều lệ cũng là một vấn đề bất cứ ai cũng quan tâm đến. Bởi vốn này lớn sẽ tạo niềm tin cho khách hàng là công ty hay họat động đó mới có thể thực hiện tốt được, mới có thể mở rộng mạng lưới chi nhánh thu hút khách hàng. Khi nhà đầu tư tìm đến với công ty có vốn lớn họ cũng kỳ vọng rằng nhu cầu của họ cũng được đáp ứng hiệu quả nhất.
Yếu tố con người
Một công ty có đội ngũ nhân viên với số lượng phù hợp, chuyên môn cao, tận tâm với công việc thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ thành công.
Còn đối với hoạt động môi giới chứng khoán mang nhiều nét đặc trưng như vậy thì đòi hỏi về yếu tố con người càng cao hơn. Người môi giới chứng khoán không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội mà cả những kỹ năng làm việc, những phẩm chất khác nữa. Hoạt động môi giới không chỉ đòi hỏi số lượng lao động lớn hơn các hoạt động nghiệp vụ chứng khoán khác mà còn đòi hỏi về chất lượng, về tư cách đạo đức, tác phong làm việcTuy không nhất thiết phải là người được đào tạo với bằng cấp chuyên môn về chứng khoán nhưng đòi hỏi họ phải say mê với chứng khoán, thích tìm hiểu về chứng khoán và đặc biệt phải nắm vững và thuần thục bốn kỹ năng cơ bản. Vì những kỹ năng đó họ vận dụng thường xuyên khi hành nghề.
Công ty chứng khoán có đội ngũ nhân lực mạnh tất yếu sẽ góp phần không nhỏ tạo nên thành công lớn.
Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động của các công ty chứng khoán. Là trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng. Các công ty chưng khoán phải có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, để đảm bảo việ tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh tróng và chính xác. Vì thị trường chứng khoán luôn nhạy cảm với sự biến đổi của nền kinh tế xã hội trong nước và quốc tế, do đó nếu công ty chứng khoán không có đủ trang thiết bị cần thiết để thu thập và xử lý thông tin thì không thể bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.Các nhân viên môi giới sẽ không có đủ các thông tin cần thiết để thực hiện tư vấn và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Môi giới chứng khoán tuy có thể môi giới tại bất cứ địa điểm nào nhưng nếu công ty chứng khoán mà có cơ sở hạ tầng tốt, trụ sở đẹp cũng thu hút được khách hàng, tạo nên sự thành công.
Sự phát triển của các hoạt động khác
Không có một hoạt động nào hoạt động độc lập một mình mà thành công. Nó luôn cần có sự hỗ trợ từ các hoạt động khác nữa. Đối với lĩnh vực chứng khoán cũng vậy. Hoạt động môi giới không thể tách dời với các họat động khác trong công ty. Hoạt động marketing, quảng cáo của công ty sẽ tăng cường hình ảnh của công ty, sẽ có nhiều người biết đến thương hiệu đó. Dẫn đến làm gia tăng lượng khách hàng cho bộ phận môi giới.
Bộ phận phân tích cũng có thể cung cấp nguồn thông tin đã qua xử lý cho nhân viên môi giới hay họ có thể nghiên cứu những sản phẩm, dịch vụ mới cung cấp cho bộ phận môi giới để làm việc với khách hàng. Khách hàng đến với công ty nhiều phần lớn là nhờ vào sản phẩm, dịch vụ cung cấp đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo khách hàng. Vì vậy, hoạt động môi giới làm được tốt là nhờ vào các bộ phận khác.
Bên cạnh đó, hoạt động môi giới cũng tác động làm cho bộ phận khác phát triển. Hoạt động môi giới sẽ chính là nơi cung cấp ý tưởng cho hoạt động nghiên cứu dịch vụ mới. Bởi chính họ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất, hiểu về nhu cầu cũng như mục tiêu của khách hàng.
Như vậy, các hoạt động luôn tác động trở lại lẫn nhau để tạo điều kiện cho nhau phát triển.
1.2.6.2 Nhân tố khách quan
Đây là những nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động môi giới. Những nhân tố này công ty chứng khoán không thể kiểm soát được. Hầu hết hoạt động môi giới của tất cả các công ty đều phải chịu tác động của nó. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ tùy thuộc khả năng điều chỉnh của chính công ty.
Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán phát triển thì công ty chứng khoán, hoạt động môi giới cũng mới phát triển theo được. Bởi đây là những bộ phận con nằm trong tổng thể chung là thị trường chứng khoán. Thị trường phát triển thể hiện ở những mặt như: hàng hóa phong phú, đa dạng cả về mặt lượng lẫn chất; số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường đông đảo; cơ cấu và tổ chức thị trường đã hoàn chỉnh Thị trường có phát triển thì mới có môi trường tốt cho môi giới phát triển, mới có cơ sở, nguồn thông tin phong phú cho nhân viên môi giới cung cấp cho khách hàng, hoàn thành tốt công việc.
Hệ thống pháp luật
Bất cứ một hoạt động nào cũng cần tuân theo các quy định của pháp luật, đều chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật. Đặc biệt, môi giới chứng khoán ngay từ bản chất của nó đã thể hiện là nghề với những tranh chấp lợi ích không thể tránh khỏi. Bởi hoạt động môi giới có ảnh hưởng tới lợi ích của nhiều người, liên quan tới nhiều vấn đề khó có thể nhìn nhận bằng mắt thường. Do đó, hoạt động này cần có sự điều chỉnh lớn của hệ thống pháp luật, có sự nhất quán của các văn bản luật. Có như vậy thì hoạt động môi giới mới phát triển lành mạnh được.
Trình độ, sự hiểu biết về chứng khoán của công chúng đầu tư
Khi nhà đầu tư hiểu biết về chứng khoán, về cách thức giao dịch, ưu và nhược điểm của thị trường chứng khoán họ sẽ tham gia thị trường tích cực hơn. Họ sẽ tìm đến đầu tư vào chứng khoán chứ không phải là loại hình đầu tư nào khác. Người môi giới cũng dễ dàng hơn khi tìm kiếm khách hàng, khi tư vấn và giới thiệu về thị trường, về chứng khoán. Mặt khác, khi nhà đầu tư có trình độ người môi giới có giải thích, tư vấn cũng sẽ được tiếp nhận một cách nhanh chóng, họ cũng dễ dàng tạo nên được sự đồng cảm ở nhau.
Sự cạnh tranh của các công ty chứng khoán khác
Các công ty chứng khoán đều có nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Hoạt động này đã được triển khai từ những ngày đầu của thị trường chứng khoán. Công ty chứng khoán cũng không chỉ cung cấp những hoạt động thông thường như nhận lệnh của khách mà còn cung ứng rất nhiều dịch vụ tiện ích khác. Tất cả đều có sự cạnh tranh lẫn nhau: về mức độ tiện ích, về chi phí để hưởng dịch vụ, về sự đa dạng phong phú ở mỗi công ty Khách hàng là một yếu tố có giới hạn về số lượng. Khách hàng đã tìm đến công ty này sẽ không thể tìm đến công ty khác nữa. Do đó, hoạt động môi giới của công ty chứng khoán luôn không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng để cạnh tranh với các công ty khác.
Các nhân tố khác
Bên cạnh ảnh hưởng của những nhân tố trên, hoạt động môi giới của công ty chứng khoán còn chịu sự tác động của các yếu tố khác như hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan quản lý thị trường, các hiệp hội chứng khoán, hiệp hội nhà đầu tư Các chính sách, quy định của mỗi tổ chức này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động môi giới.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APECs
2.1. Khái quát về CTCK APECs
2.1.1. Giới thiệu chung về CTCK APECs
Công ty Cổ phần Chứng khoán APEC được thành lập theo quyết định số 37/UBCK-GPHĐKD ngày 26/12/2006 của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Đi vào hoạt động với vốn điều lệ 60 tỷ đồng và hoạt động trên thị trường Việt Nam. APEC ra đời trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang phát triển mạnh mẽ. Trụ sở chính đặt tại số 66, Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Ngày 02 tháng 01 năm 2007: Công ty Chứng khoán Châu Á- Thái Bình Dương chính thức là thành viên lưu ký của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Ngày 23 tháng 01 năm 2007: Công ty Chứng khoán Châu Á- Thái Bình Dương trở thành thành viên của Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Ngày 26 tháng 02 năm 2007: Công ty Chứng khoán Châu Á- Thái Bình Dương trở thành thành viên của Trung tâm giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 19 tháng 07 năm 2007: Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á- Thái Bình Dương thay dời Trụ sở chính đến tầng 8, Tòa nhà Trung tâm thương mại Quốc tế, số 9 Đào Duy Anh, Phường Phương Liên, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội .
Ngày 01 tháng 10 năm 2007: Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á- Thái Bình Dương tăng vốn điều lệ lên 80.000.000.000 đồng
Ngày 12 tháng 11 năm 2007: Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á- Thái Bình Dương chính thức khai trương đại lý nhận lệnh thứ 15 tại VP3 Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa Nhân Chính, Thành phố Hà Nội.
Tên công ty : Công ty cổ phần chứng khoán Châu á – Thái Bình Dương
Tên tiếng Anh : Asia-Pacific Securities Joint Stock Company.
Viết tắt : APEC Securities
Slogan : Đối tác tin cậy
Địa chỉ :Tầng 8 tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại : (84-04) 5730200 Fax: (84-04) 5771966
Website : www.apec.com.vn
Vốn điều lệ : 80.000.000.000 VNĐ (đến ngày 30/10/2007)
2.1.1.2. Chi nhánh và đại lý nhận lệnh
APEC Securities – Hội sở chính
Tầng 8 tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
ĐT: 84.4 5730200 Fax: 84.4 5771966
APEC Chi nhánh Hà Nội
66 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội, Việt Nam
ĐT: 84.4 9446240 Fax: 84.4 9446239
Email: apecntn@apec.com.vn
APEC Chi nhánh Hồ Chí Minh
6B Lê Quý Đôn, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
ĐT: 84.8 9306568 Fax: 84.8 9306543
Email: Hcm@apec.com.vn
APEC Huế
Sai Gon Morin Hotel, 30 Lê Lợi, Huế, Việt Nam
ĐT: 84.54 882882 Fax: 84.54 882881
Email :Apechue@apec.com.vn
APEC Hải Phòng
Tầng 4, số 09 Nguyễn Tri Phương, Hải Phòng, Việt Nam
ĐT: 84.313 569968 Fax: 84.313 569967
Email: apechp@apec.com.vn
APEC Việt Trì
Khách sạn Hà Nội, 2191 Đại lộ Hùng Vương, Việt Trì, Phú Thọ, Việt Nam
ĐT: 84.210 816123 Fax: 84.210 816367
Email: dailyviettri@apec.com.vn
APEC Thanh Hóa
Tầng 3 Thanh Hoa Plaza JSC, 27-29 Lê Đại Hành, Thanh Hóa, Việt Nam
ĐT: 84.373 754224 Fax: 84.373 252336
Email: apecthanhhoa@apec.com.vn
APEC Thái Nguyên
133 Bắc Kạn, Thái Nguyên, Việt Nam
ĐT: 84. 0280-854045
Email: apecthainguyen@apec.com.vn
APEC Vinh
Tầng 3, số 33 Lê Mao, Vinh, Nghệ An, Việt Nam
ĐT: 84.383 583799 Fax: 84.383 583798
Email : apecvinh@apec.com.vn
APEC Đà Nẵng
03 Đống Đa, Đà Nẵng, Việt Nam
ĐT: 84.5113 898666 Fax: 84.5113 898667
Email: apecdanang@apec.com.vn
APEC Quy Nhơn
115 Nguyễn Du, Quy Nhơn, Bình Định, Việt Nam
Tel: 84.56 252426 Fax: 84.56 252427
Email : apecquynhon@apec.com.vn
APEC Gia Lâm
15 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
ĐT: 84.4 8736192 Fax: 84.4 2613192
Email : apecgialam@apec.com.vn
APEC Hải Dương
02 Hoàng Hoa Thám, Hải Dương, Việt Nam
ĐT: 84.320 3843333 Fax: 84.320 3844644
Email : apechaiduong@apec.com.vn
APEC Vũng Tàu
36 Quang Trung, Vũng Tàu, Việt Nam
ĐT: 84.64 512930 Fax: 84.64 512933
Email : apecvungtau@apec.com.vn
APEC Trung Hòa – Nhân Chính
VP3 Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội, Việt Nam
ĐT: 84.4 2815331 Fax: 84.4 2815336
Email : apectrunghoa@apec.com.vn
APEC Móng Cái
Khách sạn Móng Cái, Móng Cái, Việt Nam
ĐT: 84.33 772306
Email : apecmongcai@apec.com.vn
APEC Gia Lai
Chuhrong, Pleiku, Gia Lai, Việt Nam
ĐT: 84.59 820288 Fax: 84.59 211726
Email : apecgialai@apec.com.vn
APEC Dak Nông
12 Hai Bà Trưng, Gia Nghĩa, Dak Nông
ĐT: 84.978838379
Email : apecdaknong@apec.com.vn
APEC 3 Tháng 2
Số 03 đường 3 Tháng 2, Quận 10, Thành phố HCM, Việt Nam
ĐT: 84 8 2906289 Fax: 84 8 2906249
Email : apec3thang2@apec.com.vn
2.1.2. Các dịch vụ chủ yếu
Môi giới: Giúp nhận lệnh giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu cho khách hàng; cung cấp các dịch vụ phụ trợ cho khách hàng như dịch vụ cho vay cầm cố, dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán, dịch vụ ứng tiền cổ tức, dịch vụ trả lời tự động qua điện thoại, dịch vụ tư vấn đầu tưHoạt động này cũng đều được thực hiện ở cả TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Tự doanh: Đây là hoạt động đem lại nguồn thu nhập và là hoạt động chủ yếu của công ty. Công ty thực hiện tự doanh trái phiếu và cổ phiếu ở cả trụ sở chính và chi nhánh; còn các đại lý chỉ giúp tìm kiếm khách hàng là các doanh nghiệp cổ phần hoá có tiềm năng phát triển để từ đó công ty có hướng đầu tư; giúp nhận lệnhHoạt động này công ty cũng có quy trình tự doanh riêng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Công ty thực hiện mua trái phiếu Chính phủ, công trái, trái phiếu công ty, các loại cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết với giá cả hợp lý, thủ tục nhanh gọn. Hoạt động tự doanh trái phiếu được thực hiện ở 2 hình thức là mua bán đứt và mua bán có kỳ hạn. Hoạt động có quy mô lớn thường vài chục đến vài trăm tỷ đồng.
Đại lý, bảo lãnh phát hành: Giúp khách hàng lựa chọn hình thức phát hành, xây dựng phương án phát hành, thủ tục,thực hiện việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu phát hành và phân phối đến các nhà đầu tư
Quản lý danh mục đầu tư: Công ty nhận vốn của khách hàng để đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hay các hình thức đầu tư khác theo yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích làm cho tài sản của khách hàng sinh lời tối ưu nhất.
Tư vấn tài chính doanh nghiệp: Đã xây dựng và triển khai 7 loại hình dịch vụ bao gồm xác định giá trị doanh nghiệp; tư vấn xây dựng phương án cổ phần hoá; bán đấu giá cổ phần; tư vấn phát hành và tư vấn chuyển nhượng phần vốn góp; tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch; tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tư vấn thành lập, giải thể, sáp nhập, mua bán công ty
Tư vấn định giá chứng khoán: lựa chọn thời điểm mua bán, giúp khách hàng theo đuổi chiến lược đầu tư hợp lý
Lưu ký: Nhận, lưu giữ và bảo quản an toàn chứng khoán của khách hàng tại kho két; cung cấp các thông tin về tài khoản lưu ký cho khách hàng
2.1.3. Mô hình tổ chức của công ty
Công ty chứng khoán APEC được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần.
DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
PHÂN TÍCH & NGHIÊN CỨU
ĐẦU TƯ & BẢO LÃNH PHÁT HÀNH
HÀNH CHÍNH
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ VỐN
PHÁT TRIỂN KINH DOANH
HỘI SỞ
CHI NHÁNH
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN GIÁM ĐỐC
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
VP TRỢ LÝ HĐQT
2.1.3.1 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ APEC Securities quy định.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị của APEC Securities, có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của APEC Securities, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
Hội đồng quản trị APEC Securities hiện có 04 người bao gồm 01 Chủ tịch và 03 thành viên.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra. Vai trò của Ban kiểm soát là đảm bảo các quyền lợi của cổ đông và giám sát các hoạt động của Công ty.
Hội đồng đầu tư: Hội đồng đầu tư phê duyệt các hạn mức và giao dịch đầu tư. Hội đồng đầu tư bao gồm các thành viên: Chủ tịch HĐQT, Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, Giám đốc Đầu tư.Kiểm soát nội bộ: Giám sát và kiểm tra hoạt động của các bộ phận nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông được tôn trọng.
Dịch vụ chứng khoán:
Tiếp thị, phát triển và quản lý tài khoản cho các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức;
Tư vấn và môi giới đầu tư
Lưu ký chứng khoán
Phối hợp với ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện các dịch vụ tài chính hỗ trợ giao dịch chứng khoán bao gồm mua bán kỳ hạn chứng khoán; cầm cố chứng khoán; và các dịch vụ hỗ trợ khác;
Xây dựng, quản lý và củng cố quan hệ với các nhà đầu tư.
Tư vấn Đầu tư và quản lý vốn:
Thiết lập, xây dựng và phát triển và quản lý mạng lưới khách hàng là các nhà đầu tư tổ chức, cá nhân.
Nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân.
Thực hiện các nghiệp vụ tư vấn đầu tư, quản lý vốn cho khách hàng, quản lý danh mục đầu tư theo chiến lược sản phẩm của công ty và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Thực hiện các báo cáo nghiên cứu thị trường, báo cáo phân tích phục vụ công việc tư vấn cho khách hàng của khối cũng như phục vụ các mục đích kinh doanh chung của công ty.
Tư vấn tài chính Doanh nghiệp:
Thực hiện các nghiệp vụ tư vấn như tư vấn cổ phần hóa, tư vấn IPO, tư vấn niêm yết/ đăng ký giao dịch, tư vấn phát hành trái phiếu, tư vấn định giá và thẩm định đầu tư, tư vấn M&A
Thực hiện phân tích định giá độc lập chứng khoán (khi có yêu cầu) cho Hội đồng đầu tư.
Phối hợp với các bộ phận chức năng khác để tiến hành các hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng.
Phân tích và Nghiên cứu
Thiết lập và triển khai cơ sở dữ liệu phân tích nghiên cứu
Tổng hợp thường xuyên các bản công bố thông tin cũng như các báo cáo phân tích phục vụ các nhà đầu tư cũng như Hội đồng đầu tư.
Triển khai nâng cao hiệu quả website công ty
Nghiên cứu phân tích các dự án đầu tư, lập các dự án tiền khả thi, đánh giá hiệu quả dự án
Đầu tư và Bảo lãnh phát hành:
Thực hiện thẩm định đầu tư; viết báo cáo thẩm định đầu tư trình Hội đồng đầu tư; thực hiện đầu tư và quản lý danh mục đầu tư
Tư vấn bảo lãnh phát hành: thăm dò thị trường, thỏa thuận về giá bảo lãnh phát hành, hỗ trợ thực hiện các thương vụ đàm phán với các đối tác.
Đầu mối liên hệ với lãnh đạo các đối tác chiến lược để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính cũng như giá trị cổ phiếu trên thị trường
Định kỳ đánh giá hiệu quả đầu tư
Phát triển kinh doanh và đối ngoại:
Xây dựng chương trình hành động đối ngoại, đối nội nhằm quảng bá hình ảnh APEC Securities trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hỗ trợ việc lập kế hoạch và triển khai các dự án kinh doanh mới theo quyết định của Hội đồng Đầu tư và các dự án tư vấn.
Hỗ trợ các phòng ban chuyên môn thực thi việc triển khai kế hoạch (Quảng bá sản phẩm, mở rộng và duy trì mạng lưới đối tác và khách hàng v.v...)
Phối hợp với các phòng chuyên môn để duy trì và phát triển các mối quan hệ đối tác trong nước và nước ngoài, và chăm sóc khách hàng của công ty.
Tài chính Kế toán:
Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán quản trị và kế toán thuế.
Kiểm soát tài chính và thực hiện các loại báo cáo tài chính.
Xây dựng Ngân sách và theo dõi việc thực hiện ngân sách.
Công nghệ thông tin:
Tổ chức và vận hành hệ thống xử lý số liệu nội bộ trên cơ sở đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu toàn công ty.
Nâng cấp và phát triển hệ thống công nghệ thông tin toàn công ty.
Xây dựng, duy trì và phát triển trang web của công ty.
Hành chính - Nhân sự:
Thực hiện các công việc hành chính, quản lý hành chính và quản trị văn phòng.
Hỗ trợ tổ chức và thực hiện công tác hậu cần cho các dịp lễ, tổ chức sự kiện của Công ty.
Thực hiện công tác tuyển dụng và quản lý nhân viên .
Phối hợp với các bộ phận xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nhân viên
2.1.4. Cơ cấu nhân sự
Ông Nguyễn Đỗ Lăng – Chủ tịch HĐQT: Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội chuyên ngành Quản trị kinh doanh thương mại và Tài chính- Ngân hàng năm 1995, bảo vệ thành công Thạc sỹ kinh tế Quản trị kinh doanh tại Đại học Trento, Thành phố Trento, Cộng hoà Italia năm 1998. Ông Lăng là sáng lập viện Học viện Victoria chuyên đào tạo về quản trị bán hàng và quảng cáo, chuyên gia về tạo lập thị trường, có nhiều kinh nghiệm về các lĩnh vực tài chính, ngân hàng đồng thời có kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực chứng khoán và quỹ đầu tư tại thị trường chứng khoán tại Việt Nam và Châu Âu.
Ông Nguyễn Mạnh Hào – Tổng giám đốc: Ông Hào tốt nghiệp Đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5941.doc