MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
Chương I. Tổng quan về xuất khẩu gốm sứ Việt Nam 4
1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng gốm sứ Việt Nam 4
2. Triển vọng xuất khẩu hàng gốm sứ Việt Nam 4
3. Thuận lợi và khó khăn 6
3.1. Thuận lợi 6
3.2. Khó khăn 7
4. Giải pháp và định hướng phát triển 8
Chương II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu gốm sứ tại công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt 10
1. Khái quát về công ty TNHH xuất nhập khẩu 10
2. Thực trạng hoạt động xuất của công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt 11
2.1. Tình hình hoạt động trong những năm gần đây 12
2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 15
2.3. Khả năng cạnh tranh 21
3. Đánh giá chung 22
3.1. Những kết quả đạt được 22
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 23
Chương III. Phương hướng và giải pháp phát triển hoạt động xuất khấu gốm sứ tại công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt 25
1. Phương hướng phát triển công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt 25
2. Các giải pháp công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt 26
3. Kiến nghị đối với nhà nước và công ty công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt 30
Kết luận 31
Các danh mục tài liệu tham khảo 32
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2714 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển hoạt động xuất khẩu gốm sứ tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, tình trạng ô nhiễm môi trường…
Do vậy, chúng ta cần tận dụng những thuận lợi có được, đồng thời khắc phục các khó khăn còn tồn tại để mặt hàng gốm sứ tiếp tục phát triển và tỏa sáng hơn nữa.
Giải pháp và định hướng.
Việc phát triển sản xuất hàng gốm sứ dựa rất nhiều vào nguyên liệu để làm ra sản phẩm, vì thế muốn phát triển xuất khẩu mặt hàng này trước tiên phải giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu hiện nay. Đối với nguyên liệu thô, nên tập trung khau thác các mỏ hiện có trong nước, nhằm giảm tối đa chi phí nhập khẩu nguyên liệu thô, lý do làm giá sản phẩm gốm sứ của chúng ta chưa có tính cạnh tranh. Đối với các loại men màu, để sản phẩm tạo được chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài, các nghệ nhân cần nỗ lực nghiên cứu những sản phẩm men mới, đặc biệt như men Thúy Hồng (một loại men trước đây chỉ có ở Trung Quốc) đã được sản xuất thành công và đưa ra thị trường những sản phẩm, kiểu dáng đa dạng, chất lượng cao.
Về phía các cơ quan chức năng: tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng của mình như vay vốn với lãi xuất ưu đãi, khuyến khích hỗ trợ bằng thuế, tạo điều kiện cho đăng ký thương hiệu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được cấp chứng nhận sản xuất hàng hóa, đồng thời tổ chức các hội chợ, cuộc thi tay nghề nhằm giới thiệu sản phẩm và nâng cao tay nghề.
Về phía các doanh nghiệp: các nhà sản xuất cần tăng cường tiếp thị, đặc biệt là tìm hiểu và nắm bắt đặc điểm tiêu thụ ở từng thị trường cụ thể, từ đó đưa ra những chính sách phát triển cho từng thị trường đó.
Ngoài chất lượng, các yếu tố kỹ thuật như độ tráng, thấu quang, sáng, bóng … các nhà sản xuất cần đặc biệt lưu ý việc tạo ra những sản phẩm phù hợp với những nét đặc trưng về văn hóa, yêu cầu về thời trang của người tiêu dùng bản địa. Do đó muốn thành công, các nhà sản xuất còn phải nghiên cứu sâu về công nghệ chế biến sứ cùng đặc điểm của các dòng sản phẩm sứ hiện nay trên thế giới để sản phẩm luôn đồng bộ và có chất lượng.
Theo các chuyên gia thương mại, ngoài việc đầu tư cho nghiên cứu, hiện đại hóa trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, các nhà sản xuất gốm sứ cần tằng cường tìm hiểu, khảo sát thị trường nước ngoài bằng cách tham dự các hội chợ triển lãm quốc tế howcj thông qua cơ quan xúc tiến xuất khẩu.
Bên cạnh những vấn đề đầu tư công nghệ, đầu tư lò nung cũng là những yếu tố hết sức quan trọng để có được những sản phẩm được thị trường chấp nhận. Ngoài ra, việc cộng tác liên kết giữa các nhà sản xuất để có thể đáp ứng được những yêu cầu lớn của bạn hàng cũng là một yếu tố cần thiết.
Việt Nam đang đặt ra mục tiêu thực hiện việc xuất khẩu 500 triệu USD hàng gốm sứ vào năm 2011. Mục tiêu này khó có thể đạt được trong thời gian hiện nay khi chúng ta chưa khắc phục được những yếu điểm của mình, trong khi đó các nước xuất khẩu lớn trong khu vực chưa khai thác hết công suất. Thêm vào đó các nước này có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn Việt Nam như quan hệ bạn hàng rộng, kinh nghiệm nhiều, sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp hơn, chi phí thấp hơn (chi phí vận tải của Việt Nam cao hơn hẳn các nước tới 1,5 lần). Nhưng mục tiêu này cho thấy quyết tâm xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam từ đó làm động lực, mục tiêu cho việc xuất khảu mặt hàng này phát triển.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GỐM SỨ TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU LỬA VIỆT.
Khái quát về công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, hội nhập đã trở thành một vấn đề tất yếu. Hoạt động kinh tế đối ngoại đặc biệt là ngoại thương đang ngày cảng thể hiện tầm quan trọng của mình là một lĩnh vực không thể thiếu ở bất kỳ quốc gia nào, là cầu nối giữa thị trường trong nước với thị trường quốc tế. Tuy nhiên xuất nhập khẩu không phải là vấn đề có thể thực hiện tốt trong thời gian ngắn mà đay là cả một quá trình mới có thể thực hiện được. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã và đang làm tốt nghiệp vụ tăng xuất khẩu, thu hút nguồn thu ngoại tệ của mình. Và Công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt ra đời cũng nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu của nước ta.
Tên gọi chính: Công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt.
Trụ sở chính: số 9 ngõ 554 Nguyễn Văn Cừ, Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 043.8744726
Fax: 043.8744726 - 727
Email: luvimex.ceramix@vnn.vn
Số giấy phép đăng ký kinh doanh: 0102023827
Giám đốc/ chủ doanh nghiệp: Lương Ngọc Quang
Ngày đăng ký kinh doanh: 03/01/2006
Năm 2006, công ty còn gặp phải một số khó khăn vì bước đầu mới thành lập còn bỡ ngỡ khi gia nhập vào thị trường có khá nhiều doanh nghiệp đang hoạt động. Ngoài ra, quy mô của công ty là một doanh nghiệp nhỏ, nguồn vốn huy động có hạn, chưa có thương hiệu và chưa có nhiều đối tác.
Từ năm 2008 đến nay là thời kỳ khởi sắc của Công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh đã đi vào quỹ đạo và đem lại lợi nhuận cho công ty. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của công ty ngày càng tăng về kim ngạch xuất khẩu, dẫn đầu là mặt hàng Terraa d’Aqua(gốm đất đỏ) và Classia (gốm tráng men) luôn đạt trên 500.000 USD/ năm trong ba năm gần đây. Những mặt hàng như hàng Zinc (chậu kim loại), hàng đá mài nhẹ Light Terrazzo … dần chiếm lĩnh được thị trường.
Những thị trường khó tính như EU, Nhật Bản … đặc biệt là thị trường như Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ đã nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hóa của Công ty trong ba năm gần đay và kim ngạch xuất khẩu luôn đạt trên 1 triệu USD mà ít có khiếu nại hoặc từ chối thanh toán.
Chức năng.
Công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt đã hoạt động được gần 5 năm. Về quy mô thì công ty thuộc loại quy mô nhỏ, ra đời với chức năng thiết kế, sản xuất lắp ráp và kinh doanh đồ gốm, thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất.
Nhiệm vụ.
Kinh doanh theo đúng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động đã đăng kí.
Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu, tình hình thị trường, khả năng phát triển của công ty cho từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch đã đề ra.
Chấp hành đầy đủ các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, tuân thủ pháp luật, thực hiện các đơn vị đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý theo đúng Bộ Luật Lao Động.
Thực trạng hoạt động xuất khẩu gốm sứ tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt.
Tình hình hoạt động kinh doanh chung của công ty trong những năm gần đây.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2007 đến năm 2010
(Đơn vị: Triệu đồng)
NĂM
2007
2008
2009
2010
Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh
25.618
27.813
37.877
37.073
Doanh thu thuần
25.618
27.813
37.877
37.073
Giá vốn hàng bán
14.532
16.053
21.680
17.272
Lợi nhuận gộp
9.678
11.728
11.119
9.088
Doanh thu hoạt động tài chính
226
335
5.967
6.311
Chi phí tài chính
350
400
2.937
2.00
Trong đó chi phí lãi vay
264
-
-
-
Chi phí bán hàng
-
-
-
1.629
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.270
2.267
2.748
2.768
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
8.763
9.396
11.401
12.957
Thu nhập khác
271
271
25
37
Chi phí khác
180
252
-
277
Lợi nhuận khác
20
19
25
1.718
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuếá
9.013
9.415
11.426
12.718
Chi phí thuế TNDN
1.215
1.318
1.113
1.018
Lợi nhuận sau thuế TNDN
9.723
8.097
10.313
11.700
(Báo cáo hoạt động kinh doanh từ năm 2007 – 2010, Phòng tài chính)
Do năm đầu bước vào hoạt động nên nhìn chung thu nhập năm 2007 ở mức không cao. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu ổn định trong 3 năm gần đây, năm 2008 là 27 tỷ 813 triệu đồng sau đó tăng đột biến lên 37 tỷ 877 triệu đồng năm 2009 và giảm nhẹ còn 37 tỷ 073 triệu đồng trong năm 2009. Con số thay đổi rõ rệt giữa năm 2008 và 2009 chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng, mặt hàng kinh doanh phong phú hơn, số lượng hàng hóa nhiều hơn. Lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước nhưng tổng doanh thu năm 2010 lại nhỏ hơn năm 2009. Kết quả như vậy là do năm 2010 doanh nghiệp phải chi phí lớn hơn cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý trong khi năm 2008 và 2009 công ty chưa thực sự đẩy mạnh hoạt động giới thiệu sản phẩm và quy mô công ty chưa được mở rộng. Chi phí bán hàng 1 tỷ 629 triệu đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp 2 tỷ 768 triệu đồng một con số quả là không nhỏ đối với một doanh nghiệp có doanh thu là 37 tỷ 073 triệu đồng.
Năm 2009 là năm đặc biệt với doanh nghiệp Việt Nam, việc Việt Nam gia nhập WTO đã mang đến cho doanh nghiệp cả nước nói chung và các công ty xuất khẩu nói riêng trong đó có cả Công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt nhiều cơ hội mới đẩy mạnh xuất khẩu và tạo thêm quan hệ với nhiều đối tác mới. Thị trường chủ đạo của công ty là Tây Ban Nha, tuy tăng trưởng kinh tế nhưng nhu cầu về các mặt hàng gốm thủ công mỹ nghệ của người dân sụt giảm, dẫn tới sụt giảm các đơn hàng từ các doanh nghiệp Tây Ban Nha khiến kim ngạch xuất khẩu của công ty tại thị trường này bị giảm theo. Tuy nhiên, công ty lại đạt được nhiều đơn hàng từ các nước Châu Âu khác như Pháp, Ý, Bỉ, Áo … Do đó, giá vốn bán hàng của công ty tăng lên 21 tỷ 860 triệu đồng trong năm 2009 là tất yếu do công ty đã mở rộng mặt hàng và tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu.
Đến năm 2010, công ty đã cải tiến kỹ thuật nhằm sản xuất hàng hóa với số lượng lớn hơn nhưng chi phí thấp hơn. Đặc biệt là hoạt động tài chính trong năm này cũng đã mang lại 6 tỷ 331 triệu đồng co công ty, chứng tỏ lĩnh vực tài chính doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, năm 2010 chũng đánh dấu một năm kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và khối EU cũng không thoát khỏi vòng suy thoái nghiêm trọng đó, các tập đoàn lớn ráo riết lên kế hoạch đóng cửa nhà máy, sa thải nhân viên, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thu hẹp sản xuất kinh doanh, đề phòng trường hợp thua lỗ. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, bằng chứng là việc giá cả leo thang, lạm phát gia tăng khiến không ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thiếu đơn hàng trầm trọng, đối với công ty TNHH Lửa Việt một mặt chịu ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế trong nước, mặt khác phải đối mặt với nguy cơ thiếu đơn hàng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác. Nhưng nhờ uy tín và quan hệ tốt với các bạn hàng nên doanh thu xuất khẩu vẫn tăng tỷ trọng và lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 11 tỷ 700 triệu đồng, tuy chỉ tăng 0.13% so với năm 2009. Đây là kết quả của công ty trong tình hình kinh tế hiện nay, qua đó thấy được công ty đã có những chiến lược và tầm nhìn cụ thể cho hoạt động kinh doanh năm 2011.
Cũng từ bảng trên ta thấy lĩnh vực kinh doanh chính mang lại lợi nhuận cho công ty là lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa. Còn về hoạt động tài chính và hoạt động thu lợi nhuận khác tuy có mang lại hiệu quả nhưng không ổn định. Như vậy doanh nghiệp cần có kế hoạch phân phối nguồn đầu tư hợp lý hơn nữa để nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trên đây là phân tích sơ bộ tình hình kinh doanh của công ty trong 4 năm gần đây. Nhìn vào bảng biểu ta cũng thấy một thực tế là tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty vẫn tương đối ổn định. Điều đó chứng tỏ rằng, để phù hợp với những biến động của thị trường, chiến lược kinh doanh của công ty cũng đã thay đổi. Đó cũng chính là lý do mà công ty đưa ra bản chi phí bán hàng và giảm thiểu tối đa chi phí tài chính trong năm 2010 với mục tiêu tập trung nguồn lực để thâm nhập thị trường nước ngoài, duy trì quan hệ với các đối tác cũ và tìm kiếm các đối tác mới. Đó là chiến lược kinh doanh đúng đắn của công ty trong tình hình hiện nay khi mà xu hướng toàn cầu hóa đang và sẽ tác động đến mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trên thị trường quốc tế - một thị trường đầy cơ hội nhưng cũng đầy thách thức phải luôn biết tự vận động thay đổi bản thân không ngừng.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu.
Bảng 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty từ năm 2007 dến năm 2010
(Đơn vi: USD)
STT
Thị trường
2007
2008
2009
2010
Giá trị
Tỷ lệ %
Giá trị
Tỷ lệ %
Giá trị
Tỷ lệ %
Giá trị
Tỷ lệ %
1
Hồng Kông
-
-
79,726.00
3.58
190,339.00
8.52
2
Nhật
-
-
13,900.00
0.62
100,432.00
4.50
3
Ý
-
-
25,845.00
1.16
209,881.00
9.40
4
Bỉ
40,562.00
3.43
49,735.00
3.04
9,942.00
0.45
11,154.00
0.50
5
Pháp
223,685.00
18.93
234,496.00
14.33
374,672.00
16.82
550,106.00
24.63
6
Đức
10,234.00
0.87
18,032.00
1.10
33,588.00
1.51
40,693.00
1.82
7
Tây Ban Nha
897,598.00
75.99
1,318,250.00
80.57
1,439,567.00
64.61
783,332.00
35.07
8
Canada
4,235.00
0.36
6,726.00
0.41
52,948.00
2.38
70,099.00
33.14
9
Các nước khác
4,899.00
0.42
8,849.00
0.54
197,877.00
8.88
277,701.00
12.43
Tổng cộng
1,181,213.00
100
1,636,088.00
100
2,228,065.00
100
2,233,737.00
100
(Báo cáo thị trường xuất khẩu từ năm 2007 – 2010, Phòng kinh doanh )
Bảng 3: So sánh cơ cấu thị trường xuất khẩu từ năm 2007 đến năm 2010
(Đơn vị: USD)
STT
Thị trường
2008/2007
2009/2008
2010/2009
Giá trị
Tỷ lệ%
Giá trị
Tỷ lệ%
Giá trị
Tỷ lệ%
1
Hồng kông
110,613.00
58,11
2
Nhật
86,532.00
86,16
3
Ý
184,036.00
87,69
4
Bỉ
9,173.00
18.44
- 39793.00
- 400,25
1,212.00
10,87
5
Pháp
10,811.00
4,71
140176.00
37,41
175,434.00
31,89
6
Đức
7,798.00
43,25
15556.00
46,31
175,434.00
17,46
7
Tây Ban Nha
420,652.00
31,92
121317.00
8,43
- 656,235.00
- 83,77
8
Canada
2,491.00
37,04
46222.00
87,30
17,151.00
24,47
9
Các nước khác
3,950.00
44,64
189028.00
95,53
79,824.00
28,74
Tổng số
454,875.00
27.80
591,977.00
26,57
56,72.00
0,25
(Báo cáo thị trường xuất khẩu năm 2007 – 2010, Phòng kinh doanh)
Nhìn vào bảng ta thấy, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty là thị trường Tây Ban Nha, trong 4 năm gần đây mặc du có xu hướng giảm nhưng khu vực thị trường này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất là 3,541,149 USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đứng thứ hai là thị trường Pháp, kim ngạch xuất khẩu thị trường này tăng đột biến trong giai đoạn từ năm 2008 – 2010 chiếm 1,159,274 USD và chiếm 24,63% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty trong năm 2010. Ngoài ra cũng phải kể đến thị trường đầy triển vọng – thị trường Ý. Từ khi thâm nhập năm 2008, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này của công ty có sự tăng trưởng vượt bậc với giá trị đạt 209,881 USD trong năm 2009, tăng 72,08% về giá trị xuất khẩu so với năm 2009. Công ty có quan hệ làm ăn rộng rãi với nhiều nước trên khu vực thị trường Châu Âu nên kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này hàng năm vẫn chiếm tỷ trọng cao và lớn nhất.
Năm 2007, các thị trường xuất khẩu của công ty chưa nhiều, thị trường chủ lực là Tây Ban Nha chiếm 75,99% tỷ trọng.
Năm 2008, thị trường chủ đạo vẫn là Tây Ban Nha chiếm đến 80,57% tỷ trọng xuất khẩu, đạt giá trị 1,318,250 USD. Đứng thứ 2 là thị trường Pháp với con số 234,946 USD. Ngoài ra, thị trường Châu âu có thêm sự góp mặt của Bỉ và Đức nhưng nhìn chung tỷ trọng chưa cao.
Sang năm 2009, công ty đã thâm nhập thêm các thị trường tiềm năng khác ở Châu Âu như Croatia, Ý, Hà Lan … Tuy nhiên, Tây Ban Nha vẫn là thị trường chủ đạo với kim ngạch xuất khẩu tăng 9,2% (tăng 121,317 USD) và chiếm tỷ trọng là 64,61% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã mở rộng sang các thị trường khác ở Châu Á đầy triển vọng là Nhật Bản và Hồng Kông. Nhìn chung tỷ trọng xuất khẩu đều tăng trưởng mạnh chỉ có kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Bỉ là giảm 80,01% về số tương đối, tương ứng với 39,793 USD so với năm 2008.
Năm 2010 đánh dấu sự xâm nhập mạnh mẽ của Công ty vào thị trường Châu Âu nâng tổng số các quốc gia ở khu vực này lên 13 nước, trong đó Cộng hòa Séc vẫn là một thị trường mới nên đây cũng là thị trường có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thấp nhất của Công ty trong năm (4,454 USD). Năm 2010 cũng là năm có sự sụt giảm đáng kể của các thị trường Úc, Hà Lan cả về kim ngạch và tỷ trọng. Ngược lại, đây lại là năm đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Ý. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường nay tăng 184,036 USD tương đương với 72,08% so với năm trước. Năm 2010, cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty có sự biến động khá lớn. Tây Ban Nha mặc dù có giảm tỷ trọng đáng kế 656,235 USD nhưng vẫn là thị trường số một có kim ngạch xuất khẩu cao nhất 35,07% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Nhìn chung thị trường Châu Á lại có mức tăng trưởng ổn định và rõ rệt, Hồng Kông tăng 38,74% và Nhật Bản tăng 62,53% so với năm 2009.
Qua sự phân tích ở trên ta thấy thị trường Châu Âu nói chung và thị trường Tây Ban Nha là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty. Đặc biệt có sự tăng trưởng đều và đáng kể về kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng trên thị trường Pháp, Đức, Ý. Đồng Thời cũng thấy được rằng thị trường Châu Á là một thị trường tiềm năng và đầy triển vọng, kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu của Công ty vào thị trường này có xu hướng tăng mạnh trọng những năm gần đây. Qua đó, Công ty TNHH Lửa Việt nên chú trọng giữ tăng trưởng ổn định trên các thị trường chủ đạo và có biện pháp tích cực để khai thác thị trường Châu Á triển vọng để tiếp tục nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Công ty.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Bảng 4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty từ năm 2007 đến năm 2010.
(Đơn vị: USD)
MẶT HÀNG
2007
2008
2009
2010
GT
TL %
GT
TL %
GT
TL%
GT
TL%
Terraa d’Aqua(gốm đất đỏ)
300,786
27,78
381,699
27,45
518,025
27,44
568,930
29,32
Classiaca (gốm tráng men)
290,835
26,86
313,638
22,55
420,881
22,29
422,660
21,78
Light Terrazo (đá mài nhẹ)
220,210
20,34
270,936
19,48
363,843
19,27
365,556
18,83
Zinc (chậu kim loại)
150,245
13,87
235,597
16,95
332,650
17,62
332,208
17,13
Hàng khác
120,500
11,15
188,477
13,56
252,440
13,38
251,044
12,94
Tổng
1,082,576
100
1,390,347
100
1,887,839
100
1,940,398
100
(Báo cáo mặt hàng xuất khẩu từ năm 2007 – 2010, Phòng kinh doanh)
Bảng 5: So sánh cơ cấu mặt hàng xuất khẩu từ năm 2007 đến năm 2010.
(Đơn vi: USD)
Mặt hàng
2008/2007
2009/2008
2010/2009
CL
TT%
CL
TT%
ST
TT%
Terraa d’Aqua(gốm đất đỏ)
80,913
21.2
136,326
26.32
50,905
8.95
Classiaca (gốm tráng men)
22,803
7.27
107,243
25.48
1,779
0.42
Light Terrazo (đá mài nhẹ)
50,726
18.73
92,907
25.53
1,713
0.47
Zinc (chậu kim loại)
85,352
36.23
97,053
29.18
- 442
-0.13
Hàng khác
67,977
36.07
63,963
26.57
- 1,396
0.25
Tổng
307,771
22,14
497,492
26,35
52,559
2,70
(Báo cáo mặt hàng xuất khẩu năm 2007 – 2010, Phòng kinh doanh)
Qua bảng trên ta thấy rằng mặt hàng xuất khẩu của công ty TNHH Lửa Việt là tương đối đa dạng, song tập trung lớn vào hai mặt hàng chủ đạo là Terraa d’Aqua (gốm đất đỏ) và hàng Classiaca (gốm tráng men) (chiếm 1/3 tổng kim ngacgj xuất khẩu của công ty). Hai mặt hàng này luôn là hai mặt hàng có tỷ trọng cao nhất trong số những mặt hàng xuất khẩu của công ty.
Năm 2009 ta thấy kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này đều tăng lên đáng kể. Trong năm này, mặt hàng truyền thống của công ty là gốm đất đỏ đột biến tăng một cách mạnh mẽ 136,326 USD tương đương 21,2%, các mựt hàng gốm tráng men cũng tăng 107,243 USD tương ứ 25,48%. Tiếp đó là kim ngạch của các mặt hàng Light Terrazo (đá mài nhẹ), Zinc (chậu kim loại), … cũng tăng đều khoảng 25 - 30%. Chính vì thế tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2008 tăng lên 591,977 USD tương đương với 26,35% so với năm 2008.
Sang năm 2010 cả kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng các mặt hàng đều có thay đổi, một số mặt hàng thì bị giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng. Cụ thể là hàng Terraa d’Aqua (gốm đất đỏ) tăng 50,905 USD tương ứng 8,95%, còn hai mặt hàng Classiaca (gốm tráng men) và Light Terrazo (đá mài nhẹ) chỉ chỉ tăng thêm 0,42% và 0,47%. Tuy nhiên, các mặt hàng như Zinc (chậu kim loại) và một số mặt hàng khác giảm đáng kể, hàng Zinc (chậu kim loại) giảm 0,13% và các mặt hàng khác cũng đồng loạt giảm so với năm 2009. Nhìn chung năm 2009 kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng.
Khả năng cạnh tranh của Công ty.
Đối thủ cạnh tranh của công ty.
Hiện nay nền kinh tế thị trường luông diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa những thành phần kinh tế, cũng như các công ty trong và ngoài nước nhằm để tồn tại và phát triển trong đó có Công ty TNHH Lửa Việt.
Đối thủ cạnh tranh chủ yếu hiện nay của Công ty TNHH Lửa Việt là các công ty gốm thủ công mỹ nghệ: công ty TNHH My Quý, công ty cổ phần Phú Vinh, Gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng … Đây được xem là những đối thủ cạnh tranh mạnh, có tầm cỡ của Công ty TNHH Lửa Việt hiện tại và tương lai. Ngoài ra công ty còn phải đối đầu với một số nhà cung ứng hàng trước nay cho công ty, các nhà cung ứng này đã mở rộng sản xuất và kinh doanh trực tiếp với khách hàng bán lẻ thay vì trước nay họ chỉ bao tiêu cung ứng cho công ty mà thôi, phần lớn các đối thủ cạnh tranh hiện nay đều có được đội ngũ nhân viên giỏi về nghề nghiệp lẫn chuyên môn, công nhân có tay nghề. Mặc dù vậy Lửa Việt vẫn xem đây là động lực thúc đẩy chính bản thân mình ngày càng nỗ lực để tự khẳng định mình trong lĩnh vực chế biến thủ công mỹ nghệ.
Định hướng phát triển của công ty.
Cố gắng, nỗ lực tìm kiếm và khai thác thị trường mới một cách có hiệu quả, đồng thời cũng phải chú trọng nâng cao chất lượng của sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong tương lai.
Mở rộng hơn nữa khả năng xuất khẩu sang thị trường Úc và EU trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Đánh giá chung.
Những kết quả đạt được.
Cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế, từ năm 2000 trở lại đây, Công ty TNHH Lửa Việt hoạt động tương đối hiệu quả. Công tác tổ chức hoạt động xuất khẩu luôn được chú trọng đầu tư, tìm các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu. Trong thời gian qua, công ty luôn thực hiện tốt 100% hợp đồng đã ký kết. Đạt được kết quả đó phải kể đến việc tận dụng các mặt thuận lợi sau: Hiện nay, công ty có đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên nhiệt tình và giàu kinh nghiệm. Quan hệ nội bộ công ty luôn được củng cố: các phòng nghiệp vụ được sự quản lý, đôn đốc trực tiếp của giám đốc và sự hỗ trợ tích cực của phòng phát triển thị trường và mặt hàng mới, phòng kế toán phòng thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ phát huy được khả năng chuyên môn. Công ty đã xây dựng được mối quan hệ tốt với các hãng vận tải, công ty bảo hiểm và ngân hàng. Vì vậy, thời gian làm thủ tục được rút ngắn, các chi phí liên quan giảm làm tăng lợi nhuận cho công ty.
Thị trường xuất khẩu trực tiếp của công ty đặc biệt rộng lớn, trải dài khắp các châu lục. Với thuận lợi như vậy, việc mở rộng quy mô xuất khẩu, xây dựng chỗ đứng của mình là điều không khó khăn, việc có hệ thống khách hàng rộng khắp như vậy còn khiến cho Công ty học hỏi được nhiều kinh nghiệm khác nhau khi làm ăn với các đối tác thuộc các nước khác nhau, ngày càng làm hoàn thiện khả năng xuất khẩu hàng hóa cua Công ty.
Công ty thiết lập được mối quan hệ truyền thồng với nguồn cung cấp hàng xuất khẩu có chất lượng và uy tín. Do vậy, việc thu gom hàng hóa thuận lợi và hàng hóa xuất khẩu luôn có mẫu mã, màu sắc, kích cỡ…phù hợp với nhu cầu của khách nước ngoài. Hàng hóa của công ty đa dạng, phong phú và mẫu mã thể hiện được phong cách độc đáo, vừa truyền thống vừa hiện đại. Chất lượng, chủng loại, số lượng luôn đáp ứng được nhu cầu khách hàng nước ngoài cho dù đó là khách hàng khó tính. Uy tín của công ty ngày càng được nâng cao nhờ quy trình thực hiện hợp đồng mà trong đó có khâu giao nhận luôn diễn ra theo đúng thỏa thuận, không gây phiền hà cho khách hàng.
Công ty đã trang bị hệ thống thông tin khá tốt nhằm tận dụng thế mạnh của Internet trong việc tìm kiếm bạn hàng, sử dụng trang Web như một hình thức quảng cáo tiếp thị mặt hàng, tên tuổi công ty.
Mối quan hệ làm ăn uy tín lâu dài với các cơ sở cung cấp hàng trong nước giúp cho công ty luôn chủ động trong việc thực hiện hợp đồng với khách hàng nước ngoài.
Đội ngũ nhân viên được phân công hợp lý, năng động và có trình độ vững chắc với tinh thần trách nhiệm cao, có thể làm việc độc lập giúp cho công ty thực hiện tốt hợp đồng ký kết, góp phần nâng cao uy tín cho công ty và mang lại lợi ích chung cho tập thể.
Các điều kiện, cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán mà công ty sử dụng đều là những điều kiện thông dụng trong thương mại quốc tế.
Những hạn chế và nguyên nhân.
Mặc dù trong những năm qua ngành gốm sứ trong nước đã có sự phục hồi và phát triển về kinh tế, có những thành tựu nhất định về cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn. Công ty TNHH Lửa Việt cũng có những hạn chế sau:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là bán buôn với số lượng lớn cho các nơi cho nên giá thường rẻ. Thị trưởng xuất khẩu lại có tính ổn định không cao. Hàng hóa lại không bán trực tiếp được do lượng sản phẩm dành cho khánh du lịch còn chưa nhiều, chưa đủ hấp dẫn nên lợi nhuận thu được giảm đi rất nhiều.
Trong công tác chuẩn bị hàng của công ty, một vấn đề đặt ra chưa được công ty có biện pháp giải quyết đó là nguồn cung cấp bị phụ thuộc vào các cơ sở sản xuất. Trong khi đó sản xuất hàng xuất kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển hoạt động xuất khẩu gốm sứ tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Lửa Việt.doc