MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG CỦA DOANH
NGHIỆP XÂY DỰNG. 3
1.1 Vai trò phát triển khách hàng đối với doanh nghiệp xây dựng. 3
1.1.1 Khái niệm khách hàng của doanh nghiệp xây dựng và phân loại khách hàng 3
1.1.2 Khái niệm và vai trò của phát triển khách hàng của doanh nghiệp xây dựng. 5
1.2 Nội dung phát triển khách hàng của doanh nghiệp xây dựng và các chỉ tiêu đánh
giá . 7
1.2.1 Nội dung phát triển khách hàng của doanh nghiệp xây dựng. 7
1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển khách hàng .14
1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển khách hàng của doanh nghiệp xây dựng .16
1.3.1 Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô .16
1.3.2 Nhân tố thuộc môi trường ngành.22
1.3.3 Nhân tố bên trong doanh nghiệp.25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG SAO VIỆT.30
2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển hạ tầng Sao Việt .30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.30
2.1.2 Đặc điểm hoạt động .32
2.2 Thực trạng phát triển khách hàng của công ty Sao Việt .44
2.2.1 Lập kế hoạch phát triển khách hàng .44
2.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển khách hàng .47
2.2.3 Kết quả phát triển khách hàng.49
2.2.4 Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hoạt động phát triển khách hàng.54
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển khách hàng .54
2.3.1 Thành quả .54
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân.55
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG
TY SAO VIỆT .61
3.1 Phương hướng kinh doanh và định hướng phát triển khách hàng của công ty Sao
Việt .61
74 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển khách hàng tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển hạ tầng Sao Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển khách hàng sẽ ‘thuận buồm xuôi gió’
hơn khi nhu cầu của khách hàng tương hợp với chiều hướng khả quan của nền kinh
tế quốc dân.
1.3.2.3 Các doanh nghiệp trong ngành
Đối thủ cạnh tranh được hiểu là những người cung cấp các sản phẩm tương
tự hoặc có khả năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là
cản trở lớn nhất mà doanh nghiệp phải vượt qua. Nó quyết định sự thành công hay
thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào tương quan với đối thủ
cạnh tranh mà doanh nghiệp cần có những biện pháp ứng xử hợp lý. Nếu đối thủ
cạnh tranh mạnh hơn, lợi nhuận của doanh nghiệp có nguy cơ giảm, hoạt động phát
triển khách hàng sẽ gặp những cản trở nhất định. Ngược lại, khi đối thủ cạnh tranh
yếu hơn, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, thu hút thêm khách hàng đến
với doanh nghiệp, hoạt động phát triển khách hàng sẽ đạt hiệu quả cao. Xuất phát
từ thực tế đó, doanh nghiệp cần có những thông tin thật chính xác về đối thủ cạnh
tranh để có những biện pháp kinh doanh phù hợp. Tất cả các hoạt động của đối thủ
cạnh tranh đều sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung
và hoạt động phát triển khách hàng nói riêng.
Về ngành xây dựng, tại Việt Nam, kinh tế thị trường hấp dẫn doanh nghiệp
tư nhân và nước ngoài tham gia khiến thế độc quyền của các doanh nghiệp nhà
nước dần bị phá bỏ, tăng tính cạnh tranh trong ngành. Theo Tổng cục thống kê
(trích dẫn trong Nguyễn Ngọc Đức (12/2019)), tới năm 2016, doanh nghiệp nhà
nước chỉ còn chiếm 8% thị phần xây dựng, nhường chỗ cho các doanh nghiệp tư
nhân và nước ngoài (lần lượt chiếm 87% và 5% thị phần). Tới nay, có gần 74.000
doanh nghiệp xây dựng đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó phần lớn là doanh
nghiệp nhỏ. Nhiều doanh nghiệp tham gia khiến cho thị trường xây dựng Việt Nam
phân mảnh với áp lực cạnh tranh cao.
Cũng theo Nguyễn Ngọc Đức (12/2019), khi việc phát triển khách hàng trong
ngành trở nên khó khăn hơn, việc mở rộng tập khách hàng hướng ra ngoài phạm
vi xây dựng đã trở thành một yêu cầu khách quan. Việc này thường được thực hiện
qua đầu tư vào các lĩnh vực mà nhà thầu có thể tận dụng hiểu biết kỹ thuật và sự
quen thuộc với các thủ tục hành chính – ví dụ như doanh nghiệp xây dựng cơ sở
hạ tầng đầu tư vào nhà máy điện, doanh nghiệp xây dựng dân dụng đầu tư bất động
sản để bán và cho thuê,
25
Hiện tại, tốc độ đổi mới của ngành xây dựng đã bị chậm lại. Theo tổ chức tư
vấn McKinsey (trích dẫn trong Nguyễn Ngọc Đức (12/2019)), năng suất lao động
của ngành xây dựng chỉ tăng trưởng trung bình 1%/năm trong 20 năm qua, bằng
khoảng 1/3 trung bình thế giới (2,8%). Những công nghệ xây dựng mới cần nhiều
thời gian để chứng minh hiệu quả và được khách hàng tiếp nhận, chủ yếu do thiệt
hại rất lớn có thể xảy ra nếu công nghệ này thất bại. Do nhu cầu công nghệ mới
thấp, các doanh nghiệp xây dựng chi tiêu rất ít cho nghiên cứu và phát triển. Đổi
mới chậm khiến cho các doanh nghiệp có khả năng kỹ thuật tương đương nhau và
cạnh tranh về giá ngày càng trở nên phổ biến. Do đó, các doanh nghiệp xây dựng
hiện đại nói chung đều phải chịu áp lực cạnh tranh cao và có biên lợi nhuận sau
thuế thấp, trung bình ở mức dưới 5%. Như vậy, sau uy tín và thương hiệu của
doanh nghiệp, thì cạnh tranh về giá trong hoạt động phát triển khách hàng đã trở
thành công cụ được ưu tiên hàng đầu.
1.3.2.4 Nguy cơ của đối thủ mới gia nhập
So với hai nhân tố là khách hàng và các doanh nghiệp trong ngành thì nhân
tố nguy cơ của đối thủ mới gia nhập gây nên tác động yếu hơn đến hoạt động phát
triển khách hàng của doanh nghiệp xây dựng. Vì theo Nguyễn Ngọc Đức
(12/2019), số lượng đối thủ chuẩn bị bước vào ngành xây dựng chịu cản trở không
nhỏ từ việc biên lợi nhuận thiếu hấp dẫn khi so sánh với các ngành khác dù cho
rào cản gia nhập ngành thấp. Và áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, sự cạnh
tranh về giá ngày càng gay gắt, cùng các rủi ro liên quan đến quy mô, thời gian
hoàn thành dự án và sự chê ỳ/khó khăn trong tài chính của khách hàng.
1.3.2.5 Nguy cơ của sản phẩm thay thế
Hiện nay, trong ngắn hạn, nguy cơ từ sản phẩm thay thế đối với sự phát triển
khách hàng trong ngành xây dựng là rất thấp. Vì theo Nguyễn Ngọc Đức (12/2019),
hiện tại ngành xây dựng chỉ có các sản phẩm thay thế không hoàn hảo, được sử
dụng do những tiện ích, tiện lợi khác mang đến (chủ yếu là tính di chuyển), ví dụ
như: lều cắm trại, nhà di động (portable home) trên xe hoặc trên thuyền, Tuy
nhiên, nhà thầu xây dựng truyền thống và hoạt động phát triển khách hàng của họ
hiện phải chịu rủi ro và áp lực từ những sản phẩm đột phá, có tiềm năng thay đổi
chuỗi giá trị của ngành xây dựng. Tuy hiện nay chưa đáng kể, rủi ro này đang tăng
theo tốc độ phát triển của các công nghệ sản xuất mới, đặc biệt là công nghệ in 3D
xây dựng.
1.3.3 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.3.3.1 Sản phẩm
26
Theo phân loại của Nguyễn Ngọc Đức (12/2019), các sản phẩm trong ngành
xây dựng thế giới và Việt Nam hiện nay được chia làm ba loại: nhà để ở, nhà không
để ở và cơ sở hạ tầng. Các thành tố của sản phẩm tác động cao tới hoạt động phát
triển khách hàng trong ngành xây dựng bao gồm:
- Số lượng, chất lượng sản phẩm;
- Giá bán, giá vốn của sản phẩm;
- Kích thước, kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm;
- Chu kỳ sống sản phẩm đang trải qua;
- Nhãn hiệu sản phẩm;
- Nguồn cung của sản phẩm trên thị trường;
- Mức độ tín nhiệm, trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh
nghiệp;
- Uy tín của sản phẩm;
- Vấn đề áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ trong việc nâng cao số
lượng và chất lượng sản phẩm,
- Hoạt động xúc tiến, Marketing cho sản phẩm;
- Các dịch vụ đi kèm sản phẩm.
Trong kinh doanh, ‘sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất ở đâu, và sản
xuất như thế nào’ luôn là các câu hỏi trọng tâm và xuyên suốt của mọi doanh
nghiệp. ‘Sản xuất cái gì’ – đó chính là sản phẩm, dịch vụ. Nếu không có sản phẩm
(tại đây xem xét dịch vụ là sản phẩm vô hình), thì doanh nghiệp sẽ không thể phục
vụ khách hàng. Nếu không có khách hàng, thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại.
Do đó, sản phẩm là nhân tố nền tảng cho hoạt động phát triển khách hàng nói riêng,
và sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp nói chung. Ngoài là nền tảng, sản phẩm
cũng quyết định đến hiệu quả của hoạt động phát triển khách hàng; sản phẩm tốt
luôn là nơi để khách hàng trao gửi niềm tin và đồng tiền.
Theo Nlp Trinh (2019), sản phẩm là một trong những nhân tố chủ chốt, quyết
định sự thành công trong kinh doanh của hai công ty đang chiếm lĩnh vị trí số 1 và
số 2 trong ngành xây dựng Việt Nam hiện nay. Đó là Công ty Cổ phần Xây dựng
Coteccons (viết tắt: Coteccons) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình
(viết tắt: CTHB). Cụ thể, Coteccons luôn lấy uy tín chất lượng làm thước đo giá
trị thương hiệu, cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm là các công trình đạt
tiêu chuẩn cao về kỹ – mỹ thuật với chi phí cạnh tranh. Đồng thời góp phần làm
thay đổi diện mạo xã hội thông qua những công trình này. Với CTHB, công ty tự
đặt ra sứ mệnh là đem lại sự an tâm và lợi ích cộng hưởng cho khách hàng; kiến
27
tạo một xã hội văn minh, phát triển bền vững bằng những sản phẩm, dịch vụ có ưu
điểm vượt trội, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường.
1.3.3.2 Nhân lực
Có thể khẳng định, trong các doanh nghiệp, nhân lực luôn chiếm vị trí quan
trọng hàng đầu. Kế hoạch phát triển khách hàng, cũng như mọi kế hoạch khác có
thực thi tốt hay không, đều là do con người xây dựng, thực thi, đánh giá, sửa đổi
với sự trợ giúp đắc lực từ khoa học công nghệ. Đầu tư vào nhân lực cũng là sự đầu
tư tốt nhất, có lợi nhất của mọi doanh nghiệp. Do đó, trong mọi chính sách và kế
hoạch, doanh nghiệp cần phải đặc biệt lưu tâm đến nhân lực và quản trị nhân lực.
Theo Nguyễn Ngọc Đức (2019), đầu vào của ngành xây dựng gồm ba yếu tố:
nguyên vật liệu, nhân công và máy móc. Trong đó, nhân công chỉ chiếm 20% chi
phí xây dựng, nhưng là yếu tố quyết định khả năng và chất lượng thi công của
doanh nghiệp. Do sản phẩm đa dạng và môi trường hoạt động khó kiểm soát, khiến
phần lớn quy trình xây dựng đều cần đến con người giám sát và thực hiện. Hiện
nay, theo GSO (trích dẫn trong Nguyễn Ngọc Đức (2019)), ngành xây dựng Việt
Nam sử dụng khoảng 4,3 triệu lao động trên 15 tuổi, đứng thứ 04 trong các phân
ngành kinh tế cả nước.
Các thành tố của nhân lực tác động mạnh tới hoạt động phát triển khách hàng
của doanh nghiệp xây dựng là:
- Số lượng lao động;
- Chất lượng lao động, trình độ học vấn, kinh nghiệm;
- Cơ cấu lao động;
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động;
- Quan điểm, thái độ của nhà lãnh đạo doanh nghiệp đối với người lao động;
- Hệ thống chính sách đãi ngộ đối với người lao động;
- Hiệu quả của bộ máy quản trị doanh nghiệp.
Hiện nay, một số bất cập trong nhân lực của ngành xây dựng Việt Nam đang
bộc lộ khá nổi cộm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bền vững của
ngành xây dựng và hoạt động phát triển khách hàng trong ngành này, do nhân lực
là yếu tố quyết định khả năng và chất lượng thi công của doanh nghiệp.
Cụ thể, theo báo cáo đánh giá về thực trạng chất lượng nhân lực ngành xây
dựng của Tổng Hội Xây dựng (trích dẫn trong Châu Anh (2017)), chất lượng nguồn
nhân lực ngành xây dựng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Trong
đó, tình trạng phổ biến hiện nay tại các công trình là đa số người lao động theo
nghề xây dựng một cách ngẫu nhiên, người thợ đi lên bằng con đường tự học và
28
thường bắt đầu bằng công việc lao động phổ thông. Số lượng người được đào tạo
nghề có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành. Mặt khác,
năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ công nhân lao động cũng được đánh
giá là còn nhiều hạn chế. Cụ thể, số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề
chỉ chiếm tỷ lệ 11,8%; số thợ bậc cao (bậc 6,7) chỉ chiếm khoảng 7% nhân lực
ngành. Do đó, nhiều công trình vẫn phụ thuộc vào nhân lực nước ngoài, kể cả lực
lượng thiết kế, giám sát, vận hành thiết bị tiên tiến như công trình giao thông ngầm,
công trình hóa chất phức tạp, công trình cao trên 50 tầng,Thực trạng này được
xem là một nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp, tiến độ chậm, chất lượng
sản phẩm còn nhiều sai phạm, làm giảm sức cạnh tranh ngay trên thị trường nội
địa. Thậm chí, doanh nghiệp xây dựng trong nước không cạnh tranh nổi khi đấu
thầu nhiều dự án trong và ngoài nước.
Còn theo số liệu thống kê của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và Đô thị
(Bộ Xây dựng) (trích dẫn trong Châu Anh (2017)), toàn ngành xây dựng đang có
hơn 204.000 công nhân lao động, trong đó có tới hơn 90.000 người là cán bộ, viên
chức trong các doanh nghiệp, tức là số lượng công nhân chỉ gấp hơn hai lần số
lượng cán bộ, viên chức. Theo tỷ trọng cơ cấu bình quân giữa kỹ sư - trung cấp
chuyên nghiệp - công nhân học nghề tại Việt Nam là 1:1,3:0,5. Trong khi ở các
nước trên thế giới, con số bình quân là 1:4:10. Số liệu trên cho thấy, ngành xây
dựng đang trong tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Điều này góp phần làm cho bộ
máy nhân sự của doanh nghiệp xây dựng cồng kềnh, chi phí lương thưởng khá cao
nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh và biên lợi nhuận sau thuế không cao, và cũng
trực tiếp tác động tiêu cực đến việc thực hiện kế hoạch phát triển khách hàng, bòn
rút đi các đầu tư của doanh nghiệp vốn được rót vào các công cụ thu hút khách
hàng.
1.3.3.3 Nề nếp văn hóa kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp xây dựng
Khác với sản phẩm nói chung là nguồn lực hữu hình, nề nếp văn hóa kinh
doanh và thương hiệu là nguồn lực vô hình. Tuy nhiên, giống với sản phẩm và
nhân lực, yếu tố này cũng đòi hỏi quá trình đầu tư và xây dựng lâu dài, bền bỉ của
doanh nghiệp. Các khách hàng tiềm năng, khách hàng mới và ngay cả khách hàng
truyền thống thường đặt nhiều sự kỳ vọng, niềm tin và đồng tiền của mình vào sản
phẩm của các doanh nghiệp có nề nếp văn hóa kinh doanh và thương hiệu chất
lượng, bài bản. Các thành tố của yếu tố này có tác động mạnh mẽ đến hoạt động
phát triển khách hàng của doanh nghiệp xây dựng là:
- Các nội quy, quy chế trong doanh nghiệp;
29
- Lễ nghi và nghi thức;
- Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh;
- Hình mẫu trực quan;
- Phong cách giao dịch mua bán;
- Việc chấp hành các cam kết với khách hàng và các đối tác;
- Cách xử lý của doanh nghiệp khi gặp các bê bối.
Cùng liên hệ giữa nề nếp văn hóa kinh doanh và thương hiệu và sự thành
công của doanh nghiệp. Theo Thu Thảo (2018), từ một văn phòng xây dựng nhỏ
bé, sau 30 năm, Hòa Bình đã trở thành một tập đoàn xây dựng hàng đầu của Việt
Nam, được biết đến là công ty có văn hóa doanh nghiệp đặc sắc. Ông Lê Viết Hải,
chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc đã từng chia sẻ rằng, thành công của
Hòa Bình hôm nay là thành quả của quá trình kiên trì, bền bỉ xây dựng văn hóa
doanh nghiệp đầy tính nhân văn và độc đáo với một cách thức khá đơn giản đó là
hướng mọi thành viên đến Chân - Thiện - Mỹ và khẩu hiệu nội bộ ‘Mọi bước đi vì
một giá trị’. Văn hóa Hòa Bình được đúc kết trong Tuyên ngôn giá trị với bốn nội
dung chính là Hoài bão, Sứ mệnh, Triết lý kinh doanh và Bảy Giá trị cốt lõi.
Cũng theo Thu Thảo (2018), Hòa Bình là một trong những doanh nghiệp
không ngừng khuyến khích người lao động chủ động sáng tạo và tích cực học tập,
thông qua đó phát triển năng lực bản thân, tạo ra nhiều giá trị hơn cho chính mình,
từ đó thúc đẩy cho sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Điều đó đã làm
nên tích cách rất đặc trưng của người lao động Hòa Bình: Cao khát vọng, Giàu
nhân ái, Rộng tầm nhìn, Vững niềm tin, Đầy sáng tạo.
Nhờ nề nếp văn hóa kinh doanh và thương hiệu đặc sắc, đậm đà, tập đoàn
xây dựng Hòa Bình (HBC) đã giành ba giải thưởng quan trọng tại lễ công bố và
vinh danh Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2017. Theo đó, ba giải
thưởng quan trọng gồm: Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2017, xếp hạng
2 trong ngành xây dựng, Top 50 Doanh nghiệp Việt có thương hiệu tuyển dụng
hấp dẫn. Và đặc biệt là Top 5 Doanh nghiệp sẵn sàng cho sự thay đổi của tương
lai, hạng mục giải thưởng mới có mặt lần đầu tiên ở chương trình khảo sát năm
nay. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp Hòa Bình nằm trong bảng xếp hạng Top 100
Nơi làm việc tốt nhất, đã minh chứng cho những nỗ lực xây dựng về một môi
trường làm việc hạnh phúc và sự đầu tư cốt lõi vào nguồn nhân lực của ban lãnh
đạo tập đoàn. Giải thưởng do Mạng cộng đồng nghề nghiệp Anphabe và Công ty
nghiên cứu thị trường Intage Việt Nam thực hiện.
30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HẠ TẦNG SAO VIỆT
2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển hạ tầng Sao Việt
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Theo công ty Sao Việt (04/2019, 4), công ty có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần
Xây dựng và Phát triển hạ tầng Sao Việt (viết tắt: CTSV). Ngoài tên chính thức
trên, tên giao dịch của công ty là SAO VIỆT IDC., JSC ( tên tiếng Anh: Sao Viet
infrastructure developpment and construction joint stock company). CTSV do các
ông Nguyễn Viết Nghiêm, Nguyễn Xuân Lang và bà Hoàng Thị Thùy thành lập
vào ngày 16/10/2014 theo hình thức công ty cổ phần. Vốn điều lệ là 5.000.000.000
vnđ (năm tỷ đồng), có 500.000 cổ phần với mệnh giá là 10.000 vnđ/cổ phần. Hiện
tại, ông Nghiêm đang đảm nhiệm chức danh Giám đốc kiêm người đại diện pháp
luật, nắm giữ 20% cổ phần. Bà Thùy, là vợ của ông Nghiêm, đang đảm nhiệm
chức danh Kế toán trưởng, nắm giữ 30% cổ phần. Ông Lang là người sáng lập
công ty, nắm giữ tỷ lệ cổ phần nhiều nhất với con số lên tới 50%.
Hình 2.1: Giới thiệu Công ty Sao Việt (Nguồn: tổng hợp từ Công ty Sao Việt
(04/2019))
CTSV có trụ sở chính tại cụm 10 – xã Tân Lập – huyện Đan Phượng – Hà
Nội và một xưởng sản xuất rộng hơn 200 m2 tại cụm 5 (cùng địa bàn). Theo công
ty Sao Việt (04/2019, 81), công ty có tổng số nhân sự là 60 người, trong đó 10
31
người có trình độ đại học. Hiện tại, doanh thu của công ty đạt hơn 11 tỷ đồng/năm
(2018), và doanh thu bình quân tháng đạt gần 1 tỷ đồng.
Cũng theo công ty Sao Việt (04/2019, 4), ngành nghề chính của công ty là
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. Trong đó, sản phẩm của công ty là
hệ thống kết cấu thép và các sản phẩm làm từ thép, phục vụ cho các công trình dân
dụng và công nghiệp (quy mô nhỏ). Hiện tại, sản phẩm đang chiếm tỷ trọng lớn
nhất là các loại lan can sắt, lan can cầu thang, sau đó đến mái thép, kết cấu khung
thép của nhà xưởng, Và từ khi thành lập cho đến nay, CTSV vẫn là doanh nghiệp
thuần túy về sản xuất, doanh thu đến từ các đơn đặt hàng của đối tác, và bộ phận
thương mại chưa được tách bạch và chuyên môn hóa.
Cũng theo công ty Sao Việt (04/2019, 2), ngành nghề và lĩnh vực hoạt động
của công ty như sau:
- Xây dựng hoàn thiện các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông,
thủy lợi, cầu cống, hạ tầng kỹ thuật, đào đắp đất đá, san lấp mặt bằng;
- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Giám sát công trình xây dựng: lắp đặt thiết bị công nghiệp, thiết bị công
trình, xây dựng hoàn thiện công trình dân dụng, công nghiệp;
- Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ ngành công nghiệp, dân dụng,
xây dựng, giao thông vận tải;
- Sản xuất, mua bán, gia công cơ khí;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
Tiếp theo, bộ máy tổ chức của CTSV được mô tả theo hình 2.2. Đây là cơ
cấu tổ chức theo kiểu ‘chức năng’, kết cấu khá gọn nhẹ, phù hợp với loại hình công
ty nhỏ. Ngoài xưởng gia công chế tạo, thì công ty còn có các tổ đội thi công vốn
thâm dụng rất nhiều lao động hợp đồng ngắn hạn. Cả hai bộ phận này góp phần
tạo nên ‘chân trong chân ngoài’ của CTSV. Một điểm đáng chú ý nữa là các thành
viên trong Ban giám đốc của CTSV đều có quan hệ thân thuộc, do vậy công ty
đang hoạt động theo hơi hướng gia đình, các loại giấy tờ lưu hành nội bộ cũng khá
đơn giản. Các cuộc họp thường kỳ của Ban giám đốc thường diễn ra tại nơi có hình
thức đơn giản thoải mái, thậm chí ngay tại nhà của giám đốc.
32
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty Sao Việt (Nguồn: Công ty Sao Việt
(04/2019, 3))
2.1.2 Đặc điểm hoạt động
2.1.2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực
Theo Công ty Sao Việt (04/2019, 81), tổng số nhân sự hiện tại của công ty là
60 người, với 10 người đã tốt nghiệp Đại học. Trong đó có 7 kỹ sư xây dựng lành
nghề, đều tốt nghiệp các trường đầu ngành về giao thông, xây dựng tại miền Bắc
như Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Kiến trúc, Đại học Giao thông vận tải.
33
Ngoài ra, công ty còn có 1 cử nhân kế toán, 15 thợ hàn – thợ cơ khí và 37 công
nhân hợp đồng ngắn hạn.
Bảng 2.1: Nhân lực của Công ty Sao Việt
Nguồn: Công ty Sao Việt (04/2019, 81)
Như vậy, chỉ có một bộ phận nhỏ người lao động là các nhân sự cấp cao và
có bằng cấp, chiếm 13% tổng số nhân sự (8 người). Ngoài ra, phần lớn lao động
đều là thuê ngoài từ đơn vị khác, với hợp đồng ngắn hạn (37 người), chiếm đến
62% nhân sự công ty.
2.1.2.2 Đặc điểm về vốn, tài chính
Các chỉ tiêu về tài chính của CTSV từ năm 2015-2018 được thể hiện qua
bảng 2.2. Các chỉ tiêu này được phân tích một cách tổng quan như sau:
- Tài sản (tài sản ngắn hạn – TSNH, tài sản dài hạn - TSDH)
Qua các năm, TSNH đều có giá trị vượt trội hơn TSDH. Nói cách khác,
TSNH chiếm chủ yếu tại CTSV. Cụ thể vào các năm 2015 và 2016, giá trị TSNH
gấp 19 và 13 lần TSDH. Con số này được thu hẹp xuống còn 5 lần vào các năm
2017 và 2018. Nguyên do của sự sụt giảm này xuất phát từ việc CTSV đã mua
thêm xe bán tải trong năm 2017, và năm kế tiếp là máy ủi Komatsu. Các máy móc
này đều được tính vào TSDH. Năm 2018 cũng đánh dấu việc giá trị TSDH vượt
mốc 1 tỷ đồng – chậm hơn hai năm so với TSNH, khi chỉ số này vượt mức 1 tỷ
đồng vào năm 2016.
Ngoài ra, theo Nguyễn Ngọc Đức (12/2019), trong các nhà thầu xây dựng,
do việc thuê máy móc và thuê thầu phụ rất phổ biến trong ngành, nên TSDH thường
chỉ chiếm tỷ trọng dưới 30% tổng tài sản. Có thể nói, điều này rất chính xác trong
CTSV khi TSNH và TSDH có sự chênh lệch rất lớn.
34
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính của công ty Sao Việt
Đơn vị: vnđ
Nguồn: phòng Kế toán CTSV, Báo cáo tình hình tài chính các năm 2016 - 2018
- Tài sản ngắn hạn (TSNH), phải thu khách hàng và hàng tồn kho (HTK)
Tỷ trọng phải thu khách hàng trong TSNH tăng dần trong bốn năm, với giá
trị từ 0% (2015), 56% (2016), 73% (2017) và 75% (2018). Có thể khẳng định, phải
thu khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong TSNH, điều này làm suy giảm đi sức
mạnh tài chính của CTSV, do tiền bán sản phẩm vẫn chưa được khách hàng thanh
toán đúng hạn. Khoản phải thu khách hàng cao, cũng khiến cho khoản ‘phải trả
người bán’ của CTSV cũng tăng lên mau chóng, thậm chí chiếm phần lớn trong
‘nợ ngắn hạn’. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ sự khó khăn trong tài chính,
hoặc là sự chê ỳ trong thanh toán của khách hàng.
Về khoản mục HTK trong TSNH, tỷ trọng HTK trong TSNH năm 2016 giảm
nhẹ so với năm 2015. Năm 2017 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, hơn 1000%
(10 lần) của HTK. Con số tăng trưởng giảm nhanh xuống chỉ còn gần 200% (2 lần)
trong năm 2018. Như vậy, có thể khẳng định tình hình TSNH của CTSV có nhiều
gam màu tối.
- Nợ (nợ ngắn hạn – NNH, nợ dài hạn - NDH)
35
Khác một chút so với tài sản, trong bốn năm tài chính, NDH vẫn chưa được
phát sinh. Như vậy, CTSV chỉ có các khoản NNH. Giá trị của NNH vượt mức 1 tỷ
đồng vào năm 2017 – chậm hơn một năm so với thời điểm đạt được của TSNH.
NNH trong năm 2018 đã tăng gấp hơn 3 lần năm 2017 (tức hơn 300%), vượt mức
3 tỷ đồng – tuy nhiên cũng chậm hơn một năm so với thời điểm đạt được của
TSNH.
- Nợ ngắn hạn (NNH) và phải trả người bán (PTNB)
Tỷ trọng PTNB trong NNH tăng dần qua các năm, từ 0% (2015), 73% (2016),
78% (2017) và 98% (2018). Có thể khẳng định, NNH của CTSV chủ yếu là khoản
PTNB. Như đã đề cập, nguyên nhân của việc này xuất phát từ sự khó khăn trong
tài chính, hoặc là sự chê ỳ trong thanh toán của khách hàng CTSV, dẫn đến công
ty không có đủ nguồn tiền để chi trả cho nhà cung cấp. Như vậy, tình hình NNH
tại CTSV hiện tại cũng đang có nhiều gam màu tối.
- Vốn (vốn lưu động – VLĐ, vốn cố định - VCĐ)
Vì NDH trong bốn năm đều chưa hề phát sinh, do vậy giá trị của VCĐ bằng
với TSDH. Như vậy, có thể nhận định VLĐ – VCĐ có sự tương đồng với các cặp
TSNH - TSDH, NNH – NDH. Trong đó, VLĐ đã bỏ cách khá xa VCĐ, khi gấp 13
lần vào năm 2015, 7 lần vào năm 2016, 4 lần vào năm 2017, và giảm nhẹ xuống
gần 3 lần vào năm 2018. Cũng trong năm 2018, VCĐ đã vượt mốc 1 tỷ đồng, trong
khi đó VLĐ sắp cán đến mốc 4 tỷ đồng.
- So sánh VLĐ và NNH cùng tương quan trong TSNH
VLĐ đã tạo ra khoảng cách tương đối so với NNH. Khi trong hai năm lẻ -
2015 và 2017 đã gấp hơn 2 lần so với NNH. Trong hai năm chẵn còn lại, VLĐ
cũng vượt hơn NNH khi chiếm hơn 50% giá trị trong TSNH.
2.1.2.3 Đặc điểm về cơ sở vật chất, kỹ thuật
Theo Nguyễn Ngọc Đức (12/2019), ngành xây dựng hiện đại nhìn chung có
tốc độ tiếp nhận công nghệ mới rất chậm, nhu cầu về công nghệ mới cũng không
cao. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp xây dựng có công nghệ thi công khá
tương đồng. Do đó, việc thuê máy móc trong ngành trở nên phổ biến, giúp hạn chế
các chi phí cố định (chi phí khấu hao, bảo dưỡng, bảo trì và lương thợ vận hành,).
Ngoài ra, điều này còn giúp tăng được tính linh hoạt của bộ máy sản xuất, tăng
thêm khả năng thích ứng cao với khối lượng và địa điểm công việc không ổn định.
Hiện nay, thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật tại CTSV rất phù hợp với những phân
tích nêu trên.
36
Cụ thể, trong hai năm 2015 và 2016, theo Báo cáo tình hình tài chính các
năm 2016 – 2018, ngoài tài sản ngắn hạn (TSNH), CTSV không ghi nhận giá trị
tài sản cố định (TSCĐ – 0 đồng) trong tài sản dài hạn (TSDH), mà chỉ ghi nhận
giá trị của tài sản dài hạn khác: 21 triệu đồng (2015) và 83 triệu đồng (2016). Như
vậy, công ty chưa tiến hành mua sắm các máy móc giá trị cao để phục vụ sản xuất,
mà chỉ thực hiện thuê mướn từ các đơn vị khác. Tài sản dài hạn khác bao gồm cơ
sở vật chất tại xưởng sản xuất (bàn ăn, phòng họp, phòng chức năng, phòng tắm,)
đặt tại cụm 5 – xã Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội.
Theo các báo cáo khấu hao tài sản năm 2017 và 2018, trong năm 2017, công
ty đã mua và sử dụng 01 xe ô tô tải vào ngày 17/08, do đó tài sản dài hạn (TSDH)
tăng lên mức 704 triệu đồng. Sang năm tiếp theo, công ty đã mua và sử dụng thêm
01 máy xúc Komatsu vào ngày 16/12, điều này khiến giá trị TSDH tăng gấp đôi,
đạt gần 1,5 tỷ đồng.
Tình hình cụ thể của TSCĐ tại CTSV năm 2017 được mô tả qua bảng 2.3:
Bảng 2.3: Tình hình tài sản cố định của công ty Sao Việt năm 2017
Nguồn: phòng Kế toán CTSV, Báo cáo khấu hao tài sản năm 2017
- Xe ô tô tải:
Xe ô tô tải có thời gian sử dụng còn lại lớn nhất (115 tháng) và các tỷ trọng
xếp thứ nhất, đó là giá trị/tổng nguyên giá (84%) và giá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_phat_trien_khach_hang_tai_cong_ty_co_phan_xay_dung_va.pdf