MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU 5
Chương 1
1.1.
1.2.
1.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH QUẢNG NINH VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 28
2.1. Quan niệm, đặc điểm và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 28
2.2. Quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh 39
2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở một số địa phương trong nước, quốc tế và bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ninh 54
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH QUẢNG NINH 74
3.1 Thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh 74
3.2. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh và những vấn đề đặt ra 95
Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH QUẢNG NINH THỜI GIAN TỚI 115
4.1. Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh thời gian tới 115
4.2. Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh thời gian tới 122
KẾT LUẬN 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
PHỤ LỤC 162
166 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 37 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghiệp chế biến, tỉnh Quảng Ninh là địa phương đầu tiên thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu cho nông sản OCOP. Đến nay Tỉnh đã xây dựng được 21 nhãn hiệu nông sản trong đó có ba chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là Mai vàng Yên Tử, Ngán Quảng Ninh, chả mực Hạ Long. Đây chính là sự chuẩn bị tốt cho các sản phẩm đặc thù, nhất là nông sản của Tỉnh có thể hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu. Hàng năm, Tỉnh tổ chức cuộc thi thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bao bì cho các sản phẩm Chương trình OCOP nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của các thương hiệu nông sản Quảng Ninh.
Trong những năm gần đây, phương thức SX, KD trong lĩnh vực nông nghiệp có sự thay đổi theo hướng sản xuất lớn, hiện đại. Nhiều hộ gia đình đã bỏ cách chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, tập trung đầu tư lớn làm kinh tế trang trại. Đã xuất hiện các mô hình trang trại chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt tập trung, theo hướng sản xuất công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Cùng với việc mở rộng quy mô, các hộ sản xuất nông nghiệp đã tăng cường liên kết với doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp hỗ trợ cho hộ cá thể trong vay vốn, áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu. Ngày càng nhiều các hộ nông dân đã tham gia vào các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo thành chuỗi giá trị. Do đó, chất lượng sản phẩm nông nghiệp của các hộ trên địa bàn Tỉnh đã được nâng cao, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Thị trường trong nước ngày càng được mở rộng, một số mặt hàng nông sản của Tỉnh đã được xuất khẩu sang các nước.
Hai là, đóng góp của KTTN cho phát triển KT - XH ngày càng tăng
Trong những năm gần đây, tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm của KTTN trên địa bàn Tỉnh này càng gia tăng: Năm 2000 đạt 21,58% thì đến năm 2016 đã tăng lên đạt 30,9% GRDP [71]. Đồng thời, KTTN trên địa bàn Tỉnh đã tạo nhiều việc làm và là khu vực thu hút nhiều nhất lực lượng lao động. Bảng 3.3 cho thấy năm 2016, số người lao động đang làm việc trong thành phần KTTN chiếm 70% lực lượng lao động trên địa bàn Tỉnh.
Bảng 3.3: Tỷ trọng cơ cấu lao động và tổng sản phẩm của KTTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2016
TPKT
Lao động
(Lao động từ 15 tuổi trở lên)
GRDP
Nghìn người
%
Tỷ đồng
%
KTNN
202,6
28,2
51.994
47
KTTN
501,8
70
34.224
30,9
FDI
12,8
1,8
10.605
9,6
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2016
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp KTTN còn đóng góp ngày càng tăng vào ngân sách địa phương, mức tăng bình quân đạt 34%/năm, chiếm 9,6% tổng thu cân đối trên địa bàn Tỉnh. KTTN trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp đã góp phần tích cực tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ. Ngoài ra, sự phát triển mạnh của KTTN trong lĩnh vực dịch vụ đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện mục tiêu đưa Tỉnh trở thành địa phương có cơ cấu dịch vụ cao. Trong lĩnh vực nông nghiệp, KTTN đã góp phần đưa chăn nuôi và thủy sản trở thành ngành chủ lực của Tỉnh.
Đặc biệt, với việc triển khai Đề án OCOP, nhiều hộ nông dân đã thoát đói nghèo, từng bước vươn lên làm giàu và giữ gìn, phát triển làng nghề truyền thống. Đây là hướng đi đúng, phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, tránh được sự cạnh tranh gay gắt với các tập đoàn lớn trên thế giới, bảo vệ nền nông nghiệp trong nước, giúp kinh tế nông hộ phát triển bền vững.
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng phát triển kinh tế biển đảo. Tỉnh đã sản tích cực hỗ trợ các ngư dân trong khai thác, nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, Tỉnh đã thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên, có hiệu quả hàng trăm đầu mối dân quân, tự vệ biển, trong đó nòng cốt là các chủ tàu, thuyền, chủ hộ nuôi trồng thuỷ sản. Nhờ vậy đã tạo ra thế trận quốc phòng - an ninh nhân dân ngày càng vững chắc, rộng lớn tạo môi trường thuận lợi, ổn định để các hộ SX, KD yên tâm phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản.
3.1.1.3. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực
Thực hiện mục tiêu đến năm 2020 trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp, thời gian qua, Quảng Ninh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ khuyến khích KTTN chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một là, phát triển dịch vụ, công nghiệp
Với mục tiêu thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, Tỉnh đã khuyến khích các doanh nghiệp chuyển dịch sang lĩnh vực dịch vụ.
Bảng 3.4 cho thấy chỉ số phát triển hàng năm trong các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ của KTTN liên tục tăng lên từ 10% - 20%/năm. Ở các ngành bán lẻ hàng hóa, du lịch, vận chuyển, KTTN chiếm tỷ lệ lớn 75% - 95% tổng khối lượng và giá trị dịch vụ trên địa bàn Tỉnh.
Bảng 3.4: Chỉ số phát triển và cơ cấu của KTTN trong một số ngành dịch vụ chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh
Các ngành dịch vụ
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
Bán lẻ hàng hóa
Tổng hàng hóa (Tỷ đồng)
13.783
18.314
22.447
26.140
29.491
35.280
40.671
Chỉ số phát triển (%)
-
132,9
122,6
116,5
112,8
119,6
115,3
Cơ cấu trong TPKT (%)
79,1
73,6
77,7
78,7
77,5
82,4
84,3
Du lịch
Cơ sở lưu trú
Doanh thu (Tỷ đồng)
415
467
744
847
930
1.099
1.225
Chỉ số phát triển (%)
-
112,5
159,3
113,8
109,8
118,2
111,5
Cơ cấu trong TPKT (%)
44,4
47,4
71,2
72,4
74,2
74,4
77,5
- Cơ sở lữ hành
Doanh thu (Tỷ đồng)
97
264
269
311
362
404
488
Chỉ số phát triển (%)
-
272,5
101,9
115,6
116,4
111,4
120,8
Cơ cấu trong TPKT (%)
93,3
88,3
86,5
86,6
92,5
93,1
97,2
Vận tải
- Vận chuyển hành khách
Số hành khách
(Nghìn người)
21.272
26.965
28.357
31.433
35.369
41.108
46.166
Chỉ số phát triển (%)
-
126,8
105,2
110,8
112,5
116,2
112,3
Cơ cấu trong TPKT (%)
76,9
77,5
73,3
73,4
73,8
74,2
74,6
- Vận chuyển hàng hóa
Khối lượng hàng hóa
(Nghìn tấn)
19.781
25.656
27.957
30.833
34.680
39.762
44.376
Chỉ số phát triển (%)
-
129,7
109
110,3
112,5
114,7
111,6
Cơ cấu trong TPKT (%)
95,0
95,0
94,8
94,9
95,0
95,0
95,2
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2013, 2016
Trong lĩnh vực công nghiệp, đầu tư của KTTN đã được tăng lên trong những năm gần đây. Bảng 3.5 cho thấy đầu tư của KTTN luôn chiếm tỷ trọng tuyệt đối 100% trong một số ngành công nghiệp chế biến như: Thủy sản đông lạnh, nước mắm, bia. Trong một số ngành, chỉ số phát triển của KTTN luôn đạt mức cao như: Nước mắm tăng 33% trong năm 2013 và tăng 76% trong năm 2015; nước khoáng tăng 80% trong năm 2013 và tăng mạnh lên 1.858% trong năm 2015; nước máy tăng mạnh lên 4.192% trong năm 2015. Ngoài ra, KTTN còn đầu tư SX, KD vào các ngành nghề gốm mỹ nghệ, gạch ngói cao cấp, tranh đá quý, khai thác chế biến than sạch, sản xuất nước máy
Bảng 3.5: Chỉ số phát triển và cơ cấu của KTTN trong một số ngành công nghiệp chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh
Các ngành nghề
2010
2013
2014
2015
2016
1. Than sạch
Sản lượng (1000 tấn)
692
1.051
441
736
623
Chỉ số phát triển (%)
-
107,9
42
166,9
84,6
Cơ cấu trong TPKT (%)
1,6
2,7
1,1
1,7
1,6
2. Thủy sản đông lạnh
Sản lượng ( Tấn)
6.615
2.142
2.249
1.713
1.815
Chỉ số phát triển (%)
-
135,4
105
76,2
106
Cơ cấu trong TPKT (%)
100
100
100
100
100
3. Nước mắm
Sản lượng (1000 lít)
503
696
545
959
1.065
Chỉ số phát triển (%)
-
133,8
78,3
176
111
Cơ cấu trong TPKT (%)
100
100
100
100
100
4. Bia
Sản lượng (1000 lít)
35.033
38.792
36.284
25.974
26.203
Chỉ số phát triển (%)
-
137,2
93,5
71,6
100,9
Cơ cấu trong TPKT %
100
100
100
100
100
5. Nước khoáng
Sản lượng (1000 lít)
2.627
5.595
3.574
69.984
70.126
Chỉ số phát triển (%)
-
180,0
63,9
1.958
100,2
Cơ cấu trong TPKT (%)
15,9
7,6
4,7
86,3
83,8
6. Xi măng
Sản lượng (1000 tấn)
1.893
1.194
373
1.228
2.117
Chỉ số phát triển (%)
-
85,2
31,2
53,6
187
Cơ cấu trong TPKT (%)
55,1
55,0
15,7
7,7
9,4
7. Nước máy
Sản lượng (1000 m3)
180
13
13
558
664
Chỉ số phát triển (%)
-
7,2
100
4.292
119
Cơ cấu trong TPKT (%)
-
2,4
0,03
1,3
1,5
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2013, 2016
Hai là, phát triển chăn nuôi, thủy sản
Trong lĩnh vực nông nghiệp, các trang trại đã chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế từ trồng trọt sang chăn nuôi, thủy sản. Năm 2016 số trang trại chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt lần lượt chiếm 56,4%; 33,2% và 5,3% tổng số trang trại. Bên cạnh đó, các hộ gia đình, trang trại còn đẩy mạnh việc trồng rừng nên độ che phủ rừng đã tăng nhanh, từ 49% năm 2009 lên 52% năm 2013, năm 2014 đạt trên 53,5% [Phụ lục 2, 26].
Ba là, phát triển kinh tế biển
Kinh tế biển trên địa bàn Tỉnh đã có những bước phát triển đột phá. Trong nhiều năm qua, bằng những chính sách phù hợp, Quảng Ninh đã biến tiềm năng kinh tế biển thành mũi đột phá trong mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư KTTN kinh doanh dịch vụ hàng hải, cảng biển, phát triển du lịch biển đảo, nuôi trồng, khai thác thủy sản. Tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh dịch vụ hàng hải với các loại hình kinh doanh xếp dỡ, vận tải, lưu kho bãi, giao nhận hàng hóa, lai dắt hỗ trợ tàu biển ra vào cảng, dịch vụ vệ sinh môi trường, đại lý và môi giới tàu biển, hoa tiêu hàng hải Theo báo cáo của ngành chức năng, khối lượng hàng hóa lưu thông qua hệ thống cảng biển trong năm 2015 của tỉnh đạt trên 53 triệu tấn; hoạt động của hệ thống các cảng biển góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước hàng chục tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động mỗi năm. Tỉnh đã tập trung phát triển mạnh mẽ đội tàu khai thác thủy sản, kết hợp nuôi trồng ở những vùng có thế mạnh. Riêng trong năm 2015, ngành thủy sản của tỉnh đạt trên 103.000 tấn. Tổng công suất chế biến thủy sản xuất khẩu của các cơ sở đạt trên 7.500 tấn/năm. Đặc biệt, Tỉnh đã và đang mở rộng phát triển và hình thành các sản phẩm du lịch mới ra các tuyến đảo Vân Đồn, Cô Tô, Vịnh Bái Tử Long. Trong đó, ưu tiên xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch và dịch vụ biển cao cấp, độc đáo, chất lượng cao, có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.
Bốn là, phát triển kết cấu hạ tầng
Ngoài ra, KTTN còn phát triển trong ngành xây dựng kết cấu hạ tầng trong những năm gần đây thông qua hình thức đầu tư công - tư. Trước đây, trên địa bàn Tỉnh, đầu tư vào kết cấu hạ tầng chỉ có KTNN thì hiện nay đã thu hút mạnh đầu tư của KTTN. Nhiều tập đoàn KTTN đã và đang đẩy mạnh triển khai xây dựng đường cao tốc, sân bay, khách sạn, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, công sở, trường học, bệnh viện trên địa bàn Tỉnh.
3.1.2. Hạn chế của phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh
Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng KTTN trên địa bàn Tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế.
3.1.2.1. Số lượng và quy mô của KTTN còn hạn chế
Một là, số lượng doanh nghiệp KTTN gia tăng chậm
Là một địa phương có rất nhiều tiềm năng phát triển trong các lĩnh vực, ngành nghề nhưng tốc độ gia tăng số lượng của doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh có xu hướng chậm dần. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, số lượng doanh nghiệp KTTN tăng bình quân 25,81%, nhưng từ năm 2013 đến 2016, tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp KTTN chỉ đạt bình quân 7,87% [71]. Tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp của tỉnh Quảng Ninh còn chậm so với một số địa phương trong nước. Về số lượng doanh nghiệp KTTN, tỉnh Quảng Ninh cũng có số lượng hạn chế. So với tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng, số lượng doanh nghiệp của KTTN ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay chỉ bằng một nửa.
Số lượng trang trại của tỉnh Quảng Ninh cũng rất hạn chế. So với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng cùng có biển như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, số lượng trang trại của tỉnh Quảng Ninh là thấp nhất (năm 2015, Quảng Ninh có 329 trang trại, Hải Phòng có 624 trang trại, Thái Bình có 781 trang trại, Nam Định có 424 trang trại).
Hai là, quy mô của KTTN nhỏ
Không chỉ hạn chế về số lượng, các doanh nghiệp của Tỉnh còn có quy mô nhỏ. Số lượng doanh nghiệp quy mô lớn còn rất ít, hầu hết là DNNVV, hiện chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp. Theo tiêu chí phân loại DNNVV tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/9/2009 của Chính phủ, nếu xét về quy mô vốn thì các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Bảng 3.6 cho thấy, doanh nghiệp có quy mô dưới 01 tỷ đồng chiếm 89,8% tổng số doanh nghiệp, 9,9% doanh nghiệp quy mô từ 01 tỷ đến dưới 100 tỷ; doanh nghiệp quy mô vốn lớn trên 100 tỷ chỉ chiếm 0,2% tổng số doanh nghiệp. Nếu xét về quy mô sử dụng lao động thì hầu hết doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, trong đó, 95,4% doanh nghiệp quy mô dưới 100 lao động; 0,4% doanh nghiệp quy mô từ 100 đến dưới 1000 lao động, và 0,08% doanh nghiệp quy mô từ 1000 lao động trở lên.
Bảng 3.6: Quy mô lao động và vốn của doanh nghiệp trong các TPKT ở tỉnh Quảng Ninh năm 2015
Tiêu chí
Doanh nghiệp KTNN
Doanh nghiệp KTTN
Doanh nghiệp FDI
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Tổng số
94
100
4.203
100
55
100
Lao động
Từ 1000 lao động trở lên
35
37,2
3
0,1
4
7,3
Từ 100 - dưới 1000 lao động
31
33,0
181
4,2
22
40,0
Dưới 100 lao động
28
29,8
4083
95,7
29
52,7
Vốn
Từ 100 tỷ đồng trở lên
25
22,6
24
0,5
3
5,5
Từ 1 - dưới 100 tỷ đồng
26
27,7
277
6,5
20
36,4
Dưới 1 tỷ đồng
43
45,7
3965
93,0
32
58,1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2013, 2016
Đi sâu phân tích các loại hình doanh nghiệp trong biểu đồ 3.2 cho thấy, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số doanh nghiệp là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, tiếp theo là CTCP, sau đó là DNTN và ít nhất là công ty hợp danh. Sở dĩ các doanh nghiệp lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều nhất bởi lẽ đây là loại hình doanh nghiệp mà các thành viên của công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên người góp vốn hạn chế được rủi ro hơn. Mặt khác, số lượng thành viên công ty không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp, đơn giản hơn so với CTCP. Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi của các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người khác vào công ty. Tuy công ty trách nhiệm hữu hạn có những ưu điểm trên nhưng hạn chế lớn nhất của công ty là quy mô nhỏ, hạn chế trong việc huy động vốn nên giảm khả năng phát triển đột phá của doanh nghiệp, sức cạnh tranh không cao.
Bên cạnh đó, mặc dù hiện nay tỉnh Quảng Ninh đã thu hút được một số tập đoàn KTTN đầu tư trên địa bàn Tỉnh nhưng số lượng còn hạn chế. Chưa có tập đoàn KTTN xây dựng, phát triển và đặt trụ sở chính trên địa bàn Tỉnh.
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2013, 2016
3.1.2.2. Chất lượng phát triển kinh tế tư nhân còn chưa cao
Mặc dù trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã tích cực triển khai các giải pháp thúc đẩy KTTN nâng cao chất lượng nhưng nhìn chung kết quả đạt được còn hạn chế. Chất lượng phát triển KTTN chưa cao thể hiện ở chất lượng phần lớn hàng hóa, dịch vụ còn thấp, hiệu quả SX, KD chưa cao, cơ cấu kinh tế chưa tiên tiến, hiện đại, đóng góp vào phát triển KT - XH còn hạn chế.
Một là, khả năng cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ của KTTN thấp
Nhìn chung, phần lớn hàng hóa và dịch vụ của KTTN trên địa bàn Tỉnh có giá trị gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_phat_trien_kinh_te_tu_nhan_o_tinh_quang_ninh.doc