Đề tài Phát triển kinh tế tư nhân trong thời kì quá độ ở nước ta

Mục Lục

 

 

LỜI MỞ ĐẦU _______________________________________________1

 

NỘI DUNG

 

I. Cơ sở lí luận về kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay

1. Kinh tế tư nhân và bản chất của kinh tế tư nhân _________________2

2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay ________________3

 

II. Vai trò của kinh tế tư nhân _________________________________4

 

III. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt nam hiện nay

 

1. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân ________________________5

2. Một số hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân __________________10

3. Những rào cản đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ___11

 

IV. Một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân ____________________________________________________13

 

KẾT LUẬN _________________________________________________15

 

Danh mục tham khảo _______________________________________16

 

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển kinh tế tư nhân trong thời kì quá độ ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô hình doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là một mô hình tổ chức kinh doanh mà chủ thể doanh nghiệp đồng thời là chủ thể tư bản (vốn), có thuê lao động và có mục tiêu tạo ra giá trị thặng dư. Ngay từ khi mới ra đời mô hình doanh nghiệp đã thể hiện là một mô hình tổ chức sản xuất mới, khác với hình thức kinh tế cá thể. Về quan hệ phân phối: Thực chất, quan hệ phân phối là việc giải quyết mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các cá nhân tham gia vào quá trình tái sản xuất – kinh doanh khác nhau có quan hệ phân phối khác nhau. Đối với kinh tế cá thể, do dựa vào sức lao động của bản thân nên sản phẩm và kết quả lao động chủ yếu thuộc về gia đình hay cá nhân đó. Đối với kinh tế tư bản tư nhân, nhìn chung quan hệ phân phối được dựa trên nguyên tắc: chủ sở hữu chiếm phần sản phẩm thặng dư còn người lao động được hưởng phần sản phẩm tất yếu. 2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay Kinh tế tư nhân ở nước ta đang tồn tại và phát triển trong những điều kiện chủ yếu sau. Một là, kinh tế tư nhân mới được phục hồi và phát triển nhờ công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Hai là, kinh tế tư nhân hình thành và phát triển trong điều kiện có Nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng Sản. Ba là, kinh tế tư nhân ở nước ta ra đời và phát triển trong điều kiện quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội là quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa. Bốn là, kinh tế tư nhân nước ta ra đời và phát triển ở một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế chậm phát triển, trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải phóng sức sản xuất, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Kinh tế tư nhân ở nước ta có đặc điểm khác về bản chất so với kinh tế tư nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, điều đó thể hiện ở chỗ: Kinh tế tư nhân ở nước ta là kết quả của chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, kinh tế tư nhân ở nước ta ra đời và phát triển vì chính công cuộc đổi mới và phục vụ cho sự nghiệp đổi mới. Vì vậy, nó mang bản chất khác với kinh tế tư nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa trước đây và hiện nay. Kinh tế tư nhân ở nước ta bị chi phối và phát triển theo định hướng mà Đảng cộng sản Việt Nam đề ra thông qua hệ thống các chính sách, pháp luật của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hệ thống chính sách và pháp luật đó thể hiện ý chí của nhân dân, vì lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân. II. Vai trò của kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích cá nhân – một trong những động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người từ xưa đến nay đã cho thấy lợi ích của mỗi cá nhân là động lực trước hết và chủ yếu thúc đẩy xã hội phát triển. Điều cốt yếu là phải tạo ra và sử dụng động lực đó phù hợp, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội. Nền kinh tế thị trường tồn tại mấy trăm năm vẫn chủ yếu dựa trên lợi ích cá nhân và tôn trọng lợi ích cá nhân. Vấn đề là nhà nước, với tư cách là tổ chức quản lí xã hội, phải định hướng, dẫn dắt lợi ích cá nhân hài hoà với lợi ích xã hội. Thực tế cũng cho thấy, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã đề cao quá mức lợi ích nhà nước, tập thể, coi nhẹ lợi ích cá nhân, do đó làm thui chột động lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời kì chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, với việc tôn trọng lợi ích cá nhân, đã tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Quá trình chuyển đổi của nền kinh tế nước ta trong những năm qua cũng đã chứng minh điều đó. Sự hội sinh và phát triển của kinh tế tư nhân trong những năm đổi mới chính là sự kết hợp đúng lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong quá trình sản xuất, do đó đã tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kinh tế tư nhân là bộ phận quan trọng của kinh tế thị trường. Bất kỳ một nền kinh tế nào hoạt động theo cơ chế thị trường đều phải thừa nhận và khuyến khích tổ chức mô hình doanh nghiệp. Ngược lại, mô hình tổ chức doanh nghiệp tự nó ứng xử theo cơ chế thị trường và có sức sống mãnh liệt trong môi trường của cơ chế thị trường. Ở Việt Nam muốn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì phải phát triển kinh tế tư nhân nói chung và mô hình tổ chức doanh nghiệp nói riêng. Tóm lại, sự tự do tham gia kinh doanh của kinh tế tư nhân, chủ yếu là các doanh nghiệp, vào bất kỳ lĩnh vực sản xuất – kinh doanh và dịch vụ nào (trừ các lĩnh vực mà pháp luật không cho phép) cũng là cơ sở của cơ chế thị trường – ở đó có sự cạnh tranh. Kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay bao gồm: Kinh tế cá thể, tiểu chủ và các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Vai trò, vị trí của hộ kinh doanh cá thể. + Hộ kinh doanh cá thể được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ. Hộ là một đơn vị cơ bản tham gia vào quá trình sản xuất và cung ứng những sản phẩm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho xã hội và xuất khẩu. + Góp phần tích cực vào việc tăng trưởng kinh tế của đất nước. + Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, hộ kinh doanh cá thể phát triển dưới nhiều hình thức (hộ gia đình, trang trại gia đình…) phong phú, đa dạng về ngành nghề đã tạo ra nhiều cơ hội để các hộ và cá nhân tham gia vào quá trình phân công lao động xã hội. + Thu hút nhiều lao động ở nông thôn cũng như thành thị, đặc biệt là lao động nông nhàn ở ngay tại các địa phương tham gia vào sản xuất – kinh doanh, nâng cao đời sống và ổn định chính trị – xã hội. Vai trò của các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân + Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là mô hình tổ chức kinh doanh của nền sản xuất hàng hoá. + Với hình thức tổ chức sản xuất doanh nghiệp, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất tăng lên nhiều, trình độ xã hội hoá cũng được phát triển nhanh chóng. + Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người cho đến nay, đó là mô hình tổ chức kinh doanh có hiệu quả nhất, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy, mô hình tổ chức doanh nghiệp đã, đang và còn tiếp tục là một mô hình tổ chức kinh tế có hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường hiện đại. III.Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam. 1. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân Khu vực kinh tế tư nhân đang thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta. Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, kinh tế tư nhân ở nước ta đã thực sự được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, phạm vi và lĩnh vực hoạt động. 1.1. Sự phát triển về số lượng của khu vực kinh tế tư nhân. * Về hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ Hộ kinh doanh cá thể có số lượng lớn và tăng nhanh. Tính đến cuối năm 2003, cả nước có 2,7 triệu hộ kinh doanh cá thể công thương nghiệp, 130.000 trang trại và trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất hàng hoá. Nếu tính ở thời điểm năm 2000, thì số hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ chiếm 51,89%, số hộ sản xuất công nghiệp chiếm 30,21%, giao thông vận tải chiếm 11,63%, xây dựng chiếm 0,81%, các hoạt động khác chiếm 5,64%. Về doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Năm 1991 cả nước chỉ có 414 doanh nghiệp thì đến năm 1992 có 5189 doanh nghiệp, năm 1995 có 15276 doanh nghiệp, năm 1999 có 28700 doanh nghiệp. Trong giai đoạn 1991 – 1999, bình quân mỗi năm tăng thêm 5000 doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/1/2000 là một khâu đột phá thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Sau gần 4 năm thực thi Luật doanh nghiệp, đến cuối năm 2003 đã có gần 73 nghìn doanh nghiệp mới đăng ký, đưa tổng số doanh nghiệp đăng ký lên gần 120.000 doanh nghiệp. 1.2. Về quy mô vốn và lĩnh vực, địa bàn kinh doanh Cho đến nay, khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư xã hội. Vốn đầu tư các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể đang trở thành nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Tỷ trọng đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp dân doanh trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội đã tăng từ 20% năm 2000 lên 23% năm 2001 và 28,8% năm 2002 2. Mức vốn đăng ký trung bình/doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng lên. Theo báo cáo tổng kết 4 năm thi hành Luật doanh nghiệp, thời kỳ 1991 – 1999 vốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp là gần 0,57 tỷ đồng, năm 2000 là 0,96 tỷ đồng, năm 2002 là 2,8 tỷ đồng, 3 tháng đầu năm 2003 là 2,6 tỷ đồng. Tính chung mức vốn đăng ký trung bình của doanh nghiệp là khoảng 1,25 tỷ đồng. 2. Tỷ trọng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước năm 2003 là 17.8%. Bảng 1: Lượng vốn đầu tư phát triển và tốc độ gia tăng STT Năm Toàn nền kinh tế Khu vực Nhà nước Khu vực ngoài quốc doanh Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Tỷ đồng % tăng Tỷ đồng % tăng Tỷ đồng % tăng Tỷ đồng % tăng 1 1995 72447 - 30447 - 20000 - 22000 - 2 1996 87394 20,63 42894 40,88 21800 9 22700 3,18 3 1997 108370 24 53570 24,89 24500 12,39 30300 33,48 4 1998 117134 8,09 65034 21,4 27800 13,47 24300 - 19,8 5 1999 131170 11,98 76958,1 18,34 31542 13,46 22670,8 - 6,7 6 2000 145333 10,8 83567,5 8,59 34593,7 9,68 27171,8 19,85 7 2001 163500 12,2 95000 13,4 38500 11,00 30000 10,1 8 2002 183800 10,1 103300 6,5 46500 18,3 34000 11 9 2003 217600 18,4 123000 19,1 58100 25 36500 7,2 Nguồn: thời báo kinh tế Việt Nam, kinh tế 2002-2003, Việt Nam và thế giới, trang 53. Tổng cục thống kê: Kinh tế – xã hội Việt Nam 3 năm 2001-2003, NXB Thống kê, 2003, trang 12-13. Bảng 1 cho thấy, trong khi khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng đầu tư không ổn định, thì thời gian từ sau năm 2000 đến nay (tức là từ sau khi thi hành Luật doanh nghiệp), khu vực ngoài quốc doanh liên tục tăng trưởng về đầu tư. Đây chính là kết quả của chính sách khuyến khích đầu tư và huy động nội lực của Đảng và Nhà nước và điều này cũng cho thấy tiềm lực của khu vực ngoài quốc doanh còn khá lớn. Khu vực kinh tế tư nhân, chủ yếu là các doanh nghiệp đã mở rộng các hoạt động kinh doanh trong hầu hết các ngành và lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Kinh tế tư nhân không còn chỉ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, mà đã mở rộng hoạt động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ cao cấp như công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, chế biến, công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, tư vấn… 1.3. Sự lớn mạnh về quy mô lao đọng và đóng góp trong việc giải quyết việc làm Số lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động, đặc biệt trong các cơ sở sản xuất kinh doanh. Năm 2002, số lao động thuộc khu vực kinh tế tư nhân là 9,616733 triệu người, chiếm hơn 79,89% tổng số lao động. Theo số liệu thống kê, năm 2003 khu vực nhà nước có 3,858 triệu lao động chiếm gần 10% lực lượng lao động xã hội, và theo chủ trương tinh giản biên chế, cải cách hành chính thì tỷ lệ này sẽ có xu hướng giảm. Như vậy hơn 90% lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực tư nhân, do cơ cấu dân số trẻ hàng năm bổ xung trên 1,5 triệu lao động mới, gần 6% tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian nông nhàn trên 26% sẽ tạo sức ép lớn đối với vấn đề tạo việc làm nói chung trong đó có khu vực kinh tế tư nhân. Bảng 2: Số lượng và quy mô về lao động của các khu vực kinh tế ( tính đến ngày 1-7-2002). Loại hình cơ sở kinh doanh Số cơ sở (cơ sở) Số lao động (người) Bình quân lao động/1 cơ sở (người) 1. Doanh nghiệp 56.737 3.840.142 67,7 1.1.Doanh nghiệp có vốn trong nước 54.723 3.244.126 59,3 -Doanh nghiệp nhà nước 5.231 1.846.209 352,9 -Doanh nghiệp tập thể 3.853 140.770 36,5 -Doanh nghiệp tư nhân 24.903 304.785 12,2 -Công ty hợp danh 14 397 28,4 -Công ty trách nhiệm hữu hạn 18.733 722.187 38,6 -Công ty cổ phần 1.989 229.778 115,5 1.2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.014 596.575 295,9 2. Cơ sở sản xuất – kinh doanh 2.625.744 7.379.152 1,7 Nguồn: Tổng điều tra cơ sở kinh tế 2002,Thời báo Kinh tế Việt Nam, Kinh tế Việt Nam & thế giới 2002 – 2003. Qua đó ta thấy được đóng góp lớn và quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong việc tạo công ăn việc làm đặc biệt là trong điều kiện ở nước ta hiện nay vấn đề lao động và việc làm đang là vấn đề kinh tế – xã hội cấp bách. So sánh về sức đầu tư cho một chỗ làm ở doanh nghiệp tư nhân là 35 triệu VND; ở công ty trách nhiệm hữu hạn là 45 triệu VND và ở doanh nghiệp nhà nước là 87,5 triệu VND chứng tỏ ưu thế tương đối trong tạo việc làm ở khu vực kinh tế tư nhân. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể ( phi nông nghiệp ) đã sử dụng khoảng 16% lực lượng lao động xã hội với khoảng hơn 6 triệu người. Hầu hết các doanh nghiệp cũng góp phần chủ yếu đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực. Một bộ phận lớn lao động nông nghiệp đã được thu hút vào các doanh nghiệp và thích ứng với phương thức sản xuất công nghiệp. Sự phát triển cuả kinh tế tư nhân không chỉ góp phần tạo việc làm, mà còn có tác dụng thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động, vốn đang rất mất cân đối ở nước ta hiện nay. 1.4. Khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khu vực kinh tế 1996 1998 2000 2002 Chung: Nhà nước Tư nhân 100 39,9 60,1 100 40,0 60,0 100 38,5 61,5 100 38,3 61,7 1.Nông nghiệp: 1.1. Nhà nước 1.2. Tư nhân 27,8 1,3 26,5 25,8 1,1 24,7 24,5 1,0 23,6 23,0 0,9 22,1 2.Công nghiệp và xây dựng cơ bản 2.1. Nhà nước 2.2. Tư nhân 29,7 14,4 15,3 32,5 15,4 17,1 36,7 16,4 20,3 38,5 17,1 21,4 3.Dịch vụ 3.1. Nhà nước 3.2. Tư nhân 42,5 24,3 18,3 41,7 23,5 18,2 38,7 21,2 16,7 38,5 20,3 18,2 Biểu: đóng góp của kinh tế tư nhân trong GDP ở Việt Nam Nguồn: IMF: country report No 03/327. December 2003. Các số liệu ở biểu trên đã phản ánh tỷ trọng đóng góp trong GDP của kinh tế tư nhân và sự biến động trong thời kì 1998-2002, và có thể so sánh tương đối với khu vực nhà nước. Tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân ở mức 60% GDP, trong đó khu vực nông nghiệp có tỷ lệ đóng góp cao nhất, trên 90% sau đó đến khu vực công nghiệp và xây dựng cơ bản (trên 55%) và cuối cùng là dịch vụ (khoảng 48%). Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong 4 năm (2000- 2003), tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực kinh tế tư nhân trong công nghiệp đạt mức 20 %/ năm3. Trong nông nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân đã có đóng góp đáng kể trong trồng trọt, chăn nuôi và đặc biệt là trong các ngành chế biến, xuất khẩu. Nhờ sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. 1.5. Đóng góp về xuất khẩu Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại, đến năm 2002, khu vực kinh tế tư nhân trong nước đóng góp khoảng 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Kinh tế tư nhân là nguồn lực chủ yếu phát triển các mặt hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu. Một số doanh nghiệp đã vươn lên chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu về một số mặt hàng quan trọng. Ở một số địa phương, kinh tế tư nhân là khu vực đóng góp chủ yếu về xuất khẩu (Hà Giang: 60%, Bình Thuận: 45%, Quảng Ngãi: 34%). 1.6. Đóng góp vào ngân sách nhà nước Đóng góp của các doanh nghiệp dân doanh vào ngân sách nhà nước đang có xu hướng tăng nhanh, từ khoảng 6,4% năm 2001 lên hơn 7% năm 20024. Thu từ thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh năm 2002 đạt 103,6% kế hoạch và tăng 13% so với năm 2001. Ngoài ra, khu vực kinh tế tư nhân còn góp phần tăng nguồn thu ngân sách từ thuế môn bài, VAT trong nhập khẩu và các khoản phí khác. 1.7. Đóng góp trong việc tạo môi trường kinh doanh Khu vực kinh tế tư nhân góp phần quan trọng tạo môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, xoá đói giảm nghèo. 2. Một số hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân Một là,hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta mới được thành lập, hơn 90% là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh thấp nên dễ bị tổn thương. 3.Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 29 – 9 – 2003 4. Chỉ tính đóng góp trực tiếp thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2002, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 6%; doanh nghiệp nhà nước: 23.4% trong tổng thu ngân sách. Hai là,khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta nhìn chung năng lực cạnh tranh thấp, trình độ công nghệ và năng lực quản lý kém. Ba là, các doanh nghiệp tư nhân mới chủ yếu tập trung kinh doanh trong các ngành thương mại và dịch vụ sơ cấp. Số lượng doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ cao cấp còn rất ít. Bốn là,kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp mới tập trung phát triển ở một số thành phố lớn. Trong khi đó, ở nhiều vùng nông thôn, miền núi… hầu như có rất ít các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Năm là, nhiều đơn vị kinh tế tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật về lao động, hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm, tiền lương, tiền công, bảo hộ lao động, giờ làm việc… đối với người lao động Sáu là, một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể vi phạm pháp luật, trốn lậu thuế, kinh doanh trái phép, chưa thực hiện đúng Luật doanh nghiệp và các quy định về đăng kí kinh doanh. Bảy là, quản trị nội bộ của nhiều doanh nghiệp còn yếu kém, bất cập như: thiếu chiến lược và kế hoạch kinh doanh, chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo quy định. 3. Những rào cản đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân Khu vực kinh tế tư nhân có những cơ hội phát triển khá tốt trong điều kiện hiện nay, trước hết do những chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước đã có hiệu lực và được thể chế hoá, trong đó có việc thông qua Luật doanh nghiệp năm 1999 và thay đổi một loạt quy định có liên quan nhằm tạo môi trường thông thoáng hơn cho doanh nghiệp khu vực tư nhân. Tuy nhiên, một số yếu tố vẫn còn là trở ngại trong sự phát triển của khu vực này. Các yếu tố đó có thể chia làm hai nhóm: các yếu tố bên ngoài và các yếu tố xuất phát từ bản thân khu vực kinh tế tư nhân. 3.1 Các yếu tố bên ngoài. - Một bộ phận cán bộ, công chức và dư luận xã hội chưa thực sự có cách nhìn đồng thuận về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân cũng như các doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. - Một số tổ chức kinh tế vẫn phân biệt đối xử đối với khu vực kinh tế tư nhân. Nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực này rất khó tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng hay sử dụng hình thức thuê tài chính để huy động vốn do nhiều ngân hàng cho rằng các doanh nghiệp đó “ không đủ độ tin cậy” trên cơ sở những tiêu chuẩn “lờ mờ”, chủ yếu là dựa vào cảm tính cá nhân. - Hệ thống hành chính còn tạo nhiều rào cản đối với doanh nghiệp khu vực tư nhân.“ Doanh nghiệp dân doanh còn than phiền về cách nhìn phân biệt đối xử với kinh tế tư nhân vẫn còn dai dẳng, một số thể chế tiền hậu bất nhất, làm cho doanh nghiệp dân doanh không tính được kế hoạch làm ăn lâu dài, chưa thực sự yên tâm khi đầu tư lớn, nhất là những thủ tục hành chính phiền hà mà cơ quan chức năng bầy vẽ thêm gây tốn kém về thời gian và tiền bạc, lỡ thời cơ kinh doanh”5. 3.2 Các yếu tố về phía doanh nghiệp. Bản thân khu vực kinh tế tư nhân cũng tạo ra những cản trở cho chính sự phát triển của mình. Những yếu tố chính đó là: - Chưa tạo lập được danh tiếng cho doanh nghiệp và sản phẩm của mình. Thực ra, những định kiến của một bộ phận cộng đồng lại do chính một số doanh nghiệp tư nhân gây nên vì đã tung ra thị trường sản phẩm kém chất lượng hoặc chất lượng không ổn định, làm ăn kiểu chụp giựt,“đánh quả”, vì vậy đã tạo ra tâm lý không lâu bền đối với khách hàng và bạn hàng trong kinh doanh. Bên cạnh những doanh nhân làm ăn theo quan điểm lâu dài, giữ chữ tín, một số người vẫn suy nghĩ theo kiểu sản xuất nhỏ, hi sinh những quan hệ lâu dài để chạy theo lợi ích trước mắt. Rất ít doanh nghiệp xây dựng chiến lược thương hiệu hoặc xây dựng chính sách tạo lập và phát triển thương hiệu. - Trình độ quản lí, kinh doanh còn hạn chế do không được đào tạo cơ bản, chủ yếu vừa làm vừa học. Trong điều kiện như vậy nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân chỉ có thể kinh doanh nhỏ, không thể mở rộng phạm vi hoạt động hoặc khó thiết lập quan hệ với các đối tác làm ăn bài bản. - Chưa có quan hệ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp khu vực tư nhân với nhau và với các doanh nghiệp khác, do đó hạn chế sức mạnh của khu vực này. 5.Vũ Quốc Tuấn: “Kinh tế dân doanh: Vận hội mới”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, ,ngày 17-1-2004, tr.15 IV. .Một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân Trước hết, cần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân. Trong chiến lược, quy hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân, cũng như từng ngành, từng địa phương cần xác định rõ hướng phát triển của các thành phần kinh tế, trong đó chú trọng tới kinh tế tư nhân. Gắn liền với chiến lược, quy hoạch ấy cần có chính sách, cơ chế kèm theo để tạo động lực hoặc có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích theo hướng phát triển đã định. Ngoài ra, cũng cần xây dựng và hoàn thiện đồng bộ Luật pháp, chính sách bảo đảm tính nhất quán và ổn định. Thứ hai, phải tạo lập sự bình đẳng thực sự giữa kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có môi trường cạnh tranh lành mạnh. Thứ ba, thúc đẩy nhanh việc hình thành các loại thị trường, nhất là thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học – công nghệ. Đi liền với các loại thị trường là cơ chế, chính sách để các thị trường hoạt động đồng bộ. Xây dựng và thực hiện chính sách tài chính, tín dụng bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo đảm để kinh tế tư nhân dễ dàng tiếp cận và được hưởng các ưu đãi của Nhà nước dành cho khu vực này. Thứ tư, cần có chính sách hỗ trợ về cung cấp các thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, đăng kí thương hiệu hàng hoá, đào tạo, bồi dưỡng cho chủ doanh nghiệp tư nhân để đội ngũ doanh nhân của đất nước càng lớn mạnh cả về kiến thức pháp luật lẫn kĩ năng quản lý để đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Thứ năm, cần thay đổi cách nghĩ, cách nhìn, xoá bỏ mặc cảm của xã hội đối với khu vực kinh tế tư nhân, trước hết là trong nhận thức của chính đội ngũ công chức nhà nước. Thứ sáu, cần tăng cường năng lực nội tại của khu vực kinh tế tư nhân. - Trong lĩnh vực tài chính kế toán: nhằm tăng tiềm lực tài chính, ngoài nguồn vốn truyền thống cần chú trọng đến các quỹ đầu tư mạo hiểm, đến công ty cho thuê tài chính, thị trường chứng khoán để có thể huy động sử dụng tối đa mọi nguồn vốn. Bên cạnh đó có thể phấn đấu đủ điều kiện phát hành trái phiếu, cổ phiếu, liên kết với hộ kinh doanh cá thể dưới hai hình thức liên kết theo thời gian hợp đồng và liên doanh (qua góp vốn ) hoặc đưa hộ kinh doanh cá thể trở thành thành viên chính thức của doanh nghiệp trong lưu thông. Các giám đốc doanh nghiệp tư nhân và chủ hộ kinh doanh cá thể cần nắm trực tiếp về tài chính, thực hiện chức năng giám đốc bằng đồng tiền đối với hoạt động của doanh nghiệp. - Trong lĩnh vực sản xuất. Trong lĩnh vực này cần cố gắng tối đa nắm bắt các quy luật cung cầu bằng kinh nghiệm đã có và có thể học được, tính được nhằm đưa ra một kế hoạch sản xuất hợp lý nhất. Đặc biệt, phải chú ý tín hiệu giá cả - nét đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường - để thông qua đó nắm bắt thị trường. Doanh nghiệp cần tăng sức mạnh cạnh tranh theo hướng hạ giá thành chi phí sản xuất cá biệt. Theo đó, việc cải tiến, nâng cao thiết bị máy móc là điều hết sức quan trọng. - Bên cạnh đó trong lĩnh vực marketing cần có những giải pháp đồng bộ: + Cần đặc biệt chú trọng xây dựng thương hiệu, nhãn mác hàng hoá. + Phát huy hình thức quảng cáo một cách hiệu quả + Nâng cao vai trò của công cụ tin học trong tìm kiếm thị trường, từng bước tiếp cận thương mại điện tử. + Các doanh nghiệp tư nhân nên có chính sách về thị trường, phải chú ý cả thị trường trong nước và ngoài nước. + Để làm tốt thương mại quốc tế, bên cạnh việc tìm tòi ở trung tâm tư vấn, công ty môi giới thương mại, các doanh nghiệp tư nhân cần phải tiếp xúc trực tiếp với các cơ quan tư vấn kinh doanh của chính phủ về phát triển thị trường ngoài nước. + Phải phát triển và hoàn thiện dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thông qua bộ phận tư vấn khách hàng hoặc bộ phận chăm sóc khách hàng hay dịch vụ sau bán hàng một cách tốt hơn. -Về quản trị nhân sự: phải được coi là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên. Để đạt hiệu quả, cần phải có kế hoạch hợp lý từ khâu phân tích đến tuyển dụng, bồi dưỡng và sử dụng. Bên cạnh đó cần nâng cao khả năng sử dụng công cụ tin học trong quản trị nhân sự. KẾT LUẬN Sau 20 năm, bằng sự phát triển ngày càng nhanh mạnh và bền vững của nền kinh tế đã chứng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập Tại Công ty CP Cung ứng dịch vụ Hàng không.DOC
Tài liệu liên quan