Do đặc điểm của quá trình sản xuất sản phẩm nên những sản phẩm loại như: gỗ loại, vỏ bào, mùn cưa hầu hết được người dân trong vùng và các vùng khác tái chế và tái sử dụng. Họ sử dụng những thải loại đó vào việc đốt, sấy gỗ, phục vụ cho công đoạn sơ chế sản phẩm đầu tiên, ngoài ra chúng còn được sử dụng vào việc đun nấu, tiết kiệm được rất nhiều điện năng và chi phí. Những người dân vùng khác chủ yếu là phụ nữ thì thu gom chất thải đó đem bán sang các nơi tạo thêm thu nhập cho họ. Việc tái chế tái sử dụng chất thải còn góp phần giảm bớt những chất thải loại bỏ ra môi trường, giảm chi tiêu cho công ty môi trường đô thị.
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và chức năng như thế nào, chúng ta sẽ nghiên cứu sang phần tiếp theo.
I.2. Vai trò và chức năng của môi trường tự nhiên - Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường.
Chúng ta phải khẳng định rằng môi trường tự nhiên có một vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Con người muốn tồn tại và phát triển thì phải biến những cái tự nhiên thành cái phục vụ cho nhu cầu của mình. Khoa học càng phát triển thì con người ngày càng tác động nhiều hơn vào môi trường tự nhiên để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của mình. Một thực tế cho thấy là trước đây con người chỉ quan tâm đén phát triển kinh tế mà không quan tâm đến môi trường tự nhiên tức là tách hệ thống kinh tế ra khỏi hệ thống môi trường mà hậu quả là môi trường tự nhiên sẽ đến một lúc không đáp ứng được sự hoạt động của con người chính vì vậy người ta mới nhìn lại vấn đề và gắn hệ thống kinh tế với môi trường tự nhiên thông qua sơ đồ sau:
Công ty
Đầu vào môi trường
Môi trường tự nhiên
Nhân công và các đầu vào khác
Sản phẩm
Hộ gia đình
Đầu vào môi trường
Chất thải
Chất thải
Hệ thống kinh tế đơn giản trong đó môi trường tự nhiên như là một nhân tố không thể tách rời.
Vậy thì môi trường tự nhiên là nơi cung cấp nguyên liệu thô tức là cả hộ gia đình và công ty đều phụ thuộc vào môi trường tự nhiên về, không khí, nước và các nguồn lực cần thiết khác như khoáng chất và năng lượng.
Môi trường tự nhiên là nơi chứa chất thải; cả công ty và hộgia đình đều sản sinh ra một lượng lớn chất thải mà cuối cùng được thải ra môi trường.
Môi trường tự nhiên cung cấp các ngoại ứng tích cực: Môi trường cũng tạo ra rất nhiều ngoại ứng tích cực, các nguồn lực tài nguyên mang giá trị thẩm mỹ. Đó là cảnh quan kỳ thú những khu bảo tồn, vườn quốc gia, những bãi biển không bị ô nhiễm...
Chúng ta cũng rút ra rằng hệ thống môi trường và hệ thống kinh tế nó có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Nếu như hệ thống kinh tế mà tách ra khỏi hệ thống môi trường thì nó sẽ không có đủ điều kiện để tiếp tục phát triển. Hệ thống môi trường sẽ cung cấp tất cả các điều kiẹn cần thiết cho con người cũng như cho sự phát triển của hệ thống kinh tế. Hai hệ thống này phải song song cùng tồn tại cùng phát triển. Trong một số trường hợp nếu ta nhìn nhận không đầy đủ mối quan hệ này sẽ dẫn đến môi trường bị hủy hoại và nền kinh tế cũng sẽ rơi vào suy thoái còn nếu hệ thống kinh tế ngừng hoạt động sẽ dẫn đến đời sống của con người thiếu thốn và họ sẽ càng tác động mạnh đến hệ thống môi trường làm cho hệ thống môi trường mất cân bằng và sự phát triển bền vững của con người sẽ không đạt được.
Tóm lại hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường phải luôn luôn cùng tồn tại cùng phát triển và hệ thống này sẽ nâng đỡ hệ thống kia và ngược lại.
I.3. Việc quản lý các vấn đề môi trường.
Từ sự nhìn nhận như trên thì ta phải quản lý như thế nào đối với các tác động của hoạt động, phát triển đến môi trường để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu chúng tôi muốn đề cập đến các vấn đề xảy ra tức là các tác động mà do hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra cho môi trường tự nhiên và môi trường xã hội để từ đó đưa ra các biện pháp phòng tránh, điều chỉnh kịp thời. Chúng tôi sẽ vận dụng lý thuyết về quản lý môi trường để đánh giá, kiểm soát đến mức có thể đối với các vấn đề về môi trường như ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí, hệ sinh thái cũng như các tác động đến việc làm, tăng thu nhập... để kiểm soát quá trình sản xuất đưa quá trình sản xuất hướng tới hiệu quả xã hội.
II. Những đặc điểm phát triển làng nghề.
II.1. Nghề thủ công là một sự lựa chọn cho phát triển nông thôn.
Đất nước ta là một nước nông nghiệp có một nền văn minh nông nghiệp lúa nước hàng ngàn năm, cùng với sự phát triển nông nghiệp, song song với nền kinh tế văn hóa á Đông, truyền thống dân tộc là sự góp mặt cua những làng nghề truyền thống tập trung ở vùng Đông Bắc, Bắc Bộ.
Sau nhiều năm chiến tranh, hòa bình lập lại chúng ta đi theo con đường CNXH. Tiến lên CNXH với một cơ sở hạ tầng thấp kém, hậu quả chiến tranh nặng nề cần khắc phục.
Đến những năn đầu thập kỷ 80 nước ta vẫn phải nhạp khẩu gạo,cùng với rất nhiều hàng viện trợ từ nước ngoài, tổ chức quốc tế. Đến cuối thập kỷ 80 nước ta có một bước nhảy vọt từ một nước nhập khẩu gạo trở thành nước xuất khẩu thứ 3 thế giới (chỉ sau Mỹ và Thai Land). Bằng việc giao việc sản xuất nông nghiệp đến tận tay người nông dân năm 1988 chúng ta nhập khẩu 280.000 tấn đến 1989 xuất khẩu khoảng 1,5 triệu tấn.
Thế nhưng dù sản xuất nông nghiệp phát triển nước ta vẫn xếp vào hàng nước nghèo nhất trên thế giới bởi vì giá xuất khẩu nông sản không cao và phần lớn là chỉ làm việc theo mùa vụ. Những ngày khôngvào vụ sản xuất thì nông dân hầu như không có việc làm. Cùng với sự phát triển các khu công nghiệp nhà máy, thương nghiệp ở các khu trung tâm, thành phố thì ở nông thôn việc phát triển làng nghề là một giải pháp rất hiệu quả và mang tính khả thi cao.
Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ giáp Hà Nội có 58 làng nghề truyền thống và 28 làng nghề mới (báo cáo của Sở công nghiệp Bắc Ninh). Mỗi năm nông dân làm 2 vụ nông nghiệp, ngoài những ngày mùa vụ người nông dân có không dưới 6 tháng nông nhàn, đó là khoảng cách giữa mỗi vụ và giữa từng vụ. Đó là một sự lãng phí lao động gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế.
Đồng Kỵ là một làng nghề nằm ở khu giúp danh giữa Bắc Ninh và thủ đô hncó một lịch sử lâu đời về sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ (ngôi đình cổ - khu di tích lịch sử văn hóa - đã được xây dựng bằng những người thợ thủ công trong làng khoảng 300 năm trước). Sau khi Nhà nước có chính sách mở chửa kinh tế người dân đã sơm bắt nhịp được với đường lối phát triển kinh tế, tập trung vào sản xuất hàng hóa.
Là một thôn có dân số 11.300 người, đã phổ cập cấp II hầu hết đều có hiểu biết về nghề truyền thống (thống kê của UBND xã). Những năm gần đây, khi kinh tế phát triển làng nghề có đến 6000 lao động (chiếm khoảng 80% dân số từ 16-60 tuổi) tham gia sản xuất đồ gỗ. (20% còn lại là học sinh, sinh viên, công chức Nhà nước và những người làm thương nghiệp, dịch vụ). Không có một gia đình nào chỉ đơn thuần sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn thu hút tới 4000 lao động làm thuê được huy động từ các địa phương xung quanh.
Những năm đầu khi nèn kinh tế mở cửa, trong những ngày nông nhà từng gia đình tập trung con em họ thành lập ra những đơn vị sản xuất nhỏ lẻ với số vốn nhỏ và sản lượng đầu ra không lớn. Với cơ sở lúc đầu chỉ chủ yếu là làm thủ công với số vốn tự có, sản xuất mang tính tự phát và thăm dò thị trường.
II.2. Chuyên môn hóa quy trình sản xuất và sự phụ thuộc lẫn nhau để tạo ra sản phẩm.
Khi nền kinh tế đất nước tăng trưởng, nhu cầu về nội thất trong gia đình, công sở... là rất lớn. Do vậy sản phẩm của làng nghề nhanh chóng được thị trường chấp nhận vì nó đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của khách hàng: vừa thỏa mãn nhu cầu sử dụng vừa mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc nên sản xuất của làng nghề bắt đầu phát triển mạnh từ những năm đầu thập kỷ 90.
Từ những hộ gia đình sản xuất đơn lẻ dần dần đã có sự hợp tác sản xuất và chia riêng từng công đoạn. Trước đây mỗi hộ gia đình bắt đầu từ khi nhập nguyên liệu (gỗ) về tự mình xẻ gỗ, pha gỗ (làm mộc) đục gỗ chạm khảm rồi đánh bóng. Nhưng do nhu cầu phát triển sản xuất theo quy mô lớn hơn nên xuất hiẹn những người đứng ra nhận gỗ từ đầu nguồn chuyên chở về nhà bán lại cho người sản xuất. Trong số những người sản xuất lại hình thành những chủ sản xuất, (do đã có một số vốn nhất định từ việc sản xuất trước đây và có thể vay ở các ngân hàng địa phương, quỹ tín dụng) những người này đứng ra nhận đơn đặt hàng rồi từ đó lại thuê người khác đứng ra sản xuất. Những người đứng ra sản xuất này chỉ mua gỗ, thuê người xẻ gỗ (những xưởng xẻ gỗ hình thành do nhu cầu của quá trình sản xuất) chế tạo thô (làm mộc) rồi sau đó lại thuê những cơ sở sản xuất nhỏ hơn chế tạo từng công đoạn tiếp theo.
Do vấn đề phát triển sản xuất, làng nghề dần trở thành một xưởng sản xuất lớn. ở đó mỗi cơ sở sản xuất đóng vai trò là một bộ phận trong một quy trình khép kín từ khi nhập nguyên liệu vào đến khi xuất sản phẩm ra thị trường. Mỗi cơ sở này đều không thêt thiếu trong quy trình sản xuất. Khi khong đáp ứng được yêu cầu (về giá cả và chất lượng) thì nó sẽ khong thể cạnh tranh, đứng vững được những cơ sở sản xuất khác.
II.3. Quá trình cơ khí hóa, áp dụng máy móc công nghiệp vào sản xuất và sự thay đổi trong thu nhập của người dân.
Yêu cầu về sản phẩm ngày một tăng làm thủ công không đáp ứng được kịp thời. Bắt nhịp với nền kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên toàn quốc ra đời nhiều nhà máy cơ khí sản xuất các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất công nghiệp thị trường máy móc thiết bị nước ngoài nhập vào nước ta. Làng nghề đã tiến tới cơ khí hóa, áp dụng nhiều máy móc vào phục vụ cho sản xuất. Trừ các khâu tinh vi, yêu cầu các kỹ năng kỹ xảo của người thợ phải thực hiện bằng thủ công, ngoài ra hầu hết quy trình đều đã đưa máy móc vào thay công nhân. Một chiếc máy xẻ làm viẹc cần khoảng 3 người điều khiển có thể làm thay cho 20 thợ xẻ làm việc liên tục. Một chiếc máy của hoạt động chỉ cần một người điều khiển có thể làm với tốc độ nhanh gấp 15 lần làm việc đó bằng tay... Ngoài ra còn có máy bào, máy khoan, máy vanh lông, máy trà (mài gỗ)... phục vụ rất đắc lực cho những người thợ trước đây chỉ biết làm thủ công.
Khi đưa máy móc vào sản xuất không những công nhân không thất nghiệp mà còn giúp cho việc mở rộng sản xuất. Những người làm trong công đoạn đã được thay bằng máy chuyển sang việc điều khiển máy và làm sang các khâu khác cho kịp với tốc độ làm việc mới.
Cùng với việc mở rộng sản xuất, đưa máy vào làm việc là quá trình cải thiện và tăng lên trong thu nhập của người lao động. Năm 2000 GD cua làng nghê là 83 tỷ VNĐ và kế hoạch trong năm 2001 là tăng 12% (khoảng 93 tỷ). Thu nhập bình quân đầu người của làng nghề năm 2000 khoảng 520 USD/ năm gần gấp đôi thu nhập bình quân của cả nước. (Báo cáo hàng năm của UBND xã Đồng Quang ).
Song song với sự tăng lên trong thu nhập, đầu tư cho y tế, văn hóa - giáo dục cũng được cải thiẹn. Thôn đã cho xây mới một trạm y tế, một trường THCS, số học sinh, sinh viên cũng tăng lên rõ rệt. Từ việc nhiều con em đã phải nghỉ học sớm để lao động này đã phổ cập cấp II cho toàn xã.
III. Phát triển kinh tế và thực trạng môi trường làng nghề.
III.1. Các đặc điểm dân cư, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.
Đồng Kỵ - Bắc Ninh là một làng nghề thuộc vùng Đồng Bằng Bắc Bộ nằm ở phía Đông Bắc Hà Nội, với điều kiện tự nhiên khí hậu thuộc khu vực Hà Nội cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km theo đường quốc lộ 1A địa hình bằng phẳng không đồi núi được bao bọc bởi hệ thống sông Đuống, Sông Cầu, Sông Thương giao thông thuận lợi.
Điều kiẹn khí hậu về thủy văn thuận lợi cho việc sản xuất, trong những năm gần đây không xảy ra tình trạng hạn hán hay lũ lụt.
Sau khi mở cửa kinh tế, bắt nhịp với nền kinh tế thị trường, làng nghề đã phát triển sản xuất thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng lên, kèm theo với sự cải thiện chất lượng cuộc sống là vấn đề dân số gia tăng quá tải. Trong những năm 80-90 tốc độ tăng dân số trung bình khoảng 3%. Đến any dân số của làng nghề đã trên 1 vạn dân đất canh tác nông nghiệp cho mỗi nhân khẩu là 192m2.
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật. Sau khi hòa bình lập lại, trước khi mở cửa nền kinh tế, khi nước ta còn theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, cơ cấu kinh tế chủ yếu là hợp tác xã, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Hoạt động của làng nghề chưa mang tính tự giác, chưa đi theo hướng sản xuất hàng hóa nên cơ cấu kinh tế vẫn thiên về nông nghiệp với sự kết hợp của trồng trọt và chăn nuôi gia súc gia cầm.
Sau khi nền kinh tế mở cửa dựa vào kinh nghiệm có sẵn của các nghệ nhân làng nghề. Kết hợp với điều kiện thuận lợi về giao thông, thông tin cập nhật cũng như trao đổi mua bán, sản xuất đồ gỗ của làng nghề dã phát triển nhanh chóng theo xu hướng sản xuất hàng hóa.
Đến nay cơ cấu kinh tế chủ yếu tập trung vào sản xuất kinh doanh đồ gỗ với tỷ trọng 80% GDP, 15% các ngành dịch vụ, còn lại 5% là sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khác.
Số liệu điểuta tình hình dân cư làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh.
- Tổng số dân 11.300 người.
- Trình độ văn hóa:
Mù chữ 0%.
Cấp I 7%.
Cấp II 76%.
Cấp III 17%.
III.2. Quá trình sản xuất phát triển là một tất yếu khách quan.
Ngay từ khi loài người mới xuất hiện thì sự khác biệt giữa con người và động vật chính là quá trình lao động và tư duy. Cùng với quá trình phát triển của con người đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất cũng như sự phát triển của các mối quan hệ sản xuất. Quá trình tư duy của con người ngày càng nâng cao thì quá trình phát triển sản xuất ngày càng phát triển và sự phát triển đó là không ngừng. Từ những công cụ lao động hết sức thô sơ như các hòn đá chưa mài sắc đến các công cụ bằng kim loại như cuốc, dao rồi đến các công cụ càng tinh vi như máy móc thủ công và đến nay thì các công cụ đó đã được chuyên môn hoá và tự động hoá cao. Cùng với sự phát triển của các công cụ sản xuất đó là ngày càng xuất hiện nhiều ngành mới để phục vụ cho các nhu cầu ngày càng tăng của xã hội loài người.
Cùng với sự thay đổi lớn lao ấy của xã hội loài người ở các làng quê xuất hiện các ngành nghề thủ công. Các ngành nghề ấy lúc đầu chỉ là sự tận dụng các nguồn nhân lực nhàn rỗi sau các vụ mùa và phần nào bổ sung vào nguồn thu nhập của các hộ gia đình nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Và khi cuộc sống của xã hội tăng lên thì kéo theo đó là sự phát triển của các làng nghề. Đến đây thì các làng nghề không còn là sự tận dụng lực lượng nhân công nhàn rỗi nữa mà đã có một số cá nhân đi vào sản xuất chuyên sâu từ đó có sự chuyển đổi trong cơ cấu nghề nghiệp ở các làng xã. Từ một làng xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp đã dịch chuyển một bộ phận sang sản xuất thủ công nghiệp và lực lượng sản xuất trong lĩnh vực thủ công nghiệp ngày càng gia tăng. Đến bây giờ thì nguồn thu nhập từ các ngành nghề thủ công nghiệp đã đóng góp một phần lớn vào thu nhập cuả hộ gia đình và chất lượng cuộc sống ở các hộ gia đình này được nâng cao rõ rệt. Có thể thấy rằng nguồn thu nhập từ các hộ gia đình có ngành nghề thru công cao hơn hẳn so với các gia đình chỉ sản xuất nông nghiệp một cách thuần tuý. Đây có thể nói chính là động lực để thúc đẩy các ngành nghề thủ công ở các làng xã phát triển. Bên cạnh đó sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất mà chủ yếu là các công cụ lao động đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của các làng nghề. Ngày nay, sản xuất ở các làng nghề đã được cơ giới hoá rất nhiều. Quá trình áp dụng máy móc và khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất ngày càng được coi trọng. Sự áp dụng này góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất từ đó dẫn tới thu nhập của hoạt động này không ngừng tăng lên.
Quá trình phát triển sản xuất là một tất yếu khách quan. Nó hình thành và phát triển theo đòi hỏi của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và sự phát triển của đời sống xã hội.
ở làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ - Bắc Ninh thì ngày nay quá trình sản xuất hầu hết đã được chuyên môn hoá. Tức là mỗi cơ sở sản xuất chỉ đảm nhận một khâu nhất định - trong quá trình sản xuất, và không có cơ sở sản xuất nào đảm nhận sản xuất từ đầu đến cuối của quá trình sản xuất một sản phẩm. Có thể thấy rằng đây là một bước tiến rõ rệt trong quá trình sản xuất ở các làng nghề. Do đặc trưng của quá trình sản xuất nên sự chuyên môn hoá ở đây là rất sâu sắc. Mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất được phân biệt rõ ràng. Mô hình các khâu trong quá trình sản xuất để hình thành sản phẩm (mô hình).
Do tính chất của làng nghề nên các qui mô sản xuất ở đây chủ yếu chỉ là vừa và nhỏ. Mỗi một cơ sở sản xuất chủ yếu là một hộ gia đình và thuê thêm một số nhân công từ các địa phương lân cận. Ngày nay thì bắt đầu hình thành các doanh nghiệp song qui mô của các doanh nghiệp chỉ ở dạng nhỏ. Số nhân công làm việc trong các doanh nghiệp chủ yếu chỉ từ 20-50 nhân công kể cả các thành viên trong gia đình. Cả làng mới chỉ có 2 doanh nghiệp có số nhân công lên tới con số 200 người. Ta có thể khẳng định rằng đây là mô hình phù hợp với điều kiện hiện tại của làng nghề.
Cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ thì sự thay đổi trong quá trình sản xuất của làng nghề là rất rõ ràng. Từ sản xuất bằng thủ công gồm các dụng cụ: cưa tay, bào tay…. thì ngày nay các cơ sở sản xuất đều bắt đầu có quá trình cơ khí hoá trong sản xuất. Mỗi cơ sở sản xuất đều trang bị cho mình những máy móc hiện đại như cưa máy, bào máy, máy mài, máy phun… Mặc dù thế nhưng nó vẫn giữ được bản chất của một làng nghề thủ công đó là sự đòi hỏi tài nghề, khéo léo của các nghệ nhân. Các khâu tạo hình, tạo chi tiết hoa văn thì vẫn phải cần sự khéo léo của các nghệ nhân làng nghề. Cùng với sự chuyển đổi của qui trình sản xuất thì bên cạnh đó là sự chuyển đổi sản phẩm và thị trường. ở làng nghề thì hầu hết các sản phẩm chỉ là những đồ dùng sinh hoạt của cá nhân và các hộ gia đình. Các sản phẩm chủ yếu vẫn là: giường, tủ, bàn ghế, bệ thờ, câu đối và tượng. Ngày nay đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường thì các sản phẩm ấy đã trở nên tinh xảo hơn phù hợp với những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Thị trường của làng nghề cũng ngày càng được mở rộng, từ chủ yếu là các vùng lân cận thì ngày nay sản phẩm của làng nghề đã có mặt hầu hết mọi vùng của cả nước và có mặt ở một số thị trường nước ngoài như EU và Nhật Bản. Cùng với sự phát triển thị trường ấy các cơ sở sản xuất được mở rộng ở các địa phương khác để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng phù hợp với tập quán và sở thích ngay tại thị trường ấy. Nó cũng góp phần làm giảm chi phí vận chuyển sản phẩm và tránh sự hư hỏng của sản phẩm.
III.3. Các vấn đề liên quan đến môi trường làng nghề - thực trạng môi trường.
- Quá trình thải loại từ các khâu sản xuất được thể hiện qua sơ đồ sau:
Gỗ rừng
Xẻ
Ngâm
Sấy
Pha thô
Đục gỗ
Khảm trai
Đánh bóng
bụi gỗ + gỗ vụn
bụi khói C0, C02
bụi gỗ
mùn trai
hơi hoá chất bay trong không khí
nước ngâm gỗ gây nhiễm phèn chua cho nước, đất
Quá trình sản xuất
Quá trình thải loại
- Thực trạng môi trường.
Trong thực tế, quá trình thải loại qua các khâu sản xuất đã làm ảnh hưởng rất lớn đến các thành phần cơ bản của môi trường như nước, đất, không khí, cảnh quan và đa dạng sinh học.
Về nguồn nước: Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do có một lượng bụi khá lớn từ khâu xẻ gỗ, mà nguồn nước này bao gồm 2 phần: nước sinh hoạt và nước ngầm. Nước sinh hoạt nhiễm bụi đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khoẻ của người dân.
Về đất: Do bụi gỗ ngấm vào nguồn nước ngầm ảnh hưởng đến chất lượng đất nói chung và ảnh hưởng cả đến chất lượng đất nông nghiệp, đất trồng cây.
Về không khí: Không khí bị ô nhiễm nặng bởi những mùi sơn, vecni trong quá trình đánh bóng, lượng bụi trong không khí nhiều hơn gấp 7,5 lần mức độ cho phép. Và lượng bụi này ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực (nhiều bệnh tật về đường hô hấp….).
Về cảnh quan và đa dạng sinh học: Hầu hết làng không có ao, hồ và có rất ít cây xanh một phần do người ta chặt cây xanh đi lấy diện tích sản xuất một phần bụi gỗ trắc ngấm vào đất làm chết cây, không có hệ sinh thái đặc trưng dẫn tới không có hệ sinh thái đặc thù.
IV- Phân tích mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường ở làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ - Bắc Ninh.
IV.1. Tính toán những lợi ích kinh tế xã hội.
- Đối với nông nghiệp nói chung và đồng bằng Sông Hồng nói riêng thâm canh lúc nước là biện pháp đầu tiên và là phương tiện có sẵn cho việc tăng thu nhập ở nông thôn. Tuy nhiên, dưới sức ép của việc gia tăng dân số và mức tiêu thụ thì thâm canh chỉ có thể đáp ứng trong một thời gian ngắn về nhu cầu tăng thu nhập và việc làm. Mặt khác, do chính sách của Nhà nước có thay đổi lớn, cho phép các doanh nghiệp tư nhân được cạnh tranh với các doanh nghiệp Nhà nước nên khắp Việt Nam, đặc biệt là ở nông thôn có sự chuyển dịch về thành phần kinh tế sự phát triển các nghề thủ công truyền thống đang được ưu tiên trong chính sách kinh tế. Riêng tỉnh Bắc Ninh có 58 làng nghề và cụm xã nghề sử dụng 34.000 nhân công năm 1997, chiếm 8,5% tổng lực lượng lao động chiếm 74% giá trị sản lượng của ngành công nghiệp ngoài quốc doanh (Báo nhân dân 12/6/1998). Tổng giá trị sản lượng thủ công nghiệp của Bắc Ninh là 193,3 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách tỉnh 1,3 tỷ đồng và thu được 4,3 tỷ đồng thông qua xuất khẩu.
Làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ hàng năm đóng góp vào ngân sách tỉnh khoảng 200 trăm triệu và thu được khoảng 300 triệu thông qua xuất khẩu.
Sự phát triển làng nghề trong những năm vừa qua đã giải quyết được việc làm cho người dân trong vùng và cả những vùng lân cận. Theo thống kê thì số người lao động từ ngoài làng vào chiếm khoảng một phần ba. Chủ yếu họ tham gia vào công đoạn tinh chế sản phẩm: đánh giấy giáp, phun sơn, đánh vecni….
Trung bình thu nhập của thợ giỏi là: 30.000 - 40.000đ/ngày.
Thu nhập của những người làm công khoảng 10.000 - 15.000 đ/ngày.
Việc giải quyết được vấn đề việc làm đem lại thu nhập cho người dân là những lợi ích thiết thực mà ngành thủ công mang lại, đặc biệt với đặc điểm ngành sản xuất nông nghiệp có những thời kỳ nhàn rỗi giữa các vụ mùa. Mức thu nhập của người dân trong làng ngày càng tăng theo xu hướng phát triển của làng nghề. Số hộ giàu tăng lên nhanh chóng, đời sống người dân được nâng cấp, hầu hết các gia đình đều có ti vi, đài, điện… và khá nhiều hộ đã mua được cả ô tô, xe máy… nhà cửa khang trang, đẹp đẽ…
So với các làng lân cận xung quanh vùng thì làng nghề Đồng Kỵ được đánh giá là "làng nghề giàu có". Mức thu nhập dân cư tăng, đời sống người dân được cải thiện do vấn đề việc làm được giải quyết đã kéo theo một loạt các vấn đề khác được giải quyết. Tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc… thấp hơn so với các vùng khác. Trình độ văn hoá của trẻ em trong làng cũng tăng lên do được tạo điều kiện học tập từ gia đình.
Do đặc điểm của quá trình sản xuất sản phẩm nên những sản phẩm loại như: gỗ loại, vỏ bào, mùn cưa… hầu hết được người dân trong vùng và các vùng khác tái chế và tái sử dụng. Họ sử dụng những thải loại đó vào việc đốt, sấy gỗ, phục vụ cho công đoạn sơ chế sản phẩm đầu tiên, ngoài ra chúng còn được sử dụng vào việc đun nấu, tiết kiệm được rất nhiều điện năng và chi phí. Những người dân vùng khác chủ yếu là phụ nữ thì thu gom chất thải đó đem bán sang các nơi tạo thêm thu nhập cho họ. Việc tái chế tái sử dụng chất thải còn góp phần giảm bớt những chất thải loại bỏ ra môi trường, giảm chi tiêu cho công ty môi trường đô thị.
Sự phát triển làng nghề đã đóng góp được rất nhiều cho ngân sách tỉnh, Nhà nước, tạo ra được những sản phẩm độc đáo, có chất lượng rất được ưa thích trên thị trường trong và ngoài nước, sự phát triển làng nghề còn góp phần bảo tồn những giá trị truyền thống, nâng cao vị thế của làng nghề trong hệ thống các làng xã trong vùng, trong tỉnh và cả nước.
IV.2. Tính toán những thiệt hại môi trường.
Tuy nhiên cùng với quá trình phát triển làng nghề thì một loạt các vấn đề về môi trường cũng nảy sinh đòi hỏi phải có cách nhìn nhận đánh giá một cách đúng đắn, đầy đủ và toàn diện.
Trước hết là đầu vào của quá trình sản xuất. Mặc dù không trực tiếp nhưng việc sản xuất đã kích thích gián tiếp việc khai thác gỗ mà tài nguyên rừng hiện nay đang ngày càng bị thu hẹp và cạn kiệt do sự khai thác quá nhiều. Đứng trên góc độ một nhà quản lý môi trường thì việc sử dụng gỗ khai thác tài nguyên còn ảnh hưởng tới một loạt các hệ sinh thái, môi trường sống, cảnh quan, đa dạng sinh học…
Thứ hai, trong quá trình sản xuất kinh doanh, ô nhiễm bụi, ô nhiễm khí độc có trong thành phần các chất phụ gia, ô nhiễm tiếng ồn từ các máy cưa gỗ, máy bào, đục… từ hệ thống vận chuyển gỗ, sản phẩm đầu ra như: ô tô, công nông….
Về không khí, bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2-13 lần, nồng độ C0 vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-8 lần. Nồng độ thối do gỗ ngâm.
Vê nước: Hàng ngày lượng thải ra hệ thống ao hồ, sông ngòi, làm ô nhiễm hệ thống nước. Nhất là việc ngâm gỗ đã làm nhiễm bẩn hệ thống nước trong các ao, hồ, ảnh hưởng tới nước sinh hoạt và hệ thống nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp. Hàm lượng các chất độc từ các chất phụ gia ngấm vào nước cũng cần phải suy xét.Chi phí thay thế bằng một hệ thống cấp thoát nước trị giá 1,5 tỷ đồng.
Về đất: Đất cũng bị nhiễm độc khá nhiều nên bị ảnh hưởng cho hệ thống cảnh quan cây xanh. Chi phí để phục hồi lại đất và hệ thống cây xanh ước tính khoảng 500 triệu.
Việc sản xuất kinh doanh ở gần khu dân cư đã làm cho hệ thống sông ngòi bị thu hẹp, cảnh quan môi trường bị phá vỡ do không có diện tích để trồng cây. Đường xá, cầu cống do chưa được nâng cấp nên bị xuống cấp khá nặng nề do lượng ô tô vận tải ra vào làng. Ngoài ra, do ý thức của người dân chưa đầy đủ nên rác và chất thải bị đổ ở cuối làng, gây ô nhiễm cho một phần vùng và hệ thống nước sông Ngũ huyện Khê.
Về sức khoẻ cộng đồng, điều tra cho thấy các hội chứng phổ biến ở làng nghề là hô hấp, tai mũi họng, phổi. Các loại bệnh này liên quan với các yếu tố môi trường như bụi, hoá chất và tính chất công việc. Tai nạn lao động nguyên nhân do sử dụng điện, sử dụng máy cưa, vận chuyển gỗ. Số tiền chữa bệnh cho một người dân bình quân 1 năm là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35213.doc