MỤC LỤC
Trang
Danh mục các bảng biểu
Mở đầu 1
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về làng nghề 10
1.1. Quan niệm về làng nghề và những đặc điểm cơ bản của làng nghề Việt Nam 10
1.2. Vai trò của làng nghề và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển làng nghề ở nước ta hiện nay 18
1.3. Kinh nghiệm về phát triển làng nghề ở một số nước châu Á và một số địa phương trong nước 30
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ 49
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng tới sự phát triển làng nghề và tiềm năng phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ 49
2.2. Tình hình phát triển làng nghề ở các tỉnh DHNTB 62
2.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của các làng nghề ở các tỉnh DHNTB 81
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ 101
3.1. Phương hướng phát triển làng nghề ở các tỉnh DHNTB 101
3.2. Những giải pháp chủ yếu để phát triển làng nghề ở các tỉnh 107
Kết luận 152
Danh mục tài liệu tham khảo
154 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4546 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riệu đồng/hộ, rượu 3,7 triệu đồng/hộ, gốm 3,8 triệu đồng/hộ,… thấp xa so với mức bình quân chung của LN toàn quốc là 26,73 triệu đồng/hộ chuyên và 16,1 triệu đồng của một hộ kiêm Sở Công nghiệp Bình Định - Quy hoạch phát triển LN trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 - Trang 19.
.
Ở thành phố Đà Nẵng, qua số liệu báo cáo của Sở Công thương, quy mô vốn của các cơ sở sản xuất ở LN trên địa bàn như sau:
Bảng 11: Quy mô đầu tư vốn trung bình tại một số cơ sở LN tại Đà Nẵng năm 2007
LN
Quy mô lao động
(người)
Vốn đầu tư
(triệu đồng)
Vốn đầu tư/lao động
(triệu/người)
Bánh khô mè Cẩm Lệ
22
40
1.81
Chiếu Cẩm Nê
2
1
0.5
Đá chẻ Hòa Sơn
8
20
2.5
Nước mắm Nam Ô
4
40
10
Đá mỹ nghệ Non Nước
20
600-1000
30-50
Nguồn: Sở CôngThương thành phố Đà Nẵng, 2007.
Mặc dù số liệu bảng trên chỉ ở một số cơ sở sản xuất của LN nhưng cho thấy quy mô đầu tư vốn cho LN còn rất thấp. Đá mỹ nghệ Non Nước là một LN phát triển mạnh, một số cơ sở có vốn trên 1 tỷ đồng nhưng chủ yếu là đầu tư dự trữ nguyên liệu cho sản xuất.
Trong số vốn đầu tư của các cơ sở LN thì chủ yếu là vốn tự có. Theo kết quả điều tra cơ bản để xây dựng quy hoạch ngành nghề nông thôn và LN của thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Bình Định, Phú Yên thì nguồn vốn tại cơ sở của doanh nghiệp LN chiếm 48,3%-50%, của một hộ chuyên ngành nghề chiếm 61,7-70%, số còn lại các cơ sở phải huy động vốn bên ngoài, mà phổ biến là từ nguồn vốn tín dụng phi chính thức (vay mượn của người thân trong gia đình, họ hàng, bạn bè, vay nợ của tư thương,…) còn nguồn huy động chính thức (từ ngân hàng thương mại hay hợp tác xã tín dụng, qũy tín dụng nhân dân) rất khó tiếp cận do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Do thiếu vốn và huy động vốn khó khăn nên cơ sở vật chất của các hộ LN khá sơ sài, giá trị tài sản cố định bình quân đạt rất thấp.
Nguồn vốn đầu tư ít ỏi đã dẫn đến khả năng đổi mới công nghệ và ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất của các LN cũng rất hạn chế.
Bảng 12: Mức độ sử dụng công nghệ ở các cơ sở LN
Trình độ
Hộ gia đình
Doanh nghiệp
Thủ công
65%
35%
Nửa cơ khí
20%
30%
Cơ khí
14%
33%
Tương đối hiện đại
0.1%
1.8%
Nguồn: Cục thống kê các tỉnh DHNTB
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, ở các tỉnh DHNTB công nghệ của các cơ sở LN vẫn chủ yếu là bằng tay, công cụ thủ công sản xuất với kinh nghiệm cổ truyền. Việc sử dụng công nghệ tương đối hiện đại chiếm một tỷ lệ rất thấp. Đây chính là nguyên nhân làm cho chất lượng sản phẩm thấp, không đồng đều dẫn đến sức cạnh tranh yếu, tiêu thụ khó khăn.
Cụ thể mức độ sử dụng kỹ thuật, công nghệ ở LN một số tỉnh DHNTB như sau:
- Tỉnh Quảng Nam có 62% số cơ sở trong LN có trình độ thủ công, 38% nửa cơ khí và cơ khí.
- Tỉnh Quảng Ngãi, 64% cơ sở có trình độ thủ công, 36% nửa cơ khí và cơ khí.
- Tỉnh Bình Định, sản xuất thủ công chiếm 68,5% và bán thủ công là 31,5%. Trong 8 huyện có LN thì 3 huyện là Hoài Ân, Phù Mỹ và Phù Cát (có 16 LN) hiện đang thực hiện sản xuất thủ công với tỷ lệ là 100%. Huyện Tây Sơn, các cơ sở sản xuất gạch ngói đang thực hiện sản xuất bán thủ công với tỷ lệ khoảng 80% Quy hoạch LN tỉnh Bình Định, sách đã dẫn, trang 5.
.
- Tỉnh Phú Yên, trình độ cơ khí được sử dụng 30% ở hộ kinh doanh cá thể, 60% cơ sở doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong số 18 LN trên địa bàn, có 6 làng thủ công thuần túy, 12 làng có sự hỗ trợ của máy móc để giải quyết những công đoạn không chính yếu, không có làng nào được cơ khí hóa hoàn toàn Quy hoạch ngành nghề, tỉnh Phú Yên, sách đã dẫn, trang 54.
.
- Tỉnh Khánh Hòa, trình độ thủ công và bán cơ khí trong các LN chiếm một tỷ lệ khá lớn, khoảng 70%.
Nếu xét theo đặc điểm nhóm nghề thì LN chế biến nông, lâm, hải sản và sản xuất hàng tiêu dùng chủ yếu thể hiện bằng phương pháp thủ công (do tính chất công việc tỉ mỉ), còn lại các nhóm nghề khác, tùy theo công đoạn sản xuất có thể áp dụng nửa cơ khí hoặc cơ khí để có năng suất cao hơn.
Tập hợp các báo cáo về LN của các tỉnh DHNTB cho thấy, có gần 60% cơ sở sản xuất thủ công ở các LN (doanh nghiệp và hợp tác xã) đang gặp khó khăn về công nghệ sản xuất, gần 20% số cơ sở rất khó khăn. Đối với các hộ LN có trên 70% đang gặp khó khăn về công nghệ sản xuất. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm LN.
2.2.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên liệu của các LN
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các LN vùng DHNTB chủ yếu là tiêu thụ trong nước, trong đó, phần lớn tiêu thụ tại địa phương hoặc khu vực lân cận.
Theo thông tin về ngành nghề và LN truyền thống của Sở Công nghiệp Quảng Nam năm 2007, trong 51 LN trên địa bàn, chỉ có 4 LN có sản phẩm xuất khẩu. LN có tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu cao nhất là LN mây, tre, trúc Núi Thành, chiếm 80%, thấp nhất là LN chế biến trà hương thuộc các phường nội thị Tam Kỳ, chiếm 5%. Các LN khác (mộc Kim Bồng, gốm sứ La Tháp) tỷ trọng xuất khẩu chiếm 40-50%, còn 47/51 LN có sản phẩm tiêu thụ trong nước. Như vậy, số LN xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 8%. Giá trị xuất khẩu năm 2006 của các LN này là 6,15 triệu USD, chiếm 5% giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ toàn tỉnh. Năm 2007 đạt khoảng 7 triệu USD. Đối với các LN có sản phẩm tiêu thụ trong nước, có 13/47 LN có 100% sản phẩm tiêu thụ trong tỉnh, và tính chung tỷ trọng sản phẩm tiêu thụ trong tỉnh chiếm 70-80%, còn lại 20-30% tiêu thụ ở các tỉnh khác trong vùng hoặc khu vực Tây Nguyên, lượng tiêu thụ ở thị trường Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh không nhiều, khoảng 3%.
Ở thành phố Đà Nẵng, theo báo cáo của Sở Công thương năm 2007, trong 7 LN, có 2 LN có sản phẩm xuất khẩu, đó là đá mỹ nghệ Non Nước, tỷ trọng xuất khẩu 40% và mây tre, có tỷ trọng xuất khẩu 10%. Thị trường xuất khẩu của đá mỹ nghệ Non Nước là Hồng Kông, Đài Loan, Pháp, Mỹ, Úc,… 5 LN có sản phẩm tiêu thụ trong nước, trong đó đá chẻ Hòa Sơn được tiêu thụ mạnh tại khu vực phía Bắc và miền Nam, nhất là ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nước mắm Nam Ô có thị trường chủ yếu ở miền Trung và phía Bắc.
Tỉnh Khánh Hòa, phần lớn sản phẩm của LN là tiêu thụ trong tỉnh. Tuy vậy, một số sản phẩm đã xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là sản phẩm của Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Vĩnh Phước chủ yếu phục vụ cho thị trường Nhật Bản, Pháp, Ý, Đức, Thụy Điển,… Năm 2006, tỷ trọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, mây, tre, lá ở LN chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu (123 triệu USD) toàn tỉnh.
Tỉnh Bình Định, khoảng 70,4% LN có thị trường tương đối ổn định, như các LN chế biến hải sản và nông, lâm sản, còn thị trường tiêu thụ của nhóm LN sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ít ổn định, sản phẩm tiêu thụ chậm. Tuy vậy, một số ít sản phẩm đã có thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, như đồ gỗ mỹ nghệ đã có xuất khẩu ủy thác qua các thị trường Trung Quốc, Nhật, Đài Loan,… hoặc thảm xơ dừa mỗi năm ước tính thực hiện khoảng 250.000m2, sản phẩm của các LN này chủ yếu xuất khẩu sang một số nước châu Âu….
Các hình thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của LN vùng DHNTB là:
- Các hợp tác xã, các doanh nghiệp tư nhân, một bộ phận sản phẩm tiêu thụ theo các hợp đồng đã ký với các cơ quan ngoại thương để xuất khẩu.
- Các hộ gia đình tiêu thụ sản phẩm theo các hợp đồng với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp hoặc tự tiêu thụ sản phẩm trên thị trường tự do.
- Doanh nghiệp tư nhân trong các LN, hoặc tư thương ở các thành phố mua sản phẩm của các hộ gia đình để xuất khẩu qua uỷ thác hay tiểu ngạch, hoặc tiêu thụ ở các tỉnh, các vùng khác.
Trong các hình thức tiêu thụ sản phẩm của LN thì 60% vẫn là tự tiêu thụ. Các chủ cơ sở ở LN (chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình) vừa sản xuất, vừa tổ chức tiêu thụ sản phẩm của mình trên cơ sở thiết lập các quan hệ bạn hàng, hợp đồng với những người buôn bán tư nhân ở các thành phố, thị xã, hoặc liên kết giữa các doanh nghiệp, các hộ sản xuất với các thương nhân trong làng để xác lập kênh phân phối riêng và hướng vào khai thác một số thị trường “ngách”. Ngoài ra, có những cơ sở sản xuất lớn, có tiềm lực kinh tế, họ tự mua cửa hàng hoặc mở cửa hàng, giới thiệu và bán sản phẩm ở các đô thị lớn. Gần đây, cùng với các hiệp hội ngành nghề, các hội LN cũng đã bước đầu tham gia vào hỗ trợ các LN tìm kiếm, khai thác thị trường, tổ chức lưu thông, tiêu thụ sản phẩm cho các LN.
Nhìn chung, phương thức tiêu thụ sản phẩm ở các LN vùng DHNTB là thông qua thương lái địa phương, số hộ có hợp đồng trước không nhiều và quan hệ với công ty thương nghiệp quốc doanh hầu như rất ít. Thị trường nước ngoài thường là do tình cờ hay do phía nước ngoài chủ động hoặc qua môi giới. Sự chủ động tìm thị trường nước ngoài của các LN rất hạn chế. Số ít LN có xuất khẩu đều phải qua một công ty trung gian.
Về thị trường cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất ở các LN chủ yếu là từ các địa phương trong tỉnh hoặc trong vùng. Có nhiều hình thức cung ứng nguyên vật liệu khác nhau, song phần lớn là do thương lái, ở các hộ là 90% và ở các doanh nghiệp là 100%. Điều cần cảnh báo hiện nay là việc khai thác và cung ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ hay tại các vùng khác dần dần bị cạn kiệt. Việc khai thác bừa bãi, không có kế hoạch đã làm lãng phí nguồn tài nguyên và gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Tình trạng thiếu nguyên liệu để sản xuất đã xảy ra. Ví dụ ở LN sản xuất gạch xã Ninh Xuân (Khánh Hòa), mấy năm gần đay, do nguồn nguyên liệu đất không được quy hoạch, người dân ở đây mạnh ai nấy làm, khai thác vô tội vạ, dẫn đến hết đất làm gạch. Để duy trì sản xuất, các chủ lò gạch phải đến các đại phương khác để mua đất, dẫn tới nhiều lò phải đóng cửa.
Có thể nói rằng, thị trường các yếu tố đầu vào, trước hết là thị trường cung cấp nguyên vật liệu rất quan trọng đối với sản xuất, kinh doanh ở các LN. Ở Việt Nam nói chung, các tỉnh DHNTB nói riêng, dường như không có LN truyền thống nào ra đời mà không gắn liền với một nguồn nguyên liệu chủ chốt cung cấp cho LN đó. Mặc dù đến nay, các nguyên vật liệu cho LN vẫn sẵn có ở địa phương, nhưng nhiều LN đã bắt đầu gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu. Theo báo cáo của các Sở Công thương các tỉnh, có đến gần 30% LN đang gặp khó khăn vì thiếu nguyên liệu quan trọng, trong đó, khó khăn nhất là LN dệt vải, sản phẩm gỗ, chạm khắc đá, mây tre đan,… Trong các tỉnh DHNTB thì thành phố Đà Nẵng là địa phương khó khăn lớn nhất về nguồn nguyên liệu, vì hầu hết nguyên liệu phải mua ở các tỉnh, thành khác trong nước, như cói, đay, mây, tre,… phải mua ở Quảng Nam, Quảng Ngãi hoặc các tỉnh Tây Nguyên. Làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước mua nguyên liệu ở Thanh Hóa,…
Các cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ như mộc Kim Bồng (Quảng Nam), Nhạn Tháp (Bình Định),… vào những năm 1996-2001, nguyên liệu gỗ được nhập từ Lào, Campuchia, Indonesia nên phần nào giải quyết được khó khăn về thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, từ năm 2002 đến nay, Lào đã áp dụng các biện pháp đóng cửa rừng, hạn chế xuất khẩu gỗ, cấm xuất khẩu gỗ tròn nên giá nhập khẩu gỗ đã qua chế biến tăng lên gấp trên 2 lần đã gây không ít khó khăn cho các LN này. Mặt khác, việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các nước châu Âu và Bắc Mỹ, khách hàng đòi hỏi phải có giấy chứng nhận FSC (Ủy ban An ninh rừng của Mỹ và châu Phi). Thực tế, các chủ trang trại nghề rừng ở Việt Nam chưa ai có chứng chỉ này. Đây là một thách thức mới đối với các LN sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu ở Việt Nam nói chung và ở các tỉnh DHNTB nói riêng.
2.2.6. Các hình thức tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong các LN
Sau những năm đổi mới, đặc biệt là từ năm 2000 tới nay, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở các LN vùng DHNTB ngày càng phát triển đa dạng, phong phú cả về hình thức và phương thức hoạt động. Ngoài hình thức hộ gia đình là chủ yếu, còn có các hợp tác xã, các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở đại lý tổ chức cung ứng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm cho các LN. Hộ gia đình là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh do các thành viên trong gia đình đảm nhận, bao gồm vợ chồng, con cái, ông bà,… lập nên. Trong những năm qua, các hộ sản xuất trong LN ở các tỉnh DHNTB phát triển nhanh chóng, trở thành hình thức kinh tế cơ bản của LN.
Dựa vào số liệu bảng 5 cho thấy, số hộ sản xuất nghề tăng đều qua các năm. Năm 2007 so với năm 2005, số hộ tăng 6,29%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 8,3%. So với các hộ kinh doanh cá thể làm nghề phi nông nghiệp trên địa bàn, các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong LN chiếm 17,9%, và tỷ trọng này tăng đều qua các năm, năm 2005 chiếm 15,7%, năm 2007 chiếm 16,3%. Tỉnh Bình Định là tỉnh có số hộ làm nghề trong LN cao nhất, 9706 hộ, chiếm 1/3 tổng số hộ trong LN. An Nhơn là huyện có nhiều LN nhất tỉnh, 17 LN, chiếm 1/3 số lượng LN của tỉnh. Tổng số hộ LN của huyện là 2438 hộ, chiếm 25,11% số hộ làm nghề ở LN trong tỉnh, tiêu biểu có LN rượu Bầu Đá, làng rèn Tây Phương Danh, nón Gò Găng, làng bún tươi Ngãi Chánh,… Số hộ làm nghề chiếm trên 50% so với tổng số hộ toàn làng. Tỉnh Quảng Nam có số hộ sản xuất nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong LN đứng thứ hai các tỉnh DHNTB, với 7945 hộ, là một tỉnh có nhiều LN nổi tiếng như gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng, làng đúc Phước Kiều, dệt Mã Châu,… Làng có số hộ nhiều nhất là LN đan lát Tam Vinh, có tới 850 hộ với 2543 lao động, giá trị sản xuất của làng năm 2007 là 6500 triệu đồng. LN dệt vải tơ lụa Mã Châu có 418 hộ, 962 lao động, giá trị sản xuất của làng đạt 70000 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân số hộ của làng trong ba năm 2005-2007 là 16,6%. Khánh Hòa là tỉnh có số hộ kinh doanh phi nông nghiệp đứng thứ hai toàn vùng với 55032 hộ. Tuy vậy, số hộ kinh doanh phi nông nghiệp trong LN ít nhất vùng, chưa đầy 2000 hộ, bởi vì người làm nghề thì nhiều nhưng LN thì ít. Trên địa bàn 6 huyện của tỉnh có 17 nghề tiêu biểu, kể cả nghề truyền thống và nghề mới du nhập, có những nghề mà sản phẩm của nó vang bóng một thời như nước nắm, yến sào, gốm sứ, trầm kỳ,… Song, những nghề này chỉ có một số hộ làm, chưa hình thành được LN đạt tiêu chí mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
Hình thức tổ chức sản xuất quan trọng của LN là hợp tác xã. Về lâu dài, đây là loại hình sản xuất kinh doanh chủ yếu của LN. Ở các LN các tỉnh DHNTB có 269 hợp tác xã. Trong đó, Bình Định có 106 hợp tác xã, Phú Yên 29 hợp tác xã, Khánh Hòa 19 hợp tác xã, Đà Nẵng 7 hợp tác xã, Quảng Nam 87 hợp tác xã, Quảng Ngãi 21 hợp tác xã.
So với các hộ cá thể, hình thức hợp tác xã chỉ chiếm 1,1%. Tuy nhiên, nhiều hợp tác xã đã thể hiện được ưu thế của mình, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, như hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Vĩnh Phước của Khánh Hòa, doanh thu hằng năm đạt 17,9 tỷ đồng, nộp ngân sách 790 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 400 lao động. Ngoài ra, hợp tác xã còn liên kết với các hợp tác xã nông nghiệp để sử dụng lao động nhàn rỗi sản xuất hàng xuất khẩu, tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp Đề tài nghiên cứu khoa học: Những giải pháp khôi phục và phát triển các LN tỉnh Khánh Hòa - Chủ nhiệm đề tài: Phan Thông, trang 38.
. Hai LN dệt vải Mã Châu và Phú Bông - Thi Lai (Quảng Nam) có 2 hợp tác xã dệt, chính các hợp tác xã này đã góp phần hỗ trợ sản xuất, bao tiêu sản phẩm và đào tạo nghề cho các hộ gia đình trong LN. Hợp tác xã dệt may Duy Trinh (Quảng Nam) cung cấp nguyên vật liệu, vật tư, kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho các hộ. Các hộ tự bỏ vốn đầu tư mua máy dệt, dệt tại gia đình, với cơ cấu sản xuất tập trung và phân tán, lấy kinh tế hộ gắn với kinh tế tập thể để khuyến khích đầu tư sản xuất, mở rộng ngành nghề. Nhờ vậy, ở LN Duy Trinh từ chỗ mỗi hộ chỉ có một máy dệt, đến nay có hộ đã có đến chục máy dệt gia đình. Ngoài việc tổ chức các hợp tác xã sản xuất kinh doanh, các LN như Bầu Đá (Bình Định), mộc Kim Bồng (Quảng Nam),… đã tổ chức hợp tác xã dịch vụ du lịch, gắn sản xuất với tổ chức các tour tham quan LN và bán hàng lưu niệm, qua đó đã tác động thúc đẩy các hộ gia đình phát triển sản xuất, đổi mới mẫu mã sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của du khách.
Các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần đang có xu hướng phát triển mạnh ở các LN trong những năm gần đây. Tổng hợp báo cáo của Sở Công thương các tỉnh DHNTB cho thấy, số lượng doanh nghiệp trong LN trên địa bàn có 405 doanh nghiệp, cả doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong đó, LN ở thành phố Đà Nẵng có 21 doanh nghiệp, tỉnh Quảng Nam 127 doanh nghiệp, tỉnh Quảng Ngãi 31 doanh nghiệp, tỉnh Bình Định 155 doanh nghiệp, tỉnh Phú Yên 43 doanh nghiệp và tỉnh Khánh Hòa 28 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trên địa bàn chưa nhiều, chiếm khoảng 1,6% trong tổng số các cơ sở sản xuất LN và chủ yếu là làm nhiệm vụ cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ gia đình, nhưng nó có tác động tích cực đối với phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở các LN. LN rượu Bầu Đá (Bình Định) có 6 doanh nghiệp, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, làm nhiệm vụ đóng chai và tiêu thụ sản phẩm rượu cho các hộ gia đình. LN đá Non Nước (Đà Nẵng) có 20 doanh nghiệp, các hộ sản xuất thông qua đơn đặt hàng của các công ty trách nhiệm hữu hạn mà xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài,… Có thể thấy, cùng với hợp tác xã, các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân đã tổ chức cung ứng nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm cho các hộ gia đình, do đó, góp phần thúc đẩy các LN phát triển. Tuy vậy, trong các LN ở DHNTB chưa có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn, tiềm lực kinh tế mạnh để hỗ trợ sản xuất cho các hộ làm nghề. Mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa các cơ sở, giữa các thành phần kinh tế trong LN chưa chặt chẽ, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhau cùng phát triển.
Từ tỷ lệ khiêm tốn của các doanh nghiệp, các hợp tác xã (chiếm khoảng 4% trong tổng số các cơ sở LN) cho thấy sự phát triển về trình độ quản lý ở khu vực LN còn thấp. Tổ chức hợp tác xã, ban quản lý điều hành còn lúng túng, nhiều nơi chưa thoát khỏi cung cách quản lý của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thiếu chủ động, sáng tạo kinh doanh trong cơ chế thị trường. Hình thức tổ chức doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa phát huy tốt ưu thế của mình trong phát triển sản xuất kinh doanh ở các LN. Trên thực tế, có nhiều hộ gia đình hoàn toàn có khả năng phát triển thành công ty, nhưng một mặt do trình độ nhận thức chưa cao, mặt khác chưa có nhu cầu nên họ chỉ dừng lại ở quy mô hộ gia đình. Đây cũng là hạn chế rất lớn trong việc phát triển các sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là vấn đề mẫu mã, thương hiệu sản phẩm trong các LN.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ Ở CÁC TỈNH DHNTB
Qua nghiên cứu tình hình hoạt động của các LN ở các tỉnh DHNTB, chúng tôi đưa ra những nhận xét, đánh giá chung về kết quả, những mặt tồn tại, hạn chế trong quá trình khôi phục và phát triển LN như sau:
2.3.1. Những kết quả đạt được
Một là, các LN và ngành nghề truyền thống của các tỉnh DHNTB có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, gắn liền với những đoàn di dân của nền văn minh sông Hồng, sông Mã vào phương Nam từ thế kỷ thứ XV-XVI, đồng thời gắn liền với cuộc sống của nhân dân lao động ở các vùng quê và với cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, với sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam nói chung, các tỉnh DHNTB nói riêng. Vì vậy, sản phẩm của LN , đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở các LN truyền thống là sự kết hợp giữa văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chămpa, nên nó vừa mang bản sắc văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, vừa mang bản sắc văn hóa riêng của vùng đất Nam Trung bộ.
Hai là, sản phẩm của các LN rất đa dạng, phong phú, có tỉnh như Quảng Nam được mệnh danh là đất trăm nghề. Trong quá trình phát triển đã xuất hiện những LN truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, các LN nổi tiếng này có lúc thịnh, lúc suy nhưng cho tới nay, nhiều LN đang được phục hồi và nhiều LN phát triển tốt như đá mỹ nghệ Non Nước, dệt lụa Mã Châu, rượu Bàu Đá...
Ba là, sau những năm đổi mới, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hàng loạt những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các LN đã được chính quyền các tỉnh vận dụng có hiệu quả nên các LN truyền thống được phục hồi, LN mới được du nhập và phát triển, tốc độ tăng trưởng về quy mô, vốn, lao động, giá trị sản xuất... trong các LN tăng bình quân hàng năm từ 8-10%. Tỷ lệ LN được đánh giá phát triển tốt, sản phẩm có chất lượng và có sức cạnh tranh đạt từ 30-40%. Tỉnh Bình Định, trong tổng số 54 LN có 26 LN phát triển tốt Quy hoạch phát triển LN trên địa bàn tỉnh Bình Định, sách đã dẫn, trang 4.
, tỉnh Quảng Nam, trong 61 LN, theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ, có 24 LN được đánh giá chất lượng tốt, có khả năng phát triển.
Bốn là, thị trường tiêu thụ sản phẩm của LN tiếp tục được mở rộng, đã từng bước thực hiện chủ trương đa dạng hóa thị trường, đặc biệt là khai thông được các thị trường mới đầy tiềm năng. Nếu như trước đây thị trường tiêu thụ sản phẩm của các LN Việt Nam nói chung, các tỉnh DHNTB nói riêng, chủ yếu là thị trường nội địa và các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô (cũ) và Đông Âu, thì đến nay, thực hiện quá trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế, thị trường xuất khẩu của LN đã có mặt ở 163 quốc gia và vùng lãnh thổ. LN đá mỹ nghệ Non Nước có thị trường lớn ở nước ngoài như Hồng Kông, Đài Loan, Pháp... Các sản phẩm tơ lụa, mây tre đan của Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa... được xuất khẩu sang Pháp, Mỹ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Úc, Thuỵ Điển, Nhật Bản... Sản phẩm mộc Kim Bồng (Quảng Nam) từ lô hàng đầu tiên xuất khẩu theo đơn đặt hàng của khách sạn ở thủ đô Viêng Chăn (Lào) đến nay đã có đơn đặt hàng khá ổn định sang nhiều nước châu Âu, Mỹ... Thị trường tiêu thụ hương của làng hương Quán Hương (Quảng Nam) từ chỗ tiêu thụ nhỏ lẻ, chủ yếu trên địa bàn huyện Thăng Bình, đến nay thị trường tiêu thụ đã vươn ra các tỉnh Tây Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai và xuất khẩu sang Lào, Campuchia, Thái Lan...
Năm là, kỹ thuật và công nghệ từng bước được đổi mới, nhiều LN đã áp dụng công nghệ tiên tiến làm giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao năng lực sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm như công nghệ hạn chế môi trường khí thải tại LN dệt Duy Trinh hoặc công nghệ chuyển từ đốt than sang lò ga của công ty gốm Nhạn Tháp (Quảng Nam). Hay ở các LN sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, một số công việc nặng nhọc như xẻ dọc, cắt, đục, bào, chẻ tre, mây đã thực hiện bằng máy móc. LN điêu khắc đá cổ truyền Non Nước, nếu như trước đây các công cụ lao động chủ yếu thủ công, như búa sắt, đục nhọn, mũi xirô, giấy nhám để đục đẽo, đánh bóng thì hiện nay hầu như 100% các cơ sở sản xuất đều trang bị các thiết bị chuyên dùng như máy cầm tay, máy bào, phay, tiện... Nhờ vậy, sản phẩm LN trở nên phong phú, đa dạng và tinh xảo hơn.
Sáu là, đã khôi phục, giữ gìn được nhiều LN truyền thống và du nhập, phát triển nhiều ngành nghề mới, nhờ vậy LN đã góp phần tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Kết quả điều tra ở một số xã, huyện ở các tỉnh DHNTB cho thấy, trong 3 năm (2005-2007), số hộ thuần nông đã giảm được 19,2%, số lao động nông nghiệp giảm 23%. Xét toàn ngành nông nghiệp thì giá trị sản xuất trong GDP còn cao nhưng đã có xu hướng giảm và giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tăng lên trong cơ cấu kinh tế nông thôn Trần Thị Bích Hạnh, Phát triển công nghiệp nông thôn ở các tỉnh DHNTB - Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2007.
.
Những thành tựu trên của LN các tỉnh DHNTB là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó, một nguyên nhân hết sức quan trọng là vai trò quản lý của chính quyền và các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế ở từng tỉnh. Vai trò đó được thể hiện:
Một là, các tỉnh đã xây dựng quy hoạch phát triển LN trên địa bàn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, tuy từng bản quy hoạch LN có nội dung rộng hẹp khác nhau nhưng nhìn chung các bản quy hoạch đã định hướng phát triển sản phẩm cho từng LN, tiến hành phân loại LN theo các tiêu chí nhất định. Trên cơ sở phân loại này, các tỉnh phân kỳ thời gian để khôi phục và phát triển từng LN. Đồng thời trong quy hoạch phát triển LN của các tỉnh đã xác định rõ những LN phát triển gắn với du lịch để từ đó xây dựng quy hoạch chi tiết, lập dự án khôi phục và phát triển. Tỉnh Quảng Nam, đến năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt 20 dự án LN với tổng vốn đầu tư trên 190 tỷ đồng; tỉnh Bình Định đã quyết định 18 dự án LN được quy hoạch phát triển từ năm 2006 đến năm 2010, dự toán vốn đầu tư là 26,54 tỷ đồng...
Hai là, nhiều chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó có LN đã được các địa phương thực hiện có hiệu quả. Trên cơ sở Nghị định 134/2004/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh DHNTB đã ban hành các chính sách cụ thể để hỗ trợ ngành nghề nông thôn phát triển, trong đó có LN.
- Về chính sách đất đai: Để tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng cho các cơ sở kinh doanh ở các LN, nhiều địa phương đã cho phép các cơ sở này được thuê đất công hoặc chuyển quyền sử dụng đất ở nơi có điều kiện. Ở Quảng Nam, tỉnh đã cho LN đúc đồng P