Đề tài Phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Chương Mỹ – Hà Tây: Thực trạng và giải pháp

PHỤ LỤC

 

Lời nói đầu 1

 

Chương I. Nghiên cứu chung về làng nghề truyền thống

I. Khái niêm và đặc điểm làng nghề truyền thống 4

1. Một số khái niệm. 4

2. Đặc điểm của làng nghề truyền thống 4

3. Sự hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống 5

II. Phân loại làng nghề và các nhân tố ảnh hướng đến làng nghề 5

1. Phân loại 5

2. Những nhân tố ảnh hưởng 6

Nhóm nhân tố xã hội. 6

Nhóm nhân tố kinh tế. 7

III. Vai trò của làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. 8

IV. Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số nước và ở Việt Nam. 9

1. Tổng quan về làng nghề trên thế giới. 9

2. Khái quát làng nghề ở Việt Nam. 13

Chương II. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở Chương Mỹ-Hà Tây

I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội. 16

1. Điều kiện tự nhiên. 16

2. Điều kiện kinh tế xã hội. 17

II. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở Chương Mỹ. 19

1. Các điều kiện công nhận là làng nghề truyền thống. 19

2. Thực trạng phát triển của làng nghề truyền thống. 21

Tình hình phát triển, số lượng, quy mô của làng nghề. 21

Cơ cấu kinh doanh của làng nghề. 30

Tình hình tổ chức của làng nghề 31

Hộ gia đình. 31

Doanh nghiệp, công ty. 32

Thực trạng về các điều kiện sản xuất của các làng nghề. 32

Về nguồn vốn. 32

Về lao động. 34

Về việc cung ứng và sử dụng nguyên liệu đầu vào. 36

Về thị trường tiêu thụ sản phẩm. 37

Về tổ chức quản lý 38

III. Đánh giá thực trạng phát triển của làng nghề. 38

1. Kết quả về mặt kinh tế. 38

2. Kết quả về mặt xã hội môi trường. 39

3. Những khó khăn thách thức đối với sự phát triển của làng nghề. 40

4. Sơ lược một vài làng nghề tiêu biểu. 41

 

Chương III. Một số giải phát góp phần phát triển làng nghề truyền thống của huyện Chương Mỹ – Hà Tây.

I. Những chủ trương, biện pháp thúc đẩy công nghiệp – TTCN phát triển trên địa bàn huyện Chương Mỹ 47

II. Một số giải pháp góp phần tăng cường sự phát triển của làng nghề truyền thống. 48

1. Quy hoạch và giải pháp giải quyết mặt bằng sản xuất cho làng nghề cần được làm sớm. 48

2. Về thị trường tiêu thụ. 49

3. Về nguyên liệu cho sản xuất. 50

4. Về vốn đầu tư. 50

5. Đổi mới công nghệ thiết bị và bảo vệ môi trường. 51

6. Về thuế. 52

7. Chăm lo đến đời sống tinh thần của người làm nghề. 52

8. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nghệ nhân, công nhân lành nghề. 52

9. Tổ chức sản xuất ở các làng nghề. 53

10. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với làng nghề. 53

 

Kết luận. 55

Tài liệu tham khảo. 56

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7066 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Chương Mỹ – Hà Tây: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất khẩu từ lâu đời. Trước đây, hàng mây đan chỉ nhằm phục vụ sinh hoạt trong nước. Sau này, khi những sản phẩm may đan được người Đông Âu mến mộ thì hàng ở đây đã được xuất đi thông qua các hiệp định thương mại. Hiện nay, nghề mây đan càng phát triển mạnh vì ngoài thị trường Đông Âu, hàng còn được đưa sang các nước: Hồng Kông, Hà Quốc, Nhật Bản... hầu hết các nước kinh tế phát triển mạnh đều rất thích dùng hàng mây tre đan vì ngoài yếu tố thẩm mỹ, mặt hàng này lại rẻ tiền và khi hỏng thì không gây ô nhiễm môi trường. Làng nghề mây tre giang đan Khê Than (xã Phú Nghĩa): Tổng số hộ là 108 hộ, trong đó số hộ sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 88 hộ, chiếm tỷ lệ 81%. Tổng số lao động là 197 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 158 người, chiếm tỷ lệ 80%. Tổng giá trị sản xuất là 1,07 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 0,55 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 51%. Thu nhập bình quân 1,8 triệu đồng/người/năm, trong đó thu nhập bình quân từ sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 1,9 triệu đồng/người/năm. Đây cũng là làng nghề nổi tiếng, có từ hơn 100 năm nay. Từ năm 1986 thì 99% số hộ trong làng nghề này tuỳ theo mức độ từng nhà. Ngoài số lao động chính làm nghề thì hơn 200 lao động phụ trong làng cũng tham gia làm suốt ngày. Nhờ đó, thu nhập của bà con ngày một tăng, đời sống được cải thiện. Trước đây, hàng của Khê Than xuất khẩu đi các nước nhờ Công ty xuất nhập khẩu tỉnh. Hiện nay, hầu hết các nước ưa chuộng hàng mây tre đan thì đều đã có mặt hàng của Khê Than nhưng đều do các ông chủ, bà chủ Khê Than đảm nhận từ đầu đến cuối. Làng nghề mây tre giang đan Lam Điền (xã Lam Điền): Tổng số hộ là 486 hộ, trong đó số hộ sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 448 hộ, chiếm tỷ lệ 92%. Tổng số lao động là 1622 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 1314 người, chiếm tỷ lệ 81%. Tổng giá trị sản xuất là 5,173 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 3,5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 68%. Thu nhập bình quân 1,43 triệu đồng/người/năm, trong đó thu nhập bình quân từ sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 1,3 tỷ đồng/người/năm. Những năm 1960, thôn Lam Điền có một vài gia đình nên Phú Vinh học nghề mây tre đan. Thấy nghề cũng có thêm thu nhập và giải quyết được việc làm lúc nông nhàn nên anh em, họ hàng đã dạy cho nhau. Càng về những năm gần đây, nghề mây tre đan càng phát triển mạnh vì có nơi tiêu thụ tốt. Sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú. Người lao động của địa phương cũng dồi dào nên giá trị sản lượng tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 1996, giá trị hàng Thủ công nghiệp của Lam Điền mới được 2,3 tỷ đồng, thì đến năm 2000 đã nên 3,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 68% là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Làng nghề mây tre đan Yên Kiện (xã Đông Phương Yên): Tổng số hộ là 282 hộ, trong đó hộ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 167, chiếm tỷ lệ 59%. Tổng số lao động là 568 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 358 người chiếm tỷ lệ 63%. Tổng giá trị sản xuất là 4,06 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 2,5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 61%. Thu nhập bình quân 3,21 triệu đồng/người/năm, trong đo thu nhập bình quân từ sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 3,1 triệu đồng/người/năm. Yên Kiện nằm trong vùng bán sơn địa của xã Đông Phương Yên. Nghề mây tre giang đan xâm nhập vào thôn từ những năm 1960. Đến nay, có 59,2% số hộ làm nghề này tuỳ theo mức độ nhiều ít khác nhau. Nừu tính cả lao động phụ thì có tới 550 người tham gia làm nghề. Năm 2000, tỷ trong hàng Thủ công nghiệp ở đây đã chiếm tới gần 62%. Trong làng đã có vài ba doanh nghiệp lớn chuyên tổ chức mua gom hàng hoá. Mặc dù nghề chưa thuộc diện lâu đời nhưng đã xuất hiện nhiều người giỏi có tiếng. Hàng ở đây chủ yếu được đưa đi các nước: Nhật Bản, Liên xô(cũ), Tây Ban Nha. Làng nghề mây tre đan Đông Cựu (xã Đông Phương Yên): Tổng số hộ là 285 hộ, trong đó hộ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 250, chiếm tỷ lệ 87%. Tổng số lao động là 500 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 465 người, chiếm tỷ lệ 93%. Tổng giá trị sản xuất là 4,3 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 2,7 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 63%. Thu nhập bình quân 3,87 triệu đồng/người/năm, trong đó thu nhập bình quân từ sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 3,85 tỷ đồng/người/năm. Thôn Đông Cựu nằm ven quốc lộ 6 (Hà Nội – Hoà Bình) nên giao thông thuận lợi. Xã có nghề mây tre đan từ năm 1960. Hiện 87% số hộ trong xã tham gia làm nghề. Nừu tính cả lao động phụ thì nghề mây tre đan đang thu hút cỡ gần 600 người. Giá trị thu từ nghề này chiếm 63% vào năm 2000, đến nay đã tăng hơn. Trong xã có doanh nghiệp lớn, tự làm luôn việc ký hợp đồng, đóng Côngtennơ xuất khẩu. Nhiều người có tay nghề giỏi. Hiện hàng ở đây được các nước: Liên xô(cũ), Nhật Bản, Tây Ban Nha rất ưa chuộng. Làng nghề mây tre đan thôn Đồi 3 (xã Đông Phương Yên): Tổng số hộ là 238 hộ, trong đó hộ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 184, chiếm tỷ lệ 77%. Tổng số lao động là 594 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 494 người, chiếm tỷ lệ 83%. Tổng giá trị sản xuất là 7,63 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 5,2 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 70%. Thu nhập bình quân 5,2 triệu đồng/người/năm, trong đó thu nhập bình quân từ sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 5,4 tỷ đồng/người/năm. Thôn Đồi ba năm trong vùng bán sơn địa giáp trục đường giao thông quốc lộ 6 đi Hà Nội, Hoà Bình nên rất thuận tiện trong chuyên chở hàng hoá. Nghề mây tre giang đan sớm hình thành từ đầu những năm 1960, lúc đầu chỉ có số ít gia đình tham gia với hình thức sản xuất nhỏ bé. Đến nay, ngành nghề trong thôn đã phát triển mạnh, thu hút gần 500 lao động chính và khoảng 800 lao động phụ, đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phương. Với tính chất sản xuất phân tán trong từng hộ gia đình, vật liệu được dân khai thác đem về ban, do đó không tốn nhiều diện tích, đầu tư vốn ban đầu ít, hiệu quả kinh tế cao. Làng nghề đã tạo nên những nhà doanh nghiệp tài ba, những đôi bàn tay vàng... Sản phẩm được tiêu thụ ở nhiều nước như Nhật Bản, Liên Xô(cũ)... với chất lượng cao nên đã được tin tín với khách hàng. Làng nghề nón lá + mũ lá Văn La (xã Văn Võ): Tổng số hộ: 685 hộ, trong đó hộ sản xuất Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là 607 hộ chiếm tỷ lệ 89%. Tổng lao động: 1622 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 1521, chiếm tỷ lệ 94%. Tổng giá trị sản xuất 5,1 tỷ đồng, trong đó Giá trị sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 3 tỷ, chiếm 59%. Thu nhập bình quân 1,41 triệu đồng/người/năm. Thu nhập bình quân từ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 0,95 triệu đông/người/năm. Nghề nón lá, mũ lá được người dân Văn la bước vào sản xuất từ khoảng trước năm 1945. Thời gian đầu, do thị trường tiêu thụ còn hạn chế, chỉ có vài hộ tham gia thu nhập khá, lại tạo việc làm cho lao động quanh năm, nên chính quyền xã quan tâm cho thành lập các đơn vị theo đội sản xuất, tổ chức duy trì nghề nón lá, mũ lá. Nghề này ngày càng phát triển, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân nên thu hút tới 89% số hộ trong thôn. sản phẩm nón lá, mũ lá Văn La được làm cẩn thận, đẹp nên có thị trường tiêu thụ rộng rãi ở nhiều tỉnh, thành phố. Đợt 3: Ngày 09/07/2003 theo Quyết định số 938 QĐ/UB của UBND tỉnh Hà Tây công nhận tiếp 6 làng nghề đạt tiêu chuẩn trong địa bàn huyện Chương Mỹ. Làng nghề mây tre giang đan thôn Lũng Vị (xã Đông Phương Yên). Tổng số hộ: 319 hộ, trong đó hộ sản xuất Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là 244 hộ chiếm tỷ lệ 76,48%. Tổng lao động: 1000 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 840, chiếm tỷ lệ 84%. Tổng giá trị sản xuất 4,28 tỷ đồng, trong đó Giá trị sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 3,16 tỷ, chiếm 73,83%. Thu nhập bình quân 4,2 triệu đồng/người/năm. Thu nhập bình quân từ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 4,5 triệu đông/người/năm. Thôn Lũng Vị có nghề mây tre giang đan xuất khẩu truyền thống lâu đời. Năm 1957, khi mới có nghề chỉ có một số hộ tự tìm tòi học hỏi ở các xã bạn dần dần số hộ tham gia tăng lên, nghề được mở mang ra toàn thôn. Đến những năm 1970, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nghề mây tre đan trong thôn đã được khởi sắc. Từ đó đến nay ngành nghề đã phát triển rộng rãi với số lượng hộ tham gia ngày càng nhiều, năng suất lao động cao hơn do được tích luỹ kinh nghiệm về sản xuất cũng như việc đầu tư kinh phí cho sáng tác mẫu mã, xây dựng cơ sở vật chất, khuyến khích cho người có công... Qua thực tế sản xuất đã khẳng định được vị trí, vai trò của nghề mây tre đan xuất khẩu là mũi nhọn để phát triển kinh tế ở địa phương. Ngành nghề phát triển đã góp phần đáng kể vào chương trình tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng thu cho ngân sách... Làng nghề mây tre giang đan thôn Đồi Hai (xã Đông Phương Yên). Tổng số hộ: 335 hộ, trong đó hộ sản xuất Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là 288 hộ chiếm tỷ lệ 86%. Tổng lao động: 935 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 711, chiếm tỷ lệ 76%. Tổng giá trị sản xuất 5,7 tỷ đồng, trong đó Giá trị sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 4,3 tỷ, chiếm 75,4%. Thu nhập bình quân 3,12 triệu đồng/người/năm. Thu nhập bình quân từ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 3,0 triệu đông/người/năm. Nghề mây tre giang đan du nhập vào thôn từ năm 1955, ban đầu cũng hạn chế về số hộ tham gia làm nghề, nhưng sau một thời gian việc sản xuất sản phẩm mang lại những hiệu quả cao khiến việc nhân cấy nghề trong địa phương diễn biến nhanh chóng và cũng nhờ đó đời sống về vật chất cũng như tinh thần của người dân nơi đây đã có sự thay đổi đáng kể, giúp xoá đói, giảm nghèo, tận dụng lao động nhàn dỗi. Doanh số bán hàng ngày càng tăng với tốc độ bình quân từ 8-12%. Các sản phẩm được làm ra tuy chưa mang nhiều nghệ thuật nhưng nó cũng có những thị trường ổn định từ các tỉnh, thành phố và có một số xuất khẩu đảm bảo chất lượng, tính nghệ thuật trong sản phẩm. Làng nghề mây tre đan Hạ Dục (xã Đồng Phú). Tổng số hộ: 413 hộ, trong đó hộ sản xuất Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là 370 hộ chiếm tỷ lệ 89,6%.3 Tổng lao động: 1307 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 1020, chiếm tỷ lệ 78%. Tổng giá trị sản xuất 5,9 tỷ đồng, trong đó Giá trị sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 2,5 tỷ, chiếm 62%. Thu nhập bình quân 2,41 triệu đồng/người/năm. Thu nhập bình quân từ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 2,5 triệu đông/người/năm. Ngành mây tre giang của làng có từ những năm 1978. Những năm đầu xã đã tổ chức các lớp học nghề dưới sự hướng dẫn giảng dậy của các nghệ nhân và giáo viên của nghành thủ công nghiệp. Khi đào tạo xong, nghề mây tre giang của cả xã nói chung và làng Hạ Dục nói riêng phát triển còn chậm, lẻ tẻ chưa có chỗ đứng vững vàng trên thị trường. Năm 1995, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, UBND xã Đồng Phú đã quyết tâm vực dậy nghề mây tre giang đan. Điều kiện thuận lợi của làng Hạ Dục là có các hộ tổ chức thu gom hàng tìm nguồn tiêu thụ mở rộng đa dạng hoá mặt hàng. Từ đó nghề mây tre giang đan đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân có sự thay đổi đang kể. Sản phẩm hàng hoá của làng làm ra đạt chất lượng cao, có uy tín với khách hàng: Hồng Kông, Nhật Bản, hàng hoá sản xuất ra và tiêu thụ luôn được ổn định. Làng nghề mây tre giang đan thôn Tiên Lữ (xã Tiên Phương). Tổng số hộ: 861 hộ, trong đó hộ sản xuất Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là 466 hộ chiếm tỷ lệ 54%. Tổng lao động: 2136 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 1367, chiếm tỷ lệ 64%. Tổng giá trị sản xuất 30,38 tỷ đồng, trong đó Giá trị sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 20,49 tỷ, chiếm 67,44%. Thu nhập bình quân 4,3 triệu đồng/người/năm. Thu nhập bình quân từ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 4,25 triệu đông/người/năm. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có từ lâu đời, lúc đầu chỉ có một vài hộ làm với hình thức vừa làm vừa học, doanh thu không đáng kể. Đại đa số dân đều sống bằng nghề cấy lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm nên đời sống kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Đến năm 1980 sự vươn lên làm giầu từ chính các hộ gia đình làm nghề, xã đã tổ chức lớp học ngành mây tre giang đan cho nhân dân trong thôn. Cho đến nay số hộ tham gia ngày càng đông, đời sống được tăng lên rõ rệt, nghề phát triển đã hạn chế được nhiều biểu hiện: Trộm cắp, cờ bạc và các tệ nạn khác, góp phần làm ổn định tình hình địa phương, đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân. Bên cạnh đó nghề mây tre đan phát triển mạnh còn một số hộ tham gia các dịch vụ khác: xay sát, dệt len, chế biến thực phẩm ... góp phần tăng thu nhập. Làng nghề mây giang đan Phú Hữu I (xã Phú Nghĩa). Tổng số hộ: 158 hộ, trong đó hộ sản xuất Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là 137 hộ chiếm tỷ lệ 87%. Tổng lao động: 276 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 232, chiếm tỷ lệ 85%. Tổng giá trị sản xuất 2,95 tỷ đồng, trong đó Giá trị sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 2,1 tỷ, chiếm 68%. Thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/năm. Thu nhập bình quân từ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 3,2 triệu đông/người/năm. Nghề mây giang đan của địa phương đã có trên 200 năm. Từ thời Pháp thuộc còn đang đô hộ nước ta. Lúc đầu chỉ có một số họ tự khai thác nguyên liệu, tự sáng tác mẫu mã để sản xuất, tiêu thụ tại thị trường Hà Nội để chuyển thị trường nước Pháp. Đến năm 1954 khi đất nước được hoà bình và được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nghề sản xuất hàng thủ công mây tre giang đan của làng Phú Hữu I xã Phú Nghĩa có điều kiện phát triển, sản phẩm đã được bán trên nhiều nước trên thế giới. Đến năm 1986 khi có cơ chế mở cửa, làng Phú Hữu I đã có 100% số hộ trong làng sản xuất hàng thủ công mây giang đan xuất khẩu, các khâu nguyên liệu nhân dân tự đi khai thác từ các nơi về chế biến tạo thành sản phẩm. Thông qua nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đã tạo nên nguồn thu nhập đáng krể và tạo thêm việc làm cho các hộ gia đình. Từ đó góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phương, đến nay làng nghề Phú Hữu I không còn hộ đói, hộ nghèo chỉ còn 3%. Làng nghề mây giang đan Phú Hữu II (xã Phú Nghĩa). Tổng số hộ: 161 hộ, trong đó hộ sản xuất Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là 146 hộ chiếm tỷ lệ 90%. Tổng lao động: 282 người, trong đó lao động sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 243, chiếm tỷ lệ 86%. Tổng giá trị sản xuất 2,97 tỷ đồng, trong đó Giá trị sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 2,05 tỷ, chiếm 69%. Thu nhập bình quân 3,05 triệu đồng/người/năm. Thu nhập bình quân từ sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 3,02 triệu đông/người/năm. Nghề mây tre đan xuất khẩu ở thôn Phú Hữu II là một nghề cha truyền con nối, nghề này có từ xa xưa tới nay với tuổi khoảng trên 200 năm. Được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng uỷ – HĐND – UBND xã trong việc giới thiệu việc làm, thông tin quảng cáo, mở rộng thị trường với các địa phương khác và ra nước ngoài. Trong những năm qua ngành nghề mây tre đan xuất khẩu ở thôn Phú Hữu II phát triển mạnh mẽ, tăng thu nhập, cải thiện đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình. Đã có hộ giầu lên nhanh chóng, thu nhập của mỗi lao động ngành nghề hàng năm so với sản xuất nông nghiệp đơn thuần tăng từ 4 – 5 lần. Nhiều hộ sản xuất vươn lên thoát ly khỏi sản xuất nông nghiệp, vừa sản xuất và kinh doanh hàng mây tre đan xuất khẩu đã trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi như ông: Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Hữu Bảy, Đỗ Xuân Sơn, Nguyễn Đình Nhuận, Nguyễn Hữu Minh...v.v. Về chất lượng sản phẩm mẫu mã ngày một nâng cao về kỹ thuật, mỹ thuật ngày một tinh tế, tinh xảo và đa dạng đã được tín nhiệm từ thị trường cả trong lẫn ngoài nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha...). Nhiều mẫu mã hàng đặc sắc đã được bằng khen, khen thưởng tại các hội trợ triển lãm của địa phương và Trung ương. Hàng năm có từ 30 – 35 sản phẩm mẫu mã mới được sáng chế giới thiệu trên thị trường. Cơ cấu kinh doanh của các làng nghề trong Huyện. Trong toàn huyện Chương Mỹ, tính đến thời điểm hiện nay chỉ có 15 làng nghề được Tỉnh công nhận là đạt tiêu chuẩn làng nghề truyền thống. Trong tất cả các làng nghề thì sản phẩm chủ yếu là mây tre giang đan, còn lại hai nghề truyền thống tồn tại ở hai làng và quy mô vẫn chưa cao đó là làng nghề mộc ở Phù Yên (xã Trường Yên) và làng nón lá, mũ lá ở Văn La (xã Văn Võ). Mỗi làng nghề thường có duy nhất một nhóm loại sản phẩm để đảm bảo tính chất chuyên môn hoá cao hơn. Duy nhất chỉ có làng nghề Phù Yên là tồn tại song song hai nghề mộc + mây tre giang đan. Như vậy sản phẩm kinh doanh từ các làng nghề truyền thống huyện Chương Mỹ có thể xếp 3 loại. Các sản phẩm từ mây tre giang đan: Đây là loại sản phẩm chiếm ưu thế nhất vì đa phần các làng nghề đều làm (14/15 làng), có thể những ưu thế của nó là tạo nên tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Những sản phẩm tư mây tre giang có xu hướng xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Châu á: Pháp, Tây Ban Nha, Nhật,… Các sản phẩm đồ gỗ (mộc): Với quy mô không lớn (303 lao động đang làm việc) vì thế việc phát triển nghề này vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu là sản xuất để bán cho tiêu dùng nội tỉnh hoặc các tỉnh thành phố lân cận, chưa có xu hướng xuất khẩu. Các sản phẩm từ tre, cọ (nón lá, mũ lá): Với hiệu quả kinh tế không cao, việc này khiến xu hướng mở rộng, cấy nghề này không được khuyến khích nhiều. Theo báo cáo của UBND xã Văn Võ: “…Thời kỳ bao cấp nhập bán nón cho Sở thương nghiệp tỉnh, thời kỳ xoá bao cấp nón được bán tại chợ Chuông hoặc một số hộ có điều kiện mua gom chơ đi bán ở một số tỉnh miền bắc kể cả xuất sang Trung Quốc…”, “….huyện cần tạo điều kiện giao lưu các làng nghề trong tỉnh để học tập kinh nghiệm và cấy thêm nghề mới có hiệu quả kinh tế cao hơn…” Tình hình tổ chức sản xuất của làng nghề. Phát triển làng nghề là tạo điều kiện cho người dân kiếm thêm thu nhập lúc nông nhàn, vì thế loại hình kinh tế hộ sản xuất là chủ yếu. Hình thức hợp tác xã hiện tại không có vì sự không hiệu quả của nó cho riêng nghề thủ công nghiệp truyền thống ở huyện Chương Mỹ. Ngoài ra có rất nhiều các công ty được thành lập nhằm mục đích sản xuất, thu gom, tối ưu hoá mẫu mã, sản phẩm để là “nhân vật trung gian” trong tiêu thụ sản phẩm từ các làng nghề, từ các hộ gia đình. Hộ gia đình. Với hộ gia đình có thể nói đây là hình thức trọng yếu trong sản xuất nghề truyền thống từ các làng nghề. Sự tồn tại đại phần này là do tính chất của nghề phù hợp, không quá khó để cho một hộ gia đình bình thường không thể làm được, tạo được điều kiện cho riêng bản thân mình sản xuất. Việc tạo ra những sản phẩm từ những người dân của làng trong khi họ nhàn rỗi, từ trẻ con đến ông, bà già cũng có thể giúp một tay để góp phần vào việc tăng thu nhập cho gia đình. Trung bình mỗi làng nghề có khoảng 75% số hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm truyền thống. Với nguồn vốn nhỏ thôi, hộ cũng có khả năng là hộ sản xuất với sản phẩm nghề truyền thống của làng. Ví dụ, làng nghề nón lá, chúng ta có thể chỉ cần vài trăm nghìn VNĐ là có thể sản xuất được rồi... hoặc nếu cần nguồn vốn nhiều thì có thể nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nhiều công ty có thể tạo cho hộ một nguồn vốn ban đầu nào đó để hỗ trợ. Vấn đề về sản xuất kinh doanh trong các làng nghề chủ yếu hoạt động dưới dạng khoán sản phẩm. Hình thức khoán này tỏ ra khá hiệu quả, nó góp phần nâng cao chất lượng, có thể đảm bảo đủ tiến độ về hàng trong các kỳ xuất khẩu để đảm bảo sự uy tín đối với bên mua. Doanh nghiệp. Hình thức doanh nghiệp chỉ tồn tại hai loại hình: Doanh nghiệp tư nhân và các công ty TNHH. Mỗi một làng có thể có từ 1, 2 đến 3 cơ sở thu gom sản phẩm, Công ty thu gom các sản phẩm được sản xuất ra từ các làng nghề. Với số nhân viên trung bình trong các công ty ít trung bình khoảng 35 – 40người/Công ty. Nhưng những hộ gia đình hợp tác trong việc cung ưng sản phẩm thì rất nhiều hàng vài trăm hộ. Vì có nhiều khi một cơ sở có thể thu gom sản phẩm từ nhiều làng nghề lại, miễn sao họ có uy tín, đảm bảo việc thu gom đúng thời hạn tránh tình trạng ứ đọng hàng tại các hộ gia đình. Qua các công ty này mà các sản phẩm được sản xuất ra từ các hộ gia đình được chế biến lại cho hoàn thiện, sẵn sàng để xuất khẩu. Hiện trên địa bàn có 18 Công ty TNHH, và 5 Doanh nghiệp tư nhân. Thực trạng về các điều kiện sản xuất của làng nghề. Về nguồn vốn. Vốn là yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh, đóng vai trò quyết định tới quy mô các doanh nghiệp làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Thường những doanh nghiệp có vốn tự có lớn thì hiệu quả kinh doanh cao hơn những doanh nghiệp có vốn tự có nhỏ. Để kinh doanh có hiệu quả thì cơ cấu vốn tự có và vốn vay hợp lý là điều rất cần thiết và cơ cấu đó có sự biến đổi tuỳ theo tình hình cụ thể. Trên lĩnh vực vĩ mô, nền kinh tế mà vay nợ nhiều để phát triển thì nhìn vào lúc mà nguồn vốn vay chưa phải trả thì thấy là thịnh vượng, thậm chí rất thịnh vượng. Song tới thời hạn hay một lý do nào đó nguồn vốn trong thời gian ngắn bị rút khỏi nền kinh tế của quốc gia đó sẽ làm cho quốc gia đó khó khăn về tài chính và dễ dàng dẫn tới khủng hoảng tài chính, đó là chưa nói tới vay nặng lãi thì nhân dân quốc gia đó lai lưng ra làm mà trả nợ lãi. Tình trạng diễn ra như vậy chúng ta hoàn toàn có thể ứng dụng vào từng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cụ thể, nhiều khi doanh nghiệp, những ông chủ phải chấp nhận việc mạo hiểm của mình để đi vay giúp cho việc kinh doan hay mở rộng sản xuất. Chúng ta thấy rằng dù là ông chủ nhỏ hay lớn thì cũng phải có những sự tính toán trong lợi ích va nguồn thu nhập dự toán của doanh nghiệp. Trước khi cân nhắc vấn đề vay vốn hay không cần suy xét tới việc tối đa hoá nguồn lực sẵn có là vấn đề cần thiết. ở nước ta hiện nay ngành nào, khu vực nào cũng kêu là thiếu vốn trong khi nguồn vốn tự có còn chưa khai thác hết, thiếu vốn là căn bệnh “kinh niên” của các ngành, các doanh nghiệp sản xuất trong các khu vực kinh tế ở Việt Nam. Nhưng khi có vốn rồi thì nguồn vốn được sử dụng hiệu quả hay không? Các làng nghề ở nước ta nói chung và ở huyện Chương mỹ nói riêng đều trong tình trạng thiếu vốn, vấn đề là ít hay nhiều thôi. Hiện nay phong chào sử dụng “nội lực” đang phát triển trong khu vực này. Công ty TNHH: Cơ cấu vốn của công ty 75,3% là vốn tự có, 24,7% là vốn đi vay. Trong sử dụng vốn tự có của minh, công ty đầu tư mua vật liệu cho quá trình sản xuất với 14%; 44,6% vốn này được sử dụng xây dựng nhà xưởng, 39% được sử dụng mua sắm trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho sản xuất. Về vốn đi vay phần lớn (86% tương đương 72,7 triệu) sử dụng mua nguyên vật liệu, 14% cho các mục đích khác (11,9%). Vốn vay của các công ty chủ yếu là vay từ ngân hàng 50,76%, vay từ nguồn khác là 40%. Doanh nghiệp tư nhân: Tổng nguồn vốn hiện có của các doanh nghiệp tư nhân bình quân đạt 246,3 tr.đ/1 cơ sở, trong đó 73,22% (180,34 tr.đ) vốn tự có, 26,78% (65,96 tr.đ) vốn đi vay. So với hình thức doanh nghiệp tư nhân có tỷ lệ sử dụng vốn tự có cho xây dựng nhà xưởng tương đối cao 47%, sử dụng mua sắm nguyên vật liệu với tỷ lệ 10,5%. Vốn vay của các doanh nghiệp tư nhân được vay từ ngân hàng là 64,43% vay từ tư nhân 35,57%, vốn vay từ tư nhân có thời hạn vay rộng rãi, thủ tục đơn giản, song lãi xuất cao hơn. Hộ gia đình: Quy mô sản xuất nhỏ bé và tư tưởng vẫn còn ấu trĩ, không ưa rủi ro, hộ sản xuất có tới 91% vốn tự có trên tổng vốn, một tỷ lệ cao nhất trong các hình thức. Tỷ trọng vốn vay nhỏ 9%. Tuy thế, nhưng với số lượng lớn hộ 9% vố đi vay cũng là con số lớn. Nguồn vốn tự có được sử dụng xây dựng nhà xưởng 36%, mua sắm thiết bị 21,3%, mua nguyên vật liệu 23,4% và cho mục tiêu khác 19,3%. Nguồn vốn đi vay của hộ chủ yếu bổ sung cho vốn lưu động. Tuy lượng bình quân hộ ít, nhưng hộ vay từ nhiều nguồn khác nhau: ngân hàng, tư nhân, từ các nguồn khác. Tóm lại, hầu hết vốn tự có được sử dụng cho xây dựng cơ bản: nhà xưởng, máy móc, thiết bị... , vốn vay chủ yếu bổ xung vào vốn lưu động. Kết quả điều tra cho thấy ngân hàng có lãi suất cho vay thấp nhưng thời hạn cho vay ít và cần nhiều thủ tục. Các quỹ tín dụng có rộng rãi hơn trong thời hạn nhưng lãi suất cao hơn. Để có một thời hạn sử dụng vốn lâu dài thì lãi suất phải cao, đó là vay từ tư nhân nhưng đổi lại không phải thủ tục, giấy tờ gì cả. Những năm trước đây các chương trình, dự án cho các làng nghề chưa nhiều lắm, nên vốn từ nguồn này chưa tới được người sử dụng. Bảng sau đây phản ánh lãi suất và thời hạn vay theo nguồn vay. Chỉ tiêu Ngân hàng Tư nhân Nguồn khac Lãi suất tiền vay/tháng (%) 1 2 – 2,5 1,5 Thời hạn vay (Tháng) 6 - 12 18 24 Bảng trên cho thấy lãi suất tiền vay của ngân hàng khá thấp chỉ có 1%/tháng, một mức lãi suất phù hợp cho người sử dụng vốn. Lãi suất tiền vay của tư nhân từ 2,0 – 2,5%/tháng, các nguồn tín dụng khác có lãi suất trung bình là 1,5%/tháng, một mức lãi suất tương đối cao đối với những người sử dụng lượng vốn lớn, tuy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc06.doc
Tài liệu liên quan