MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH BIỂN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
1.1.1. Định nghĩa về du lịch.
1.1.2. Điều kiện để phát triển du lịch.
1.1.3. Các loại hình du lịch.
1.1.4. Du lịch biển và tài nguyên biển.
1.2.TIỀM NĂNG DU LỊCH BIỂN CỦA VIỆT NAM.
1.2.1. Vị trí địa lý.
1.2.2. Hệ thống tài nguyên du lịch biển.
1.2.3. Cơ sở kinh tế - xã hội phát triển Du lịch biển ở Việt Nam.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN
Ở VIỆT NAM.
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 1995 - 2004.
2.1.1. Nhóm chỉ tiêu về khách du lịch.
2.1.2. Thu nhập từ hoạt động du lịch biển.
2.1.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật.
2.1.4. Lao động trong loại hình du lịch biển.
2.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH BIỂN Ở VIỆT NAM.
2.2.1. Định hướng phát triển du lịch biển.
2.2.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
2.2.3. Công tác quản lý nhà nước về du lịch đối với phát triển du lịch biển.
2.3. PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM ĐẶC THÙ VÀ CÁC KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN.
2.4. CÔNG TÁC PHỐI, KẾT HỢP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN VỚI CÁC NGÀNH CÓ LIÊN QUAN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ BIỂN, ĐẢO.
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BIỂN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.
3.1. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
3.2. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH TRONG LOẠI HÌNH DU LỊCH BIỂN.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Kết luận
Tài liệu tham khảo
33 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 14351 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển loại hình du lịch biển ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đô thị đặc biệt (Thành phố Hồ Chí Minh); 3 đô thị loại 1 (bao gồm cả Thành phố Huế mới được công nhận năm 2004); 5 đô thị loại 2; 7 đô thị loại 3 và 27 thị xã (đô thị loại 4).
Hệ thống đô thị có vị trí đặc biệt quan trọng trong tổ chức hoạt động du lịch theo lãnh thổ, trong đó các đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 đều là các trung tâm vùng du lịch. Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống vùng ven biển hiện nay sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của du lịch biển.
1.2.3.2. Cơ sở hạ tầng du lịch biển.
Đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ, đặc biệt là tuyến quốc lộ xuyên Việt (quốc lộ 1A) được nâng cấp cùng việc xây dựng quốc lộ 10, tạo điều kiện gắn kết các địa phương vùng ven biển trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Một số đường quốc lộ như quốc lộ 18, quốc lộ 51B, .v.v. đã được nâng cấp tạo gắn kết hoạt động du lịch của 2 Trung tâm quan trọng nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với du lịch biển.
Từ các đô thị, cảng biển, hệ thống quốc lộ Đông Tây, nối liền vùng ven biển Việt Nam với những lãnh thổ phía Tây đất nước và xa hơn với các nước trong khu vực, góp phần vào sự phát triển của du lịch biển.
Đường sắt: Quan trọng nhất và có ý nghĩa du lịch là tuyến đường sắt Thống Nhất Bắc - Nam từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường này sẽ góp phần đẩy mạnh sự phát triển của du lịch biển khi nó được hòa vào hệ thống đường sắt xuyên Á.
Đường biển: Trên chiều dài 3.260 km bờ biển từ mũi Ngọc (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), hiện có 73 cảng biển lớn nhỏ, phần lớn tập trung ở miền Trung và Đông Nam Bộ, trong đó có một số cảng biển đã đón tàu du lịch Columbus, Europa (Đức), Arion (Autralia),… cập bến như Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc.
Hiện có nhiều tuyến đường biển trong nước và quốc tế đang hoạt động như tuyến Hải Phòng - Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng - Đà Nẵng; Thành phố Hồ Chí Minh - Rạch Giá…và các tuyến quốc gia như Thành phố Hồ Chí Minh - Vladivostoc, Hồng Kông, Singapore, Băng Cốc; Hải Phòng đi Hồng Kông, Manila, Tôkyô,…
Đường hàng không: Cả nước hiện nay có khoảng 14/18 sân bay, trong đó có 2/3 sân bay quốc tế đang được khai thác ở vùng ven biển, đó là: Cát Bi (Hải Phòng); Vinh (Nghệ An); Đà Nẵng; Phù Cát (Bình Định); Tuy Hòa (Phú Yên); Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hòa); Vũng Tàu, Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tầu); Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh); Cà Mau (Cà Mau); Rạch Giá, Phú Quốc (Kiên Giang). Trong số các sân bay trên có nhiều máy bay mới được nâng cấp và mở rộng như sân bay Phú Bài, Côn Đảo, Phú Quốc,.v.v.góp phần quan trọng góp phần thúc đẩy du lịch biển phát triển.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN
Ở VIỆT NAM.
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH BIỂN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1995-2004.
2.1.1. Nhóm chỉ tiêu về khách du lịch.
2.1.2.1. Khách du lịch quốc tế.
Vùng ven biển hàng năm thu hút trên 73% số lượt khách du lịch quốc tế đến các địa phương tăng trưởng với tốc độ trung bình khoảng 15,2%/năm. Năm 1997 số lượng khách du lịch quốc tế đến vùng ven biển đạt 2.127 ngàn, năm 2000 là 3.299 ngàn và đến năm 2002 các tỉnh ven biển đã đón gần 5,3 triệu lượt khách quốc tế. Năm 2003, do ảnh hưởng của dịch SARS, lượng khách du lịch quốc tế đến vùng ven biển có hơi giảm so với năm 2002, tuy nhiên năm 2004 lại tăng trở lại cùng với việc tăng số lượng khách quốc tế đến Việt Nam (Bảng 1).
Số liệu trên thống kê ở phạm vi toàn vùng ven biển Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2004 cho thấy số lượt khách du lịch quốc tế đến các khu vực trọng điểm du lịch vùng ven biển tăng nhanh với tốc độ bình quân khoảng 12,6%/năm. Riêng khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng và Huế - Đà Nẵng có tốc độ tăng khá cao (trên 41%/năm ); tiếp đến là Nha Trang - Khánh Hòa (2,5%/năm), Bà Rịa - Vũng Tàu (12,6%/năm).
Khách du lịch quốc tế đến vùng ven biển Việt Nam phân bố không đồng đều theo lãnh thổ. Có 4 khu vực thu hút khách nhiều nhất đó là: Tp Hồ Chí Minh, Vũng Tàu (hơn 40% tổng lượng khách quốc tế đến vùng ven biển), Quảng Ninh - Hải Phòng (trên 25%); Huế - Đà Nẵng (12%) và Nha Trang - Khánh Hòa (xấp xỉ 4%). Bốn khu vực trọng điểm này đã thu hút tới 80% tổng số khách quốc tế đến nghỉ ngơi tham quan trong toàn vùng ven biển. Đây là những khu vực có những đô thị lớn với điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tương đối tốt, đồng thời là những nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch có giá trị.
Khách du lịch Việt Nam và vũng ven biển ngày càng tăng và hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất (27% tổng số khách quốc tế), sau đó là Việt kiều, khách Mỹ (12%), Nhật Bản (>6%).
Khách du lịch đường biển chủ yếu từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và một số nước Tây Âu tăng nhanh trong thời gian qua. Năm 1993 mới có 18.414 khách (chiếm 3,07% thị phần) đến năm 2001 đã tăng lên 284.612 khách (chiếm 12,2% thị phần khách khách quốc tế; và khoảng 1- 2% thị phần thu nhập), tốc độ tăng bình quân 40,5%/năm.
Bảng 1: Số lượt khách du lịch quốc tế đến các tỉnh ven biển
giai đoạn 1995 - 2004
Đơn vị: 1.000 lượt
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng số lượt khách
1.865
2.208
2.127
1.973
2.246
3.299
4.092
5.299
4.720
5.960
Tỷ lệ đến vùng Bắc Bộ(%)
10,97
9,46
10,44
12,22
14,83
21,37
20,59
21,37
23,40
22,56
Tỷ lệ đến vùng Bắc Trung Bộ (%)
11,67
11,85
11,46
11,28
10,84
12,20
13,66
14,21
16,75
17,21
Tỷ lệ đến vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ (%)
50,15
56,10
51,66
48,09
45,71
39,93
39,56
38,17
32,10
34,15
Tỷ lệ so với cả nước (%)
72,79
77,41
73,56
71,59
71,38
73,50
73,81
73,75
72,25
73,92
Nguồn: Tổng cục Du lịch, Viện NCPT Du lịch
2.1.2.2. Khách du lịch nội địa.
Vùng ven biển Việt Nam là nơi luôn thu hút tới trên 50% số lượt khách du lịch nội địa đi lại giữa các vùng trong cả nước với tốc độ tăng trung bình thời kỳ 1995 - 2004 là 12,5%/năm. Năm 1997 toàn vùng đón 5.742 ngàn lượt khách; năm 2000 đón được 7.465 ngàn lượt khách; và năm 2002 đạt 10.804 ngàn lượt khách. Năm 2003, mặc dù số lượng khách quốc tế giảm do ảnh hưởng của dịch SARS, tuy nhiên lượng khách nội địa vẫn tăng và đạt 14.642 ngàn lượt khách (bảng 2).
Bảng 2: Số lượt khách du lịch nội địa đến các tỉnh ven biển
giai đoạn 1995 - 2004
Đơn vị: 1.000 lượt
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng số lượt khách
5.741
6.999
6.752
7.465
8.298
10.803
12.679
13.804
14.642
15.850
Tỷ lệ đến vùng Bắc Bộ(%)
12,28
11,06
12,23
13,35
14,21
16,29
16,51
16,64
15,63
16,20
Tỷ lệ đến vùng Bắc Trung Bộ (%)
4,55
4,48
4,04
4,28
4,82
4,5
4,66
4,81
6,52
6,85
Tỷ lệ đến vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ (%)
36,19
39,53
34,98
36,12
36,10
34,38
34,11
33,87
35,26
33,93
Tỷ lệ so với cả nước (%)
53,02
55,17
51,25
53,75
55,13
55,17
55,28
55,32
57,41
56,98
Nguồn: Tổng cục Du lịch, Viện NCPT Du lịch
Các trọng điểm du lịch vẫn là những khu vực thu hút lượng lớn khách du lịch nội địa. Ví dụ năm 2003 khu vực Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh đón 27,4% số lượt khách, Hải Phòng: 13,4%; Huế -Đà Nẵng: 2,6%; Khánh Hòa: 1,5%. Tốc độ tăng trung bình khách du lịch nội địa ở khu vực này cũng cao như: Quảng Ninh - Hải Phòng là 39%/năm; Nha Trang - Khánh Hòa và Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh là 16%/năm và 17%/năm; Huế - Đà Nẵng: 7,3%/năm.
2.1.2. Thu nhập từ hoạt động du lịch biển.
Thu nhập xã hội từ du lịch ở các tỉnh ven biển luôn chiếm tỷ lệ lớn (trên 70%) trong tổng thu nhập xã hội từ du lịch cả nước. Năm 2002 tỷ lệ này là 73,21% tức đạt khoảng 17.204 tỷ đồng. Năm 2003, hoạt động du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng bị ảnh hưởng của dịch SARS nên thu nhập du lịch biển giảm chỉ đạt 15.982 tỷ đồng, bằng 71,03% thu nhập du lịch cả nước, tuy nhiên năm 2004 thu nhập du lịch biển lại tăng trở lại đạt 26.000 tỷ đồng tăng hơn 10,63% so với năm 2002 và hơn 15,56% so với năm 2003 (bảng 3) .
Bảng 3: Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch biển
giai đoạn 1995 -2004
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
1995*
1996*
1997*
1998*
1999*
2000*
2001
2002
2003
2004
Thu nhập du lịch cả nước
11.423
13.415
15.056
14.000
15.600
17.400
20.500
23.500
22.500
26.000
Thu nhập du lịch biển
80.554
97.996
10.885
10.038
11.319
12.705
14.992
17.204
15.982
18.866
Tỉ lệ thu nhập du lịch biển so với cả nước
70,52
73,05
72,30
71,70
72,56
73,02
73,13
73,21
71,03
72,56
Nguồn: * Viện NCPT Du lịch.
2.1.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật.
2.2.3.1. Cơ sở lưu trú.
Số lượng khách sạn vùng ven biển phát triển nhanh chóng. Đến tháng 6/2004, cả nước có 3.810 cơ sở lưu trú với tổng số 85.380 buồng khách sạn, trong đó các tỉnh ven biển chiếm tới 2.337 cơ sở lưu trú với 56.890 buồng khách sạn, bằng 61,5% tổng số cơ sở lưu trú và 66,7% số buồng của cả nước.
Trong số các cơ sở lưu trú trên ở vùng ven biển có 2 khách sạn, khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao với 724 buồng; 14 cơ sở có chất lượng 4 sao với 1432 buồng; 49 cơ sở đạt 3 sao với 3.011 buồng. Hầu hết các địa phương ở các trọng điểm du lịch đều có hệ thống khách sạn, khu du lịch (resort) chất lượng cao, ví dụ: Quảng Ninh có 260 cơ sở lưu trú với 3.480 phòng đạt tiêu chuẩn 3-4 sao; tương tự ở Đà Nẵng có 69 cơ sở với 2.343 buồng; Khánh Hòa có 260 cơ sở với 5.645 buồng, v.v.
Các khách sạn 4 và 5 sao tiêu biểu là New World Hotel (Sài Gòn); Hữu Nghị (Hải Phòng); Heritage, Ha Long Plaza (Hạ Long); Furarna (Đà Nẵng); Novotel (Phan Thiết);…
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, do sự phát phát triển thiếu căn cứ quy hoạch, số lượng các cơ sở lưu trú, đặc biệt là các khách sạn mini, ở vùng ven biển tăng nhanh, tạo tình trạng thừa vào mùa vắng khách, ảnh hưởng tới công suất sử dụng phòng trung bình chung của cả năm. Mặc dù số lượng cơ sở lưu trú ở vùng ven biển nhiều, song quy mô nhìn chung còn nhỏ, chất lượng chưa cao, các dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn.
2.1.3.2. Các cơ sở vui chơi giải trí - thể thao.
Trên phạm vi cả nước nói chung, vùng ven biển nói riêng, các cơ sở vui chơi giải trí thể thao còn nghèo nàn, quy mô nhỏ, hình thức đơn điệu, thiếu hấp dẫn. Đây chính là nguyên nhân chính không giữ được khách lưu lại dài ngày (khách quốc tế khoảng 2,5 - 3 ngày; khách nội địa khoảng 1,5 - 2 ngày). Ở một số các trung tâm du lịch biển lớn như Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,…các hình thức vui chơi, thể thao trên bờ, trên mặt nước và trong lòng biển chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch (thí dụ: lướt ván, nhẩy dù trên biển, lặn biển…), làm giảm tính hấp dẫn của các khu du lịch biển đồng thời làm giảm hiệu quả kinh doanh của nghành du lịch. Việc đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp ven biển và trên đảo là một đòi hỏi cấp bách của du lịch vùng ven hiện nay.
2.1.4. Lao động phục vụ trong loại hình du lịch biển.
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của dòng khách du lịch, lao động phục vụ trong nghành du lịch cũng tăng nhanh, nhằm đáp ứng nhu cầu, từ 3,5 vạn lao động trực tiếp năm 1992 lên 9,9 vạn năm 1996, 13 vạn lao động năm 1999 và năm 2004 đạt khoảng 22 vạn. Tốc độ tăng trung bình hàng năm đạt gần 25%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghiệp vụ tại các trường du lịch hay các khóa đào tạo tại chỗ đật 75%, tỷ lệ đạt trình độ đại học và trên đại học khoảng 7,5%.
Hiện nay trên phạm vi cả nước có 73 cơ sở đào tạo hệ trung học, cao đẳng và đại học có đào tạo chuyên ngành du lịch và liên quan đến du lịch, trong đó có 39 cơ sở đào tạo nằm ở vùng ven biển, chiếm 52%. Đặc biệt các cơ sở đào tạo nghề quan trọng của nghành tập trung chủ yếu ở vùng ven biển, bao gồm: trường nghiệp vụ du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Vũng Tàu, Quảng Ninh. Trong thời gian tới một số trường sẽ được đề nghị thành lập tại Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Lạt và Viện đào tạo Du lịch tại Đà Nẵng.
2.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH BIỂN.
2.2.1. Định hướng phát triển du lịch biển.
Nhiệm vụ xây dựng Chiến lược và quy hoạch đã được Tổng cụ Du lịch chú trọng chỉ đạo thực hiện có kết quả. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kì 2001 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 97/2002/QĐ - TTg, ngày 22/7/2002.
Căn cứ Chiến lược phát triển du lịch biển, hệ thống quy hoạch du lịch cả nước, bao gồm cả lãnh thổ du lịch biển, đã được tích cực triển khai thực hiện. Đến nay, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010; quy hoạch phát triển các vùng du lịch: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ; quy hoạch phát triển các trung tâm du lịch: Hà Nội và phụ cận; Hải Phòng - Quảng Ninh; Huế - Đà Nẵng và phụ cận; Nha Trang - Ninh Chữ- Đà Lạt; Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được thực hiện và phê duyệt.
Cho tới nay, 100% các địa phương ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đều đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của địa phương giai đoạn đến năm 2010, trong đó có nhiều địa phương đã và đang tiến hành việc điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với điều chỉnh chung của nghành và thực tiễn phát triển trong bối cảnh mới.
Bên cạnh các dự án quy hoạch do ngành thực hiện, Tổng cục Du lịch đã chủ động phối hợp với Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Nhật Bản (JICA) và chuyên gia CuBa thực hiện và thẩm định một số quy hoạch du lịch quan trọng như: Điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam; Quy hoạch phát triển du lịch vùng ven biển miền Trung Việt Nam (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận); Quy hoạch phát triển du lịch Cửa Lò (Nghệ An); Phát triển bền vững du lịch đảo Phú Quốc (Kiên Giang); Thẩm định kết quả định hướng quy hoạch do Tổng cục Du lịch thực hiện phát triển du lịch vịnh Vân Phong - Đại Lãnh (Khánh Hòa) và phát triển du lịch đảo Phú Quốc (Kiên Giang).
Kết quả công tác quy hoạch trên đã góp phần tích cực vào phát triển du lịch vùng ven biển.
2.2.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
2.2.2.1. Việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Ngành.
Việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Ngành nhằm thúc đẩy sự phát triển của Du lịch Việt Nam đã được quan tâm triển khai trong thời gian qua. Tiêu biểu phải kể đến là: Pháp lệnh Du lịch (1999); các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh; Quy chế Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Du lịch …
Ngoài ra nhiều văn bản liên nghành cũng đã được xây dựng và ban hành tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng. Ví dụ: để tạo điều kiện cho phát triển du lịch tàu biển, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 61/2003/QĐ-BTC, nagỳ 25/4/2003 ban hành mức biểu thu phí, lệ phí hàng hải và dịch vụ cảng biển.
Tuy nhiên, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có tính đặc thù riêng cho du lịch biển chưa được thực hiện. Ví dụ: văn bản điều chỉnh hoạt động nhằm bảo đảm an toàn cho khách du lịch trên biển (phương tiện, điều kiện trang thiết bị…); phát triển du lịch ở những khu vực có hệ sinh thái và môi trường biển nhạy cảm; xây dựng phát triển các công trình dịch vụ trên bờ biển;.v.v.
2.2.2.2. Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan.
Do Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, vì thế hoạt động du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng có thể bị điều chỉnh bởi những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Tiêu biểu có thể kể đến: Luật Bảo vệ Môi trường (1993); Luật Di sản Văn hóa (2003); Luật Bảo vệ và Phát triển Tài nguyên rừng; Luật Thủy sản (2003); Luật Giáo dục; Luật Tài nguyên nước (1998); Luật Đất đai (2003).v.v. và các Nghị định, Thông tư, Quyết định hướng dẫn có liên quan. Tổng cục Du lịch đã tích cực tham gia vào quá trình xây dựng (đóng góp ý kiến, cử chuyên gia, cử chuyên gia tham gia…) các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trên.
2.2.3. Công tác quản lý nhà nước về du lịch đối với phát triển du lịch biển.
Hệ thống Quản lý Nhà nước về Du lịch trên phạm vi cả nước nói chung, ở vùng ven biển nói riêng ngày càng được hoàn thiện góp phần tích cực nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Bên cạnh việc nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ quan chức, bộ máy quản lý nhà nước của ngành cũng được hoàn thiện với sự thành lập Cục Xúc tiến Du lịch.
Hệ thống các cơ sở chuyên ngành ngày càng được củng cố, góp phần tăng cường chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn các địa phương. Hiện ở vùng ven biển có10/15 Sở Du lịch, Sở Thương mại - Du lịch. Một số địa phương đang có kế hoạch thành lập sở Du lịch riêng để tăng cường hơn năng lực quản lý nhà nước về Du lịch như tỉnh Kiên Giang.
2.3. PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM ĐẶC THÙ VÀ CÁC KHU VỰC DU LỊCH BIỂN TRỌNG ĐIỂM.
Từ năm 1994 đến nay, hình ảnh du lịch biển Việt Nam ngày càng rõ nét với sự ra đời của nhiều khu du lịch biển tương đối hoàn chỉnh như Tuần Châu (Hạ Long), Furarna (Đà Nẵng) - là khu du lịch đạt tiêu chuẩn 5 sao vừa được Hiệp hội Khách sạn Thế giới (World Hotels) bình chọn là khu nghỉ mát tốt nhất thế giới năm 2004, Hòn Tre (Nha Trang), Novotel (Phan Thiết),.v.v.Đây là những nỗ lực rất lớn của du lịch Việt Nam hướng tới xây dựng những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh.
Trong quá trình phát triển du lịch biển Việt Nam đã tập trung đầu tưđể hình thành những khu du lịch quốc gia được xác định trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam bao gồm: các khu du lịch tổng hợp Hạ Long - Cát Bà, Cảnh Dương - Lăng Cô - Hải Vân - Non Nước, Văn Phong - Đại Lãnh; các khu du lịch chuyên đề Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), Kim Liên (Nghệ An), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Đường mòn Hồ Chí Minh (Quảng Trị), Hội An (Quảng Nam), Phan Thiết - Mũi Né (Bình Thuận), Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu), Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh), Cà Mau (Cà Mau), Phú Quốc (Kiên Giang). Như vậy vùng ven biển là nơi tập trung chủ yếu các khu du lịch quốc gia với 3/4 khu du lịch tổng hợp và 10/17 khu du lịch chuyên đề.
Để tạo điều kiện thu hút đầu tư, Nhà nước đã hỗ trợ nâng cấp và phát triển hạ tầng ở những khu vực này. Trong 4 năm (2001-2004), nhà nước đã hỗ trợ các địa phương ven biển 939,5 tỷ đồng, chiếm 58,86% tổng số vốn ngân sách hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch cả nước (Bảng 4).
Nguồn hỗ trợ trên đã tạo được sức hút với các dự án đầu tư phát triển du lịch với hàng ngàn tỷ đồng từ các thành phần kinh tế để phát triển các sản phẩm, khu du lịch vùng ven biển. Đặc biệt sự hỗ trợ đã tạo ra sức hấp dẫn đối với các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch. Kết quả thống kê cho thấy tổng số dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch ở các địa phương ven biển đến năm 2003 là 143 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 3.779,92 triệu USD, chiếm khoảng 60% số vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch trong phạm vi cả nước.
Bảng 4: Hỗ trợ từ ngân sách để nâng cấp hạ tầng du lịch
ở các địa phương ven biển giai đoạn 2001 - 2004
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2001
2002
2003
2004
Các địa phương ven biển
170,0
203,5
281,0
285,0
Cả nước
266,0
380,0
405,0
500,0
Nguồn: Tổng cục Du lịch.
2.4. CÔNG TÁC PHỐI, KẾT HỢP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN VỚI CÁC NGÀNH CÓ LIÊN QUAN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ BIỂN, ĐẢO.
Quan điểm phát triển Du lịch kết hợp với đảm bảo an ninh Quốc phòng luôn được quán triệt trong công tác chỉ đạo và hoạt động phát triển du lịch biển. Điều này được thể hiện rõ trong việc phối hợp giữa Tổng cụ Du lịch và Bộ Quốc phòng trong các hoạt động điều tra nghiên cứu, lập các dự án phát triển du lịch kết hợp đảm bảo an ninh quốc phòng trên các đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Trường Sa, gần đây là đảo Phú Quốc và khu vực bán đảo Cam Ranh.
Hoạt động nghiên cứu làm cơ sở cho phát triển du lịch biển bền vững luôn được quan tâm thực hiện. Tổng cụ Du lịch đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường), .v.v. để triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Nhà nước, cấp ngành mà tiêu biểu là: đề tài cấp Nhà nước “Luận chứng khoa học kỹ thuật phát triển du lịch biển Việt Nam” (thuộc Chươn trình điều tra nghiên cứu biển cấp Nhà nước 48-B); đề tài độc lập cấp Nhà nước “Cơ sở khoa học phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”; các đề tài “Luận chứng phát triển du lịch Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn”, “Định hướng phát triển dulịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ”, “Định hướng phát triển vùng trọng điểm kinh tế miền Trung” (phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư); các đề tài “Định hướng phát triển du lịch sinh thái Cù Lao Chàm”, “Thực trạng và định hướng phát triển du lịch khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Trị” (phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội”; “Cơ sở khoa học phát triển du lịch vũng - vịnh ở Việt Nam” (phối hợp với Phân viện Hải dương học Hải Phòng); . v.v.
Kết quả của những nghiên cứu trên không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà bước đầu đã phát huy tác dụng trong thực tế quy hoạch, phát triển du lịch biển, đặc biệt là xây dựng phát triển các khi du lịch, các tuyến điểm du lịch và các sản phẩm du lịch biển.
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN.
2.5.1. Điểm mạnh, yếu của việc khai thác loại hình Du lịch biển.
2.5.1.1. Điểm mạnh:
Qua tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch biển thời gian từ 1994 đến nay có thể thấy du lịch biển đã có những khởi sắc, tạo ra được diện mạo rõ ràng hơn về một ngành kinh tế biển tiềm năng. Các mục tiêu phát triển ngành cơ bản đã được thực hiện. Sự phát triển du lịch biển đã góp phần tích cực tạo ra diện mạo mới cho hệ thống đô thị ven biển, đặc biệt là các trọng điểm du lịch như: Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn, Cửa Lò, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu,.v.v.
Sự phát triển du lịch biển không chỉ tạo ra thu nhập cho hàng ngàn lao động trực tiếp trong ngành, mà còn tạo thêm được nhiều việc làm cho cộng đồng người dân ven biển với khoảng 50 vạn lao động gián tiếp.
2.5.1.2. Điểm yếu:
Trong thời gian dài, tỷ trọng khách du lịch, thu nhập du lịch biển so với du lịch cả nước không có gì thay đổi đáng kể, mặc dù vùng ven biển là lãnh thổ có nhiều lợi thế hơn những lãnh thổ khác về tài nguyên du lịch, được nhà nước đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và chiếm tỷ trọng lớn về sự hỗ trợ của nhà nước đối với việc nâng cấp hạ tầng du lịch. Điều này cho thấy sự tăng trưởng về giá trị tuyệt đối về lượng khách và thu nhập du lịch biển trên chủ yếu là do sự phát triển tự nhiên về du lịch; du lịch biển chưa tạo được sự hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch so với những vũng lãnh thổ khác trong cả nước.
Chưa xây dựng được các sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng vùng, vì vậy không chỉ có sự trùng lặp về sản phẩm du lịch trong cùng một khu vực mà còn có sự trùng lặp về sản phẩm du lịch giữa các khu vực có điều kiện địa lý và đặc điểm tài nguyên du lịch khác nhau. Điều này ảnh hưởng tới mức độ hấp dẫn của du lịch biển Việt Nam và ảnh hưởng đến thu nhập du lịch, mức độ đóng góp của du lịch biển vào sự phát triển kinh tế biển với tư cách là một ngành kinh tế biển quan trọng. Thực tế cho thấy trong suốt thời gian dài thu nhập du lich biển so với các ngành kinh tế biển khác như dầu khí, thủy sản còn thấp hơn và chỉ đứng trên ngành giao thông - dịch vụ hàng hải.
Cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống cảng biển du lịch vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển về chất lượng và quy mô để tiếp nhận các tàu du lịch từ các nước trong khu vực và quốc tế. Hệ thống giao thông thủy bộ hoặc là xuống cấp hoặc là được đầu tư nâng cấp không đồng bộ dẫn tới khả năng phục vụ kém.
Môi trường biển đặc biệt môi trường ở một số khu vực trọng điểm phát triển du lịch biển như: Hạ Long - Cát Bà, Huế - Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,.. đã có sự suy thoái do hoạt động phát triển kinh tế kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động du lịch. Nguy cơ ô nhiễm dầu do sự cố có chiều hướng gia tăng, mà điển hình là vụ chìm tàu và tràn dầu của tàu chở dầu Mỹ Đình ở vịnh Hạ Long đầu năm 2005. Đây là vấn đề cần phải được đặc biệt quan tâm và chỉ đạo thực hiện sát sao để đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch biển.
Việc quản lý khai thác tài nguyên biển thiếu bền vững do sự chồng chéo trách nhiệm và quan liêu trong việc quản lý. Biểu hiện cụ thể nhất là việc khai thác rừng ngập mặn (cát biển, núi đá,…), nước ngầm, thủy sản,.v.v. Kết quả của tình trạng này sẽ làm cho sự suy giảm tài nguyên vùng ven biển gia tăng cùng với những vấn đề môi trường nảy sinh.
Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch biển còn hạn chế và mang tính tự phát, thiếu sự hướng dẫn, tạo điều kiện từ phía ngành và chính quyền địa phương. Kết quả của tình trạng này sẽ làm hạn chế sự đóng góp của du lịch biển vào nỗ lực bảo tồn tài nguyên và môi trường biển.
Công tác bảo tồn tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường của hoạt động du lịch ở vùng ven biển, vùng biển và hải đảo còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững chung ở khu vực này.
2.5.1.3. Những nguyên nhân của tình trạng:
Do sự bất cập của một số chính sách hiện hành: một số chính sách điều tiết phát triển kinh tế vĩ mô khi áp dụng cho lĩnh vực du lịch đã có những ảnh hưởng nhất định.
Do công tác tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch ngành trên lãnh thổ vùng ven biển, hải đảo: việc quản lý quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập, thiếu sự kiểm tra giám sát, điều chỉnh kịp t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển Loại hình Du lịch Biển ở Việt Nam.doc