Đề tài Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

 Huy động các nguồn lực trên cần phải có cơ chế, chính sách thích hợp nhằm khai thác, phát huy có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các nguồn đầu tư cả trong và ngoài nước để có chiến lược, dự án đào tạo và phát triển NNL GD - ĐT không chỉ trong những năm trước mắt mà còn tính chiến lược lâu dài trong tương lai vì việc phát triển NNL GD - ĐT đòi hỏi phải có thời gian lâu dài mới có thể có một nguồn nhân lực giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng mới đáp ứng được sự phát triển về quy mô, loại hình đào tạo trong các cấp bậc học trong giai đoạn phát triển của đất nước.

3.2.3 Các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển NNL GD - ĐT.

 Một trong những giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL GD - ĐT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay thì việc cần có các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển NNL GD - ĐT là hết sức quan trọng, cần thiết, là giải pháp kích thích thúc đẩy nâng cao chất lượng NNL GD. Các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển NNL GD - ĐT bao gồm hàng loạt các chính sách như: Chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp ưu đãi, chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho NNL GD; chính sách về sử dụng, sắp xếp, điều động, phân bổ NNL GD - ĐT.

 

doc70 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-2001 366.698 2.113.574 9.751.431 5.918.153 2.199.814 255.323 887.000 875.592 2.480 NCS 14.817 hvch 2001-2002 367.410 2.120.345 9.336.913 6.254.254 2.328.965 271.175 1.051.5000 923.176 2.798 NCS 18.316 hvch 2002-2003 403.594 2.143.881 8.841.004 6.497.548 2.452.891 309.807 1.074.100 960.692 3.313 NCS 23.841 hvch 2003-2004 413.784 2.172.899 8.350.191 6.612.099 2.616.207 360.392 1.145.100 1.032.440 4.061 NCS 28.970 hvch Tỉ lệ tăng* 1.1% 0,08% -18,5% 18,8% 57,8% 66,1% 72% 35,95% 592% NCS 693% hvch 2.1.3. Ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Ngân sách giáo dục đào tạo được phân cấp, nhà nước chịu trách nhiệm đối với hầu như toàn bộ các khoản chi của giáo dục đại học, sau đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Chính quyền địa phương cấp tỉnh và thành phố chịu phần lớn ngân sách giáo dục phổ thông. Phần ngân sách nhà nước cấp chỉ đủ trả lương cho giáo viên và một phần dành để trao học bổng cho sinh viên đại học và trung học chuyên nghiệp. Tình hình đó buộc các địa phương phải co các khoản chi phí xây dựng trường học, phương tiện học tập cho học sinh. Nhưng ngân sách của địa phương cũng có hạn, không đủ chi các khoản định kỳ cho giáo dục, vì vậy việc xây dựng trường mới và nâng cấp hệ thống trường học rất hạn chế. Từ năm 1996, ngân sách dành cho giáo dục chiếm 11% tổng ngân sách của nhà nước. Năm 2000 tăng lên 15%, phần ngân sách này cũng chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu tối thiểu của giáo dục. Ngân sách cho dạy nghề giảm dần từ 7,3% năm 1990 xuống còn 3,% năm 1996; Từ năm 1998 có tăng nhưng không đáng kể, đến năm 2000 mới đạt 4,7% ngân sách giáo dục. Đến năm 2004, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo là 29.298 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ 17,1% tổng chi ngân sách nhà nước. Trong đó chi thường xuyên: 23.148 tỷ dồng; chi chương trình mục tiêu 1.250 tỷ đồng; chi đầu tư xây dựng cơ bản 4.900 tỷ đồng. Cơ cấu phân bổ ngân sách cho các cấp học bao gồm khoảng 3 - 4% cho giáo dục mầm non, 50% dành cho giáo dục tiểu học và cơ sở, 8 - 9% dành cho giáo dục trung học và 15% dành cho giáo dục đại học và cao đẳng. Cơ cấu phân bổ ngân sách giữa các bậc học không hợp lý. Trong khi số học sinh trung học chiếm 25% tổng số học sinh cả nước nhưng phần ngân sách dành cho nó chỉ có 8 - 9 %. Ngược lại học sinh đại học chiếm tỷ lệ 6,7% tổng số học sinh nhưng ngân sách lại dành cho 15%. Sự phân bổ ngân sách giữa các địa phương không đều, tạo nên sự mất cân đối trong phát triển giáo dục ở các vùng. Cơ chế điều hành ngân sách GD - ĐT thiếu ổn định, cơ chế thì tập chung thực thi thì phi tập chung, không phát huy được tính chủ động của địc phương, của các cơ sở GD - ĐT. Hiện nay các tỉnh, thành phố, cơ chế điều hành ngân sách GD - ĐT rất khác nhau. Theo luạt ngân sách thì ngân sách GD - ĐT ở địa phương do cấp tỉnh, thành phố đảm nhiệm chi; song vai trò điều hành ngân sách GD - ĐT của giám đốc sở GD - ĐT lại bị lu mờ, không được chủ động điều hành toàn bộ ngân sách GD - ĐT cho phù hợp với tiến độ các công việc của ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố. hiện nay, sở GD - ĐT chỉ quản lý phần ngân sách các trường trực thuộc sở, còn lại toàn bộ ngân sách trên thực tế do ngành tài chính điều hành với hai mô hình là: Sở tài chính – vật giá địa phương cấp uỷ quyền cho phòng tài chính huyện, thị, quận để phòng tài chính huyện thực hiện cấp cho các trường; Sở tài chính – vật giá cấp uỷ quyền cho phòng GD huện, thị, quận để các phòng GD cấp cho các trường ( GD Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI ). Về khối ĐT thuộc địa phương thì sở tài chính – vật giá cấp cho các sở có trường ĐT hoặc cấp trực tiếp cho các trường. Như vậy ngoài sở tài chính vật giá không ai có thể toàn bộ ngân sách hàng năm thực tế được cấp phát và thanh quyết toán là bao nhiêu. Ngân sách giáo dục của Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Ngân sách giáo dục của Singapore, Hàn Quốc, Malayxia còn cao hơn cả ngân sách quốc phòng. Những năm gần đây tỷ lệ ngân sách của: Singapore là 23% Maylayxia là 20% Hàn Quốc là 20% Thái Lan là 21% Trung Quốc là 16% Giá trị thực tế ngân sách giáo dục bình quân đầu người của Việt Nam cũng rất thấp ( xem biểu). Chi phí cho GD bình quân theo đầu người/ năm Nước Tính theo sức mua tương đương ( USD ) So với Việt Nam ( lần ) 1.Singapore 889,40 16,7 2.Malaixia 720,48 13,5 3.Hàn Quốc 610,20 11,5 4.Thái Lan 350,50 6,6 5.Philippin 133,40 2,5 6.ấn Độ 109,40 2,05 7.Trung Quốc 105,30 1,9 8.Việt Nam 53,00 - ( Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới năm 2003 (Ngân hàng thế giới). NXB Chính trị quốc gia, H.2003 ) Để có thêm nguồn đầu tư cho phát triển giáo dục, chính phủ Việt Nam đã kêu gọi các tổ chức quốc tế tài trợ và cho vay vốn. Như ngân hàng thế giới ( WB) cho vay 80 triệu USD để thực hiện dự án tiểu học và 70 triệu USD để thực hiện dự án đại học; ngân hàng phát triển châu á ( ADB) cho vay ưu đãi 50 triệu USD để phát triển giáo dục phổ thông trung học và dạy nghề; quỹ nhi đồng liên hợp quốc hỗ trợ cho giáo dục Việt Nam với các dự án trị giá khoảng 2 triệu USD/năm; Ôxtraylia mỗi năm cấp từ 150 đến 200 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Ngoài ra còn vay của nhiều tổ chức quốc tế khác nhằm nâng cao đầu tư thêm cho giáo dục. Mặt khác cơ chế quản lý ngân sách còn chưa tạo thế chủ động cho ngành giáo dục. Một số địa phương còn cắt xén ngân sách giáo dục cho các khoản chi khác nên dẫn đến ảnh hưởng chất lượng giáo dục. Các trường đại học bị cắt giảm kinh phí và xuất phát từ nhu cầu của tình hình mới, do đó phải đi tìm các hình thức giáo dục mới. Hầu hết các trường đại học và cao dẳng đứng vững trong hoàn cảnh khó khăn về tài chính đó là nhờ mở rộng các hình thức đào tạo khác như: Tại chức, từ xa hoặc liên kết đào tạo với cấc tỉnh, trường khác. Hơn nữa, một hướng khắc phục sự khó khăn về nguồn tài chính là nhờ nhà nước cho phép cấp học mở các trường dân lập, bán công bậc phổ thông và đại học. Mô hình mới đó đến nay dã đạt được nhiều kết quả tốt vừa cho xã hội vừa có lợi cho các trường khi thực hiện. 2.1.4. Chất lượng giáo dục ở nước ta trong những năm gần đây nhà nước luôn quan tâm đến đầu tư cho giáo dục từ 15% năm 2000 lên 15,7% năm 2003 và 17,1% năm 2004. Nhờ đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên phương tiện học tập còn nghèo nàn, trường lớp còn thiếu, đời sống vật chất khó khăn đã làm cho chất lượng giáo dục của ta nói chung ở các bậc học đều giảm sút trong nhiều năm. Tỷ lệ học sinh đến trường ở các cấp bậc học đều tăng cao nhưng cũng không phản ánh được những vấn đề về chất lượng trong ngành giáo dục. Số liệu năm 1996 - 1997 cho thấy tỷ lệ tốt nghiệp của học sinh tiểu học là 72,10%, năm 1999 - 2000 là 71,00%; THCS 64,97% và 69,36%; THPT là 83,37% và 77,66%; tỷ lệ bỏ học ở bậc tiểu học năm 1999 - 2000 là 4,50%, THCS là 8,50%; THPT là 4,45% ( xem bảng số liệu) và tỷ lệ này giảm xuống ở những năm 2000 - 2001. Hiệu suất đào tạo ( số tốt nghiệp so với số vào đầu cấp ) tăng lên (ở tiểu học tăng từ 60,87% lên 71,42%; ở trung học cơ cở tăng từ 60,22% lên 70,01%; ở trung học phổ thông tăng từ 74,49% lên 83,16% ). Nguồn: Vụ kế hoạch – Tài chính, Bộ GD - ĐT Hình: Tỉ lệ hoàn thành cấp học giai đoạn 1999 - 2003 Giáo dục phổ thông còn nhiều lúng túng, nhất là trong việc xác định quy mô phát triển, tổ chức phân ban, hướng nghiệp, giáo dục trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học có nhiều điều xa với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực. Đào tạo nghề có tiến bộ nhưng còn nhiều bất cập về nội dung chương trình so với những tiến bộ về khoa học công nghệ thực tế sản xuất và thị trường lao động. Theo đánh giá của bộ giáo dục và đào tạo, đội ngũ giáo viên ở mọi cấp học đều thiếu và yếu. Bài toán nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên rất nan giải vì khoản thu nhập tính bằng tiền lương cơ bản rất ít ỏi ( mặc dù hệ số lương hiện nay đã được điều chỉnh tăng lên), chỉ số giá tiêu dùng lên cao, không đủ đảm bảo cho cuộc sống, do đó trong khi vừa dạy học, họ vừa phải làm thêm nhiều nghề khác để có thêm thu nhập ( thể hiện rõ nhất là số giáo viên cấp học phổ thông hiện nay). Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu của quy mô giáo dục phát triển, ngành giáo dục buộc phải sử dụng đội ngũ giáo viên không đủ tiêu chuẩn ( đặc biệt vùng sâu, vùng xa). Yếu tố này cũng làm cho chất lượng giáo dục giảm sút. Số giáo viên đại học hiện nay là 28.434 người, trong đó tỷ lệ giáo viên có học hàm tiến sĩ trở lên khoảng 16,21%, ở cao đẳng tỷ lệ này là 1,58% ( trong tổng số 11.551 người ), thấp hơn các nước trong khu vực ( tỷ lệ phổ biến của các nước trong khu vực là 30%). Cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu, công nghệ giáo dục lạc hậu đã hạn chế chất lượng giáo dục. Tầm hiểu biết công nghệ, khả năng xử lý và giao tiếp ( đặc biệt là ngoại ngữ) còn hạn chế làm cho sinh viên Việt Nam thua kém sinh viên nhiều nước trong khu vực. Chất lượng giáo dục còn phụ thuộc vào cả giáo trình giảng dạy. ở bậc phổ thông đã trải qua nhiều lần bổ sung giáo trình, đổi mới phương pháp dạy học. Bộ GD - ĐT đã thành lập các ban chỉ đạo tổ chức viện nghiên cứu, biên soạn, thử nghiệm trên cơ sở đó ban hành chương trình và sách giáo khoa mới ở phổ thông, tiến tới triển khai, áp dụng đại trà ở tiểu học và trung học cơ sở từ năm 2002 - 2003 theo nghị quyết 40/2000/QH10 của quốc hội và chỉ thị 14/2001/CT TTg của thủ tướng chính phủ, nhưng kết quả đạt được còn nhiều hạn chế. Đối với giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, bộ GD - ĐT, bộ lao động thương binh và xã hội đã tiến hành xây dựng chương trình chung của các nhóm ngành, trên cơ sở đó chỉ đạo và tạo điều kiện để các trường đại, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề chủ động xây dựng chương trình cụ thể và biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo. Tuy vậy các chương trình giáo dục đã xây dựng chưa bảo đảm tính liên thông giữa các cấp học, bậc học; tình trạng chung là còn thiếu giáo trình ở bậc đại học, nhất là các giáo trình có chất lượng, cập nhật với trình độ khoa học, công nghệ và quản lý hiện đại; nhiều giáo trình còn xa mới đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Một thực tế cần tập trung giải quyết tích cực là phương pháp giáo dục còn lạc hậu, học sinh, sinh viên còn học chay, chép bài giảng do thầy đọc, nặng nề nhồi nhét kiến thức, chưa coi trọng việc bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên năng lực độc lập tư duy và năng lực thực hành. Vấn đề giáo dục toàn diện đã được thể hiện trong nội dung chương trình, phương pháp giáo dục. Giáo dục phổ thông đã từng bước khắc phục tình trạng thiếu về “ dạy chữ ”, lơi lỏng “ dạy người ”. ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, đã chú ý dạy đủ và cố gắng cải tiến nâng dần chất lượng các môn học chính trị , lý luận Mác - Lênin cho học sinh, sinh viên. Ngành giáo dục cùng các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường đã chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên; tổ chức nhiều hoạt động nhằm bồi dưỡng tích cực chính trị xã hội cho thầy và trò, nhờ đó mà chất lượng giáo dục có sự chuyển biến đáng kể. 2.1.5. Cơ cấu giáo dục - đào tạo. Cơ cấu trình độ đào tạo nguồn nhân lực của nước ta trong những năm qua còn rất nhiều vấn đề đáng được quan tâm. + Thứ nhất là, cơ cấu đào tạo bậc học, ngành học của ta còn bất hợp lý. Năm học 2000 - 2001, sinh viên các trường đại học là 731.505, trong đó dân lập: 5920; học sinh các trường trung học chuyên nghiệp 200.225, sinh viên ngành luật và kinh tế chiếm 43,8%, số còn lại là của các ngành khác. + Thứ hai là, sự bất hợp lý về cơ cấu vùng, miền ( tính đến nay, bình quân cả nước có 118 sinh viên/ 1 vạn dân, trong khi đó ở đồng bằng sông Cửu Long có 43 sinh viên/ 1 vạn dân). + Thứ ba là, sự bất hợp lý về hình thức đào tạo ( hệ chính quy đào tạo 509.637 sinh viên; hệ chuyên tu và tại chức là 235,975 sinh viên). + Thứ tư là, cơ cấu mạng lưới nhà trường vẫn chưa hoàn thiện: Mạng lưới các truờng chất lượng cao còn quá mỏng để có thể phát huy tác dụng mạnh trong việc làm mẫu mực và thúc đẩy hệ thống giáo dục và đào tạo nâng cao chất lượng đào tạo. Trong lĩnh vực dạy nghề, tính dến năm 2003 có 204 trường dạy nghề trong đó có 100 trường do trung ương và các doanh nghiệp nhà nước quản lý, 104 trường do các địa phương quản lý; 137 trường đại học, cao đẳng có tham gia dạy nghề, có 148 trung tâm dạy nghề, 150 trung tâm xúc tiến việc làm và dịch vụ làm; 320 trung tâmg iáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và trung tâm giáo dục thường xuyên tham gia đào tạo nghề ngắn hạn. Do thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ hai ban chấp hành TW khoá VIII cả đào tạo ngắn hạn và dài hạn đều tăng với tốc độ trung bình 20%/năm, năm 2003 có 1.070.000 học sinh học nghề, trong đó có 165.000 học sinh dài hạn, 905.000 học ngắn hạn. Đây là 1 tín hiệu đáng mừng để giảm sự mất cân đối về cơ cấu bậc học, đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất. + Thứ năm là, tỷ lệ giáo viên/ sinh viên quá cao ( 1/50, thấm chí 1/150, đã gây ra tình trạng cường độ làm việc căng thẳng cho giáo viên. Tốc độ tăng giáo viên ở các trường đại học không tương xứng với tốc độ tăng của sinh viên ( năm học 1996 - 1997 có 731.505 sinh viên và 24.362 giáo viên, đến năm 2003 - 2004 có 1.131.030 sinh viên và 39.985 giáo viên). Do thiếu giáo viên nên số giờ giảng trong một thời kỳ học là quá lớn, do đó giáo viên không có thời gian biên soạn giáo trình và nghiên cứu khoa học dẫn tới chất lượng của các giờ giảng dạy không cao. Tình trạng lão hoá giáo viên còn nhiều, nhất là ở các trường đại học ( ở độ tuổi dưới 50 gioá sư chiếm tỷ lệ 4%, phó giáo sư 18%). Việc sắp xếp quy mô của các trường đại học, cao đẳng cũng rất bất hợp lý, nhiều trường có từ 20.000 sinh viên đến 60.000 sinh viên ( như ĐHQG thành phố HCM năm học 2003 - 2004 có 59.064 sinh viên ) trong khi có một số trường có số sinh viên dưới 1000. Các phòng thí nghiệm và thư viện phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, ký túc xá sinh viên chỉ có thể đáp ứng được 25% đến 30% nhu cầu. Cơ cấu giáo viên dạy nghề cũng bất hợp lý, mới chỉ đào tạo giáo viên dạy nghề cho các ngành cơ - cơ điện; cơ khí; điện tử, còn các ngành xây dựng, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp chưa có trường đào tạo giáo viên. Một thực tế nữa là, trong những năm qua do nhà nước chưa có sự quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo nghề, nhiều giáo viên của các trường nghề bỏ nghề hoặc đi làm việc khác. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của tư tưởng coi trọng bằng cấp, chạy theo lối “ hư văn ” đã tạo ra dư luận xã hội không coi trọng việc đào tạo nghề, vì thế nhiều học sinh không muốn vào trường nghề. Tất cả những khó khăn trên dẫn đến hậu quả là các trường đào tạo nghề giảm sút nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng đào tạo, gây ra nhiều sự bất cập như đã trình bày ở trên. Cũng từ những vấn đề trên cần điều chỉnh cơ cấu các ngành học, bậc học phù hợp với yêu cầu của từng ngành, trong các lĩnh vực kinh tế, từng vùng, đáp ứng các nhu cầu và là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định, bền vững. 2.2. Thực trạng phát triển NNL GD - ĐT trong thời gian qua ở nước ta 2.2.1. Thực trạng về số lượng, chất lượng NNL GD - ĐT Hiện tại ngành GD - ĐT có khoảng trên 1 triệu giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Theo số liệu thống kê, năm học 2001 - 2002 đội ngũ giáo viên trong cả nước là như sau: Tổng số giáo viên mầm non là 146.247, trong đó giáo viên nhà trẻ là 41.116; giáo viên mẫu giáo là 103.083 người; giáo viên tiểu học là 360.216 ( trong đó giáo viên đạt chuẩn chiếm 75,33%, giáo viên trên chuẩn chiếm 12,39%); giáo viên trung học cơ sở là 252.657 ( tỷ lệ đạt chuẩn chiếm 76,80%, giáo viên trên chuẩn chiếm 14,73%); giáo viên trung học phổ thông là 84.889 ( tỷ lệ đạt chuẩn là 93,26%, giáo viên trên chuẩn là 1,99%); giáo viên trung học chuyên nghiệp là 9.327 và giáo viên cao đẳng, đại học là 35.938 ( xem biểu 2.2.1). Đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông phân theo vùng năm học 2001 - 2002 Vùng/miền Giáo viên mầm non Giáo viên phổ thông Tiểu học THCS THPT Toàn quốc 146.247 360.216 252.657 84.889 Đồng bằng sông Hồng 44.105 65.275 64.521 25.816 Đông Bắc 21.824 54.257 36.180 9.663 Tây Bắc 7.088 18.324 8.632 1.909 Bắc Trung Bộ 27.674 51.406 39.174 12.662 Duyên hải miền Trung 10.345 30.335 21.322 7.857 Tây Nguyên 7.510 23.920 13.064 4.028 Đông Nam Bộ 16.814 45.178 30.314 11.312 ĐB sông Cửu Long 10.887 71.521 39.450 11.642 Nguồn: Trung tâm thông tin - quản lý giáo dục, bộ GD- ĐT Việc so sánh với số liệu của các năm trước cho thấy số lượng giáo viên các cấp bậc học đều tăng lên đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Năm học 1999 - 2000, về số lượng, chỉ riêng Đồng bằng sông Cửu Long đã thiếu gần 30.000 giáo viên; Trà Vinh thiếu 1.237 giáo viên; Sóc Trăng thiếu trên 2.300 giáo viên; Bình Phước thiếu khoảng 1000 giáo viên ( Sau khi đã bổ sung 600 giáo viên vào tổng số 6.136 giáo viên hiện có ). Tỷ lệ giáo viên / lớp tính bình quân trong cả nước, năm học 1998 - 1999 ở các cấp bậc học như sau: Bậc tiểu học: 1,06 Bậc THCS: 1,5 Bậc THPT: 1,72. Đến năm 2001 - 2002 tỷ lệ này đã có phần thay đổi đáng kính lể: Bậc tiểu học: 1,12 Bậc THCS: 1,58 - Bậc THPT: 1,68 Theo quy định của Bộ GD và ĐT, định biên giáo viên/ lớp ở các cấp như sau: Bậc tiểu học: 1,15 Bậc THCS: 1,85 - Bậc THPT: 2,1 Mặc dù định biên này là quá lạc hậu, nhưng thực tế cho thấy số giáo viên hiện có ở các cấp học vẫn chưa đạt được theo quy đinh. Căn cứ vào số lớp ở từng bậc học và số giáo viên hiện có để quy ra định mức, thì cả nước hiện nay thiếu khoảng 29.000 giáo viên tiểu học, 49.000 giáo viên THCS và 18.800 giáo viên THPT ( Đặc biệt là thiếu giáo viên nhóm II: Nhạc, hoạ, kỹ thuật, thể dục). Tình trạng thiếu giáo viên vẫn tiếp tục kéo dài do quy mô học sinh toàn quốc tăng trung bình 1,5 triệu học sinh / năm. Sự gia tăng lên này diễn ra không đồng đều giữa các vùng, miền, tỉnh, thành và các cấp, bậc học. ở bậc giáo dục đại học, tình trạng đội ngũ giáo viên cũng có nhiều khó khăn. Hiện cả nước có 39.985 giảng viên cao đẳng, đại học thì có tới 55 - 60% thuộc lứa tuổi 50 - 60 do vậy sẽ có nguy cơ thiếu đội ngũ kế cận. Số đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục hiện nay có khoảng gần 70.000 người bao gồm: - CBQLGD, chuyên viên Bộ: 317 người. - GĐ, PGĐ, các trưởng, phó phòng thuộc cơ sở: 1.096 người. - Hiệu trưởng/ phó hiệu trưởng ĐH, CĐ, DBĐH: 121 người. - Trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng, phó phòng thuộc trường: 961 người. - Trưởng, phó phòng GD - ĐT quận, huyện: 966 người. - Chuyên viên sở, phòng GD - ĐT: 6.584 người. - GĐ, PGĐ TTKTTHHN, TTGDTX: 808 người. - Hiệu trưởng/ phó hiệu trưởng trường THCN: 76 người. - Hiệu trưởng/ phó hiệu trưởng trường bồi dưỡng GD: 59 người. - Hiệu trưởng/ phó hiệu trưởng khối phổ thông: 45.511 người. - Hiệu trưởng/ phó hiệu trưởng trường mầm non: 8.209 người. - Hiệu trưởng/ phó hiệu trưởng trường dân tộc nội trú: 272 người. Với quy mô tăng ở các cấp học, ngành học trong cả nước hiện nay thì số cán bộ quản lý GD ở nước ta còn thiếu, tình trạng độ tuổi 50 - 60 chiếm tỷ lệ khá cao, điều đó sẽ gây ra sự thiếu hụt trong đội ngũ CBQLGD trong những năm tới, do vậy cần phải có chiến lược phát triển NLCBQLGD ở nước ta trong mô hình dự báo trong tương lai để đảm bảo nâng cao chất lượng GD - ĐT của đất nước. Về chất lượng NNL GD - ĐT. Trong những năm qua Bộ GD - ĐT đã chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên các cấp bậc học, CBQL GD. Các tỉnh, thành phố đều có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn, nhưng kết quả cho thấy sự không đồng đều giữa các tỉnh. So với năm học 1998 - 1999, năm học 2001 - 2002 tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở Tiểu học được nâng cao từ 77,64% lên 87,72%; ở THCS từ 86,19% lên 91,53%; ở THPT từ 94,39 % lên 95,25%; ở bậc giáo dục mầm non có 22,25% cô nuôi dạy trẻ, 42,38% giáo viên đạt chuẩn. Như vậy, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở các cấp bậc học đều tăng lên đáng kể, nhưng vẫn còn sự chênh lệch giữa các vùng miền trong nước. Tình hình đạt chuẩn và trên chuẩn của giáo viên phổ thông năm học 2001 - 2010 theo vùng miền. Vùng/ miền Tiểu học Trung học cơ sở Phổ thông trung học Tỷ lệ GV đạt chuẩn Tỷ lệ GV trên chuẩn Tỷ lệ GV đạt chuẩn Tỷ lệ GV trên chuẩn Tỷ lệ GV đạt chuẩn Tỷ lệ GV trên chuẩn Toàn quốc 75,33 12,39 76,80 14,73 93,26 1,99 Đồng bằng sông Hồng 73,18 24,63 78,66 17,22 94,48 3,13 Đông Bắc 81,42 9,18 74,65 11,83 93,75 1,75 Tây Bắc 73,12 5,82 85,13 5,04 92,09 1,26 Bắc Trung Bộ 74,00 12,13 70,04 17,84 90,95 2,12 Duyên hải miền Trung 71,09 18,96 81,90 12,13 89,81 1,2 Tây Nguyên 71,43 7,51 83,41 10,56 96,05 0,4 Đông Nam Bộ 78,52 8,73 76,56 19,34 93,76 2,49 Đồng bằng sông Cửu Long 75,27 6,55 75,85 11,57 93,71 0,24 ở bậc trung học chuyên nghiệp, năm học 1998 - 1999 chỉ có 77% giáo viên có trình độ đại học và cao đẳng, trong đó có 5% đã có bằng thạc sĩ trở lên, đến năm 2001 - 2002 các tỷ lệ này tăng lên đạt 85,2% và 6,1%. Đối với dạy nghề, số giáo viên trên đại học 2%, ĐH, CĐ 69%, THCN 15%, CNKT 14% (trong tổng số 6.500 người ). ở bậc giáo dục đại học trong năm 1999 - 2000, tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học vị tiến sĩ là 19,37% tổng số cán bộ giảng dạy, có học hàm phó giáo sư và giáo sư là 6,95% tổng số cán bộ giảng dạy. Đến năm học 2001 - 2002 các tỷ lệ này lại giảm xuống: Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ là 18,84% tổng số cán bộ giảng dạy, có học hàm phó giáo sư, giáo sư còn 5,73%, vì một số cán bộ giảng dạy có trình độ cao đã cao tuổi và đã nghỉ hưu. Có nguy cơ bị hẫng hụt cán bộ giảng dạy đầu đàn ( xem biểu). Biểu: Trình độ chuyên môn của giáo viên, giảng viên trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học qua các năm ( đơn vị tính %) Chia theo trình độ chuyên môn Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học 1999 - 2000 2001-2002 1999-2000 2001-2002 1999-2000 2001-2002 Tỷ lệ giáo sư Tỷ lệ PGS Tỷ lệ TSKH và TS Tỷ lệ thạc sĩ Tỷ lệ chuyên khoa I và II Tỷ lệ ĐH, CĐ Tỷ lệ trình độ khác - - 0,42 3,10 - 75,70 4,3 - - 0,45 5,62 - 29,10 - 0,1 0,05 1,2 17,20 0,45 77,65 3,48 0,03 0,11 1,52 18,86 0,31 76,86 2,45 1,50 5,45 19,37 24,23 2,40 52,72 1,28 1,19 4,54 18,84 29,68 2,29 48,39 0,58 ( Nguồn: Trung tâm thông tin - quản lý giáo dục, Bộ GD và ĐT) Số cán bộ quản lý trong ngành GD trong những năm qua mặc dù đã có sự chuyển biến về nâng cao trình độ quản lý nhưng nhìn chung với sự gia tăng của quy mô các trường học, quy mô học sinh, sinh viên các cấp bậc học dẫn đến đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục còn yếu kém về trình độ điều đó dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cơ quan bộ gd&đt, các trường đh, cđ trực thuộc và khối địa phương TT chức vụ tổng số dân tộc đảng viên độ tuổi trình độ chuyên môn cao nhất đang theo học để nâng cấp trình độ các trình độ khác Từ 35 tuổi Từ 36 - 49 > 50 Thạc sỹ trở lên đại học cao đẳng thsp trở xuống có chứng chỉ quản lý gd có ch. chỉ qlnn có ch. chỉ ll chính trị có cc n. ngữ có cc tin học Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Có Chưa có Có Chưa có Có Chưa có Có Có 01 CBQLGD được bổ nhiệm ở Bộ 68 0 63 0 0 5 6 8 49 5 34 5 19 1 0 1 1 . . . . . . 55 12 57 1 02 Chuyên viên ở Bộ 249 1 141 14 4 34 34 33 130 18 48 62 115 0 3 1 6 . . . . . . 219 30 199 15 03 HT/Phó HT trường ĐH.DBĐH 121 3 104 0 1 6 19 12 73 13 81 5 20 0 1 0 0 . . . . 19 102 108 13 108 61 04 Trưởng. Phó trưởng hoaTr.Phó phòng 961 10 749 2 15 93 382 74 395 85 532 74 236 0 7 0 2 . . . . 146 815 825 136 825 553 05 Giám đốc. Phó Giám đốc Sở 138 20 125 0 0 24 33 14 67 9 26 28 73 1 0 0 0 8 17 90 48 97 41 128 10 86 59 06 Trưởng. Phó phòng trực thuộc Sở 958 54 832 0 0 149 406 75 328 24 96 155 535 19 24 24 62 29 90 301 657 386 572 519 439 470 442 07 Trưởng. Phó phòng GD&ĐT 966 119 909 0 0 166 464 76 260 10 22 169 604 35 69 23 19 41 131 607 369 321 645 655 311 232 275 08 GD/PGD TTKTTHHN.TTGDTX 808 47 681 0 0 93 348 36 331 5 16 107 559 6 58 10 29 12 71 387 421 113 695 419 389 284 286 09 Hiệu trưởng/Phó HT trường THPT 2448 144 2.191 0 0 315 1.112 138 883 25 110 386 1.803 32 48 4 11 42 145 1.441 1.007 174 2.274 1.244 1.204 751 748 10 Hiệu trưởng/Phó HT trường THCS 10.380 1.080 8.412 0 0 2.972 4.494 791 2.123 7 19 1.283 2.802 2.060 3.137 376 587 475 955 4.331 6.049 352 10.028 3.761 6.619 835 904 11 Hiệu trưởng/Phó HT trường Tiểu học 14.090 1.303 10.277 0 0 5.277 4.867 1.959 1.987 6 2 1.203 1.565 1.472 1.313 4.368 3.798 1.066 1.070 5.898 8.191 379 13.709 5.187 8.802 690 902 12 Hiệu trưởng/Phó HT trường Mầm non 8.209 476 5.053 0 0 6.315 758 902 233 8 6 977 450 416 137 5.511 381 855 267 3.419 4.790 221 7.988 2.401 5.808 290 551 13 Hiệu trưởng/Phó HT trường DTNT 272 96 237 0 0 71 117 18 65 0 3 37 109 35 43 15 26 14 27 136 136 21 251 123 149 36 72 14 Hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT904.doc
Tài liệu liên quan