MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I : Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp nông thôn và cải thiện đời sống 2
1. Mối quan hệ tăng trưởng và cải thiện đời sống. 2
2. Tại sao phải phát triển nông nghiệp và nông thôn để cải thiện đời sống dân sinh ở miền Bắc Trung Bộ 3
Chương 2: Tác động phát triển nông nghiệp nông thôn đến cải thiện đời sống 4
1- Đặc điểm vùng Bắc Trung Bộ 4
2. Thành tựu đã đạt được trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn nhằm cải thiện đời sống 5
2.1. Đời sống nhân dân được cải thiện 5
2.2. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực 6
3. Hạn chế của vùng trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn 8
3.1. Mức sống dân cư trong vùng vẫn còn thấp so với các vùng khác 8
3.2. Đời sống nhân dân được cải thiện nhưng thiếu tính bền vững 9
3.3. Cơ cấu trong nông nghiệp còn chậm chuyển dịch 9
4. Nguyên nhân 10
4.1. Nguyên nhân khách quan 10
4.2. Nguyên nhân chủ quan 10
5. Ma trận SWOT cho vùng Bắc Trung Bộ 13
Chương 3: Giải pháp phát triển nông nghiệp và 15
nông thôn của vùng. 15
1. Thâm canh đa dạng hoá các sản phẩm cũng như các ngành nghề trong nông thôn. 15
2. Tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính và các chương trình khuyến nông 17
3. Xây dựng chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai để hạn chế thấp nhất thiệt hại, ổn định đời sống nhân dân 17
KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1958 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển nông nghiệp và nông thôn nhằm cải thiện đời sống dân sinh miền Bắc Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Giữa tăng trưởng và cải thiện đời sống không phải lúc nào cũng có mối quan hệ thuận chiều ,tức là cứ tăng trưởng là dẫn đến cải thiện đời sống .Một ví dụ điển hình là các nước Mỹ La Tinh vào những năm 60,70 của thế kỷ 20 các nước này có tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng khoảng cách thu nhập giữa 20% dân số giầu nhất và 20% dân số nghèo nhất là .Điều đó đã khiến chúng ta đặt ra một câu hỏi : liệu mục tiêu của quá trình phát triển là tăng trưởng thì các vấn đề xã hội sẽ được giải quyết.
Việt nam với khoảng 70% dân số là nông thôn , thì vấn đề đặt ra để cải thiện đời sống là phải phát triển nông nghiệp nông thôn .Đây sẽ là một hướng đi bền vững và không có sự đánh đổi .Đây chính là lý do em chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp và nông thôn nhằm cải thiện đời sống dân sinh miền Bắc Trung Bộ”. Bài làm không tránh khỏi thiếu sót em mong được sự góp ý của thầy.
Chương I : Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp nông thôn và cải thiện đời sống
1. Mối quan hệ tăng trưởng và cải thiện đời sống.
Một thực tế là vào những năm 60 các nước đang phát triển có tỷ lệ tăng trưởng khá cao nhưng sự tăng trưởng đó lại chủ yếu mang lại lợi ích cho người giầu ,nhóm người nghèo được hưởng rất ít . Chẳng hạn như ở Mỹ La Tinh , thu nhập của 10% nhóm giầu nhất gấp 50% nhóm nghèo nhất.
Bảng 1 : chênh lệch thu nhập ở Mỹ La Tinh năm 1997( % của thu nhập)
Quốc qia
Hệ số gini
10% thấp nhất
10% cao nhất
20% thấp nhất
20% cao nhất
Brazil
60.1
0.8
49.7
2.5
64.2
Mexico
50.3
1.6
39.2
4.1
55.3
Colombia
57.2
1.0
46.9
3.1
61.5
Chile
56.5
1.4
46.1
3.5
61.0
Venezuela
46.8
1.5
35.5
4.3
51.8
Nguồn : Báo cáo phát triển con người năm 1999, nhà xuất bản chính trị quốc gia
Trong những năm 1980 tăng trưởng kinh tế của khu vực này làm cho thu nhập của khoảng 10% số người có thu nhập cao tăng 10% trong khi đó thu nhập của những người nghèo nhất lại giảm 15% . Như vậy tẳng trưởng kinh tế chỉ làm tăng phúc lợi cho người giầu, trong khi đó đời sống của phần lớn dân cư không được cải thiện.
Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích cho tình trạng trên. Chẳng hạn như chính phủ muốn tăng thêm uy tiến và sức mạnh cho quốc gia mình đã đầu tư vào quân sự. Hoặc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn tiếp theo, chính phủ dành phần lớn thu nhập để tái đầu tư. Tuy nhiên về lý thuyết cũng như quan sát thực tế, các nhà kinh tế cho rằng nguyên nhân chính của việc tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng không dẫn đến việc cải thiện đời sống, nâng cao phúc lợi cho đa số dân chúng là xuất phát từ “phân phối thu nhập”. Như vậy tẳng trưởng kinh tế là điều kiện cần nhưng không phải là điều kiện đủ để làm cho phúc lợi được phân phối rộng rãi hơn.
2. Tại sao phải phát triển nông nghiệp và nông thôn để cải thiện đời sống dân sinh ở miền Bắc Trung Bộ
Tác động của tăng trưởng về nông nghiệp ,công nghiệp ,dịch vụ đối với việc cải thiện đời sống là rất khác nhau .Một nghiên cứu chỉ ra rằng: Nếu chính phủ bỏ ra một đồng chi tiêu cho nông nghiệp thì tác động giảm nghèo và cải thiện đời sống là lớn nhất so với chi tiêu một đồng cho công nghiệp và dịch vụ. Điều này chứng tỏa giữa tăng trưởng nông nghiệp và giảm nghèo là không có sự đánh đổi.
Bắc Trung bộ là vùng có tỷ lệ đói nghèo cao đứng thứ hai trong cả nước( sau vùng núi phía Bắc). Và đây cũng là vùng có điều kiện về đất đai và điều kiện tự nhiên rất khó khăn để phát triển nông nghiệp. Đất nông nghiệp rất hạn chế,trong khi đó bão lũ luôn là vấn đề đe dọa trực tiếp đến đời sống của nông dân .Chính vì vậy việc tìm ra một hứong đi đúng cho nông nghiệp là một điều rất quan trọng
Chương 2: Tác động phát triển nông nghiệp nông thôn đến cải thiện đời sống
1- Đặc điểm vùng Bắc Trung Bộ
Vùng bắc trung bộ gồm 6 tỉnh : Thanh Hóa,Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Có tổng diện tích đất tự nhiên gần 5.1 triệu ha trong đó 80% là đất đồi núi ,còn lại là các đồng bằng duyên hải .Đất nông nghiệp chiếm 0.7 triệu ha ,tương đương với 14% tổng diện tích đất tự nhiên .Vùng này có khí hậu nhiệt đới gió mùa .Mùa khô kéo dài từ tháng1 đến tháng 5 ,còn mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 12 đi kèm theo bão lũ với 85% lượng mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 11. Có thể nói khí hậu ở đây rất khắc nhiệt ,vào mùa hè thì nhiệt độ rất cao ,cao nhất trong các tỉnh thành cả nước có khi lên đến 41-42 độ ,gây ra hạn hán .Còn vào mùa mưa thì bão lũ thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa màng .Nói chung khó khăn chủ yếu đối với khu vực này là đất trồng trọt ít ,nghèo chất dinh dưỡng ,thiết nước ngọt vào mùa khô ,trong vùng thường xuyên xảy ra bão lũ.
Tuy vậy , Bắc Trung Bộ rất thích hợp cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ven biển và các dịch vụ kèm theo như trại ương nuôi trồng cá tôm giống . Với một bờ biển dài không chỉ là thuận lợi cho phát triển ngành thủy sản mà còn là một địa điểm du lịch lý tưởng .Về vị trí địa lý, Bắc Trung Bộ tiếp giáp với Lào có ba tuyến đường 8,7,9 nối liền với Cộng hòa dân chủ nhân dan Lào và các nước đông nam Á .trong xu thế hội nhập và mở cửa đó là nguồn lợi không thể tính là điều kiện trao đổi giao lưu buôn bán ,kinh nghiệm.Đồng thời đây là vùng có chiến lược quan trọng trong việc nối liền Hà Nội và Hồ Chí Minh.
2. Thành tựu đã đạt được trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn nhằm cải thiện đời sống
2.1. Đời sống nhân dân được cải thiện
Việt Nam được liên hợp quốc đánh gía là một trong những quốc gia có tỷ lệ giảm nghèo tốt nhất từ 70% năm 1990 đến 32% năm 2000 ( giảm trên ½ tỷ lệ hộ nghèo so với năm 1990) .Để đạt được thành tựu này là nhờ tốc độ tẳng trưởng liên tục bình quân 7.5% trong giai đoạn này.
Với chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp nông thôn ,khuyến khích người dân tự cải thiện đời sống của mình ,Bắc Trung Bộ đã đạt những thành quả nhất định trong việc cải thiện đời sống.
Bảng 2: tỷ lệ đói nghèo giữa các vùng:(%)
Khu vực
Năm2002
Năm 2004
Đồng băng song hồng
18.2
12.9
Đông Bắc
28.5
23.2
Tây bắc
54.5
46.1
Bắc trung bộ
37.1
29.4
Duyên hải nam trung bộ
23.3
21.2
Đồng bắng song cửu long
17.5
15.3
Tây nguyên
43.7
29.2
Nguồn :Tổng cục thống kê :” Thông báo cáo chí về tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010”
Tỷ lệ hộ nghèo đói đã giảm ,bình quân mỗi năm là 7% trong giai đoạn từ 2002-2004. So với các khu vực khác những con số này vẫn đang còn cao nhưng đối với một vùng có điểm xuất phát thấp lại thường xuyên chịu thiên tai bão lụt thì điều này chứng tỏa sự cố gắng của người dân cũng như các cấp lãnh đạo đã có những chính sách đầu tư vào nông nghiệp , phát triển nông thôn một cách hợp lý.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực
Cơ cấu ngành đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Bảng 3: chuyển dịch cơ cấu(%)
năm
Cơ cấu cả nước
Khu vực Bắc Trung Bộ
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
2001
23.24
38.13
38.63
25.4
42.7
31.9
2002
23.03
38.49
38.48
24.1
41.8
34.1
2003
22.54
39.47
37.99
23.7
41.2
35.1
2004
21.76
40.09
38.15
22.9
40.1
36.4
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có những chuyển tích cực. Hiện nay, nông nghiệp không còn là độc canh cây lúa mà chuyến sang đa canh, phát triển mạnh cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả và cây dài ngày theo từng vùng. Sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp có bước phát triển khá mạnh, đặc biệt là thủy sản đang khẳng định vị trí của mình trên cả hai lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt. Tỷ trọng ngành thửy sản ngày càng tăng.
Bảng 4: Cơ cấu ngành nông nghiệp:
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng giá trị sản lượng
10519.2
11345.8
12140.3
12659.9
13015.9
14072.5
13924.3
15001
Sản lượng nông nghiệp
8503,6
9185,8
9767,3
10105,9
10528,7
11043,8
11416,0
11718,1
Cơ cấu(%)
80.83
80.96
80.45
79.83
80.1
78.48
81.99
78.12
Giá trị sản lượng lâm nghiệp
1026,0
1092,5
1112,3
1158,8
1180,9
1210,2
1217,9
1236,8
%
9.75
9.8
9.54
9.15
9.07
8.6
8.75
8.24
Giá trị sản lượng thủy sản
989,6
1067,5
1260,7
1395,2
1606,3
1818,5
1920,4
2064,1
%
9.42
9.24
10.01
11.02
10.83
12.92
9.26
13.46
nguồn: Nien gián thống kê năm 2006
Với rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ,đã làm cho thủy sản ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa cây trồng. Thu nhập từ thủy sản cao gấp 50 lần so với thu nhập từ cây lúa nước. Đây là hướng đi cho các tỉnh miền trung giúp nhân dân cải thiện đời sống. Tỷ trọng đóng góp của thuỷ sản trong tổng giá trị nông nghiệp tăng liên tục (trừ năm 2004 do dịch bệnh) .
3. Hạn chế của vùng trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn
3.1. Mức sống dân cư trong vùng vẫn còn thấp so với các vùng khác
Tỷ lệ hộ nghèo đói vẫn còn rất cao, đứng thứ hai trong cả nước (sau Tây Bắc). Năm 2002 cả nước là trong khi đó Bắc trung bộ là (bảng 2) .So với các khu vực có tỷ lệ giảm nghèo cao như Tây Bắc ,Tây Nguyên thì tốc độ giảm nghèo của khu vực này chậm hơn.
Mức thu nhập bình quân đầu người cũng rất thấp .Bình quân một tháng là 317.1 nghìn đồng ,vùng Đông nam bộ là 833 nghìn đồng (năm 2004) ,gấp 2.5 lần.
Bảng 5: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo gía thực tế
Phân theo vùng
1999
2002
2004
Đồng bằng sông Hồng
280,0
353,1
488,2
Đông Bắc
210,0
268,8
379,9
Tây Bắc
197,0
265,7
Bắc Trung Bộ
212,4
235,4
317,1
Duyên hải Nam Trung Bộ
252,8
305,8
414,9
Tây Nguyên
344,7
244,0
390,2
Đông Nam Bộ
527,8
619,7
833,0
Nguồn : Niên gián thống kê
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cũng cao 37% trong khi đó cả nước là 26.6% .Suy dinh dưỡng có rất nhiều nguyên nhân, có thể là do không biết cách chăm sóc con cái , hoặc do không có điều kiện chăm sóc .Với một vùng tỷ lệ đói nghèo cao, môi trường sống khó khăn thì có nhiều trẻ em suy dinh dưỡng là điều dễ hiểu
3.2. Đời sống nhân dân được cải thiện nhưng thiếu tính bền vững
Với đặc tính của vùng là thường xuyên có bão lũ, hạn hán thì nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo là rất cao, 86.68% dân số sống bằng nghề nông, một nghề mà phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thiên nhiên ,chỉ cần một trận bão to có thể người nông dân sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. Không đâu xa, cơn bão tháng 10/2007 vừa qua đã gây ra thiệt hại rất lớn, các hệ thống sông đê điều bị phá vỡ, mùa màng, vật nuôi gia súc bị cuốn trôi. Như vậy tất cả vốn liếng tích luỹ từ lâu nay đã bị bão đem đi.
Thu nhập của người dân thấp, chỉ trên mức ngưỡng nghèo một chút. Trong khi đó nông nghiệp là một khu vực rất nhạy cảm thì nguy cơ tái nghèo rất cao khi có bất kỳ sự biến động nào.
Tính mùa vụ trong nông nghiệp cũng là một yếu tố khiến cho đời sống nhân dân bấp bênh.
3.3. Cơ cấu trong nông nghiệp còn chậm chuyển dịch
Tuy đã đạt được những thanh tựu nhất định nhưng chuyển dịch cơ cấu nông, công nghiệp, dịch vụ còn chậm; mỗi năm chỉ tăng (giảm ) 1%. Với một vùng có tiềm lực và lợi thế về du lịch nhưng tốc độ tăng trưởng du lịch lại lẹt đẹt (bảng 3), cơ cấu trong GDP vẫn còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng. Trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng vậy, dường như cơ cấu nông nghiệp không hề chuyển dịch, năm 1998 chiếm 80,83% trong GDP nhưng năm 2005 thì con số đó là 78.2(bảng 4). Sự phát triển của ngành lâm nghiệp được khôi phục trong những năm gần đây qua các chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình trồng rừng mới 5 triệu ha rừng, nhưng tỷ trọng chung vẫn chưa vượt quá 10%. Thuỷ sản được xem là ngành có lợi thế và năng suất cao, nhưng tỷ trọng trong GDP lại thấp chỉ khoảng 11%.
4. Nguyên nhân
4.1. Nguyên nhân khách quan
4.1.1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp
Ngành sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như: đất đai, thời tiết, nguồn nước. Mà vùng này có điều kiện tự nhiên khắc nhiệt, đất đai cằn cỗi, kém mầu mỡ, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất ít. Vì vậy đây là vùng không thuận lợi cho phát triển các loại cây nông nghiệp lúa nước.
4.1.2. Lối sản xuất truyền thống manh mún nhỏ lẻ
Từ xưa người nông dân đã quen với lối sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, theo kiểu tự cung tự cấp, sản xuất ra chủ yếu là để tiêu dung cho người sản xuất. Cộng với điạ hình vùng bao gồm các dãy núi chia cắt xen kẽ các đồng bằng. Vì vậy, rất khó cho hình thành các trang trại chăn nuôi hoặc các hợp tác xã ,các tổ chức hợp tác. Việc hình thành các tổ chức này thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đối với người nông dân, các tổ chức này sẽ giúp đỡ họ về các kinh nghiệm cũng như kỹ thuật trồng cây, giống, công tác thu hoạch, và tổ chức thị trường đầu ra. Đối với các cơ sở chế biến, các hợp tác xã và các tổ chức hợp tác giúp cho cơ sở chế biến chủ động hơn trong việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, giảm được đấu mối ký kết hợp đồng trực tiếp.
4.2. Nguyên nhân chủ quan
4.2.1. Nông dân thiếu các nguồn lực để cải thiện đời sống
Các nguồn lực ở đây được hiểu là: ruộng đất, vốn, kỹ thuật, kiến thức… Những nguời nghèo thường thiếu các nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn: Thu nhập thấp thì ít có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ y tế, tín dụng, và không được tiếp cận đầy đủ với các nguồn lực phát triển dẫn đến năng suất sản xuất thấp.
Một điều rất quan trọng là: việc cải thiện đời sống của người nông dân phải xuất phát từ ý thức muốn vươn lên của họ, không thể trông chờ ỷ lại vào người khác.Tuy vậy, đa phần những người nông dân có mức sống thấp đều là những người có điểm xuất phát thấp, nguồn vốn cũng như đất đai đều bị hạn chế. Một điều quan trọng ở đây là cơ sở hạ tầng rất yếu kém, về giao thông vận tải cũng như giao thông liên lạc. Các công trình giao thông liên tỉnh, liên vùng rất ít, các dịch vụ hỗ trợ như internet chỉ tính trên đầu ngón tay.
4.2.2. Khó khăn trong việc tìm đầu ra đối với sản phẩm nông nghiệp
Khi Việt Nam ra nhập WTO và cam kết PNTR thị trường xuất khẩu nông sản và thuỷ sản sẽ được mở rộng. Các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sẽ được tự do xâm nhập thị trường 149 nước thành viên WTO với tư cách bình đẳng không phải chịu những hạn chế về số lượng và không phải thông qua trung gian. Các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản… không còn là vùng cấm đối với nông sản Việt Nam nói chung và Bắc Trung Bộ nói riêng. Đồng thời với làn sóng đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh (tính cho đến tháng11/2007 thì đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đạt 15tỷ USD) thì nông nghiệp sẽ có cơ hội tăng khả năng thu hút đầu tư hoặc tăng đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến là các ngành đầu ra của sản phẩm nông nghiệp.
Bên cạnh những cơ hội đó, thì nông nghiệp Bắc Trung Bộ đang đứng trước những khó khăn. Thuỷ sản được xem là ngành mũi nhọn, và là hướng đi giúp các tỉnh này cải thiện đời sống. Nhưng khi tham gia vào WTO thì việc phải đối mặt những tiêu chuẩn bắt buộc cao hơn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng nông sản và cạnh tranh thị trường trong nước và quốc tế và chất lượng, giá cả ngày càng tăng. Mới đây đầu năm 2007, Nhật Bản quyết định kiểm tra 100% lô hàng tôm nhập khẩu do dư lượng kháng sinh.
Do đã qúa quen với lối sản xuất truyền thống nên người nông dân chưa ý thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Khi thu nhập tăng lên thì yêu cầu về nguồn thực phẩm sạch cũng tăng lên. Ví dụ như một tin đồn ăn bưởi “chùm” có nguy cơ mắc bệnh ung thư, như vậy mặt hàng này bị “tẩy chay” gây thiệt hại cho người nông dân hàng trăm tỷ đồng.
Hàng nông sản Việt Nam nói chung và Bắc Trung Bộ nói riêng đa phần đều chưa xây dựng cho mình một thương hiệu nên gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu. Như đã biết, nếu được mùa thì giá lại rớt vì thị trường tiêu thụ hẹp chủ yếu là trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc sau đó lại trở thành “made in china”. Nên có chuyện được mùa mà nông dân vẫn khóc.
4.2.3. Người dân không có điều kiện tiếp xúc với tín dụng, các chương trình khuyến nông.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, tín dụng được xem là một công cụ quan trọng để giúp nhân dân cải thiện đời sống. Vấn đề là làm sao cho người dân có thể tiếp cận với nguồn lực tín dụng và sử dụng nó một cách hiệu quả.
Vai trò của tín dụng như đã biết, đó là yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất, nó cung cấp nguồn để mua vật tư máy móc nâng cao năng suất lao động tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra tín dụng giúp người dân mở rộng sản xuất thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất có liên quan đến nông nghiệp và nông thôn.
Tuy vậy, so với một bộ phận tầng lớp dân cư khác thì năng lực tiếp cận và sử dụng vốn của nông dân thường gặp khó khăn hơn. Lý do của vấn đề này không chỉ đơn thuần là nền kinh tế thiếu vốn mà một mặt họ có năng lực kinh tế nội sinh yếu kém, và mặt khác là do các thủ tục vay vốn không tương thích hay phù hợp với người nông dân. Ví dụ như thế chấp, đa phần nông dân là những người nghèo thì không có tài sản thế chấp.
Về khuyến nông hiên tại khoảng 70-80% kinh phí khuyến nông đang được sử dụng cho các mô hình trình diễn phục vụ sản xuất. Sự tập trung quá mức vào các mô hình trình diễn đã dẫn đến việc các cơ quan khuyến nông tập trung thời gian và nguồn lực vào các hộ nông dân có nhiều tiềm năng phát triển sản xuất nhất, do đó các chương trình khuyến nông thường không vươn đến được các nhóm người nghèo và những người dễ bị tổn thương.
5. Ma trận SWOT cho vùng Bắc Trung Bộ
Cơ hội (O)
Thách thức(T)
- Việt Nam ra nhập WTO và cam kết PNTR thì thị trường xuất khẩu nông sản ,thuỷ sản được mở rộng
- Làn sóng đầu tư vào
Việt Nam tăng cao ,cơ hội thu hút vốn vào nông nghiệp tăng
- Đối mặt với sự cạnh tranh với hàng hoá nông sản các nước khác
- Yêu cầu về vệ sinh an thực phẩm cao
Điểm mạnh(S)
-Tiềm năng về du lịch (Bãi biển và quang cảnh đẹp)
- Điều kiện vận tải đường biển và chăn nuôi thuỷ sản
- Nhiều các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu trong vùng
- Có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng
SO
- Đẩy mạnh phát triển các ngành dựa vào lợi thế so sánh :du lịch biển, thuỷ sản
- Kết hợp nghiên cứu đào tạo gắn với thực tế để làm động lực cho việc chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp
ST
- Cần có sự gắn kết giữa “4 nhà “ trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là thuỷ sản :
Nhà nông, doanh nghiệp, nhà khoa học,nhà nước
Điểm yếu(W)
- Ít đất nông nghiệp ,đất nghèo chất dinh dưỡng,nguồn nước ngọt hạn chế về mùa khô
- Cơ sở hạ tầng yếu kém
- Các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp kém phát triển
- Các ngành công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn kém phát triển
- Vùng có nhiều bão lũ
WO
- Đa dạng hoá các giống cây trồng cũng như các hình thức sản xuất
- Đẩy mạnh phát triển giao thông để tận dụng được lợi thế của mình
WT
Cần phải có sự thống,liên kết giữa các vùng ,cùng xây dựng một thương hiệu chung cùng nhau phát triển
Chương 3: Giải pháp phát triển nông nghiệp và
nông thôn của vùng.
1. Thâm canh đa dạng hoá các sản phẩm cũng như các ngành nghề trong nông thôn.
Với bờ biển dài khoảng 670km, nơi đây nổi tiếng với các bãi biển đẹp như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng cô… cộng thêm với những truyền thống văn hoá từ thời xa xưa như: Cung đình Huế và Nhã Nhạc Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới nơi đây đã trở thành địa điểm hấp dẫn không chỉ đối với khách trong nước và khách quốc tế. Tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào GDP ngày càng tăng đã góp phần vào việc cải thiện đời sống. Như vậy, đa dạng hoá các ngành trong nông thôn bằng cách khai thác lợi thế du lịch cùng với việc bảo vệ các truyền thống văn hoa. Tuy nhiên có một điều đa phần khách du lịch đến đây đều không muốn quay lại là do thái độ phục vụ. Vào các dịp lễ tết thì tăng gía cao đột ngột, thái độ “bắt chẹt” khách, tình trạng ăn xin. Để giải quyết vấn đề này cần có một quy hoạch tổng thể về ngành du lịch đồng thời kết hợp giáo dục ý thức cộng đồng. Đồng thời cần có sự phối hợp, liên kết giữa các tỉnh trong vùng cùng xây dựng một thương hiệu chung.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, do điều kiện hạn chế về đất đai cũng như khí hậu nên vùng không có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây nông nghiệp, các loại cây chủ yếu ở đây là: lúa, ngô, lạc. Tuy nhiên vùng này lại rất phù hợp cho việc nuôi trông thuỷ sản ven biển và các dịch vụ hỗ trợ liên quan như cóc trang trại sản xuất giống tôm cá, công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc. Vì vậy, cần xem thuỷ sản như là yếu tố quyết định đến việc chuyển đổi có cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp. Đối với lâm nghiệp, đẩy mạnh trồng rừng, bảo vệ rừng để đảm bảo an toàn cho con người và phát triển nông nghiệp bền vững.
Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng
Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới thì cứ mỗi tỷ đồng chi cho nghiên cứu nông nghiệp thì có 339 người nghèo được thoát lên trên ranh giới nghèo. Tác động giảm nghèo của đường xá đứng thứ hai, mỗi tỷ đồng chi cho làm đường thì con số đó là 132. Còn tác động của đầu tư cho giáo dục được xếp thứ ba là 76 người. Tuy nhiên điều này không đúng với Bắc Trung Bộ, mà tác động giảm nghèo lớn nhất là chi cho đường xá, chứng tỏ tầm quan trọng của việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Đây là vùng dân cư tập trung chạy dọc quốc lộ 1, cửa ngõ huyết mạch quan trọng nối dọc khu vực Bắc Nam, nối sang Đông Tây và nước bạn Lào. Vì vậy, khi chúng ta có những chính sách phù hợp, đặc biệt thúc đẩy phát triển giao thông cũng như các dịch vụ công nghệ thông tin,liên lạc. Đối với các tuyến giao thông liên xã, huyện thì phải đầu tư xây dựng mới một cách hợp lý. Còn các tuyến giao thông liên tỉnh cần có sự thống nhất cùng một mục tiêu chung cho cả vùng. Ví dụ như cảng biển nước sâu, hầu hết các tỉnh miền Trung đều có cảng biển nước sâu, nhưng nó chỉ hoạt động khoảng 50-60% công suất, điều này gây lãng phí do đầu tư dàn trải. Tỉnh nào cũng quyết tâm làm sân bay, cảng nước sâu, nhà máy xi măng, nhà máy đường, mở thêm trường đại học... đã làm cho nguồn kinh phí đầu tư bị manh mún, kém hiệu quả phục vụ, nguồn nhân lực đào tạo ra không đáp ứng được quy luật cung – cầu. Đầu tư dàn trải đã dẫn đến kết quả không được như sự kỳ vọng.
Như vậy, cần một chính sách đầu tư hoàn thiện, đồng bộ đối với mỗi vùng khai thác lợi thế của từng địa phương, xây dựng được mối liên kết chặt chẽ toàn vùng làm cho miền Trung trở thành một khối thống nhất mới có thể đủ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đấy nhanh tốc độ phát triển.
2. Tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính và các chương trình khuyến nông
Khuyến nông không chỉ cung cấp các thông tin hữu ích và tư vấn cho nông dân về nông nghiệp mà còn về nhiều vấn đề khác như: thị trường, tiếp thị, tín dụng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và các sinh kế khác. Một nguyên tắc cơ bản là các chương trình khuyến nông phải định hướng theo nhu cầu nhằm vào tất cả các đối tượng và theo hướng tiếp cận từ dưới lên trong lập kế hoạch và cung cấp dịch vụ. Muốn các chương trình khuyến nông đạt hiệu quả cao thì việc truyền bá thông tin về giống mới, hướng dẫn kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, các mô hình tiên tiến, các cách làm ăn mới có hiệu quả… phải được tổ chức tiến hành một cách đại chúng, dễ hiểu.
Đối với các dịch vụ tín dụng thì cần phải mở rộng cơ hội cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn như: đơn giản hoá các thủ tục, có các chính sách ưu đãi về lãi suất đồng thời nâng cao năng lực sử dụng vốn. Muốn vậy, phải tăng cường hiệu qủa của các chương trình khuyên nông.
3. Xây dựng chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai để hạn chế thấp nhất thiệt hại, ổn định đời sống nhân dân
Tăng cường chương trình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, xây dựng hệ thống thu thập thong tin, dự báo khí tượng thuỷ văn, nâng cao hiểu biết và khả năng ứng phó của nhân dân với rủi ro thiên tai, xây dựng cơ sở hạ tầng và nơi trú ẩn, dự trữ khẩn cấp và đào tạo đội ngũ phòng chống thiên tai. Thiết lập quỹ phục hồi thiên tai để giúp đỡ người nghèo kịp thời và hiệu quả khi có thiên tai và khi khôi phục sản xuất.
Nhà nước cũng như các cấp chính quyền cần tăng thêm vốn đầu tư để tu bổ đê điều, quy hoạch dân cư xây dựng các công trình ngăn lũ, hồ chứa nước.
KẾT LUẬN
Lê Quý Đôn đã từng nói “phi nông bất ổn, phi thương bất phú, phi trí bất hưng”. Điều đó đã nói lên vai trò nông nghiệp trong quá trình phát triển: đảm bảo an ninh lương thực. ổn định đời sống nhân dân.
Với hơn 70% dân số là nông dân thì việc phát triển nông nghiệp nông thôn, tăng cường xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân đã được bộ trưởng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát đưa ra làm mục tiêu trong giai đoạn 2006-2010.
Vì vậy, đối với một vùng mà hạn hán lũ lụt luôn luôn cặp kè bên cạnh việc phát triển nông nghiệp nông thôn theo xu hướng vừa đa dạng hóa các nghành nghề và các loại hình sản xuất đồng thời chuyên môn hóa theo lợi thế so sánh như ngành du dịch, thuỷ sản… sẽ là một hướng đi giúp cải thiện đời sống.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang web của Bộ Kế hoạch và đầu tư
2. Giáo trình Kinh tế phát triển
3. Tổng cục Thống kê
4. Phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa .
5. Đa dạng hóa cây trồng
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36007.doc