Mục lục
CHƯƠNG I. MÔ TẢ HIỆN TRẠNG: 1
I. Cơ cấu tổ chức: 1
II. Cơ cấu làm việc: 1
III. Mô tả các hoạt động chung của Phòng đào tạo: 1
IV. Các mẫu biểu hiện đang lưu hành tại Phòng đào tào 3
V. Đánh giá hiện trạng 12
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 13
I.Giới thiệu về UML- PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG 13
III.Phân tích chức năng cụ thể của từng phân hệ 17
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ HỆ THỐNG 19
I.Biểu đồ gói: 19
II. Biểu đồ lớp: 19
III. Biểu đồ UC 21
IV.Biểu đồ tuần tự: 23
V. Biểu đồ cộng tác: 31
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3373 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển phần mềm quản lý học tập theo tín chỉ của trường Đại học xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểm tra việc lập kế hoạch khung, kế hoạch chi tiết.
Trên đây là cơ cấu tổ chức cũng như trình tự các công việc phải làm của Phòng đào tạo của trường ĐHXD, qua đó cũng bao hàm những quy tắc quản lý của trường.
IV. Các mẫu biểu hiện đang lưu hành tại Phòng đào tào
IV.1. Phiếu đăng ký môn học: Phiếu này được phát cho sinh viên theo từng học kỳ, sinh viên có nhiệm vụ đăng ký những môn học mà mình định học và sau đó gửi lại phiếu này cho Phòng đào tạo.
TRUONG DAI HOC XAY DUNG
NGAY: 26/04/2004
PHONG DAO TAO
MAU : PDT01
PHIEU DANG KY MON HOC
HOC KY II – NAM HOC 2003-2004
HO VA TEN: BUI DUY DUONG
MA SO SV: 637047
LOP QL: 47CD1
KHOA: KHOA XD CAU DUONG
DIEM TB KI I(2003-2004): 7.00
NGANH : XD CAU DUONG
STT
MA MON HOC
TEN MON HOC
LOP MH
SOTC
GHI CHU
1
TOO26
TOAN CAO CAP
47CD1
4
2
NNO23
NGOAI NGU
47CD1
5
TONG SO TIN CHI:
SINH VIEN KY TEN
CO VAN HOC TAP DUYET
TRUONG KHOA DUYET
BUI DUY DUONG
NGAY..THANG..NAM 2004
NGAY..THANG..NAM 2004
NGAY..THANG..NAM 2004
Hình 1: Phiếu đăng ký môn học
IV.2. Phiếu chương trình giảng dạy: Phiếu này lưu thông tin về chương trình giảng dạy của từng ngành theo từng năm học và từng học kỳ.
Đại Học Xây Dựng
Mẫu 2B/CTDT
Chương Trình Giảng Dạy Học Kỳ 1 – Năm Học 2003 – 2004
Ngành : XD Cầu Đường (B)
Năm thứ 4
Học Kỳ 1
TT
MAMH
Tên Môn Học
TC
TS
LT
BT
TN
BTA
DA
BB
Ten Bo Mon
1
TXB51
Kinh te XD 2
2
2
MLO03
Chủ nghĩa XH
2
Tổng:
Hình 2: Mẫu chương trình giảng dạy
IV.3. Phiếu kết quả thi lần 1: Phiếu lưu điểm lần 1 của sinh viên theo từng học kỳ, theo môn học.
Đại Học Xây Dựng
Mẫu 3A/DIEM
Bảng Điểm Thi Lần 1
Tên và Chữ Kí Cán Bộ Chấm Thi 1:
Tên và Chữ Kí Cán Bộ Chấm Thi 2:
Học Kỳ 1 – Năm Học 2003 – 2004
Môn Học : Cơ học cơ sở 2 (CLQ02 – 47CD1)
Số TC : 3 (CT)
Ngày Thi Tiết Thi Phòng Thi
STT
MSSV
Họ Tên SV
Điểm
Lớp
Ghi Chú
1
489543
Nguyễn Trí Thành
43TD
Ghi chú: Đề nghị các Thầy (Cô) chỉ cho phép các sinh viên nộp học phí được dự thi khi có ý kiến của Phòng đào tạo.
Số S/V Dự Thi : ______ Ngày tháng năm
Trưởng Bộ Môn Duyệt
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hình 3: Phiếu kết quả thi lần 1
IV.4. Phiếu ghi kết quả thi lần 2: Là phiếu ghi kết quả thi lần 2 đối với những sinh viên không qua lần 1.
Đại Học Xây Dựng
Mẫu 3B/DIEM
Kết Quả Thi Lần 2 - Lớp 47CD1
Tên và Chữ Kí Cán Bộ Chấm Thi 1:
Tên và Chữ Kí Cán Bộ Chấm Thi 2:
Học Kỳ 1 – Năm Học 2003 – 2004
Môn Học : Cơ học cơ sở 2 (CLQ02 – 47CD1)
Số TC : 3 (KC)
STT
MSSV
Họ Tên SV
Điểm L1
Điểm L2
Lớp
Ghi Chú
1
489543
Nguyễn Trí Thành
3.0
43TD
2
38447
Đặng Đức Ân
4.0
47CD1
Số S/V Dự Thi : ______ Ngày tháng năm
Trưởng Bộ Môn Duyệt
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hình 4: Phiếu kết quả thi lần 2
IV.5. Mẫu phiếu điểm trung bình năm học
Đại Học Xây Dựng Mẫu 7/DIEM
BẢNG ĐIỂM TRUNG BÌNH NĂM HỌC 2003-2004
Lớp 47CD1
STT
Mã SV
Họ và Tên
Điểm TB
TCĐK
TCTL
Ghi Chú
1
637047
Bùi Duy Dương
7.00
30
30
Ngày 26 Tháng 4 Năm 2004
Phòng Đào Tạo
Hình 5: Bảng điểm trung bình của năm học
IV.6. Phiếu kết quả đăng ký môn học: Là phiếu lưu thông tin về những môn học mà sinh viên đã đăng ký, trên phiếu lưu cả thông tin về số tiền học phí mà sinh viên phải đóng và thời khóa biểu của kỳ học.
Đại Học Xây Dựng
Mẫu 1/ĐKMH
Kết Quả Đăng Ký Môn Học HD Số 1799
Học kỳ 1/2003 – 2004
Tên SV Bùi Duy Dương (637047)
Ngành XD Cầu Đường – Khoa Khoa XD Cầu Đường
Ngày ĐK 26/04/2004 Lớp QL 47CD1
STT
MaMH
Tên Môn Học
Nhóm
TC
Muc HP
1
TOO26
Toán cao cấp A4
47CD1
4
2
3
4
5
6
7
Tổng Cộng 31
Tổng Học Phí 1.023.000
Ngày Tháng Năm
Phòng Tài Vụ Ký
Mã SV 637047
Tên SV Bùi Duy Dương (637047)
T2
T3
T4
T5
T6
T7
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐKMH trên là bản chính thức để sinh viên đóng học phí và theo học. Do có những môn học 30 tiết bố trí ghép và rút ngắn thời gian, sinh viên phải xem TKB trong sổ tay sinh viên.
Hình 6: Phiếu kết quả đăng ký môn học
IV.7. Thời khóa biểu: Là thời khóa biểu cho từng lớp của từng học kỳ, gồm thông tin về phòng học, ngày bắt đầu học và kế hoạch học tập của học kỳ đó.
Đại Học Xây Dựng Mẫu 3/XTKB
Thời Khóa Biểu Học Kỳ Học Kỳ 1 - Năm học 2003-2004
Lớp 47CD1
Ngày bắt đầu học 01/09/2003 (Tuần 2)
Môn Giáo Dục Thể Chất của các lớp khóa 47 học tại Nhà thi đấu KTX
THU HAI
THU BA
THU TU
THU NAM
THU SAU
THU BAY
1
Ngoại ngữ (Cb)
505.H1
Toán cao cấp
306.H1
Giáo dục thể chất V
Hình họa
510.H1
2
3
Ngoại Ngữ
505.H1
Toán cao cấp 32.H2
4
Toán Cao Cấp
32.H2
Cơ học cơ sở
34.H2
Nhập môn quản trị
32.H2
Sức bền vật liệu
510.H1
5
6
7
8
9
10
11
12
Ngày in: 26/04/2004
Kế Hoạch Học Tập Học Kỳ
MAMH
Tên Môn Học
DVHT
TS
LT
BT
TN
BTL
DA
Cac lop ghep
1
HHQ01
Hinh hoa
2
30
15
15
1
2
TTO03
Giao duc TC
1
30
30
Tổng Cộng:
Hình 7: Thời khóa biểu
IV.8. Mẫu phiếu điểm trung bình học kỳ của sinh viên: Là phiếu lưu thông tin về điểm trung bình của từng học kỳ theo lớp.
Đại Học Xây Dựng Mẫu 7/DIEM
Bảng Tổng Hợp Điểm Trung Bình
Học Kỳ 1 – Năm Học 2003-2004
Lớp 47CD1
STT
Mã SV
Họ và Tên
ĐTB
TCĐK
TLHK
ĐTBTL
TCTL
1
964547
Bùi Tuấn Anh
5.13
30
19
6.90
73
Điểm Trung Bình Học Kỳ Bình Quân (ĐTB)
Tín Chỉ Đăng Ký Bình Quân (TCĐK)
Số Tín Chỉ Tích Lũy HK Bình Quân (TLHK)
Điểm Trung Bình Tích Lũy Bình Quân (ĐTBTL)
Số Tín Chỉ Tích Lũy Bình Quân (TCTL)
Hình 8: Bảng tổng kết điểm trung bình học kỳ
Tại Phòng đào tạo hiện còn đang lưu nhiều mẫu biểu phục vụ trong công tác quản lý học tập của trường như: Sổ tay sinh viên, Niên lịch đào tạo… và nhiều loại giấy tờ có liên quan khác. Nhưng đối với đề tài này, chúng em cũng chỉ xin trình bày những mẫu biểu có ích cho quá trình phát triển hệ thống.
V. Đánh giá hiện trạng
Ưu điểm:
Hệ thống Quản lý học tập của trường ĐHXD là một hệ thống lớn, rất phức tạp, việc quản lý do phòng đào tạo và một số phòng ban có liên quan làm việc khá chặt chẽ và hiệu quả, đã đáp ứng được nhu cầu của quy chế đào tạo
Nhược điểm:
Hệ thống quản lý học tập theo hệ tín chỉ của trường còn thiếu 1 chương trình máy tính hỗ trợ thật hiện đại và tối ưu. Ví dụ như việc vào điểm tuy đã có máy tính hỗ trợ nhưng giữa 2 phòng là phòng đào tạo và các văn phòng khoa vẫn làm việc độc lập dẫn đến trưởng phòng đào tạo phải so lại kết quả điểm ở 2 máy bằng tay
Việc thực hiện thủ công còn nhiều.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
I.Giới thiệu về UML- PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
1.Giới thiệu
Do hệ thống tin học ngày càng phức tạp, xu thế áp dụng phương pháp lập trình hướng đối tượng thay thế cho phương pháp cấu trúc truyền thống ngày càng phổ biến khi xây dựng các hệ thống phần mềm lớn và càng phức tạp. Hơn nữa từ khi ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (Unified Modeling Language- UML) được tổ chức OMG (Object Management Group) công nhận là chuẩn công nghiệp thì nó đã trở thành công cụ phổ dụng và và hựu hiệu cho phương pháp mới này. Trong phần này, em xin được giới thiệu các khái niệm cơ bản về tiếp cận hướng đối tượng và ngôn ngữ chuẩn UML.
2.Phân tích thiết kế hướng đối tượng.
Với các tiếp cận hướng đối tượng thì các chức năng của hệ thống được biểu diễn thông qua cộng tác của các đối tượng. Việc thay đổi tiến hoá chức năng sẽ không ảnh hưởng tới cấu trúc tĩnh của phần mềm. Sức mạnh của tiếp cận hướng đối tượng là việc tách(chia) và nhập được thực hiện nhờ tập phong phú các cơ chế tích hợp của chúng. Khả năng thống nhất cao những cái nó được tách ra để xây dựng các thực thể phức tạp từ các thực thể đơn giản.
Tiếp cận hướng đối tượng đã tỏ rõ lợi thế khi lập trình với các hệ thống phức tạp. Những người phát triển phần mềm nhận thấy rằng phát triển phần mềm hướng đối tượng sẽ cho lại phần mềm thương mại chất lượng cao, tin cậy, dễ mở rộng và dễ sử dụng lại, chạy trơn tru và phù hợp với yêu cầu người dùng đang mong đợi.
Một số khái niệm cơ bản
a.Phương pháp (method).
Phương pháp (hay phương thức) là cách thức cấu trúc các suy nghĩ và hành động của con người. Nó cho biết chúng ta phải làm cái gì, làm như thế nào, làm khi nào và tại sao phải làm như vậy để hình thành hệ thống phần mềm.
b.Đối tượng (object).
Theo nghĩa thông thường thì đối tượng là người vật hay một cái gì đó cụ thể. Nhưng trong phương pháp hướng đối tượng thì đối tượng là trừu tượng cái gì đó mà trong lĩnh vực vấn đề hay trong cài đặt của nó, phản ánh khả năng hệ thống lưu trữ thông tin về nó và tương tác với nó; gói các giá trị thuộc tính và các dịch vụ.
c.Lớp (class).
Theo nghĩa thông thường thì là nhóm nhiều người hay vật có tính tương tự nhất định hay các đặc điểm chung. Trong phương pháp hướng đối tượng thì lớp là mô tả một hay nhiều đối tượng, mô tả tập thống nhất các thuộc tính và phương thức. Nó còn có thể mô tả cách tạo mới đối tượng trong lớp như thế nào.
d.Trừu tượng (abstract).
Trừu tượng là nguyên lý bỏ qua những khía cạnh của chủ thể (subject) không liên quan đến mục đích hiện tại để tập trung đầy đủ hơn vào các khía cạnh còn lại. Như vậy có thể nói rằng trừu tượng là đơn giản hoá thế giới thực một cách thông minh. Trừu tượng cho khả năng tổng quát hoá và ý tưởng hoá vấn đề đang xem xét. Chúng loại đi các chi tiết dư thừa mà chỉ tập trung vào các điểm chính cơ bản.
e.Mô hình (model).
Mô hình là kế hoạch chi tiết của hệ thống, nó giúp ta lập kế hoạch trước khi xây dựng hệ thống. Mô hình giúp ta khẳng định tính đúng đắn của thiết kế, phù hợp yêu cầu, hệ thống vẫn giữ vững khi yêu cầu người dùng thay đổi. Mô hình là bức tranh hay mô tả của vấn đề đang được cố gắng giải quyết hay biểu diễn. Mô hình có thể là mô tả chính giải pháp. Trong phát triển phần mềm, thay cho đối tượng thực, ta sẽ làm việc với biểu tượng.
f.Phương pháp luận (methodology).
Phương pháp luận mô tả cách thức suy nghĩ về phần mềm và phát triển phần mềm. Nó bao gồm ngôn ngữ mô hình hoá, metamodel (mô hình của mô hình) và tiến trình. Phương pháp luận là nghiên cứu phương pháp. Metamodel mô tả hình thức các phần tử mô hình, cú pháp và ngữ nghĩa của các ký pháp trong mô hình.
g.Lĩnh vực vấn đề (domain problem).
Mục tiêu của tiếp cận hướng đối tượng là mô hình hoá các đặc tính tĩnh và động của môi trường, nơi xác định yêu cầu của phần mềm. Môi trường này được gọi là lĩnh vực vấn đề. Vấn đề là câu hỏi đặt ra để giải quyết hoặc xem xét. Lĩnh vực là không gian của các hoạt động hoặc ảnh hưởng. Nó là vùng tác nghiệp hay kinh nghiệm của con người trong đó phần mềm được sử dụng. Vậy, lĩnh vực vấn đề là vùng mà ta đang cố gắng xem xét.
h.Phân tích.
Phân tích là tách, chia nhỏ tổng thể thành các phần để tìm ra đặc tính, chức năng, quan hệ… của chúng. Khái niệm phân tích trong tiếp cận hướng đối tượng là thực hiện nghiên cứu lĩnh vực vấn đề, dẫn tới đặc tả hành vi quan sát từ ngoài và các thông báo nhất quán, hoàn chỉnh, khả thi của những cái cần. Phân tích hướng đối tượng tập trung vào tìm kiếm, mô tả đối tượng trong lĩnh vực vấn đề.
i.Thiết kế.
Là tập tài liệu kỹ thuật toàn bộ, gồm có bản tính toán, bản vẽ… để có thể theo đó mà xây dựng công trình, sản xuất thiết bị, làm sản phẩm…Khái niệm phân tích trong tiếp cận hướng đối tượng là thực hiện đặc tả hành vi bên ngoài, bổ sung chi tiết nếu cần thiết để cài đặt hệ thống trên máy tính, bao gồm tương tác người –máy, quản lý nhiệm vụ, quản lý dữ liệu. Thiết kế hướng đối tượng tập trung vào xác định đối tượng phần mềm logic sẽ được cài đặt bằng ngôn ngữ hướng đối tượng.
k.Xây dựng (lập trình) hướng đối tượng.
Là thiết kế các modul sẽ được cài đặt.
l.Mô hình hoá (modeling).
Khái niệm mô hình hoá thường được sử dụng đồng nghĩa với phân tích, đó là việc tách hệ thống thành các phần tử đơn giản dễ hiểu. Mô hình hoá bắt đầu từ mô tả vấn đề, sau đó mô tả giải pháp vấn đề. Các hoạt động này còn được gọi là phân tích và thiết kế. Khi thu thập yêu cầu cho hệ thống, ta phải tìm ra nhu cầu tác nghiệp của người dùng và ánh xạ chúng thành các yêu cầu phần mềm sao cho đội ngũ phát triển phần mềm hiểu và sử dụng được chúng. Tiếp theo là khả năng phát sinh mã trình từ các yêu cầu này, đồng thời đảm bảo rằng yêu cầu phải phù hợp với mã trình phát sinh và dễ dàng chuyển đổi mã trình ngược lại thành yêu cầu. Tiến trình này được gọi là mô hình hoá.
m.Mô hình hoá trực quan.
Mô hình hoá trực quan là tiến trình lấy thông tin từ mô hình và hiển thị đồ hoạ bằng các tập phần tử đồ hoạ chuẩn. Tiêu chuẩn là cốt lõi để thực hiện một trong các lợi thế của mô hình trực quan, đó là vấn đề giao tiếp. Giao tiếp giữa người dùng, người phát triển, phân tích viên, kiểm tra viên, người quản lý và những người khác tham gia dự án là mục tiêu quan trọng nhất của mô hình hoá trực quan. Tương tác này có thể thực hiện bằng văn bản, nhưng con người có thể hiểu độ phức tạp trên đồ hoạ thay cho văn bản. Nhờ mô hình trực quan mà ta có thể chỉ ra các tầng mà hệ thống làm việc, bao gồm tương tác giữa người dùng và hệ thống, tương tác giữa các đối tượng trong các hệ thống hay giữa các hệ thống với nhau. Nhờ mô hình hoá mà chúng ta đạt được các mục tiêu sau:
Mô hình giúp ta hiển thị hệ thống như chính nó hay như cách mà ta muốn nó hiển thị.
Mô hình cho phép ta đặc tả cấu trúc hay hành vi hệ thống.
Mô hình cho ta mẫu để hướng dẫn trong việc xây dựng hệ thống.
Mô hình giúp ta làm tài liệu cho các quyết định khi phân tích thiết kế hệ thống.
3.Giới thiệu về UML:
UML là ngôn ngữ mô hình hoá, trước hết nó là mô hình ký pháp thống nhất ngữ nghĩa và các định nghĩa về metamodel, nó không mô tả về phương pháp phát triển. UML được sử dụng để hiển thị đặc tả xây dựng và làm tài liệu các vật phẩm của phân tích thiết kế trong quá trình xây dựng phần mềm theo hướng đối tượng. UML được sử dụng cho mọi tiến trình phát triển phần mềm theo hướng đối tượng. UML được sử dụng cho mọi tiến trình phát triển phần mềm, xuyên suốt vòng đời phát triển và độc lập với các công nghệ cài đặt hệ thống.
UML là ngôn ngữ chuẩn để viết kế hoạch chi tiết phần mềm. Nó phù hợp cho mô hình hoá các hệ thống thông tin doanh nghiệp, các ứng dụng phân tán trên nền Web, hệ thống nhúng thời gian thực…Các khung nhìn của ngôn ngữ được quan sát từ góc độ phát triển và triển khai hệ thống, nó không khó hiểu và dễ sử dụng. Phương pháp là cách cấu trúc rõ ràng suy nghĩ và hành động của ai đó. Phương pháp cho người sử dụng biết làm gì, làm thế nào và tại sao lại làm vậy. Phương pháp chứa mô hình và các mô hình này được sử dụng để mô tả cái gì đó. Sự khác nhau chủ yếu của phương pháp và ngôn ngữ mô hình hoá là ngôn ngữ mô hình hoá thiếu tiến trình cho biết làm cái gì, làm thế nào và khi nào làm việc đó và tại sao lại làm như vậy. Như mọi ngôn ngữ mô hình khác UML có các ký pháp và các luật sử dụng nó. Các luật bao gồm cú pháp, ngữ nghĩa và pragmatic (luật hình thành câu có nghĩa).
a.UML là ngôn ngữ:
UML là ngôn ngữ chuẩn công nghiệp để lập kế hoạch chi tiết phần mềm. Như ta đã biết không có mô hình nào thoả mãn cho toàn bộ hệ thống, do vậy ngôn ngữ phải cho phép biểu diễn nhiều khung nhìn khác nhau của kiến trúc hệ thống trong suốt quá trình phát triển phần mềm. UML có các từ vựng và các quy tắc cho ta cách thức xây dựng mô hình và đọc mô hình, nhưng không cho biết mô hình nào được lập và khi nào lập chúng.
b.UML là ngôn ngữ để hiển thị:
UML giúp xây dựng mô hình để dễ dàng giao tiếp. Một số công việc phù hợp với mô hình hoá bằng văn bản, một số công việc khác lại phù hợp hơn với mô hình hoá bằng đồ hoạ. UML là ngôn ngữ đồ hoạ. Với nhiều hệ thống, mô hình trong ngôn ngữ đồ hoạ dễ hiểu hơn hẳn so với ngôn ngữ lập trình. Sau mỗi biểu tượng đồ hoạ của ngôn ngữ UML là ngữ nghĩa. Vậy khi xây dựng mô hình trong UML thig người phát triển khác hay các công cụ hỗ trợ mô hình hoá có thể hiểu mô hình một cách rõ ràng.
c.UML là ngôn ngữ đặc tả
Đặc tả là mô tả rõ ràng những điểm mấu chốt của vấn đề. UML cho phép mô tả mô hình chính xác, không nhập nhằng và hoàn thiện. UML hướng tới đặc tả thiết kế, phân tích và quyết định cài đặt trong quá trình phát triển và triển khai hệ thống phần mềm.
d.UML là ngôn ngữ để xây dựng
UML không phải là ngôn ngữ lập trình trực quan nhưng mô hình của nó có thể kết nối trực tiếp với các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Có nghĩa rằng có thể ánh xạ mô hình trong UML tới các ngôn ngữ lập trình khác nhau như Java, C++ hay bằng các cơ sở dữ liệ quan hệ, cơ sở dữ liệu hướng đối tượng. Ánh xạ này cho khả năng biến đổi thuận từ mô hình UML sang các ngôn ngữ lập trình đồng thời cho khả năng biến đổi ngược lại từ cài đặt về mô hình UML, có nghĩa rằng nó cho khả năng làm việc với văn bản hay đồ hoạ một cách nhất quán.
e.UML là ngôn ngữ làm tài liệu
UML hướng tới làm tài liệu kiến trúc hệ thống và các chi tiết của nó. UML cho khả năng biểu diễn yêu cầu, thử nghiệm mô hình hoá các hoạt động lập kế hoạch và quản lý sản phẩm.
UML cho biết giới hạn của hệ thống và các chức năng chính của nó thông qua UC và tác nhân.
Trong UML, các UC được mô tả bằng biểu đồ logic.
Biểu diễn cấu trúc tĩnh của hệ thống nhờ biểu đồ lớp.
Mô hình hoá các hành vi đối tượng bằng biểu đồ chuyển trạng thái.
Phản ánh kiến trúc cài đặt vật lý bằng biểu đồ thành phần và biểu đồ triển khai.
Mở rộng các chức năng bằng stereotypes.
II.Các chức năng của hệ thống
-Quản trị hệ thống (Dành cho phòng đào tạo)
+Cập nhật thông tin sinh viên.
+Cập nhật thông tin về các môn học.(môn học thay thế, số tín chỉ các môn học)
+Trả lời thắc mắc của sinh viên.
+Chức năng thống kê, làm báo cáo.
+Chức năng cập nhật điểm.
+Chức năng lên lịch biểu và kế hoạch học tập.(Thời khóa biểu và lịch thi dự kiến)
+Tổ chức mới hoặc hủy bỏ các lớp môn học do nhu cầu đăng ký học của SV.
-Cập nhật dữ liệu:(dành cho văn phòng khoa)
+Cập nhật điểm của sinh viên trong khoa.
+Cập nhật thông tin sinh viên.
+Tra cứu điểm và làm báo cáo.
-Phục vụ sinh viên:(dành cho sinh viên)
+Tra cứu môn học của từng ngành học.
+Tra cứu điểm của bản thân.
+Xem thông tin về kế hoạch học tập.
+Đăng ký tín chỉ đầu kỳ.
+Xem thời khóa biểu.
+Góp ý, đề nghị.
III.Phân tích chức năng cụ thể của từng phân hệ
Từ sơ đồ chức năng của hệ thống ta thấy hệ thống được chia thành 3 phân hệ, mỗi phân hệ ứng với một đối tượng người sử dụng khác nhau, sau đây là chức năng cụ thể của từng phân hệ:
1.Quản trị hệ thống: Chức năng dành cho người quản trị
+Cập nhật thông tin sinh viên: Cập nhật thông tin về khoa, lớp quản lý đối với các sinh viên bị lưu ban, hay chuyển khoa do phân ngành trong năm học đầu tiên hay vì một lý do đặc biệt nào khác.
+Cập nhật thông tin về các môn học(môn học thay thế, số tín chỉ các môn học): Trong các năm học có sự thay đổi về số tín chỉ của các môn học, hay một số các môn học đã bị hủy bỏ và thay thế bằng môn học khác phục vụ cho vấn đề học lại của sinh viên.
+Trả lời thắc mắc của sinh viên: Chức năng này đưa ra để phục vụ nhu cầu của sinh viên, sinh viên có thể đóng góp ý kiến cá nhân về các thức tổ chức môn học hoặc nhu cầu tổ chức lớp môn học mới, Phòng đào tạo sẽ tiếp nhận những ý kiến trên và trả lời công khai những góp ý mang tính xây dựng cho sinh viên.
+Chức năng thống kê, làm báo cáo: Thống kê, về điểm của sinh viên theo từng khóa, từng khoa, lớp quản lý hay lớp môn học tùy theo nhu cầu làm báo cáo.
+Chức năng cập nhật điểm: Cập nhật điểm của sinh viên vì những lý do nhầm lẫn, sai sót và đã được xác nhận hoặc do các lý do đặc biệt khác (Thi học sinh giỏi, olympic...)
+Chức năng lên lịch biểu và kế hoạch học tập.(Thời khóa biểu và lịch thi dự kiến): Lên thời khóa biểu và lịch thi dự kiến vào mỗi đầu kỳ học để sinh viên có thể đăng ký môn học theo nguyện vọng của mình. (Yêu cầu giới thiệu rõ các môn học như môn học cứng, môn học tiên quyết...)
+Tổ chức mới hoặc hủy bỏ các lớp môn học do nhu cầu đăng ký học của SV: Tổ chức hoặc hủy bỏ do số lượng của sinh viên đăng ký học.
2.Cập nhật dữ liệu:
+Cập nhật điểm của sinh viên trong khoa: Lên điểm thi lần 1, lần 2 của các sinh viên thuộc lớp học thuộc khoa mình khi giảng viên gửi điểm về.
+Cập nhật thông tin sinh viên: Cập nhật các thông tin cá nhân của sinh viên hiện đang được khoa quản lý.
+Tra cứu điểm và làm báo cáo: Tra cứu điểm của các sinh viên trong khoa theo lớp quản lý.
3.Phục vụ sinh viên:
+Tra cứu môn học của từng ngành học.
+Tra cứu điểm của bản thân.
+Xem thông tin về kế hoạch học tập.
+Đăng ký tín chỉ đầu kỳ.
+Xem thời khóa biểu.
+Góp ý, đề nghị.
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Qua bản phân tích chương này em xin trình bày hệ thống được thiết kế thông qua việc xây dựng các biểu đồ.
I.Biểu đồ gói:
Hệ thống được chia thành 3 phân hệ tương ứng ta chia thành 3 gói:
-Quản trị hệ thống
-Nhân viên văn phòng khoa
-Phục vụ sinh viên
II. Biểu đồ lớp:
Trong phần này, chúng em chia lớp theo stereotype gồm có 3 loại:
Lớp thực thể:
Lớp biên.
Lớp điều khiển
1.Lớp thực thể
2. Lớp biên: bao gồm các form đóng vai trò giao tiếp giữa người dùng và hệ thống. Mỗi lớp biên có vai trò trong một UC nhất định.
Ví dụ: mau dang nhap phục vụ cho UC đăng nhập.
Có các lớp biên sau:
3. Lớp điều khiển:
Mỗi lớp điều khiển thực hiện chức năng điều khiển trong một UC nào đó.
Ví dụ:c_tim kiem điều khiển tìm kiếm
Có các lớp điều khiển tương ứng sau:
Điều khiển đăng nhập, cập nhật nhân viên, tìm kiếm, đăng ký tín chỉ, cập nhật tin, trả lời góp ý, cập nhật điểm, góp ý.
c_cap nhat tin
c_dang nhap
c_dang ky
c_cap nhat diem
c_tim kiem
c_cap nhat nhan vien
c_tra loi gop y
c_gop y
III. Biểu đồ UC
Với 3 gói khác nhau tương ứng có 3 biểu đồ UC được trình bày như sau. Biểu đồ UC có vai trò thể hiện các chức năng của hệ thống.
1.Quản trị hệ thống:
2.Nhân viên quản lý:
3.Phục vụ sinh viên:
IV.Biểu đồ tuần tự:
Biểu đồ tuần tự chi ra luồng chức năng xuyên qua các UC, nó là biểu đồ mô tả tương tác giữa các đối tượng và tập trung vào mô tả trật tự các thông điệp theo thời gian.
Với mỗi một UC sẽ có một biểu đồ tuần tự. Từ biểu đồ tuần tự ta có thể biết được tương tác giữa các đối tượng sử dụng hệ thống và hệ thống.
1.Biểu đồ tuần tự cập nhật điểm:
2.Biểu đồ tuần tự cập nhật thông tin:
3.Biểu đồ tuần tự đăng nhập:
dieu khien tra
loi
: nguoi quan tri
mau tra loi
co so du lieu luu
gop y va tra loi
yeu cau xem gop y
gui yeu cau
yeu cau xem gop y
thong tin dap ung
y kien ban doc
hien thi
yeu cau tra loi
thong tin tra loi
luu thong tin
submit
thong tin tra loi
luu thong tin tra loi
gui thong bao
hien thi thong bao
4.Biểu đồ tuần tự đóng góp ý kiến
5.Biểu đồ tuần tự thống kê, báo cáo:
6.Biểu đồ tuần tự tìm kiếm lớp môn học:
7.Biểu đồ tuần tự đăng ký thành viên:
8. Biểu đồ tuần tự đăng ký tín chỉ:
V. Biểu đồ cộng tác:
Biểu đồ cộng tác chỉ ra các thông tin như biểu đồ trình tự nhưng theo cách khác, nó tập trung vào tổ chức cấu trúc của các đối tượng gửi và nhận thông điệp.
1.Biểu đồ cộng tác cập nhật điểm:
2.Biểu đồ cộng tác cập nhật thông tin:
3.Biểu đồ cộng tác đăng nhập:
4.Biểu đồ cộng tác đóng góp ý kiến:
5.Biểu đồ cộng tác thống kê, báo cáo:
6.Biểu đồ cộng tác tìm kiếm lớp môn học:
7.Biểu đồ cộng tác đăng ký thành viên:
8. Biểu đồ cộng tác đăng ký tín chỉ:
VI. Tạo các kiểu thực thể
Căn cứ vào phân tích hiện trạng ta lần lượt phát hiện các thực thể sau:
Để quản lý học tập của trường phải có kiểu thực thể Sinh viên. Danh sách sinh viên gồm các thông tin sau: Mã sinh viên, Tên sinh viên, Khoa, Ngành, Khóa học, Lớp quản lý.
Để quản lý được danh sách sinh viên cần có thêm kiểu thực thể: Ngành và Khoa.
Khi Phòng đào tạo lập xong thời khóa biểu vào đầu mỗi học kỳ, Phòng đào tạo sẽ lưu danh sách chứa thời khóa biểu đó. Do đó, cần có thực thể Lớp Môn học để quản lý thời khóa biểu. Thông tin trong danh sách thời khóa biểu do Phòng đào tạo lập gồm: Tên Môn học, Các lớp sẽ học môn học đó, lịch học và lịch thi. Nhưng một lớp môn học có thể có nhiều ngày học trong một tuần. Vì vậy, để tiện quản lý cần có thêm kiểu thực thể Ngày học.
Khi sinh viên thực hiện đăng ký môn học, sinh viên phải biết được tên môn học và số tín chỉ của môn học mình định đăng ký. Do đó, cần phải có thêm kiểu thực thể Môn học. Nhưng khi sinh viên đăng ký xong, cần có một danh sách để lưu lại những thông tin về môn học mà sinh viên đã đăng ký. Vì vậy, có kiểu thực thể MH đăng ký.
Hệ thống gồm các kiểu thực thể sau: Sinh viên, Ngành, Khoa, Lớp Môn học, Ngày học, Môn học, MH đăng ký.
2. Xác định các kiểu liên kết giữa các kiểu thực thể
Căn cứ vào hiện trạng, ta thấy có các mối liên kết sau:
Xét 2 thực thể Khoa và Sinh viên: Một khoa có nhiều sinh viên, nhưng một sinh viên chỉ thuộc một khoa. Giữa 2 thực thể này có liên kết một – nhiều.
Khoa
Sinh viên
Xét 2 thực thể Khoa và Ngành: Một khoa có nhiều ngành nhưng một ngành chỉ do duy nhất một khoa quản lý. Vì vậy, kiểu liên kết giữa Khoa và Ngành là một – nhiều.
Khoa
Ngành
Xét 2 thực thể Lớp Môn học và Ngày học: Một lớp môn học có nhiều ngày học nhưng một ngày học thì xác định duy nhất một lớp môn học. Liên kết giữa 2 thực thể là liên kết một – nhiều.
Lớp môn học
Ngày học
Xét 2 thực thể Sinh viên và MH đăng ký: Một sinh viên có thể đăng ký nhiều môn học trong cùng một kỳ nhưng một môn học đăng ký xác định một sinh viên. Vì vậy, có liên kết một – nhiều giữa 2 thực thể trên.
Sinh viên
MH đăng ký
Xét 2 thực thể Môn học và Lớp Môn học: Một môn học có nhiều Lớp môn học, ngược lại một lớp môn học xác đị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9017.doc