Đề tài Phát triển siêu thị ở Hà Nội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I 5

LÝ LUẬN CHUNG VỀ SIÊU THỊ TRONG HỆ THỐNG BÁN LẺ HÀNG HÓA 5

1.1. Khái niệm và đặc điểm siêu thị 5

1.1.1. Tổng quát về bán lẻ hàng hóa 5

1.1.2. Siêu thị và phân loại siêu thị 5

1.1.2.1. Khái niệm: 5

1.1.2.2. Phân loại siêu thị: 6

1.1.3. Vai trò của siêu thị 9

1.1.4. Đặc điểm của siêu thị 11

1.2. Cấu trúc cơ bản về tổ chức và hoạt động siêu thị 12

1.2.1. Tiêu chuẩn siêu thị 12

1.2.2. Cấu trúc cơ bản về tổ chức hoạt động siêu thị 14

1.2.3. Mối quan hệ siêu thị với các loại hình bán lẻ khác 15

1.2.3.1. Siêu thị với các loại hình bán lẻ hỗ trợ 15

1.2.3.2. Siêu thị với các loại hình bán lẻ cạnh tranh trực tiếp 15

1.3. Quản lý Nhà nước về siêu thị 16

1.3.1. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về siêu thị 16

1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về siêu thị 17

1.4. Tình hình phát triển siêu thị của một số nước trên thế giới 18

1.4.1. Tại Pháp 18

1.4.2. Tại Mỹ 19

1.4.3. Khái quát chung về sự phát triển siêu thị ở Châu Âu, Châu Á 19

1.4.4. Bài học kinh nghiệm về sự phát triển siêu thị trên thế giới 20

CHƯƠNG II 22

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ Ở HÀ NỘI 22

2.1. Tổng quan hoạt động thương mại, phân phối hàng hóa ở Hà Nội 22

2.1.1. GDP hoạt động thương mại, phân phối hàng hóa của Hà Nội 22

2.1.2. Thực trạng hoạt động phân phối bán lẻ của Hà Nội 22

2.1.2.1. Hoạt động bán lẻ của các thành phần kinh tế cơ bản 22

2.2. Sự hình thành và phát triển siêu thị ở Hà Nội 29

2.2.1. Từ năm 1995 đến 1998 29

2.2.2. Từ năm 1999 đến nay 31

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý kinh doanh siêu thị ở Hà Nội 34

2.3.1. Quy mô siêu thị 34

2.3.3. Khách hàng của siêu thị 38

2.3.4. Hàng hóa trong siêu thị 39

2.3.5. Nhân lực của siêu thị 42

2.3.6. Hoạt động Marketing của siêu thị 43

2.3.8. Hoạt động dự trữ 45

2.3.9. Hoạt động bán hàng 45

2.3.10. Kết quả hoạt động kinh doanh 46

2.4. Thành tựu và hạn chế của siêu thị Hà Nội hiện nay 48

2.4.1. Thành tựu 48

2.4.2. Hạn chế 48

3.1. Định hướng phát triển siêu thị ở Hà Nội đến 2010 51

3.1.1. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển siêu thị ở Hà Nội đến năm 2010 51

3.1.1.1. Dự báo nhu cầu tiêu dùng của người dân Hà Nội 51

3.1.1.2. Dự báo bán lẻ hàng hóa trên địa bàn Hà Nội 54

3.1.1.3. Dự báo những thay đổi trình độ sản xuất và tiêu dùng 54

3.1.1.4. Dự báo sự hình thành và phát triển siêu thị 55

3.1.2. Định hướng phát triển siêu thị ở Hà Nội đến 2010 55

3.1.2.1. Quan điểm 55

3.1.2.2. Mục tiêu 56

3.1.2.3. Định hướng phát triển siêu thị 57

3.2. Một số giải pháp để phát triển siêu thị ở Hà Nội đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 57

3.2.1. Giải pháp về chính sách phát triển 58

3.2.1.1. giải pháp về quy hoạch phát triển siêu thị 58

3.2.1.2. Giải pháp thu hút đầu tư phát triển siêu thị 58

3.2.1.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện về mặt bằng cho siêu thị 59

3.2.1.4. Quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn theo quy chế của siêu thị 60

3.2.1.5. Giải pháp phát triển đồng bộ giữa siêu thị và chợ 61

3.2.2. Giải pháp phát triển đối với các doanh nghiệp 61

3.2.2.1. Củng cố hoạt động kinh doanh của siêu thị hiện có 61

3.2.2.2. Phát triển siêu thị mới 62

3.2.2.3. Giải pháp chiến lược phát triển của siêu thị 66

KẾT LUẬN 68

Danh mục tài liệu tham khảo 70

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển siêu thị ở Hà Nội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hục vụ với nhiều hình thức khác nhau như: mua tại cửa hàng, phân phối định kỳ, giao hàng tại nhà hoặc mua hàng qua thư tín, email. Hiện nay loại hình này không còn nhiều, mô hình tổ chức kinh doanh hầu như là để các tư thương thuê mặt bằng nên có nhiều hạn chế trong việc kiểm soát chất lượng, giá cả hàng hóa và các dịch vụ khách hàng, vì thế chưa thu hút được nhiều người tiêu dùng đến mua sắm do vậy cửa hàng bách hóa đang dần chuyển sang dạng cửa hàng chuyên doanh và chiết khấu hoặc tổ chức phương thức hoạt động. Hiện mô hình này không ảnh hưởng nhiều trong việc canh tranh đối với các siêu thị tại Hà Nội. Cửa hàng chuyên biệt (chuyên doanh): là loại cửa hàng chuyên môn hóa nhiều mặt hàng hay dịch vụ phục vụ khách hàng. Loại hình này dù chỉ giới hạn trong việc cung ứng một số mặt hàng nhất định nhưng đã tạo cho người tiêu dùng nhiều cơ hội lựa chọn từ danh mục hàng hóa khá đa dạng trong từng mặt hàng. Nhãn hiệu, kiểu dáng, kích thước, màu sắc của hàng hóa và chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng là phương tiện cơ bản để các cửa hàng chuyên biệt thu hút, tạo sự hấp dẫn với khách hàng. Loại cửa hàng này thường được tập trung ở các trung tâm mua sắm lớn, khu vực buôn bán ở nội thành, khu buôn bán chuyên biệt, cửa hàng dọc đường phố giao thông chính. Hiện nay loại hình bán lẻ này xuất hiện rất nhiều, hầu hết mọi đường phố ở Hà Nội đều có tuy mật độ và quy mô khác nhau. Như vậy, với ưu thế thuận lợi trong hoạt động của mình cửa hàng chuyên biệt sẽ là loại hình cạnh tranh thường xuyên đối với siêu thị. Tuy nhiên nó cũng có hạn chế như giới hạn về chủng loại hàng hóa và mặt bằng chật hẹp, nhất là chỗ để xe cho khách (như siêu thị Sao – 2B Phạm Ngọc Thạch, siêu thị trong trung tâm thương mại Cát Linh), nên loại hình này phần nào đáp ứng tốt nhu cầu, điều kiện phục vụ người tiêu dùng đồng thời với vị trí, hình thức kinh doanh này phần nào ảnh hưởng đến cảnh quan, quy hoạch và giao thông đô thị. * Hệ thống chợ Chợ là loại hình thương mại truyền thống được duy trì, phát triển ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Ở Hà Nội, chợ giữ vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là vào thời điểm trước năm 2000, nó là đầu mối giao thông nội địa cho các khu vực phía Bắc. Hiện nay hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đóng vai trò thiết thực trong việc phục vụ nhu cầu mua sắm trong sinh hoạt hàng ngày của người dân, tạo thêm sự phong phú sôi động trong lĩnh vực bán lẻ. Nhưng hiện loại hình thương mại truyền thống này cũng nảy sinh một số vấn đề phức tạp, nhất là chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường làm mất cảnh quan đô thị, thiếu văn minh. Hà Nội hiện có 135 chợ, trong đó có 9 chợ loại I, 20 chợ loại II và 101 chợ loại III, 7 quận nội thành có 63 chợ trên tổng diện tích 235.101 m2 và 5 huyện ngoại thành có 72 chợ trên diện tích 291.855 m2. Mặc dù trong những năm qua UBND thành phố đã tiến hành giải tỏa, di dời một số chợ nhưng do hiệu lực quản lý nhà nước chưa phát huy tác dụng nên hiện nay số lượng chợ gần như không giảm. Nhu cầu, thói quen mua sắm, sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian mà vẫn có thể mua thực phẩm lo cho bữa ăn hàng ngày càng khiến nhiều chợ tự phát đã hình thành ở các khu vực dân cư, ngõ hẻm, đặc biệt là khu dân cư mới. Tuy nhiên do những hạn chế của loại hình bán lẻ này trong việc kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng hàng, vấn đề an toàn thực phẩm, an ninh, môi trường, không khí mua sắm nên đã trở thành yếu tố bất lợi trong việc cạnh tranh với siêu thị khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Mặc dù vậy hiện nay chợ truyền thống vẫn là một trong những loại hình bán lẻ hàng hóa có khả năng cạnh tranh lớn nhất với sự phát triển của siêu thị. 2.2. Sự hình thành và phát triển siêu thị ở Hà Nội Từ năm 1995 trước yêu cầu đáp ứng đời sống xã hội siêu thị đã ra đời, đó là mô hình văn minh thương mại rất phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Nếu năm 1995 trên địa bàn thành phố chỉ mới có 3 siêu thị thì đến nay đã có hơn 100 siêu thị. Qua thời gian hoạt động siêu thị dã thể hiện rõ nét một số mặt mạnh hơn hẳn so với các loại hình bán lẻ khác. Bảng 2.3: Sự phát triển của các siêu thị từ 1990-2005 Năm 1990 1993 2000 2001 2002 2004 2005 Hà Nội 0 3 25 32 - - 55 Thành phố Hồ Chí Minh 0 0 24 38 46 - 71 Nguồn: ADB, Siêu thị và người nghèo tại Việt Nam, 2.2.1. Từ năm 1995 đến 1998 Trong giai đoạn đầu của thời kì này, với mục tiêu “ tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thu nhập, phát triển thị trường theo định hướng XHCN thì việc tổ chức tốt thị trường và lưu thông hàng hóa làm cho thương nghiệp thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân một cách hợp lý, tăng tích lũy cho ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân” ngành thương mại buôn bán có một vị trí hết sức quan trọng. Siêu thị ra đời và phát triển nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần hoàn thiện hệ thống phân phối thương nghiệp. Hai siêu thị lần đầu được khai trương ở Hà Nội là siêu thị thuộc trung tâm thương mại số 9 – Đinh Tiên Hoàng ( 1/1995 ) và siêu thị Minimart Hà Nội tầng 2 – chợ Hôm ( 3/1995). Tuy nhiên vào giai đoạn này có rất ít siêu thị được thành lập và hoạt động vẫn còn manh mún, có quy mô nhỏ với mục đích thăm dò, thử nghiệm và nắm bắt nhu cầu cũng như phản hồi của người dân thành phố đối với loại hình bán lẻ mới. *Từ năm 1996 đến năm 1998 Có thể thấy thời kỳ này bắt đầu xuất hiện đủ loại siêu thị với quy mô từ nhỏ đến lớn tập trung ở một số quận lưu thông hàng hóa như Ba Đình, Hoàn KiếmTừ năm 1997 siêu thị Fivimart – 17 Tông Đản (210 Quang Khải) quận Hoàn Kiếm với diện tích kinh doanh 3000m2 được đưa vào hoạt động. Hoạt động của một số siêu thị đã bắt đầu trở lên sôi động hơn, có tác động khá lớn đến việc hình thành, phát triển chung của mạng lưới siêu thị như Citimart – 6 Ngọc Khánh (tháng 8/ 1999 ), siêu thị Hà Nội Marco – 649 Kim Mã (tháng 5/1999), siêu thị Thiên Niên Kỷ - 94 Trần Quốc Toản (tháng 8/1999) So với những năm trước, thời kì này mức sống và dân trí của người dân Hà Nội được nâng cao hơn, xu hướng mua sắm có sự thay đổi, người dân đã quen dần với phong cách mua sắm văn minh nên việc bán lẻ ở siêu thị có mức tăng trưởng cao. Bảng 2.4: Danh sách siêu thị được thành lập và khai trương đưa vào hoạt động trong thời kỳ này Siêu thị Năm thành lập Siêu thị Sao Hà Nội II ( 18 Hàng Bài ) 19/01/1997 Siêu thị 18 Hàng Bài ( 18 Hàng Bài ) 24/01/1997 Siêu thị Fivimart – 17 Tông Đản ( 210 Quang Khải) 04/12/1997 Siêu thị Citimart( HN Tower Shopping Center ) 23/04/1998 Siêu thị số 5 Nam Bộ ( số 5 Lê Duẩn ) 28/01/1999 Siêu thị Hà Nội Marco I ( 649 Kim Mã ) 05/1999 Siêu thị Citimart ( số 6 Ngọc Khánh ) 08/1999 Siêu thị Sinhanco ( 94 – Trần Quang Khải ) 08/1999 Siêu thị Hà Nội Seiyu ( số 8 Phạm Ngọc Thạch ) 01/10/1999 Siêu thị số Hà Nội Marco II 10/1999 2.2.2. Từ năm 1999 đến nay Cho đến nay, mặc dù các siêu thị đã được đầu tư và phát triển khá mạnh ở Hà Nội nhưng kết quả kinh doanh chưa cao do phần lớn siêu thị mới được đầu tư và thời gian hoạt động chưa nhiều, lượng khách thiếu ổn định. Chi phí đầu tư ban đầu của các doanh nghiệp nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện, quản lý và áp lực cạnh tranh quá lớn. Tuy nhiên, hoạt động của các siêu thị ở Hà Nội đã có nhiều khởi sắc so với việc buôn bán ở chợ và các loại hình bán lẻ khác như chất lượng đảm bảo hơn bởi mặt hàng nhập vào đều được kiểm tra đầy đủ, đặc biệt là đồ hộp và thực phẩm tươi sống nên đã thu hút được lượng khách nhiều hơn. Sự ra đời của hàng loạt siêu thị trong những năm gần đây làm cho lĩnh vực hoạt động kinh doanh loại hình này sôi động hẳn lên. Sự phát triển của siêu thị là minh chứng về trình độ tiêu dùng và mức thu nhập của nhiều tầng lớp nhân dân đã được nâng cao, tuy nhiên có thể thấy nhiều nguyên nhân khách quan khác làm cho siêu thị có thể thu hút được khách hàng như hàng kém chất lượng, hàng giả, việc mất trật tự an ninh tại các chợ truyền thống đã tạo ra mặc cảm nơi người tiêu dùng và họ đã tìm thấy sự an toàn, thuận tiện khi đến với siêu thị. Việc ra đời của nhiều siêu thị đã tạo nên sự cạnh tranh rất lớn tất yếu sẽ có sự đào thải. Một số siêu thị được thiết lập nhưng còn thiếu kỹ năng quản lý, kinh nghiệm và chưa có chiến lược, chính sách kinh doanh phù hợp cùng với một số nguyên nhân khác đã không đủ khả năng duy trì, không thể trụ nổi phải lặng lẽ rút khỏi thương trường. Những siêu thị hoạt động có hiệu quả đã tìm được hướng đi phù hợp với đặc điểm môi trường kinh doanh và chú trọng các biện pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Hoạt động của các siêu thị thu được thành công đã dần đi vào nề nếp và mang tính chuyên nghiệp hơn. Trong số siêu thị tồn tại vững vàng nhờ biết đi đúng hướng, có chiến lược, chính sách kinh doanh hợp lý phải kể đến các thương mại hiệu đã có tiếng như, quen thuộc với người dân như siêu thị Fivimart, siêu thị Hapro, siêu thị Citimart Từ năm 2003, lĩnh vực kinh doanh siêu thị có sức hấp dẫn mạnh với các nhà đầu tư nước ngoài và họ đã nhập cuộc, đi đầu phải kể đến tập đoàn Bourbon, tập đoàn Metro. Theo nguồn tin từ bộ kế hoạch và đầu tư, hiện đã có một số tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới đến khảo sát thị trường Việt Nam, bày tỏ sự quan tâm và có kế hoạch thực hiện trong đó có Tesco của Anh – tập đoàn bán lẻ thứ 6 thế giới. Ngoài ra, Wall – mart và Carrefoul, hai nhà bán lẻ nhất nhì thế giới cũng đã đưa Việt Nam vào kế hoạch mở rộng các siêu thị trọng điểm trong thời gian tới. Việc các nhà bán lẻ quốc tế xuất hiện với khả năng vốn lớn, kỹ thuật quản lý hiện đại, nhiều kinh nghiệm cũng như được sự hỗ trợ từ mạng lưới kinh doanh toàn cầu đang gây sức ép vào hệ thống phân phối nhỏ bé còn mang tính tự phát, thiếu bền vững của Việt nam. Tuy nhiên, sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh siêu thị ở Việt Nam đã có tác động mạnh mẽ thúc đẩy các nhà đầu tư trong nước phải cố gắng hơn nữa để có thể duy trì được vị thế hiện nay của mình và làm cho tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Từ năm 2000 đến nay việc phát triển siêu thị của các đơn vị trong nước đã có sự thận trọng hơn trong quyết định đầu tư. Vài siêu thị quy mô nhỏ không đủ khả năng cạnh tranh đã lần lượt rút lui. Ngược lại, các đơn vị kinh doanh thành công tiếp tục phát huy thế mạnh để tăng khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, đầu tư thành lập nhiều siêu thị mới như siêu thị Intimex, siêu thị Thăng Long, siêu thị citimart, siêu thị Favimart, siêu thị HaproCó thể nói sự ra đời và phát triển của siêu thị cũng phù hợp với sự tiến hóa của các loại hình bán lẻ. Tuy nhiên, sự phát triển siêu thị ở thành phố còn mang tính tự phát, mạnh ai đấy làm, hiệu quả hoạt động chưa cao và còn thiếu tính bền vững. Cơ quan quản lý cùng các đơn vị có liên quan đến sự phát triển loại hình này chưa có sự chỉ đạo, hướng dẫn và những quy định cụ thể để có kế hoạch phát triển đúng hướng vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa phù hợp với quy hoạch phát triển chung của thủ đô đất nước. Mặt khác, trước năm 2002 Hà Nội chưa có tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể để phân biệt rõ loại hình siêu thị với cửa hàng tự chọn và cũng không hề quy định như thế nào mới được gọi là siêu thị. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự nhìn nhận, đánh giá của người tiêu dùng, về tính ưu việt của loại hình siêu thị so với loại hình bán lẻ khác, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của siêu thị. 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý kinh doanh siêu thị ở Hà Nội Việc phát triển siêu thị nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và cũng với mục đích ngày càng kiện toàn hệ thống phân phối thương mại. Tuy nhiên thời gian qua, Hà Nội với sự tham gia rất đa dạng của loại hình kinh doanh bán lẻ hàng hóa như chợ truyền thống, cửa hàng bách hóa, cửa hiệu dọc đường phố, thói quen của người tiêu dùng không những tạo ra áp lực cạnh tranh mà còn làm cho siêu thị hết sức lúng túng trong việc tổ chức quản lý, xác định mô hình hoạt động và quy mô phát triển. 2.3.1. Quy mô siêu thị Nếu phân loại theo quy chế siêu thị, trung tâm thương mại ban hành kèm theo quyết định số 1371/2004/ QĐ – BTM thì hiện cả nước có đến 33% số lượng siêu thị chưa đáp ứng được tiêu chuẩn phân hạng siêu thị, 44, 7% số siêu thị thuộc tiêu chuẩn hạng III, 11, 7% thuộc hạng II và chỉ có khoảng 10, 6% đạt tiêu chuẩn siêu thị hạng I. Hà Nội là một trong những thành phố có số siêu thị chiếm 38% số lượng siêu thị của cả nước với hơn 100 siêu thị trong đó chỉ có khoảng 3-4 siêu thị đạt tiêu chuẩn loại I, 10-12 siêu thị đại tiêu chuẩn loại II, còn hầu hết là loại III, thậm chí có khoảng 20% không đạt chuẩn siêu thị. Căn cứ vào diện tích mặt bằng kinh doanh của các siêu thị để phân loại và so sánh cho thấy các siêu thị ở Hà Nội có sự chênh lệch khá lớn về quy mô. Những siêu thị quy mô nhỏ và vừa như siêu thị Sao Hà Nội, siêu thị Hà Nội Marko, siêu thị Giảng Võ, ..được phân bổ ở khu vực nội thành. Tuy nhiên để phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tại Hà Nội hiện nay thì quy mô của các siêu thị thị chưa đáp ứng được, tại một số siêu thị thường xảy ra tình trạng có quá đông khách hàng, đặc biệt vào dịp cuối tuần, lễ, tết, .. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do siêu thị quá nhỏ hoặc do số lượng siêu thị thị chưa đủ và phân bố không hợp lý. Tại Hà Nội cũng như các đô thị khác của cả nước, tình trang sử dụng phương tiện cá nhân như xe gắn máy là khá phổ biến thì các siêu thị ở thành phố hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn về mặt bằng để có thể đáp ứng được yêu cầu giữ xe và bãi đậu xe ô tô của khách hàng, đây chính là trở ngại đối với người tiêu dùng trong việc lựa chọn đi mua sắm ở siêu thị hay các chợ, cửa hiệu dọc đường phố. STT Địa phương (địa chỉ) Tên cửa hàng Chủ sở hữu S_KD (m2) Vốn ĐTXD (Tr.đ) 1 17 Tông Đản Q.HK STFivimart Cty CP Nhất Nam Thuộc HAS (Hội ST Hà Nội) 3.000 350 2 10 Trần Vũ Q.BĐ ST Fivimart Trúc Bạch 3.000 3 163A Đại LaQ.HBT Fivimart Đại La 3.000 4 22-23 Lê Thái Tổ Q.HK ST Intimex Bờ Hồ TTTMại Intimex (Thuộc Tổng Cty XNK Intimex) 1.560 10.000 5 131-135 Hào Nam Q.BĐ ST Intimex Hào Nam 1.800 6 27 Lạc Trung Q.HBT ST Intimex Lạc Trung 1.600 7 649 Kim Mã Q.BĐ ST HN MartKo I Cty TNHH Phương Anh 1.000 8 379 Tây Sơn Q.BĐ ST HN MartKo II 1.000 9 148 Ngọc Khánh Q.BĐ ST HN MartKo III 1.036 Bảng 2.5: diện tích kinh doanh của một số siêu thị tại Hà Nội Khách hàng tự phục vụ là phương thúc bán hàng của siêu thị, điều này tạo ra tính kinh tế cho hoạt động của siêu thị đồng thời cũng thúc đẩy sự ham muốn đối với các mặt hàng có liên quan và các sản phẩm chính yếu khác, có tác động kích thích mua sắm do bị hấp dẫn. Hiện nay, các siêu thị ở Hà Nội đều áp dụng phương tức tự phục vụ, là phương thức bán lẻ thể hiện sự văn minh, tiến bộ, phù hợp với xu thế mua sắm của người dân trong thời đại công nghiệp. Ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, hiên nay vẫn còn nhiều người thích đi siêu thị không phải để mua hàng mà chỉ để đến chơi, tham quan, ngắm hàng hóa và hưởng không khí mát mẻ, nhộn nhịp ở siêu thị, điều này cũng cho thấy sức hấp dẫn và thu hút của khách hàng đối với siêu thị là rất lớn. Bán hàng theo phương thức tự phục vụ tạo điều kiện thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, khiến họ cảm thấy hài lòng vì tạo được niềm vui khi đi mua hàng. Hiện nay các siêu thị tại Hà Nội đặc biệt là hệ thống Fivimart, Hapro đều chú trọng đến việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, vì thế họ cố gắng thiết kế không gian bán hàng tiện nghi, thoải mái, hàng hóa bày trên kệ, tủ ngăn nắp, gọn gàng, dễ thấy, dễ lấy, dễ chọn lựa. Tuy nhiên do hạn chế về diện tích mặt bằng kinh doanh nên một số siêu thị trưng bày tại các quầy ở một số khu vực trong siêu thị qúa dày như Siêu thị Intershop Giảng Võ, Siêu thị Bách Khoa, Siêu thị 66 Bà Triệu, hay việc siêu thị khai thác diện tích cho tư thương thuê mặt bằng đã làm ảnh hưởng đến không khí mua sắm, đôi khi khiến khách hàng cảm thấy khó chịu. Một vấn đề bất cập gây khó khăn cho các nhà quản lý siêu thị ở Hà Nội nói chung và Việt Nam nói riêng là nạn trộm cắp hàng hóa trong siêu thị. Để đề phòng và ngăn chặn vấn nạn này, các siêu thị thường quy định khách hàng phải gửi túi sách trước khi vào, luôn bố trí nhân viên bán hàng, bảo vệ túc trực ở các quầy. Dịch vụ này đã tạo cho khách hàng sự thoải mái, thuận tiện, an toàn khi chọn mua hàng hóa. Tuy nhiên nhiều nơi ngăn tủ còn quá nhỏ, khóa bị hỏng hoặc tủ quá ít mà lượng khách đến siêu thị lại đông nên nhiều người đã không vào mua hàng được chỉ vì lý do an toàn và không gửi được đồ ( như Siêu thị Vinaconex trong Trung tâm Thương mại Tràng Tiền). Đây cũng là một hạn chế mà các siêu thị cần nghiên cứu khắc phục. 2.3.3. Khách hàng của siêu thị Trong giai đoạn đầu khi mới mở cửa, hoạt động của các siêu thị ở Hà Nội mang tính chất thử nghiệm, thăm dò thị hiếu người tiêu dùng ( tâm lý người tiêu dùng Việt Nam thường ưa đồ ngoại ) nên thường bán hàng ngoại nhập với giá cao hơn bên ngoài rất nhiều vì vậy khách hàng đến với siêu thị trong giai đoạn đầu thường thuộc tầng lớp trung lưu. Nhưng với xu thế phát triển của nền kinh tế xã hội, các siêu thị đã chuyển cơ cấu hàng hóa kinh doanh theo hướng phổ cập để tiếp cận với đông đảo người tiêu dùng. Theo khảo sát, khách hàng của các siêu thị hiện nay đa số là những người có thu nhập từ trung bình trở lên và phần đông là công nhân viên chức, học sinh và sinh viên. Số lượng khách đến các siêu thị mua sắm hàng ngày trong tuần rất khác nhau từ một, hai trăm đến bảy, tám trăm lượt trên một ngày ở những siêu thị nhỏ và lên tới con số vài ngàn lượt người trên một ngày ở các siêu thị lớn. Thời gian khách hàng đến siêu thị thường tập trung vào buổi chiều và buổi tối, đặc biệt là thứ 7, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ tết, số lượng khách đến siêu thị có thể tăng lên 3000 – 4000 lượt người/ngày. Tại siêu thị như siêu thị Marko, Đê La Thành, mỗi ngày có gần 1.000 lượt người ra vào mua sắm Tết. Nhất là những ngày nghỉ, khách hàng đứng chen chúc tại các quầy hàng. Nhân viên các bàn thu tiền làm việc cật lực từ sáng đến tối, không lúc nào ngừng nghỉ. Theo một nhân viên phòng tiếp thị của siêu thị, từ đầu tháng 10, Marko đã liên tục nhập về các mặt hàng như đường sữa, rượu bia, hoa quả. Bên cạnh các loại sản phẩm truyền thống như hạt dưa, bí, hướng dương... còn có sự góp mặt của các loại mứt táo, nho khô, hạt điều, hạt bàng, rượu nhập về từ Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan...Đây là dấu hiệu cho thấy việc mua sắm ở siêu thị đã và đang trở thành xu thế chung của người dân thành phố, xu thế văn minh, tiện lợi. Tại siêu thị BigC, được biết, cận Tết, mỗi ngày siêu thị đón tiếp khoảng 40.000 – 50.000 lượt người. Lúc cao điểm, có đến 10.000 người đang mua sắm. Giá trị một lần mua sắm của khách hàng rất khác nhau. Thời gian đầu khi siêu thị mới xuất hiện, giá hàng ở đây thường cao hơn so với bên ngoài 7% - 10% nên người tiêu dùng còn hạn chế sức mua, chủ yếu đi xem, giải trí chứ không nhằm mục đích mua sắm. Căn cứ trị giá trung bình một lần đi mua sắm tại siêu thị cho thấy có 4, 2% số người mua hàng với số tiền dưới 50000, 34, 5% từ 50.000 – 100.000, 52, 1% từ 100.000 – 500.000, 8, 4% từ 500.000 – 1000.000, 0, 8% trên 1000.000. 2.3.4. Hàng hóa trong siêu thị Hàng hóa trong siêu thị phần lớn là hàng tiêu dùng thông thường ( thực phẩm và đồ gia dụng ), cơ cấu tương đối phù hợp với các siêu thị trên thế giới nói chung. Loại hàng thông dụng mà khách hàng thường mua ở siêu thị là đồ hộp, lương thực thực phẩm chế biến, thực phẩm công nghệ ( đường, sữa, bánh kẹo, dầu ăn) và các mặt hàng phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày như xà bông, chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng, quần áo. Điều đáng lưu ý là người tiêu dùng đã có sự thay đổi về thói quen mua sắm, họ thấy tin tưởng, yên tâm hơn vì chất lượng hàng hóa mua ở siêu thị đưpực đảm bảo. Gần đây do nhiều mặt hàng tại các chợ đặc biệt là các mặt hàng như rau, hoa quả, thịt cá, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn, công tác quản lý và kiểm soát kiểm dịch chưa tốt nen đã có nhiều người tiêu dùng đặt niềm tin và mua hàng tại siêu thị. Tuy nhiên, các siêu thị hiện nay vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu ấy vì kinh doanh những mặt hàng này đòi hỏi chi phí cao và phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật nhất định. Danh mục hàng hóa kinh doanh tại các siêu thị của thành phố thường bao gồm nhóm ngành hàng sau: Thực phẩm công nghệ như: đường, sữa, bánh, kẹo, trà, cà phê, Thực phẩm chế biến như: đồ hộp, giò chả, paté, xúc xích, Lương thực chế biến như: mì gói, bột, gạo, - Hóa mỹ phẩm như: chất tẩy rửa, mỹ phẩm, Đồ dùng gia đình bằng nhôm, nhựa, inox, thủy tinh, sành sứ, Hàng may mặc Hàng thực phẩm đông lạnh Hàng tươi sống Trong mỗi siêu thị có khoảng từ 10000 đến 30000 mặt hàng. Trong cơ cấu hàng hóa của siêu thị nói chung thì ngành hàng thực phẩm khoảng 30% - 35%, hàng gia dụng chiếm khoảng 20% - 25%, riêng tỷ trong ngành thực phẩm tươi sống ( rau quả, thịt, cá, ) chiếm tỷ trọng thấp từ 5% - 10%. Tỷ trọng hàng nội địa trên 70%. Tuy nhiên đến nay ở một số siêu thị đặc biệt là siêu thị chuyên doanh như siêu thị điện như Siêu thị điện máy - Nội thất HC Home Center - 36 Phạm Văn Đồng - Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội, Siêu thị điện máy TODIMAX - Điện Biên Phủ - Ba Đình - Hà Nội, thì tỷ lệ hàng trong nước chỉ chiếm từ 50% - 60%. Bảng 2.6: số lượng mặt hàng kinh doanh tại một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội STT Địa Phương (địa chỉ) Tên cửa hàng SLMHKD % Hàng Nội 1 17 Tông Đản Q.HK Siêu thị Fivimart 20.000 60 2 10 Trần Vũ Q.BĐ Siêu thị Fivimart Trúc Bạch 20.000 3 163A Đại La Q.HBT Fivimart Đại La 20.000 4 22-23 Lê Thái Tổ Q.HK Siêu thị Intimex Bờ Hồ 15.000 5 131-135 Hào Nam Q.BĐ Siêu thị Intimex Hào Nam 15.000 6 27 Lạc Trung Q.HBT Siêu thị Intimex Lạc Trung 15.000 7 649 Kim Mã Q.BĐ Siêu thị Hà Nội MartKo I 30.000 80 8 379 Tây Sơn Q.BĐ Siêu thị Hà Nội MartKo II 30.000 85 9 148 Ngọc Khánh Q.BĐ Siêu thị Hà Nội MartKo III 10 7 Đinh Tiên Hoàng Q.HK Trung tâm TMại Đinh Tiên Hoàng 2.000 40 2.3.5. Nhân lực của siêu thị Lực lượng hoạt động của các siêu thị thị ở Hà Nội có sự chênh lệch rất lớn về số lượng và chất lượng. Trước năm 2000 có rất nhiều siêu thị trong thành phố chưa coi trọng đúng mức công tác này ngay từ đầu, vì vậy khi đi vào hoạt động đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên gần đây, các nhà quản trị đã chú ý đến vấn đề này nhiều hơn, có thể thấy qua một vài con số: Bảng 2.7: Số lao động trực tiếp và gián tiếp tại các siêu thị STT Địa Phương (địa chỉ) Tên cửa hàng Tổng LĐ (TT/GT) 1 17- Tông Đản Q.HK ST Fivimart 42/174 2 10- Trần Vũ Q.BĐ ST Fivimart Trúc Bạch 30/89 3 163A Đại La Q.HBT Fivimart Đại La 30/89 4 22-23 Lê Thái Tổ Q.HK ST Intimex Bờ Hồ 65/85 5 131-135 Hào Nam Q.BĐ ST Intimex Hào Nam 50/58 6 649- Kim Mã Q.BĐ ST HN MartKo I 30/180 7 379- Tây Sơn Q.BĐ ST HN MartKo II 50 Có thể nói, nguồn nhân lực đóng một vai trò quyết định đối với sự phát triển siêu thị. Theo Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội - cho biết, ngành bán lẻ VN đã có từ lâu, nhưng hệ thống phân phối hiện đại mới có khoảng 140 siêu thị trong hơn 10 năm nay, trong đó 80% nằm tại Hà Nội và TP.HCM. Nhân lực của ngành mới chỉ có từ 4-5% được đào tạo bài bản, phần lớn có nhược điểm: Thiếu tính chuyên nghiệp trong thị trường bán lẻ hiện đại, thiếu khả năng sử dụng ngoại ngữ tính cộng đồng, chậm thay đổi tư duy với môi trường mới. Nhiều siêu thị chưa nhìn nhận đúng vai trò của người bán hàng, trong khi đó: "họ trực tiếp quan hệ với khách hàng, tạo nên khách hàng quen thuộc - đối tượng góp tới 60% doanh thu của siêu thị" ông Phú nhận xét. Nhiều siêu thị chỉ dừng ở mô hình vừa và nhỏ, vốn và kinh nghiệm còn hạn chế nên chưa chú trọng tới việc đào tạo nhân lực. Công tác dự báo doanh thu chưa tốt cũng dẫn đến việc không dự báo được nhu cầu về nhân lực. Hiện, hệ thống siêu thị mới chiếm từ 12-15% thị phần bán lẻ, dự kiến năm 2020 sẽ tăng lên 35-40%. Như vậy, ngành bán lẻ ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ cần một số lượng đông đảo nhân lực từ giám đốc, trưởng phó phòng, nhân viên bán hàng, thu ngân. 2.3.6. Hoạt động Marketing của siêu thị Trong bối cảnh cạnh tranh trong nội bộ ngành và các đối thủ cạnh tranh bên ngoài rất gay gắt và quyết liệt, các siêu thị đều chú trọng đến chiến lược Marketing bởi đây là công cụ hữu hiệu để các siêu thị nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Trong hoạt động Marketing đáng chú ý là chính sách về giá và chính sách xúc tiến yểm trợ bán hàng. Các siêu thị đều cố gắng theo tiêu chí giá thấp và linh hoạt, họ thường xuyên nghiên cứu, thăm dò giá cả hàng hóa trên thị trường cùng những chiến lược cạnh tranh của đối thủ để đối sách hợp lý cho siêu thị của mình. Thực tế đã chứng minh, những siêu thị cố gắng phấn đấu giảm chi phí bán hàng với giá thấp thường thu hút được khá đông khách hàng như BigC, Fivimart, Hapro Trong hoạt động xúc tiến và yểm trợ bán hàng, các siêu thị đều cố gắng tìm cho mình một phong cách riêng. Siêu thị nào thường xuyên có các hoạt động khuyến mãi thì thu hút đông khách hàng và các siêu th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6163.doc
Tài liệu liên quan