Đề tài Phát triển thị trường cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty Mỹ thuật Trung ương

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1:Tìm hiều về thị trường sản phẩm thủ công mỹ nghệ 6

1. Thị trường là gì? 6

1.1 Khái niệm về thị trường 6

1.2 Phân loại thị trường 7

1.3 Cấu trúc thị trường 8

1.3.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 8

1.3.2 Thị trường cạnh tranh độc quyền 9

1.3.3 Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo 9

1.3 Cung thị trường 10

1.4 Cầu thị trường 11

1.6 Sự phù hợp và mâu thuẫn cung cầu 13

1.7 Thất bại của thị trường cơ sở chính để Nhà nước can thiệp vào nền

 kinh tế 14

1.7.1 Độc quyền thị trường 14

1.7.2 Ngoại ứng 14

1.7.3 Hàng hoá công cộng 15

1.7.4 Thông tin không hoàn hảo 15

1.7.5 Bất ổn định kinh tế 16

1.8 Phát triển và mở rộng thị trường 16

2. Đặc điểm của thị trường thủ công mỹ nghệ 18

2.1 Đặc điểm về sản phẩm 18

2.2 Đặc điểm về khách hàng 20

2.3 Thủ công mỹ nghệ trong sự phát triển kinh tế 21

2.4 Sự quản lý của nhà nước đối với ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ 22

 

 

CHƯƠNG 2: Thực trạng về thị trường tiêu thụ mặt hàng thủ công

 mỹ nghệ của công ty 24

1. Thực trạng chung của cả nước 24

1.1 Đối với nơi sản xuất 29

1.2 Đối với nơi tiêu thụ 32

1.2.1 Thị trường trong nước 32

1.2.2 Thị trường nước ngoài 33

2. Phân tích về thị phần của công ty 38

2.1 Phân tích về sản phẩm của công ty trên thị trường hiện nay 38

2.2 Phân tích về khách hàng 40

CHƯƠNG 3: Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất

 khẩu cho công ty 44

1. Định hướng phát triển thị trường cho hàng thủ công mỹ nghệ và những vấn để đặt ra cho việc mở rộng thị trường 44

1.1 Hướng phát triển thị trường 44

1.2 Một vài kiến nghị để phát triển thị trường 45

1.3 Triển vọng các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010,

 căn cứ để đưa ra hướng phát triển cho công ty 48

1.4 Định hướng của công ty Mỹ thuật Trung ương 51

2. Giải pháp của công ty để phát triển thị trường 53

PHẦN KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

 

doc60 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2421 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển thị trường cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty Mỹ thuật Trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấy Việt Nam đã có mối quan hệ giao thương khá phát triển ra thị trường khu vực và thế giới từ nhiều thế kỷ trước với những thương cảng lừng danh như: Vân Đồn, Phố Hiến Kết quả trục vớt những tầu hàng cổ ngoài khơi cửa Hội thời gian qua đã khẳng định đồ thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là đồ gốm sứ Việt Nam vào khoảng thế kỷ XVII đã rất tinh xảo và đặc sắc, có thể cạnh tranh với đồ sứ Trung Hoa đương đại. giai đoạn 1980- 1992 Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ như chiếu cói, thảm đay, thảm cói, áo kimônô, khăn trải bàn thêu, áo thêu... vào thị trường Liên Xô cũ và các nước Đông âu trong thời gian 1980- 1990 là khá lớn (đặc biệt là năm 1990 kim ngạch đạt tới 135 triệu rúp ). Chính vì thế mà đã gây ra một số ảo tưởng về tính “độc đáo” và “khả năng chiếm lĩnh thị trường cao” của những mặt hàng này. Tính phi thực tế của kim ngạch đã thể hiện rõ vào năm 1991 khi Liên Xô tan rã. Vào năm đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm dường như không còn nữa. Sản phẩm cói, đay, ngô, dừa... chỉ còn bán được cỡ 30 triệu Rúp- USD, giảm tới 80% so với năm 1990 và tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Lúc này thị trường XNK chủ yếu của ta bị đột ngột thu hẹp vì khách hàng của chúng ta lúc đó chủ yếu là các nước XHCN. Việc tiếp cận với thị trường TBCN thì còn hạn chế (do sự cản trở của các chính sách xuất nhập khẩu, do sản phẩm của ta không đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng). Sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bước vào giai đoạn khó khăn, giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đời sống người lao động trong các ngành nghề này. Nhiều cơ sở sản xuất tan rã hoặc phải chuyển sang làm các nghề khác, công nhân mất việc làm hoặc bị giảm thu nhập, đời sống rất khó khăn Sản lượng và giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng giai đoạn này như sau: Bảng 2: Sản lượng và giá trị xuất khẩu thủ công mỹ nghệ giai đoạn 1980- 1992 Mặt hàng 1989 1990 Tăng so với năm trước (%) 1991 Tăng so với năm trước (%) 1992 Tăng so với năm trước (%) Mỹ nghệ (triệu Rúp - USD) 22 23,9 8,64 6,8 -71,55 14,3 110,29 Mây tre đan(triệu Rúp - USD) 54,4 44,0 -19,11 10,8 -75,45 14,8 37,04 Thêu(triệu Rúp - USD) 44,8 50,9 13,62 8,8 -82,71 4,6 -47,73 Thảm len (nghìn m2) 255,0 163,5 -35,88 158,0 -3,36 160,0 1,26 Thảm đay (nghìn m2) 3323,0 4246,0 27,78 1198,0 -71,78 135,0 -88,73 Nguồn: Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà nội- 2004 Để khắc phục hậu quả nghiêm trọng này, những cơ sở sản xuất kinh doanh muốn trụ lại để tồn tại và phát triển đã phải rất chật vật chuyển đổi, cải tiến sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm sáng tạo mẫu mã sản phẩm mới để cạnh tranh; tìm kiếm thị trường, bạn hàng mới; xây dựng quan hệ mua bán mới Giai đoạn 1993 đến nay Mất gần 5 năm lao đao vất vả, dần dần đầu ra cho sản xuất đã được cải thiện, thị trường xuất khẩu mới từng bước được mở rộng, không những thay thế được hệ thống thị trường tiêu thụ đã mất hoặc bị thu hẹp, mà còn mở ra một giai đoạn phát triển mới với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao. Theo thống kê chính thức của Hải quan, năm 1996 xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta đạt kim ngạch 78,6 triệu USD và năm 2000 tăng lên 236,8 triệu USD, tăng hơn 3 lần so với năm 1996( trong khi xuất khẩu chung của cả nước chỉ tăng gần 2 lần). Nếu phân tích sâu theo thống kê chi tiết từng nhóm hàng, thì thực tế kim nghạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cò cao hơn. Năm 1996 xuất sang 71 thị trường đạt 144 triệu USD; năm 2000 xuất sang 119 thị trường đạt 293 triệu USD. Trong đó: Hàng gốm sứ mỹ nghệ, năm 1996 xuất sang 59 thị trường đạt kim ngạch 22,7 triệu USD, năm 2000 là 92 thị trường và 109,4 triệu USD; Hàng Mây tre đan, năm 1996 tương ứng là 56 thị trường và 37 triệu USD, năm 2000 là 76 thị trường và 67 triệu USD; Ngoài ra, các nhóm hàng đồ gỗ mỹ nghệ, hàng thêu ren, thổ cẩm, thảm các loại cũng có bước phát triển mới. Bảng 3: Số lượng thị trường và kim ngạch xuất nhập khẩu. Năm Gốm sứ mỹ nghệ Mây tre đan Số lượng thị trường Kim ngạch xuất khẩu (tr USD ) Số lượng thị trường Kim ngạch xuất khẩu (tr USD) 1996 59 22,7 56 37 2000 92 109,4 76 67 Tỷ lệ tăng (2000/1996) 33 381,94(%) 20 81,08(%) Nguồn: Tạp chí thương mại số 32-33/2001, trang 44 Trong số liệu nêu trên, chưa kể đến nhóm hàng đồ gỗ gia dụng mà chủ yếu đều là hàng thủ công được thống kê trong nhóm mặt hàng gỗ chế biến, cũng chưa kể đến hàng trang sức, trạm bạc được thống kê chung trong nhóm hàng kim cương, đá quý Theo thống kê, trong 10 năm của thập niên 90, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam liên tục tăng với nhịp độ rất cao. Năm 1991 chỉ đạt mức 6,8 triệu rúp – USD, đến năm 1993 đạt được 20,5 triệu rúp – USD, năm 1996 là 124 triệu USD, năm 1999 đạt 168 triệu USD. Năm 2000 xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt khoảng 237 triệu USD, bằng 1/3 kim ngạch xuất khẩu gạo và vượt lên trên kim ngạch xuất khẩu điều, tiêu, cao su, rau quả, than đá, chè, lạc. Tuy hiện nay chỉ chiếm 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu chung nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có ý nghĩa đột phá lớn để góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Biểu đồ: Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Nguồn: Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà nội- 2004 Hiện nay, gốm hiện đại Việt Nam cũng đang rất được ưa chuộng tại thị trường Châu âu, vốn là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Khách Châu âu khi tiếp cận với các mặt hàng gốm đất đỏ Việt Nam đã đánh giá rất cao và gọi dòng sản phẩm này là: “Sài Gòn- Italy”. Một mặt hàng khác cũng đang hứa hẹn tăng thị phần trên thị trường thế giới là đồ gỗ mỹ nghệ, dự kiến mỗi năm sẽ xuất khẩu được khoảng 40 triệu USD đến các nước như: Đài Loan, Nhật, Pháp, Italy, Tây Ban Nha Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết cũng góp phần mở rộng khả năng phát triển thêm thị trường Bắc Mỹ. Tuy vậy tính đến thời điểm này, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vẫn chưa cao, chưa phản ánh đúng tiềm năng của ngành hàng này. Đến nay mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam đã xuất hiện trên gần 120 nước và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục trên thế giới. Trong đó, các thị trường có kim ngạch lớn nhất năm 2000 là: Nhật, Pháp, Đức, Anh, Đài Loan, Hà Lan, Mỹ, Hồng Kông, Hàn Quốc, Italy, Đan Mạch. Tổng kim ngạch của 15 thị trường này là 203,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 86% kim ngạch hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam năm 2000. Thực tế cho thấy, các ngành hàng như: dệt may, giầy dép tuy kim ngạch thống kê cao nhưng thực thu lại thấp, chỉ đạt khoảng 20% giá trị xuất khẩu do vẫn phải nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài, phải đầu tư lớn cho dây chuyền sản xuất, khấu hao cao. Đó là chưa kể lợi nhuận thu được từ nhiều đơn hàng gia công mà các doanh nghiệp dệt may đang nhận là vô cùng thấp. Trong khi đó giá trị thực thu từ các mặt hàng thủ công mỹ nghệ là 95 đến 97% do hoàn toàn sử dụng nguyên liệu có sẵn trong nước, ít phải đầu tư vào cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất. Mặt khác, các công đoạn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ lại phù hợp với nhiều đối tượng lao động khác nhau cả về tuổi tác và năng lực. Theo các con số thống kê, giá trị lợi nhuận xuất khẩu thực thu của 1 triệu USD từ hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tương đương với 4,7 triệu USD từ dệt may. Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn cũng đã đưa ra chỉ tiêu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đến năm 2005 phải đạt giá trị xuất khẩu 4 triệu tấn gạo. Điều đó cho thấy vị thế của ngành hàng này đang được nâng lên trong sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội. Hiện có một số vấn đề còn đang tồn tại khiến cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam chưa tiếp cận được nhiều với thị trường thế giới. Đó là giá thành của hàng Việt Nam còn cao hơn giá thành của hàng trong khu vực khoảng 10%, cao hơn hàng Trung Quốc khoảng 15%. Nguyên nhân chủ yếu không hoàn toàn từ sản xuất mà do chi phí trung gian quá cao. Do đó, điều này hoàn toàn có thể khắc phục được nếu có sự phối hợp đồng bộ của các ngành chức năng. Bộ khoa học công nghệ cũng cần phải quan tâm đúng mức hơn nữa tới vấn đề đầu tư phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Những thiết bị sản xuất hàng loạt chính là giải pháp hữu hiệu góp phần hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng những yêu cầu của đông đảo bạn hàng trên thị trường thế giới. Một vấn đề khác là hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp cận với thị trường của chúng ta còn yếu. Đối với nơi sản xuất Hàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm trang trí nên ngoài những đòi hỏi về tính tiện dụng còn có yêu cầu rất cao về tính độc đáo trong kiểu dáng và mẫu mã. Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chẳng mấy quan tâm đến việc đầu tư thiết kế, thay đổi mẫu mã. Tình trạng này khiến cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam dần mất đi tính truyền thống, kém đa dạng mẫu mã, mất thế chủ động. Các doanh nghiệp đa số đi theo hướng làm theo đơn đặt hàng, khách hàng cung cấp mẫu, khá nhiều trường hợp khách hàng cung cấp cả nguyên vật liệu. Hiện nay, mẫu mã vẫn được coi là rất quan trọng của một cơ sở sản xuất. Bí mật mẫu mã là vấn đề được phần lớn các cơ sở sản xuất coi là cốt tử. Theo hội đồng quốc tế các hội thiết kế (ICSID) thì kiểu dáng là yếu tố vô cùng quan trọng, nó đóng góp tới 85% trong việc ra quyết định mua của khách hàng. Tuy vậy các nhà sản xuất lại chẳng mấy quan tâm việc tạo ra mẫu mới, thường là thấy mẫu nào chạy thì làm theo. Việc làm các sản phẩm truyền thống nhưng không bán được khiến các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam chuyển sang làm theo mẫu do khách đặt, thay vì đầu tư sáng tạo các mẫu mới, vừa phù hợp với tập quán sử dụng, vừa giữ được bản sắc Việt Nam. Tình trạng này khiến cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam dần mất đi tính truyền thống, kém đa dạng mẫu mã, mất thế chủ động và dần sang bị động, ngồi đợi mẫu của khách hàng. “Bán cái khách cần” không có nghĩa là bán cái họ đặt mà phải chủ động tìm ra nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng, biến nó thành hàng hoá từ “những cái mình có”. Có thể thấy các doanh nghiệp đều đi theo khẩu hiệu “ bán cái khách hàng cần chứ không phải bán cái mình có”. Các doanh nghiệp đều rất quan tâm đến thị hiếu, nhu cầu của khách hàng. Nhưng cũng vì lý do đó mà các doanh nghiệp đều ở trong thế bị động và mất dần tính chủ động của mình. Một tình trạng chung đối với rất nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của nước ta hiện nay là chưa có thương hiệu cho riêng mình. Các cơ sở sản xuất có thể dễ dàng “ăn cắp” mẫu mã của nhau cho dù không có sự đồng ý của người chủ để in catalogue chào hàng. Một mẫu mã được tung ra, chỉ vài ngày sau đã thấy xuất hiện mẫu tương tự trên thị trường. Một thực tế khác là hiện có khá nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã tạo được trang web để giới thiệu sản phẩm ra thị trường thế giới. Nhưng việc cập nhật mẫu mã mới thường xuyên đồng nghĩa với việc tạo điều kiện để người khác có thể bắt chước một cách dễ dàng mẫu đó. Khi thị trường xuất khẩu càng mở rộng, điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp bởi tính độc đáo của sản phẩm không còn và dễ xảy ra cạnh tranh không lành mạnh. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được những vấn đề nêu trên, nhưng việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm thủ công không hề dễ dàng. Nếu đăng ký một nhãn hiệu chung cho cả lô thì rất dễ bị làm nhái, còn đăng ký kiểu dáng cho từng sản phẩm thì doanh nghiệp không thể theo kịp hoặc tốn rắt nhiều chi phí vì hàng thủ công phải thường xuyên thay đổi mẫu mã. Vì vậy, hiện nay chỉ có một số ít các doanh nghiệp là có đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng cho những mặt hàng truyền thống lâu năm để xuất khẩu. Đối với các nhà quản lý hiện nay cũng chưa thực sự có biện pháp hữu hiệu để bảo hộ mẫu mã cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ, vì việc xét duyệt đăng ký kiểu này chưa xong, cơ sở đã cho ra kiểu mới. Bên cạnh đó, vấn đề nguyên liệu đầu vào cũng là một vấn đề khó khăn. Nguồn tài nguyên thì ngày càng cạn kiệt, lại được bán thô qua Trung Quốc nên nguyên liệu vốn đã thiếu lại càng thiếu. Nguyên liệu thực vật, do được xử lý chưa tốt, thường biến dạng khi có thay đổi về thời tiết, thậm chí phát sinh mốc, mọt ngay trên đường vận chuyển. Nhiều mặt hàng về gỗ của chúng ta khi đem ra các nước châu âu( các nước có thời tiết khô) rất dễ bị nứt nẻ. Có thể nói các sản phẩm chất lượng còn kém và chưa đồng đều. Sản xuất phân tán góp phần làm cho khâu hoàn thiện sản phẩm trở nên không đồng đều, lô tốt lô xấu lẫn lộn . Hoạt động sản xuất kinh doanh còn mang tính tự phát, thiếu sự tổ chức hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp lớn. Hiện nay, cả nước có hàng nghìn làng nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ(riêng sản xuất đồ gỗ gia dụng có khoảng 1000 làng nghề). Các cơ sở sản xuất thì chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc là hộ sản xuất kinh doanh vốn ít, không đủ điều kiện để đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị; thiếu thông tin về thị trường về cả trong và ngoài nước. Công nghệ lạc hậu, vốn ít, hoạt động mang tính tự phát đã dẫn đến một vấn đề mang tính xã hội. Tình trạng ô nhiễm môi trường khá phổ biến ở các nơi sản xuất. Vấn đề môi trường không chỉ ảnh hưởng tới những người lao động mà còn ảnh hưởng tới cả người dân sống trong vùng. Có thể thấy ở làng gốm Bát Tràng một làng sản xuất gốm khá nổi tiếng ở nước ta. Với diện tích sản xuất khoảng 43ha/164 ha của toàn xã (không gian khá chật hẹp), nhưng lại có đến 1400 lò hộp và lò ga thường xuyên hoạt động, có khoảng 2430 lao động xã và 5500- 6000 lao động từ nơi khác đến. Nhiệt độ của vùng cao, khí CO2 (một loại khí độc hại), bụi được thải ra khá nhiều gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân trong vùng. Sản xuất ra một tấn sản phẩm thì thải ra 1,4 tấn xỉ- 0,8 tấn bụi- 0,14 tấn phế phẩm. Theo ước tính mỗi ngày ở nơi đây 1,4 tấn bụi và 11,99 tấn CO2. Đối với nơi tiêu thụ Thị trường trong nước Có thể thấy thị trường trong nước hiện nay còn khá nhiều bất cập trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và những đòi hỏi khắt khe của việc hình thành một thị trường lưu thông hàng hoá, dịch vụ theo hướng văn minh hiện đại phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thị trường mặt hàng thủ công mỹ nghệ trong nước còn xuất hiện những bất ổn về quan hệ cung cầu (cung lớn hơn cầu). Mặt hàng chỉ chủ yếu được tiêu thụ ở thành thị, ở các khu vực nông thôn sức mua còn kém. Và đây là mặt hàng trang trí ( không phải là mặt hàng thiết yếu) lại có nhiều hàng hoá thay thế nên đa số cầu tập chung vào những người có thu nhập cao. Hơn nữa, hàng hóa của Việt Nam lại đang phải cạnh tranh với một lượng lớn hàng hoá của Trung Quốc. Đây là những mặt hàng có chất lượng không tốt nhưng hình thức đẹp, giá rẻ, phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân. Nhìn chung sức tiêu thụ mặt hàng này trong nước còn yếu, cần có những mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển thị trường trong nước trong những năm tới. Để thị trường trong nước giữ vai trò quan trọng là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và là nhân tố quyết định đẩy mạnh xuất khẩu cần phải giữ cho thị trường trong nước ổn định, văn minh phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ còn có thị trường du lịch. Đây cũng là một thị trường hết sức quan trọng, là một thị trường tiềm năng cần khai thác nhiều hơn. Hiện nay, lượng khách du lịch vào nước ta ngày càng đông, điều này cũng có nghĩa là cầu của mặt hàng thủ công mỹ nghệ càng tăng. Vì sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính nghệ thuật cao, tính đặc thù của văn hoá Việt, nên khách du lịch rất thích để mua làm quà. Thực tế cho thấy các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của chúng ta tiêu thụ trong nước chủ yếu là bán cho khách du lịch. 1.2.2 Thị trường nước ngoài Trước đây thị trường của chúng ta chủ yếu là các nước Đông âu, các nước Liên Xô cũ. Trong giai đoạn mở cửa hội nhập hiện nay, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt và có chỗ đứng ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng khách hàng chủ đạo vẫn là các nhà nhập khẩu và các nhà phân phối. Bảng 4: Số lượng thị trường nước ngoài của sản phẩm Năm 1990-1997 2000 Tỷ lệ tăng 2000 so với giai đoạn trước 2002 Tỷ lệ tăng năm 2002/2000 Quốc gia 50 100 50 133 33 Nguồn: Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà nội- 2004 Bảng 5: Giá trị xuất khẩu một số sản phẩm năm 2002- 2003 Mặt hàng 2002 2003 Lượng trị giá (1000 USD) Lượng trị giá (1000 USD) Gốm sứ 123480 336757 Mây tre cói 107921 Sơn mài, mỹ nghệ 50996 Thảm 5344 Thêu 52673 Nguồn: Kỷ yếu xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 2002, nhà xuất bản thống kê- 2004 Giá trị xuất khẩu của các sản phẩm trong những năm gần đây đều cao. Tiêu biểu là mặt hàng mây tre đan có tổng giá trị xuất khẩu là 107921 (1000 USD) trong đó chủ yếu là xuất sang Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan; sản phẩm gốm sứ có tổng giá trị xuất khẩu là 123480 (1000 USD); sơn mài mỹ nghệ là 50996 (1000 USD); sản phẩm thêu là 52673 (1000 USD). Cụ thể giá trị xuất khẩu của từng thị trường như sau Bảng 6: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm ở một số thị trường chính năm 2002 Mây tre, cói: 107921 (1000 USD) Gốm sứ: 123480 (1000 USD) stt Thị trường Giá trị xuất khẩu (1000 USD) stt Thị trường Giá trị xuất khẩu (1000 USD) 1 Nhật Bản 23330 1 Đức 19813 2 Hồng Kông 12645 2 Pháp 12477 3 Đài Loan 10392 3 Anh 12300 4 Đức 7493 4 Mỹ 11011 5 Pháp 5806 5 Hà Lan 10451 6 Tây Ban Nha 4880 6 Nhật Bản 9284 7 Mỹ 4665 7 Ôxtrâylia 6966 8 Hàn Quốc 4143 8 Hàn Quốc 4583 Sơn mài mỹ nghệ: 50996 (1000 USD) Thêu: 52673 (1000 USD) stt Thị trường Giá trị xuất khẩu (1000 USD) stt Thị trường Giá trị xuất khẩu (1000 USD) 1 Pháp 30656 1 Nhật Bản 25553 2 Hồng Kông 8720 2 Đài Loan 6774 3 Ôxtrâylia 3459 3 Mỹ 5008 4 Nhật Bản 3242 4 Hàn Quốc 3410 5 Hàn Quốc 1683 5 Đức 2986 6 Mỹ 1040 6 ý 1610 7 Thái Lan 951 7 Anh 1571 8 ý 251 8 Pháp 891 Nguồn: Kỷ yếu xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 2002, nhà xuất bản thống kê- 2004 Thị trường của mặt hàng tương đối lớn, nhưng nhìn chung có thể phân chia thành những nhóm thị trường chính như sau: Thị trường Nga và các nước SNG. Đây là thị trường truyền thống của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Các nước này từng một thời là thị trường rất rộng lớn đối với Việt Nam. Từ sau 1990, do biến động kinh tế, chính trị nên việc xuất hàng qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mấy năm trở lại đây, thị trường này từng bước được khôi phục. Đây là thị trường khá dễ tính và quen thuộc đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, nếu được khôi phục sẽ tạo ra sức hút lớn đối với doanh nghiệp. Bởi thực tế, Việt Nam đã xuất hàng qua thị trường này từ hồi bao cấp, hầu như phía bạn không đòi hỏi gì nhiều về chất lượng kiểu dáng sản phẩm, chủ yếu là nhập hàng giá rẻ. Thị trường Nhật Bản Nhật Bản là nước có nhu cầu lớn nhất đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, trong suốt 10 năm qua. Đó là các mặt hàng đồ gỗ, gốm sứ, mây, tre, lá. Hàng năm người Nhật nhập khẩu đồ gốm sứ từ các nước khác lên tới 80 triệu USD, trong đó nhập từ Việt Nam khoảng 60 triệu USD. Ngoài ra, không ít các sản phẩm như thảm len, các loại hàng thủ công cỡ nhỏ, đồ nội thất bằng mây tre của các nước đang chiếm ưu thế trên thị trường Nhật trong những năm gần đây. Mặc dù là thị trường lớn nhưng hàng Việt Nam hiện chỉ chiếm 1,45% trong tổng kim ngạch hàng nhập khẩu của Nhật. Đây là con số khá khiêm tốn. Tuy nhiên thì hiện nay người tiêu dùng Nhật khá ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ và đồ lưu liệm nhập khẩu từ Việt Nam. Và theo một số ý kiến thì hình thành “mốt” mua hàng tạp hoá của Việt Nam tại Nhật. Đây đúng là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường khó tính này. Thị trường Mỹ Đến nay, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có mặt tại Mỹ chủ yếu qua các kênh mua hàng đơn lẻ và các cửa hàng kinh doanh bán lẻ. Các hệ thống phân phối lớn ở Mỹ chưa nhập hàng hoặc nếu có nhập hàng thì nhập qua nước thứ 3 chứ chưa quan hệ trực tiếp với các doanh nghiệp Việt Nam. Người tiêu dùng Mỹ không đòi hỏi những sản phẩm mây tre cầu kỳ hay có tính mỹ thuật cao, nhưng đặc biệt quan tâm tới tính tiện ích của sản phẩm. Các nhà nhập khẩu Mỹ cũng không thích làm ăn với các công ty thương mại đơn thuần ở các nước xuất khẩu, mà thích quan hệ trực tiếp với nhà sản xuất. Trên thực tế, nhiều công ty nhập khẩu Mỹ đến nước ta mua hàng của các công ty thương mại, nhưng sau đó lại tự tìm đến các cơ sở sản xuất để mua hàng. Thị trường Mỹ có nhu cầu rất lớn đối với mặt hàng gốm sứ và đồ dùng bằng gỗ nguyên liệu lâm sản. Xét riêng đối với hàng gốm sứ, năm 1997 Mỹ nhập khẩu 3,1 tỷ USD và dự báo hàng năm tăng từ 7%-15%. Năm 1998, Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ 756 triệu USD hàng gốm sứ. Trong khi đó nước ta chỉ xuất khẩu được một số chủng loại, đạt kim ngạch 2,5 triệu USD tăng gấp đôi năm 1997. Tương tự như vậy đối với mặt hàng gỗ mỹ nghệ, năm 1999 tổng giá trị nhập khẩu các loại đồ dùng làm từ gỗ, nguyên liệu lâm sản khác của Mỹ là 20,4 tỷ USD ( kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ, mây tre đan là 5,5 tỷ USD, ghế các loại có khung gỗ là 4,9 tỷ USD) nhưng tổng giá trị nhập khẩu từ các doanh nghiệp Việt Nam chỉ ở mức 4 triệu USD ( trong đó đồ gỗ, mây, tre chiếm 2,9 triệu USD, ghế các loại có khung là 0,7 triệu USD). Nguyên nhân là mặt hàng này khi xuất sang Mỹ phải chịu mức thuế xuất nhập khẩu rất cao vì chưa được hưởng quy chế MFN. Thị trường Mỹ là một thị trường tiêu thụ lớn và có thể thu lợi ích xuất khẩu cao, nhưng chế độ mậu dịch chặt chẽ và khả năng tiếp cận thị trường bị hạn chế. Do đó, các sản phẩm của chúng ta khi xuất sang thị trường này phụ thuộc nhiều vào chính sách mậu dịch của Mỹ, nhất là việc áp dụng quy chế Tối huệ quốc đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Trước đây để thâm nhập vào thị trường này hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chủ yếu là phải thông qua các nước trung gian như Đài Loan, Hồng Kông Tuy vậy, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện nay vẫn được các doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng Mỹ đánh giá cao về chất lượng và mẫu mă. Sau khi hiệp định Việt- Mỹ được ký kết ngày 13/7/2000, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước. Cũng từ đây các doanh nghiệp và hàng hoá của Việt Nam có điều kiện thuận lợi mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ. Khi Hiệp định được thực thi, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được cắt giảm đáng kể. Các hàng hoá Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ (gồm 42) mặt hàng khi đã được hưởng MFN sẽ giảm từ 35% xuống còn 4,9%. Nhưng sau khi Việt Nam và Mỹ thực hiện việc cắt giảm thuế quan và giảm thiểu các biện pháp phi thuế quan thì Việt Nam phải đối mặt với một vấn đề là sự cạnh tranh của hàng hoá cùng loại ở trên thị trường Việt Nam và thị trường Mỹ. Năm 2003, xuất khẩu hàng mây tre của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 31,2 triệu USD, chiếm khoảng gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre của cả nước. Tại thị trường Mỹ, hàng mây tre của nước ta đứng thứ 8 về giá trị sau các nước Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, ấn Độ, Canada Hàng mây tre của Việt Nam vào Mỹ có mức thuế 5%, một số sản phẩm được miễn thế như chiếu cói, thảm, mành làm từ song mây Hàng mây tre của Việt Nam đang gặp phải sự cạnh tranh không nhỏ từ sản phẩm cùng loại của Philippin, Inđônêxia, Thái Lan và một số nước khác đang được hưởng mức thuế suất bằng 0. Nhìn chung hàng mây tre của Việt Nam vào Mỹ không cần phải giấy phép nhập khẩu, nhưng lại bị điều chỉnh bởi một số luật khác trong đó có Luật kiểm dịch thực vật, Luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng, Công ước quốc tế về động thực vật hoang dã. Các cơ quan chức năng của Mỹ có thể còn yêu cầu bên xuất khẩu phải đảm bảo rằng lô hàng xuất đi không được sản xuất từ những thực vật có nguy cơ tuyệt chủng hoặc những thực vật có chứa mầm bệnh gây hại cho nông nghiệp và môi trường sinh thái. Thị trường EU Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, EU là thị trường có tiềm năng lớn đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam, trong đó tập chung vào một số loại sản phẩm chính là đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gốm sứ, các mặt hàng mây tre đan. Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ gia dụng của nước ta tăng tới 50%/năm. EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất các sản phẩm này của Việt Nam, trong đó Pháp đứng đầu với 29,1%; Anh 24,3%; Italia 12,6%; Hà Lan 9%; chiếm 4% là các nước Bỉ, Đan Mạch, Đức, áo, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển Phân tích thị phần của công ty. Công ty Mỹ thuật Trung ương kể từ ngày thành lập ngày 12/5/1978 đến nay đã nhiều năm được vinh dự là một trong 3 Công ty cấp 1 trực thuộc Bộ văn hoá- thông tin. Với các chức năng chính là: Lập dự án đầu tư, khảo sát thiết kế, sáng tác thi công các tượng đài, tranh hoành tráng, tranh nghệ thuật lịch sử, bảo tàng, sản xuất kinh doanh các mặt hàng mỹ thuật, mỹ nghệ, vật tư thiết bị chuyên ngành mỹ thuật văn hoá, trang trí nội thất Hiện nay, trụ sở chính của công ty đặt tại số 1 Giang Văn Minh- Ba Đình – Hà Nội. Bảng 7: Tài sản và vốn của công ty Mỹ thuật Trung ương (1/1/2000) Mã đơn vị Lao động Tổng tài sản (triệu đồng) Vốn kinh doanh (triệu đồng) 909128 141 13914 4285 Nguồn: số liệu về tài sản và vốn của doanh nghiệp nhà nước (1/1/2000) Hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3050.doc
Tài liệu liên quan