Đề tài Phong cách lãnh đạo của Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư đoàn khoa kế toán, kiểm toán trong hội trại truyền thống 26/3/2011

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 5

1.1 Các khái niệm 5

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo 10

Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGUYỄN THỊ KIM NGÂN - BÍ THƯ ĐOÀN KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TRONG HỘI TRẠI TRUYỀN THỐNG 26/03/2011 12

2.1 Giới thiệu về Nguyễn Thị Kim Ngân 12

2.2 Thực trạng về phong cách lãnh đạo của Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán trong hội trại truyền thống 26/03/2011 13

2.3 Phân tích thực trạng về phong cách lãnh đạo của Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán trong hội trại truyền thống 26/03/2011 15

2.4 Đánh giá 17

Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGUYỄN THỊ KIM NGÂN - BÍ THƯ ĐOÀN KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TRONG HỘI TRẠI TRUYỀN THỐNG 26/03/2011 20

3.1 Mục tiêu của giải pháp 20

3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện phong cách lãnh đạo của Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn khoa Kế toán - Kiểm toán trong hội trại truyền thống 26/03/2011 21

KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4891 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phong cách lãnh đạo của Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư đoàn khoa kế toán, kiểm toán trong hội trại truyền thống 26/3/2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc thiết lập. Tận dụng sự thảo luận của nhiều người để kết nối những tài năng và kiến thức của từng nhân viên riêng lẻ để đạt được mục tiêu đề ra là phong cách của nhà lãnh đạo này. Ra quyết định: Đặt câu hỏi trước khi ra quyết định là phong cách của các nhà lãnh đạo dân chủ. Quyết định chỉ được đưa ra sau khi có sự cộng tác và phối hợp của nhân viên. Cả nhà lãnh đạo và nhân viên đều đóng vai trò chủ động, tích cực trong việc xác định vấn đề, đánh giá sự lựa chọn và ra quyết định. Quá trình kiểm soát: Nhà lãnh đạo và nhân viên cùng kiểm soát quá trình thực hiện và thảo luận xem cần phải tiến hành những hành động nào. Công việc sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi cả hai bên cùng cởi mở và có những điều chỉnh khi thấy cần thiết. Sự ghi nhận kết quả: Các nhà lãnh đạo ghi nhận những thành quả đóng góp của các nhân viên trong cuộc thảo luận, xây dựng ý tưởng cùng với người khác và gợi mở ra những ý tưởng mới. Phong cách lãnh đạo dựa trên trao đổi và thảo luận đặc biệt thích hợp khi cần câu trả lời cho các vấn đề. Phong cách thảo luận thường có hiệu quả khi nhân viên là những người có chính kiến riêng và tự tin nói ra chính kiến của mình. Nhà lãnh đạo sẽ xác định những gì cần phải làm và làm như thế nào để tăng sự ràng buộc của nhân viên với những gì sẽ xảy ra. Ưu điểm: Nhân viên thích lãnh đạo hơn. Phát huy tính sáng tạo của nhân viên. Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ. Năng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo. Nhược điểm: Nếu người cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng phong cách này mà là người nhu nhược sẽ dẫn đến tình trạng theo đuôi quần chúng, các quyết định đưa ra chậm chạp để lỡ mọi cơ hội thuận tiện. 1.1.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do Những nhà lãnh đạo sử dụng phong cách này thường giải thích hoặc có những cam kết về các công việc cần được thực hiện và khi nào phải hoàn thành công việc đó. Còn cách thức làm việc thì toàn quyền do người nhân viên quyết định. Cách truyền đạt mệnh lệnh: Đối với những công việc cần thực hiện, các giao tiếp có thể chỉ là một chiều. Trong nhiều trường hợp khác lại là hai chiều. Giao tiếp để xem xét lại những gì đã được thực hiện và cách ngăn ngừa những cản trở trong quá trình thực hiện. Cách thiết lập mục tiêu: Cũng giống như cách thức giao tiếp, mục tiêu có thể được nhà lãnh đạo thiết lập ngay hoặc có thể đưa ra sau khi đã thảo luận với nhân viên. Thất bại trong sự giao phó, ủy thác công việc có thể do nhân viên không hiểu nhà lãnh đạo mong gì ở mình hoặc không tự tin vào chính sự giao phó đó. Ra quyết định: Quyết định thực hiện nhiệm vụ được chuyển cho nhân viên. Người nhân viên có quyền chọn lựa những phương cách thích hợp để đạt được kết quả mong đợi. Nhà lãnh đạo phải tránh “tiếp tục duy trì sự giao phó” khi nhân viên không muốn tự ra quyết định mà tìm cách “trả lại” quyền ra quyết định cho nhà lãnh đạo. Quá trình kiểm soát: Nhà lãnh đạo thuộc phong cách này thường quyết định cách thức kiểm soát công việc. Số lần kiểm soát phụ thuộc vào tính chất ưu tiên của nhiệm vụ và người thực hiện nó. Cung cấp thông tin phản hồi là trách nhiệm của nhân viên. Việc giữ để nhà lãnh đạo không nổi giận và mất bình tĩnh, đặc biệt khi kế hoạch bị chệch hướng, là điều rất quan trọng. Sự ghi nhận kết quả: Nhà lãnh đạo thường khen thưởng và ghi nhận những ai chứng minh được khả năng làm việc một cách độc lập. Phong cách lãnh đạo này rất thích hợp khi nhân viên là người hiểu biết, có kỹ năng và động lực để hoàn thành công việc. Bởi vì, những nhân viên có kinh nghiệm sẽ không cần một nhà lãnh đạo nói rằng họ phải làm gì. Họ muốn tự do lựa chọn cách thức thực hiện công việc. Phong cách lãnh đạo này cũng tạo cho các nhà lãnh đạo có nhiều thời gian để dành cho việc thực hiện các nhiệm vụ khác như xây dựng các tiêu chuẩn, suy nghĩ chiến lược và lên kế hoạch. Ưu điểm: Mỗi thành viên trong nhóm đều có khuynh hướng trở thành chủ thể cung cấp những tư tưởng, ý kiến để giải quyết những vấn đề cốt lõi do thực tiễn đặt ra. Các thành viên có quyền tham gia vào quyết định các việc lớn của tổ chức nên khai thác được tính sáng tạo của nhân viên và vì vậy có nhiều phương án giải quyết một vấn đề. Tạo cho nhân viên thoải mái trong công việc, không bị gò bó, dẫn đến hiệu quả công việc có thể cao hơn. Phong cách này phù hợp với các nhà lãnh đạo không có khả năng quyết đoán cao và chính xác, mọi việc được đưa ra bàn bạc và giảm được các sai lầm do quyết định của nhà lãnh đạo. Nhược điểm: Đôi khi tự do quá, người lãnh đạo không kiểm soát được công việc, và có thể dẫn đến mục tiêu không hoàn thành. Dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người lãnh đạo, dẫn tới tình cảm cô đơn, tùy tiện, lơ là công việc cho dù bản thân rất phù hợp với công việc đó. 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện và được biểu diễn bằng công thức phong cách lãnh đạo bằng công thức: cá tính x môi trường. Trong đó, cá tính là yếu tố khó có thể thay đổi vì đó là tính cách của con người. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường cũng góp phần không nhỏ trong việc hình thành phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo. Trước tiên, ta nói tới hoàn cảnh lịch sử môi trường công tác, nó có tác động rất lớn tới phong cách lãnh đạo. Phần lớn các nhà lãnh đạo thường áp dụng phong cách làm việc của môi trường trước đó để làm việc trong môi trường hiện tại. Bởi vì môi trường trước đã tạo cho họ một thói quen nghề nghiệp, khó mà thay đổi được. Tiếp theo là môi trường đào tạo, nếu được học tập trong một môi trường tốt, có kỉ luật cao, nhưng mọi việc đều mang tính dân chủ, tự do hay độc đoán, thì người lãnh đạo sau này cũng sẽ làm việc theo phong cách đó, do họ đã có một thời gian khá dài tiếp xúc với môi trường như thế nên nó góp phần làm nên phong cách lãnh đạo của họ Một yếu tố không kém phần quan trọng nữa là tâm lý của nhà lãnh đạo. Với bất kì ai cũng vậy, lúc mới bắt đầu công việc họ đều có phần nào đó e ngại, kiêng nể những người khác, không dám bộc lộ hết phong cách lãnh đạo của mình. Sau một thời gian, mọi việc tiến triển tốt đẹp thì họ sẽ thể hiện hết phong cách của mình. Yếu tố cuối cùng là trình độ và năng lực của nhà lãnh đạo. Một người có trình độ chuyên môn cao, năng lực tốt thường sẽ chọn cho mình phong cách độc đoán để mọi việc được giải quyết một cách hiệu quả nhanh chóng. Ngược lại, một nhà lãnh đạo không nắm vững kỹ năng chuyên môn sẽ không dám một mình quyết định mọi việc, họ thường tham khảo ý kiến của cấp dưới. Do đó, họ thường có phong cách lãnh đạo tự do hay dân chủ. Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGUYỄN THỊ KIM NGÂN - BÍ THƯ ĐOÀN KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TRONG HỘI TRẠI TRUYỀN THỐNG 26/03/2011 2.1 Giới thiệu về Nguyễn Thị Kim Ngân Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Ngân Ngày sinh: 18/03/1990 Nơi sinh: Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh Quê quán: Nghệ An Về gia đình: Hiện nay, chị đang sống cùng gia đình tại quận 2, thành phố Hồ Chí Minh (từ 0 tuổi đến 6 tuổi chị sống ở quận 1). Gia đình chị gồm bốn thành viên: cha, mẹ, em gái và chị. Cha là một công an tuy nghiêm túc nhưng tính tình rất hiền lành. Mẹ thì buôn bán và nội trợ. Bà rất đảm đang và tháo vác. Em chị hiện là học sinh. Về bản thân: Chị là một người năng động, thân thiện, dễ gần, vui vẻ và hòa đồng, được gia đình, thầy cô, bạn bè yêu mến. Suốt mười hai năm học (từ lớp 1 đến lớp 12) chị đều đạt học sinh giỏi với hạnh kiểm tốt. Hiện chị là sinh viên trường Đại Học Kinh Tế-Luật với điểm trung bình tích lũy 7.78, điểm rèn luyện 1.0 . Vào đại học, năm nhất chị giữ chức vụ là ủy viên thường trực, năm hai chị là Phó phí thư Đoàn Khoa và bây giờ chị là Bí thư Đoàn Khoa của Khoa Kế toán - Kiểm toán. Công việc chính hằng ngày của chị là check mail và một ngày của chị luôn bận rộn. Tuy nhiên, chị làm tốt cả hai vai trò vừa là một sinh viên giỏi vừa là một cán bộ Đoàn Khoa gương mẫu. 2.2 Thực trạng về phong cách lãnh đạo của Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán trong hội trại truyền thống 26/03/2011 2.2.1 Công tác chuẩn bị Hội trại 26/03 là ngày truyền thống của Đoàn trường Đại học Kinh tế - Luật, mà đặc biệt là của Đoàn Khoa Kế toán – Kiểm toán. Vì vậy, cũng như mọi năm, từ đầu năm 2011, Ban chấp hành Đoàn Khoa Kế toán – Kiểm toán đã họp bàn và lên kế hoạch tổ chức hội trại truyền thống này. Với tư cách là Bí thư Đoàn Khoa, chị Nguyễn Thị Kim Ngân đão giao cho bạn Lưu Khánh Trường - Phó Bí thư Đoàn Khoa - nhiệm vụ khảo sát và tìm hiểu thông tin về các địa điểm có thể làm nơi tổ chức hội trại. Địa điểm được chọn là khu sinh thái Cao Minh - Đồng Nai. Giữa tháng hai, chị Ngân triệu tập cuộc họp bàn về công tác chuẩn bị cho kế hoạch chính thức. Cuộc họp gồm các nội dung: Xác định địa điểm, thời gian, kinh phí, đi tiền trạm, và các hoạt động trong hội trại. Đưa ra một số lựa chọn khác về địa điểm cắm trại và thuyết phục mọi người chọn Cao Minh vì đây là lựa chọn tối ưu nhất cho kế hoạch đặt ra. Phân chia nhiệm vụ và cơ cấu của ban tổ chức hội trại dựa vào năng lực và tính cách của mỗi người, cụ thể là: Nắm tình hình chung Nguyễn Thị Kim Ngân Lưu Khánh Trường Phụ trách trò chơi Trần Chí Cường Nguyễn Tạo Hiếu Trần Thị Thanh Hải Phụ trách hậu cần Nguyễn Trung Dũng Phụ trách chương trình buổi tối Phạm Nhật Khánh Trần Hoài Nam Dựa vào cơ cấu trên, mỗi người trong ban tổ chức sẽ được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về phần mình phụ trách. Mỗi ban (trò chơi, hậu cần, chương trình buổi tối) sẽ tự họp bàn với nhau và quyết định nội dung chi tiết cho phần phụ trách của mình. Để bảo đảm cho kế hoạch, Đoàn Khoa họp lần cuối để các ban trình bày nội dung cụ thể và chi tiết cho hội trại truyền thống 26/03. Từ đó với tư cách là người chịu trách nhiệm chính, chị Ngân sẽ đóng góp, nêu ý kiến và xét tính khả thi của kế hoạch. Trong cuộc họp, với quyền hạn của mình, chị Ngân đã đưa ra những ý kiến chỉnh sửa như sau: Tôn trọng ý kiến của tập thể, chị Ngân vẫn lấy “Chinh phục vương quốc Avarta” là chương trình xuyên suốt trong hội trại theo ý tưởng của bạn Trường. Tuy nhiên, một số điểm trong chương trình quá phức tạp nên chị đã chỉ đạo mọi người chỉnh sửa và cắt bỏ những phần không hợp lý. Chương trình của Đoàn buộc phải có phần liên hệ đến ngày thành lập Đoàn nên chị yêu cầu lồng ghép thêm các hoạt động thể hiện ý nghĩa của ngày kỉ niệm thành lập Đoàn vào chương trình. Giải quyết các vấn đề phát sinh và thống nhất nội dung đã chuẩn bị. Cuộc họp phải kéo dài hơn bốn giờ đồng hồ. 2.2.2 Những vấn đề phát sinh trong hội trại Tuy công tác chuẩn bị rất kỹ lưỡng và mất nhiếu thời gian nhưng khi chương trình hội trại vừa bắt đầu tại Khu sinh thái Cao Minh vào ngày 26/03/2011 thì đã có vấn đề xảy ra. Theo kế hoạch, các đội chơi sẽ được chia ngẫu nhiên theo danh sách đăng ký nhưng đến lúc tham gia các trò chơi, các bạn chơi đã rất lộn xộn và rối loạn, thiếu tinh thần tập thể. Trong tình hình này, chị Ngân đã tự quyết định chia lại đội chơi theo chi đoàn giống với nguyện vọng của đa số trại viên. Theo chị, như vậy sẽ giúp các bạn chơi có tinh thần tập thể và “màu cờ sắc áo”. Nhưng cũng vì quyết định này của chị mà kế hoạch đã phải thay đổi: theo kế hoạch lúc đầu sẽ có tám đội chơi nhưng lúc này chỉ còn sáu đội nên chương trình hơi loạn, nhưng sau khi hiều rõ quyết định của chị thì mọi chuyện đã diễn ra suôn sẻ. Trong suốt chương trình, chị Ngân lúc nào cũng có mặt nhưng chủ yếu là quan sát mà không can thiệp gì vì chị đã hoàn toàn giao tất cả trách nhiệm cho bạn Trường. Đến chương trình buổi tối không phải do bạn Trường chịu trách nhiệm nhưng do người chịu trách nhiệm trực tiếp vắng mặt nên Trường đã phải thay thế và chạy chương trình này khá tốt, trong khi chị Ngân đã không có bất cứ sự chỉ đạo nào cho vấn đề này. Hội trại truyền thống 26/03 của Đoàn Khoa Kế toán – Kiểm toán với sự chỉ đạo cao nhất của Bí thư Đoàn Khoa – Nguyễn Thị Kim Ngân - tuy có xảy ra vài vấn đề nhưng cuối cùng cũng đã hoàn thành tốt. 2.3 Phân tích thực trạng về phong cách lãnh đạo của Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn Khoa Kế toán - Kiểm toán trong hội trại truyền thống 26/03/2011 2.3.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán Bất kỳ một chương trình nào cũng đều có sai sót buộc người lãnh đạo phải đưa ra quyết định dứt khoát để kế hoạch đi đúng hướng và hạn chế rủi ro. Trong những trường hợp này, người lãnh đạo thường sử dụng phong cách độc đoán. Trong kế hoạch hội trại lần này, chị Ngân cũng đã sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán trong hai nội dung. Đó là quyết định lồng ghép thêm các hoạt động có liên quan đến Đoàn vào chương trình và chia lại đội chơi theo chi đoàn để các trại viên cảm thấy thoải mái khi tham gia và cũng là để các chi đoàn thể hiện bản lĩnh của mình. 2.3.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ Trong hai cuộc họp ban tổ chức trước hội trại, chị Ngân đều thể hiện rất rõ tính dân chủ trong phong cách lãnh đạo của mình. Cụ thể là: Trong cuộc họp vào giữa tháng hai, mặc dù trước đó chị Ngân và bạn Trường đã quyết định chọn Cao Minh là địa điểm tổ chức nhưng hai người vẫn đưa ra thêm các địa điểm khác để mọi người có sự lựa chọn, chị cũng phổ biến kinh phí dự tính để mọi người góp ý. Ở đây, chị Ngân đã sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ khi đưa ra các lý lẽ của mình thuyết phục để hướng mọi người đến việc chọn Cao Minh - ý định ban đầu của chị - và quyết định cuối cùng chị đưa ra đã được sự đồng ý của đa số tập thể. Trong cuộc họp trước ngày tổ chức một tuần, chị đã quyết định không bác bỏ ý tưởng chương trình “Chinh phục vương quốc Avarta” theo ý kiến của tập thể có mặt trong cuộc họp và chị thuyết phục mọi người chỉnh sửa hoặc cắt bỏ những phần không hợp lý. Tương tự như vậy, các phần khác cũng phát sinh vài vấn đề và tất cả đều phải lấy ý kiến tập thể để chỉnh sửa. Đây cũng là phong cách lãnh đạo dân chủ của chị. 2.3.3 Phong cách lãnh đạo tự do Việc chị Ngân giao công việc khảo sát và tìm hiểu thông tin về các địa điểm tổ chức hội trại là chị đã sử dụng phong cách lãnh đạo tự do. Ở đây, chị Ngân đã ủy thác công việc cho bạn Trường , cho phép bạn Trường được quyền ra quyết định ban đầu và sau đó chị đã họp bàn với bạn Trường để xét duyệt lại vì chị vẫn là người chịu trách nhiệm cho quyết định này trước khi phổ biến cho mọi người. Một biểu hiện của phong cách lãnh đạo tự do của chị là chị giao toàn quyền quyết định cho các trưởng ban bộ phận và tự chịu trách nhiệm về phần việc mình phụ trách. Việc này thể hiện rõ rệt phong cách lãnh đạo tự do của chị - ủy quyền hầu hết cho cấp dưới của chị là các trưởng ban. Trong suốt quá trình diễn ra hội trại hầu hết chị sử dụng phong cách lãnh đạo tự do. Một ví dụ điển hình là: trong quá trình diễn ra hội trại, chị không can thiệp gì vào công việc mà hoàn toàn giao tất cả trách nhiệm cho bạn Trường - người lên kế hoạch chính cho hội trại 26/03, đồng thời để Trường đứng ra giải quyết bằng cách trực tiếp điều hành trong tình huống người chịu trách nhiệm chương trình Lửa Trại vắng mặt. 2.3.4 Kết luận từ phân tích thực trạng Chị Nguyễn Thị Kim Ngân sử dụng kết hợp cả ba phong cách độc đoán, tự do và dân chủ trong quá trình lãnh đạo hội trại truyền thống 26/03/2011. Tuy nhiên, xuyên suốt quá trình, chị thiên về phong cách lãnh đạo tự do hơn. 2.4 Đánh giá 2.4.1 Ưu điểm 2.4.1.1. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán Hội trại truyền thống 26/03 là một chương trình nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đoàn nên chương trình bắt buộc phải có một số hoạt động liên quan đến Đoàn ngoài các hoạt động vui chơi giải trí. Vì thế, chị Ngân tự mình quyết định thêm vào các hoạt động liên quan đến Đoàn là hoàn toàn đúng đắn, giúp chương trình không đi lệch mục tiêu ban đầu – điều không thể thay đổi – và tiết kiệm thời gian cho cuộc họp. Việc quyết định chia lại đội chơi giúp ổn định nhanh chóng tổ chức để bắt đầu các hoạt động, tránh chậm trễ ảnh hưởng đến kế hoạch. Đồng thời, quyết định này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần các bạn chơi, làm các bạn trong mỗi đội hăng hái và hợp tác hơn rất nhiều để hoàn thành các trò chơi. 2.4.1.2 Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ Các quyết định đưa ra dựa trên ý kiến tập thể nên tạo được không khí thân thiện, vui vẻ trong cuộc họp, mọi người nhiệt huyết hơn với nhiệm vụ chung và tích cực đóng góp ý kiến để có được chương trình hoàn chỉnh. Do các quyết định về nội dung chi tiết các hoạt động được sự đồng tình, ủng hộ của tập thể nên trong suốt hội trại, những người phụ trách luôn hết tâm, hết sức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 2.4.1.3 Ưu điểm của phong cách lãnh đạo tự do Với phong cách lãnh đạo tự do, chị giao quyền lên kế hoạch và tổ chức chương trình khá nhiều cho bạn Trường và các trưởng ban. Điều này giúp các bạn có thể phát huy hết mức năng lực chuyên môn cũng như khả năng sáng tạo của mình. Kết quả là cho ra đời ý tưởng rất hay, đó là tổ chức các trò chơi xuyên suốt hội trại như một câu chuyện huyền thoại về các chiến binh, các chương trình Lửa Trại và cuộc thi “Kế tài, Kiểm sắc” cũng hấp dẫn không kém. Ngoài ra, các bạn cũng đã rút được không ít kinh nghiệm sau chương trình này. Đó là điều rất cần thiết, nhằm nâng cao năng lực của các thành viên trong Ban chấp hành Đoàn Khoa. Đặc biệt, theo quy chế, năm sau chúng ta cần phải có một Bí thư Đoàn Khoa mới được đưa lên từ một trong những thành viên này nên việc hỗ trợ để các bạn có nhiều kinh nghiệm tổ chức các chương trình là rất cần thiết và quan trọng. 2.4.2 Nhược điểm 2.4.2.1 Nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán Với các ưu điểm đã phân tích ở trên thì việc độc đoán trong quyết định thêm vào các hoạt động có ý nghĩa hướng về Đoàn là hoàn toàn hợp lý mà không có nhược điểm nào cần khắc phục, chỉnh sửa. Tuy nhiên, khi chị thay đổi hoàn toàn danh sách các đội chơi thì gây ra hai hậu quả. Thứ nhất, số lượng đội chơi và số lượng thành viên trong mỗi đội đều thay đổi gây khó khăn cho khâu tổ chức, ảnh hưởng mang tính dây chuyền. Thứ hai, xuất phát từ lý do thứ nhất, sự thay đổi đột ngột này làm những bạn chịu trách nhiệm trực tiếp trong tổ chức không đồng tình nhưng phải chấp nhận, gây tâm lý không thoải mái cho các bạn vào đầu hội trại. 2.4.2.2 Nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ Dân chủ trong một cuộc họp là điều cần thiết, tuy nhiên, điều này làm kéo dài thời gian hai cuộc họp khá nhiều. Trong đó, có những lúc mất thời gian không thật sự cần thiết, đặc biệt trong cuộc họp thứ hai, nội dung chi tiết các hoạt động đều lấy ý kiến bổ sung của tất cả các thành viên trong ban tổ chức. Thời gian cuộc họp lâu quá sẽ khiến mọi người mệt mỏi, hiệu suất làm việc giảm sút. 2.4.2.3 Nhược điểm của phong cách lãnh đạo tự do Sai lầm lớn nhất mà chị Ngân mắc phải đó là giao việc, giao quyền quá nhiều cho cấp dưới mà không nắm rõ công việc. Từ nắm rõ chương trình nhất, đưa ra ý tưởng chương trình, chịu trách nhiệm bàn bạc thảo luận cụ thể với các trưởng ban về các hoạt động sẽ diễn ra, đến đưa ra quyết định giải quyết nhanh chóng và hiệu quả mọi việc khi xảy ra sự cố ngoài kế hoạch sẽ là bạn Trường chứ không phải chị Ngân. Điều đó là hoàn toàn không nên, vì có thể gây quá tải cho bạn Trường sau khi đã chịu trách nhiệm theo dõi, điều hành xuyên suốt các hoạt động. Thực tế chương trình Lửa Trại do gặp sự cố nên bạn Trường đã trực tiếp đứng ra điều hành, may mắn là hoạt động này vẫn thành công. Cùng với đó, chị tham gia quá ít vào việc trực tiếp điều hành chương trình hội trại nên sẽ không tạo được hình ảnh ấn tượng của một người quản lý, lãnh đạo trong mắt các bạn chơi cũng như một số thành viên trong ban tổ chức. Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NGUYỄN THỊ KIM NGÂN - BÍ THƯ ĐOÀN KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TRONG HỘI TRẠI TRUYỀN THỐNG 26/03/2011 3.1 Mục tiêu của giải pháp Chúng tôi đưa ra các giải pháp mang tính chất xây dựng với mục đích góp phần hoàn thiện phong cách lãnh đạo của Bí thư Nguyễn Thị Kim Ngân. Từ đó, Bí thư Nguyễn Thị Kim Ngân có thể rút ra kinh nghiệm cho chính mình nhằm phát huy các ưu điểm và khắc phục, hạn chế những nhược điểm để nâng cao khả năng tổ chức và quản lý trong công việc, đưa Đoàn khoa Kế toán- Kiểm toán ngày càng trưởng thành hơn, đạt nhiều thành tích hơn nữa cũng như sẽ hoàn thiện hơn các kỹ năng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn những góp ý của mình sẽ nhận được sự đồng tình từ Ban chấp hành đoàn trường để góp phần tác động đến Bí thư Nguyễn Thị Kim Ngân. Hướng chị đến mục tiêu phát triển hoàn thiện bản thân, đào tạo một cán bộ Đoàn xuất sắc để bổ sung vào lực lượng dự bị của Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thông qua giải pháp về phong cách lãnh đạo của Bí thư Nguyễn Thị Kim Ngân, chúng tôi cũng có những bài học cho riêng mình về kỹ năng giao tiếp, quản lý và phân công công việc. 3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện phong cách lãnh đạo của Nguyễn Thị Kim Ngân - Bí thư Đoàn khoa Kế toán - Kiểm toán trong hội trại truyền thống 26/03/2011 3.2.1 Phát huy ưu điểm 3.2.1.1 Phát huy ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán Việc chị Ngân tự ra quyết định thêm các hoạt động liên quan đến Đoàn vào chương trình hội trại và chia lại đội chơi trong lúc đang lộn xộn là một quyết định đúng đắn, giúp chương trình không đi lệch mục tiêu là hướng đến chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/03 và đã giúp các đội chơi thêm hăng hái. Phong cách lãnh đạo này cũng cần được phát huy trong những trường hợp như thời gian cấp bách, tổ chức đang lỏng lẻo lộn xộn hoặc khó khăn gây ảnh hưởng đến lợi ích của tổ chức. Chị nên áp dụng phong cách này đối với những đoàn viên khi mới tham gia vào ban tổ chức (dưới quyền) thiếu kinh nghiệm, chưa nắm rõ được các quy tắc để tránh trường hợp người mới làm sai và không hiệu quả gây ảnh hưởng đến tập thể. 3.2.1.2 Phát huy ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ Việc chị Ngân biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực và vui vẻ thoải mái hòa đồng của các thành viên trong quá trình quản lý. Chính vì vậy việc mọi người ủng hộ ý kiến chọn Cao Minh làm địa điểm cắm trại và việc chị thuyết phục mọi người chỉnh sửa hoặc cắt bỏ những phần không hợp lý trong chương trình là hoàn toàn đúng đắn. Chính điều này đã làm cho chương trình thêm tính khách quan vì dựa trên sự đồng thuận của tập thể. Điều đó khiến các thành viên cảm thấy được tôn trọng, cảm thấy mình có ích, cảm thấy mình là một phần của ban tổ chức. Tuyệt vời hơn nữa là những quyết định đều thể hiện tiếng nói chung giữa các thành viên, đảm bảo trách nhiệm và sự tham gia nhiệt tình của các thành viên trong tất cả các khâu, từ việc đề xuất ý tưởng, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, cho đến việc giám sát đánh giá. Phong cách lãnh đạo này cần được phát huy trong những trường hợp như trong một tổ chức làm việc có tinh thần hợp tác và lối sống tập thể cao hay những tổ chức mà mọi người có tinh thần hòa đồng biết quan tâm và tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp. Chị nên áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ đối với những đồng nghiệp hoặc cấp dưới thân cận với chị, chính vì việc quá hiểu nhau sẽ dễ dàng san sẻ và quan tâm lẫn nhau trong tập thể cũng như trong việc lấy ý kiến của từng cá nhân tránh được những xung đột khi bất đồng ý kiến, quan điểm để cùng hướng về mục tiêu chung của nhóm. 3.2.1.3 Phát huy ưu điểm của phong cách lãnh đạo tự do Việc chị Ngân cho phép bạn Trường và các trưởng ban được quyền tham gia ra quyết định và toàn quyền quyết định trong các khâu của chương trình nhưng chị vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra. Qua đó ta thấy được chị không hoàn toàn thâu tóm mọi quyết định vào tay mình. Chính điều này đã khai thác được tính sáng tạo và phát huy hết năng lực của của các thành viên, đồng thời tạo được sự thoải mái trong công việc, không bị gò bó dẫn đến hiệu quả công việc có thể sẽ cao hơn. Phong cách lãnh đạo này cần được phát huy trong những trường hợp như trong một tổ chức có những cá nhân có năng lực thực sự nhưng không thích giao thiệp hoặc những người có đầu óc chủ nghĩa cá nhân và trong những tổ chức làm việc không có tinh thần tập thể và hợp tác cao, phù hợp với những cá nhân ít thích bị lãnh đạo, phù hợp với các nhà lãnh đạo không có khả năng quyết đoán cao và chính xác, mọi việc được đưa ra bàn bạc và giảm được các sai lầm do quyết định của nhà lãnh đạo. Chị nên áp dụng phong cách lãnh đạo tự do đối với đối với những đồng nghiệp cấp dưới có năng lực nhưng ít thích tiếp xúc và làm việc nhóm và những cá nhân không thích sự gò bó và áp đặt trong công việc đồng thời cũng thích hợp với những cá nhân có những ý tưởng sáng tạo trong công việc. Điều này giúp mọi người có được một tâm trạng làm việc thoải mái và phát huy đươc hết năng lực của mình. 3.2.2 Khắc phục nhược điểm 3.2.2.1.Khắc phục nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán Đối với sự việc chị Ngân tự quyết định chia lại đội chơi theo chi đoàn mà không chia ngẫu nhiên theo danh sách đăng ký gây ra hậu quả thể hiện vấn đề là việc quản tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhong cách lãnh đạo của nguyễn thị kim ngân – bí thư đoàn khoa kế toán – kiểm toán trong hội trại truyền thống 26-03-2011.doc
Tài liệu liên quan