MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU trang 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ trang 4
1. Định nghĩa trang 4
2. Phân loại các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ trang 4
3. Tính đặc trưng riêng của bảo hiểm phi nhân thọ trang 5
II. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY trang 5
III. TRỤC LỢI BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ trang 7
1. Nhận diện hành vi trục lợi trang 7
2. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi trục lợi trang 11
3. Công tác phòng chống trục lợi tại các DNBH Việt Nam trang 12
4. Giới thiệu biện pháp phòng chống trục lợi đối với BH xe cơ giới trang 14
IV. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CỦA NHÓM VỀ PHÒNG CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ trang 16
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 19
19 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3002 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phòng chống trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bon, CT Bảo hiểm SHB-Vinacomin (SVIC), CT Bảo hiểm Mitsui Sumitomo. Tổng số doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ lên tới 27 công ty. Tình hình cạnh tranh thông qua hình thức giảm phí, hạ mức khấu trừ, mở rộng điều kiện bảo hiểm vẫn không có dấu hiệu giảm bớt, đặc biệt là các nghiệp vụ BH hàng hóa xuất nhập khẩu, cháy xây dựng-lắp đặt, xe cơ giới.
Trận mưa lũ lịch sử tại Hà Nội đầu tháng 11 năm 2008 đã làm thiệt hại nặng nề cho ngành bảo hiểm. Số tiền bồi thường cho các tổn thất về tài sản (chủ yếu là ôtô) ước tính lên tới 70-80 tỷ VNĐ.
Tính đến cuối năm 2009, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có 28 doanh nghiệp, trong đó 1 công ty được thành lập trong năm là CTCP Bảo hiểm Thái Sơn. Do những khó khăn chung của nền kinh tế năm 2009, tốc độ tăng trưởng của thị trường phi nhân thọ có thấp hơn năm trước nhưng vẫn ở mức tương đối ổn định là 21% so với năm 2008.
Tình hình tổn thất trong năm 2009 tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu hơn, đặc biệt là đối với các nghiệp vụ BH tài sản, kỹ thuật, thân tàu. Bảo hiểm tài sản ghi nhận một năm có tỷ lệ tổn thất xấu nhất trong thời gian gần đây với nhiều vụ cháy lớn như: nhà máy giấy New Toyo, kho Hoa Việt, kho cà phê công ty Thái Hoa Lâm,….Bảo hiểm kỹ thuật cũng xảy ra nhiều vụ tổn thất lớn như: nhà máy lọc dầu Dung Quất, các dự án thủy điện Huội Quảng, cảng Posco Đà Nẵng,.. do tình trạng tích tụ rủi ro sau một thời gian dài phát triển nóng.
Đặc biệt năm 2009 cũng là năm mà tình hình thiên tai bão lũ diễn ra hết sức phức tạp, trong đó 2 cơn bão gây thiệt hại nặng nề nhất cho ngành bảo hiểm là bão số 9-Ketsana (cuối tháng 9) và bão số 11-Miranae (cuối tháng 10).
Vấn đề thanh toán bằng ngoại tệ gặp khó khăn do chênh lệch giữa tỷ giá công bố của ngân hàng (thường là tỷ giá để tính phí) và tỷ giá mua bán thực tế trên thị trường. Nguồn cung ngoại tệ để thanh toán phí tái bảo hiểm hoặc bồi thường bảo hiểm vẫn rất hạn chế.
Năm 2010, một thay đổi đáng ghi nhận trên thị trường là các doanh nghiệp đã bớt chạy theo tăng trưởng doanh thu mà tập trung vào hiệu quả kinh doanh, thận trọng hơn trong nhận bảo hiểm và đánh giá rủi ro. Cơ quan quản lý nhà nước đã tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát và phát hiện xử lý nhiều trường hợp. Một số doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao như PTI 42%, PVI 23.1%, Bảo Việt 19.2%, Bảo Minh 17.7%. Các nghiệp vụ bảo hiểm vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao là BH tài sản 25%, BH dầu khí 25%.
Sự phát triển nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp dẫn đến nguồn nhân lực vốn đã thiếu hụt ngày càng trở nên khan hiếm. Chi phí khai thác và bồi thường tăng cao, dẫn đến hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ thấp.
Về tình hình tổn thất, Bảo hiểm tài sản trong năm 2010 tiếp tục gánh chịu nhiều tổn thất lớn: cháy nhà máy dệt Samil (3,2 triệu USD), cháy công ty điện lực Hải Phòng (16 tỷ VNĐ)…Tổn thất hàng hóa có giảm trong năm, nhưng tổn thất thân tàu vẫn rất xấu: chỉ trong 2 tháng cuối năm đã có 8 vụ tổn thất lớn, trong đó có 4 vụ đặc biệt lớn.
Trong năm 2010, những trận mưa lũ lịch sử tại miền Trung trong tháng 10 cũng đã gây thiệt hại hết sức nặng nề, đã xuất hiện những khiếu nại bảo hiểm lớn như thiệt hại tại nhà máy thủy điện Hố Hô (ước 12 tỷ VNĐ), khu nghỉ mát Động Thiên Đường (ước thiệt hại 29 tỷ VNĐ).
III. TRỤC LỢI BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
1. NHẬN DIỆN HÀNH VI TRỤC LỢI:
a. Định nghĩa:
Trục lợi bảo hiểm là hành động phạm pháp của bất cứ người nào biết và có ý định trục lợi, nhằm mục đích chiếm đoạt các tài sản khác, hoặc hành động tiếp tay, âm mưu trục lợi, hoặc xúi giục người khác trục lợi, …
Trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ là hành vi cố ý gian dối, lừa đảo có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lý ra họ không được hưởng.
Các hình thức trục lợi bảo hiểm có thể tóm tắt dưới 3 dạng:
Trục lợi bồi thường
Trục lợi phí bảo hiểm
Trục lợi của nhà cung cấp dịch vụ.
Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai đều có những hành vi trục lợi đối với mỗi nghiệp vụ bảo hiểm đó, trục lợi bảo hiểm đối với mỗi nghiệp vụ khác nhau cũng có nét khác nhau. Tuy nhiên, các hình thức trục lợi bảo hiểm tập trung vào:
Hợp lý hóa ngày và hiệu lực bảo hiểm.
Thay đổi tình tiết vụ án.
Tạo hiện trường giả, thay đổi đối tượng bảo hiểm.
Khai tăng số tiền tổn thất.
Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần.
Cố ý gây tai nạn.
Trục lợi thông qua bảo hiểm trùng.
Gian lận đối với người thứ ba.
Cố ý không cung cấp thông tin, cung cấp thông tin sai sự thật hoặc khai báo không trung thực các thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của bản thân trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm hoặc hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm.
Đối tượng tham gia trục lợi:
Người ngoài Công ty: Người được bảo hiểm, người thụ hưởng, nhà cung cấp dịch vụ, các nhà quản lý, bên thứ ba. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng và người cung cấp dịch vụ thống nhất tăng mức yêu cầu bồi thường. Bên mua bảo hiểm cấu kết với các đại lý hoặc cán bộ của công ty bảo hiểm cung cấp thông tin sai lệch về người được bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm và các khiếu nại đòi bồi thường.
Nội bộ Công ty (Cán bộ của Công ty bảo hiểm, đại lý bảo hiểm): Nộp hoặc chấp nhận các hợp đồng ảo; Chiếm đoạt phí bảo hiểm (không nộp cho doanh nghiệp); Chấp nhận các điều kiện khiếu nại bồi thường ảo và chiếm đoạt số tiền bồi thường, số tiền bảo hiểm dự kiến trả cho khách hàng; Có những quan hệ bất chính với nhà cung cấp dịch vụ như tư vấn, các mối quan hệ có thể dẫn đến các mâu thuẫn về lợi ích.
b. Thực trạng trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam:
Có thể nói rằng, hiện tượng trục lợi, gian lận bảo hiểm là một vấn đề nhức nhối đối với các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH). Nhiều DNBH phải bỏ ra khá nhiều tiền khắc phục vấn đề trục lợi bảo hiểm, song số vụ gian lận vẫn tăng theo thời gian và hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Trục lợi bảo hiểm diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm và ở bất cứ nước nào đã triển khai bảo hiểm thương mại.
Ở Việt Nam cũng như ở các nước khác trên thế giới, trục lợi bảo hiểm diến ra cả trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Sau hơn 10 năm chính thức được pháp lí hóa (Luật kinh doanh bảo hiểm chính thức được ban hành), hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh
Bên cạnh đó, do sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nói chung cũng như của ngành bảo hiểm nói riêng, nhu cầu bảo hiểm ngày càng đa dạng, phong phú. Mặc dù Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã có một số quy định cụ thể, đặc biệt là đối với một số khâu dễ phát sinh trục lợi, đồng thời cũng đã quy định về các chế tài xử lí đối với các hành vi vi phạm theo Nghị định 118/2003/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Song, thời gian qua trên thị trường cũng xuất hiện tình trạng một số đối tượng lợi dụng các khe hở của pháp luật và thực tiễn kinh doanh của các DNBH trong xét nhận, bồi thường bảo hiểm và giải quyết các khiếu nại bảo hiểm nhằm thu lợi bất chính, gây thiệt hại về vật chất, uy tín cho các DNBH, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của 8 DNBH (6 DNBH PNT – Bảo Việt, PVI, PJICO, ABIC, MIC, PTI và 2 DNBH NT – Prudential, Dai-Ichi) thì mấy năm gần dây số lượng trục lợi diễn ra ngày càng nhiều, quy mô ngày càng tăng, số tiền ngày càng lớn và tình trạng trục lợi diễn ra chủ yếu ở nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới (trong bảo hiểm Phi nhân thọ) và bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm hỗ trợ viện phí và phẫu thuật (trong bảo hiểm Nhân thọ), cụ thể như bảng sau:
Bảng số liệu về tình hình trục lợi bảo hiểm ở VN giai đoạn 2007 -2009:
Lĩnh vực
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số vụ phát hiện
Số tiền (Tr.đ)
Số vụ phát hiện
Số tiền (Tr.đ)
Số vụ phát hiện
Số tiền (Tr.đ)
PNT
8.095
75.400
10.688
257.988
8.775
86.792
NT
1.207
24.293
4.114
74.296
5.932
145.935
Tổng
9.302
99.693
14.802
332.284
14.707
232.727
Theo Bản tin thị trường bảo hiểm toàn cầu
c. Nguyên nhân và cơ chế trục lợi bảo hiểm:
Do những quy định của pháp luật còn chưa thật sự chặt chẽ, tính răn đe chưa cao và thực hiện phát luật chưa nghiêm, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát và xử lý, nên nhiều người tham gia bảo hiểm nảy sinh hành vi gian lận, cố tình khai không đúng sự thật hoặc cố ý làm hư hại tài sản bảo hiểm nhằm thu lợi từ bồi thường bảo hiểm hoặc cố tình thay đổi hiện trường theo hướng có lợi cho mình (thường diễn ra trong bảo hiểm tài sản). Khi xảy ra sự cố về tài sản mà nguyên nhân lại không thuộc điều kiện bảo hiểm, họ thường có khuynh hướng khai sai sự thật về nguyên nhân thực sự để được bồi thường, hoặc cố tình đánh đắm tàu thuyền, làm hư hại những tài sản khác để nhận bồi thường bảo hiểm.
Ví dụ cách đây không lâu, một chủ tàu sau khi tự đánh đắm tàu đã báo DNBH ở Hà Nội đến để giám định bồi thường. Tuy nhiên, ngay khi có mặt tại hiện trường, cán bộ của DNBH này đã đặt ra nghi vấn: trong điều kiện thời tiết bình thường, không trọng tải…, vì sao con tàu lại đắm? Sau khi lập biên bản vụ việc, DNBH trên đã nhờ công an điều tra vào cuộc. Trong khi thuyền trưởng khai rằng, vào thời điểm con tàu đắm, vị này vẫn đang điều khiển con tàu, thì cơ quan công an lại chứng minh được anh ta đang ở nơi khác và thực hiện nhiều cú điện thoại. Mọi việc bị lật tẩy, phía khách hàng đã phải thừa nhận việc làm gian dối của mình.
Do sự thông đồng giữa những người tham gia bảo hiểm với bên thứ ba có liên quan như: y sỹ, bác sỹ, những người làm chứng trong các vụ tổn thất… khai tăng thậm chí là khai khống giá trị thiệt hại. Đây là tình huống khá phổ biến trong bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tử vong phi nhân thọ. Nhờ quan hệ quên biết hoặc thỏa thuận “ăn chia” mà bên thứ ba khi đưa ra kết luận về giá trị thiệt hại hay nguyên nhân tai nạn, cố tình cung cấp thông tin sai sự thật có lợi cho người tham gia bảo hiểm.
Ví dụ như bác sỹ khi kết luận về thương tật do tai nạn đã cố tình nâng tỷ lệ thương tật. Hay các cơ sở sữa chữa khi làm báo giá cho xe bị tai nạn đã cố tình khai khống hư hại hoặc khai tăng giá trị thiệt hại nhằm gia tăng số tiền nhận được từ DNBH. Gần đây tình trạng các garage ô tô bắt tay khách hàng nhằm đưa giá sữa chữa lên cao đang làm vấn đề làm đau đầu các DNBH.
Do lỗi vô tình hay cố ý của các nhân viên bảo hiểm: họ có thể vô tình ghi sai ngày tham gia bảo hiểm trên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc do thiếu trách nhiệm nên đã không đánh giá đúng được mức độ trầm trọng của rủi ro. Và nghiêm trọng nhất là tình huống bên mua bảo hiểm cấu kết với các đại lý bảo hiểm, các nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm trục lợi. Khá phổ biến là khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản sau khi đã xảy ra tai nạn. Bên đại lý hoặc nhân viên DNBH sẽ giúp khách hàng làm giả những chứng từ cần thiết, hoặc lùi thời điểm mua bảo hiểm về trước thời điểm xảy ra tai nạn để khách hàng nhận được tiền bảo hiểm.
Ví dụ Vụ việc xảy ra vào tháng 11/2002, lô hàng của Công ty Sông Tiền bị cháy trên đường vận chuyển từ cảng TP.HCM đến cảng Hamburg (Đức). Vài giờ sau khi xảy ra sự cố, Phan Hồng Thu chỉ đạo Trần Văn Trí (nhân viên công ty Sông Tiền) đi mua bảo hiểm tại Chi nhánh PJICO ở TP.HCM. Nguyễn Thị Bích Hợp là người tiếp nhận hồ sơ của Trí. Ngày 26/11/2002, khi trở về Việt Nam sau chuyến công tác, Phan Hồng Thu ký công văn yêu cầu PJICO trả tiền bảo hiểm cho lô hàng bị tổn thất.
Biết ý định trục lợi của Thu, Trần Nghĩa Vinh (Tổng Giám đốc PJICO) và Hồ Mạnh Quân (Phó Tổng Giám đốc) đã thỏa thuận sẽ thanh toán 3,8 tỷ đồng bảo hiểm cho lô hàng với điều kiện sẽ được "lại quả" một nửa số này. Cụ thể, Thu đã "có hành vi đưa hối lộ 1,9 tỷ đồng cho Vinh và Quân là tiền Thu đã chiếm đoạt của PJICO ".
Qua đó có thể thấy người đứng đầu công ty sông Tiền đã cố tình tạo chứng từ giả, sau đó đòi bồi thường từ DNBH. Đây là hành vi trái với quy định của pháp luật vì theo điều 23 luật Kinh doanh bảo hiểm thì đây là một hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, khi phát hiện ra việc này, ông Vinh và ông Quân không những không tố giác mà còn chủ động tiếp tay thậm chí là còn đe dọa để đòi “lại quả”. Dưới sự chỉ đạo của hai ông Vinh, Quân và một số nhân viên khác, hồ sơ giám định thiệt hại của lô hàng đã được bồi thường với giá trị lên tới 3,8 tỷ VNĐ. Hai ông Vinh, Quân cũng bỏ túi 1,9 tỷ. Như vậy, vì tiền mà các đối tượng Thu, Vinh, Quân đã cùng nhau bắt tay dàn xếp để biến một tai nạn cháy trở thành một tai nạn được bảo hiểm bồi thường với một giá trị rất lớn.
Do hệ thống quản trị, điều hành, thiết chế, bán sản phẩm, bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm chưa tốt;
Do một số đại lý, cán bộ thiếu đạo đức nghề nghiệp hoặc do yếu kém về năng lực chuyên môn khi xét nhận bảo hiểm và giải quyết bồi thường bảo hiểm;
Nhận thức của một số người về pháp luật còn yếu kém, nhất là những văn bản pháp quy về bảo hiểm, nhận thức rất mơ hồ về bảo hiểm và cho rằng quỹ bảo hiểm cũng giống như quỹ phúc lợi. Cho nên đã có nhiều trường hợp nói sai sự thật để giúp nạn nhân nhận được quyền lợi bảo hiểm, …
Khó khăn về địa lý: Đối với những vụ tổn thất xảy ra ở xa, hoang vắng, ít người qua lại (trong bảo hiểm xe cơ giới, tàu thuyền,…) việc giữ nguyên hiện trường là rất khó do vậy sự thay đổi tình tiết hiện trường có lợi cho người tham gia bảo hiểm dễ xảy ra.
Hạn chế trong công tác trao đổi thông tin thị trường: Thị trường bảo hiểm luôn sôi động, phức tạp, tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên các doanh nghiệp luôn giữ bí mật thông tin. Vì vậy, một đối tượng tài sản nào đó có thể tham gia bảo hiểm ở nhiều doanh nghiệp bảo hiểm và khi tổn thất xảy ra họ đã nhận được tiền bồi thường ở tất cả các công ty bảo hiểm.
Đôi khi còn do doanh nghiệp không muốn kéo dài sự việc làm ảnh hưởng đến hình ảnh của DN nên chấp nhận bồi thường cho êm xuôi sự việc, mặc dù vẫn biết có những dấu hiệu trục lợi.
d. Hậu quả của trục lợi bảo hiểm:
Đối với DNBH, hậu quả có thể tính toán được do hành vi trục lợi là làm giảm lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh, nhưng hậu quả nghiêm trọng không thể đo lường được ở đây chính là hình ảnh là uy tín của doanh nghiệp.
Đối với khách hàng là những người trung thực sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi. Bởi vì, phí bảo hiểm mà họ phải nộp dùng để chi trả cho cả những khoản tiền gian lận không được phát hiện ra.
Đối với xã hội: Gian lận về bảo hiểm là một nguy cơ về đạo đức, làm tha hoá, biến chất cán bộ, làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và thiếu công bằng.
2.TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI TRỤC LỢI:
Trục lợi hay gian lận bảo hiểm là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính.
Hiện nay theo quy định tại điều 15 Nghị định 118/2003/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tổ chức, các nhân có hành vi trục lợi bảo hiểm thì mức xử phạt được quy định cụ thể như sau:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi trục lợi để nhận tiền bồi thường, tiền bảo hiểm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm hay doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm trả thù lao, hay các quyền lợi vật chất khác trái pháp Luật trong quá trình giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
b) Đồng loã với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp Luật .
3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm hành chính gây ra được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
Như vậy có thể thấy hiện nay việc xử phạt đối với hành vi trục lợi bảo hiểm nói chung và trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng mới chỉ dừng lại ở xử phạt hàng chính, trong khi đó ở nhiều quốc gia trên thế giới hành vi này sẽ bị quy kết là tội phạm hình sự và xử theo luật hình sự. Đây chính là một trong những yếu tố làm cho các đối tượng tham gia trục lợi bảo hiểm khai thác.
3. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TRỤC LỢI TẠI CÁC DNBH VIỆT NAM:
a. Công ty bảo hiểm AAA :
Trước vấn nạn về trục lợi bảo hiểm đang ngày càng tinh vi và đa dạng, CTCP Bảo hiểm AAA đã thành lập một “Phòng điều tra” có chức năng điều tra khám phá các vụ trục lợi, tiêu phí bảo hiểm.
Đây là một lực lượng chuyên trách với đội ngũ là những người có chuyên môn về điều tra được đào tạo từ ngành công an, đội ngũ này còn tham gia học nghiệp vụ luật sư để tăng cường kỹ năng tham gia tranh tụng trong các vụ trục lợi phức tạp bất đắc dĩ phải đưa nhau ra tòa.
Phòng Điều tra sẽ thành công ty cung cấp cho thị trường 2 mảng dịch vụ chuyên sâu : dịch vụ điều tra chống trục lợi bảo hiểm và dịch vụ đòi quyền lợi bảo hiểm. Trong công tác giám định - bồi thường bảo hiểm luôn tồn tại 2 nhu cầu: nhu cầu chống trục lợi từ phía những doanh nghiệp bảo hiểm và nhu cầu đòi quyền lợi bảo hiểm chính đáng từ phía các bảo viên.
Hoạt động của loại dịch vụ này có thể hình dung đơn giản như sau. Một khách hàng Y tham gia bảo hiểm ở công ty bảo hiểm X không may bị rủi ro tai nạn. Quá trình giải quyết khiếu nại bồi thường, khách hàng Y bị công ty X bồi thường không đúng, đủ quyền lợi đáng ra họ được hưởng. Họ sẽ sử dụng dịch vụ đòi quyền lợi bảo hiểm. Dịch vụ này đòi được quyền lợi cho khách hàng Y một cách thỏa đáng. Ngược lại, một doanh nghiệp bảo hiểm gặp một vụ trục lợi bảo hiểm, họ sẽ tìm đến dịch vụ đòi quyền lợi bảo hiểm để giải quyết.
b. Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt :
Một trong số điểm yếu để tạo cơ hội cho người tham gia bảo hiểm trục lợi đó là sự thiếu hiểu biết và kiến thức và thông tin của nhân viên bảo hiểm, đặc biệt là đối với các nhân viên giám định kỹ thuật. Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt đã tổ chức khóa đào tạo nâng cao về kỹ thuật xe ôtô cho 41 giám định viên được chọn lọc từ 66 Công ty Bảo Việt thành viên.
Những lớp tập huấn được tổ chức như thế này hết sức cần thiết bởi qua khóa học ngoài những kiến thức cơ bản, nâng cao được truyền đạt, một kiến thức cơ bản là người giám định viên có thể nắm bắt được giá cả sửa chữa xe ô tô khi có sự kiện xảy ra, tránh tình trạng hiện tại phần lớn giá sửa chữa là do xưởng sửa chữa quyết định. Đây cũng là vấn đề chưa doanh nghiệp bảo hiểm nào trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay làm được ngoài Bảo Hiểm Bảo Việt. Qua đây, các giám định viên thuộc các Công ty Bảo Việt thành viên cũng có điều kiện trao đổi, nâng cao ý thức trách nhiệm trong sự hợp tác, phối hợp hỗ trợ giải quyết tai nạn giữa các đơn vị trong toàn hệ thống của Bảo Hiểm Bảo Việt.
Qua các trao đổi tại khóa học, trong khi nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường đang lung túng trong việc cạnh tranh về mở rộng điều khoản, hạ phí, mà bản thân họ đã phải gánh chịu tổn thất, thì Bảo Việt đã chọn cho mình lối đi riêng, đó là tập trung vững vàng về chuyên môn kỹ thuật, giúp công tác đánh giá thiệt hại được chính xác, khách quan, giảm bớt thời gian lên phương án sửa chữa, nhanh chóng đạt được sự thống nhất với chủ xe, chủ xưởng sửa chữa, hạn chế trục lợi bảo hiểm do thiếu hiểu biết về kỹ thuật. Trên thực tế, có tới 2/3 số tiền bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là thiệt hại đối với xe ôtô. Trong đó số tiền được coi bị thất thoát nhiều nhất là ở khâu: lên phương án, giá cả sửa chữa; bảo hiểm dưới giá trị… thì đã được Bảo Hiểm Bảo Việt xử lý.
c. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh :
Cũng như công ty Bảo hiểm AAA, tháng 11-2008, Tổng công ty bảo hiểm Bảo Minh đã thành lập Ban bồi thường trực thuộc lãnh đạo tổng công ty.
Giám đốc ban bồi thường Nguyễn Thị Loan cho biết, có nhiều hành vi trục lợi bảo hiểm nên phải thành lập Ban bồi thường chuyên trách để xác minh những trường hợp có biểu hiện rõ giả mạo, sai lệch nhằm trục lợi, kiên quyết ngăn chặn các hành vi gian lận, chấn chỉnh công tác bồi thường, xây dựng, thực hiện các giải pháp, quy trình phòng ngừa hành vi trục lợi trong bảo hiểm phi nhân thọ.
d. Công ty Bảo hiểm Liberty:
Là một doanh nghiệp Bảo hiểm nước ngoài, Liberty cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm khác cũng đang rất đau đầu vì hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý, khai thác, giám định bồi thường, đánh giá rủi ro, hạch toán, tính phí. Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, nhiều DN chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý bảo hiểm nên việc sửa đổi phí bảo hiểm, điều kiện điều khoản bảo hiểm để giao kết bảo hiểm khó quản lý được chặt chẽ…Đây cũng là kẽ hở để vấn trục lợi bảo hiểm phát sinh.
Ngoài ra, việc thiếu số liệu thống kê cũng là một thử thách không nhỏ đối với các công ty bảo hiểm, đặc biệt là các DN nước ngoài. Theo ông Carlos Vanegas_Tổng giám đốc công ty bảo hiểm Liberty, ở Mỹ, mọi số liệu về khách hàng đều được thống kê đầy đủ, ví dụ như lịch sử lái xe, số lần va quệt, các loại xe, đời xe khách hàng đã sở hữu… Trong khi đó, tại Việt Nam không thể tìm ra cơ sở dữ liệu này để có thể tính phí bảo hiểm một cách chính xác nhất.
Liberty đã quyết định đầu tư mạnh mẽ vào các phần mềm quản lý thông tin tích hợp và xây dựng một cơ sở dữ liệu khách hàng toàn diện, để có thể tính phí bảo hiểm một cách công bằng cho khách hàng, đồng thời có lợi cho DN. Hiện nay, Liberty đã có khả năng tính phí bảo hiểm cho từng khách hàng dựa trên mức độ tổn thất của họ trong quá khứ.
4. GIỚI THIỆU BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI:
Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là một trong những nghiệp vụ bị trục lợi nhiều nhất, tinh vi nhất hiện nay, và sau đây nhóm xin trình bày một quy trình điều tra và chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giới được áp dụng chung ở một số doanh nghiệp bảo hiểm.
a. Hợp lý hóa ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm:
Ghi lại ngày tai nạn không đúng thực tế với ngày xảy ra tai nạn.
Kiểm tra giấy chứng nhận bảo hiểm xem có hợp lý không.
Xác minh hiện trường: xem xét dấu vết trên địa bàn và nơi xảy ra tai nạn có phù hợp với lời khai của lái xe, chủ xe hay không
Xác minh dựa trên lời khai của nhân chứng, người dân xung quanh nơi xảy ra tai nạn
Xác minh các đối tượng liên quan trong tai nạn: người trên xe bị thương đến mức độ nào, người thứ ba bị thiệt hại
Xác minh lại hành trình của xa: ngày đi, các điểm dừng xe, đã dửng để bốc dỡ hay chở hàng ở đâu…
Sau đó phải đặt các chi tiết xác minh được xem có logic về mặt thời gian cũng như lời khai của chủ xe hay không để đưa ra nhận định cuối cùng.
Ghi lùi ngày trên giấy chứng nhận bảo hiểm.
Đây là một lỗi chủ quan, quản lý nội bộ của công ty đối với người bán bảo hiểm như nhân viên khai thác, đại lý, cộng tác viên, do vậy việc quản lý người bán bảo hiểm là nhiệm vụ chính của công ty để hạn chế việc trục lợi.
Phải tổ chức đầu mối quản lý, theo dõi kiểm tra các đại lý thường xuyên, luôn nhắc nhở đại lý tuân thủ quy trình nghiệp vụ.
Khi có yêu cầu ghi lùi ngày bảo hiểm thì nhân viên khai thác phải tìm cách ghi lại số xe thông báo về công ty để có biện pháp ngăn chặn trên toàn tuyến.
Khi phát hiện ra việc bán bảo hiểm ghi lùi ngày thì cán bộ quản lý phải có biện pháp xử lý ngay đối với người bán bảo hiểm.
b. Thay đổi tình tiết vụ án: Thay đổi người lái xe có giấy phép với người lái xe gây tai nạn không có giấy phép hoặc sửa chữa hiệu lực của bằng lái.
Đọc kỹ lời khai của lái xe, biên bản khám nghiệm hiện trường, hồ sơ hiện trường để phân tích tình huống xảy ra tai nạn.
Đối chiếu bản gốc của các loại giấy tờ như giấy phép lái xe, giấy phép lưu hành xe.
Nếu phát hiện có trục lợi thì trước hết người được bảo hiểm không nhận được tiền bồi thường, tùy theo số tiền đòi tổn thất mà sẽ bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
c. Tạo hiện trường giả: Đưa xe từ nơi xảy ra tai nạn đến nơi khác lập biên bản.
Bằng các nghiệp vụ để điều tra các vết tích trên hiện trường xem có phải là lái xe đã bị tai ở đó hay không
Đối chiếu biển số xe với số khung, số máy để xác định xem xe đang nằm trên hiện trường có phải đã được tham gia bảo hiểm hay không
Nếu phát hiện trục lợi thì người tham gia bảo hiểm sẽ không được bồi thường mà còn bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
d. Khai tăng số tiến tổn thất:
Phải giám định trực tiếp thiệt hại trong thời gian sớm nhất.
Phải theo dõi thường xuyên trong quá trình sửa chữa.
Những bộ phận thay thế, thu hồi phải được quản lý chặt chẽ, tránh hiện tượng quay vòng sữa chửa đòi tiền bồi thường.
Hợp tác tốt với xưởng sửa chữa để họ kiên quyết chống lại hành vi trục lợi.
Có sẵn những bản báo giá cụ thể cho từng loại thiết bị cho từng loại xe của từng hãng đồng thời trong đội ngũ giám định nên có một thợ máy.
e. Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần
Phải tìm được xe liên quan trong vụ tai nạn để xác định được việc bồi thường của xe khác đối với người thứ ba hoặc bồi thường cho xe được bảo hiểm.
Khi xe được đăng ký tại tỉnh khác thì nhất thiết phải thông báo với công ty bảo hiểm tại tỉnh xe đó đăng ký và chỉ giải quyết bồi thường khi đã có thông tin xác nhận của đơn vị bạn.
Những hành vi trục lợi này rất dễ phát hiện nếu có quan hệ tốt với các công ty bảo hiểm khác để công khai thông tin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phòng chống trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ.doc