I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài do 1
2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
3. Mục tiêu nghiên cứu . 2
4. Đối tượng, khách thểvà phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu . 3
4.2 Khách thể nghiên cứu . 3
4.3 Phạm vi nghiên cứu . 3
5.Phương pháp nghiên cứu 3
5.1 Phương pháp luận . 3
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể . 3
6.Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết . 4
6.1 Giả thuyết nghiên cứu . 4
6.2 Khung lý thuyết . 4
II> NỘI DUNG CHÍNH.
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TỄN . 5
1.Cơ sở lý luận . 5
1.1 Lý thuyết nghiên cứu giới và phát triển trong Xã hội học về Giới . 5
1.2 Phương pháp tiếp cận giới . 6
1.3 Lý thuyết tương tác biểu trưng giới . 6
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu . 6
3. Những khái niệm công cụ . 8
3.1 Khái niệm giới . 8
3.2 Khái niệm Bình đẳng và bất bình đẳng giới 8
3.3 định kiến giới . 9
3.4 Lãnh đạo và quản lý . 9
3.5 Địa vị xã hội 9
Chương II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 10
1.Tình hình phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trên thế giới 10
2.Thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam 13
2.1 Phụ nữ Việt Nam tham gia lãnh đạo, quản lý trong lịch sử . 13
2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ trong công tác lãnh đạo và quản lý . 14
2.3 Thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay.16
2.3.1 trong cơ Quan lập pháp . 16
2.3.2 trong cơ quana hành pháp 22
2.3.3 Trong cơ quan tư pháp . 23
2.3.4 Trong các cấp Đảng uỷ 24
2.3.5 Trong các đoàn thể chính trị xã hội 25
3. Nguyên nhân phụ nữ Việt Nam còn ít tham gia hoạt động
chính trị - xã hội 26
3.1 Định kiến giới về năng lực . 26
3.2 Gánh nặng gia đình . 28
3.3 Chính sách của Đảng và Nhà nước . 29
3.4 Văn hoá truyên thống, những tập tục phong kiến 29
III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 30
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12193 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nữ và nam giới, đặc biệt là khái niệm về chức năng sinh sản.Nếu như giới là sản phẩm của xã hội thì giới tính là sản phẩm của sinh học, giới có thể thay đổi thì giới tính lại bất biến không thay đổi…
3.2 Bất bình đẳng và bất bình đẳng giới:
-"Bình đẳng giới được coi là sự bình đẳng về pháp luật, về cơ hội tiếp cận(bao gồm cả nguồn vốn, nguôn lực và thành quả lao động). về tiếng nói , tức khả năng tác động và đóng góp cho quá trình phát triển"
-Bình đẳng giới là việc nam nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng.
-"Bất bình đẳng giới là khái niệm chỉ sự không ngang bằng nhau về các cơ hội và lợi ích khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội"[3]
3.3 Định kiến về giới
"Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ." [14]
Theo từ điển thuật ngữ giớí của Chương trình Lương thực Thế Giới : "Định kiến giới được hiểu là những hành động chống lại phụ nữ ( hoặc nam giới ) dựa trên cơ sở nhận thức rằng giới tính này không có quyền bình dẳng với giới kia và không có quyền lợi như nhau." [15]
3.4 Khái niệm lãnh đạo và quản lý:
-"Lãnh đạo là những tác động có ý thức của chủ thể quản lý vào đối tượng bị quản lý trên cơ sở phát huy một cách tối đa những năng lực của cấp dưới nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất những mục tiêu của tổ chức.Nếu lãnh đạo hướng hành vi chủ đạo của mình vào kết quả hoạt động tập thể thì quản lý bám sát mục tiêu cụ thể gắn liền với các thao tác"[6,251]
- Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có ý thức hướng mục đích của chủ thể vào đối tượng theo một quy trình nhất định nhằm đạt hiệu quả tối ưu so với yêu cầu đặt ra [6,105]
-Giữa hai khái niệm lãnh đạo và quản lý có nhiều điểm tương đồng mặc dù đây là hai khái niệm khác nhau.Tuy vậy, với phạm vi nghiên cứu đề tài, hai khái niệm này không có sự tách biệt.
3.5 Địa vị xã hội
Địa vị xã hội là vị trí xã hội mà tương ứng với nó là những quyền hạn và nghĩa vụ xác định. Đó là sự lượng giá, sự thẩm định của xã hội về phẩm chất hay uy tín của một người nào đó tương ứng với cương vị của anh ta.[6,30]
Chương II - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trên thế giới.
Phụ nữ trên thế giới nhìn chung trong vài thập kỷ qua đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong việc tham gia chính quyền ở các cấp và ngày càng chiếm giữ những vị trí quan trọng như Tổn thống, Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Đại biểu Quốc hội…Tuy nhiên chưa ở nước nào có phụ nữ bình đẳng hoàn toàn so với nam giới trong lĩnh vực này và các vị trí chủ chốt ra quyết định vẫn chủ yếu do nam giới nắm giữ.
Tại Hội nghị thế giới lần thứ 4 họp tại Bắc Kinh (Trung Quốc) tháng 9 năm 1995 vấn đề phụ nữ tham gia hoạtđộng chính trị và lãnh đạo đất nước rất được quan tâm bởi các đại biểu đại diện chính phủ cũng như diễn đàn các tổ chức phi chính phủ.
Hiện nay, ở các nước trên thế giới, phụ nữ tham gia quốc hội đạt tỷ lệ cao chưa từng có.Theo Liên minh nghị viện thế giới (IPU), trong năm 2006 tỷ lệ phụ nữ tham gia quốc hội là 17%, tăng 11% so với 12 năm trước.
Một kỷ lục khác là phụ nữ cũng được bầu làm chủ tịch tại 35/262 hội nghị hoặc nghị viện trên thế giới, trong đó có những nước lần đầu bầu phụ nữ làm chủ tịch quốc hội như Gambia, Israel, Swaziland, Turkmenistan và Mỹ - nơi bà Nancy Pelosi hiện là Chủ tịch Hạ Viện.Tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ tham gia quốc hội tăng chậm.Các nước có tỉ lệ phụ nữ tham gia cao nhất trong quốc hội là Rwanda và Thụy Điển với gần 50%, tiếp đến là các nước Costa Rica, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch.
Ở Canada, phụ nữ chiếm 35% trong quốc hội, Đức: 31,6%, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE): 22,5%, CHDCND Triều Tiên: 20,1%, Anh: 18,9%, Mỹ: 16,3% và Pháp: 12,2%.
Bảng 1 : Tỷ lệ nữ trong các nghị viện phân theo các châu lục
Vùng
Tỷ lệ(%)
Thế giới
17.7
Các nước Bắc Âu
41
Nam Mỹ
38.6
Châu Âu
19.1
Châu Phi Hạ Sahảa
16.8
Châu Á
16.4
Thái Bình Dương ( gồm cả Úc và Newzeland )
14.5
Các nước Ả Rập
8.6
(Nguồn: tác giả xử lý số liệu Theo Reuters, Economic Times,chủ nhật,04/03/2007)
Phụ nữ ngày càng có vai trò lớn hơn trong mọi lĩnh vực xã hội, đặc biệt là lĩnh vực chính trị. Do vậy, xu hướng phụ nữ tham gia bộ máy lãnh đạo chính trị ở các quốc gia sẽ ngày càng tăng cao.
Khu vực Bắc Âu đứng đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ trong Quốc hội, chiếm khoảng 41%; đứng thứ hai là khu vực Nam Mỹ; còn lại các Châu lục khác tỷ lệ nữ trong các nghị viện đều dưới 20%.
Tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo trên thế giới hiện nay chiếm 17.7%. Mặc dù tỷ lệ này cao hơn so với 10% vào năm 1995, nhưng vẫn còn cách xa mức tối thiểu cần thiết là 30% để gia tăng ảnh hưởng của phái nữ trên chính trường. Thực tế đã chứng minh rằng trong nhiều trường hợp, khi phụ nữ tham gia lãnh đạo, họ đã nêu ra nhiều vấn đề mới trong các chương trình hoạt động.Họ có những cách nhìn mới và phương pháp mềm dẻo, sáng tạo.Dư luận đã thừa nhận sự tham gia đông đảo của phụ nữ trong chính phủ Na Uy đã thúc đẩy việc thực hiện các quyền của phụ nữ,bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường và viện trợ nhằm mục đích phát triển. Hay tại Thụy Điển , phụ nữ tham gia hoạt động cả trong và ngoài chính phủ đã tích cực góp phần vào việc ngăn chặn sự tham gia của các nước này vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân [7]. Phụ nữ đã chứng tỏ được vai trò quan trọng của họ trong việc giải quyết xung đột, chống đói nghèo trên toàn thế giới, nhưng tỷ lệ lãnh đạo nữ vẫn còn rất hạn chế dù đã được cải thiện.
Khảo sát của EC tại 262 Thượng viện và Hạ viện ở 189 quốc gia trên toàn thế giới cho biết chỉ có 30 phụ nữ đứng đầu cơ quan lập pháp. Trong khu vực EU, 24% ghế nghị sĩ hiện do phụ nữ chiếm giữ, so với 16% cách đây 1 thập kỷ.
(ứ bảy, 08 Tháng ba 2008, 09:15 GMT+7 ) )
Theo khảo sát của EC, mặc dù vấn đề bình đẳng giới ngày càng được quan tâm và cải thiện, nhưng phái yếu cũng chỉ chiếm 24% ghế Bộ trưởng trong các Chính phủ. Phụ nữ đang chiếm đa số trong Chính phủ Phần Lan, Na Uy. Tại Thụy Điển, 46% quan chức Chính phủ là phái nữ và tỷ lệ này ở Tây Ban Nha là 41%. Ngược lại, ở Thổ Nhỹ Kỳ chỉ có một phụ nữ là thành viên Nội các. Tại quốc gia Đông Âu Rumania không có phụ nữ nào là thành viên Chính phủ. Một số quan chức châu Âu vừa đề nghị, phụ nữ nên nắm quyền lãnh đạo ít nhất 1 trong 3 cơ quan của EU là Nghị viện châu Âu, EC và Hội đồng châu Âu. Hiện cả 3 cơ quan này đều do nam giới đứng đầu. Trong số 12 Chủ tịch Nghị viện châu Âu kể từ 1979 đến nay, chỉ có 2 phụ nữ.
Theo như nhận định của Tổ chức Châu Á (AF),trụ sở tại Mỹ, đưa ra trong báo cáo nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 năm nay: Phụ nữ đang đảm nhận những vai trò lãnh đạo lớn hơn trong chính trị và kinh doanh ở Châu Á nhưng sự hiện diện của họ trong các cơ quan bầu cử ở cấp quốc gia vẫn còn ít.Theo thống kê của AF, phụ nữ hiện chiếm trung bình khoảng 16.4% số ghế trong Quốc hội.Tuy nhiên , họ vẫn hiếm khi được giữ những trọng trách ở những bộ quan trọng như Tài chính, Nội vụ,Quốc phòng mà thường được giao ở các bộ bên lĩnh vực xã hội Y tế, Môi trường hoặc những cơ quan có ít kinh phí và ít trọng lượng chính trị.
Bảng 2: Phụ nữ trong Quốc hội ở các nước Châu Á – TBD (%)
Tên nước
Tỷ lệ nữ trong Quốc hội
Tên nước
Tỷ lệ nữ trong Quốc hội
Niu di-lân
Việt Nam
CHDC Đông Timo
Úc
CHDCND Lào
CHDCND Trung Hoa
CHDCND Triều Tiên
29.2
27.3
26.2
25.3
25.0
21.8
20.1
Philippin
Singapo
Malayxia
Thái Lan
Campuchia
Inđônêxia
Hàn Quốc
17.8
11.8
10.4
9.2
9.0
8.0
5.9
(Nguồn: Tổ chức Liên minh Quốc hội,2002)
Việt Nam là nước có tỷ lệ nữ Đại biểu Quốc hội cao nhất ở Châu Ấ và đứng thứ hai trong khu vực châu Á – TBD, sau Niu di-lân (29.2%).Chỉ có 10 quốc gia trên thế giới có số nữ nghị sĩ Quốc hội cao hơn tỷ lệ trên (Cu Ba, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Iceland, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Nam Phi và Thuỵ Điển ).
Những con số trên phần nào thể hiện được tình hình lãnh đạo của phụ nữ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng . Những con số ấy cho thấy xu hướng gia tăng nhưng phụ nữ vẫn chưa có đại diện đầy đủ trong chính quyền, đảng phái chính trị và ở cả Liên hiệp Quốc.
2. Thực trạng tình hình phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam.
2.1 Phụ nữ Việt Nam tham gia lãnh đạo, quản lý trong lịch sử
Đánh giá vai trò của phụ nữ đối với lịch sử phát triển của đất nước, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: "non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta,trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ "[8, 432]
Hình ảnh người phụ nữ Việt nam đã được in đậm trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc của đất nước trong hàng chục thế kỷ. Hình ảnh Hai Bà Trưng với hàng trăm nữ tướng và đội quân nữ tham gia khởi nghĩa (năm 40 SCN) đã tạo nên truyền thống anh hùng bất khất của dân tộc ta.Trưng Vương đi vào lịch sử như một nữ anh hùng của dân tộc, là người phụ nữ đầu tiên tham gia lãnh đạo đất nước,…
Bên cạnh những nữ tướng, trong thời kỳ này còn có những phụ nữ chấp chính tài ba như Nguyên phi Ỷ Lan, Thái hậu Dương Vân Nga…
Tiếp bước các nữ anh hùng dân tộc là thế hệ phụ nữ - chiến sĩ cách mạng sau này. Nhiều chiến công lãnh đạo cách mạng đã ngoan cường, trung thành với dân với Đảng. Nguyễn Thị Minh Khai, lãnh tụ đầu tiên của phong trào phụ nữ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập; Bí thư thành uỷ đầu tiên của Sài Gòn – Gia ĐỊnh, linh hồn của cuộc khởi nghĩa nam Kỳ: Hoàng Thị Ngân – Bí thư đoàn phụ nữ cứu quốc Bắc Bộ….
Thời kỳ chống Mỹ cứu nước lại ghi nhận những đóng góp của những phụ nữ như: Nguyễn Thị Thập, nữ đại biểu Quốc hội từ khoá I đến VI với 18 năm là Chủ tịch hội .Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1956 – 1980), 24năm giữ cượng vị Phó chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1956 -1980); bà Nguyễn Thị Định, phó tư lệnh lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng niềm Nam và đến năm 1980 là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thống nhất, đồng thời là Phó chủ tịch Liên đoàn phụ nữ quốc tế…[10]
Có thể nói rằng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc cũng như hiện nay, phụ nữ Việt Nam luôn có những đại diện xứng đáng cho giới của mình trong công cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển đất nước.Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, phụ nữ Việt Nam đã có những cống hiến, hy sinh to lớn, góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của cả dân tộc; trong công cuộc xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, chị em tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội.
2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ trong công tác lãnh đạo, quản lý.
Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ trong công tác lãnh đạo và quản lý được thể hiện trong các văn bản về chủ trương đường lối của Đảng liên quan đến vấn đề về phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản di chúc đã ghi rõ: "Đảng và Chính phủ ta cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ để người phụ nũ phụ trách ngày thêm nhiều mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân người phụ nữ thì phải cố gắng. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng cho phụ nữ" [ 10, 12]
Chỉ thị số 44 CT/TW ngày 7/6/1984 của Ban chấp hành TW Đảng chủ trương "tiếp tục thực hiện nam - nữ bình đẳng, nâng cao vai trò cán bộ nữ trong quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước". Để đảm bảo chủ trương này được thực hiện một cách nhất quán và xuyên suốt, Chỉ thị đã nêu rõ: " Vấn đề cán bộ nữ phải đặt trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ nói chung của Đảng và Nhà nước". Nghĩa là chủ trương đưa vấn đề tiến bộ của phụ nữ trong công tác lãnh đạo và quản lý vào trong dòng chính, trong guồng máy thường xuyên của Nhà nước bảo đảm tính bền vững và lâu dài.Theo tinh thần đó, chỉ thị tiếp tục nhấn mạnh: " Điều cần hết sức chú ý là sau khi đề bạt phải tiếp tục bồi dưỡng tạo điều kiện để chị em hoàn thành nhiệm vụ " [11,13]
Nhất quán với đường lối đã định, mười năm sau, ngày 16/5/1994, Chỉ thị 37 CT?TW lại tiếp tục nêu: "Việc nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội là yêu cầu quan trọng để thực sự thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ "..
Một năm sau tại Hội nghị thế giới về phụ nữ tổ chức tại Bắc kinh (Trung Quốc) tháng 9/1995, chính phủ Việt Nam đã cùng các nước nhất trí thông qua cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000 nhằm thúc đẩy sự tiến bộ và tăng cường quyền lực cho phụ nữ trên thế giới.Thực hiện cương lĩnh nêu trên, ngày 4/10/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến naă 2000. Bản kế hoạch đề ra 11 mục tiêu, trong đó có mục tiêu số 4 là "Nâng cao Vai trò, vị trí của nguời phụ nữ trong việc tham gia bộ máy lãnh đạo và ra quyết định". Nhằm đạt được mục tiêu này, bản kế hoạch đã đề ra các chỉ tiêu phấn đấu chủ yếu: Cán bộ nữ trong các cơ quan dân cử các cấp phải đạt từ 20-30%; cán bộ nữ trong các cấp chính quyền, tư vấn đạt từ 15-20%; đối với các bộ , ngành đông nữ cần có phụ nữ tham gia lãnh đạo chủ chốt; đối với cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước có từ 30% trở lên cần có cấp trưởng hoặc cấp phó là nữ…
Đảng, Nhà nước đã có những chính sách đối với lao động nữ nhằm tạo điều kiện để họ tham gia quản lý Nhà nước như: chế độ thai sản, chế độ làm việc, được bảo đảm về mặt pháp lý trong luật Dân sự, luật hôn nhân – gia đình, luật lao dộng…được quan tâm và phát huy trong các chế độ chính sách của Nhà nước.
2.3 Thực trạng tình hình phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay
Ý thức được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, phụ nữ Việt Nam đã không ngừng phấn đấu nâng cao năng lực trong các lĩnh vực công tác, đảm nhiệm những trọng trách quan trọng. Hầu hết các cán bộ nữ đều khẳng định được vị trí, năng lực của mình và hiệu quả hoạt động ngày càng tăng. Tỷ lệ nữ lãnh đạo các cấp, các ngành đã được tăng lên trong những năm gần đây, rõ nhất là trong hệ thống dân cử.
2.3.1 Trong cơ quan Lập pháp:
Bảng 3: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội qua các kỳ
Khoá
Số lượng nữ
Tổng số đại biểu
Tỷ lệ/tổng số(%)
XII (2007- 2012)
127
493
25.76
XI (2002 – 2007)
136
498
27.31
X (1997 – 2002)
118
450
26.22
IX (1992 – 1997)
73
395
18.48
VIII (1987 – 1992)
88
496
17.74
VII (1981 – 1987)
108
496
21.77
VI (1976 -1981)
132
492
26.83
V (1975 -1976)
137
424
32.31
IV (1971 – 1975)
125
420
29.76
III (1964 -1971)
62
366
16.94
II (1960 -1964 )
49
362
13.54
I (1946 -1961)
11
403
2.7
( Nguồn : Tác giả xử lý trên cơ sở số liệu của Văn phòng Quốc hội) [11,151]
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định các vấn đè trọng yếu của đất nước. Sự gia tăng nữ Đại Biểu Quốc hội có ý nghĩa chính trị và xã hội hết sức to lớn. đặt những con số này với một số nước trong khu vực ( Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc…) có thể thấy được sự vượt bậc của phụ nữ nước ta.
Ghi chú: Từ 1 đến 12 là từ khoá I đến khoá XII
Biểu 1: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội qua các kỳ
Quan sát biểu 1 ta có thể thấy được sự biến đổi về tỷ lệ nữ Đại Biểu Quốc hội diến ra theo 3 giai đoạn.Giai đoạn đầu từ khoá I đến khoá V số lượng nữ đại biểu tăng một cách nhanh chóng và dần đều qua các khoá, cao nhất là 32.3 % vào khoá V (1975-1976), con số cao nhất từ trước tới nay. Giai đoạn 2, ngay trong khoá sau – khoá VI (1976-1981), là thời điểm chiến tranh vừa kết thúc thì nam giới lại khẳng định được vị trí ban đầu của mình còn tỷ lệ nữ đại biểu thì tiếp tục giảm một cách bất ngờ xuồng còn 17.8%. Giai đoạn 3, từ khoá VIII (1986-1992) tới khoá XI(2002-2007): Nhờ có chỉ thị số 37 năm 1994 của Ban chấp hành TW Đảng ( tất cả các cấp quản lý Nhà nước và Đảng phải có từ 20% đến 30% vị trí được bầu do phụ nữ đảm nhiệm ) mà tỷ lệ nữ cán bộ đã tăng lên từ 17.8% (khoá VIII ) lên 27.3 (khoá XI). Tuy trong 3 khoá gần đay số nữ đại biểu trong Quốc hội tăng chậm nhưng với con số 27.3%( khoá XI ) đã dẫn đầu Châu á, điều này cho thấy phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước, cho bộ mặt chính trị của quốc gia.Nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII (2007-2012) tuy tỷ lệ nữ cán bộ trong Quốc hội có giảm khoảng 1.5 %, nhưng điều đó chưa nói lên được điều gì.
Bảng 3a. Cơ cấu giới tính và chức vị lãnh dạo của đại biểu Quốc hội.
Giới tính
Chức vụ
Khoá VIII
Khoá IX
Khoá X
Khoá XII
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Đại Biểu Quốc hội
82.2
17.8
81.5
18.5
73.8
26.2
74.24
25.76
Phó Chủ tịch
80
20
100.0
0.0
75.0
25.0
80
20
Chủ nhiệm ban
57.7
42.9
77.8
22.2
66.7
33.3
77.8
22.2
Tại buổi tọa đàm về công tác tuyên truyền bình đẳng giới trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII, giữa Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ (UBQGVSTBPN) và báo giới, (6/4/2007) tại Hà Nội, bà Trần Thị Mai Hương, Phó Chủ tịch UBQGVSTBPN, đã cho biết: "mặc dù Việt Nam đứng đầu châu Á về sự tham gia của phụ nữ cho biết trong Quốc hội là 27,3% khoá XI, nhưng tỷ lệ này vẫn chưa tương xứng với năng lực đóng góp của phụ nữ."
Bảng 3b. Cơ cấu giới tính các chức vụ lãnh đạo trong QH khoá X, XI
Giới tính
Chức vụ
Khoá X(1997-2002)
Khoá XI(2002-2007)
Số người
Tỷ lệ %
Số người
Tỷ lệ %
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
UBTV Quốc hội:
-Chủ tịch
-Phó chủ tịch
10
1
4
0
71.4
100.
28.6
0.00
11
1
2
0
84.6
100
15.4
0.00
Các Uỷ Ban khác:
-Chủ tịch
-Phó chủ tịch
191
6
21
57
2
4
77.0
75.0
84.0
23.0
25.0
16.0
224
6
24
71
2
8
75.9
75.0
75.0
24.1
25.0
25.0
Đoàn thư ký:
-Trưởng đoàn
-Các thư ký
7
1
6
1
0
1
87.5
100
85.7
12.5
0.00
14.3
8
1
7
3
0
3
72.7
100
70.0
27.3
0.00
30.0
(Nguồn : Văn phòng Quốc hội,2003) [12, 41]
( (*) : Tác giả xử lý số liệu dực trên số liệu của Văn phòng QH )
Một thực tế không thể phủ nhận là tỷ lệ nữ đại biểu trong Quốc hội không chỉ ngày càng có xu hướng gia tăng về số lượng mà còn cả về trình đọ và chất lượng khi họ tham gia công tác quản lý, lãnh đạo.
Bảng 4. Số lượng và tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội có trình độ từ đại học trở lên
Khoá
Tổng số nữ ĐBQH
Trình độ từ ĐH trở lên
Số lượng
Tỷ lệ %
VI (1976-1981)
132
14
10.6
VII (1981-1987)
108
12
11.1
VIII (1987 – 1992)
88
43
48.9
IX ( 1992-1997)
73
43
58.9
X (1997 – 2002)
118
104
88.1
XI (2002-2007)
136
125
91.9
XII (2007-2012)(*)
127
116
91.4
( Nguồn :Văn phòng Quốc hội, 2003) [ 12.42]
( (*):Tác giả xử lý trên cơ sở số liệu của Văn phòng Quốc hội,2007) [15]
So với các giai đoạn trước, phụ nữ tham gia Quốc hội không chỉ tăng lên về số lượng mà còn tăng lên cả về chất lượng. Cụ thể, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội có học vấn từ ĐH trở lên tăng từ 10.6% ( khoá VI) leê tới 58.9%( khoá IX) , 87.28% ( khoá X), 90.4% ( khoá XII ).
Với trình độ học vấn cao của mình, các nữ đại biểu Quốc hội đã tự tin và tích cực tham gia vào các hoạt động của các Uỷ ban của Quốc hội.Tỷ lệ nữ đại biểu tham gia vào các Uỷ ban ngày càng có xu hướng tăng lên. Song, "hầu hết nữ đại biểu chỉ làm việc tại Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban về vấn đề xã hội, Uỷ ban văn hoá giáo dục –thanh thiếu niên, nhi đồng ( trung bình nữ chiếm 40.1% đến 43.6% ).Trong khi đó ở các Uỷ ban kinh tế- ngân sách , Uỷ ban đối ngoại, Uỷ ban pháp luật, Uỷ ban khoa học công nghệ và Môi trường, nữ chỉ chiếm từ 11.8 đến 11.9%, thậm chí không có nữ trong Uỷ ban quốc phòng- an ninh, tức là cac lĩnh vực có vai trò quyết định quan trọng thì đại diện của phụ nữ càng hiếm hoi."[ 11, 150]. Mặc dù phụ nữ Việt Nam tham gia chính trường chiếm vào tỷ lệ cao so với khu vực và trên với thế giới.
Bảng 5: Cơ cấu giới tính nữ đại biểu Quôc hội theo vùng
Vùng
Khoá IX
Khoá X
Khoá XI
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Toàn quốc
Đồng Bằng Sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên Hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng Bằng Sông CL
73
19
9
4
9
6
4
9
13
18.5
17.6
22.5
28.7
17.0
19.6
22.2
17.0
16.7
18
25
15
6
12
10
6
16
28
26.2
25.0
24.2
37.5
21.8
26.3
26.1
23.9
31.5
136
25
22
6
12
12
8
19
32
27.3
24.0
30.6
31.6
20.3
28.0
25.8
25.7
33.3
(Nguồn: Báo cáo hành chính của Văn phòng Quốc hội,2003) [12,44]
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ một điều rằng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại một số vùng như Tây Bắc và Đồng Bắng Sông Cửu Long luôn vượt trội hẳn so với tỷ lệ nữ đại biểu toàn quốc.Nếu như khoá IX tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội toàn quốc là 18.5% thì ở Tây Bắc là 28.7%, vào khoá X, tỷ lệ nữ ĐBQH là 26.2% thì ở Tây Bắc chiếm tới 37.5%, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm 31.5%.Sang khoá tiếp theo XI vẫn tiếp diễn. Điều đặc biệt ở đây là Đồng Bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ là 2 khu vực có 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh ( là 2 trung tâm kinh tế-văn hoá-chính trị của gương mặt đất nước ) thì tỷ lệ nữ ĐBQH ở các khu vực này đều thấp hơn hẳn so với tỷ lệ chung của cả nưởctong 3 khoá gần đây. Ngược lai, một số vùng có điều kiện kinh tế- xã hội hạn chế , khó khăn thì tỷ lệ nữ ĐBQH lại có xu hướng gia tăng qua các khoá.
Tại Hội đồng nhân dân các cấp- cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương, vị thế của phụ nữ cũng được dần được nâng cao hơn.Tỷ lệ nữ Đại biểu hội dồng nhân dân các cấp đã tăng những chưa đạt được chỉ tiêu dề ra trong Chỉ thị 37 ( 20-30 % thành viên nữ ở tất cả các lĩnh vực lãnh đạo quản lý ).Nhờ có sự quan tâm luôn kịp thời của Đảng và Chính phủ nên số lượng đã tăng lên.
Bảng 6: Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo nhiệm kỳ .
Nhiệm kỳ
Cấp
1985-1989
1989- 1994
1994-1999
1999-2004
2004-2009
Tỉnh /Thành Phố
Quận / Huyện
Xã / Phường
28.6
19.4
19.7
12.2
12.3
13.2
20.4
18.0
14.4
22.5
20.7
16.3
23.9
23.0
19.5
( Nguồn: Ban tổ chức Chính phủ , 1993-2000) [12,47]
Bảng 6 cho ta thấy càng xuống cấp cơ sở thì tỷ lệ nữ đại biểu HĐND càng thấp. Nhiệm kỳ (1989-1994) giảm xuống tương ứng ở các cấp so với nhiệm kỳ trước.Nhưng đến các nhiệm kỳ sau lại tăng lên , cụ thể ở nhiệm kỳ gần đây (2004-2009) đã tăng lên ttương ứng ở các cấp là: 23.95, 23.0%, 19.5%.
Tỷ lệ nữ trong các cơ quan dân cử (HĐND các cấp) ngày càng tăng, nhiệm kỳ 2004-2009 cao hơn so với nhiệm kỳ trước.Toàn quốc có 3 Chủ tịch, 32 Phó Chủ tịch UBND là nữ, tăng gấp rưỡi so với nhiệm kỳ 1999-2004.
2.3.2 Trong cơ quan hành pháp
Trong cơ quan hành pháp vị thế của phụ nữ cũng được nâng cao, song vẫn không đáng kể. Ở cấp TW đã có 1 nữ phó chủ tịch nước mà trước đây không có. Số lượng nữ thứ trưởng, bộ trưởng cũng tăng lên. Tuy nhiên, lại cứ xuống cấp cơ sở thì tỷ lệ lại càng thấp. Điều này chưa tương xứng với sự phát triển của đội gnũ cán bộ nữ hiện nay.
Bảng 7. Cán bộ nữ tham gia quản lý Nhà nước %()
Chức danh
Nhiệm kỳ
(1889-994)
Nhiệm kỳ
(1994- 1999)
Nhiệm kỳ (1999-2004)
Phó Chủ tịch nước
16.67
100.0
100.0
Bộ trưởng & tương đương
9.50
11.90
11.29
Thứ trưởng & tương đương
7.00
7.30
12.85
Vụ trưởng & tương đương
13.30
13.0
12.10
Vụ phó & tương đương
8.90
12.10
8.10
( Nguồn : Ban tổ chức cán bộ Chính phủ, 2003) [12,50]
Bảng 9: Tỷ lệ nữ trong các cấp lãnh đạo ở chính quyền địa phương địa phương (%)
Cấp
Nhiệm kỳ(1994-1999)
Nhiệm kỳ (1999-2004)
Cấp Tỉnh /thành
Chủ tịch
Phó chủ tịch
Giám đốc sở & tương đương
Phó giám đốc sở & tương đương
1.89
11.60
4.40
8.50
1.64
12.50
7.38
9.90
Cấp huyện/ Quận
Chủ tịch
Phó chủ tịch
Trưởng phòng & tương đương
Phó trưởng phòng & tương đương
1.80
8.50
19.50
20.62
5.27
8.43
11.70
16.00
Cấp xã / phường
Chủ tịch
Phó chủ tịch
2.17
3.11
3.02
2.40
(Nguồn: Ban tổ chức chính phủ , 2003 ) [12]
Tỷ lệ nữ lao động trong cấp chính quyền địa phương từ tỉnh trở xuống có xu hướng tăng trong những năm gần đây nhưng không đáng kể, còn các cấp huyện, xã không tăng mà còn giảm xuống.Cũng giống như trong hệ thống HĐND, càng xuống cấp cơ sở thì tỷ lệ nữ cán bộ càng thấp.
Tỷ lệ nữ cán bộ quản lý Nhà nước ở cấp TW có tăng nhưng không đáng kể, chủ yếu ở lĩnh vực văn hoá - xã hội. Ở các ngành như kinh tế, công nghiệp, khoa học và công nghệ…ít có nữ giới giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt như bộ trưởng, thứ trưởng.
2.3.3 Trong cơ quan tư pháp.
Tỷ lệ nữ tham gia công tác trong các cơ quan pháp luật cũng tăng lên, góp phần vào việc bảo vệ trật tự, kỷ cương, giữ nghiêm phép nước và cũng nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em.
Bảng10: Tỷ lệ nữ làm công tác pháp luật
Chức danh
Năm 1989
Năm 1992
Tổng số
Tỷ lệ %
Tổng số
Tỷ lệ %
Thẩm phán
2379
18
1514
32
Uỷ viên công tố
4630
31
5086
32.26
Luật sư
550
7.24
2168
34
Nhân viên pháp luật
1800
33.33
2168
34
( Nguồn :Uỷ ban Pháp luật Quốc hội , 1993) [ 12.53]
Bảng 11: tỷ lệ nữ trong cơ quan tư pháp (cấp TW)
Toà án nhân dân tối cao
Viện kiểm soát nhân dân
Chức danh
Phó tránh án
Thẩm phán
Chuyên viên, thẩm phán viên
Tỷ lệ %
15.38
16.66
40.53
Chức danh
Phó viện trưởng
Vụ trưởng, vụ phó
Trưởng phòng
Kiểm soát viên cao cấp
Tỷ lệ %
20
4.5
13.63
9.34
(Nguồn : Vụ Tổ chức cán bộ, T5/2000) [12,54]
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy một điều rất khác lạ đó là ở cấp huyện quận có sự tăng đột biến
2.3.4 Trong các cấp Uỷ Đảng
Tỷ lệ nữ tham gia cấp Đảng ít khi nắm giữ những vị trí quyết định.Tỷ lệ trung
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH01 (5).doc