Đề tài Phương án giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê Việt Nam thông qua chủ động tham gia thị trường giao dịch kỳ hạn

Về khách quan, thị trường cà phê Việt Nam vẫn chưa thật sự có được khả năng, chưa đáp ứng được các điều kiện cần và đủ để tham gia trên thị trường cà phê “ kỳ hạn “ quốc tế song với nổ lực từ phía nhà nước, Hiệp hội cà phê cũng như từ phiá doanh nghiệp kết hợp với các điều kiện hiện có thì khả năng từng bước triển khai một “ thị trường giao dịch kỳ hạn” cà phê tại Việt Nam là hoàn toàn có thể

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2357 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương án giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê Việt Nam thông qua chủ động tham gia thị trường giao dịch kỳ hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùa theo một tỷ giá xác định vào một thời điểm cụ thể trong tương lai. Các bên giao dịch có thể xác định mức giá ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng và chủ động trong hạn chế một phần rủi ro biến động tỷ giá. Hình thức này rất thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam- các doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, ít kinh nghiệm cũng như ít thông tin về tỷ giá hàng ngày 1.4. Điều kiện thực hiện giao dịch kỳ hạn tại Việt Nam (Nguồn: NH Eximbank, NH Techcombank ) Cà phê tham gia trên thị trường kỳ hạn phải đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu cho cà phê xuất khẩu theo quy định của cà phê quốc tế (ICO ): Không được xuất khẩu cà phê Arabica có trên 80 lỗi trong một mẫu 300 gam, cà phê Robusta có trên 150 lỗi trong một mẫu 300 gam % độ ẩm phải đảm bảo dưới mức 12,5% Chứng chỉ xuất xứ phải do ICO chấp thuận Nhãn mác phải đầy đủ, rõ ràng Muốn tham gia vào thị trường kỳ hạn thì doanh nghiệp Việt Nam phải có tiền đặt cọc, tiền mua chỗ tại trung tâm chứng khoán nước ngoài. Nghĩa là phải bỏ vốn ra trước, sau khi mua bán diễn tiến vốn đó sẽ được chuyển hóa ở nước ngoài do tại Việt Nam chưa có quy định về hoạt động ở thị trường giao dịch kỳ hạn quốc tế Giá thành xuất khẩu cà phê tại thị trường giao dịch kỳ hạn sẽ được hình thành qua các đợt đấu giá tập trung, công khai mang tính chất quốc tế được thể hiện trên bảng yết giá kỳ hạn bao gồm tỷ giá giao ngay (spot), số điểm của từng kỳ hạn giúp các bên tham gia dễ dàng nhận biết sự tăng giảm tương đối của sản phẩm cà phê Giá giao dịch kỳ hạn được xác định ngay lúc thỏa thuận, trên cơ sở giá giao ngay của lượng cà phê cần giao dịch cộng hay trừ đi một số điểm nhất định( có liên quan đến chênh lệch lãi suất ).Tại thời điểm giao hàng dù giá tăng hay giảm vẫn giao theo giá đã ứng định trên hợp đồng Hợp đồng kỳ hạn quy định cụ thể số lượng cà phê sẽ được mua hoặc được bán vào một thời điểm nhất định trong tương lai với một tỷ giá xác định Đơn vị tính cho mỗi hợp đồng( lot ) là 5 tấn cà phê nhân. Doanh nghiệp chỉ phải chịu một khoản phí không đáng kể cho nhà môi giới mà thực ra là ngân hàng với mức 10 USD/ tấn cho mỗi giao dịch dưới 20 lots và 2USD/ tấn cho giao dịch trên 1000 lots Phí chốt giá bảo vệ ( hedging cost ) không chỉ áp dụng cho tiền gốc mà còn đối với tiền lãi dựa trên cơ sở bảo hiểm phí hàng năm (%/ năm), điểm kỳ hạn, số ngày kỳ hạn, điểm kỳ hạn và tỷ giá giao ngay Bảo hiểm phí Bảo hiểm phí được xác định trên cơ sở điểm kỳ hạn, lãi suất, tỷ giá giao ngay và số ngày kỳ hạn; cụ thể : Forex- Nguyễn Trọng Thùy- NXB Thống Kê-1999-tr 104 = (điểm kỳ hạn*lãi suất*số ngày kỳ hạn)+(tỷ giá giao ngay*100* 360) tỷ giá giao ngay*số ngày kỳ hạn Hàng ngày các doanh nghiệp nhận tin giá cà phê từ thị trường New York và London, sau đó quy ra tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá của Ngân hàng Ngoại Thương và chốt giá lại để người mua và người trồng cà phê nắm thông tin Về tỷ giá giao dịch Quyết định 648/2004/QĐ-NHNN-28/05/2005 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : Đối với VND/ USD: các doanh nghiệp và khách hàng thỏa thuận mức tỷ giá kỳ hạn, hoán đổi nhưng không được vượt quá mức tỷ giá giao ngay vào ngày ký hợp đồng cộng với chênh lệch giữa hai lãi suất hiện hành(forward/ swap points); trong đó: Thời hạn giao dịch hợp đồng Lãi suất cơ bản VNĐ do ngân hàng trung ương Việt Nam phát hành Lãi suất mục tiêu USD do cục dự trữ Liên Bang Mỹ công bố Mức chênh lệch = + * * Đối với VNĐ/ ngoại tệ khác : tỷ giá kỳ hạn do Tổng giám đốc doanh nghiệp và khách hàng thỏa thuận Riêng đối với hợp đồng quyền lựa chọn(option ) Thông tấn xã 09/04/2005 , giới hạn mà các doanh nghiệp Việt Nam được phép thực hiện là 8 triệu USD. Ngoài ra, nghiệp vụ này chỉ được thực hiện đối với các cá nhân và tổ chức kinh tế tại Việt Nam- luôn là bên mua trong hợp đồng quyền chọn và các tổ chức tín dụng Việt Nam đã được ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện Để có quyền chọn mua ( call- option ) và quyền chọn bán( put- option ), bên mua phải trả tiền cho bên bán quyền chọn ( gọi là phí Premium ) được thỏa thuận và thanh toán ngay khi ký kết hợp đồng Đối với bên bán quyền chọn- đối tác của bên mua quyền chọn trong hợp đồng quyền chọn thì không có quyền lựa chọn quyền mua hay quyền bán mà phải tùy thuộc vào quyết định của đối tác : khi giá cà phê biến động theo hướng có lợi cho phía mua quyền chọn, bên bán vẫn phải thực hiện theo yêu cầu của đối tác; ngược lại khi giá cà phê biến động theo hướng không có lợi cho bên mua, thì phía bán quyền chọn cũng phải giới hạn lợi nhuận trong số tiền phí đã thỏa thuận từ trước dù cho trong thực tế chênh lệch giá rất lớn Các doanh nghiệp mua ngoại tệ bằng đồng VNĐ phải xuất trình cho ngân hàng các chứng từ theo quy định quản lý ngoại hối hiện hành của nhà nước Việt Nam Hệ thống thành viên lưu ký và ngân hàng chỉ định thanh toán, ngân hàng giám sát phục vụ tốt cho thanh toán, giao dịch, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể tham gia Chương 2 : Đánh giá phương thức thanh toán “chốt giá sau “ và khả năng áp dụng phương thức “ thanh toán kỳ hạn” trong xuất khẩu cà phê Việt Nam 2.1. Vai trò, vị trí của cà phê trong chiến lược khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010 Nhiệm vụ và nổ lực trong lĩnh vực xuất khẩu nước ta đến năm 2010 là : “ tạo ra những nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng, số lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao” Giáo trình kinh tế Ngoại Thương-GSTS Bùi Xuân Lưu- NXB Giáo Dục2002-tr 227 . Trong đó, cà phê Việt Nam có truyền thống là sản xuất ra nhằm mục đích xuất khẩu với mức khoảng 90% vì đây là nhóm mặt hàng nông sản có vị trí xuất khẩu đứng thứ hai và sản lượng cà phê Việt Nam cũng đứng thứ hai trên thế giới, ước tính từ 11- 12 triệu bao, tương đương kim ngạch 500- 600 triệu USD/ năm www.vnecomy.org.vn- cập nhật 20/10/2004 ; cụ thể trong năm 2003, xuất khẩu nông- lâm sản Việt Nam đạt 4,5 tỷ USD thì riêng xuất khẩu cà phê đã đóng góp 590 triệu USD www.vtv.vn- cập nhật 06/03/2005 . Bên cạnh đó, theo thống kê của Bộ Thương Mại, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2004, cả nước đã xuất khẩu 693 ngàn tấn cà phê, đạt kim ngạch 462 triệu USD, tăng 52,3% về lượng và 47,7% về kim ngạch. Tính đến nay, mặt hàng cà phê của nước ta đã xuất hiện và bắt đầu có tiếng tăm ở 58 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với các thị trường lớn, đầy tiềm năng như : Đức, Mỹ, Tây Ban Nha… Dự báo về thị trường cà phê thế giới- theo VOV-28/04/2004 Chính vì cà phê đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, kết hợp với thế mạnh trồng cà phê do điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng và kinh nghiệm lâu đời nên Bộ Thương Mại đã đề ra chỉ tiêu cơ cấu cà phê và cà phê chế biến trong năm 2010 là 750 000 tấn với trị giá khoảng 850 triệu USD Bảng tóm tắt chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010 của Bộ Thương Mại 03/10/2000 Dựa trên tinh thần đó, Hiệp hội cà phê Việt Nam đang thực hiện điều chỉnh phương hướng chiến lược hoạt động vào các nội dung cơ bản sau : www.vicofa.org.vn Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng phù hợp với nông nghiệp Việt Nam và thị trường cà phê quốc tế; trong đó : giảm diện tích cà phê Robusta, mở rộng diện tích cà phê Arabica ( đang được thị trường thế giới ưa chuộng ) ở những nơi có điều kiện khí hậu thích hợp; giữ diện tích cà phê không đổi ở mức hiện nay hoặc giảm nhưng không đáng kể, nằm trong khoảng 450 000- 500 000 ha; đảm bảo tổng sản lượng cà phê ở xấp xỉ mức mà Bộ thương Mại đã đề ra Hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh : tìm công thức đầu tư cho hiệu quả kinh tế cao, chú trọng giảm thiểu đầu tư vào thuốc trừ sâu, thay phân hóa học bằng phân hữu cơ, kiểm soát lượng nước tưới … để có mức lợi nhuận tốt nhất Aùp dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp với bảo vệ môi trường Mở rộng chủng loại các mặt hàng cà phê Sản xuất cà phê chất lượng cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt: cấp chứng chỉ cà phê hữu cơ và thị trường tiêu thụ sao cho phù hợp, hiệu quả và thuận tiện cho người nông dân Mở rộng thị trường cho cà phê Việt Nam ở nước ngoài, xúc tiến tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa do Việt Nam còn thiếu thị trường truyền thống cũng như những bạn hàng lâu năm, đáng tin cậy Phát triển một ngành cà phê bền vững 2.2. Những rủi ro cà phê Việt Nam thường gặp trong phương thức thanh toán “ chốt giá sau “ và một số nguyên nhân chủ yếu Bởi rất nhiều hạn chế như đã nêu trên của phương thức “chốt giá sau “ vẫn đang tồn tại trong lĩnh vực xuất khẩu, thị trường cà phê Việt Nam cũng khó có thể tránh khỏi những rủi ro từ phương thức này. Do đó cần phân tích tìm ra các nguyên nhân để có hướng khắc phục : Đa phần quy mô hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ, xuất khẩu chủ yếu theo con đường tiểu ngạch, chưa thông qua hệ thống ngân hàng hay các trung gian tài chính khác cộng với phương thức kinh doanh đang áp dụng còn nhiều hạn chế so với thông lệ quốc tế nên hiệu quả hoạt động kinh doanh, xuất khẩu cà phê thấp, lạc hậu, năng lực sản xuất phân tán chưa đủ điều kiện các hợp đồng, các đơn đa75t hàng lớn Do không có công cụ bảo vệ và thiếu tính bền vững trong xuất khẩu nên hàng loạt doanh nghiệp cà phê gặp nhiều tổn thất khi có biến động, nhất là trong những cơn khủng hoảng; từ đó dẫn đến hiện tượng thụ động trong các doanh nghiệp Không tạo được niềm tin, sự an tâm cho cả bên bán lẫn bên mua do không có bất cứ sự đảm bảo nào về tính khả thi của hoạt động giao dịch hay sự bảo hiểm cho hợp đồng; điều này trực tiếp ảnh hưởng đến việc xuất khẩu nói chung và uy tín cho sản phẩm cà phê Việt Nam nói riêng Giá cà phê tăng- giảm thất thường do sự tác động, phụ thuộc từ nhiều yếu tố, mà cụ thể là do cung- cầu trên thị trường; ví dụ như nguồn cung cà phê tăng mạnh là nguyên nhân chủ yếu làm giá cà phê trong nước 10 tháng đầu năm 2004 giảm nhanh Thời báo kinh tế Việt Nam2004-2005-tr 53 Người trồng cà phê không nắm được thông tin, tình hình trên thị trường, việc sản xuất do các hộ gia đình thực hiện là chính, chất lượng không đều, tốn nhiều thời gian tuyển chọn, phân loại trước khi xuất khẩu nên thường bị ép giá, sụt giá bất ngờ vì họ hoàn toàn phụ thuộc vào giá do thương nhân, các đầu mối thu mua, gom hàng đang còn rất hạn chế định ra. Chính vì vậy, dù sản lượng cà phê xuất khẩu liên tục tăng nhưng các nhà xuất khẩu Việt Nam luôn phải bán với giá thấp hơn nước khác mà vẫn bị thua thiệt, bỏ lỡ nhiều cơ hội, sai lầm trong dự đoán. Thông thường, chênh lệch giữa giá chào bán cà phê Việt Nam với giá giao dịch trên thị trường kỳ hạn London rất lớn, luôn ở mức trên 1000 USD/ tấn Vietnamnet- cập nhật 18/04/2005 Việc giá cà phê tăng, giảm thất thường dẫn đến thị trường xuất khẩu không ổn định; quy hoạch, kế hoạch không cụ thể, tình trạng tự phát, manh mún, không gắn với thị trường như việc người nông dân tự ý chặt bỏ, “ quay lưng” với cây cà phê khi giá sụt giảm hay đồng loạt tập trung vào đầu tư, chăm sóc cây cà phê, lạm dụng vào hóa chất kích thích tăng trưởng và tạo năng suất cao tạm thời khi được giá để rồi sau đó làm cây cà phê nhanh chóng lụi tàn, hiệu quả kinh tế thấp. Đây là cái vòng luẩn quẩn của thị trường cà phê Việt Nam mà cho đến nay vẫn chưa tìm được lối ra. Theo báo cáo của Cục Thống Kê, năm 2004 diện tích trồng cà phê của cả nước chỉ còn 503 200 ha, giảm 1,4% so với năm 2003 Thời báo kinh tế Việt Nam2004-2005-tr 53 Nhiều khó khăn trong khâu thu hoạch và vận chuyển cà phê, hệ thống thủy lợi phục vụ cho việc tưới tiêu, cấp thoát nước chưa thật sự ổn định, nhất là vào mùa hạn hán kéo dài ở khu vực Tây Nguyên Việc chuyển dịch cơ cấu giữa các chủng loại cà phê chưa bám sát tín hiệu thị trường nên khó tiêu thụ. Việt Nam vẫn đang tập trung phát triển sản lượng cà phê Robusta trong khi gần đây loại cà phê này trên thế giới tăng nhanh chóng, vụ 2000/ 01 đạt tới 44,8 triệu bao, chiếm 38% tổng sản lượng cà phê. Đây là một tỷ lệ hoàn toàn không thhích hợp với tập quán và thị hiếu tiêu dùng cà phê thế giới www.vicofa.org.vn Phụ thuộc nhiều và chịu ảnh hưởng trực tiếp của thị trường và giá cả xuất khẩu cà phê của các quốc gia khác. Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam ( Vicofa ), giá cà phê thế giới vụ 2004/ 2005 sẽ giảm 5- 10% so với vụ trước và là nguyên nhân chủ yếu kéo theo giá cà phê Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức thấp, có nhiều khả năng cũng giảm 5- 10% so với năm trước Thời báo kinh tế Việt Nam 2004-2005, tr 54 2.3. Đánh giá điều kiện, khả năng triển khai “ thị trường giao dịch kỳ hạn” đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam 2.3.1. Thuận lợi : Đối với Việt Nam, cà phê thuộc nhóm hàng xuất hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao ( đứng thứ hai trên thế giới về sản lượng), luôn được nhà nước chú trọng tăng sản lượng, năng suất từ 103kg/ ha (năm 2003) lên 1,658 tấn/ ha vào năm 2004 Thời báo kinh tế Việt Nam 2004-2005, tr 54 Ngân hàng Nhà nước đã có cơ chế cho thị trường cà phê kỳ hạn, cụ thể là văn bản về cơ chế tiến hành các bước tham gia thị trường giao dịch cà phê kỳ hạn thông qua trung gian môi giới, đại lý giao dịch là ngân hàng Kỹ Thương ( Techcombank ). Bằng hình thức này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được mở tài khoản trong nước thay vì mở ở nước ngoài mà vẫn có thể giao dịch trực tiếp với các sàn giao dịch quốc tế. Ngoài ra, giá đóng cửa mỗi phiên giao dịch đều được Techcombank cập nhật bằng tin nhắn cho người kinh doanh trên sàn www.tuoitre.com.vn 28/ 05/ 2004, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có quy định mới số 648/ 2004/ QĐ- NHNN về việc thực hiện giao dịch kỳ hạn hoán đổi (bao gồm thời hạn và tỷ giá giao dịch ) www.scb.com.vn . “Các công cụ tài chính đã có tương đối đầy đủ trên thị trường Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước đã đưa vào thị trường hầu hết các công cụ phổ biến để hỗ trợ doanh nghiệp “ Theo ông Trương Văn Phước- Vụ trưởng vụ Quản lý ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- VNNet- 18/04/2005 . Điều này đã phần nào thể hiện sự thông thoáng hơn về chính sách quản lý và khuyến khích của nhà nước; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể kinh tế thể hiện năng lực cạnh tranh một cách công bằng trên thị trường kỳ hạn. Trong tháng 6/ 2004, câu lạc bộ Xuất Khẩu Cà Phê Hàng Đầu (thuộc Hiệp Hội Cà Phê Ca Cao Việt Nam ) đã kiến nghị Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm dự án “ Sử dụng hợp đồng thị trường kỳ hạn để bảo vệ hàng cà phê tránh dao động về giá “ www.vicofa.org.vn . Như vậy, bước đầu “ thị trường kỳ hạn “ đã có sự hấp dẫn và tạo được sự quan tâm đối với các doanh nghiệp, giới thương nhân cà phê Việt Nam Đến nay, nhà nước đã hỗ trợ xây dựng cho Hiệp Hội Cà Phê Ca Cao Việt Nam và ban hành hệ thống chỉ tiêu chất lượng TCVN4193- 2001 phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và Hiệp Hội cũng đang tích cực chuẩn bị cho việc áp dụng tiêu chuẩn tối thiểu đối với cà phê xuất khẩu theo quy định của Ủy Ban chất lượng cà phê ICO Tỉnh Đaklak dự tính sẽ xây dựng một sàn giao dịch mà tại đó người nông dân có thể gửi cà phê vào các kho, theo dõi giá cả, cập nhật thông tin hàng ngày và có thể bán khi thấy giá thích hợp Đầu tháng 8/ 2005, chợ cà phê Đaklak dự kiến được xây dựng với tổng diện tích 5 ha, tổng kinh phí trên 30 tỷ VNĐ và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2006 Investment Review- Quốc Minh- Số 82- 11/07/2005 Đã có một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tham gia “ thị trường giao dịch kỳ hạn” như công ty Inexim Đaklak, An Thái, Thái Hòa, Simexco, Intimex … Vinanet- Tổng hợp 13/30/2005 và cũng từ vụ cà phê 2004- 2005, việc xuất khẩu cà phê Việt Nam có bước thử nghiệm mới, tiếp cận ngày càng gần hơn với thị trường giao dịch cà phê thế giới tại London và New York 2.3.2. Hạn chế : Từ sau Hội nghị cà phê toàn quốc nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê Việt Nam tổ chức ngày 22/06/ 2004 dưới sự chủ trì của Bộ Thương Mại, các doanh nghiệp Việt nam mới bắt đầu quan tâm đến thị trường “ giao dịch kỳ hạn” cũng như các hoạt động có liên quan đến thị trường này. Chính vì thị trường kỳ hạn cà phê là hình thức mới mẻ nên các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta chưa thật sự hiểu rõ các kiến thức cơ bản và chưa hoàn thiện về mặt giao dịch khi tham gia vào thị trường này. Còn về phía nhà nước, hiệp hội và các ban ngành vẫn chưa có những hướng dẫn cụ thể, chưa có những khóa huấn luyện, đào tạo mang tính ứng dụng thực tiễn cao dẫn đến hiện tượng các doanh nghiệp phải tự mò mẫm, tự rút ra kinh nghiệm và tất nhiên không thể tránh khỏi rủi ro Nhà nước chưa có hành lang pháp lý để thực hiện các giao dịch kỳ hạn cũng như chưa có các cơ quan thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực này đứng ra cấp phép, hoàn thiện môi trường pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế để các doanh nghiệp hoạt động dễ dàng hơn. Trên các sàn giao dịch quốc tế thì do một số ràng buộc nhất định (tư cách pháp nhân tham gia, điều kiện tài chính của doanh nghiệp, tình hình hhoạt động trong một thời kỳ nhất định… ) mà trong số rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam, chỉ có một số rất ít công ty đủ khả năng tham gia Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế của Việt Nam thiếu nghiệp vụ và khả năng tài chính nhưng lại phải bỏ ra hàng ngàn USD mua mỗi thông tin về giá cả cà phê từ các hãng tin lớn (Reuters ) tạo ra sự nghi ngại tốn kém công thêm quan điểm kinh doanh theo kinh nghiệm, không chịu thay đổi dù phương thức thanh toán kỳ hạn có nhiều ưu điểm, ưu thế vượt trội hơn các phương thức xuất khẩu truyền thống mà trước hết là so với phương thức “ chốt giá sau “ Quy trình xử lý, sơ chế cà phê còn thô sơ, chưa có đầy đủ sân phơi sấy, còn tồn tại hiện tượng phơi sân đất, phơi dày, công nghe tách màu còn thô sơ, chủ yếu là thủ công … chưa tương xứng với yêu cầu của thị trường quốc tế Buôn bán trên “thị trường kỳ hạn”, khả năng sinh lời nhiều nhưng nguy cơ bị lỗ cũng rất lớn nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải theo dõi rất sát thị trường và biết điểm dừng lỗ nhưng đây lại là một điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam Mặc dù đã được triển khai và từng bước được hỗ trợ, quan tâm, được chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo các điều kiện song vẫn chưa hoàn toàn tạo được niềm tin cho các bên tham gia Tồn tại nhiều khó khăn trong công tác tổ chức, giao dịch, tiếp cận doanh nghiệp, tổ chức công bố thông tin đến khách hàng Như vậy, cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được xếp hạng 8/17 thành viên thuộc Câu lạc bộ “ 100 triệu USD ” ( Câu lạc bộ gồm các thành viên có kim ngạch xuất khẩu từ 100 triệu USD trở lên ) Thời báo kinh tế Việt Nam- tr 27 Mặc dù hiện nay khả năng cạnh tranh trong ngành này chưa cao do phương thức thanh toán đã và đang áp dụng khá phổ biến là “ chốt giá sau “ có nhiều nhược điểm khó khắc phục, giao dịch của các nhà kinh doanh- nhập khẩu cà phê trong nước còn nhiều hạn chế, chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro cao. Nhưng lĩnh vực này vẫn có tiềm năng về dài hạn khi được triển khai dưới hình thức “ thị trường giao dịch kỳ hạn “ và có hướng tập trung phát triển hợp lý vì đây là một “sân chơi chung “, công khai, một môi trường tài chính mang đầy thử thách mà tại đó mỗi chủ thế kinh tế đều được bình đẳng phát huy lợi thế so sánh riêng có của mình cũng như là một thị trường “ béo bở” cho các nhà kinh doanh- xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tương lai Về khách quan, thị trường cà phê Việt Nam vẫn chưa thật sự có được khả năng, chưa đáp ứng được các điều kiện cần và đủ để tham gia trên thị trường cà phê “ kỳ hạn “ quốc tế song với nổ lực từ phía nhà nước, Hiệp hội cà phê cũng như từ phiá doanh nghiệp kết hợp với các điều kiện hiện có thì khả năng từng bước triển khai một “ thị trường giao dịch kỳ hạn” cà phê tại Việt Nam là hoàn toàn có thể Chương 3: Phương án giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê Việt Nam thông qua chủ động tham gia thị trường “giao dịch kỳ hạn “ 3.1. Tính cấp thiết và thực tiễn của phương án giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê Việt Nam thông qua chủ động tham gia “ thị trường giao dịch kỳ hạn” Tính đến nay, tại Việt Nam có khoảng trên một triệu lao động đang tham gia hoạt động trồng, sản xuất, kinh doanh và các công tác khác có liên quan trong lĩnh vực cà phê và việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này đã và đang là chiến lược phát triển của nhà nước ta trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu đóng góp vào ngân sách quốc gia. Do vậy, vấn đề giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu cà phê thông qua “thị trường kỳ hạn” có một vai trò quan trọng cũng như mang tính ứng dụng cao trong thực tiễn Các phương thức kinh doanh mà doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng một mặt còn rất hạn chế so với thông lệ quốc tế, lạc hậu so với thế giới; mặt khác không đảm bảo an toàn do không có công cụ phòng chống rủi ro trước sự thay đổi thất thường của giá cả. Song một khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường kỳ hạn và sử dụng các hợp đồng kỳ hạn kết hợp với các công cụ tài chính một cách linh hoạt như việc chốt giá bảo vệ, quyền lựa chọn được mua được bán, tài khoản bảo chứng (margin account )…, doanh nghiệp có thể bảo vệ giá cà phê thực, giảm thiểu nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể chủ động về nguồn hàng bất chấp sự thay đổi của thị trường Cho đến nay, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam phải chịu rất nhiều thua thiệt do chênh lệch giá giữa cà phê chào bán với giá giao dịch quốc tế; cụ thể vào tháng 9/ 2004, giá cà phê chào bán của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là 540- 550 USD/ tấn thì khách mua chỉ trả khoảng 520 USD/ tấn. Nhưng khi thử áp dụng thí điểm giao dịch trực tiếp trên thị trường kỳ hạn London trong thời hạn một năm thông qua ngân hàng Techcombank thì lợi ích không chỉ thuộc về các nhà xuất khẩu mà còn thuộc về cả người trồng cà phê với mức giá giao dịch trên sàn London là 660 USD/ tấn ( tháng 11/ 2004 ) và thậm chí có thời điểm còn lên đến 700USD/ tấn Công cụ tài chính bảo vệ doanh nghiệp tránh rủi ro- VietNamNet 18/04/2005 Hiện nay thị trường cà phê luôn bie

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsvnckh.doc
  • doc~Temp45.Doc
  • docphieu du giai.doc
  • doctrang 2.doc
  • doctrang1.doc
Tài liệu liên quan