Đề tài Phương hướng hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp chế biến Thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà nội

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Phần thứ nhất : Những vấn đề lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất trong điều kiện hiện nay

I). Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất trong điều kiện hiện nay

1.Đặc điểm của nền kinh tế thi trường có ảnh hưởng đến công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

2.Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

II).Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

1. Chi phí sản xuất

2. Giá thành

3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Phần thứ hai : Tình hình thực tế và một số ý kiến để hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp chế biến Thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà nội

I).Tình hình thực tế:

A. Đặc điểm chung của Xí nghiệp.

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp

2. Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán xí nghiệp áp dụng

B. Tình hình thực tế

1.Công tác tập hợp chi phí sản xuất tại xí nghiệp

1.1.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

1.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

1.3.Kế toán chi phí sản xuất chung

1.4.Kế toán chi phí khấu hao tài sản cố định

2. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm

2.1.Đối tượng tính giá thành sản phẩm

2.2.Phương pháp tính giá thành sản phẩm

II). Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .

1.Về phương pháp hạch toán vật liệu chính nhập lại kho sau tái chế

2.Về đơn giá xuất nguyên vật liệu trực tiếp

Kết luận ./.

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương hướng hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp chế biến Thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Như vậy, bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Chức năng bù đắp chi phí. Chức năng lập giá. Toàn bộ số chi phí mà Doanh nghiệp đã chi ra hoàn thành một khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ phải được bù đắp bằng chính số tiền thu được về tiêu thụ sản phẩm, lao vụ. Nhưng việc bù đắp các chi phí đầu vào đó mới chỉ đảm bảo được trong quá trình sản xuất giản đơn, còn trong nền kinh tế thị trường mục đích của sản xuất kinh doanh là các Doanh nghiệp phải đảm bảo trang trải, bù đắp mọi chi phí đầu vào của quá trình sản xuất và phải thu được lợi nhuận tối đa. Bên cạnh đó, quy luật cung cầu , cách bán hàng, quảng cáo cũng có tác động rất nhiều đến giá bán sản phẩm, lao vụ. Do vậy, giá trị sử dụng của sản phẩm, hàng hoá được thực hiện thông qua việc bán sản phẩm, còn giá bán của sản phẩm là biểu hiện giá trị của sản phẩm phải được dựa trên cơ sở giá thành sản phẩm để xác định. Như vậy, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng đối với các Doanh nghiệp sản xuất cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm đồng nghĩa với việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí lao động xã hội. Nói một cách khác, giá thành sản phẩm phản ánh việc quản lý sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn của Doanh nghiệp. Việc quản lý, sử dụng hợp lý tiết kiệm các nguồn này sẽ có tác dụng trong việc hạ giá thành và ngược lại. Đó cũng là một đòi hỏi khách quan khi các Doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh. Muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi mỗi Doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ được giá thành sản phẩm. Việc tiết kiệm chi phí sản xuất tối đa, hạ giá thành sản phẩm hợp lý là con đường chính nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường kể cả thị trường trong nước và ngoài nước. Vấn đề hạ giá thành sản phẩm không phải là vấn đề quan tâm của từng nhà sản xuất, từng Doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của toàn nghành sản xuất, của toàn xã hội. 3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ biện chứng với nhau, vừa là tiền đề vừa là nguyên nhân kết quả của nhau. Xét về bản chất, chi phí sản xuất là lượng hao phí lao động (lao động sống và lao động vật hoá ) chi ra trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền. Còn bản chất của giá thành sản phẩm cũng là lượng hao phí lao động kết tinh trong một đơn vị sản phẩm ( hay một khôí lượng sản phẩm ) được biểu hiện bằng tiền. Xét về phạm vi, chi phí sản xuất được giới hạn trong một thời kỳ nhất định không cần biết chi phí cho sản xuất loại sản phẩm gì, đã hoàn thành hay chưa. Còn khi nói đến giá thành sản xuất của sản phẩm lại được giới hạn là chi phí sản xuất của một khối lượng về một loại sản phẩm nhất định đã hoàn thành. Về mặt lượng, xem xét trên góc độ biểu hiện bằng tiền trong một thời kỳ nhất định thì tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cũng khác với tổng giá thành sản xuất của sản phẩm đã hoàn thành trong cùng thời kỳ. Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ không bao gồm những chi phí không liên quan đến sản xuất sản phẩm hoặc những chi phí sản xuất của sản phẩm làm dở cuối kỳ hoặc những chi phí đã chi ra trong kỳ này nhưng còn chờ phân bổ ( chi phí trả trước ). Nhưng lại phải cộng thêm những chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang đầu kỳ, hay những chi phí đã trích trước vào giá thành nhưng chưa chi và những chi phí của kỳ trước phân bổ cho kỳ này.Nói cách khác, giá thành sản phẩm không chỉ có một phần chi phí sản xuất trong kỳ mà còn gồm cả phần chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể phản ánh qua sơ đồ sau : Tổng giá thành = CFSX dở + Chi phí sản xuất - CFSX dở Sản phẩm dang đk phát sinh trong kỳ dang ck Như vậy,các tài liệu tập hợp để tình chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, tập hợp chi phí sản xuất đầy đủ thì tính giá thành sản phẩm sẽ chính xác và ngược lại thông qua tình hình thực hiện ké hoạch giá thành, Doanh nghiệp có thể xem xét tình hình sản xuất và chi phí bỏ vào sản xuất là tiết kiệm hay lãng phí, phát hiện và tìm ra nguyên nhân dẫn đến phát sinh chi phí không hợp lý để có biện pháp loại trừ. Phần thứ hai : Tình hình thực tế và một số ý kiến để hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp chế biến Thuỷ đặc sản Xuất khẩu - Hà nội. I).Tình hình thực tế: A.Đặc điểm chung của XN : 1.Lịch sử hình thành và phát triển của XN XN chế biến Thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội được thành lập theo quyết định 545/TS-QĐ ngày 01/07/1987 của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản. Sau thời gian xây dựng đến năm 1990 XN bước đầu vừa sản xuất vừa tự hoàn thiện. Cho đến năm 1992, công ty xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội đã chính thức giao vốn cho XN chế biến Thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội quản lý và sử dụng với tư cách là một XN đi đầu tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành thuỷ sản miền Bắc, mở ra hướng làm ăn mới cho thuỷ sản nước ngọt Công ty Thuỷ sản Hà nội Seaprodex chính thức giao vốn cho XN chế biến Thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội quản lý và sử dụng đến ngày 31/12/1998 là 19.675.585.134 đồng. Trong đó : - Tài sản cố định đưa vào sử dụng : Nguyên giá : 12.055.775.750 đ Giá trị còn lại : 3.538.757.988 đ - Tài sản cố định chưa sử dụng không phải trích khấu hao: Nguyên giá : 7.543.862.492 đ Giá trị còn lại : 6.836.204.405 đ - Tài sản cố định hư hỏng chờ thanh lý Nguyên giá : 65.946.892 đ Giá trị còn lại : 22.406.155 đ XN là tổ chức sản xuất kinh doanh chế biến các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu, tiêu dùng nội địa, kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu. Xn có đầy đủ tư cách pháp nhân,hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tiền Việt nam và ngoại tệ tại Ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch. Cho đến nay, XN có số cán bộ, công nhân trong biên chế là 95 lao động trực tiếp và 20 nhân viên lao động gián tiếp với nhiệm vụ chủ yếu sau: - Chế biến xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản nước ngọt, các đặc sản nước lợ, nước mặn kể cả mặt hàng thuỷ sản chưa được chế biến xuất khẩu ở khu vực phía Bắc hiện nay. -Tái chế nâng cao giá trị và chất lượng các mặt hàng xuất khẩu mới qua chế biến đơn giản, tận dụng chế biến xuất khẩu các nguồn nguyên liệu thứ phẩm ở địa phương. -Làm các mặt hàng mới ngoài các mặt hàng truyền thống đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước. 2. Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán xí nghiệp áp dụng Việc tổ chức bộ máy kế toán sao cho khoa học, hợp lý, có hiệu quả tối đa là điều kiện quan trọng đảm bảo tính trung thực, kịp thời của các thông tin tài chính cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Đồng thời, phát huy và nâng cao nghiệp vụ của cán bộ kế toán. Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, việc tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp chế biến Thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà nội được tiến hành theo hình thức “ Tổ chức công tác bộ máy kế toán tập trung “. Vì hình thức hoạt động của xí nghiệp là tập trung, qui mô sản xuất nhỏ, việc phân cấp quản lý đơn giản, gọn nhẹ và qui trình công nghệ sản xuất giản đơn. Hơn nữa, khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không quá nhiều, tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ đó là ít. ã Tổ chức kế toán ở phòng tài vụ Kế toán trưởng xí nghiệp : có quyền hạn tương đương với phó giám đốc xí nghiệp, thực hiện giám đốc toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của xí nghiệp, giám đốc việc chấp hành các chế độ, chính sách về tài chính kế toán, giám đốc việc bảo vệ tài sản xí nghiệp, đồng thời giúp ban giám đốc xí nghiệp về công tác chuyên môn nhằm phân tích hoạt động kinh tế tài chính, cải tiến quản lý kinh doanh. Kế toán trưởng có vai trò quan trọng trong tổ chức bộ máy kế toán và là người phụ trách chung. 1 nhân viên kế toán tổng hợp thực hiện chức năng và nhiệm vụ sau : đôn đốc kiểm tra giám sát việc thực hiện các công việc kế toán, tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, giúp kế toán trưởng kiểm tra lại việc hạch toán của các bộ phận, quản lý vốn và tài sản của xí nghiệp, đồng thời phải thực hiện việc lên số liệu và lập các báo cáo tổng hợp, mỗi quý phải gửi các báo cáo lên tổng công ty Seaprodex và cấp trên được kiểm tra, xét duyệt, cuối năm lập quyết toán, có nhiệm vụ giúp đỡ ban giám đốc điều hành tốt sản xuất kinh doanh của xí nghiệp,cung cấp số liệu đầy đủ cho các kiểm toán viên nội bộ, theo dõi tài sản cố định và nguồn vốn của xí nghiệp . 1 kế toán nguyên vật liệu, tính giá thành và thanh toán nội bộ : tiến hành lập các hoá đơn, chứng từ theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh như phiếu nhập, phiếu xuất nguyên vật liệu, viết phiếu thu, phiếu chi, theo dõi các khoản thanh toán nội bộ, tập hợp chi phí vào bảng tính giá thành và tính giá thành đơn vị, đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm và sử dụng công cụ lao động xí nghiệp 1 kế toán hàng hoá + thành phẩm : theo dõi, ghi chép tình hình tăng giảm phản ánh số hàng hoá và thành phẩm hiện có tại kho, theo dõi tình hình tiêu thụ và lập các báo cáo tiêu thụ theo yêu cầu 1 thủ quỹ : theo dõi và thực hiện thu chi tiền mặt phát sinh hàng ngày tại xí nghiệp. Hình thức kế toán Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định Hàng ngày khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cán bộ kế toán tập hợp hệ thống hoá các nghiệp vụ đó vào các chứng từ sổ sách kế toán có liên quan theo hình thức kế toán mà xí nghiệp áp dụng là hình thức “ Chứng từ ghi sổ có cải biên “. Sở dĩ, nó có sự “ cải biên “ là vì phòng kế toán đã áp dụng máy vi tính vào các phần hành kế toán với một chương trình phần mềm kế toán với những mẫu biểu tương đối khác với các mẫu sổ kế toán thuộc hệ thống sổ kế toán quy định (như mẫu sổ chi tiết, sổ cái ). Do đó, phải dựa trên cơ sở xem xét tính chất ghi chép, phản ánh, tổng hợp các số liệu ta có thể nhận thấy chương trình phần mềm kế toán áp dụng ở xí nghiệp là một hình thức cải biên của hình thức “ Chứng từ ghi sổ “. Bởi hàng ngày khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào các chứng từ gốc. Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán vào máy phần “ cập nhật hoá đơn “ có chi tiết cho các đối tượng liên quan. Từ số liệu cập nhật, theo chương trình kế toán đã được cài đặt sẵn tronh máy vi tính, máy sẽ tự động cập nhập số liệu vào các mẫu biểu kế toán có liên quan. B.Tình hình thực tế: 1. Công tác tập hợp chi phí sản xuất tại xí nghiệp 1.1.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.1.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Xí nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu chính là các loại thuỷ sản như cá, mực, tôm, cua, ... Do đặc điểm sản xuất của xí nghiệp là chế biến các mặt hàng tươi sống có quy trình công nghệ tương đối đơn giản, nhưng sản phẩm của xí nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh dịch tễ, chất lượng sản phẩm cao đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhập khẩu (chủ yếu là thị trường Nhật Bản, Đài Loan, ... ). Vì vậy, chu kỳ sản xuất rất ngắn (1-2 ngày) và chất lượng của nguyên liệu phải cao. Hơn nữa nguyên liệu mua về nhập kho thường được sử dụng đưa vào sản xuất chế biến ngay để đảm bảo chất lượng thành phẩm, do đó xí nghiệp không có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu đối với những nguyên vật liệu xuất dùng ngay, còn đối với những nguyên vật liệu xuất dùng dần thì xí nghiệp chỉ đảm bảo dự trữ tối đa trong kho để sản xuất trong vòng một tuần. Tài khoản sử dụng Để theo dõi tình hình xuất dùng nguyên vật liệu chính trực tiếp cho sản xuất kế toán sử dụng các tài khoản sau : - TK 621 _ chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp : dùng để phản ánh chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp xuất dùng cho sản xuất bao gồm chi phí mua tôm, cá, mực ... TK 621 mở chi tiết theo mục đích phục vụ của chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp bao gồm : TK 6211_ Tôm tẩm bột TK 6211_ Tôm tẩm vừng TK 6211_ Nem tôm TK 6211_ Đùi ếch tẩm bột TK 6211_ Bánh cảo TK 6211_ Cá lượng tẩm TK 6211_ Chả PTO ... - TK 152 _ nguyên liệu vật liệu TK 152 có 2 tiểu khoản là : TK 1521_ nguyên vật liệu chính TK 1522_ vật liệu phụ - TK 154 _ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang : dùng để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm . TK 154 mở chi tiết theo sản phẩm sản xuất và theo từng khoản mục tính giá thành TK 154_ Tôm tẩm bột TK 154_ Tôm tẩm vừng TK 154_ Nem tôm TK 154_ Đùi ếch tẩm bột TK 154_ Bánh cảo TK 154_ Cá lượng tẩm TK 154_ Chả PTO ... Trình tự hạch toán Khi có nhu cầu nguyên vật liệu chính để xuất dùng cho sản xuất, cán bộ phân xưởng chế biến lập một giấy đề nghị xuất dùng nguyên vật liệu cho sản xuất. Nội dung giấy đề nghị xin xuất nguyên vật liệu trình bày rõ mục đích xuất dùng, tên và số lượng nguyên vật liệu cần dùng. ở đây, giá nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất được tính theo phương pháp bình quân gia quyền di động. Hàng ngày, khi có nghiệp vụ mua nguyên vật liệu nhập kho và sau đó xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất thì sau mỗi lần nhập hoặc trước mỗi lần xuất xác định đơn giá bình quân theo công thức sau : Giá vốn thực tế Giá vốn thực tế nguyên vật liệu + nguyên vật liệu Đơn giá tồn kho đầu kỳ nhập kho bình quân = Số lượng Số lượng nguyên vật liệu + nguyên vật liệu tồn đầu kỳ nhập kho Giá vốn thực tế Số lượng Đơn giá nguyên vật liệu = nguyên vật liệu ´ bình xuất kho xuất kho quân Ví dụ : - Ngày 05/01/1999, tổ thu mua nhập một lô tôm A2 còn đuôi 40 kg, đơn giá là 24.000 đ/kg và xuất dùng cho sản xuất ngày 06/01/1999 là 38 kg Ngày 08/01/1999, tổ thu mua nhập lô tôm A2 còn đuôi 36 kg, đơn giá 26.000 đ/kg Khi phân xưởng chế biến có nhu cầu 32 kg tôm A2 phục vụ sản xuất thì đơn giá xuất tôm A2 sẽ là : Đơn giá xuất = 2 ´ 24000 + 30 ´ 26000 = 25875 đ/kg bình quân 2 + 30 Trị giá tôm = 32 ´ 25.875 = 828.000 đ xuất kho Phiếu xuất kho được viết thành 3 liên - 1 liên giữ lại phòng kế toán làm căn cứ nhập vào máy - 1 liên giao cho thủ kho làm căn cứ ghi thẻ kho - 1 liên thống kê phân xưởng ( bộ phận có nhu cầu nguyên vật liệu ) mang về cùng với số nguyên vật liệu được xuất Căn cứ vào các phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất, kế toán tập hợp chi phí vào máy và lên bảng kê bút toán Nợ TK 6211 : 828.000 (Chi tiết 6211_ Nem tôm) Có TK 152 : 828.000 (Chi tiết 1521) Phiếu xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất làm căn cứ để kế toán lập bảng kê phiếu xuất kho nguyên liệu theo từng loại nguyên liệu để theo dõi lượng và giá trị nguyên vật liệu chính xuất dùng cho sản xuất trong kỳ. Cuối kỳ, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sẽ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu chính theo từng đối tượng tập hợp chi phí, máy tính sẽ tự tập hợp và định khoản theo bút toán sau : Nợ TK 154 : 828.000 (Chi tiết 154_ nem tôm) Có TK 6211 : 828.000 (Chi tiết 6211_ nem tôm) 1.1.2.Kế toán chi phí vật liệu phụ Chi phí vật liệu phụ trực tiếp phục vụ sản xuất các mặt hàng thuỷ đặc sản rất phong phú, đa dạng bao gồm : chi phí về bao bì bảo quản và bao gói thành phẩm, chi phí mua các loại phụ gia khác như hạt tiêu, muối, dầu rán, miến, mộc nhĩ, đường..., chi phí nhãn hiệu,... Trong Xí nghiệp chế biến Thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà nội, chi phí về vật liệu phụ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm.Vì vậy, để tiện theo dõi tình hình tăng giảm, số hiện có của chi phí vật liệu phụ sản xuất sản phẩm, kế toán theo dõi trên TK 621_chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ,tiểu khoản 6212_chi phí vật liệu phụ trực tiếp .Đơn giá xuất dùng của vật liệu phụ chính là giá mua của vật liệu phụ đó vì lượng xuất dùng vật liệu phụ chắc chắn nhỏ hơn lượng vật liệu phụ có trong kho. Định kỳ hàng tuần bộ phận thống kê phân xưởng chế biến căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của phân xưởng,lập giấy đề nghị xuất vật liệu phụ dùng cho sản xuất gửi lên phòng kế toán. Phòng kế toán căn cứ giấy yêu cầu nếu thấy hợp lý thì xét duyệt và viết phiếu xuất kho vật liệu phụ dùng cho sản xuất. Tại Xí nghiệp chế biến Thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà nội ,vật liệu phụ bao gồm nhiều loại. Có những vật liệu mà chi phí bỏ ra không đáng kể ( hạt tiêu, mì chính...) nhưng cũng có vật liệu mà chi phí tương đối lớn(chi phí bao bì,dầu rán, than...). Do đó, để theo dõi cụ thể tình hình xuất dùng vật liệu phụ của xí nghiệp, kế toán lập bảng kê xuất vật liệu phụ cho sản xuất, theo dõi chi tiết từng loại sản phẩm 1.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở Xí nghiệp chế biến Thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà nội gồm : các khoản tiền lương, tiền công,tiền thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động Để quản lý lao động về mặt số lượng, xí nghiệp sử dụng số danh sách lao động. Sổ này do phòng lao động tiền lương lập để nắm chắc tình hình phân bổ , sử dụnglao động hiện có trong xí nghiệp Chứng từ sử dụng để hạch toán chi phí nhân công là bảng chấm công. Bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận, tổ đội lao động sản xuất, trong đó ghi rõ ngày làm việc, nghỉ việc của mỗi người lao động. Bảng chấm công do tổ trưởng hoặc trưởng các phòng ban trực tiếp ghi và đặt công khai để công nhân viên giám sát thời gian lao động của từng người. Cuối tháng , bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng cán bộ ,công nhân từng bộ phận, tổ đội sản xuất Ngoài ra, để hạch toán các kết quả lao động, kế toán xí nghiệp sử dụng bảng giao nhận sản phẩm , bảng theo dõi công tác tổ... Các chứng từ này được tổ trưởng ký, cán bộ kiểm tra KCS chấp nhận, được quản đốc phân xưởng duyệt . Sau đó được chuyển lên phòng lao động tiền lương để làm căn cứ tính lương, tính thưởng. Ngoài các khoản lương chính, lương phụ phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí sản xuất , xí nghiệp còn tính vào chi phí các khoản BHXH, BHYT,KPCĐ theo tỷ lệ quy định của Nhà nước. TK sử dụng : Để theo dõi tình hình thanh toán tiền công và các khoản phải trả khác với người lao động, tình hình trích lập và sử dụng quỹ BHXH,BHYT,KPCĐ kế toán sử dụng TK sau : - TK 622 _ chi phí nhân công trực tiếp : dùng để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất chế biến gồm : tiền công, các khoản phụ cấp, BHXH,BHYT,KPCĐ. TK 622 mở chi tiết theo mục đích phục vụ của chi phí nhân công trực tiếp gồm : TK 622_ lương chế biến nem tôm TK 622 _ lương chế biến tôm tẩm bột TK 622 _ lương chế biến Đùi ếch tẩm bột TK 622 _ lương chế biến tôm tẩm vừng TK 622 _ lương chế biến bánh cảo ... Ngoài ra, để theo dõi quá trình thanh toán với cán bộ công nhân viên, kế toán còn sử dụng TK 334, TK 338,... TK 334 dược mở chi tiết theo mục đích phục vụ của chi phí nhân công và theo nơi phát sinh chi phí TK 3341 _ thanh toán với khối văn phòng TK 3342 _ thanh toán với phân xưởng chế biến TK 3343 _ lương bộ phận kinh doanh vật tư Trình tự kế toán - Cuối tháng , kế toán tính lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất. Cơ sở để tính lương là “Bảng thanh toán lương và các khoản phụ cấp “ được lập cho tình tháng Kế toán nhập bút toán sau vào máy Nợ TK 622 : Có TK 334 : Tính trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí sản xuất Nợ TK 622 : Có TK 3383 : Có TK 3382 : Có TK 3384 : Cuối quý, căn cứ vào số liệu đã tập hợp được ở từng tháng, kế toán lập bảng trích lương và BHXH . Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương hàng tháng , bảng trích BHXH và các chứng từ có liên quan để kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 154 : Có TK 622 : Khi đã kết chuyển số chi phí này thì mới tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí . Tại xí nghiệp , đối tượng tập hợp chi phí chính là từng loại sản phẩm . Kế toán dựa vào đơn giá tiền lương do cấp trên lập cho từng quý và sản lượng sản xuất của từng loại sản phẩm trong quý để tính ra chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm , trong đó công nhân trực tiếp sản xuất được hưởng 50% tổng quỹ lương của xí nghiệp Ví dụ : - tính chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho nem tôm như sau: Đơn giá tiền lương : 2.618.400 đ/ tấn Sản lượng sản xuất : 3.369 kg 2.618.400 Vậy chi phí NCTT = ´ 3369 ´ 50% = 4.410.695 cho nem tôm 1.000 -Tương tự với loại sản phẩm khác . 1.3.Kế toán chi phí sản xuất chung. Xí nghiệp sử dụng TK 627 _ chi phí sản xuất chung TK 627 mở chi tiết thành 5 TK cấp 2 sau : TK 6271 _ chi phí nhân viên phân xưởng TK 6273 _ chi phí CCDC TK 6274 _ chi phí khấu hao TSCĐ TK 6278 _ chi phí điện, nước, điện thoại TK 6279 _ chi phí bằng tiền khác 1.3.1 Kế toán nhân viên phân xưởng Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm tiền công và các khoản phải trả cho nhân viên phân xưởng (BHXH,BHYT,KPCĐ ) TK sử dụng TK 6271 _ chi phí nhân viên phân xưởng ã Trình tự hạch toán : Tương tự như đối với chi phí nhân công trực tiếp Hàng tháng,căn cứ vào bảng thanh toán lương và các khoản phụ cấp mà tính được tiền lương phải trả cho công nhân viên và số trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Cuối quý, lập bảng kê trích lương và BHXH và tiến hành phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng cho từng loại thành phẩm theo tiêu thức phân bổ là sản lượng hoàn thành của thành phẩm đó trên tổng sản lượng các loại thành phẩm. 1.3.2. Kế toán chi phí CCDC Tại Xí nghiệp chế biến Thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà nội , CCDC được phân thành : Loại phân bổ một lần là những CCDC có giá trị nhỏ, mua về không nhập kho như bảo hộ lao đọng, găng tay, khẩu trang... Loại phân bổ nhiều lần là những CCDC có giá trị lớn, mua về phải nhập kho như máy bơm, chảo gang, máy dán túi, cân đồng hồ ... ã Trình tự hạch toán : Đối với loại phân bổ một lần, khi phân xưởng chế biến yêu cầu thì cán bộ phân xưởng lập “Giấy đề nghị nhập và thanh toán tiền mua CCDC “ gửi lên phòng kế toán và nhập vào máy theo bút toán : Nợ TK 6279 : Có TK 1532 : Máy cập nhập số liệu vào “Sổ chi tiết khoản mục chi phí phát sinhTK 6279 “ Đối với loại phân bổ nhiều lần : Sau khi kế toán vào máy các chứng từ nhập xuất CCDC, máy sẽ cho ra “Sổ chi tiết TK 142 _ chi phí trả trước “ để theo dõi sự tăng giảm và tình hình phân bổ chi phí CCDC vào chi phí sản xuất chung từng quý. Khi có yêu cầu xuất dùng CCDC, kế toán vào máy theo bút toán Nợ TK 6273 : Có TK 1531 : Cuối tháng , tập hợp CCDC xuất dùng kết chuyển vào chi phí tính giá thành theo bút toán : Nợ TK 154 : Có TK 6273 : Sau đó phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo tiêu thức phân bổ là sản lượng của từng sản phẩm trên tổng sản lượng sản phẩm sản xuất trong quý của xí nghiệp 1.4. Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ Xí nghiệp chế biến Thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà nội được đầu tư một khối lượng lớn tài sản phục vụ cho sản xuất chủ yếu của xí nghiệp.Cụ thể có 3 bộ phận sau : Phân xưởng chế biến có các máy móc thuộc TSCĐ như : nhà xưởng, các trang thiết bị chế biến, máy cấp đong, kho lạnh ... với tổng nguyên giá 5.426.249.422 đ. Giá trị còn lại đến ngày 31/12/1998 là 1.820.347.765 đ. Bình quân khấu hao hàng năm gần 1 tỷ đồng và khoảng 100.000.000 đ để sửa chữa lớn. Kho lạnh 1.000 tấn. Nguyên giá 5.859.169.000 đ gồm hệ thống làm đá, tủ 500 kg /mẻ, tủ 1000 kg/mẻ, hệ thống giàn nhưng, kho đá, kho nguyên liệu, máy phát điện, hệ thống cấp nước Phân xưởng hàng khô : gồm các máy nướng, máy chiếu tia cực tím, băng chuyền máy cán... với tổng nguyên giá đầu tư ban đầu là 1.684.693.492 đ Ngoài ra TSCĐ được đầu tư chung cho toàn xí nghiệp với tổng nguyên giá là 3.639.526.328 đ với giá trị còn lại đến ngày 31/12/1998 là 913.526.405 đ gồm hệ thống nhà làm việc, một dãy nhà 3 tầng, một nhà cho công nhân ở, một gara để xe, hệ thống phương tiện vận tải : xe Toyota 12 chỗ ngồi, xe IFA, xe bảo ôn ... Tại Xí nghiệp chế biến Thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà nội, mức trích khấu hao được xác định căn cứ vào Nghị định 507 của BTC. Theo căn cứ đó, tỷ lệ khấu hao dược xác định như sau : 1´ 100 Tỷ lệ khấu hao(% ) = Số năm sử dụng Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành căn cứ vào sản lượng thành phẩm sản xuất trong quý để xác định tiêu thức phân bổ và mức phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho từng loại thành phẩm, từng đối tượng tính giá thành mức KHTSCĐ trong kỳ ´Sản lượng tp sxtrong kỳ Chi phí KH cho = từng loại thành phẩm Tổng sản lượng TP Sxtrong kỳ 2. Tổ chức công tác tính giá thành 2.1.Đối tượng tính giá thành Xí nghiệp chế biến Thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà nội chế biến các mặt hàng thuỷ hải sản tươi sống có quy trình công nghệ sx tương đối đơn giản, chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn và sản phẩm được sx ra đa dạng về chủng loại Vì vậy, xuất phát từ những đặc điểm đó mà xí nghiệp xác định đối tượng tính giá thành theo từng loại sản phẩm như : tôm tẩm bột, tôm tẩm vừng, nem tôm, bánh cảo ,.. Đơn vị tính : đ/kg Với chu kỳ sx ngắn , liên tục, sản phẩm sản xuất ra nhập kho rồi mới bán cho khách hàng nên kỳ tính giá thành tại xí nghiệp là hàng quý vào ngày cuối quý. 2.2.Ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc70288.DOC
Tài liệu liên quan