Đề tài Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc tại Xí nghiệp may xuất khẩu TEXTACO

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH

MAY MẶC TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2

1. Vai trò của ngành may mặc ở Việt Nam 2

2. Kết quả sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc

tại Việt Nam 3

3. Cơ cấu thị trường và hàng hoá xuất nhập khẩu trong thời gian qua 5

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU TEXTACO 10

1. Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp. 10

2. Đặc điểm công nghệ may xuất khẩu của Xí nghiệp TEXTACO 11

3. Đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức lao động tổ chức quản lý

của Xí nghiệp. 11

4. phân tích thực hiện kế hoạch sản xuất. 14

5. phân tích chi cho sản xuất: 15

6. Thị trường xuất khẩu của công ty trong thời gian qua 17

7. Các hình thức kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc tại công ty. 19

8. Những khó khăn tồn tại đối với công ty. 22

8.1. Những mặt đạt được: 22

8.2. Những mặt hạn chế: 23

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH

XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY 24

1. Phương hướng xuất khẩu đến 2005 24

1.1. Mục tiêu xuất khẩu hàng may mặc của công ty. 25

1.2. Phương hướng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may

của công ty trong thời gian tới. 26

2. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa sản xuất xuất khẩu

của ngành may mặc nói chung và công ty nói riêng. 27

2.1. Biện pháp về thị trường. 27

2.2. Biện pháp đầu tư. 28

2.3. Biện pháp quy hoạch và quản lý sản xuất. 29

2.4. Biện pháp về thể chế: 30

2.5. Biện pháp về hợp tác quốc tế: 31

KẾT LUẬN 32

 

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc tại Xí nghiệp may xuất khẩu TEXTACO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng như T-Shirt, Polo - Shirt, Sweat Shirt 100% bông, áo sơ mi thường phục dạng nỉ kẻ, sóc, quần áo thể thao, áo len, quần vải chéo 100% bông mài cát hoặc hoá chất, hàng jean không yêu cầu chất lượng quá cao mà phải đảm bảo tiêu chuẩn ghi trong hợp đồng, chú ý khâu an toàn tiêu dùng và phù hợp với môi trường. Tuy nhiên, tìm được một chỗ đứng vững chắc trong thị trường này không phải dễ dàng bởi thông tin về thị trường này còn đang rất thiếu, không chính xác, kịp thời mà doanh nghiệp lại không có điều kiện thường xuyên tiếp cận thị trường thực tế; mặt khác, việc phía Mỹ không cấp tín dụng xuất, nhập khẩu cho các doanh nghiệp kinh doanh với Việt Nam đã hạn chế rất lớn đến khả năng trao đổi thương mại giữa hai nước. Trở ngại lớn nhất hiện nay đối với hàng dệt may của ta vẫn là do chưa có quy chế tối huệ quốc (MFN) nên hàng nhập khẩu vào Mỹ phải chịu thuế cao, không cạnh tranh nổi với hàng các nước khác. Nhưng từ khi Mỹ xoá bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam (2/1994), cấm vận viện trợ (8/1994), quan hệ kinh tế nói chung giữa ta và Mỹ cũng đã thu được những kết quả ban đầu. Vấn đề hiện tại đặt ra cho chúng ta là phải cố gắng hết sức xây dựng được lòng tin, uy tín và không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại để có thể đáp ứng yêu cầu của một thị trường khắt khe như thị trường Mỹ. CHƯƠNG II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU TEXTACO 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP. Chuyển từ cơ chế quản lý tập trung sang hạch toán kinh tế độc lập cũng như tất cả các ngành khác, nghành dệt may cũng tự mình vươn dậy với con số đáng kinh ngạc và trở thành sản phẩm trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế năm 2001 của nước ta và hiện nay kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm may mặc sẵn thật đáng khích lệ. Cùng với xu hướng đi lên tự hạch toán kinh tế, xí nghiệp may TEXTACO được tách ra thành xí nghiệp độc lập với chức năng sản xuất kinh doanh hàng may sẵn. Trước kia xí nghiệp trực thuộc tổng công ty vải sợi may mặc chức năng nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp sản phẩm may mặc song số lượng mặt hàng ít, đơn giản, chất lượng không đảm bảo nhiều loại hàng chất lượng kém và hiệu quả kinh doanh hầu như không quan tâm mà chủ yếu thực hiện chỉ tiêu từ trên giao xuống, hơn nữa bộ máy quản lý cồng kềnh nhiều khâu trung gian không cần thiết. Cùng với cơ chế đổi mới, tổng công ty vải sợi được đổi thành "Công ty vải sợi miền Bắc" trụ sở chính tại số 2 Phan Chu Trinh đồng thời công ty cũng bao gồm nhiều xí nghiệp trực thuộc ở các tỉnh ở Hà Nội. TEXTACO là xí nghiệp trực thuộc được thành lập năm 1989 với trụ sở đặt tại số 2A Lạc trung. Với số vốn do cấp trên cấp, sự lao động sáng tạo trong cơ chế thị trường, nắm bắt được nhu cầu thị trường nên hiện nay xí nghiệp có uy tín với khách hàng trong và ngoài nước. Chức năng nhiệm vụ chính của xí nghiệp là sản xuất mặt hàng gia công để xuất khẩu với mặt hàng là sản phẩm may mặc sẵn chủ yếu là áo jacket, quần âu nam, quần soóc. Do đặc điểm là phương thức gia công sản xuất nên các thủ tục xuất hàng hay nhập nguyên liệu đều thông qua công ty. Do vậy thuế cũng như các khoản nghĩa vụ khác xí nghiệp đều phải có trách nhiệm. Ngoài chức năng chính trên xí nghiệp còn sản xuất mặt hàng may mặc phục vụ trong nước với các sản phẩm như: Áo sơ mi, quần âu nam, áo jacket, quần trẻ em... Đây là chức năng phụ nhưng nó được coi là nhiệm vụ khá thiết thực và là mối quan tâm trong chiến lược phát triển kinh doanh trong thời gian tới. 2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ MAY XUẤT KHẨU CỦA XÍ NGHIỆP TEXTACO MÁY CẮT MÁY THÊU MÁY VẮT SỔ ĐÓNG GÓI MÁY LÀ HƠI MÁY MAY MÁY THÙA KHUYẾT MÁY DẬP KHUY 3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT, TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP. Xí nghiệp may xuất khẩu TEXTACO được tách ra là đơn vị hạch toán kinh doanh với cơ cấu tổ chức khá tinh giản với mô hình trực tuyến chức năng. P. QUẢN ĐỐC KỸ THUẬT TRƯỞNG CA II TRƯỞNG CA I GIÁM ĐỐC P. QUẢN ĐỐC SẢN XUẤT QUẢN ĐỐC PHÂN XƯỞNG PHÂN XƯỞNGII PHÂN XƯỞNGIII PHÂN XƯỞNGI CỬA HÀNG KD - DV PHÒNG KT - KCS PHÒNG KH - KD PHÒNG TC - KT PHÒNG TC - HC SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA XÍ NGHIỆP Với bộ máy tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, vì bộ máy tổ chức quản lý của xí nghiệp gọn nhẹ mà lại phát huy ưu điểm của hai kiểu quản lý. Chính vì vậy mà ban giám đốc có thể quản lý trực tiếp mọi hoạt động sản xuất của từng phân xưởng và nhận được các thông tin phản hồi từ phía người lao động không phải qua các khâu trung gian. Từ đó giải quyết kịp thời mọi phát sinh đồng thời các công việc liên quan đến việc triển khai kế hoạch sản xuất được bàn bạc, thảo luận và đi đến một giải pháp tốt nhất, thống nhất tránh tình trạng chỉ đạo theo kiểu một thủ trưởng. Qua hơn 8 năm xây dựng và trưởng thành xí nghiệp may TEXTACO đã không ngừng đổi, cải tiến mở rộng sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với cơ sở hạ tầng khá vững chắc, hoàn thiện được thể hiện ở cơ cấu tổ chức lao động. Một yếu tố tạo lên sức mạnh tổng hợp trong sản xuất kinh doanh. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC LAO ĐỘNG THEO CHỨC NĂNG Chức năng Số lượng 1 - Quản trị điều hành: - Ban giám đốc (1 giám đốc , 2 phó GĐ) 3 - Tham mưu: + Phòng kế hoạch - Kinh doanh 18 + Phòng kế toán - Tài chính 6 + Phòng tổ chức hành chính 12 + Cửa hàng kinh doanh dịch vụ 8 2 - Sản xuất: - Quản lý sản xuất 20 - Lao động gián tiếp 80 - Sản xuất trực tiếp (cắt và may) 794 Tổng cộng 941 Qua cơ cấu tổ chức lao động của Xí nghiệp ở sơ đồ trên ta thấy bộ phận sản xuất chiếm tỷ trọng lớn (894/941) là hợp lý. Bộ phận điều hành quản trị trong toàn xí nghiệp chỉ có 47 người và được tập trung chủ yếu ở phòng kế hoạch - phòng trực tiếp triển khai các hoạt động sản xuất của 3 phân xưởng, đảm nhận thủ tục xuất nhập và nghiên cứu thị trường là rất hợp lý. Song công tác nghiên cứu thị trường bộ phận marketing của phòng còn chưa được quan tâm đúng mức. Lao động nữ chiếm 98%, đặc điểm này không có lợi cho xí nghiệp về mặt đảm bảo ngày công lao động thực tế theo chế độ, thời gian nghỉ đẻ, nghỉ thai sản, con ốm mẹ nghỉ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng bù lại lao động nữ có tổ chức kỷ luật cao và đặc biệt là cần cù, chịu khó. Tuổi trung bình của lao động trong xí nghiệp là trẻ khoảng 30 tuổi và có xu hướng ngày càng trẻ hóa đội ngũ lao động. Đặc điểm này có lợi cho xí nghiệp về mặt lao động trẻ. Với 70% công nhân là ở ngoại tỉnh. Họ ở các tỉnh lân cận như Thái Bình, Nam Định, Hải Hưng, và một số tỉnh khác. Xí nghiệp đã cố gắng thu xếp ổn định tránh tình trạng công nhân phải làm việc quá căng hoặc có những lúc không có việc làm. Để tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân, xí nghiệp đã có nhà ăn để có thể phục vụ bữa ăn cho công nhân làm ca. Ngoài ra hàng năm xí nghiệp đã trực tiếp mời các thầy giáo có kinh nghiệm về bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ đồng thời nâng cao tay nghề cho công nhân. Chủ trương của xí nghiệp trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ rất được chú trọng, ngoài việc tổ chức lớp học do xí nghiệp tổ chức, ban lãnh đạo cũng khuyến khích cán bộ đi học thêm các lớp ngoài giờ hỗ trợ họ cả về thời gian và vật chất bởi vì đây chính là chính sách làm giảm chi phí ẩn trong sản xuất kinh doanh. 4. PHÂN TÍCH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT. BẢNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH QUA CÁC NĂM CỦA XÍ NGHIỆP 1999 2000 2001 ĐV KH TH %TH SỐ KH KH TH % TH SỐ KH KH TH % TH SỐ KH D. thu Tr.đ 20.285 209,9 20.285 22.560 212,4 212.800 28.010 201,6 SL áo ch 230.000 250.000 225,3 265.000 270.000 265,9 290.000 246.000 113,7 SL quần ch 373.000 399.000 213,2 572.000 641.000 118,3 713.000 724.000 102,2 Qua bảng trên ta thấy thực trạng kinh doanh ở xí nghiệp là khá khả quan vì cả 3 năm xí nghiệp đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Doanh thu đạt 201,6% so với kế hoạch, đặc biệt khâu gia công vượt 11,3%. Do uy tín, chất lượng sản phẩm nên xí nghiệp đã có thêm nhiều bạn hàng và những năm gần đây xí nghiệp đã nâng số lượng hàng gia công lên đáng kể. Năm 2001 xí nghiệp đạt 246.000 áo jacket và 724.000 quần âu nam. Cùng với việc không ngừng mở rộng thị trường và doanh thu không ngừng tăng lên chứng tỏ xí nghiệp đã phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhờ đó mà thời gian chờ việc không đáng kể, năng suất lao động tăng so với 2000 là 10%. Tiền lương tăng lên do vậy đời sống CBCNV ổn định. Người lao động gắn bó với xí nghiệp hơn, số CN bỏ việc giảm dần. Dự tính năm 2003 doanh thu xí nghiệp tăng 75000 triệu đồng dự tính nộp ngân sách tăng 1,5 lần so với năm 2001. Tuy nhiên sản lượng cung cấp cho nhu cầu trong nước chưa được quan tâm đúng mức. Năm 2001 mặc dù xí nghiệp đã cố gắng mở rộng tăng cường sản xuất trong nước song con số 2678 triệu còn quá ít ỏi so với mức nhu cầu nội địa. 5. PHÂN TÍCH CHI CHO SẢN XUẤT: Giá thành sản phẩm là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Ta lấy ví dụ một số sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp. BẢNG GIÁ THÀNH GIA CÔNG ĐƠN VỊ SẢN PHẨM KHOẢNG MỤC ĐV TÍNH ÁO JACKET QUẦN ÂU Sản lượng Chiếc 1 1 Giá gia công Đồng 21.780 8.030 Trị giá hàng gia công 21.780 8.030 1 - Chi phí trực tiếp 14.190 4.281 2 - Chi phí sử dụng MM, TB 2.028 1.150 3 - Chi phí phân xưởng 1.754 850 4 - CP quản lý xí nghiệp 2.304 1.100 5 - Chi phí ngoài SX 1.091 494 6 - Dự phòng lương 220 108 GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SẢN PHẨM SẢN XUẤT TRONG NƯỚC 1999 KHOẢN MỤC ĐV TÍNH ÁO JACKET QUẦN ÂU I. Giá thành toàn bộ Đồng 537.600.000 421.494.836 1 - Nguyên liệu 331.149.000 267.438.900 2 - Tiền lương 51.798.500 33.410.900 3 - Chi phí sản xuất chung 74.021.500 63.345.000 4 - Giá thành PX 456.960.000 364.194.800 5 - Chi phí bán hàng, QLXN 80.640.000 57.300.036 II. Số lượng 3500 4100 III. Giá thành đơn vị Chiếc 153.600 102.800 GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SẢN PHẨM SẢN XUẤT TRONG NƯỚC 2001 KHOẢN MỤC ĐV TÍNH ÁO JACKET QUẦN ÂU I. Giá thành toàn bộ Đồng 897.300.000 693.000.000 1 - Nguyên liệu 606.420.000 430.407.657 2 - Tiền lương 69.500.000 44.178.750 3 - Chi phí sản xuất chung 86.785.000 114.463.593 4 - Giá thành PX 462.705.000 589.050.000 5 - Chi phí bán hàng, QLXN 134.595.000 103.950.000 II. Số lượng 5.000 6.00 III. Giá thành đơn vị Chiếc 179.460 115.500 BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SẢN PHẨM KHOẢN MỤC CHI PHÍ ÁO JACKET 1997 TH 1998 TH + % 1 - Nguyên liệu 94.614 121.284 26.670 28,19 2 - Tiền lương 14.797 13.900 -897 3 - CF sản xuất chung 21.149 17.357 -3792 4 - Giá thành phân xưởng 130.560 152.541 21.981 16,83 5 - CF bán hàng, QLXN 23.040 26.919 3.879 16,83 6 - Giá thành toàn bộ 153.600 179.460 25.860 16,83 KHOẢN MỤC CHI PHÍ QUẦN ÂU 1997 TH 1998 TH + % 1 - Nguyên liệu 65.229 71.722 6.493 9,95 2 - Tiền lương 8.149 7.363 -786 3 - CF sản xuất chung 15.450 19.089 3.639 23,55 4 - Giá thành phân xưởng 88.828 98.175 9.347 10,52 5 - CF bán hàng, QLXN 13.972 17.325 3.353 13,99 6 - Giá thành toàn bộ 1.2.800 115.500 12.700 12,35 - Mức chênh lệch giá: z = 5.000 x 25.860 +6.000 x 12.700 = 204.600.000 - Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến mức chênh lệch giá thành. + Chi phí nguyên vật liệu: z = 5.000 x 26.670 + 6.000 x 6.493 = 172.308.000 + Chi phí lương thành nhân công trực tiếp: z = 5.000 x (-897) + 6.000 x (-786) = -9.201.000 + Chi phí sản xuất chung: z = 5.000 x (-3.792) x 3.639 = 2.874.000 Chi phí bán hàng và quản lý xí nghiệp: z = 5.000 x 3.879 + 6.000 x 3.353 = 39.513.000 Nhận xét: So với năm 1997, giá thành sản phẩm năm 1998 tăng cao, mức chênh lệch là 204.600.000. Nguyên nhân do tăng chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu tăng 172.308.000 chiếm 84,2% tỷ trọng trong mức chênh lệch giá thành. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 39.513.000 chiếm 19,3% tỷ trọng trong mức chênh lệch giá. Chi phí sản xuất chung tăng 2.874.000 chiếm 1,4%. Trong khi chi phí lương nhân công giảm 9.201.000 chiếm 4,5%. 6. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA Đối với công ty TEXTACO, việc củng cố và giữ vững các thị trường truyền thống đồng thời tìm kiếm thêm các thị trường mới là vấn đề sống còn. Đặc biệt là trong tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng may mặc ở Việt Nam như hiện nay. Công ty đã sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau, bằng các hình thức và biện pháp khác nhau trên khắp các Châu Lục. Riêng thị trường xuất khẩu hàng may mặc hiện đã có tới 10 thị trường và trong tương lai con số đó chắc chắn sẽ còn tăng thêm. Xem số liệu trong bảng sau: BẢNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY THEO THỊ TRƯỜNG Thị trường 1997 1998 1999 2000 2001 SNG 1.848.300 2.854.427 2.762.430 3.784.694 3.935.356 Đức 200.109 215.048 347.150 330.052 456.958 Pháp 105.256 120.235 199.672 209.782 254.436 Nhật Bản 180.150 265.016 106.010 121.383 Ba Lan 313.993 17.665 61.432 72.910 79.342 Hungary 150.303 121.038 47.150 85.178 73.749 Hồng Kông 87.476 295.334 297.374 303.134 Khác 9.039 11.961 2.194 2.430 286.643 Tổng cộng 2.627.000 2.862.000 2.976.000 3.850.000 4.400.000 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - Công ty TEXTACO Qua những số liệu trên ta có thể thấy thị trường ổn định nhất của công ty là thị trường SNG. Thị hiếu tiêu dùng của thị trường này không khó tính như ở thị trường EU. Các tiêu chuẩn về mẫu mã, kích thước, chất lượng, màu sắc, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn,... không bị đòi hỏi khắt khe như ở thị trường EU. Mặt khác người dân Nga và các nước SNG vẫn chưa có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cao cấp mà đa phần ưa sử dụng hàng dệt may mang tính chất “bình dân” hơn, giá cả hợp với túi tiền của họ hơn. Đây cũng là một thị trường quen thuộc đối với các cán bộ kinh doanh của công ty do họ đã có nhiều năm hoạt động trên thị trường này và đã xây dựng được những mối quan hệ bạn hàng bền vững, chặt chẽ. Do vậy đây là một thị trường cần được ưu tiên của TEXTACO. Thị trường các nước EU như Pháp, Đức,... tuy là những thị trường tiêu thụ mới mẻ đối với công ty song đã thể hiện rõ tiềm năng rất lớn mạnh. Tuy nhiên để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, công ty cần chú ý đến vấn đề chất lượng sản phẩm, đặc biệt là thời trang, mốt và chất liệu sử dụng cho sản xuất các mặt hàng may mặc đó. Hiện nay, đây là thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, công ty không thể xuất khẩu nhiều hơn mức cho phép do bị hạn chế bởi hạn ngạch xuất khẩu mà Chính phủ hai bên đã ký kết trong Hiệp định buôn bán hàng may mặc giữa Việt Nam và EU năm 1992. Dù sao thì nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã cho hợp thị hiếu người tiêu dùng vẫn là biện pháp tối ưu để giành hạn ngạch và hợpd dồng xuất khẩu cho công ty. Năm 1998, Việt Nam và EU đã ký lại Hiệp định buôn bán hàng may mặc cho giai đoạn 1999-2001. Thị trường Hồng Kông: Đây là thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam để gia công thêm rồi tái xuất sang các nước khác. Do đó, các điều kiện về chất lượng, vệ sinh an toàn,... chỉ ở mức trung bình. Đây cũng là một thị trường có nhiều tiềm năng mà công ty có thể tập trung khai thác trong thời gian tới. Thị trường Nhật Bản: Nhật là một bạn hàng lớn của Việt Nam trong các hợp đồng xuất nhập khẩu tơ sợi, hàng dệt may. Tuy nhiên họ chủ yếu là nhập khẩu tơ sợi về để sản xuất và xuất khẩu đi các nước khác chứ sản lượng nhập khẩu hàng may mặc không nhiều. Thị trường Nhật Bản là thị trường khó tính luôn đòi hỏi cao về chất lượng, các dịch vụ sản phẩm, thời hạn giao hàng và giá cả phải chăng. Việc đánh giá hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của công ty thông qua mặt hàng và thị trường xuất khẩu như trên đã giúp ta khẳng định được một hướng đi quan trọng đối với công ty trong thời gian tới, đó là khôi phục và phát huy các thị trường truyền thống đồng thời mở rộng các thị trường mới về từng mặt hàng. 7. CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY. Công ty thực hiện xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu theo hai hình thức sau: Xuất khẩu trực tiếp: Đây là hình thức kinh doanh xuất khẩu chủ yếu của công ty TEXTACO trong lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc. Hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty được thực hiện thông qua hình thức này. Xuất khẩu trực tiếp là người xuất khẩu thông qua việc mua đứt bán đoạn, mua của người bán trong nước rồi bán cho người mua nước ngoài. Thông thường, khi giao dịch kinh doanh với các bạn hàng nước ngoài, công ty sẽ phát hiện ra những nhu cầu của họ trong các mặt hàng dệt may với số lượng, kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc,... Sau đó, công ty sẽ đàm phán với họ để ký kết hợp đồng. Song song với việc chuẩn bị hợp đồng, công ty lại phải tiến hành cùng lúc hoạt động thu mua hàng hoá đó trong nước, thậm chí phải đặt hàng theo đúng yêu cầu của khách hàng. Việc thoả thuận và xác định giá cả mua vào và bán ra phải đảm bảo cho công ty có thể thu được một mức lợi nhuận nhất định. Mức lợi nhuận đó thường là từ 3 đến 5% trị giá hợp đồng xuất khẩu (sau khi đã trừ đi các khoản thuế). Sơ đồ thực hiện xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc có thể được mô tả như sau: TEXTACO Người bán (Trong nước) TEXTACO Người mua (Nước ngoài) Trong đó: 1. TEXTACO thu mua hàng từ người bán (trong nước) 2. TEXTACO cung cấp hàng hoá cho người mua (nước ngoài) Thể hiện dòng vận động của hàng may mặc. Thể hiện dòng vận động của tiền tệ (thanh toán) Công ty chủ yếu xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU bởi đây là thị trường chính tắc nhất. Hàng năm, công ty phải xin hạn ngạch hoặc giấy phép của Bộ Thương mại, rồi tổ chức tiến hành sản xuất hoặc thu mua để xuất khẩu. Mặt hàng mà công ty xuất khẩu theo hình thức này thường đa dạng, phong phú hơn các phương thức xuất khẩu khác. Từ áo sơ mi nam, nữ, áo jacket, áo dệt kim, quần jean, áo ngủ, bít tất,... Có thể nói tất cả các sản phẩm của ngành may mặc có thể được xuất khẩu theo hình thức này. Mỗi năm, công ty thu từ xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc khoảng 10 triệu USD. Khi xuất khẩu theo hình thức này, công ty có điểm mạnh là: - Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ của công ty khá vững trong lĩnh vực xuất khẩu trực tiếp như nghiệp vụ thanh toán bằng L/C, nghiệp vụ giao nhận hàng hoá,... đồng thời có mối quan hệ bạn hàng lâu năm làm hậu thuẫn. - Xuất khẩu trực tiếp, công ty có thể linh hoạt trong giá cả khi có sự biến động của thị trường. Ngoài ra công ty có thể nhanh chóng thu hồi vốn do không cần thời gian để gia công xuất khẩu. - Khoản lợi nhuận thu được từ phương thức xuất khẩu trực tiếp có thể sẽ cao hơn. Tuy nhiên xuất khẩu trực tiếp, công ty có thể gặp nhiều rủi ro hơn do sự biến động của thị trường hoặc do sự thay đổi về chính sách,... Xuất khẩu uỷ thác: xuất khẩu uỷ thác là hình thức kinh doanh trong đó công ty chỉ đóng vai trò như người giao nhận: nhận hàng từ người uỷ thác rồi xuất cho người mua nước ngoài đã được chỉ định. Do đó, công ty sẽ không phải tìm kiếm thị trường đầu vào đầu ra. Công ty không phải bỏ vốn của mình ra để kinh doanh do đó công ty chỉ được hưởng phí uỷ thác bằng phần trăm trị giá hợp đồng. Sơ đồ thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may theo phương thức này như sau: TEXTACO Người uỷ thác Người nhập khẩu Công ty TEXTACO thường ký kết các hợp đồng xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị sản xuất hàng dệt may như công ty dệt kim Hà Nội, công ty may 20 (quân đội),... Nhưng phương thức này không chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của công ty TEXTACO. Mặt hàng xuất khẩu theo phương thức này cũng không đa dạng phong phú như phương thức xuất khẩu trực tiếp. Chủ yếu là khăn bông, áo dệt kim đông xuân. Xuất khẩu thông qua hình thức hàng đổi hàng: đây là một phương thức kinh doanh quốc tế mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như đối với công ty TEXTACO nói riêng. Phương thức này giúp công ty trao đổi hàng may mặc lấy những mặt hàng nhập khẩu khác và thanh toán bù trừ cho nhau. Đây là phương thức xuất khẩu đem lại hiệu quả cao do tiết kiệm được ngoại tệ cho hai công ty. Tuy nhiên để xuất khẩu được theo phương thức này đòi hỏi hai bên đối tác phải có hàng hoá tương ứng để trao đổi. Trong những năm tới, do chính sách của Nhà nước khuyến khích trao đổi hàng hoá với Lào, công ty có thể cố gắng khai thác thị trường này để đổi lấy xe gắn máy hai bánh dạng CKD đem lại lợi nhuận cao. Gia công xuất khẩu: đây là phương thức xuất khẩu quen thuộc đối với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong đó có TEXTACO do công ty có hai dây chuyền dệt may hiện đại. Đối tác mà công ty thường nhận gia công là công ty Garnet của Hàn Quốc. Hàng năm doanh thu về gia công xuất khẩu của công ty TEXTACO là 30 tỷ đồng. Trong những năm tới công ty sẽ cố gắng hơn nữa để khai thác tốt công suất của hai dây chuyền này. 8. NHỮNG KHÓ KHĂN TỒN TẠI ĐỐI VỚI CÔNG TY. 8.1. Những mặt đạt được: Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may đã đem lại nhiều lợi ích cho công ty TEXTACO, có thể khái quát lại như sau: - Tăng nguồn thu ngoại tệ cho công ty: để đảm bảo cân đối thu chi cho các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty luôn luôn cần một nguồn ngoại tệ ổn định. Nhờ xuất khẩu hàng dệt may, hàng năm công ty có thể thu được một lượng ngoại tệ tương đối lớn. Từ 15 đến 16 triệu USD. - Tạo ra một lượng công ăn việc làm ổn định cho công nhân viên của công ty nói riêng và công nhân trong ngành dệt may của Việt Nam nói chung. - Củng cố quan hệ với các bạn hàng truyền thống của công ty, mở rộng thị trường kinh doanh, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. - Việc quản lý xuất khẩu của công ty đã được hoàn thiện dần, đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu của công ty tiến triển tốt, đúng thời hạn. 8.2. Những mặt hạn chế: Bên cạnh những mặt đạt được, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty TEXTACO trong thời gian qua còn có một số hạn chế như sau: - Nguồn vốn kinh doanh giành cho hoạt động xuất khẩu hàng may mặc ở công ty còn thấp, gây khó khăn cho công tác xuất khẩu khi thực hiện các hợp đồng có giá trị lớn. - Điều kiện cơ sở vật chất (kho tàng, bến bãi,...) còn yếu kém, chật hẹp, rất khó khăn cho việc lưu trữ, bảo quản hàng, thu mua gom hàng xuất khẩu. - Chất lượng hàng xuất khẩu còn chưa cao, đa phần mới chỉ là hàng theo mẫu mã của nước ngoài đặt mà ít có hàng dệt may được thiết kế và sản xuất theo kiểu mẫu của Việt Nam. Kỹ thuật dệt may cũng chưa cao nên sản phẩm chưa đẹp. Điều này làm giảm giá thành sản phẩm xuống rất nhiều. Những hạn chế nói trên có thể được giải thích theo các nguyên nhân sau: - Khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và trên thế giới làm ảnh hưởng không ít tới đầu tư của các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam, do đó ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của công ty. - Công nghệ và kỹ thuật sản xuất của ngành may mặc Việt Nam còn thấp nên chất lượng hàng may mặc chưa cao. - Ngành công nghiệp may mặc Việt Nam tuy đã có từ lâu đời song còn lạc hậu, mới chỉ được phát triển trong mấy năm gần đây, ảnh hưởng đến các hoạt động tạo mẫu thời trang và sự phát triển của hàng may mặc trong nước. - Công ty còn có nhiều khó khăn nên chưa có điều kiện đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ kỹ thuật để sản xuất. - Hạn chế về trình độ của cán bộ thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY 1. PHƯƠNG HƯỚNG XUẤT KHẨU ĐẾN 2005 Ngày 15/4/1994, tại Maraket (Maroc), trong văn bản kết thúc vòng đàm phán “Urugoay”, 125 nước tham gia đã ký kết một Hiệp định mậu dịch thế giới về hàng may mặc. Cho đến năm 2005, Hiệp định Đa sợi sẽ được thay thế bằng Hiệp định mậu dịch hàng dệt và may, các nước phát triển trước đây hạn chế nhập khẩu hàng may mặc bằng hạn ngạch sẽ hoàn toàn xoá bỏ hạn ngạch và thuế quan nhập khẩu hàng may mặc. Việc bãi bỏ hạn ngạch về thuế quan rất có lợi cho các nước đang phát triển - những nước xuất khẩu hàng may mặc. Theo dự đoán của các chuyên gia xuất nhập khẩu trên thế giới thì hàng may mặc của các nước đang phát triển sẽ tăng 83% và hàng may sẽ tăng 93% so với mức hiện nay. Các nước phát triển cũng sẽ có lợi hơn vì giá hàng may mặc sẽ giảm đi. Đây là một lý do để Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mặt khác, Việt Nam cũng cần có những sự đầu tư thích đáng để hiện đại hoá ngành may mặc sao cho đến năm 2003 sản phẩm của ngành may mặc Việt Nam sẽ đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong thời gian tới, xu hướng thành phẩm hàng hoá trên thế giới ngày càng tăng, phương hướng phát triển ngành may mặc của các nước sẽ là thoả mãn với mức độ cao nhất về nhu cầu và phương thức sinh hoạt mới của người tiêu dùng vì thế cơ cấu thị trường hàng may mặc cũng có nhiều thay đổi. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sẽ tăng hơn kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, hàng may sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu thị trường hàng may mặc. Nói tới hàng may mặc, người ta sẽ nghĩ ngay tới các trung tâm thời trang nổi tiếng ở Châu Âu như Pháp, Đức, Italia,... với các hãng thời trang nổi tiếng chứ không phải là các nước Châu Á, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc trên thế giới chủ yếu tập trung ở khu vực này. Sở dĩ có điều đó xảy ra là vì hàng may mặc luôn gắn b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhương hướng và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc tại Xí nghiệp may xuất khẩu TEXTACO.DOC
Tài liệu liên quan