Bảo vệ môi trường sống là một thông điệp khẩn khiết của thời đại. Nhân loại đang chuyển hướng từ con đường phát triển phi cấu trúc, trong đó con người chạy đua ráo riết trên con đường tàn phá, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và môi trường để thỏa mãn tối đa nhu cầu mức sống vật chất, đến con đường phát triển có cấu trúc với sự phát triển hài hòa môi trường sống. Ngày nay, chúng ta đang đứng trước nhiều vấn đề mang tính toàn cầu. Những tổn thất về con người, vật chất do môi trường suy thoái gây ra vượt quá mức tổn thất về người và của do biến động của xã hội.
Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo vệ cải thiện môi trường đảm bảo cho mọi người dân được sống trong môi trường trong sạch lành mạnh. Chủ động lồng ghép vấn đề cải thiện môi trường vào trong các kế hoạch, chính sách, dự án và được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá các giải pháp phát triển. Lồng ghép đầy đủ và cụ thể các vấn đề môi trường và tài nguyên vào các qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh, huyện đảm bảo cho các quy hoạch phát triển bền vững và không làm giảm tài nguyên
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3588 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính và các biện pháp xử lý hnàh chính khác.
Xử phạt VPHC là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do các cơ quan Nhà nước hay cán bộ có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân hoặc các tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm vàtheo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Các biện pháp xử lý hành chính khác đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định trong các điều luật của pháp lệnh.
I.2.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính.
Việc xử phạt VPHC phải dựa vào những nguyên tắc sau đây:
Mọi VPHC phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý VPHC phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do VPHC gây ra phải khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Đối tượng chỉ bị xử phạt hành chính khi có VPHC do pháp luật quy định.
Việc xử lý VPHC phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
Một hành vi VPHC bị xử phạt hành chính một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Việc xử lý VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
Không xử lý VPHC trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc VPHC trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hành vi của mình.
I.3. Những mặt khách quan và chủ quan của vi phạm hành chính.
Các yếu tố cơ bản cấu thành VPHC bao gồm: Mặt khách quan, mặt chủ quan.
I.3.1. Mặt khách quan của vi phạm hành chính bao gồm các dấu hiệu:
Hành vi vi phạm hành chính : Là những biểu hiện của con người hoặc tổ chức tác động vào thế giới khách quan dưới những hình thức bên ngoài, cụ thể gây tác hại đến sự tồn tại và phát triển bình thường của các trật tự quản lý Nhà nước. Những biểu hiện này được kiểm soát và điều chỉnh bởi ý thức và ý chí của chủ thể VPHC. Hành vi đó có thể được thực hiện dưới hình thức hành động hoặc không hành động.
Tính trái pháp luật của hành vi vi phạm hành chính: Điều này thể hiện ở chổ hành vi đó được thực hiện ngược với yêu cầu của qui định pháp luật, đó là hành vi bị pháp luật hành chính cấm hoặc không thực hiện hay thực hiện không đúng hành vi mà pháp luật cho phép.
Hậu quả và mối quan hệ nhân - quả:
- Hậu quả của VPHC là các nguyên tắc QLNN bị hành vi VPHC xâm hại.
- Quan hệ nhân - quả: Giưã hành vi VPHC và hậu quả của nó có mối quan hệ hữu cơ. Trong đó, hậu quả có tiền đề xuất hiện của nó là hành vi khách quan của VPHC.
* Việc xác định mối quan hệ nhân - quả phải dựa trên những căn cứ:
+ Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả mà nó gây ra.
+ Hành vi đó chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nghĩa là nó xâm hại đến quy tắc quản lý của Nhà nước .
I.3.2. Mặt chủ quan của vi phạm hành chính bao gồm:
Là hệ tâm lý bên trong, bao gồm cá yếu tố: Lỗi, mục đích và động cơ của VPHC, trong đó lỗi là yếu tố bắt buộc của VPHC có ý nghĩa quyết định các yếu tố khác trong mặt chủ quan của VPHC.
Lỗi là trạng thái tâm lý của người vi phạm, là biểu hiện thái độ của người đó đối với hành vi vi phạm pháp luật của mình. Có 2 hình thức lỗi:
- Lỗi cố ý: Thể hiện ở chổ người có hành vi vi phạm nhận thức được tính chất trái pháp luật của hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện.
- Lỗi vô ý: Người có hành vi vi phạm không biết và không nhận thức được rằng hành vi của mình là trái pháp luật mặc dù cần phải biết và nhận thức được điều đó lỗi này là vô ý do cẩu thả. Vô ý do quá tự tin là người có hành vi vi phạm nhận thức được điều này nhưng do khinh suất cho rằng có thể ngăn ngừa được dễ dàng hậu quả vi vi trái pháp luật đó.
Mục đích của VPHC không phải là dấu hiệu bắt buộc phải có trong cấu thành của mọi loại VPHC nhưng nó có ở trong vi phạm do lỗi cố ý. Động cơ VPHC là động lực bên trong thúc đẩy người VPHC thực hiện hành vi VPHC. Động cơ của VPHC cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tất cả mọi loại VPHC, vì phần lớn động cơ bên trong VPHC là không rõ rệt trừ những vi phạm với lỗi cố ý có mục đích xác định…
B/ Phân loại vi phạm hành chính theo các lĩnh vực.
1. Phân loại vi phạm hành chính theo lĩnh vực giao thông vận tải:
* Hành vi xâm phạm công trình giao thông đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, ATGT đường bộ và trật tự, ATGT đô thị .
* Hành vi vi phạm quy định về thi công, tu sửa và quản lý công trình giao thông đường bộ.
* Vi phạm làm hư hỏng công trình giao thông đường bộ, gây ảnh hưởng trật tự ATGT.
* Cá nhân tổ chức vi phạm trật tự quản lý vỉa hè, đường đô thị. Người đi xe đạp vi phạm quy định về trật tự, ATGT.
* Hành vi người điều khiển xe xúc vật kéo, người kéo, đẩy xe vi phạm trật tự, ATGT.
* Hành vi của người điều khiển xe xích lô, xe đạp lôi và có kết cấu tương tự vi phạm trật tự, ATGT.
* Hành vi người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe gắn máy lôi và các loại xe khác có kết cấu tương tự vi phạm trật tự, ATGT.
* Hành vi đua xe gắn máy, đua mô tô trái phép, người tổ chức, người kích động đua xe trái phép.
* Hành vi người điều khiển xe ô tô vi phạm trật tự, ATGT .
* Hành vi của người điều khiển xe ô tô chở khách và hành khách trên xe vi phạm trật tự, ATGT …
2. Phân loại vi phạm hành chính theo lĩnh vực an ninh trật tự:
* Hành vi vi phạm trật tự công cộng.
* Hành vi gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung.
* Hành vi gây ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh chung.
* Hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn minh.
* Hành vi vi phạm quy định về đăng ký hộ tịch, hộ khẩu.
* Hành vi vi phạm về cấp và quản lý, sử dụng giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận quân nhân, công nhân quốc phòng và các giấy tờ đi lại khác…
3. Phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại:
VPHC trong lĩnh vực thương mại là những hành vi vi phạm các quy định quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại và dịch vụ thương mại chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. VPHC trong lĩnh vực này, gồm có:
Vi phạm về các quy định về mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
Vi phạm về các dịch vụ giao nhận, cất giữ, bảo quản, vận chuyển hàng hoá.
Vi phạm về các quy định về trưng bày giới thiệu hàng hoá, hội chợ, triển lãm thương mại, môi giới thương mại, uỷ thác giao dịch thương mại.
Vi phạm các giao dịch về dịch vụ ăn uống, du lịch, khách sạn, nhà trọ, cầm đồ, sửa chữa đồ dùng, cho thuê đồ dùng, bảo hành sản phẩm, các dịch vụ thương mại khác…
4. Phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh bảo vệ môi trường:
* Vi phạm về phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường
* Vi phạm về bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên.
* Vi phạm về khai thác, kinh doanh động thực vật quý hiếm do các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản công bố.
* Vi phạm bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, bệnh viện….
* Vi phạm về giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công nghệ, thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ quan trọng, hóa chất độc hại, chế phẩm vi sinh vật có liên quan đến bảo vệ môi trường
* Vi phạm về nhập khẩu, xuất khẩu chất thải.
* Vi phạm về phòng tránh sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí.
* Vi phạm về vận chuyển và xử lý nước thải, chất thải.
* Vi phạm quy định về ô nhiễm đất.
* Vi phạm quy định về tiếng ồn, độ rung quá giới hạn cho phép làm tổn hại đến sức khỏe và ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân.
* Vi phạm trong việc khắc phục hậu quả sự cố môi trường.
5. Phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.
6. Phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
7. Phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
8. Phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự.
9. Phân loại vi phạm hành chính theo các lĩnh vực khác.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC VI PHẠM HÀNH CHÍNH
II.1. Vấn đề xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ và giao thông đô thị.
II.1.1. Tầm quan trọng của giao thông vận tải:
Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng, là khâu trọng tâm của kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, tạo tiền đề, làm động lực cho sự phát triển đối với bất kỳ quốc gia nào.
Ở nước ta hiện nay, trong thập kỷ đầu của công cuộc đổi mới, ngành giao thông vận tải (GTVT) đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Nhu cầu vận tải của toàn xã hội đáp ứng với chất lượng ngày càng cao, đã chấm dứt được tình trạng ách tắc vận tải, cung cấp hàng hóa chậm trễ thường diễn ra trong thời kỳ bao cấp. Giao thông đô thị đã được cải thiện một bước, giao thông nông thôn có bước phát triển vượt bậc. Song bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, vẫn còn tồn tại những vấn đề ở tai nạn giao thông là rất cao. Mặc dù, đã dạt được một số kết quả khả quan trong công tác đảm bảo ATGT, song số vụ TNGT cũng như những thiệt hại gây ra trong thời gian qua vẫn còn nghiêm trọng. Có 4 nguyên nhân chính khiến số vụ TNGT vẫn chưa khắc phục được là do nhận thức của người dân quá kém, năng lực quản lý còn quá yếu, hạ tầng giao thông quá tải và các biện pháp chế tài chưa đồng nhất.
II.1.2. Các hình thức tiêu biểu trong việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.
Các hình phạt cần có tính răn đe, cần tăng mức xử phạt, tăng thời gian tạm giữ phương tiện cũng như phục hồi lại việc cấp giấy phép quản lý lái xe, phân tách trách nhiệm của lái xe với chủ xe trong từng vụ TNGT để có cách giải quyết thích hợp là các giải pháp “cần làm ngay”. Đ/c Phó chủ tịch UBND thành Phố Đà Nẵng đã nêu ra một số biện pháp mạnh tại Đà Nẵng để hạn chế TNGT như: đua xe sẽ bị tịch thu xe, lạng lách phạt 5 triệu đồng và giữ xe trong 60 ngày; lái xe không có bằng lái sẽ bị giam xe cho đến khi nào lấy lại được bằng lái. Thậm chí người điều khiển phương tiện chưa đủ tuổi sẽ bị giữ xe cho đến khi nào đủ tuổi mới lấy lại xe. Về giải pháp lâu dài, ông Đỗ Hoàng Ân, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng: Chính phủ cần quan tâm hỗ trợ các thành phố lớn nhiều hơn nữa trong việc xúc tiến đầu tư hệ thống đường sắt nội đô. Tăng cường các giải pháp phát triển đa dạng hệ thống GTVT công cộng trên mặt đât, trên cao lẫn dưới mặt đất, kết hợp phân bổ luồng tuyến, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông hạ tầng, hạn chế giao cắt, hạn chế giao thông cá nhân. Ngoài những biện pháp đã được nêu ra trong Nghị quyết 13 của Chính Phủ, Ủy ban An toàn giao thông của quốc gia cũng đưa ra 11 biện pháp để thực hiện trong năm 2004 như: Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, tăng cường an toàn phương tiện, hạn chế phát triển giao thông cá nhân, nâng cao chất lượng sát hạch giấy phép lái xe, tiếp tục thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn để xử lý tiêu cực trong nội bộ ngành có liên quan đến công tác tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm, kiểm định phương tiện, đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia dự kiến chọn chủ đề tuyên truyền phối hợp chặt chẽ với xử phạt các lỗi vi phạm tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, xe tải qua hạn niên định.
Cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mầ bị xử phạt hành chính, xử phạt kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
II.1.3. Hình thức nộp tiền của hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông:
Bộ Tài chính ra thông tư số 25/2003/TT-BTC hướng dẫn: việc thu nộp tiền phạt VPHC trong lĩnh vực TTATGT.
II.1.3.1. Trường hợp thu tiền tại chỗ:
Theo điều 54 pháp lệnh xử lý VPHC thì các trường hợp phạt tiền từ 50.000đ -100.000đ, người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định phạt tại chỗ không phải lập biên bản xử phạt.
Theo điều 58 Pháp lệnh xử lý VPHC tại những vùng xa xôi hẻo lánh trên sông trên biển mà việc đi lại gặp nhiều khó khăn với mức phạt tiền trên 100.000 đ trở lên, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản xử phạt và chuyển biên bản cho người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.
II.1.3.2. Trường hợp cá nhân tổ chức bị xử phạt nộp tiền tại kho bạc:
Người có thẩm quyền xử phạt phải giao quyết định xử phạt cho người bị xử phạt. Trong thời hạn 10 ngày, đối tượng bị xử phạt phải nộp phạt tại kho bạc Nhà nước.
II.2. Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về môi trường.
II.2.1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường:
Bảo vệ môi trường sống là một thông điệp khẩn khiết của thời đại. Nhân loại đang chuyển hướng từ con đường phát triển phi cấu trúc, trong đó con người chạy đua ráo riết trên con đường tàn phá, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và môi trường để thỏa mãn tối đa nhu cầu mức sống vật chất, đến con đường phát triển có cấu trúc với sự phát triển hài hòa môi trường sống. Ngày nay, chúng ta đang đứng trước nhiều vấn đề mang tính toàn cầu. Những tổn thất về con người, vật chất do môi trường suy thoái gây ra vượt quá mức tổn thất về người và của do biến động của xã hội.
Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo vệ cải thiện môi trường đảm bảo cho mọi người dân được sống trong môi trường trong sạch lành mạnh. Chủ động lồng ghép vấn đề cải thiện môi trường vào trong các kế hoạch, chính sách, dự án và được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá các giải pháp phát triển. Lồng ghép đầy đủ và cụ thể các vấn đề môi trường và tài nguyên vào các qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh, huyện đảm bảo cho các quy hoạch phát triển bền vững và không làm giảm tài nguyên.
II.2.2. Thực trạng vi phạm môi trường hiện nay:
Thời gian gần đây, báo chí, phát thanh, truyền hình đã đưa lên công luận một số vụ phá rừng cũng như một số vụ xét xử chưa nghiêm minh về hành vi phá hoại rừng, tấn công người thi hành công vụ, như: vụ phá rừng Đông Xuân (Phú Yên) gây thiệt hại 73,76 ha rừng. Trong cả nước, theo báo cáo của 50 tỉnh, thành phố, từ 5/1997_5/1998 đã phát hiện 39.489 vụ vi phạm luật về rừng nhưng chỉ có 206 vụ khởi tố về hình sự.
Ngư dân Khánh Hòa cho biết: trong những ngày cao điểm của mùa cá, có thể nghe thấy hơn 30 tiếng nổ mìn đánh cá ở vịnh Văn Phong. Chỉ 1 kg thuốc nổ với giá từ 40-50 nghìn đồng (1998) có thể đánh bắt được từ 600-1000 kg cá. Vì mối lợi thu từ việc đánh bắt cá bằng thuốc nổ mà một số ngư dân đã bất chấp luật pháp ngăn cấm, bất chấp sự nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của bản thân. Vấn đề này đặt ra cho các cấp chính quyền, đặt biệt là các lực lượng thực thi pháp luật nhiệm vụ nặng nề trong cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản của đất nước.
Trong thực tế, việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường còn có những bất cập. Hiện nay, các nhà doanh nghiệp thường vì mục tiêu lợi nhuận để đạt được lợi nhuận cao mà các doanh nghiệp sản xuất không chú trọng đến việc xử lý những chất thải, khí thải và nước thải hoặc trang bị không đủ, không đúng các thiết bị kỹ thuật để xử lý chất thải theo yêu cầu hoặc thiết kế đã được cơ quan quản lý Nhà nước phê duyệt.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi VPHC là 70 triệu đồng, được quy định cụ thể trong dự thảo Nghị định của Chính Phủ về lĩnh vực này. Cũng theo bản dự thảo đã được trình lên Chính Phủ, tùy theo tính chất mức độ vi phạm, cá nhân và tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng một trong các hình thức phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường và các giấy phép có nội dung liên quan có thời hạn hoặc không có thời hạn tịch thu tang vật, phương tiện đang sử dụng để VPHC trong lĩnh vực môi trường. Ngoài ra các biện pháp khắc phục hiệu quả có thể được áp dụng như: buộc thực hiện có thời gian các biện pháp bảo vệ môi trường… và các yếu tố khác của cơ quan quản lý Nhà nước, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, buộc tiêu hủy hàng hóa vật phẩm gây ô nhiễm môi trường.
II.2.3. Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường:
Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy tập trung sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước với tư cách là tác nhân xã hội duy nhất trong hoạt động quản lý xã hội chuyển dần vai trò của mình từ quản lý và điều hành trực tiếp hoạt động phát triển đất nước sang chức năng hoạch định, giám sát và điều phối chính sách phát triển. Trong bối cảnh đó, bên cạnh Nhà nước đã xuất hiện các tác nhân xã hội mới, bao gồm các nhà sản xuất, bao gồm cả khu vực tư nhân và cộng đồng dân chúng, các tổ chức xã hội cùng tham gia phát triển.
Ở Việt Nam, mặc dù có những quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, cùng với những nỗ lực của cơ quan quản lý Nhà nước về môi trưòng ở các cấp, việc thực hiện các quy định đó đối với các cơ quan sản xuất trong việc giảm thiểu ô nhiễm vẫn còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là từ phiá của các nhà sản xuất. Môt cách tiếp cận năng động về quản lý môi trường là xem xét giữa 3 nhóm tác nhân xã hội chính: Nhà nước, thị trường và cộng đồng dân cư địa phương - tổ chức xã hội với những chức năng của chúng tới hành vi môi trường của cơ sở sản xuất.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua chương trình giáo dục môi trường với nhiều hình thức, đặt biệt là hệ thống giáo dục phổ thông. Huy động khuyến khích sự tham gia của mọi tầng lớp dân cư, của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
II.3. Vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
II.3.1. Hành vi vi phạm hành chính về vệ sinh:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000-50.000 đồng đối với các hành vi : Người làm những công việc liên quan trực tiếp đến việc chế biến, sản suất thành phẩm, lương thực, thực phẩm, các loại nước uống, rượu và thuốc hút không chấp hành vệ sinh cá nhân hoặc đang mắc bệnh truyền nhiễm. Không che đậy, bao gói các loại thức ăn chín, các loại thực phẩm ăn ngay và các loại đồ uống. Tùy theo tính chất vi phạm mà mức độ xử phạt từ 200.000 - 800.000 đồng và 1.000.000 -3.000.000 đồng. Ngoài ra, nguồn nước cũng rất quan trọng, mức phạt từ 2.000.000 - 8.000.000 đồng đối với các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh để chất thải gây ô nhiễm nguồn nước dùng cho sinh hoạt của người dân; các nhà máy, xí nghiệp cung cấp nước sạch không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh…
Ngộ độc thực phẩm là nỗi lo thường xuyên của mọi người dân, của toàn xã hội … “Chưa có năm nào mà số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra nhiều bằng năm 1998. Các vụ ngộ độc xảy ra ở hầu hết các miền đất nước là vấn đề mà chúng ta thực sự quan tâm…. “ - Bộ trưởng Bộ Y tế đã nhắc nhở như vậy tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra Y tế toàn quốc. Thế nhưng, ở Cần Thơ, từ ngày 8 đến 10/3, có 21 em bé phải nhập viện vì ăn bánh ngọt có kem; ngày 6/1 ở Xí nghiêp giày da Bình Dương 1.000 công nhân bị ngộ độc do thức ăn chế biến tại xí nghiệp… Về nguồn nước, trong năm 1998, các bệnh do nước như tiêu chảy, thương hàn… tại thành phố HCM rất cao với hơn 1.000 trường hợp. Mới đây, nguồn nước sinh hoạt của hàng trăm hộ dân ở Q.6 bị ô nhiễm. Nứơc chuyển sang màu đỏ, vàng đậm, có váng, lúc nước lên thì có mùi tanh hôi. Cá tôm nhiễm chất độc hại bởi nước thải công nghiệp mang mầm bệnh lại cho con người.
Theo Bộ Y tế có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn, nguyên nhân do thức ăn nhiễm khuẩn đứng đầu danh sách, thứ đến là thực phẩm nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật rồi đến phẩm màu độc hại. Các loại thịt giết mổ lậu không qua kiểm tra thú y, thịt heo bệnh, heo chết hay gia cầm còn tồn dư vẫn còn luồn lọt đến chợ. Thậm chí , heo khỏe nhưng khi giết mổ, vận chuyển bảo quản không bảo đảm làm cho thịt bị nhiễm khuẩn, dẫn đến gây bệnh cho con người …. Do đó, mỗi ngành cần có mạng lưới chuyên ngành, đủ để kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
II.3.2. Hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh:
Vi phạm các quy định về sử dụng giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Phạt tiền từ 200.000 -1.000.000 đồng đối với cơ sở hành nghề không đúng địa chỉ ghi trong giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề; không đảm bảo điều kiện, thiết bị kỹ thuật theo quy định…
Phạt tiền từ 3.000.000 -12.000.000 đồng đối với việc hành nghề quá khả năng chuyên môn, không đúng theo phạm vi được quy định trong giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn; cho người khác sử dụng bằng bác sĩ, giấy chứng nhận chuyên môn… Đối với hành vi khám bệnh, chữa bệnh, kê đơn thuốc mà không có chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề của cơ quan Y tế có thẩm quyền cấp thi phạt tiền từ 5.000.000-15.000.000 đồng.
II.3.3. Hành vi vi phạm hành chính về Dược:
Kinh doanh thuốc không có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề dược; cho người khác sử dụng giấy chứng nhận hành nghề hoặc bằng chuyên môn thì phạt tiền từ 500.000-1.00.000 đồng. Đối với những vi phạm quy định sản xuất thuốc tùy theo mức độ sử dụng mà áp dụng hình phạt tiền từ 3.000.000 -10.000.000 đồng hoặc 20.000.000 -50.000.000 đồng. Hiện nay với giá thuốc tăng vọt, hành vi sản xuất và buôn bán thuốc giả ngày càng tăng và khó phát hiện.
Khi phát hiện hành vi sản suất, buôn bán thuốc giả, người có thẩm quyền xử lý phải lập biên bản, tạm thu giữ tang vật và phương tiện, giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề dược, sau đó chuyển hồ sơ tang vật, phương tiện sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật .
CHƯƠNG III
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
III.1. Xử phạt hành chính phải đi đôi với khắc phục hậu quả.
Trong chính sách xử lý VPHC của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay luôn luôn nhất quán một nguyên tắc đó là: Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh xử lý nghiêm minh, khắc phục triệt để hậu quả do hành vi VPHC gây ra. Pháp lệnh xử lý VPHC năm 2002 đã quy định: “ Mọi VPHC phải được phát hiên kịp thời và phải đình chỉ ngay. Việc xử lý VPHC phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để, mọi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật “.
Biện pháp khắc phục hậu quả tuy không phải là hình thức xử phạt nhưng lại có ý nghĩa bảo đảm hiệu quả quản lý của Nhà nước rất lớn vì nó trực tiếp khôi phục lại trật tự quản lý đã vi phạm như: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra, buộc tháo gỡ công trình trái phép, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường lây lan dịch bệnh, tiêu hủy vật phẩm gây hại cho con người. Vì ý nghĩa của việc khắc phục hậu quả như vậy nên ngay cả khi không thể áp dụng hình thức xử phạt hành chính do đã hết thời hiệu xử phạt, hết thời hạn ra quyết định xử phạt thì pháp luật vẫn quy định cho phép sử dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước .
Vẫn biết trong thực tế, khi xử lý VPHC việc buộc đương sự nộp phạt đã khó, việc áp dụng biện pháp khác phục hậu quả còn khó khăn hơn nhiều, vì nộp phạt phải mất một khoản tiền cụ thể không lớn, còn việc khắc phục hậu quả là phải bỏ tài sản lớn hơn gấp nhiều lần tiền phạt, còn chi phí cho việc tháo dỡ… Thí dụ, một người lấn chiếm đất công để xây nhà, mở quán kinh doanh giải khát, nếu chỉ nộp phạt từ 200 – 500 nghìn đồng thì họ không ngán, mà buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép để trả lại diện tích lấn chiếm thì họ chống đối đến cùng… sự chạy chọt, ỳ nề của đương sự khi gặp được cán bộ có thẩm quyền tắc trách, ngán ngại, vị nể sẽ tạo ra một kiểu đầu hàng có điều kiện.
Nêu chỉ xử phạt VPHC mà không khắc phục hậu quả thì coi như xử lý chưa đúng pháp luật, chưa đảm bảo tính nghiêm minh và hành vi vi phạm vẫn tiếp tục xảy ra. Trật tự quản lý sẽ bị vi phạm trắng trợn. Chính vì vậy, theo tôi cùng với việc xử lý VPHC thì phải áp dụng triệt để biện pháp khắc phục hậu quả thì mới bảo đảm hiệu quả của việc xử lý VPHC. Muốn vậy, người có thẩm quyền xử lý phải nắm chắc quy định về xử lý VPHC, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và trách nhiệm công vụ, liêm minh chính trực, thực hiện xử lý đến nơi đến chốn một cách kiên quyết. Bên cạnh đó, cần có sự thống nhất chỉ đạo, tránh tình trạng người làm người cản để cho người vi phạm không còn chổ dựa hơi, không còn nơi ỷ thế.
III.2. Các biện pháp ngăn chặn VPHC và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính
Trong trường hợp cần nhăn chặn kịp thời hành vi VPHC hoặc để bảo đảm việc xử lý, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
III.2.1. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
- Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ quyết định xử lý hành chính hoặc ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng
- Thời hạn giữ người VPHC không được quá 12 giờ, trong thời hạn cấp thiết có thể kéo dài thời gian nhưng không quá 24 giờ kể từ thời điểm giữ người vi phạm.
- Mọi trường hợp tạm giữ đều phải có quyết định bằng văn bản
- Nghiêm cấm việc giữ người VPHC trong các nhà tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc nơi không bảo đảm an toàn và vệ sinh cho người bị tạm giữ. Người ra quyết định tạm giữ phải báo cho gia đình hoặc người thân của người bị giữ biết.
III.2.2. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm:
- Tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC là biện pháp ngăn chặn VPHC và bảo đảm việc xử lý VPHC được áp dụng tron
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18071.doc