Đề tài Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001- 2005

CHƯƠNG 1 3

Nhũng lý luận về chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành 3

1.1. Vai trò của vốn đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế. 3

1.1.1. Khái niệm và phân loại đầu tư 3

1.1.2. Nguồn gốc và bản chất của vốn đầu tư 4

1.1.3. Vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. 5

1.1.3.1. Vốn đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu: 5

1.1.3.2 .Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế: 6

1.2. Phân loại vốn đầu tư 7

1.2.1. Phân loại vốn đầu tư theo nguồn hình thành 7

1.2.2. Phân loại vốn đầu tư theo mục đích sử dụng 8

1.3 . Cơ cấu vốn đầu tư và phân loại cơ cấu vốn đầu tư 9

1.4. Quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế và sự cần thiết phải định hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư. 10

1.4.1 Cơ cấu kinh tế và những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành. 10

1.4.1.1 Cơ cấu kinh tế . 10

1.4.1.2. Một số lý luận cơ bản về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 11

1.4.2. Mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế 15

1.4.3. Sự cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu đầu tư. 17

1.5. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về chuyển dịch cơ cấu đầu tư 18

1.5.1. Hàn Quốc. 18

1.5.2. Đài Loan 19

1.5.3. Ấn Độ và Trung Quốc 20

1.5.4. Các nước ASEAN 20

1.5.5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 22

Chương 2 24

THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1996-2000 24

2.1. Những đặc điểm kinh tế - xã hội cơ bản của Thủ đô Hà nội khi bước vào thời kỳ kế hoạch 5 năm 1996-2000 và những chủ trương chính sách trong đầu tư của Thành phố. 24

2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội: 24

2.1.2. Các điều kiện tự nhiên-Xã hội tác động đến phát triển kinh tế Thủ đô 26

2.2. Thực trạng cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế của Hà Nội. 27

2.2.1.Thực trạng vốn đầu tư xã hội và cơ cấu nguồn vốn đầu tư của Thủ đô giai đoạn 1996-2000 27

2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà nội giai đoạn 1996 -2000 35

2.2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế . 35

2.2.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 37

Tổng số 40

 

doc90 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2001- 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển là: Cơ kim - khí; Dệt - may - da - giầy; Điện - điện tử; Chế biến thực phẩm; Sản xuất vật liệu xây dựng chỉ có 3 lĩnh vực là Cơ kim - khí; Điện - điện tử và Sản xuất vật liệu xây dựng là phát triển cao hơn mức trung bình toàn ngành. Song sự phát triển cũng chưa vượt trội nhiều so với các ngành khác. Hai lĩnh vực còn lại phát triển thấp làm cho cơ cấu của cả 5 lĩnh vực này trong giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố tăng không đáng kể trong giai đoạn 1996-2000 ( từ 75,3% lên 79,14%). Điều này có nghĩa là mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà Thành phố đề ra đã được thực hiện song kết quả chưa cao Biểu 13: Quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1996-2000 Quy mô (tỉ đồng) Cơ cấu(%) Tăng BQ(%/năm) 1996-2000 1995 2000 1995 2000 Tổng số 8463,8 17094,6 100,00 100,00 15,10 -Khai thác than 103,2 176,9 1,22 1,03 11,38 -Khai thác đá 36,7 32,6 0,43 0,19 -2,34 -Sản xuất thực phẩm, đồ uống 916,9 1548 10,83 9,06 11,04 -Sản xuất thuốc lá 507,7 568,9 6,00 3,33 2,30 -Dệt 797,2 1020,7 9,42 5,97 5,07 -Sản xuất trang phục 188,8 418,3 2,23 2,45 17,25 -Sản xuất đồ da, giày dép 237 552 2,80 3,23 18,42 -Chế biến gỗ 126,5 141 1,49 0,82 2,19 -Sản xuất giấy, chế biến giấy 131,9 254,6 1,56 1,49 14,06 -Xuất bản, in 182,7 334,9 2,16 1,96 12,88 -Sản xuất hoá chất 436,1 976 5,15 5,71 17,48 -Sản xuất cao su,plastic 195,8 585,7 2,31 3,43 24,50 -SXSP từ chất khoáng phi KL 465,2 1142,1 5,50 6,68 19,68 -Sản xuất kim loại 35,6 360,5 0,42 2,11 58,89 -Sản xuất SP từ kim loại 274,1 666,7 3,24 3,90 19,45 -Sản xuất máy móc thiết bị 372,8 539,6 4,40 3,16 7,68 -Sản xuất thiết bị văn phòng 27,1 0 0,32 0,00 -Sản xuất máy móc thiết bị điện 586,9 1293,8 6,93 7,57 17,13 -Sản xuất tivi, radio 777,4 2223,2 9,18 13,01 23,39 -Sản xuất dụng cụ ytế,dụng cụ chính xác 17,2 149,3 0,20 0,87 54,07 -Sản xuất xe động cơ 521,2 756,5 6,16 4,43 7,74 -Sản xuất phương tiện VT khác 578,8 1755,3 6,84 10,27 24,84 -Sản xuất giường tủ,bàn ghế 165,9 268,1 1,96 1,57 10,08 -Tái chế 0,7 0,2 0,01 0,00 -22,16 -Sản xuất phân phối điện 604,5 1103,2 7,14 6,45 12,79 -Sản xuất phân phối nước 175,9 226,5 2,08 1,32 5,19 Nguồn: Cục thống kê Hà Nội Ngành nông nghiệp giữ được mức tăng giá trị sản xuất khá và tương đối ổn định, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 5 năm qua đạt 5,1%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản cũng như cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp đều không có sự biến đổi lớn. Trong 5 năm qua tỉ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 0,33% ( từ 94,80% năm 1996 xuống 94,47% năm 2000), tỉ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 0,4% (từ 0,50% năm 1996 lên 0,90% năm 2000), tỉ trọng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản giảm 0,34% ( từ 4,70%% năm 1996 xuống 4,36% năm 2000); tỉ trọng ngành trồng trọng giảm 1,28% ( từ 60,00% năm 1996 xuống 58,72% năm 2000), tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm 0,82% ( từ 34,30% năm 1996 xuống 33,48% năm 2000), tỉ trọng ngành dịch vụ tăng từ 0,50% năm 1996 lên 2,27% năm 2000 ( tăng 1,77%) Biểu 14: Quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng giá trị sản xuất 5 nhóm ngành công nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1996-2000 Quy mô(tỷ đồng) Cơ cấu(%) Tăng BQ(%/năm) 1996-2000 1995 2000 1995 2000 Toàn ngành công nghiệp 8463,8 17094,6 100,00 100,00 15,10 5 nhóm ngành mũi nhọn 6373,6 13529,2 75,30 79,14 16,25 Cơ - kim khí 2386,6 5521,7 28,20 32,30 18,27 Dệt - may - da - giầy 1223 1991 14,45 11,65 10,24 Điện - điện tử 1381,9 3326,4 16,33 19,46 19,21 Chế biến thực phẩm 916,9 1548 10,83 9,06 11,04 Sản xuất vật liệu xây dựng 465,2 1142,1 5,50 6,68 19,68 Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội Tuy cơ cấu giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; giữa trồng trọt và chăn nuôi không có sự biến đổi lớn, nhưng cơ cấu trong nội bộ ngành trồng trọt và chăn nuôi có sự biến đổi quan trọng, hướng mạnh vào sản xuất các loại nông sản hàng hoá có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Qua khảo sát ở các địa phương ( các huyện ngoại thành) thì tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao những năm đầu thập kỷ (1990-1991) chỉ chiếm không quá 20% trong tổng giá trị sản lượng thì đến nay tỷ lệ đó tăng lên khoảng 60-65%. Trong trồng trọt: diện tích gieo trồng cây lương thực một mặt thì diện tích lúa giảm và tăng diện tích các lại cây màu ( chủ yếu là tăng diện tích ngô) mặt khác trong tổng diện tích lúa thì tỷ lệ gieo trồng các loại lúa đặc sản tăng từ khoảng 35% năm 1996 lên hơn 50% năm 2000. Diện tích trồng rau sạch chiếm tỷ lệ tăng dần trong 3 năm qua và đến năm 1999 ( theo số liệu của sở NN & PTNT) đã đạt khoảng 12% tổng diện tích rau của thành phố. Diện tích trồng hoa - cây cảnh tăng khá nhanh, năm 1995 toàn Thành phố có 389 ha thì đến 1998 là 1009 ha. Trong ngành chăn nuôi : Đàn lợn phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Năm 1995 tổng đàn lơn trên 2 tháng tuổi là 27,2 ngàn con đến năm 2000 đã tăng lên 30,7 ngàn con. Trong đó tỷ lệ đàn lợn nạc tăng từ 28 % năm 1995 lên khoảng 50% năm 2000; đàn trâu giảm từ 18,7 ngàn con năm 1995 xuống còn 16,2 ngàn con năm 2000; đàn bò từ 1995 đến 2000 ổn định ở mức 35,5 ngàn con và phát triển về chất lượng. Trong lĩnh vực thuỷ sản , diện tích và sản lượng nuôi trồng các loại thuỷ đặc sản như lươn, baba, ếch... cùng với các loại cá chất lượng cao tăng đáng kể . Biểu 15: Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản Đơn vị (%) 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số 1. Nông nghiệp - Trồng trọt - Chăn nuôi - Dịch vụ nông nghiệp 2. Lâm nghiệp 3. Thuỷ sản 100,00 94,80 60,00 34,30 0,50 0,50 4,70 100,00 94,80 60,40 33,40 1,00 0,90 4,30 100,00 94,56 62,02 30,89 1,65 1,03 4,41 100,00 94,38 58,28 33,80 2,30 0,93 4,69 100,00 94,47 58,72 33,48 2,27 0,90 4,63 Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội 2.3. Thực trạng cơ cấu đầu tư theo ngành trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1996 -2000. Năm 5 qua, cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế ở Hà nội có sự thay đổi đáng kể. Tỉ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp, cho phát triển lĩnh vực dịch vụ ngày cao. Quy mô vốn đầu tư cho nông- lâm nghiệp và thuỷ sản từ 140,6 tỷ đồng tăng lên 195,3 tỷ đồng năm 2000, đạt tốc độ bình quân 8,56%/năm, tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực này đã tăng từ 1,08% năm 1996 lên 1,46% năm 2000 thể hiện sự quan tâm của Thành phố trong đầu tư cho phát triển nông thôn ngoại thành nhằm giảm sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa nội thành và ngoại thành. Quy mô vốn đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ từ 5.827 tỷ đồng đã tăng lên 8.477 tỷ đồng, đạt tốc độ bình quân 9,82%/năm, làm cho cơ cấu vốn đầu tư cho lĩnh vực này tăng từ 44,75% năm 1996 lên 63,37% năm 2000. Đầu tư cho công nghiệp - xây dựng giảm cả về quy mô vốn đầu tư và tỷ trọng. Vốn đầu tư cho công nghiệp - xây dựng giảm từ 7.053,3 tỷ đồng năm 1996 xuống còn 4.704,7 tỷ đồng năm 2000, tốc độ giảm bình quân -9,63%/năm, tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành này giảm từ 54,17% năm 1996 xuống còn 35,17% năm 2000. Như vậy trên thực tế, cơ cấu đầu tư của Hà Nội đã không thực hiện tốt chủ trương đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế Thủ đô. Chúng ta đều biết rằng, để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá thì trong 3 khu vực của nền kinh tế là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, khu vực công nghiệp là khu vực cần nhiều vốn để đầu tư máy móc, thiết bị hơn so với sản xuất nông nghiệp hay các hoạt động thương mại, dịch vụ. Việc thiếu tập trung vốn đầu tư cho ngành công nghiệp Thủ đô trong 5 năm qua đã hạn chế rất nhiều khả năng đầu tư chiều sâu trong các ngành công nghiệp chế biến, và đầu tư để phát triển các ngành các ngành công nghiệp mới, các ngành công nghiệp mũi nhọn mà Thành phố mong muốn phát triển Biểu 16: Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư phân theo ngành của Hà Nội giai đoạn 1996-2000 Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 BQ 96-2000 I. Tổng vốn đầu tư ( tỷ đồng) 13021 15436 13326 11198 13377 66357,9 1. Nông - lâm - Thuỷ sản 140,6 150,5 159,2 163,4 195,3 809,0 2. Công nghiệp - xây dựng 7053,3 8141,4 7510,2 3937,9 4704,7 31347,5 3. Dịch vụ 5827 7144,1 5656,6 7096,7 8477,0 34201,4 Trong đó: - Thương nghiệp, khách sạn 2517,7 3011,1 1640,7 735,0 3461,9 11366,4 - Vận tải TT liên lạc 2451 2385 1295,9 2098,1 1395,5 9625,5 - KD tài sản và DV tư vấn 618,6 729,6 1129,9 2269,3 1485,6 6233,0 - Phục vụ cá nhân và cộng đồng 161,2 653,8 1058,4 1389,2 1745,7 5008,3 II. Tốc độ tăng hàng năm (%/năm) 18,55 -13,67 -15,97 19,46 0,68 1. Nông - lâm - Thuỷ sản 7,04 5,78 2,64 19,53 8,56 2. Công nghiệp - xây dựng 15,43 -7,75 -47,57 19,47 -9,63 3. Dịch vụ 22,60 -20,82 25,46 19,45 9,82 Trong đó: - Thương nghiệp, khách sạn 19,60 -45,51 -55,20 371,01 8,29 - Vận tải TT liên lạc -2,69 -45,66 61,90 -33,49 -13,13 - KD tài sản và DV tư vấn 17,94 54,87 100,84 -34,53 24,49 - Phục vụ cá nhân và cộng đồng 305,58 61,88 31,25 25,66 81,41 III. Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Nông - lâm - Thuỷ sản 1,08 0,97 1,19 1,46 1,46 1,22 2. Công nghiệp - xây dựng 54,17 52,74 56,36 35,17 35,17 47,24 3. Dịch vụ 44,75 46,28 42,45 63,37 63,37 51,54 Trong đó: - Thương nghiệp, khách sạn 19,34 19,51 12,31 6,56 25,88 17,13 - Vận tải TT liên lạc 18,82 15,45 9,72 18,74 10,43 14,51 - KD tài sản và DV tư vấn 4,75 4,73 8,48 20,27 11,11 9,39 - Phục vụ cá nhân và cộng đồng 1,24 4,24 7,94 12,41 13,05 7,55 Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội. Đầu tư vào dịch vụ tuy tăng cả về quy mô, tốc độ và tỉ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Thành phố. Song mới chú ý đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ thông thường ( bình quân 5 năm qua, riêng nhóm các dịch vụ thương nghiệp, khách sạn; vận tải, thông tin liên lạc; kinh doanh tài sản; phục vụ cá nhân và công đồng đã chiếm 94,25% tổng đầu tư cho toàn ngành dịch vụ). Các loại dịch vụ hiện đại mang tính hỗ trợ nền kinh tế phát triển như dịch vụ tài chính, ngân hàng; dịch vụ khoa học, công nghệ; giáo dục, đào tạo chưa được chú trọng đầu tư. Xét cơ cấu nguồn vốn nhà nước đầu tư XDCB của địa phương cho thấy vốn dành cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ so với vốn đầu tư cho phát triển các ngành dịch vụ. Tính chung cả giai đoạn 1996-2000, tỉ trọng vốn nhà nước của địa phương đầu tư XDCB cho nông nghiệp chiếm 5,03%; cho công nghiệp chỉ chiếm 11,14% trong khi vốn đầu tư cho ngành dịch vụ chiếm tới 83,83% tổng đầu tư của nguồn vốn này. Biểu 17: Quy mô, cơ cấu vốn nhà nước đầu tư XDCB của địa phương giai đoạn 1996 -2000 Quy mô (triệu đồng) Cơ cấu (%) Tổng số 4151567 100,00 I. Nông - lâm nghiệp thuỷ sản 208816 5,03 1. Nông - Lâm nghiệp 201352 4,85 2. Thuỷ sản 7464 0,18 II. Công nghiệp 462594 11,14 1. Công nghiệp khai thác mỏ 2800 0,07 2. Công nghiệp chế biến 106966 2,58 3. sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước 339290 8,17 4. Xây dựng 13538 0,33 III. Dịch vụ 3480157 83,83 1. Khách sạn, nhà hàng 10057 0,24 2. Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 940347 22,65 3. Hoạt động khoa học và công nghệ 20154 0,49 4. Hoạt động liên quan đến KD tài sản và tư vấn 233178 5,62 5. Quản lý nhà nước và an ninh QP 106326 2,56 6. Giáo dục đào tạo 247649 5,97 7. Y tế và HĐ cứu trợ xã hội 105666 2,55 8. Hoạt động văn hoá, thể thao 266355 6,42 9. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 1550425 37,35 Nguồn: Cục thống kê Hà Nội Trong công nghiệp, chủ yếu đầu tư cho sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước, đầu tư cho công nghiệp chế biến chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Trong dịch vụ, đầu tư chủ yếu được tập trung cho lĩnh vực truyền thống như vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc; cho các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng. Các lĩnh vực dịch vụ hiện đại như tài chính, ngân hàng; hoạt động khoa học, công nghệ chưa được chú trọng đầu tư. Trong khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tư cho ngành công nghiệp hầu như không thay đổi về tỷ trọng đối với vốn đăng ký và tăng về vốn thực hiện từ 37,12% năm 1996 lên 38,27% năm 2000. Song xét về cơ cấu vốn đầu tư thì đầu tư cho nông nghiệp và công nghiệp cũng chiếm tỉ trọng thấp hơn nhiều so với đầu tư cho dịch vụ. Biểu 18: Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành từ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội giai đoạn 1996-2000 Đơn vị % 1996 1997 1998 1999 2000 BQ 96-2000 I. Vốn đăng ký 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1.Nông-lâm nghiệp 0,03 0,02 0,02 0,03 0,03 0,03 2.Công nghiệp- XD 17,26 15,32 16,55 15,65 16,90 16,31 3. Dịch vụ 82,71 84,65 83,43 84,32 83,07 83,67 - Khách sạn, nhà hàng 14,89 15,40 13,53 13,31 14,20 14,22 - Kinh doanh tài sản và tư vấn 51,64 50,10 48,32 46,06 48,95 48,87 - Lĩnh vực khác 16,18 19,15 21,58 24,96 19,92 20,58 II. Vốn thực hiện 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1.Nông-lâm nghiệp 0,15 0,11 0,09 0,08 0,08 0,10 2.Côngnghiệp - XD 37,12 31,37 32,89 38,85 38,27 35,91 3. Dịch vụ 62,73 68,52 67,02 61,07 61,65 63,99 - Khách sạn, nhà hàng 20,87 31,11 31,21 30,31 29,48 29,19 - KD tài sản và tư vấn 12,01 16,84 16,56 14,93 16,70 15,66 - Lĩnh vực khác 29,86 20,56 19,25 15,83 15,47 19,14 Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội. Về vốn đăng ký, đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm 0,03% so với tổng số; đầu tư cho công nghiệp giảm từ 17,26% năm 1996 xuống còn 15,65% năm 1999 rồi lên 16,9% năm 2000, trung bình cả giai đoạn là 16,31%; đầu tư cho dịch vụ từ 82,71% năm 1996 tăng lên 84,32% năm 1999 và 83,07% năm 2000, bình quân cả giai đoạn là 83,67%. Về vốn thực hiện, vốn đầu tư cho nông nghiệp từ 0,15% năm 1996 giảm xuống còn 0,08% năm 2000, bình quân cả giai đoạn đạt 0,10%; đầu tư cho công nghiệp tăng từ 37,12% năm 1996 lên 38,27% năm 2000, trung bình cả giai đoạn là 35,91%; đầu tư cho dịch vụ từ 62,73% năm 1996 tăng lên 68,52% năm 1997, và 67,02% năm 1998 rồi giảm xuống 61,65% năm 2000, bình quân cả giai đoạn là 63,99%. Trong đầu tư trực tiếp của nước ngoài, lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng chiếm tỉ trọng khá cao, trung bình cả giai đoạn vốn thực hiện chiếm tới gần 1/3 tổng vốn đầu tư nước ngoài. 2.4.Những kết quả đạt được 2.4.1. Hiệu quả chung + Nhờ huy động vốn đầu tư đạt kết quả khai thác và sử dụng vốn đầu tư đúng hướng, cơ cấu đầu tư tương đối phù hợp nên công tác đầu tư đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung củaThành phố;GDP thời kì 1996-2000 tăng bình quân10,18%/năm; Nông nghiệp tăng 4,44%/năm; Dịch vụ tăng 8,9%/năm; Đặc biệt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có khối lượng đầu tư tăng lớn nhất cũng đạt tốc độ cao nhất(KVVĐTNN: tăng 22,16%, KV trong nước tăng 8,68%/năm) và ngày càng có vị trí quan trọng trong sự tăng trưởng chung của Thành phố. + Tỷ lệ tích luỹ tài sản năm 1996 là 29,7%; năm 1998 tăng lên đạt 36,9%. + Giá trị tài sản mới tăng thêm của các công trình bàn giao của địa phương năm 1996 đạt 295,4 tỷ đồng, năm 1997 là 255,6 tỷ đồng, năm 1998 là 155,4 tỷ đồng, năm 1999 đạt 612,6 tỷ đồng, ước thực hiện năm 2000 đạt 1000 tỷ đồng. Tổng cộng 5 năm đạt 2319,2 tỷ đồng. + Hệ số sử dụng vốn đầu tư của địa phương theo kết quả trên đạt 0,52%. 2.4.2.Kết quả của một số ngành và lĩnh vực: + Công nghiệp: Tổng dự án đầu tư 5 năm (Được cấp có thẩm quyền phê duyệt):102 dự án. Tổng vốn đầu tư: 1101,49 tỷ đồng có 91 dự án đi vào hoạt động. + Hạ tầng kỹ thuật đô thị: Tổng vốn đầu tư XDCB 5 năm khoảng 2880 tỷ đồng, trong đó GTVT: 1075 tỷ, chiếm 37%; cấp nước 225 tỷ chiếm 8%; Công cộng: 1500tỷ chiếm 52%; Vốn sự nghiệp duy tu duy trì trong 5 năm khoảng 971 tỷ đồng. Với mức vốn đầu tư trong 5 năm nhiều mục tiêu xây dựng, quản lý đô thị và hạ tầng kỹ thuật đã được hoàn thành: điều chỉnh bổ xung quy hoạch phát triển không gian Thành phố đến năm 2020; Hoàn thành chi tiết quy hoạch một số Quận , Huyện: tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống đường vành đai và đường xuyên tâm; Cải tạo nâng cấp các ngõ phố; Cải thiện tình hình cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân; Xây dựng hệ thống bến bãi đỗ xe, các điểm vui chơi giải trí. + Nông nghiệp và phát triển kinh tế ngoại thành: Tổng vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp và phát triển kinh tế ngoại thành 5 năm đạt 468 tỷ đồng bình quân hàng năm đầu tư 93,6 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với năm 1995; Thực hiện đầu tư trong 5 năm đã góp phần tích cực vào phát triển nông nghiệp nông thôn kinh tế ngoại thành: chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động thời vụ nhàn rỗi, tăng trưởng sản xuất nông nghiệp khá, sản xuất phát triển , cơ sở sản xuất kỹ thuật được tăng cường làm thay đổi bộ mặt nông thôn, hình thành các thị trấn đô thị , góp phần thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn. + Văn hoá xã hội: Trong 5 năm Thành phố đã đầu tư cho lĩnh vực này khoảng 1255,3 tỷ đồng(sở ngành 516,4tỷ, Quận/ huyện 738,8 tỷ đồng). Trong đó vốn XDCB là 615,4 tỷ đồng . Kết quả đầu tư đã tạo ra những cơ sổ vật chất kỹ thuật phục vụ mục tiêu phát triển văn hoá xã hội, đào tạo con người thủ đô: Thực hiện nâng cấp đồng bộ Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Xây dựng nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành thể dục thể thao(Sân vận động Hà Nội, trùng tu tôn tạo 4 di tích lịch sử lớn). Xây dựng cải tạo 2880 phòng học, xoá bỏ hoàn toàn tình trạng học 3 ca ở Sóc Sơn và Quận Thanh Xuân, giảm tỷ lệ nhà học cấp 4 từ 41% năm 1995 còn 15% năm 2000, xây dựng thêm 4 trường phổ thông trung học, một trường chuyên nghiệp, 6 trường phục vụ học bán trú; đầu tư xây dựng, mở rộng 4 cơ sở xã hội, một trung tâm giáo dục lao động xã hội cho các đối tượng nghiện ma tuý, xây dựng một nhà tang lễ, một trung tâm bảo trợ xã hội; xây dựng 2 trung tâm y tế ngoại thành, một trung tâm thận học 40 giường một trung tâm y học dự phòng, một trung tâm y tế cấp quận, xây dựng hoàn chỉnh một khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện chuyên khoa sản quy mô 200 giường, xây dựng một nhà đa khoa kỹ thuật nghiệp vụ bệnh viên Xanh-Pôn 450 giường,xây dựng và mở rộng 240 giường bệnh của trung tâm chống lao, trung tâm mắt và khoa lây của bệnh viện Đống Đa. 2.5. Những khó khăn tồn tại 2.5.1. Những ưu điểm - Nhiều cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đã được triển khai có kết quả. Tỉ trọng vốn đầu tư xã hội trong GDP của Hà Nội luôn cao hơn của cả nước từ 1,6-2,7 lần ( bình quân cả giai đoạn là 2). - Cơ cấu nguồn vốn đầu tư đã được đa dạng hoá, cơ chế bao cấp trong đầu tư phát triển từng bước được hạn chế và xoá bỏ dần (cả về mức độ và phạm vi). Vốn ngân sách đầu tư chiếm bình quân 12,58% trong tổng vốn đầu tư xã hội, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng không có khả năng thu hồi vốn; vốn tín dụng đầu tư nhà nước và vốn các doanh nghiệp nhà nước đầu tư chiếm bình quân 24,79% tập trung đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh phát triển các ngành thuộc lĩnh vực Thành phố ưu tiên; vốn của các doanh nghiệp ngoài nhà nước và vốn dân cư tự đầu tư cũng ngày càng được mở rộng, nhất là vốn dân tự xây nhà, tăng bình quân 35,12%/năm trong giai đoạn 1996-2000. - Cùng với việc tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhiều chính sách khai thác nguồn nội lực đã được áp dụng thành công, vốn đầu tư trong nước ngày càng có tỉ trọng cao và đóng vai trò quan trọng trong chặn đà giảm sút tăng trưởng kinh tế những năm khủng hoảng tài chính khu vực. - Tuy khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thời gian này tăng chậm và không ổn định, nhưng bước đầu đã hình thành cơ cấu đầu tư tương đối hợp lý nên đã giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, hiệu quả đầu tư được cải thiện ( hệ số ICOR có xu hướng giảm). - Đã bước đầu tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Tỷ trọng GDP công nghiệp mở rộng đã tăng từ 34,88% năm 1996 lên 38,48% năm 2000; tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm từ 5,13% năm 1996 xuống còn 3,49% năm 2000 song vẫn tăng về số tuyệt đối với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm gần 5%/năm. Trong nội bộ từng ngành bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: sản xuất và lắp giáp ô tô, xe máy; sản xuất linh kiện và lắp giáp ti vi; sản xuất bia, bánh kẹo... 2.5.2. Những mặt còn tồn tại hạn chế Bên cạnh những thành tựu đạt được, cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế của Hà Nội thời gian qua còn nhiều tồn tại, thể hiện cụ thể như sau: - Huy động vốn cho đầu tư phát triển của Hà Nội giai đoạn 1996-2000 tăng chậm và không ổn định, nhất là sự giảm sút mạnh của đầu tư nước ngoài làm cho khả năng đáp ứng các nguồn vốn rất căng thẳng, không đủ tạo ra sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, hạn chế đến tốc độ tăng trưởng của kinh tế Thủ đô. - Các nguồn vốn đầu tư đã được đa dạng hoá, song tỷ trọng vốn ngoài nhà nước còn thấp so với tiềm năng có thể huy động ở khu vực này. Theo kết quả điều tra năm 1999 của Thành phố Hà Nội thì hiện nay vốn tích luỹ bằng tiền của dân cư Hà nội là khoảng 18-20 nghìn tỷ đồng ( điều này còn thể hiện ở việc tỷ trọng vốn đầu tư trong nước so với GDP từ 35% năm 1996 giảm xuống 32,2% năm 1997, 25,3% năm 1998 và 31,3% năm 1999, riêng năm 2000 tăng lên 39,9%). Nếu có chính sách huy động tốt thì đây là nguồn tiềm năng vốn lớn cho phát triển kinh tế của Thủ đô. - Cơ cấu đầu tư chưa đi vào chiều sâu của sự phân công lao động xã hội, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh. Đầu tư chưa tạo điều kiện thu hút nhiều lao động, chưa phát huy được thế mạnh của Thủ đô để tạo nên tăng trưởng kinh tế nhanh. - Cơ cấu nội bộ ngành chưa hợp lý, trong dịch vụ, ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - công nghệ là những lĩnh vực có khả năng đóng góp lớn nhưng mới chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 5% trong tổng GDP năm 2000. - Bố trí vốn đầu tư vẫn còn dàn trải, nhiều công trình có thời gian xây dựng kéo dài. Tính đồng bộ trong bố trí đầu tư chưa được chú ý. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao, lãng phí và thất thoát còn nhiều, nhất là vốn đầu tư của ngân sách nhà nước. - Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước nói chung có mức tăng trưởng khá. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước thấp, tỷ lệ các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và thậm chí thua lỗ vẫn còn nhiều. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực dịch vụ ( 83-84% vốn đăng ký, khoảng 64% vốn thực hiện), đầu tư vào công nghiệp tuy có tăng trong những năm gần đây, nhưng cũng mới chỉ chiếm 16% trong tổng vốn đăng ký và khoảng 35% vốn thực hiện, vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp hầu như không đáng kể. - Trong chính sách đầu tư, chưa có quy hoạch mang tính chiến lược thể hiện sự phối hợp cơ cấu kinh tế với các tỉnh trong vùng, trước hết là với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, làm giảm lợi thế so sánh. - Chưa chú trọng đầu tư chiều sâu, vốn đầu tư dùng cho xây lắp và các chi phí khác còn chiếm tỷ trọng quá cao, vốn đầu tư cho thiết bị thấp. Tiến bộ khoa học-công nghệ được thực hiện với tốc độ chậm và những biện pháp kỹ thuật mới chưa được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất để tạo ra động lực cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển. - Cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn đầu tư chưa đồng bộ và chưa đủ mạnh để khuyến khích tập trung đầu tư vào những ngành mà Thành phố ưu tiên phát triển, nhất là chưa tập trung được vốn cho phát triển mạnh công nghiệp Thủ đô. - Chưa chú trọng đầu tư hướng vào các mặt hàng có "đầu ra", các mặt hàng xuất khẩu, còn nặng về đầu tư vào các lĩnh vực hàng thay thế nhập khẩu, làm hạn chế khai thác những lợi thế so sách của kinh tế Thủ đô, sức cạnh tranh của hàng hoá không cao, có thể dẫn tới bất lợi trong hội nhập quốc tế và khu vực. 2.5.3. Nguyên nhân chính Nguyên nhân gây ra những tồn tại nêu trên là rất nhiều nhưng theo tôi tập trung vào hai nhóm chính sau: + Trong huy động vốn cho đầu tư phát triển: - Do nguồn vốn từ ngân sách là có hạn, trong khi đó nhu cầu về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội là rất lớn. Do đó cần phải kéo dài thời gian thi công cho nên chi phí là rất lớn, hiệu quả sử dụng rất thấp, không đáp ứng được tính cấp thiết của mục đích đầu tư - Một số cơ chế huy động vốn mặc dù có chủ trương nhưng quá trình triển khai rất chậm, cụ thể là chủ trương xã hội hoá đầu tư tiến hành rất yếu. Do cơ chế pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo nhau giữa các cơ quan quản lý đã tạo ra những tâm lý không tốt cho nên không huy động được tối đa các nguồn lực từ phía các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế. Do vậy đầu tư phất triển hạ tầng đô thị không theo kịp nhu cầu phát triển của nền kinh tế. + Trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư: - Công tác chuẩn bị đầu tư chưa được coi trọng một cách đúng mức, việc lập dự án đầu tư rất yếu do chất lượng trách nhiệm của các tổ chức tư vấn chưa cao. Cho nên nhiều dự án sau khi có quyết định đầu tư, triển khai thực hiện đã phát sinh rất nhiều công việc ngoài dự tính, dẫn đến tăng kinh phí và phải duyệt lại. - Cản trở lớn nhất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0015.doc
Tài liệu liên quan