MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu 3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TĂNG TRưỞNG GIẢM
NGHÈO
I. Khái niệm nghèo đói 4
1. Một số quan điểm về nghèo đói 4
1.1. Định nghĩa về đói nghèo 4
1.2. Phương pháp đánh giá nghèo khổ 5
1.2.1. Nghèo khổ tuyệt đối 5
1.2.2. Nghèo khổ tương đối 6
2. Các chỉ số đánh giá tình trạng nghèo đói của một quốc gia 7
2.1. Chỉ số đếm đầu người - HCI 7
2.2. Tỷ lệ đếm đầu - HCR 7
2.3. Khoảng cách nghèo - PG 7
II. Tăng trưởng giảm nghèo 8
1. Khái niệm và tầm quan trọng của tăng trưởng giảm nghèo 8
1.1. Khái niệm 8
1.2. Tầm quan trọng của tăng trưởng giảm nghèo 8
2. Các chỉ số đánh giá tăng trưởng giảm nghèo 9
2.1. Các chỉ số đánh giá tăng trưởng kinh tế 9
2.2. Các chỉ số đánh giá hiệu quả giảm nghèo 10
III. Mối quan hệ giữa tăng trưởng giảm nghèo và bất bình
đẳng
10
Chương 2
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TĂNG TRưỞNG VÀ
GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM
I. Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam 14
II. Thực trạng đói nghèo tại Việt Nam trong giai đoạn có
tăng trưởng kinh tế15
1. Chỉ số HCR – Tỷ lệ đếm đầu 15
2. Chỉ số PG – Khoảng nghèo 17
III. Thực trạng bất bình đẳng tại Việt Nam trong giai đoạn
có tăng trưởng kinh tế18
1. Bất bình đẳng về thu nhập 18
1.1. Hệ số Gini 18
1.2. Khoảng cách thu nhập/ chi tiêu 19
2. Bất bình đẳng vùng, miền 20
2.1. Tỷ lệ nghèo theo vùng 20
2.2. Tốc độ giảm nghèo theo vùng 21
2.3. Khoảng cách nghèo của các vùng 22
2.4. Chi tiêu bình quân đầu người của các vùng 22
3. Bất bình đẳng giữa các dân tộc 23
3.1. Tỷ lệ nghèo đói và tốc độ giảm nghèo của các dân tộc 23
3.2. Khoảng cách nghèo của các dân tộc 23
3.3. Chi tiêu bình quân của các dân tộc 24
IV. Đánh giá quá trình tăng trưởng dẫn tới giảm nghèo tại
Việt Nam24
Chương 3
CÁC YẾU TỐ HẠN CHẾ TĂNG TRưỞNG HưỚNG
TỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM
I. Bất bình đẳng về điều kiện kinh tế ban đầu 26
II. Bất bình đẳng về phân phối thu nhập và phân bổ nguồn
vốn28
1. Phân phối thu nhập không bình đẳng 28
1.1. Phân phối thu nhập theo nguyên tắc công bằng 28
1.2. Phân phối lại không hiệu quả trong việc giảm bất bình đẳng 29
1.2.1. Phân phối lại thu nhập không hiệu quả trong việc giảm bất
bình đẳng29
1.2.2. Phân phối lại tài sản không hiệu quả trong việc giảm bất
bình đẳng30
2. Phân bổ nguồn vốn không bình đẳng 32
2.1. Vốn tư nhân được phân bổ không bình đẳng 32
2.2. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA được phân bổ không
bình đẳng32
2.3. Vốn Nhà nước được sử dụng không hiệu quả trong việc
giảm bất bình đẳng33
III. Sự tham gia hạn chế của người nghèo vào quá trình tạo
nên và hưởng lợi từ tăng trưởng34
1. Khả năng tham gia hạn chế của người nghèo 34
1.1. Người nghèo không có khả năng tham gia vào việc tạo nên
tăng trưởng34
1.2. Người nghèo chỉ có thể tham gia hạn chế vào việc tạo nên
tăng trưởng35
2. Các yếu tố hạn chế khả năng tham gia của người nghèo 37
2.1. Thiếu vốn 37
2.2. Thiếu hiểu biết về kinh tế 37
2.3. Thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ 37
2.4. Thiếu kiến thức về kỹ thuật, công nghệ mới và thiếu giống
mới38
Chương 4
PHưƠNG HưỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẠT
ĐưỢC MỤC TIÊU TĂNG TRưỞNG GIẢM NGHÈO
TẠI VIỆT NAM
I. Phương hướng thúc đẩy quá trình tiến tới tăng trưởng
giảm nghèo tại Việt Nam40
II. Các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng
giảm nghèo tại Việt Nam40
1. Phân phối thu nhập một cách công bằng 41
2. Phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả kết hợp phát triển tất
cả các vùng41
2.1. Nguyên tắc phân bổ vốn 41
2.2. Cách thức phân bổ vốn 42
2.2.1. Vốn Nhà nước 42
2.2.2. Vốn tư nhân hoặc có thể huy động được dễ dàng từ tư nhân 43
2.2.3. Vốn ODA 43
3. Các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho người nghèo 44
3.1. Hỗ trợ để người nghèo thoát khỏi vòng luẩn quẩn đói nghè 44
3.2. Tăng cường khả năng tham gia và hưởng lợi từ tăng trưởng
của người nghèo45
3.2.1. Hỗ trợ tín dụng cho người nghèo 45
3.2.2. Hỗ trợ về mặt giáo dục cho người nghèo 49
3.2.3. Xây dựng và phát triển hệ thống đường giao thông ở nông
thôn50
4. Phân phối lại thu nhập, tài sản vì lợi ích của người nghèo 51
4.1. Phân phối lại thu nhập 51
4.2. Phân phối lại tài sản – đất 52
Kết luận 55
Danh mục tài liệu tham khảo 56
69 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng giảm nghèo tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IV. Đánh giá quá trình tăng trƣởng dẫn tới giảm nghèo tại Việt Nam
25
Mặc dù trong 20 năm từ sau Đổi mới - giai đọan có kinh tế Việt Nam tăng
trưởng nhanh, tình trạng đói nghèo tuyệt đối của Việt Nam đã được cải thiện nhiều,
thể hiện qua tỷ lệ đếm đầu và khoảng cách nghèo giảm liên tục qua các năm, nhưng
nghèo tương đối lại ngày một tăng do bất bình đẳng không giảm mà thậm chí còn
ngày một tăng.Như vậy, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam chưa thể được đánh giá là
tăng trưởng giảm nghèo.
Tóm tắt cuối chương 2
Trong giai đoan 1986 – 2006, kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh, thể hiện ở
GDP, tốc độ tăng GDP và GDP bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm.
Điều này đã góp phần thúc đẩy và tạo nên thành quả to lớn của công cuộc xóa đói
giảm nghèo của Việt Nam trong giai đoạn tương ứng, thể hiện qua chỉ số HCR và
PG giảm mạnh trong giai đoạn có tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo còn chưa bền vững.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh và mạnh, tình trạng bất bình đẳng
tại Việt Nam cũng trở nên ngày càng nghiêm trọng và nghèo tương đối ngày càng
gia tăng.
Tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoan 1986 – 2006, chính vì thế,
chưa thể được đánh giá là tăng trưởng giảm nghèo.
26
Chƣơng 3
CÁC YẾU TỐ HẠN CHẾ TĂNG TRƢỞNG HƢỚNG TỚI GIẢM NGHÈO
TẠI VIỆT NAM
Nối tiếp chương 2, chương 3 tập trung nghiên cứu những nguyên nhân nào
khiến cho tăng trưởng tại Việt Nam trong giai đoan 1986 – 2006 chưa phải là tăng
trưởng giảm nghèo; để từ đó, đưa ra được các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu
tăng trưởng giảm nghèo tại Việt Nam trong chương 4.
I. Bất bình đẳng về điều kiện kinh tế ban đầu
Tình trạng chêch lệch giàu nghèo và bất bình đẳng ngày một sâu sắc tại Việt
Nam không phải là do người nghèo ngày càng nghèo đi và người giàu ngày càng
giàu lên mà là do người giàu giàu lên với tốc độ nhanh hơn người nghèo, thu nhập
27
của người Kinh và cư dân thành thị tăng lên nhanh hơn so với thu nhập của người
dân tộc thiểu số và cư dân nông thôn, miền núi. Một trong những nguyên nhân của
vấn đề tốc độ tăng trưởng không đồng đều này là sự khác biệt về điều kiện kinh tế,
tự nhiên – xã hội ban đầu của các nhóm dân cư khác nhau:
Người giàu và người nghèo: Xuất phát điểm của người giàu và người nghèo có
sự khác biệt lớn. Người giàu có thu nhập cao, có vốn lớn nên có khả năng tích lũy
cao. Tích lũy nhiều dẫn đến có khả năng đầu tư nhiều và năng suất lao động tăng.
Năng suất lao động tăng lại giúp họ có khả năng nâng cao thu nhập vốn dĩ đã cao
của mình. (xem Hình 1)
Hình 1. Vòng tăng trƣởng thu nhập của ngƣời giàu:
Trái lại, người nghèo lại bị rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo và không thể tự
mình thoát ra đươc khỏi ngưỡng thu nhập thấp:
Hình 2. Vòng luẩn quẩn đói nghèo
Thu nhập cao
Tích lũy nhiều
Đầu tư nhiều
Năng suất cao
28
Như vậy, thu nhập của người giàu và người nghèo thay đổi với tốc độ khác
nhau rõ rệt, thậm chí còn phần nào trái ngược nhau. Đó là hệ quả tất yếu của đặc
điểm kinh tế ban đầu khác nhau giữa người giàu và người nghèo. Chính sự bất bình
đẳng ban đầu này đã làm cho thu nhập của người giàu ngày càng tăng nhanh so với
thu nhập của người nghèo, đồng thời kìm hãm người nghèo trong vòng luẩn quẩn
thu nhập thấp, ngày càng nới rộng hơn khoảng cách giàu-nghèo.
Người Kinh và người dân tộc thiểu số; Vùng thành thị và vùng nông thôn
miền núi : Giữa những nhóm dân tộc và các vùng khác khau này cũng có những
bất bình đẳng về đặc điểm kinh tế ban đầu giống như vấn đề bất bình đẳng giữa
người giàu và người nghèo đã trình bày ở trên. Xuất phát điểm thấp của người dân
tộc thiểu số và của dân cư nông thôn, miền núi (thu nhập ban đầu thấp) đã hạn chế
khả năng tăng trưởng của họ, giống như vòng luẩn quẩn đói nghèo mà người nghèo
rơi vào. Trong khi đó, xuất phát điểm cao hơn của người Kinh và cư dân thành thị
tạo điều kiện cho họ tăng thu nhập và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giống như vòng
tăng trưởng thu nhập của người giàu. Kết quả là, tốc độ tăng trưởng kinh tế của dân
cư không đồng nhất, và người dân tộc và dân cư nông thôn, miền núi nghèo bị
nghèo đi tương đối trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng.
II. Bất bình đẳng về phân phối thu nhập và phân bổ nguồn vốn
1. Phân phối thu nhập không bình đẳng
Thu nhập thấp
Tích lũy ít
Đầu tư ít
Năng suất thấp
29
1.1. Phân phối thu nhập theo nguyên tắc công bằng
Trước đây, thời bao cấp, Việt Nam theo đuổi mục tiêu bình đẳng, những gì mọi
người dân được hưởng đều giống như nhau. Nhưng hiện nay, Việt Nam theo đuổi
mục tiêu công bằng, theo đó, mỗi người và mọi người nhận được mức thu nhập
(hay hưởng thành quả kinh tế) xứng đáng với khả năng, nỗ lực, trình độ và sự sẵn
sàng chịu rủi ro của mình. Chính cách thức phân phối thu nhập này đã ngày càng
nới rộng khoảng cách thu nhập giữa các nhóm người trong xã hội: Người giàu,
người Kinh và cư dân thành thị có vốn, có khả năng đầu tư nhiều, trình độ kỹ thuật
cao và sẵn sàng chịu rủi ro. Chính vì vây, họ có được thu nhập cao hơn, xứng đáng
với khả năng của mình. Ngược lại, người nghèo, người dân tộc thiểu số và cư dân
miền núi, nông thôn có ít vốn, không có khả năng đầu tư nhiều, trình độ kỹ thuật
thấp và không sẵn sàng chịu rủi ro. Do đó, họ có được thu nhập thấp.
Như vây, bản thân việc từ bỏ chế độ bao cấp, chuyển sang lựa chọn cách thức
phân phối thu nhập theo nguyên tắc công bằng của Việt Nam đã hàm chứa sự chấp
nhận một sự tăng lên nhất định của mức độ bất bình đẳng.
1.2. Phân phối lại không hiệu quả trong việc giảm bất bình đẳng
Có hai cách thức được sử dụng để phân phối lại thu nhập nhằm đạt mục tiêu
giảm bất bình đẳng, đó là:
- Phân phối lại thu nhập giữa các nhóm dân cư thông qua thuế, trợ cấp, chi tiêu
công của chính phủ và an sinh xã hội nhằm nâng cao thu nhập cho người nghèo.
- Phân phối lại tài sản
Tuy vậy, hai cách thức phân phối lại này đều chưa thực sự hiệu quả trong việc
giảm bất bình đẳng tại Việt Nam
1.2.1. Phân phối lại thu nhập không hiệu quả trong việc giảm bất bình đẳng
30
Trước hết, không thể phủ nhận những mặt hiệu quả của cố gắng phân phối lại
thu nhập theo hướng tăng thu nhập cho người nghèo của Chính phủ, chẳng hạn
như:
- Việc chuyển giao thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng đã có ảnh
hưởng tích cực đến công tác giảm nghèo tại Viêt Nam. Thu nhập từ những vùng
giàu có hơn được chuyển giao cho những vùng nghèo khó hơn. “Đặc biệt, ở vùng
Tây Bắc, thu nhập chuyển giao đầu người trong năm 2003 và 2004 lên tới 2/3 giới
hạn nghèo đói (poverty line) [12, trang 48].
- Bảo hiểm sức khỏe đã đến được với nhiều người nghèo hơn. Số người nghèo
được huởng bảo hiểm sức khỏe tăng mạnh từ năm 1998 đến 2004 [12, trang 52].
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, việc phân phối lại thu nhập còn có
nhiều mặt chưa đạt được mục tiêu “vì người nghèo”, trong đó nổi bật là 2 vấn đề:
- An sinh xã hội: Báo cáo của Liên hiệp quốc, “An sinh xã hội của Việt Nam
lũy tiến đến mức nào”, được công bố vào ngày 22/8/2007, đã cho thấy sự kém hiệu
quả của hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam trong cố gắng nâng cao thu nhập cho
người nghèo. Người nghèo Việt Nam là đối tượng được hưởng lợi ít nhất từ an sinh
xã hội. Trong khi nhóm 20% những người giàu nhất nhận được 40% lợi ích từ an
sinh xã hội, người nghèo Việt Nam chỉ nhận được chưa đến 7%. Ngoài ra, người
Kinh, người ở thành thị cũng nhận được nhiều trợ cấp hơn là người dân tộc thiểu số
và cư dân nông thôn. “Nhóm giàu nhất nhận được 47% lương hưu, còn nhóm
nghèo nhất chỉ nhận được 2%. Nhóm giàu nhất nhận được 45% trợ giúp y tế, còn
nhóm nghèo nhất chỉ 7%. Tỷ lệ nhận trợ giúp giáo dục của nhóm giàu nhất và
nghèo nhất tương ứng là 35% và 15%.” [13]
Sự thiếu hiệu quả của bảo hiểm y tế là một biểu hiện cụ thể của tình trạng an
sinh xã hội đang lũy thoái của Việt Nam. Hiện nay, Quỹ bảo hiểm y tế không phải
do tỉnh quản lý, nên nếu không sử dụng hết thì sẽ được chuyển tới những tỉnh bị
thâm hụt quỹ. Ở nhiều vùng nghèo, người dân bị bệnh nặng không thể sử dụng quỹ
31
bảo hiểm y tế để chữa trị tại địa phương mình do tại đây thiếu trang thiết bị và kỹ
thuật y tế. Quỹ bảo hiểm y tế tại các địa phương này vì thế mà thường dư thừa và
được chuyển về những vùng thành thị - nơi thường xuyên thâm hụt quỹ bảo hiểm y
tế do người bệnh từ các tỉnh chuyển về. Trong khi đó, người dân nghèo tại các địa
phương nghèo lại không có tiền để di chuyển lên các bệnh viên tuyến trên để chữa
trị. Tình trạng này gây nên bất bình đẳng về hưởng thụ quyền lợi được bảo hiểm y
tế, và người nghèo tại các địa phương nghèo là người chịu thiệt nhiều nhất.[14]
- Trợ cấp: Trợ cấp của Nhà nước để khuyến khích sản xuất nông nghiệp cũng
không mấy hiệu quả trong việc giúp nông dân nâng cao năng suất. Chỉ có 8.1% xã
có năng suất cây lương thực, thực phẩp và cây hàng năm vào năm 2003 tăng so với
năm 1998 do tác động của trợ cấp từ Nhà nước [17, trang 252]. Đây là một tỷ lệ
tăng rất thấp so với những hoạt động khác nhằm cải thiện đời sống của nông dân.
1.2.2. Phân phối lại tài sản không hiệu quả trong việc giảm bất bình đẳng
Đa số người nghèo Việt Nam là nông dân. Chính vì vây, để phân phối lại tài sản
theo hướng nâng cao thu nhập cho người nghèo thì cần phải tiến hành phân phối lại
tài sản cho người nông dân, làm cho người dân nghèo có nhiều tài sản hơn để mở
rộng sản xuất, mà trước hết là phân phối đất đai – yếu tố quan trọng trước nhất của
sản xuất nông nghiệp - theo nguyên tắc gắn tăng trưởng với tăng thu nhập cho
người nông dân với một tỷ lệ tương ứng. Tuy nhiên, thực trạng phân phối tài sản
đất tại Việt Nam trong những năm gần đây đã tác động tiêu cực đến thu nhập của
người nông dân nghèo.
Diện tích đất dành cho nông nghiệp vốn dĩ đã quá chật hẹp của Việt Nam (từ 0.7
đến 0.8ha/hộ nông thôn, 0.3ha/lao động và 0.15ha/nhân khẩu) [21], nay đang bị thu
hẹp với tốc độ chóng mặt do phải chuyển đổi thành đất đô thị hoặc đất xây dựng
khu công nghiệp. Diện tích đất trồng lúa đang bị giảm mạnh, đặc biệt là ở vùng
đồng bằng sông Hồng. Trong giai đoạn 2002-2007, mỗi năm vùng này mất 7,500ha
đất, tương đương 0.67%. [21]
32
Diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh dẫn đến tình trạng nông dân mất đất, mất
việc làm do không có nghề nghiệp thay thế, bắt nguồn từ không được đào tạo
chuyên môn gì. Tiền đền bù đất nông nghiệp quá thấp, thậm chí không đủ cho
người dân có thể duy trì mức sống như cũ. Chẳng hạn như giá đền bù 1000m2 đất ở
ấp 3, xã Long Hậu, Long An là 35 triệu đồng. Một người nông dân có khoảng
4000m
2
được đền bù 140 triệu đồng. Số tiênc này cũng chỉ để chị có thể mua một
nền nhà tái định cư, rồi sau đó cùng không biết sống bằng gì do không được đào tạo
chuyên môn. [10, trang 10]
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp là nguyên nhân lớn thứ 3
(sau thời tiết và sâu bệnh) dẫn đến sự suy giảm năng suất sản xuất cây lương thực,
thực phẩm và cây hàng năm của cả nước vào năm 2003 so với năm 1998.Hậu quả
của việc chuyển đổi đất nông nghiệp đặc biệt nghiêm trọng tại đồng bằng sông Cửu
Long, nơi có đến 51% số xã bị giảm năng suất do đất nông nghiệp bị chuyển đổi.
[17, trang 255]
Có thể nói, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất
công nghiệp và đất đô thị ồ ạt như hiện nay là một cuộc tái phân bổ ruộng đất, khi
mà đất đai bị chuyển từ tay nông dân nghèo sang những người có tiền, những nhà
đầu cơ đất.Trong cuộc tái phân bổ tài sản đó, nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo
là những người chịu thiệt nhiều nhất; bất bình đẳng tiếp tục tăng là điều không
tránh khỏi.
2. Phân bổ nguồn vốn không bình đẳng
2.1. Vốn tƣ nhân đƣợc phẩn bổ không bình đẳng
Nguồn vốn tư nhân gồm có vốn tư nhân trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI).
Các nguồn vốn này đều được sử dụng nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuân cao
nhất. Chính vì vậy, nếu không có những tác động của Chính phủ, nguồn vốn tư
33
nhân hầu như không được đầu tư vào nơi có điều kiện khó khăn đối với việc phát
triển kinh tế như vùng sâu vùng xa, nông thôn miền núi hay vùng tập trung các dân
tộc ít người. Vốn tư nhân trong nước và nước ngoài chảy về những vùng thuận lợi
cho phát triển kinh tế, thu được lợi nhuận cao, đó là vùng thành thị, đồng bằng.
Trong giai đoạn 1986 – 2006, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng, vốn đã là
những vùng phát triển nhất Việt Nam, nhận đựợc nhiều vốn FDI nhất, chiếm tới
77.5% tổng số vốn FDI vào Viêt Nam. Dầu khí và 6 vùng còn lại, những vùng kém
phát triển nhất, chia nhau 22.5% tổng số vốn FDI còn lại. [20] Bất bình đẳng vùng,
miền vì thế mà càng thêm trầm trọng do bất bình đẳng về yếu tố quan trọng tạo nên
tăng trưởng – vốn.
2.2. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đƣợc phân bổ không bình
đẳng
Vốn ODA được phân bổ về các địa phương không đồng đều. Đông Nam Bộ và
đồng bằng sông Hồng là những vùng nhận được nhiều vốn ODA nhất, chiếm tới
66.8% tổng lượng vốn ODA của Việt Nam trong giai đoạn 1993 – 2007. [18]
Tương tự như đối với vốn FDI, việc phân bổ ODA như vậy cũng không thúc đẩy
quá trình giảm bất bình đẳng.
2.3. Vốn Nhà nƣớc đƣợc sử dụng không hiệu quả trong việc giảm bất
bình đẳng
Một trong những mục đích của chi tiêu công của Nhà nước là để hạn chế bất
bình đẳng và những ảnh hưởng tiêu cực của tăng trưởng đối với sự phát triển bền
vững của xã hội, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người nghèo. Nhưng tại Việt Nam,
nguồn vốn Nhà nước đã và đang được phân bổ và sử dụng một cách không hiệu
quả trong việc giảm bất bình đẳng và giảm nghèo, thể hiện ở hai khía cạnh sau:
Thứ nhất, nguồn vốn Nhà nước có hạn, chỉ nên được sử dụng để đầu tư vào các
lĩnh vực mà tư nhân không muốn hoặc không có khả năng đầu tư, chẳng hạn như
34
xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm, …Tuy nhiên, cho tới nay, vốn
Nhà nước vẫn được đầu tư vào các lĩnh vực, dự án có khả năng mang lại lợi nhuận
cao và có thể dễ dàng huy động nguồn vốn từ tư nhân, điển hình như Tập đoàn điện
lực Việt Nam (EVN). Điều này là đi ngược lại nguyên tắc và mục đích cơ bản của
việc sử dụng vốn Nhà nước.
Thứ hai, vốn Nhà nước dùng cho công tác xóa đói giảm nghèo còn thiếu và
chưa hiệu quả. Dưới đây là 3 trong số các dẫn chứng cho điều này:
- Cách thức phân bổ ngân sách Nhà nước chưa hiệu quả. Nguồn vốn Trung
ương được phân bổ đều về các địa phương, không phân biệt tỷ lệ nghèo đói,
hoặc số hộ nghèo của mỗi địa phương. [16, trang 28]. Cách phân bổ theo
kiểu bao cấp này rất không hợp lý và hiệu quả bởi lẽ các địa phương có tình
trạng nghèo đói khác nhau lại nhận được mức ngân sách như nhau, và nguồn
vốn không được chảy về nơi cần vốn nhất, giảm hiệu quả của công tác giảm
nghèo.
- Chất lượng của những công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn từ chương
trình 135 còn thấp do ít vốn đầu tư. Hơn nữa, không hề có nguồn vốn nào
của Nhà nước được rót về để dành cho công tách bảo dưỡng các công trình
xây dựng , chính vì vậy người dân phải đóng tiền bảo dưỡng các công trình,
đặc biệt là đường giao thông do Nhà nước xây dựng. [16, trang 29] Người
dân nghèo, vì vậy, cũng phải trả một khoản tiền khá lớn đối với họ để có thể
đựợc hưởng lợi từ chương trình 135.
- Quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo của Bộ Y Tế còn rất khiêm
tốn, chỉ là 70,000đồng/người/năm.[16, trang 32] Số tiền này là quá nhỏ bé,
không thể đem đến cho người nghèo một sự hỗ trợ thực sự có ý nghĩa.
Không những thế, ở nhiều địa phương, việc tiến hành khám chữa bệnh miễn
phí cho người nghèo sử dụng mức hỗ trợ 70,000đồng này còn được tiến hành
35
rất chậm chạp; phải đến quý II, quý III hoặc thậm chí đến năm sau thì người
nghèo mới nhận được sự hỗ trợ về mặt y tế. [16, trang 33].
III. Sự tham gia hạn chế của ngƣời nghèo vào quá trình tạo nên và hƣởng
lợi từ tăng trƣởng
Người nghèo được hưởng lợi rất ít từ tăng trưởng kinh tế, đó là vì họ không
tham gia nhiều vào việc tạo nên tăng trưởng kinh tế. Có 2 nguyên nhân cho tình
trạng này:
1. Khả năng tham gia hạn chế của ngƣời nghèo
Người nghèo không tham gia nhiều vào việc tạo nên tăng trưởng, trước hết là do
bản thân họ vốn dĩ không có khả năng tham gia, hoặc chỉ có khả năng tham gia hạn
chế.
1.1. Ngƣời nghèo không có khả năng tham gia vào việc tạo nên tăng
trƣởng
Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện ở sự tăng lên của thu nhập. Thu nhập tăng
khi sản xuất phát triển.Sản xuất phát triển khi sản phẩm sản xuất ra đủ tiêu dùng và
còn thừa để tích lũy, tái đầu tư hoặc được thương mại hóa, bán lấy tiền để đầu tư tái
sản xuất mở rộng.
Với nhiều người nghèo Viêt Nam, họ không có khả năng tham gia tạo nên tăng
trưởng do không có khả năng mở rộng sản xuất. Đa số người nghèo Việt Nam là
nông dân, trong đó nhiều nông dân nghèo không bao giờ nghĩ đến việc bán nông
sản do mình sản xuất để tăng thu nhập. Đó là do nông sản họ sản xuất ra chỉ vừa
đủ, thậm chí còn không đủ cho tiêu dùng của bản thân họ. Không có nông sản dư
thừa để bán, người nông dân nghèo, nếu may mắn, chỉ có khả năng duy trì mức
sống hiện tại của mình mà không thể thoát ra khỏi mức thu nhập thấp và đạt đựợc
tăng trưởng kinh tế.
36
1.2. Ngƣời nghèo chỉ có thể tham gia hạn chế vào việc tạo nên tăng
trƣởng
Ngay cả khi có nông sản dư thừa để bán, người nông dân nghèo cũng chỉ có thể
tham gia ở những mắt xích đầu trong chuỗi giá trị nông sản – những mắt xích thu
được ít lợi nhuận nhất trong cả chuỗi. Chuỗi giá trị ngành chè – một nông sản quan
trọng của Viêt Nam thể hiện điều đó.
Theo nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành chè Việt Nam trong lọat bài vê “Nâng
cao hiệu quả thị trường cho người nghèo” của ADB (năm 2004), chuỗi giá trị
ngành chè của Việt Nam rất phức tạp, nhưng nhìn chung được kết cấu theo mô hình
sau:
Hình 3. Chuỗi giá trị ngành chè Việt Nam
(Đơn giản hóa Hình 3-1.Chuỗi giá trị ngành chè Việt Nam [3, trang 51] )
Trong chuỗi giá trị trên, người nông dân nghèo hầu như chỉ có khả năng
tham gia ở mắt xích đầu tiên với vai trò người sản xuất chè rồi bán chè lá tươi cho
thương nhân. Một số nông dân (67% nông dân Thái Nguyên, 20% nông dân Phú
Thọ) tham gia sâu hơn một chút bằng việc sơ chế chè lá rồi bán cho thương nhân,
lợi nhuận họ thu đựợc vì thế mà cao hơn. [3, trang 64] Tuy nhiên, xét một cách
tổng thể thì lợi nhuận mà người nông dân thu về không tương xứng với chi phí họ
bỏ ra và phần giá trị gia tăng họ tạo ra trong chuỗi giá trị. Có thể thấy rõ điều này
qua Đồ thị 5 và Đồ thị 6 dưới đây:
Người sản xuất
Người thu gom chè
lá (thương nhân)
Cơ sở chế biến chè
Nhà xuất khẩu chè
Xuất khẩu
Nhà bán lẻ trong nước Người tiêu dùng trong nước
1
1
1
37
Đồ thị 5. Chi phí, lợi nhuận và phần giá trị gia tăng của chuỗi giá trị ngành
chè xanh Phú Thọ
54.6
45
13
7.8
9
13
16.8
20.7
33.9
13
13.2
7.8 12
26.1
13.9
0
20
40
60
80
100
120
% chi phí % giá bán lẻ % lợi nhuân
%
Người bán lẻ
Thương gia thu gom chè
khô
Người chế biến
Thương gia thu gom chè
tươi
Nông dân
Đồ thị 6. Chi phí, lợi nhuận và phần giá trị gia tăng của chuỗi giá trị ngành
chè xanh Thái Nguyên
87.12
73.1
31.7
7.73
11.5
22.8
5.15
15.4
45.5
0
20
40
60
80
100
120
% chi phí % giá bán lẻ % lợi nhuân
% Bán lẻ/ bán buôn
Thu gom, bán chè
khô
Hộ chế biến
[Nguồn: 3 - Tham luận 01, trang 19]
Như vậy, tại cả 2 tỉnh Phú Thọ và Thái Nguyên, 2 vùng trồng chè lớn của
Việt Nam, người nông dân làm ra phần lớn giá trị gia tăng của chè xanh, tức là 45%
và 73.1% giá bán lẻ. Tuy nhiên, họ chỉ nhận được tương ứng là 13% và 31.7% lợi
nhuận do chỉ có thể tham gia ở những khâu đầu của chuỗi giá trị.
2. Các yếu tố hạn chế khả năng tham gia của ngƣời nghèo
38
2.1. Thiếu vốn
Yếu tố đầu tiên và trước nhất hạn chế khả năng tham gia và từ đó, hưởng lợi từ
tăng trưởng là thiếu vốn.Theo “Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004”
của Tổng cục thống kê, thiếu vốn hoặc khó tiếp cận vốn cũng là khó khăn chủ yếu
trong sản xuất nông nghiệp với gần 60% số xã gặp phải [17, trang 263]. Không có
vốn, người nông dân nghèo không thể đầu từ cải tiến giống mới, nâng cấp kỹ thuật,
mở rộng sản xuất nông nghiệp và tham gia sâu vào thị trường nông sản để có thể
tăng thu nhập và thoát nghèo. Theo số liệu điều tra hộ nghèo năm 2004 của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội, thiếu vốn sản xuất là nguyên nhân dẫn đến nghèo
đói tại 79% tổng số hộ nghèo được khảo sát [1, trang 86]
2.2. Thiếu hiểu biết về kinh tế
Theo Tổng cục thống kê, tác động của giá cả, cung cầu là khó khăn lớn thứ hai
mà các xã gặp phải khi tiến hành sản xuất nông nghiệp (xảy ra tại 43.3% số xã)
[17,trang 263]. Thực tế, người nông dân nghèo được hưởng lợi rất ít khi giá nông
sản tăng; nhưng họ lại phải chịu thiệt hại rất lớn khi giá nông sản giảm. Nguyên
nhân của điều này là người nông dân nghèo thiếu, thậm chí không có hiểu biết về
kinh tế, về cung – cầu thị trường; do đó họ không biết cách xử lý để hạn chế rủi ro
khi thị trưởng nông sản có biến động tiêu cực và tận dụng cơ hội để tăng lợi nhuận
khi thị trường có biến động tích cực.
2.3. Thiếu thông tin về thị trƣờng tiêu thụ
Theo Tổng cục thống kê, thị trường tiêu thụ không ổn định/ khó tiếp cận là khó
khăn lớn thứ ba mà các xã gặp phải khi tiến hành sản xuất nông nghiệp (xảy ra tại
40.7% số xã)[17, trang 263]. Sở dĩ người nông dân tại các xã này chịu ảnh hưởng
mạnh từ yếu tố trên là do họ thiếu thông tin và hiểu biết về thị trường. Thêm vào
đó, khả năng tiếp cận thông tin của người dân nghèo còn rất hạn chế. Chính vì vậy,
người nông dân gặp phải rất nhiều khó khăn khi tiến hành thương mại hóa nông sản
của mình sản xuất, ví dụ như:
39
- Họ bị thương nhân ép giá do không tìm được nơi tiêu thụ khác, người thu
mua khác.
- Họ không có được thông tin về biến động thị trường nhanh chóng và chính
xác nên không kịp thời điều chỉnh sản xuất cho phù hợp và hiệu quả. Vì thế,
khi giá nông sản tăng, người nông dân được lợi thêm rất ít; nhưng khi giá
giảm, thu nhập của họ lại bị giảm nhiều.
2.4. Thiếu kiến thức về kỹ thuật, công nghệ mới và thiếu giống mới
Đây là khó khăn lớn thứ tư và thứ năm trong sản xuất nông nghiệp mà gần 39%
và 33% nông dân cả nước gặp phải. Đặc biệt, nó thậm chí còn là khó khăn lớn nhất
đối với các xã ở vùng Tây Bắc [17, trang 263].
Không có kiến thức về kỹ thuật, công nghệ và giống mới nên nông dân nghèo
không có khả năng sản xuất ra những nông sản có chất lượng cao và phẩm chất
riêng, độc đáo. Các loại nông sản của họ, vì thế mà có nhiều nhà cung cấp thay thế.
Trong khi đó, thị trường tiêu thụ của nông dân lại không ổn định và nhỏ hẹp, chỉ
giới hạn trong một hay một vài người thu mua. Năng lực cạnh tranh của nông dân
vì thế nên rất yếu và họ hay bị thương nhân ép giá.
Tóm tắt cuối chương 3
Có 3 nhóm yếu tố làm hạn chế tăng trưởng hướng tới giảm nghèo tại Việt
Nam trong giai đoan 1986 – 2006. Đó là:
40
Thứ nhất, đó là bất bình đẳng về điều kiện kinh tế ban đầu: Người giàu,
người thành thị, người Kinh có nhiều điều kiện ban đầu thuận lợi hơn để phát triển
kinh tế. Điều này làm cho người giàu ngày càng giàu lên nhanh hơn so với người
nghèo, kéo theo bất bình đẳng gia tăng.
Thứ hai là bất bình đẳng về phân phối thu nhập và phân bổ nguồn vốn. Thu
nhập được phân phối theo nguyên tắc công bằng, còn phân phối lại thu nhập lại
không hiệu quả trong việc giảm bất bình đẳng. Nguồn vốn được phân bổ không
bình đẳng giữa các vùng, miền trong cả nước.
Thứ ba, đó là sự tham gia hạn chế của người nghèo vào quá trình tạo nên và
hưởng lợi từ tăng trưởng. Trước hết, bản thân người nghèo đã chỉ có khả năng hạn
chế khi tham gia vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó, còn có bốn yếu tố
khác kìm hãm sự mở rộng khả năng tham gia của người nghèo, đó là thiếu vốn,
thiếu hiểu biết về kinh tế, thiếu thông tin thị trường và thiếu kiến thức về kỹ thuật
mới, giống mới. Chính vì không thể tham gia vào quá trình tạo nên tăng trưởng
kinh tế mà người nghèo không thể được hưởng lợi nhiều từ tăng trưởng kinh tế và
bị nghèo đi tương đối.
Chƣơng 4
41
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẠT ĐƢỢC MỤC TIÊU TĂNG TRƢỞNG
GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM
Chương 4 tập trung tìm ra các giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu tăng
trrưởng giảm nghèo tại Việt Nam. Các giải pháp được đề ra trong chương này
tương ứng với các yếu tố hạn chế tăng trưởng giảm nghèo tại Việt Nam đã được
nêu trong chương 3. Cấu trúc của chương gồm hai phần:
Phần thứ nhất là phương hướng chung để thúc đẩy quá trình tiến tới tăng trưởng
giảm nghèo tại Việt Nam.
Phần thứ hai là các giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu đó.
I. Phƣơng hƣớng thúc đẩy quá trình tiến tới tăng trƣởng giảm nghèo
tại Việt Nam
Để thúc đẩy tăng trưởng giảm nghèo tại Việt Nam, không thể chỉ tiến hành phân
phối lại mà còn phải đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, mà điều
kiện cần của nó là phân phối công bằng, hiệu quả, kích thích sản xuất. Chính vì
vây, điều cốt lõi cần phải th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tăng trưởng giảm nghèo.pdf