Đề tài Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam

MUÏC LUÏC

Lời mở đầu

Chương 1: Những vấn đềchung vềkiểm soát

chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập

1.1. Tổng quan vềkiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán . 05

1.1.1. Khái niệm chất lượng hoạt động kiểm toán và kiểm soát chất

lượng hoạt động kiểm toán . 06

1.1.2. Các cấp độcủa kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán . 07

1.1.2.1. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từbên trong . 08

1.1.2.2. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từbên ngoài. 08

1.2. Kiểm soát chất lượng từbên trong theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế. 09

1.2.1. Lịch sửphát triển chuẩn mực kiểm soát chất lượng . 09

1.2.2. Nội dung của chuẩn mực kiểm toán quốc tếsố220 hiện hành. 11

1.2.3. Nội dung chuẩn mực quốc tếvềkiểm soát chất lượng dịch vụ đảm bảo . 13

1.3. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Hoa kỳ. 18

1.3.1. Kiểm soát chất lượng từbên ngoài tại Hoa Kỳ. 18

1.3.1.1. Lược sửkiểm soát chất lượng từbên ngoài tại Hoa Kỳ. 18

1.3.1.2. Các Ủy ban phụtrách kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán . 21

1.3.2. Kiểm soát chất lượng từbên trong tại Hoa Kỳ. 24

1.4. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Pháp. 24

1.4.1. Kiểm soát chất lượng từbên ngoài tại Pháp . 24

1.4.1.1. Lược sửkiểm soát chất lượng từbên ngoài tại Pháp . 24

1.4.1.2. Các cơquan chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán . 25

1.4.2. Kiểm soát chất lượng từbên trong tại Pháp. 27

1.4.2.1. Đánh giá khách hàng . 27

1.4.2.2. Kiểm soát chất lượng hồsơkiểm toán . 28

1.4.2.3. Đánh giá sựhài lòng của khách hàng . 29

1.5. Bài học kinh nghiệm từcác mô hình kiểm soát chất lượng cho Việt Nam . 29

1.5.1. Việc tiến hành kiểm soát chất lượng là yêu cầu tất yếu khách quan . 29

1.5.2. Vai trò của kiểm soát chất lượng đối với sựphát triển, hoàn thiện của nghềnghiệp kiểm toán.

1.5.3. Các cấp độcủa hệthống kiểm soát chất lượng. 30

1.5.3.1. Kiểm soát chất lượng từbên ngoài. 31

1.5.3.2. Kiểm soát chất lượng từbên trong . 31

1.5.4. Vai trò của Hội nghềnghiệp, Nhà nước trong kiểm soát chất lượng . 32

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chất lượng

hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam

2.1. Đặc điểm hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam . 33

2.1.1. Các quy định pháp lý . 33

2.1.2. Hoạt động của tổchức nghềnghiệp. 35

2.1.3. Hình thức pháp lý của các công ty kiểm toán độc lập . 36

2.1.4. Các dịch vụcủa các công ty kiểm toán . 37

2.1.5. Thịtrường kiểm toán độc lập. 37

2.1.6. Đội ngũkiểm toán viên . 38

2.2. Thực trạng vềhệthống các quy định liên quan đến kiểm soát

chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam . 39

2.2.1. Chuẩn mực Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm (VAS 220) . 39

2.2.2. Các quy định pháp lý liên quan đến kiểm soát chất lượng kiểm

toán độc lập từbên ngoài . 40

2.3. Thực trạng vềkiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Việt Nam . 43

2.3.1. Thực trạng việc thiết lập chính sách kiểm soát chất lượng hoạt

động kiểm toán tại các công ty kiểm toán. 43

2.3.1.1. Đối với các công ty kiểm toán thuộc Big four tại Việt Nam. 43

2.3.1.2. Đối với các công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô trung

bình trởlên (trên 50 nhân viên). 45

2.3.1.3. Đối với các công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô nhỏ. 48

2.3.2. Thực trạng việc thực hiện chính sách kiểm soát chất lượng hoạt

động kiểm toán tại các công ty kiểm toán. 49

2.3.2.1. Tại các công ty kiểm toán thuộc Big four ởViệt Nam . 49

2.3.2.2. Tại các công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô trung bình

trởlên (trên 50 nhân viên) . 50

2.3.2.3. Tại các công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô nhỏ. 53

2.3.3. Thực trạng vềkiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từbên ngoài. 55

2.3.3.1. Hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của Bộtài chính . 55

2.3.3.2. Hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của Hội nghềnghiệp . 60

2.3.3.3. Hoạt động kiểm soát chất lượng của Ủy Ban chứng khoán Nhà nước. 61

2.4. Ưu điểm và tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập. 61

2.4.1. Ưu điểm trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập . 61

2.4.2. Tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập . 63

2.4.2.1. Tồn tại vềcác quy định liên quan đến kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập. 63

2.4.2.2. Những tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt

động kiểm toán từbên trong các công ty kiểm toán độc lập . 63

2.4.2.3. Những tồn tại trong công tác kiểm soát chất lượng từbên

ngoài đối với các công ty kiểm toán độc lập . 66

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác

kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập Việt Nam

3.1. Yêu cầu có tính nguyên tắc trong việc thiết lập các giải pháp

nhằm nâng cao kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán . 68

3.2. Phương hướng nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt

động kiểm toán độc lập tại Việt Nam. 69

3.3. Giải pháp nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động

kiểm toán độc lập Việt Nam. 70

3.3.1. Giải pháp vềphía Nhà nước. 70

3.3.2. Giải pháp đối với đối với các Công ty kiểm toán độc lập . 74

3.3.3. Giải pháp đối với Hội nghềnghiệp . 77

3.3.3.1. Kiện toàn hoạt động của tổchức nghềnghiệp . 77

3.3.3.2. Kiện toàn bộmáy tổchức, chuyên nghiệp hóa các Ban

chuyên môn của Hội nghềnghiệp. 78

3.3.3.3. Xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập . 82

3.3.4. Các giải pháp khác . 93

Kết luận

pdf92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2344 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc lập và tư cách nghề nghiệp. Thứ hai, công ty kiểm toán phải xem xét đến kỹ năng và năng lực chuyên môn của các nhân viên chuyên nghiệp. Muốn cung cấp một dịch vụ với chất lượng cao không những phải tuyển chọn các nhân viên có kỹ năng và năng lực chuyên môn cao mà còn phải thường xuyên duy trì, cập nhập và nâng cao kiến thức cho họ trong quá trình đào tạo và đào tạo lại. Thứ ba, công việc kiểm toán phải được giao cho những cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo và có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế. Cần lập kế hoạch về thời gian và nhân sự cho một cuộc kiểm toán, phân công công việc cho họ một cách cụ thể rõ ràng. Thứ tư, công việc kiểm toán phải được hướng dẫn, giám sát thực hiện đầy đủ ở tất cả các cấp cán bộ, nhân viên nhằm đảm bảo là công việc kiểm toán đã được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kiểm toán và các quy định có liên quan. 40 Thứ năm, các công ty kiểm toán khi cần thiết có thể tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia trong công ty hoặc ngoài công ty. Việc tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia sẽ tăng mức độ tin cậy của ý kiến kiểm toán về các lĩnh vực chuyên môn phức tạp, những ngành nghề kinh doanh phức tạp. Thứ sáu, việc duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng, công ty kiểm toán phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán và tính chính trực của Ban lãnh đạo của khách hàng, là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng kiểm toán. Thứ bảy, công ty kiểm toán phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty dưới nhiều hình thức như: đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên, lựa chọn để kiểm tra chất lượng và công việc từng hợp đồng kiểm toán. Bên cạnh chuẩn mực này, xuyên suốt trong hệ thống các chuẩn mực kiểm toán đều có những quy định về tuân thủ các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Việc áp dụng các quy định này nhằm giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán thực hiện công việc một cách khoa học, trên cơ sở đó đạt được những mục tiêu trong công tác kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán. 2.2.2. Các quy định pháp lý liên quan đến kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập từ bên ngoài: Trước tiên vào năm 1994, chính phủ ban hành Nghị định số 07-CP ngày 29/01/1994 về “Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân”, trong đó quy định Bộ tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ trực tiếp thực hiện chức năng kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập. Đến năm 2004, Chính phủ ban hành nghị định 105/2004/NĐ-CP về việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập. Trong nghị định này, việc kiểm soát chất lượng vẫn do Bộ tài chính thực hiện. Theo quy định tại điều 33 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 thì Bộ tài chính có nhiệm vụ [12]: 41 1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nghề nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam. 2. Ban hành, phổ biến, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chuẩn mực kiểm toán và các hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán. 3. Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán và cập nhật kiến thức hàng năm; quy định thể thức thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên; thành lập Hội đồng thi cấp Nhà nước, tổ chức thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên. 4. Quản lý thống nhất danh sách kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đang hành nghề kiểm toán độc lập trong cả nước. Định kỳ 2 năm, Bộ Tài chính thông báo công khai danh sách kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đăng ký hành nghề. 5. Thực hiện kiểm tra tuân thủ pháp luật về kiểm toán độc lập, chuẩn mực kiểm toán và các quy định liên quan trong các doanh nghiệp kiểm toán. 6. Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những quy định, quyết định của doanh nghiệp kiểm toán trái với quy định của pháp luật về tổ chức doanh nghiệp kiểm toán và hành nghề kiểm toán. 7. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề nghiệp kiểm toán độc lập. 8. Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về kiểm toán. Chức năng kiểm soát được quy định cụ thể hơn tại phần C Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 105/2004/NĐ-CP (xem phụ lục 4 ). Vào ngày 15/4/2005, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) được thành lập tại Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2006, Bộ tài chính chuyển giao chức năng kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cho VACPA (được quy định tại Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC ngày 14/07/2005 của Bộ tài chính về việc “Chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán”), còn Bộ Tài chính chỉ thực hiện chức 42 năng kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ đã giao cho VACPA. Tuy nhiên, do mới đi vào hoạt động nên Bộ tài chính chỉ chính thức giao nhiệm vụ này cho VACPA kể từ ngày 01/01/2007 theo công văn số 8907/BTC-VP về việc “Chuyển giao chức năng quản lý hoạt động nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cho Hội”, VACPA sẽ có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau đây [1]: a) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cho kiểm toán viên và kiểm toán viên hành nghề. Thực hiện cập nhập kiến thức hàng năm theo quy định cho kiểm toán viên hành nghề; b) Quản lý thống nhất danh sách kiểm toán viên hành nghề và danh sách doanh nghiệp kiểm toán theo quy định của pháp luật; c) Xem xét điều kiện và công khai danh sách kiểm toán viên và danh sách doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật; d) Thực hiện kiểm tra tuân thủ pháp luật về kế toán, kiểm toán, chất lượng dịch vụ trong các doanh nghiệp kiểm toán. Khi phát hiện các sai phạm pháp luật thì báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. Hàng năm, thực hiện tổng kết, đánh giá chất lượng dịch vụ và hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên, hoạt động kiểm toán và báo cáo với Bộ tài chính; e) Đảm nhận các công việc cụ thể như: Cử đại diện của Hội trong thành phần thi tuyển kiểm toán viên hành nghề cấp nhà nước; tham gia tổ chức thi tuyển kiểm toán viên như: phát hồ sơ thi theo mẫu của Hội đồng thi; tổ chức bồi dưỡng, ôn tập trước khi thi. Bộ tài chính đang trong quá trình soạn thảo “Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán”, qua nhiều đợt dự thảo quy chế này cơ bản đã hoàn thành và được Bộ tài chính dự kiến sẽ ban hành trong thời gian tới. 43 2.3. Thực trạng về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Việt Nam: 2.3.1 Thực trạng việc thiết lập chính sách kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại các công ty kiểm toán: Để có cái nhìn tổng quát về thực trạng của việc thiết lập chính sách và thực hiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập hiện nay, tác giả đã tiến hành khảo sát ở 25 công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp khảo sát là: gửi bảng câu hỏi (xem phụ lục 5), thu thập tài liệu về chính sách kiểm soát chất lượng, phỏng vấn các kiểm toán viên (cấp bậc từ kiểm toán viên trở lên). Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề chính là: - Việc xây dựng chính sách và áp dụng chuẩn mực kiểm soát chất lượng vào thực tế; - Chính sách của các công ty kiểm toán về các vấn đề: Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp; Kỹ năng và năng lực chuyên môn; Giao việc; Hướng dẫn giám sát; Tham khảo ý kiến; Duy trì và chấp nhận khách hàng; Kiểm tra. Thông qua kết quả khảo sát (xem phụ lục 6), tác giả đã tổng hợp và đánh giá khái quát việc xây dựng chính sách kiểm soát chất lượng tại các công ty kiểm toán ở những nội dung chính sau: 2.3.1.1. Đối với các công ty kiểm toán thuộc Big four tại Việt Nam: Các công ty kiểm toán này đã sớm nhận ra sự cần thiết của công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán và đã xây dựng chính sách kiểm soát chất lượng một cách nghiêm ngặt. Chính sách này không những tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán quốc tế mà còn đưa ra nhiều quy định chi tiết hơn. Dưới đây là một số ví dụ minh họa cho việc thiết lập chính sách kiểm soát chất lượng tại các công ty này: 2.3.1.1.1. Tại Công ty TNHH Price waterhouse Coopers (PwC): Để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán của mình, PwC đưa ra các quy định về kiểm soát chất lượng, kiểm tra tính hiệu quả của việc tuân thủ các thủ tục 44 kiểm toán, nhấn mạnh vào nội dung hơn hình thức. Theo quy định của công ty, việc kiểm soát chất lượng không những được thực hiện trước hay sau ngày ký báo cáo mà còn được thực hiện một cách liên tục nhiều lần trong quá trình kiểm toán. PwC đưa ra các hỗ trợ về công nghệ Lotus notes để ghi chép và lưu trữ hồ sơ kiểm toán, ngoài ra PwC còn tập trung vào việc đào tạo và tái đào tạo, việc đào tạo được xem như là một công cụ để củng cố mục tiêu về phương pháp và chất lượng kiểm toán, thông qua việc: Cập nhập hàng năm những thay đổi về phương pháp kiểm toán và các chuẩn mực kiểm toán quốc tế; phát triển các chương trình đào tạo toàn cầu qua mạng; chương trình tự học bằng mạng điện tử nhằm củng cố các mục tiêu đào tạo và bổ sung kiến thức chuyên môn; giám sát việc tuân thủ các mục tiêu đào tạo trên phạm vi toàn cầu. 2.3.1.1.2. Tại Công ty TNHH KPMG: Theo quy định của công ty, việc kiểm toán cần phải được chỉ đạo, giám sát và soát xét ở tất cả các cấp. Các kiểm toán viên cao cấp nhất (thường là chủ phần hùn) phải phân công công việc cho các nhân viên trong công ty, nhưng họ không thể chuyển giao trách nhiệm của mình cho một nhóm kiểm toán. Một trong những qui định về kiểm soát chất lượng chủ yếu là tất cả các công việc phải được soát xét bởi một thành viên cao cấp hơn trong nhóm kiểm toán. Công tác kiểm soát chất lượng của KPMG trong một số trường hợp cụ thể cần có sự tham gia của một “chủ phần hùn thứ hai”. Đó là trường hợp kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng là công ty cổ phần niêm yết, hay trường hợp có ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Chủ phần hùn thứ hai phải độc lập với cuộc kiểm toán để có một cái nhìn thực sự khách quan, tổng quát về các vấn đề mà không bị ảnh hưởng từ phía khách hàng. Việc tham khảo ý kiến đồng nghiệp và các chuyên gia làm tăng một cách đáng kể chất lượng của hoạt động kiểm toán. Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán bắt đầu với việc đánh giá một cách độc lập “ngay lập tức” các báo cáo tài chính được xếp vào hạng “rủi ro cao” trước khi công ty đưa ra ý kiến kiểm toán. Tiếp theo, sẽ có một quá trình rà soát đột xuất trong nội bộ công ty (“rà soát sau”) - công việc của từng chủ phần hùn cũng được một chủ phần hùn khác đánh giá một cách độc lập theo từng giai đoạn. 45 Trong cùng một văn phòng, hàng năm giữa chủ phần hùn và Giám đốc kiểm toán sẽ thực hiện soát xét chéo nhau. Ngoài việc xây dựng chương trình kiểm soát chất lượng trong nội bộ, KPMG còn xây dựng chương trình đánh giá hoạt động kiểm toán của KPMG tại từng nước và mức độ thường xuyên của việc đánh giá này dựa theo mức kinh nghiệm của các chủ phần hùn ở từng nước. Chương trình này được áp dụng đối với tất cả các nước và tất cả các chủ phần hùn của KPMG. Việc “rà soát sau” được thực hiện khi KPMG đã phát hành báo cáo, nên bất cứ một sai sót nhỏ nào được phát hiện đều được giải quyết một cách nghiêm túc. Những sai sót này sẽ được xem xét ở mức cao nhất trong công ty và các kiến nghị sẽ được bổ sung vào qui trình kiểm toán thông qua đào tạo và cập nhật chuyên môn. 2.3.1.2. Đối với các công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô trung bình trở lên (trên 50 nhân viên): Hầu hết các công ty đều đã xây dựng các chính sách và các thủ tục kiểm soát chất lượng, tuy nhiên các chính sách này chỉ dừng lại ở việc tuân thủ các quy định VSA 220 và thường tập trung vào những nội dung sau: a/ Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp: Các công ty này tuy có thiết lập một số chính sách về việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Công ty chỉ đưa ra một số yêu cầu căn bản như là: - Yêu cầu các nhân viên không nên quá thân thiện với khách hàng, không được nhận bất kỳ một khoản tiền hay quà của khách hàng; - Yêu cầu các nhân viên không được làm điều gì gây ảnh hưởng, làm mất uy tín của công ty nói riêng và nghề nghiệp nói chung; - Không được tiết lộ bất kỳ một thông tin nào về khách hàng khi chưa được sự đồng ý của khách hàng, trừ khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng được luật pháp quy định. 46 b/ Kỹ năng và năng lực chuyên môn: Phần lớn các công ty đã: - Xây dựng một quy trình tuyển dụng nhân viên chuyên nghiệp; - Xây dựng các tiêu chuẩn cần thiết cho mọi người ở mọi cấp độ trách nhiệm khác nhau trong công ty; - Thiết lập những hướng dẫn, thường xuyên bồi dưỡng cập nhập kiến thức cho nhân viên; - Có chính sách hỗ trợ nhân viên tham gia các chương trình đào tạo mang chất lượng quốc tế. c/ Giao việc: - Lập kế hoạch và xác định nhu cầu nhân viên cho toàn công ty trên cơ sở tổng thể và chi tiết; - Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và học vấn của các thành viên khi tham gia cuộc kiểm toán; - Thời gian thực hiện hợp đồng kiểm toán, thời gian và mức độ tham gia của các thành viên để thực hiện cuộc kiểm toán đúng thời gian; - Lập kế hoạch giám sát và các việc có liên quan, phân công cán bộ giám sát. d/ Hướng dẫn và giám sát: - Phân công trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán; - Đưa ra những hướng dẫn về mẫu biểu, giấy làm việc và kết cấu của hồ sơ kiểm toán; - Quy định hình thức, cách đánh tham chiếu và nội dung ghi chép của nhân viên; - Hầu hết các công ty đều tiến hành soát xét chất lượng qua ba cấp, việc soát xét lại chưa được chú trọng nhiều; - Đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe về trình độ và năng lực chuyên môn đối với nhân viên phụ trách kiểm soát. 47 e/ Tham khảo ý kiến: - Thông báo cho nhân viên biết các thủ tục và quy chế tư vấn của công ty; - Xác định những lĩnh vực cụ thể và tình huống chuyên môn phức tạp đòi hỏi phải có sự tham khảo của các chuyên gia; - Chỉ định một số cá nhân với tư cách là những chuyên gia về mặt pháp lý; - Khuyến cáo các nhân viên về mức độ và phạm vi phải nghe ý kiến của chuyên gia; f/ Duy trì và chấp nhận khách hàng: - Thu thập và rà soát lại các thông tin tài chính về khách hàng tiềm năng như báo cáo tài chính, tờ khai nộp thuế; - Trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm của khách hàng để thu thập thông tin; - Đánh giá tính độc lập của công ty và khả năng phục vụ khách hàng tiềm năng; - Đánh giá khách hàng vào thời điểm cuối kỳ hoặc căn cứ vào các điều kiện phát sinh để xác định xem có tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng nữa không. g/ Kiểm tra: - Xây dựng chu kỳ và xác định thời gian hoạt động kiểm tra; - Quy định cấp bậc, trình độ của nhân viên kiểm tra và phương pháp tuyển chọn nhân viên kiểm tra; - Rà soát lại những công việc đã được lựa chọn xem các công việc này có tuân theo các chuẩn mực nghề nghiệp và các thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty không; - Thảo luận và thông báo kịp thời những sai sót trong quá trình kiểm tra với cấp có thẩm quyền liên quan; - Đề ra các biện pháp sửa chữa những sai sót và yêu cầu sửa đổi các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng xuất phát từ kết quả của cuộc kiểm tra. 48 2.3.1.3. Đối với các công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô nhỏ: Đa số các công ty này do mới thành lập, quy mô nhỏ nên họ chưa xây dựng được chính sách kiểm soát chất lượng một cách hoàn chỉnh. Họ thường tập trung vào việc tìm kiếm khách hàng, tuyển dụng và đào tạo nhân viên, việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán chỉ dừng lại ở mức đối phó với sự kiểm tra từ bên ngoài là chủ yếu hơn là nâng cao chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp. Chính sách kiểm soát chất lượng của họ thường tập trung vào những vấn đề sau: - Về tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, tiến hành phổ biến các chính sách và thủ tục liên quan đến tính độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn, tính thận trọng, bí mật, tư cách nghề nghiệp và các chuẩn mực chuyên môn cho tất cả các nhân viên trong công ty. Đồng thời các công ty này chỉ chú trọng vào việc không cung cấp đồng thời nhiều dịch vụ hay xoay vòng kiểm toán. - Về kỹ năng và năng lực chuyên môn, các công ty đều xây dựng cho mình một quy trình tuyển dụng nhân viên. Chú trọng vào việc đào tạo kèm cặp trong quá trình làm việc. - Về giao việc, có xem xét đến trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực của kiểm toán viên khi phân công thực hiện hợp đồng kiểm toán. - Về hướng dẫn và giám sát, đã tiến hành lập kế hoạch và chương trình kiểm toán trước khi thực hiện cuộc kiểm toán. Ban hành những biểu mẫu, giấy làm việc thống nhất trong hồ sơ làm việc. - Về tham khảo ý kiến, xác định những lĩnh vực chuyên môn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, cấp có thẩm quyền lựa chọn chuyên gia để tư vấn cho công ty. - Về duy trì và chấp nhận khách hàng, có tiến hành đánh giá về khách hàng tiềm năng dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp, cân nhắc đến khả năng và năng lực của mình khi tiếp nhận khách hàng tiềm năng và những khách hàng cũ khi có sự thay đổi. - Về kiểm tra, xây dựng các thủ tục kiểm tra cần thiết để đi đến sự cam kết rằng các thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty hoạt động hữu hiệu. Quy định trách nhiệm thực hiện công việc kiểm tra cho một số người cụ thể (như giám đốc và phó giám đốc công ty). 49 2.3.2. Thực trạng việc thực hiện chính sách kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại các công ty kiểm toán: 2.3.2.1. Tại các công ty kiểm toán thuộc Big four ở Việt Nam: Phần lớn các công ty này áp dụng một cách thường xuyên liên tục các quy định trong chính sách kiểm soát chất lượng đã được thiết lập trên các mặt như: a/ Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp: các công ty luôn có biện pháp để giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên. b/ Kỹ năng và năng lực chuyên môn: Quy trình tuyển dụng nhân viên được đặt ra hết sức chặt chẽ nhằm tuyển chọn được các nhân nhân viên có trình độ cao. Trong tổng chi phí hàng năm, khoản chi cho công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân viên chiếm một tỷ trọng cao. Do vậy, hầu hết đội ngũ kiểm toán viên đều đã tiếp nhận được công nghệ kiểm toán, quản lý quốc tế và được đào tạo một cách bài bản theo chương trình đào tạo quốc tế. c/ Giao việc: Khi giao việc cho các nhân viên, công ty rất chú trọng đến năng lực và trình độ của các nhân viên tham gia vào hợp đồng. Cơ chế lựa chọn nhân viên được thực hiện theo cơ chế động, nghĩa là tùy thuộc vào độ khó của từng hợp đồng và tính phức tạp trong từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của khách hàng mà công ty sẽ chọn ra những thành viên có năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp để tham gia thực hiện hợp đồng. Nhân viên được lựa chọn có thể thuộc ở các phòng ban khác nhau nhưng phải phù hợp về chất lượng với hợp đồng sẽ thực hiện. d/ Hướng dẫn và giám sát: Các công ty kiểm toán nước ngoài do phải tuân thủ và áp dụng các quy định kiểm soát từ công ty mẹ nên hầu hết các công ty này đều xây dựng được một hệ thống kiểm soát chất lượng khá tốt, biểu mẫu, giấy tờ làm việc và hồ sơ kiểm toán được quy định thống nhất và rõ ràng. Hàng năm đều tổ chức thực hiện công tác kiểm tra chéo giữa các công ty con ở các nước khác nhau. 50 e/ Tham khảo ý kiến: Các công ty này rất chú trọng đến việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia, quy định rõ những trường hợp cần sự tư vấn về chuyên môn của các chuyên gia, tiêu chuẩn của các chuyên gia, và việc lưu trữ vào hồ sơ kiểm toán những tài liệu về kết quả tham khảo để làm bằng chứng kiểm toán. f/ Duy trì và chấp nhận khách hàng: Tại các công ty này thường tổ chức một bộ phận riêng thực hiện việc thu thập và đánh giá thông tin khi đưa ra quyết định tiếp tục duy trì khách hàng hiện có và chấp nhận một khách hàng mới. Khi chấp nhận một khách hàng mới, bộ phận này thường tìm hiểu rất kỹ thông tin về khách hàng thông qua việc khảo sát sơ bộ về qui mô hoạt động và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, ngoài ra họ còn thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, trao đổi với bên thứ ba hoặc kiểm toán viên tiền nhiệm trước khi ra quyết định. c/ Kiểm tra: Công việc kiểm tra luôn được duy trì trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán và sau khi cuộc kiểm toán hoàn thành. Trong các biểu mẫu, giấy tờ làm việc tại các công ty này, dấu vết soát xét được thể hiện rất rõ và yêu các các nhân viên tham gia công việc kiểm toán phải làm đầy đủ các thủ tục kiểm soát khi thực hiện công việc của mình trước khi trình lên cấp cao hơn soát xét và lưu trữ vào hồ sơ làm việc. 2.3.2.2. Tại các công ty kiểm toán Việt Nam có quy mô trên trung bình: Công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán trong các công ty được thể hiện qua các mặt hoạt động chủ yếu sau: a/ Tuân thủ các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp: Tuy có đề ra các chính sách và thủ tục liên quan đến tính độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn, tính thận trọng, bí mật, tư cách nghề nghiệp nhưng việc tổ chức đánh giá lại chưa được thực hiện đầy đủ như yêu cầu của chuẩn 51 mực đạo đức nghề nghiệp. Để thu hút khách hàng không ít các công ty kiểm toán này đã thực hiện việc chi hoa hồng cho những người môi giới (thường là các kế toán trưởng, hoặc những người thân quen, bạn bè hiện đang công tác tại đơn vị cần kiểm toán). Trong quá trình kiểm toán có trường hợp kiểm toán viên xét thấy có những hành vi sai phạm, gian lận về thương mại về hoàn thuế giá trị gia tăng nhưng đã không thông báo với các cơ quan chức năng. Không ít kiểm toán viên đã không loại trừ những khoản mục có nghi vấn trong báo cáo tài chính, bỏ qua những sai sót trọng yếu đáng ra phải được điều chỉnh, thậm chí có thể thay đổi ý kiến trên báo cáo kiểm toán. Với việc được tiếp nhận thông tin một cách sớm nhất so với các nhà đầu tư, nhiều kiểm toán viên đã tiến hành kinh doanh chứng khoán để kiếm lời. Đặc biệt, dựa vào kinh nghiệm và trình độ hiểu biết của mình khi thực hiện dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa, không ít kiểm toán viên đã tư vấn cho khách hàng những phương thức hợp thức hóa để xác định giá trị tài sản thấp hơn mức giá trị thật, đổi lại điều đó các kiểm toán viên đã được khách hàng bán cho một số lượng cổ phiếu với giá ưu đãi. b/ Kỹ năng và năng lực chuyên môn: Chất lượng hoạt động kiểm toán chủ yếu phụ thuộc vào trình độ và năng lực của các nhân viên, nhận thức được điều này các công ty kiểm toán xem đội ngũ nhân viên là tài sản lớn nhất của công ty. Chính vì vậy, công tác tuyển dụng nhân viên đầu vào được đặt ra chặt chẽ. Nhìn chung các công ty kiểm toán này hầu hết đã xây dựng quy chế thi tuyển nhân viên, chẳng hạn tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) quy trình tuyển dụng nhân viên qua 4 vòng; tại Công ty Kiểm toán Việt Nam TNHH (VACO), quy trình thi tuyển gồm 3 vòng. Về công tác đào tạo. Chi phí đào tạo và bồi dưỡng cho nhân viên còn ở mức khiêm tốn (khoảng 20%), chủ yếu là đào tạo kèm cặp qua làm việc thực tế. Các công ty gặp rất nhiều khó khăn trong công tác đào tạo về kinh phí, nội dung chương trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo cho các kiểm toán viên chính. 52 Tuy có thiết lập tiêu chuẩn và hướng dẫn việc đánh giá nhân viên dự tuyển ở từng chức danh nhưng chưa được thực hiện triệt để, việc đề bạt còn mang nặng tính cảm tính thân quen, bè phái chưa hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ của ban lãnh đạo và các cấp trưởng phòng. c/ Giao việc: Tuy có xem xét trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực của kiểm toán viên để phân công thực hiện hợp đồng kiểm toán nhưng việc thực hiện lại không quán triệt, một số công ty khi xem xét vấn đề này còn mang tính hình thức hơn là đi vào chất lượng của công việc. d/ Hướng dẫn và giám sát: Hầu hết các công ty đều tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán và hồ sơ kiểm toán mẫu, nhưng chưa cập nhập đầy đủ các bổ sung, sửa đổi theo các chuẩn mực, chế độ về kế toán, kiểm toán đã ban hành và chưa có quy định chi tiết cho từng loại khách hàng và dịch vụ. Thủ tục kiểm toán còn bị bỏ sót nhiều như thiếu bằng chứng về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán của khách hàng; bỏ qua những đánh giá về khả năng hoạt động liên tục, về cách thức chọn mẫu, về ước tính mức trọng yếu, về thủ tục kiểm toán năm đầu tiên. e/ Tham khảo ý kiến: Khi gặp những vấn đề phức tạp hoặc vượt quá khả năng chuyên môn của mình hầu hết các công ty đều cộng tác với những chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể. Những tài liệu về kết quả tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn chưa được các công ty lưu trữ một cách cẩn thận, bổ sung vào ngân hàng tà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan