Đề tài Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động của VPBank

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH - VPBANK 3

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH VPBANK 3

1.1.1 Quá trình hình thành ngân hàng ngoài quốc doanh VPBank 3

1.1.2 Quá trình phát triển của Ngân hàng ngoài quốc doanh VPBank 4

1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ MÔ HÌNH BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA VPBANK 10

1.3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA VPBANK 15_Toc222319704

1.3.1 Đặc diểm về sản phẩm 15

1.3.1.1 Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân 15

1.3.1.2 Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp 17

1.3.1.3 Nhóm sản phẩm thuộc lĩnh vực đầu tư 18

1.3.2 Đặc điểm về lao động 19

1.3.3 Đặc điểm về nguồn vốn 20

CHƯƠNG II: VPBANK VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU 23

2.1 LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA VPBANK 23

2.2 HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG VPBANK 25

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VPBANK 29

2.3.1 Những ưu điểm trong hoạt động kinh doanh của VPBank 29

2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động của VPBank 31

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 31

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 31

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 32

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VPBANK 33

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VPBANK ĐẾN NĂM 2015 VÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2009 33

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VPBANK 35

KẾT LUẬN 39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 41

DỰ KIẾN TÊN ĐỀ TÀI 43

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động của VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khả năng có thể gây rủi ro khác để có giải pháp phù hợp trong việc quản lý nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả cao nhất, đảm bảo khả năng sinh lời cao nhất. Ban điều hành: bao gồm Tổng giám đốc và các phó giám đốc. Tổng giám đốc là người đứng đầu, điều hành các hoạt động của ngân hàng, tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phó tổng giám đốc chịu sự phân công của Tổng giám đốc, có trách nhiệm hoàn thành những nhiệm vụ mà Tổng giám đốc giao cho, trợ giúp Tổng giám đốc trong việc quản lý công ty, thay mặt Tổng giám đốc chỉ định một số công tác khi được ủy quyền. Các phòng ban chức năng được xây dựng trên cơ sở quy định của Ngân hàng, mỗi phòng ban đều có những chức năng nhiệm vụ riêng song hoạt động của các phòng ban lại có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo sự thống nhất, tạo ra sự thuận lợi và đảm bảo về tính nhanh chóng, an toàn trong các nghiệp vụ ngân hàng. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban và trung tâm trực thuộc như sau: Trung tâm Western Union: thực hiện việc chuyển tiền nhanh quốc tế, chi trả các khoản tiền do khách hàng chuyển, tổ chức các điểm chi trả. Phòng pháp chế và thu hồi nợ: thực hiện các nhiệm vụ mà Tổng giám đốc giao phó về việc thực hiện thu hồi nợ, các biện pháp thu hồi nợ. Phòng Tài chính kế toán: có nhiệm vụ quản lý và giám sát mọi hoạt động tài chính của Ngân hàng, theo dõi và quản lý các khoản thu chi, nguồn vốn của Ngân hàng, tham mưu cho ban điều hành về mặt tài chính và cùng phối hợp với các phòng ban khác. Phòng Nhân sự và đào tạo: chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng cũng như đào tạo nhân sự đáp ứng yêu cầu của công việc cũng như của Ngân hàng. Phối hợp với các phòng ban khác về việc điều phối nhân sự sao cho hợp lý. Phòng Kế hoạch- Tổng hợp: có nhiệm vụ lập các kế hoạch hoạt động của Ngân hàng, thực hiện các quyết định của Ban điều hành, cập nhật các thông tin, tình hình hoạt động để có những điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Phòng Quản lý rủi ro: có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc, giám sát, quản lý các rủi ro và thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại VPBank, dự phòng các rủi ro có thể xảy ra và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tối đa các rủi ro đó. Phòng Phát triển khách hàng: có nhiệm vụ theo dõi tình hình về các khách hàng cá nhân cũng như khách hàng doanh nghiệp, đưa ra các kế hoạch, phương án thu hút khách hàng, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm – dịch vụ ngân hàng tới khách hàng. Trung tâm thanh toán: thực hiện các nhiệm vụ về vấn đề thanh toán, thanh toán trong nước hay thanh toán nước ngoài như các hoạt động mở L/C, thanh toán L/C, thực hiện các chỉ định của Tổng giám đốc, liên kết với các ngân hàng đại lý hay các chi nhánh để cùng phối hợp thực hiện. Trung tâm thẻ: có nhiệm vụ khai thác thị trường để phát hành thẻ ATM và lắp đặt các hệ thống máy rút tiền tự động ATM trên khắp các tỉnh thành phố. Trung tâm tin học: có nhiệm vụ giữ thông suốt các kết nối, chịu trách nhiệm về kỹ thuật trong việc truyền dẫn các thông tin, bảo trì bảo dưỡng máy tính, quản lý hệ thống giao dịch trên máy, đảm bảo việc an toàn về nghiệp vụ. Các chi nhánh: bộ máy tổ chức của các chi nhánh bao gồm có Giám đốc và một số phó giám đốc, các phòng chuyên môn và phòng giao dịch. Tại mỗi chi nhánh thì người điều hành cao nhất là Giám đốc. Giám đốc chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo đúng như quy định. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về tình hình hoạt động của chi nhánh mình, ký các văn bản, giải quyết những công việc thuộc quyền hạn của mình. Các Phó giám đốc có trách nhiệm tham mưu và giúp việc cho Giám đốc, thực hiện các công việc mà Giám đốc giao phó, thay mặt giám đốc thực hiện một số việc khi được ủy quyền. Bộ máy tổ chức của VPBank được chia thành các bộ phận, phòng ban với những chức năng rất rõ ràng, điều này giúp tăng hiệu quả quản lý, giảm đi sự chồng chéo trong công việc và mang lại những lợi ích to lớn trong quá trình hoạt động của VPBank. 1.3 Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của VPBank 1.3.1 Đặc diểm về sản phẩm Các loại sản phẩm (SP), dịch vụ (DV) chủ yếu của VPBank được chia thành các mảng lớn, đó là nhóm sản phẩm cho khách hàng cá nhân, nhóm sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp, và nhóm sản phẩm thuộc lĩnh vực đầu tư, được phối hợp giữa VPBank, Công ty Quản lý và khai thác tài sản VPBank, và Công ty Chứng khoán VPBank cung cấp. 1.3.1.1 Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân của VPBank bao gồm các nhóm chính sau đây ( xem bảng 1.2): nhóm Sản phẩm Tiết kiệm, nhóm sản phẩm Tiền gửi thanh toán, nhóm sản phẩm Tín dụng bán lẻ, Các sản phẩm- dịch vụ khác. Đối với các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân, mỗi sản phẩm lại mang những tiện ích khác nhau, đối với sản phẩm tiết kiệm, khách hàng có thể gửi tiết kiệm bằng tiền mặt hay vàng tùy ý, “ Tiết kiệm bằng vàng” là một loại sản phẩm mới rất được khách hàng ưa thích vì đây là một kênh tích lũy sinh lời cao và tuyệt đối an toàn, khách hàng có thể chủ động chọn kỳ hạn gửi, hay rút trước kỳ hạn, đồng thời cũng có thể sử dụng để vay vốn, mở thẻ tín dụng hoặc bảo lãnh cho bên thứ 3. Đối với sản phẩm tín dụng, VPBank là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh hay ô tô cá nhân thành đạt, với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên am hiểu thị trường kinh doanh ô tô cũng như những dòng xe hiện đại của các hãng xe nổi tiếng, khách hàng sẽ được tư vấn miễn phí từ lựa chọn chiếc xe có thông số kỹ thuật hiện đại, giá cả phù hợp đến thực hiện kế hoạch kinh doanh thành công. VPBank sẵn sàng cho khách hàng vay với thời gian linh hoạt nhất, mức cho vay hấp dẫn nhất. Đồng thời, VPBank cũng mới cho ra đời sản phẩm “ Cho vay cầm cố cổ phiếu các ngân hàng thương mại”. Đây là một loại sản phẩm mới dành cho các khách hàng sở hữu cổ phiếu của các ngân hàng thương mại có tên trong danh sách mà VPBank đưa ra. Khách hàng có thể cầm cố cổ phiếu để vay vốn bổ sung sản xuất kinh doanh, tiêu dùng cá nhân và gia đình, mua cổ phần các công ty cổ phần hay phục vụ các mục đích khác phù hợp với quy định của pháp luật Bảng 1.2 Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân STT Tiết kiệm Tiền gửi thanh toán Tín dụng bán lẻ Các sản phẩm, dịch vụ khác 1 Tiết kiệm bằng vàng Tiền gửi thanh toán lãi suất thông thường Cho vay kinh doanh vàng Dịch vụ SMS Banking 2 Tiết kiệm thường Tiền gửi thanh toán lãi suất bậc thang Cho vay tín chấp đối với cán bộ quản lý Bảo lãnh 3 Tiết kiệm rút gốc linh hoạt Sản phẩm cho vay tín chấp đối với nhân viên DV chuyển tiền nhanh trong nước 4 Sản phẩm ô tô cá nhân thành đạt Dịch vụ kiều hối 5 Sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh DV thanh toán hóa đơn Bilbox 6 Cho vay hỗ trợ KD cá thể và tiêu dùng Cho vay hỗ trợ du học 7 Cho vay trả góp mua nhà 8 Cho vay cầm cố cổ phiếu các ngân hàng thương mại ( Nguồn: Website VPBank – 2008 ) Các sản phẩm, dịch vụ mà VPBank cung cấp cho các khách hàng cá nhân rất đa dạng, phong phú, có thể đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường năng động như hiện nay. Những lợi ích mà VPBank mang lại không thể phủ nhận, từ những sản phẩm cho vay du học, giúp cho các cá nhân, gia đình có đủ điều kiện để đầu tư cho tương lai con em, đến những dịch vụ thanh toán hóa đơn giúp cho quý khách hàng có thể tiết kiệm không ít thời gian tập trung vào những việc khác. 1.3.1.2 Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm 3 nhóm sản phẩm sau: ( xem bảng 1.3) Bảng 1.3 Nhóm sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp STT Tín dụng doanh nghiệp Thanh toán trong nước Thanh toán quốc tế 1 Sản phẩm ô tô Doanh nghiệp kinh doanh Mở tài khoản tiền gửi Thanh toán bằng thư tín dụng 2 Sản phẩm ô tô Doanh nghiệp thành đạt Trả lương qua tài khoản Thanh toán nhờ thu chứng từ 3 Cho vay từng lần Thanh toán qua tài khoản Điện chuyển tiền 4 Cho vay chiết khấu chứng từ xuất khẩu Chuyển tiền 5 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng 6 Cho vay hợp vốn 7 Cho vay theo dự án đầu tư 8 Cho vay theo hạn mức tín dụng ( Nguồn Website VPBank – 2008 : vpb.com.vn) Đối với Tín dụng doanh nghiệp, đây cũng là sản phẩm rất được ưa chuộng, thủ tục vay vốn của VPBank rất đơn giản, nhanh chóng va mức lãi suất thấp, đây là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm và lựa chọn. “ Thanh toán quốc tế” hiện là dịch vụ đang được khách hàng lựa chọn rất nhiều tại VPBank. Dịch vụ này được tất cả các ngân hàng cung cấp nhưng sẩn phẩm của VPBank vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng, vì đối với hoạt động kinh doanh quốc tế mang rất nhiều rủi ro và những rủi ro ấy gắn liền với thanh toán quốc tế, đối với mỗi doanh nghiệp, khi thực hiện kinh doanh quốc tế, họ đều phải tính đến những rủi ro có thể xảy ra, và việc lựa chọn một ngân hàng uy tín, kinh nghiệm là một giải pháp quản trị rủi ro. VPBank được lựa chọn bởi đội ngũ nhân viên làm việc có trình độ, trách nhiệm, và kinh nghiệm, đồng thời VPBank nhiều lần được trao “ Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong thanh toán quốc tê”. Sản phẩm “ Trả lương qua tài khoản” cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì độ an toàn, tính nhanh chóng trong tiến độ làm việc của VPBank. Có thể nói những sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp mà VPBank cung cấp là rất đa dạng, giúp cho không ít doanh nghiệp giải quyết được vấn đề vốn và an tâm trong việc thanh toán trong các hoạt động kinh doanh trong nước cũng như kinh doanh quốc tế. 1.3.1.3 Nhóm sản phẩm thuộc lĩnh vực đầu tư Công ty Quản lý và khai thác tài sản VPBank, VPBank và Công ty chứng khoán VPBank cùng phối hợp để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ về đầu tư, quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả các bất động sản và động sản thu hồi nợ, đồng thời hợp tác liên doanh thực hiện các dự án như: các dự án Bất động sản, dự án nhà cao tầng trong các trung tâm kinh tế lớn cả nước, thực hiện các giao dịch chứng khoán. Phối hợp các Chi nhánh triển khai thuê, mua các tài sản , trụ sở VPBank trên cả nước. 1.3.2 Đặc điểm về lao động Cũng như rất nhiều những doanh nghiệp đang nỗ lực cố gắng để vươn lên và khẳng định vị trí của mình, VPBank nhận thức được rằng nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng để quyết định việc thành bại của mình. Chính việc nhận thức được điều này nên VPBank rất chú trọng việc tuyển dụng cũng như đào tạo nhân sự sao cho phù hợp với chiến lược cũng như chiến lược kinh doanh của mình. Với môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp, VPBank ngày càng thu hút được nhiều nhân lực có chất lượng vào đội ngũ cán bộ công nhân viên của mình. Ta có thể thấy số lượng cán bộ công nhân viên của VPBank qua các năm theo bảng 1.4. Bảng 1.4 Cơ cấu nguồn nhân lực của VPBank năm 2006 – 2008 STT Chỉ tiêu về trình độ 2006 2007 2008 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 1 Đại học và sau đại học 1.126 84,9 2.064 77 3.045 87 2 Cao đẳng và trung cấp 199 15,1 617 23 455 13 3 Tổng số 1.325 100 2.681 100 3.500 100 ( Nguồn: Phòng nhân sự và đào tạo năm 2008) Đội ngũ công nhân viên của VPBank đang tăng dần theo từng năm, so với năm 2006, số lượng công nhân viên tăng 1356 người ( 102,34%), vì tính riêng trong năm 2007, thị trường phát triển mạnh, VPBank mở thêm rất nhiều phòng giao dịch và chi nhánh do đó nhu cầu nhân lực cũng tăng lên, đến năm 2008, số lượng cán bộ công nhân viên cũng tăng nhưng không tăng mạnh như năm 2007, năm 2008 số lượng này là 3500 người, tăng thêm 819 người. Số lượng cán bộ nhân viên có trình độ cao của VPBank chiếm một tỷ lệ lớn, năm 2006 số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và sau đại học là 84,9% tức 1.126 người, đến năm 2007 tỷ lệ này có giảm nhưng lại tăng ngay vào năm 2008, năm 2008 tỷ lệ này là 87%. Đây lầ một tỷ lệ rất cao và là một yếu tố cạnh tranh của VPBank. Với nhu cầu mở rộng mạng lưới của VPBank, ngoài công tác tuyển dụng VPBank cũng rất chú trọng tới công tác đào tạo, đặc biệt là đối với các nhân viên tân tuyển, hằng năm, Phòng Nhân sự và Đào tạo tổ chức rất nhiều các khóa đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ nhân viên. Năm 2006, trung tâm Đào tạo tổ chức được 52 khóa đào tạo về nghiệp vụ cho 2.165 lượt học viên với 338 ngày đào tạo, bao gồm 18 khóa đào tạo nội bộ, 4 khóa mời giảng viên bên ngoài, 30 khóa cử nhân viên đi học. Tính riêng trong năm 2007, VPBank đã tổ chức 54 khóa đào tạo với 2.108 học viên và tổng chi phí đào tạo lên đến 808.630.000 đồng. VPBank luôn thực hiện đầy đủ các điều khoản của Bộ luật Lao động, các chế độ chính sách của nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân trong công tác, học tập cũng như thăng tiến. Đời sống vật chất của các anh chị em ngày càng được nâng cao, mức thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Như vậy có thể thấy rằng VPBank rất chú trọng vào chất lượng của đội ngũ nhân sự, lực lượng nòng cốt cho mọi hoạt động nên đã có những đầu tư thích đáng cho hoạt động nhân sự. 1.3.3 Đặc điểm về nguồn vốn Khi mới thành lập vốn điều lệ của VPBank là 20 tỷ đồng. Cho đến nay, sau nhiều lần tăng vốn, vốn điều lệ của VPBank là 2.117.474 triệu đồng. Chúng ta có thể thấy cơ cấu vốn của VPBank thể hiện trong bảng số liệu dưới đây. (Xem bảng 1.5) Bảng 1.5 Cơ cấu nguồn vốn của VPBank ( năm 2006 – 2008) Chỉ tiêu Vốn huy động Vốn cổ phần Tổng số Từ tổ chức kinh tế và dân cư Nguồn vốn liên ngân hàng 2006 Số tiền (Triệu đồng) 5.630.373 3.386.736 750.000 9.805.935 Tỷ trọng (%) 57.87 34,54 7.65 100 2007 Số tiền (Triệu đồng) 12.764.366 2.439.615 2.000.000 17.448.002 Tỷ trọng (%) 74,56 13,98 11,46 100 2008 Số tiền (Triệu đồng) 21.500.000 2.500.000 2.117.474 26.117.474 Tỷ trọng (%) 82,32 9,57 8,11 100 ( Nguồn : Báo cáo thường niên 2006 – 2008) Dựa vào bảng số liệu, ta thấy nguồn vốn của VPBank tăng dần qua các năm. Tổng nguồn vốn năm 2008 là 26.117.474 triệu đồng, tăng 49,7% so với năm 2007 và tăng 166,3% so với năm 2006. Năm 2008, tuy rằng gặp phải không ít những khó khăn, trên thị trường tài chính nguồn vốn trở nên khan hiếm nên cạnh tranh trong huy động vốn trở nên gay gắt giữa các ngân hàng, trong tình hình đó, VPBank đã liên tục tăng lãi suất huy động để phù hợp với tình hình thị trường, đồng thời VPBank cũng phát động nhiều những chương trình khuyến mại lớn dành cho khách hàng gửi tiền như : “ Quà tặng vàng của VPBank”do đó tổng nguồn vốn huy động của VPBank trong năm 2008 đã tăng 55,4% so với năm 2007. Tuy nhiên, theo kế hoạch đã đề ra thì năm 2008 sẽ tăng nguồn vốn cổ phần lên 3.000.000 triệu nhưng do tình hình kinh tế chung có nhiều những khó khăn nên mức vốn cổ phần trong năm 2008 chỉ dừng lại ở mức 2.117.474 triệu đồng, tăng 5,5% so với năm 2007 và thấp hơn so với kế hoạch ban đầu. CHƯƠNG II VPBANK VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU 2.1 Lĩnh vực kinh doanh và chiến lược phát triển của VPBank Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng ngoài quốc doanh VPBank bao gồm các hoạt động chủ yếu sau: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; hùn vốn và liên doanh theo luật định Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng Thực hiện kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với ngân hàng nước ngoài khi được ngân hàng nhà nước cho phép Hoạt động bao thanh toán VPBank luôn phấn đấu hoạt động với sứ mệnh phát triển là một ngân hàng thương mại đô thị đa năng, hoạt động với phương châm: lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi ích của người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng. Đối với nhân viên: VPBank quan tâm đến cả đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên, đảm bảo thu nhập ổn định và tính cạnh tranh cao trong thị trường tài chính ngân hàng, người lao động luôn được đảm bảo rằng sẽ được chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ, phát triển quyền lợi về chính trị và văn hoá. Đối với cổ đông: VPBank luôn cố gắng nâng cao giá trị của cổ phiếu, duy trì mức cổ tức cao để đem lại lợi nhuận cao nhất cho các cổ đông. Đối với cộng đồng: VPBank cam kết thực hiện tốt các nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước, luôn quan tâm thực hiện các công tác xã hội, làm từ thiện để chia sẻ khó khăn của cộng đồng. Chiến lược phát triển của VPBank trong những năm tới: Phấn đấu đến năm 2010 trở thành ngân hàng hàng đầu khu vực phía Bắc, Ngân hàng trong top 5 của cả nước, một ngân hàng có tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả và độ tin cậy. VPBank đang xây dựng cho mình hình ảnh một ngân hàng thân thiện, gần gũi trong lòng khách hàng với các chương trình khuyến mại khổng lồ và công tác xã hội, cộng đồng. Không chỉ cung cấp các sản phẩm đến với khách hàng mà VPBank còn làm công tác tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng để họ có thể lựa chọn loại sản phẩm dịch vụ phù hợp với mình và khả năng tài chính của mình nhất. Cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng, đảm bảo hiệu quả và tính an toàn của mỗi sản phẩm. Các loại hình sản phẩm dịch vụ mà VPBank cung cấp rất đa dạng và phong phú, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng và với những mục đích sử dụng khác nhau. VPBank tiếp tục kiên trì chiến lược ngân hàng bán lẻ, tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình và cá nhân. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tiện ích và nhanh chóng giúp khách hàng có thể kiểm soát được tài khoản của mình ví dụ như dịch vụ SMS Banking Ngoài ra, VPBank còn thực hiện chiến lược phát triển mạng lưới rộng khắp, đầu tư lớn vào phát triển công nghệ Ngân hàng lõi, phát triển các sản phẩm thẻ, mua và lắp đặt thêm số lượng lớn máy ATM. 2.2 Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng VPBank Sau 15 năm hoạt động, VPBank đã, đang không ngừng vươn lên, với những gì đã đạt được, có thể chứng minh rằng VPBank đang lớn mạnh lên từng ngày. Trong những năm gần đây, kết quả kinh doanh của VPBank tăng rất cao. Chúng ta có thể thấy hiệu quả kinh doanh của VPBank qua các năm qua bảng số liệu dưới đây. Bảng 2.1 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Đơn vị: Triệu đồng) STT Chỉ tiêu 2005 (31/12) 2006 (31/12) 2007 (31/12) 2008 (30/06) 1 Tổng tài sản có 6.090.163 10.111.216 18.137.433 20.499.000 2 Tiền huy động 5.638.001 9.005.935 15.448.002 17.687.000 3 Cho vay 3.297.883 5.006.598 13.323.661 15.130.000 4 Vốn cổ phần 309.386 750.000 2.000.000 2.117.474 5 Lợi nhuận trước thuế 76.209 156.808 313.523 120.000 ( Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo thường niên và Báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2008 của VPBannk) Căn cứ vào bảng báo cáo số liệu qua các năm của VPBank ta có thể thấy kết quả hoạt động của VPBank tăng mạnh trong các năm 2006, 2007 và hơi chững lại trong năm 2008. Trong năm 2007, lợi nhuận trước thuế của VPBank đạt 323.523 triệu đồng, tăng 99,94% so với năm 2007 và tăng 311,4% so với năm 2005. Tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm 2008, lợi nhuận trước thuế của VPBank đạt 120.000 triệu đồng, tuy hơi chững lại song vẫn là một con số đáng kể. Về tình hình huy động vốn: Thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều ngân hàng mới được thành lập, mạng lưới ngân hàng thương mại ngày càng được mở rộng, tuy nhiên VPBank đã dùng nhiều những biện pháp hữu hiệu như thường xuyên theo dõi và điều chỉnh lãi suất, đảm bảo tính cạnh tranh, thực hiện các chương trình khuyến mại để duy trì được tốc độ tăng huy động vốn của mình. Ta có thể thấy hiệu quả của hoạt động huy động vốn qua các năm theo bảng số liệu ( Xem bảng 2.2) Năm 2007, tổng số dư huy động vốn của VPBank là 15.448.002 triệu đồng, tăng 6.393 tỷ đồng ( tương đương tăng 70%) so với năm 2006, tăng 9.810.001 triệu đồng (tương đương 174%) so với năm 2005. Trong 6 tháng đầu năm 2008, tình hình kinh tế có nhiều những biến động bất lợi, nguồn vốn trên thị trường trở nên khan hiếm, cạnh tranh lại càng trở nên gay gắt hơn, các ngân hàng chạy đua trong việc tăng lãi suất huy động, trong vòng 6 tháng, VPBank đã 10 lần tăng lãi suất huy động, tổng nguồn vốn huy động được tính đến tháng 6 năm 2008 là 17.687 tỷ đồng, tăng 15% so với cuối năm 2007 và tăng 64% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó tổng nguồn vốn huy động từ thị trường I ( Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư) của năm 2007 đạt 12.764 tỷ đồng, tăng 128% so với năm 2006, nguồn vốn liên ngân hàng ( Nguồn vốn huy động từ thị trường II) đạt 2.439 tỷ đồng, giảm 947 tỷ đồng so với cuối năm 2006. trong 6 tháng đầu năm 2008, nguồn vốn huy động từ thị trường I đạt 15.947 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2007 và tăng 89% so với cùng kỳ năm 2007. Bảng 2.2 : Tình hình huy động vốn của VPBank năm 2006 – 2008 ( Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2006 (31/12) 2007 ( 31/12) 2008 (30/06) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Nguồn vốn huy động 9.055.935 100 15.448.002 100 17.687.000 100 Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 7.244.548 80 11.756.345 77 14.503.340 82 Trung – dài hạn 1.811.387 20 3.599.139 23 3.183.660 18 Phân theo cơ cấu Huy động từ thị trường I 5.630.373 63 12.764.366 84 15.947.000 90,2 Huy động từ thị trường II 3.386.736 37 2.439.615 16 1.740.000 9,8 ( Nguồn : Báo cáo thường niên VPBank 2006 – 2008) Hoạt động tín dụng: Mặc dù cạnh tranh gay gắt nhưng hoạt động tín dụng của VPBank vẫn tăng trưởng tốt. Hình 2.1 Tổng dư nợ tín dụng năm 2006- T6/2008 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2006- 2008) Năm 2007, tổng dư nợ cho vay đạt 13.323.661 triệu đồng, tăng 8.317 tỷ đồng so với năm 2006 và tăng 304 % so với năm 2005. Kết quả đó có được là do sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống đã tiếp thị, quảng cáo tới khách hàng mới và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng cũ. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2008, tổng dư nợ cho vay đạt 15.130 tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2007, tăng 91% so với cùng kỳ năm ngoái, con số này không phải là con số tăng trưởng mạnh, do VPBank thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế tín dụng để đảm bảo tính thanh khoản khi mà nguồn vốn trên thị trường đang ngày một khan hiếm hơn. Hoạt động Thanh toán quốc tế: Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank trong mấy năm gần đây tăng trưởng khá tốt, năm 2006, trị giá L/C nhập khẩu mở đạt hơn 61 triệu USD, tăng 60% so với năm 2005, doanh số chuyển tiền TTR đạt hơn 80 triệu USD, tăng 79% so với cuối năm 2005. Đến năm 2008, trong vòng 4 tháng đầu năm, hoạt động thanh toán quốc tế tăng trưởng đều đặn, trong tháng 5 và tháng 6, tình hình nguồn vốn khan hiếm nên hoạt động thanh toán quốc tế giảm sút cả về số lượng và doanh số. Tuy nhiên so với 6 tháng đầu năm 2007, hoạt động thanh toán của VPBank vẫn có những tăng trưởng đáng ghi nhận, trị giá L/C nhập khẩu mở trong 6 tháng đạt gần 62 triệu USD, tăng 44% so với 6 tháng đầu năm 2007, doanh số chuyển tiền TTR đạt gần 100 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2007, thu phí dịch vụ trong 6 tháng đầu năm đạt 4,1 tỷ đồng, tăng 38% so với 6 tháng đầu năm 2007. Hoạt động của Trung tâm Thẻ: Tổng số lượng thẻ ghi nợ nội địa Autolink phát hành trong năm 2008 là 30.256 thẻ, tăng gấp 3 lần năm 2007, trong đó 29.542 thẻ chính. Tính đến thời điểm 30/6/2008, số lượng thẻ Platium đã phát hành là 1.116 thẻ, tăng 48% so với cuối năm 2007, trong đó có 730 thẻ Credit, số lượng thẻ MC2 được phát hành là 3.681 thẻ trong đó có 2.087 thẻ Credit với dư nợ đạt 8,5 tỷ đồng. So với năm 2007, số lượng máy ATM tính đến tháng 6 năm 2008 đã tăng 70 máy, lên là 240 máy ATM trên toàn quốc. Việc tăng vốn điều lệ: Theo kế hoạch đề ra thì năm 2008 VPBank sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, tuy nhiên, kế hoạch này VPBank phải hoãn lại đến quý I năm 2009, trong năm 2008, VPBank thực hiện tăng vốn điều lệ lên 2.117 tỷ đồng, do phát hành thêm 5% cổ phiếu cho đối tác chiến lược OCBC. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của VPBank vẫn tăng trưởng khá đều qua các năm mặc dù tình hình kinh tế chung có không ít những khó khăn. 2.3 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của VPBank 2.3.1 Những ưu điểm trong hoạt động kinh doanh của VPBank Sau 15 năm hoạt động, với những nỗ lực và cố gắng của toàn bộ các bộ công nhân viên trên toàn hệ thống, VPBank đã đạt được nhiều những thành tựu đáng kể. Thứ nhất: Hệ thống mạng lưới của VPBank rộng khắp trên cả nước. VPBank liên tục khai trương các chi nhánh và phòng giao dịch tại các tỉnh và thành phố để có thể phục vụ khách hàng ở khắp mọi nơi. Đồng thời, hệ thống mạng lưới rộng khắp cũng giúp cho VPBank gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp thị, quảng bá thương hiệu tới khách hàng. Không những thế, VPBank còn có quan hệ đại lý với rất nhiều ngân hàng ở khắp nơi trên thế giới, tạo điều kiện cho các giao dịch, hoạt động ngâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5914.doc
Tài liệu liên quan